Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tham nhũng tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước khu vực asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 84 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tham nhũng tác động đến tăng trưởng kinh tế
ở các nước khu vực Asean ” là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi, do chính tơi
hồn thành, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
Chữ ký tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
gia đình đã ln động viên giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành
nghiên cứu này.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô hướng
dẫn TS. Lê Thị Thanh Loan đã luôn giúp đỡ và đưa ra những nhận xét, góp ý giúp
tác giả hồn thành nghiên cứu này.
Nhân dịp này tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô
trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã ln động viên và tận tình hỗ trợ,
tạo điều kiện cho tác giả hồn thành nghiên cứu.
Cuối cùng tác giả kính chúc q thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Liên



ii


TÓM TẮT
Luận văn đã xây dựng và kiểm định được các giả thuyết nghiên cứu của đề
tài không chỉ bằng mơ hình hồi quy đa tuyến tính bình phương nhỏ nhất (OLS) mà
sử dụng thêm mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mơ hình tác động cố
định (FEM) để xem xét sự tác động của chỉ số tham những đến tăng trưởng kinh tế
ở các nước khu vực Asean. Ngoài ra, tác giả sử dụng ước lượng S-GMM để xử lý
hai vấn đề phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan do mơ hình tăng trưởng
thường bao gồm các biến bị nội sinh (ngoại sinh yếu).
Dựa trên mơ hình nghiên cứu và phân tích trên phần mềm Stata14 cho thấy
tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN là ngược
chiều. Kết quả này ủng hộ giả thuyết “Grabbing hand” của tham nhũng - tham
nhũng gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên khi xem xét dưới vai trị của
yếu tố thể chế thì kết quả nghiên cứu phát hiện tham nhũng là chất bôi trơn đối với
tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng thể chế còn còn hạn chế. Từ những
kết quả trên đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát tham nhũng và
tăng trưởng kinh tế.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. Vấn đề và lý do nghiên cứu.................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 2
1.3.1.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3
1.5. Kết quả và đóng góp mới của luận văn ................................................................ 4
1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG THAM NHŨNG ĐẾN TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ ................................................................................................. 6
2.1. Cơ sở lý luận về tham nhũng................................................................................ 6
2.1.1. Khái niệm về tham nhũng ................................................................................. 6
2.1.2. Các hình thức của tham nhũng .......................................................................... 8
2.1.3. Cách đo lường tham nhũng ............................................................................... 9
2.2. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế .................................................................. 10
2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 10
2.2.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ............................................................... 11
2.3. Kênh truyền dẫn tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế ................. 14
2.3.1. Lý thuyết về tham nhũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.............. 14
2.3.2. Lý thuyết về tham nhũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.............. 16
2.4. Các nghiên cứu trước ......................................................................................... 17
2.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động tiêu cực của tham nhũng đến tăng
trưởng kinh tế ............................................................................................................ 17

iv


2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động tích cực của tham nhũng đến tăng

trưởng kinh tế ............................................................................................................ 19
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 24
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................... 25
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 25
Hình 3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 25
Nguồn: Tác giả tổng hợp .......................................................................................... 25
3.2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ........................................................................... 26
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 30
3.3.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................................... 30
3.3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 30
3.4. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 32
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 35
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 36
4.1. Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................... 41
4.2. Kết quả ước lượng tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước
khu vực Asean và thảo luận nghiên cứu ................................................................... 42
4.2.1. Kết quả ước lượng tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế ........... 42
4.2.2.

Kết quả ước lượng tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế khi

xem xét vai trị của chất lượng thể chế...................................................................... 50
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 55
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 56
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 56
5.2. Gợi ý về chính sách ............................................................................................ 57
5.2.1. Các giải pháp góp phần kiểm sốt tham nhũng .............................................. 57
5.2.2. Các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế ............................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 66


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI
D-GMM

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index)
Phương pháp hồi quy D-GMM (Difference General Method of
Moments)

FEM

Mơ hình hồi quy FEM (Fixed Effects Model)

FGLS

Ước lượng bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi (FGLS)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP

GLS

Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát GLS (Generalized Least
Squares)

GMM


Phương pháp hồi quy GMM (generalized method of moments)

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Product - GNP)

ICOR

Hệ số gia tăng vốn và đầu ra

LM

Kiểm định LM (Breusch – Pagan Lagrange Multiplier)

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất/Mơ hình hồi quy OLS (Poolde
Model)

PCI

Thu nhập bình quân đầu người (Per Capital Income ).

PLS

Phương pháp ước lượng mơ hình cấu trúc PLS (Partial least squares)

REM


Mơ hình hồi quy REM (Random Effects Model)

TI

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International)

WDI

Chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators)

WIF

Hệ số nhân tử phóng đại phương sai

2SLS

Hồi quy hai giai đoạn (Two-Stage least squares)

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các cơng trình tác động tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế 21
Bảng 3.2. Tổng hợp cách thu thập số liệu các biến trong mơ hình ......................... 31
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến .......................................................................... 36
Bảng 4.2. Thống kê mơ tả giá trị trung bình các biến theo quốc gia (giai đoạn 20042015) ......................................................................................................................... 37
Bảng 4.3. Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................... 41
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng tham nhũng tác động đến tăng trưởng kinh tế .......... 43
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng tham nhũng tác động đến tăng trưởng kinh tế khi xem

xét vai trò của chất lượng thể chế ............................................................................ 50
Bảng 4.6. So sánh kết quả nghiên cứu với các cơng trình trước .............................. 54
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Chỉ số tham nhũng trung bình của các nước thuộc khu vực ASEAN (giai
đoạn 2004-2015) ....................................................................................................... 39
Hình 4.2. Xu hướng biến động của các biến chỉ số tham nhũng, chỉ số tự do kinh tế
và thu nhập bình quân đầu người của các nước ASEAN (giai đoạn 2004-2015) ..... 40
Hình 4.3. Xu hướng biến động của các biến chỉ số tham nhũng, chỉ số tự do dân chủ
và thu nhập bình quân đầu người của các nược ASEAN (giai đoạn 2004-2015) ..... 41

vii


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Vấn đề và lý do nghiên cứu
Hiện nay vấn đề chống tham nhũng đang là một trong những vấn đề được ưu
tiên hàng đầu trong chương trình cải cách thể chế cho tiến trình phát triển tại các
quốc gia, trong đó có các nước thuộc khu vực ASEAN. Trong nhiều thập kỷ qua,
các nghiên cứu đánh giá hậu quả của tham nhũng tại các quốc gia, đặc biệt tham
nhũng đến tăng trưởng kinh tế, đã thu hút sự quan tâm lớn trong giới học thuật và
những chuyên gia nghiên cứu chính sách. Mặc dù chủ đề này đã được thực hiện rất
nhiều, nhưng kết quả của các nghiên cứu này vẫn còn gây nhiều tranh cải cả về
phương diện đạo đức cũng như ảnh hưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Mauro (1995) cho thấy sự tác động tiêu cực của tham nhũng
đến đầu tư và qua đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Kết quả này cũng đã
nhận được sự đồng thuận từ nghiên cứu của Brunetti & Weder (1998), Mo (2001),
Choe & ctg (2013). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác cho rằng tham nhũng chưa
hẵn hồn tồn tiêu cực mà đơi khi lại có lợi cho tăng trưởng. Bardhan (1997) đã
minh họa các trường hợp mà tham nhũng có thể đã thúc đẩy phát triển kinh tế trong
một giai đoạn lịch sử của châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó, Beck & Maher (1986) và

Lien (1986) lập luận rằng tham nhũng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của chính
phủ. Nghiên cứu của Leff (1964), Huntington (2006) và Leys (1965) cũng cho thấy
tham nhũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhờ việc giảm thiểu các trở
ngại từ thủ tục hành chính, sự thiếu minh bạch của hệ thống pháp lý. Từ đó, các tác
giả đã ví tham nhũng như chất bơi trơn giúp kích hoạt sự vận hành của một thể chế
quan liêu và giảm thiểu các rào cản gây trở ngại cho đầu tư và tăng trưởng.
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, mức độ tham nhũng tại các quốc
gia chuyển đổi, trong đó có các quốc gia ASEAN diễn biến theo chiều hướng tiêu
cực, tăng về quy mơ và đa dạng về hình thức (Campos & Pradhan, 2007). Nguyên
nhân của tình trạng này được cho là do điều kiện mức độ dân chủ thấp và tự do kinh
tế còn hạn chế, chất lượng thể chế cịn hạn chế. Bên cạnh đó, việc áp đặt các quyền
lực chính trị và sự chi phối của giới cơng chức đến các hoạt động kinh tế xã hội vẫn
1


cịn q lớn thì người dân buộc phải dùng tiền làm chất bơi trơn là điều khó tránh
khỏi. Khi đó, chất bơi trơn này được cho rằng có tác động tích cực đến hiệu quả
kinh tế bởi vì nó giúp kích hoạt sự vận hành của bộ máy chính quyền quan liêu và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cơ chế “speed money” (Aidt, 2009). Do đó,
mục đích của nghiên cứu là củng cố thêm bằng chứng về tác động của tham nhũng
đến tăng trưởng kinh tế là tích cực hay tiêu cực, bằng cách sử dụng kỹ thuật xử lý
D-GMM.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tác động của tham nhũng đến tăng
trưởng kinh tế tại các nước thuộc khu vực ASEAN. Ngồi ra, đề tài cịn xem xét
vấn đề này dưới sự tác động của môi trường thế chế ở các quốc gia khác nhau đến
tăng trưởng kinh tế tại các nước thuộc khu vực ASEAN.
Câu hỏi nghiên cứu: đề tài nhằm cung cấp bằng chứng khoa học định lượng
để trả lời các câu hỏi sau:



Tham nhũng tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại các

quốc gia ASEAN?


Trong điều kiện chất lượng thể chế của các quốc gia ASEAN, tham

nhũng có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực
Asean với các yếu tố liên quan đến tăng trưởng kinh tế như: thể chế chất lượng
chính trị, chất lượng thể chế kinh tế, trình độ dân trí, vốn đầu tư trong nền kinh tế,
tốc độ gia tăng dân số, độ mở nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, chi tiêu công
và nguồn gốc pháp lý.
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu


Về không gian: 07 nước thuộc khu vực ASEAN bao gồm

Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và không

2


bao gồm Brunei, Myanmar và Singapore vì sự hạn chế của số liệu trong giai doạn
2004-2015.



Về thời gian: tác giả thu thập dữ liệu của 07 quốc gia trong giai đoạn

từ năm 2004 đến năm 2015. Chỉ số tham nhũng được tổ chức Minh Bạch thế giới
công bố đầu tiên nhưng không đủ cho tất cả cho các nước trên khu vực Asean, nên
nghiên cứu này tác giả chọn thời gian từ năm 2004 đến 2015, do hạn chế của cơ sở
dữ liệu.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu dựa vào dữ liệu nghiên cứu đã đề cập
ở trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Đề tài sử dụng các cách tiếp cận hệ thống, khảo lược lý thuyết liên quan đến
vấn đề để xây dựng các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. Trong khuôn khổ các
phương pháp luận này, các phương pháp thống kê mơ tả, phân tích, tổng hợp, so
sánh, diễn dịch và quy nạp được sử dụng xuyên suốt toàn bộ nội dung của đề tài.
Ngồi ra, để phân tích tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế cũng
như trả lời cho câu hỏi (1) và (2), tác giả sử dụng các phương pháp sau:


Phương pháp Pooled OLS: phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng

thường;


Phương pháp Fixed Effect ( FEM): mơ hình hiệu ứng cố định;



Phương pháp Random Effect (REM): mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên;




Bên cạnh đó, để lựa chọn giữa Pooled, FEM và REM, tác giả sử dụng

các kiểm định sau: kiểm định F, để lựa chọn giữa Pooled và REM sử dụng kiểm
định LM (Breusch – Pagan Lagrange Multiplier); để chọn lựa giữa mơ hình REM
và FEM sử dụng kiểm định Hausman. Mặc khác, tác giả sử kiểm định Breush –
Pagan cho thấy có phương sai sai số của mơ hình FEM khơng thuần nhất. Do vậy,
ước lượng thu được từ FEM không hiệu quả. Để cải tiến tính hiệu quả của ước
lượng, tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát GLS
(Generalized Least Squares) để xử lý hiện tượng tự tương quan của các quan sát
trong phạm vi quốc gia và phương sai thay đổi giữa các quốc gia.
3




Ngoài ra, hai vấn đề phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan

thì mơ hình tăng trưởng cũng thường bao gồm các biến bị nội sinh (ngoại sinh yếu).
Chẳng hạn, khi đầu tư tăng cao sẽ dẫn đến tăng trưởng cao, sau đó khi tăng trưởng
cao sẽ thúc đẩy đầu tư nhiều hơn. Saha & Gounder (2013) nghi ngờ sự ngoại sinh
của biến tham nhũng khi việc đo lường biến này tương quan chặt chẽ và tăng mạnh
cùng với mức độ phát triển kinh tế. Điều này dẫn đến vấn đề đồng thời làm cho các
ước lượng truyền thống bị chệch. Vì vậy, tác giả sử dụng ước lượng S-GMM là kỹ
thuật ước lượng dựa vào biến công cụ và có nhiều ưu điểm so với các ước lượng
truyền thống (FGLS và 2SLS).
Từ kết quả tìm được của mơ hình hồi quy, q trình phân tích, đánh giá kết
quả để làm rõ vấn đề và giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
1.5. Kết quả và đóng góp mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho rằng tại các quốc gia ASEAN,
tham nhũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế phù hợp với giả thuyết

“Grabbing hand”.
Tuy nhiên, khi xem xét tác động này trong bối cảnh chất lượng thể chế thì
kết quả này lại ngược lại, phát hiện chất bôi trơn “Helping Hand” của tham nhũng
đối với tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng thể chế còn còn hạn chế như
các quốc gia thuộc khu vực ASEAN.
1.6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm năm chương:
Chƣơng 1: Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nội dung
của luận văn.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Chương này trình bày tóm lược về khái niệm tham nhũng, tăng trưởng kinh
tế và các mơ hình lý thuyết liên quan, các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước
đó, từ đó lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp.
4


Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương ba sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu được thu
thập từ 7 nước khu vực ASEAN, cách đo lường các biến nghiên cứu và nguồn khai
thác dữ liệu cũng được trình bày. Thiết kế và xây dựng mơ hình nghiên cứu.
Chƣơng 4 : Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương này tiến hành chạy mơ hình hồi quy và kiểm định các mối quan hệ
giữa các biến trong mơ hình kinh tế lượng. Trình bày kết quả nghiên cứu thực
nghiệm.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Trong chương này tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu. Đồng thời từ kết quả
này đề xuất những chính sách về cải thiện tham nhũng để tăng trưởng kinh tế các
nước khu vực Asean.


5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG THAM NHŨNG ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
Chương 2 nhằm mục đích trình bày một số khái niệm về tham những, tăng
trưởng kinh tế và các cơ sở lý thuyết về tăng trưởng. Phần cuối tác giả sẽ tổng hợp
một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý luận về tham nhũng
2.1.1. Khái niệm về tham nhũng
Tham nhũng tác động đa dạng đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa và đạo đức
xã hội, do đó, những năm thập niên 1990, tham nhũng trở thành chủ đề thu hút một
lượng lớn các quan tâm của các nhà nghiên cứu và giới học giả. Hiện nay, tham
nhũng cũng là một hiện tượng đang được xem xét rộng rãi ở hầu hết các quốc gia
bất kể là phát triển hay đang phát triển, nhỏ hay lớn, theo định hướng thị trường hay
hình thức khác. Chính vì lý do này mà đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tham
nhũng như Del Monte & Papagni (2007), Glaeser & Saks (2006), Treisman (2000),
Billger & Goel (2009). Tuy nhiên, vẫn chưa có khái niệm đồng nhất về tham nhũng.
Trong từ điển của Oxford (2000), tham nhũng được mô tả như là hành vi
gian lận hoặc phi pháp, đặc biệt là những người làm trong chính quyền; hành động
làm thay đổi từ chuẩn đạo đức thành thiếu đạo đức của hành vi. Vì vậy, tham nhũng
bao gồm ba yếu tố quan trọng là đạo đức, hành vi và quyền lực. Theo Tổ chức Minh
bạch Quốc tế (Transparency International - TI) định nghĩa “tham nhũng là việc lạm
dụng quyền lực được giao phó để nhằm tư lợi”. Tương tự, theo nhóm nghiên cứu
của Ngân hàng Thế giới (The World Bank Group) “tham nhũng là lạm dụng công
quyền nhằm tư lợi”.
Theo Acemoglu và Verdier (2000) đã khẳng định tham nhũng là sản phẩm
phụ của q trình can thiệp của chính phủ. Thật vậy, tại một số quốc gia có khu vực
cơng bị lạm quyền - một đại diện nhận, gạ gẫm hoặc sách nhiễu hối lộ. Bên cạnh đó,

hành vi bị lạm dụng khi các đại diện tư nhân chủ động đưa hối lộ để phá vỡ các
chính sách cơng và quy trình cơng vì các lợi thế cạnh tranh cũng như lợi nhuận.
Khu vực cơng cũng có thể bị lạm dụng vì lợi ích cá nhân ngay cả khi khơng có hối
6


lộ xảy ra, thông qua sự bảo trợ và gia đình trị, các hành vi trộm cắp tài sản nhà
nước, hay sự chuyển hướng của các khoản thu của nhà nước. Do đó, theo Beekman
& ctg, (2013), Jain (2001), và Stiglitz (2002), tham nhũng cũng được hiểu là việc sử
dụng những đặc quyền của khu vực công để mưu lợi cá nhân, nó được xem là vấn
đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Một số hoạt động phi pháp như gian
lận, rửa tiền, buôn bán ma túy, hoạt động chợ đen không cấu thành nên tội tham
nhũng do chúng khơng hồn tồn địi hỏi các đặc quyền của khu vực công. Tuy
nhiên, các cá nhân thực hiện các hoạt động nói trên thường liên hệ với các quan
chức và chính trị gia. Mặt khác, các hoạt động này thường khơng thể phát triển
mạnh nếu khơng có yếu tố tham nhũng (Jain, 2001).
Còn tại Việt Nam, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi (Luật phòng, chống tham nhũng,
2005). Theo định nghĩa trên đây, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau:
chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công; chủ thể
tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao và mục đích của hành vi tham
nhũng là vụ lợi.
Qua đó cho thấy, các khái niệm về tham nhũng là đa dạng, tùy thuộc vào
mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận mà nó có thể được hiểu theo các ý nghĩa khác
nhau. Tuy nhiên, hầu hết các khái niệm đều cho rằng khái nệm tham nhũng được
liên kết chặt chẽ và là một biểu hiện thường gặp trong khu vực cơng. Do đó, với
mục đích nghiên cứu tác động của tham nhũng đến tăng trưởng khi xem xét đến vai
trò của chất lượng thể chế - được đánh giá thông qua chất lượng thể chế bao gồm
chất lượng thể chế chính trị được đại diện bởi chỉ số mức độ dân chủ và chất lượng
thể chế kinh tế được đại diện bởi chỉ số tự do kinh tế (Heckelman & Powell, 2010;

Saha & Gounder, 2013). Vì vậy, thuật ngữ tham nhũng trong phạm vi đề tài tác giả
cũng thống nhất với quan điểm của TI, Beekman & ctg, (2013), Jain (2001), Stiglitz
(2002) và Luật phòng, chống tham nhũng (2005), tham nhũng là một hành động
trục lợi cá nhân đến từ việc lạm dụng các quyền lợi, đặc quyền của khu vực công –
sự lạm dụng quyền lực ở khu vực tư nhân được loại trừ và không đề cập đến. Cụ
7


thể, đề cập đến tham nhũng hành chính cơng của giới công chức, họ lạm dụng chức
vụ, quyền hạn của mình để thay đổi quy định, quy trình của pháp luật vì mục tiêu tư
lợi và làm tổn hại đến mơi trường kinh doanh cạnh tranh.
2.1.2. Các hình thức của tham nhũng
Theo Phạm Ngọc Hiển và Phạm Anh Tuấn (2012), cho rằng tham nhũng
thường biểu hiện dưới các dạng sau:
Tham nhũng vật chất: là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật
chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản. Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ nhận
thấy. Trước đây, tham nhũng vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp người có quyền lực
với thủ đoạn chủ yếu là dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà
nước, của công dân nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng ngày nay tham nhũng vật chất đã
lan rộng ra mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể
tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc.
Tham nhũng quyền lực: là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng
quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy cơng quyền cũng như
vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ vụ lợi. Tham
nhũng quyền lực thường thể hiện ở các mức độ khác nhau như: Lạm dụng, vận dụng
một cách sai trái các quyền hợp pháp được nhà nước và xã hội trao cho; tạo ra các
hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích khơng hợp pháp; lợi
dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã
tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn.
Bên cạnh đó, cũng theo tác giả này tham nhũng bao gồm: (i) tham nhũng

chính trị là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu kết giữa những người có
ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao trong bộ
máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động thiên lệch
vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc
những nhóm lợi ích nào đó; (ii) tham nhũng hành chính là dạng tham nhũng xảy ra
phổ biến trong các hoạt động quản lý hành chính của đội ngũ cơng chức hành chính.
Ở đó những người được giao quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ
8


tục hành chính để gây khó khăn cho cơng dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản
thân; (iii) tham nhũng kinh tế là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý
kinh tế như, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản…
được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế,
những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, tham nhũng cũng có thể phân loại thành: tham nhũng vặt và tham
nhũng lớn. Tham nhũng vặt có thể xảy ra ở cấp độ đường phố, xảy ra hằng ngày.
Tham nhũng dạng này xuất hiện khi người dân tiếp xúc với các quan chức thấp hoặc
trung bình ở những nơi như trường học, bệnh viện, cơ quan cơng an, cơ quan hành
chính cấp cơ sở,… Quy mô giao tiền giao dịch thường là nhỏ và chủ yếu ảnh hưởng
đến cá nhân (June & ctg, 2008). Tham nhũng lớn thường xảy ra ở cấp độ chính
quyền cao – nơi có khả năng bóp méo chính sách hay thậm chí bóp méo chức năng
chính quyền, tạo điều kiện cho người lãnh đạo hưởng lợi trên tổn thất của hàng hóa
cơng. Tham nhũng lớn đơi khi tương đồng với tham nhũng chính trị (Rohwer,
2009).
Nhiều nhà kinh tế cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tham nhũng và
tăng trưởng kinh tế, trong đó có Shleifer & Vishny (1993) cho rằng “tham nhũng là
việc bán tài sản của chính phủ nhằm tư lợi”.
2.1.3. Cách đo lƣờng tham nhũng
Mặc dù, hiện nay có khơng ít các cơng trình nghiên cứu về tham nhũng

nhưng vẫn chưa có cơng trình nào có thể đo lường chính xác mức độ của tham
nhũng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cố gắng xây dựng các chỉ số để đo lường
tham nhũng thông qua các cuộc khảo sát (Golden & Picci, 2005; Kaufmann &
Kraay, 2002). Các loại chỉ số tham nhũng thường sử dụng trong các nghiên cứu
trước đây như:
Chỉ số tham nhũng được xây dựng bởi PRS – ICRG. Chỉ số này đã được tạo
ra từ đầu thập niên 1980 và bao gồm gần 150 quốc gia phát triển và đang phát triển.
Dữ liệu PRS gồm các chỉ số về chính trị, kinh tế và tài chính. Mỗi chỉ số được phân
hạng cụ thể. Tham nhũng là một trong 12 thành tố về rủi ro chính trị, được đo lường
9


từ mức 0 đến 6, điểm cao hơn nghĩa là hiệu quả hơn. Nghiên cứu của Tanzi &
Davoodi (1998) sử dụng chỉ số này.
Chỉ số tham nhũng thứ hai được xây dựng bởi Kaufmann & ctg (2011) của
chỉ số Worldbank. Chỉ số này là một phần của chỉ số rộng hơn và được gọi là chỉ số
quản trị. Chỉ số này được công bố cho mỗi giai đoạn 2 năm và bao gồm gần 200
quốc gia. Nó được tính tốn dựa trên nền tảng của 100 biến riêng lẻ về cảm nhận
tham nhũng và được thu thập từ 40 nguồn dữ liệu của hơn 30 tổ chức khác nhau.
Chỉ số thứ ba có lẽ là chỉ số được biết đến nhiều nhất đó là chỉ số cảm nhận
tham nhũng (CPI). CPI được tính tốn bởi Lambsdorff và được đại diện bởi tổ chức
Minh bạch Quốc tế (TI) từ năm 1995. Đây cũng là chỉ số được xây dựng dựa trên
các chỉ số được khảo sát. CPI được thiết kế để đánh giá cảm nhận của những người
có thơng tin về mức độ tham nhũng (các chuyên gia) và được chấm điểm theo mức
từ 0 (tham nhũng cao) đến 10 (tham nhũng thấp). CPI tổng hợp cảm nhận của
những người được khảo sát theo mức độ của tham nhũng (tham nhũng được định
nghĩa là việc lạm dụng công quyền nhằm tư lợi). Mức độ tham nhũng này phản ánh
tần số chi trả tham nhũng và các rào cản bị áp đặt trong kinh doanh (Lambsdorff,
2003). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số về tham nhũng được đo
lường dựa trên chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) và được thu thập từ nguồn của

Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
2.2. Cơ sở lý luận về tăng trƣởng kinh tế
2.2.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế
Theo định nghĩa của World Bank, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng
của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng
sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số. Một cách cụ thể hơn,
(Nafziger, 2006) định nghĩa tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự gia
tăng lên về thu nhập bình quân đầu người của một nước. Như vậy, tốc độ tăng
trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mơ sản lượng
quốc gia bình qn trên đầu người qua một thời gian nhất định. Bản chất của tăng
trưởng kinh tế là sự đảm bảo gia tăng cả quy mơ sản lượng và sản lượng bình qn
10


trên đầu người. Một cách tổng quát, ta có thể đo lường tăng trưởng kinh tế bằng các
chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP), tổng sản phẩm
quốc dân GNP (Gross National Product - GNP) và tổng sản phẩm quốc nội bình
quân đầu người mức thu nhập bình quân đầu người (Per Capital Income PCI).
2.2.2. Các lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế
Để giải thích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mơ
hình kinh tế. Trong khn khổ luận văn, tác giả tập trung vào các mơ hình sau đây.
Mơ hình tăng trƣởng kinh tế của J.M.Keynes (1936)
Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và
khủng hoảng thì khơng thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự
can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế để tăng tổng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu
dùng, sản xuất, đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập.
Keynes cho rằng ngân sách nhà nước là một công cụ hữu hiệu trong việc
kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng của chính phủ - Chính phủ phải thực
hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu
dùng. Ơng cũng cho rằng Chính phủ có vai trị to lớn trong việc sử dụng những

chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất... nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Những chính sách can thiệp của chính phủ theo Ơng đề nghị bao
gồm:
-Chính phủ sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư (thơng qua các đơn đặt
hàng của Chính phủ, trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp).
-

Áp dụng nhiều biện pháp để tăng lợi nhuận, giảm lãi suất.

-

Tăng khối lượng tiền trong lưu thơng, lạm phát có mức độ.

-Coi trọng hệ thống thuế, áp dụng thuế thu nhập lũy tiến để làm cho phân
phối công bằng hơn.
-Coi trọng đầu tư của Chính phủ vào khu vực cơng cộng, trợ cấp thất
nghiệp,…như là một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút.

11


Như vậy trong mơ hình tăng trưởng kinh tế của Keynes, chi tiêu cơng đóng
vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế – thông qua chi đầu tư phát triển và
chi thường xun của Chính phủ.
Mơ hình tăng trƣởng kinh tế của Harrod và Domar (1940s)
Mơ hình xem xét quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn, coi đầu ra của
bất kỳ đơn vị kinh tế nào cũng đều phụ thuộc vào vốn đầu tư dành cho nó.
Mơ hình này sử dụng hệ số ICOR để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hệ
số ICOR (hệ số gia tăng vốn và đầu ra) nói lên để tăng một đơn vị sản lượng cần có
thêm bao nhiêu đơn vị tiết kiệm (cũng có nghĩa là phải có bao nhiêu đơn vị đầu tư

tăng thêm). Hệ số này cũng cho biết trình độ kỹ thuật của sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào vốn đầu tư dành cho nó,
q trình đầu tư của chính phủ cho nền kinh tế chính là chi tiêu công bên cạnh đầu
tư tư nhân nhằm cung cấp vốn để thúc đẩy tăng trưởng.
Mơ hình tăng trƣởng kinh tế của Cobb-Douglas (1946)
Mơ hình này cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi
các yếu tố đầu vào của sản xuất: lao động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên
nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (A). Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất
dạng Cobb-Douglas để thể hiện tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế :
Y = AKαLβRγ

(1)

Lý thuyết cũng cho rằng khoa học cơng nghệ có vai trò quan trọng nhất đối
với phát triển kinh tế. Để tác động vào các yếu tố trên và để phát triển khoa học
cơng nghệ thì chi tiêu cơng giữ vai trị định hướng và hỗ trợ về chính sách và tài
chính để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học. Lý
thuyết này đưa ra một gợi ý về mặt chính sách: chính phủ phải nhìn nhận vai trị chủ
chốt trong nghiên cứu khoa học cơ bản, do vậy cần thiết dành ra một khoản chi cho
nghiên cứu khoa học bên cạnh các khoản chi quản lý hành chính, chuyển giao và
đầu tư.

12


Mơ hình tăng trƣởng kinh tế của P.A.Samuelson (1948)
Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài” của P.A.
Samuelson được xây dựng dựa trên sự đảm bảo của 4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên,
vốn, kỹ thuật. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển các nhân tố này đều khan hiếm
nên gặp trở ngại lớn trong việc kết hợp giữa chúng, dẫn tới “cái vòng luẩn quẩn”

của sự nghèo khổ. Để tăng trưởng và phát triển kinh tế, cần có “cú hch” từ bên
ngồi để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn ấy.
Điều này nghĩa là phải có đầu tư từ nước ngồi vào các nước đang phát triển.
Muốn vậy các nước nghèo phải tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách kinh tế
và sử dụng các cơng cụ tài chính nhằm kích thích sự tích cực đầu tư tư bản nước
ngồi qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Một hình thức khác của cú huých là nợ của
chính phủ. Khi nguồn lực trong nước khai thác khơng đủ, cần phải vay từ nước
ngồi. Tuy nhiên, nợ là một con dao hai lưỡi. Nếu vay quá mức và kiểm soát đầu ra
của nợ kém hiệu quả sẽ gây nhiều hậu quả lâu dài và khó khắc phục.
Mơ hình tăng trƣởng mới của Romo Rucas và Scost (1980s)
Mơ hình kết hợp giữa tri thức và tư bản nhân lực, coi tiến bộ kỹ thuật là nhân
tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, mậu dịch quốc tế và tiền tệ quốc tế là
động cơ của tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ thúc đẩy mạnh
mẽ kinh tế phát triển.
Kết luận rút ra từ việc nghiên cứu các mô hình:
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố: vốn, tài nguyên, lao động, kỹ
thuật công nghệ, quan hệ phụ thuộc quốc tế và được vận hành trong cơ chế thị
trường.
Các mơ hình kinh tế trước Keynes đều khơng đề cao vai trị của Chính phủ
trong phát triển kinh tế, vì kinh tế thế giới chủ yếu là nền kinh tế tự cung tự cấp
hoặc nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, kể từ cuối thế kỷ 19 trở đi,
nền kinh tế thế giới có nhiều biến động sau các cuộc chiến tranh thế giới, các cuộc
khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô rộng lớn, các lý thuyết về phát triển kinh tế
theo nền kinh tế thị trường tự do khơng có sự can thiệp của chính phủ đã trở nên
13


khơng cịn thích hợp trong việc giải quyết những vấn đề mà nền kinh tế đương đại
đặt ra.
Các mơ hình hiện đại đều nhấn mạnh vai trị của Chính phủ. Chính phủ đã sử

dụng các chính sách kinh tế, các cơng cụ tài chính can thiệp để kích thích kinh tế
phát triển. Các cơng cụ tài chính nói chung hay chi tiêu cơng nói riêng được chính
phủ sử dụng trên 2 phương diện: (i) về phương diện kinh tế: thông qua các khoản
chi tiêu cơng, chính phủ tiến hành trợ cấp và chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư trong các lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh. (ii) về phương diện
xã hội : bằng việc phối hợp chính sách thuế và chính sách chi tiêu cơng, chính phủ
hướng vào thực hiện chính sách điều tiết và phân phối thu nhập công bằng giữa các
đối tượng trong xã hội.
2.3. Kênh truyền dẫn tác động của tham nhũng đến tăng trƣởng kinh tế
2.3.1. Lý thuyết về tham nhũng tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh
tế
Các mơ hình tăng trưởng tân cổ điển như Solow (1956) và Swan (1956)
khơng tính đến vai trị can thiệp của chính phủ nên khơng thể trực tiếp phân tích tác
động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong dài hạn
hoàn toàn được quyết định bởi tốc độ tăng của các biến ngoại sinh như vốn vật chất,
vốn con người và tiến bộ công nghệ. Theo thời gian, nhiều nhà kinh tế đã đưa vai
trò của chính phủ vào các mơ hình tăng trưởng tân cổ điển. Điển hình là mơ hình lý
thuyết tăng trưởng nội sinh của Barro (1990). Lý thuyết tăng trưởng nội sinh của
Barro (1990) giả định tổng sản phẩm bình quân đầu người dựa trên đầu tư khu vực
tư nhân bình qn và chi tiêu chính phủ bình qn.
Dựa trên lý thuyết tăng trưởng trường phái tân cổ điển, Barro (1990) đưa ra
mơ hình nghiên cứu xem xét một cách có hệ thống dựa trên các hành vi tối đa hoá
lợi ích của các tác nhân trong nền kinh tế, mô hình tăng trưởng này vẫn được sử
dụng phổ biến khi các nhà kinh tế xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và
tăng trưởng kinh tế. Barro (1990) giả định chi tiêu chính phủ đối với hàng hố và

14


dịch vụ cơng có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất của khu vực tư nhân. Hàm tổng

sản xuất trong nền kinh tế có dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau:
Y= A L1-α Kα G1-α

(1)

Ta có 0 < α <1 với L là lao động, K là tư bản, Y là sản lượng của nền kinh tế,
G là tổng chi tiêu chính phủ và A là tiến trình cải tiến công nghệ. Để đơn giản,
Barro (1990) giả định L (tổng lực lượng lao động trong nền kinh tế) là cố định. Với
L cố định, phương trình (3.1) cho thấy rằng cơng nghệ sản xuất của nền kinh tế có
hiệu suất không đổi theo quy mô đối với các đầu vào chi tiêu chính phủ và tư bản.
Hàm tổng sản xuất (1) sau khi chia cho L, có thể được biểu diễn dưới dạng biến
bình quân một lao động như sau:
y = A kα G1-α

(2)

Với 𝑦 = 𝑌/𝐿 và k = K/ L lần lượt là sản lượng và tư bản bình quân một đơn vị
lao động.
Barro (1990) giả định rằng chính phủ tài trợ cho chi tiêu của mình bằng cách
áp dụng một mức thuế suất cố định τ. Điều này cũng hàm ý rằng chính phủ ln
thực hiện cán cân ngân sách cân bằng. Do vậy, τ cũng được hiểu như tỷ lệ chi tiêu
cơng của chính phủ, ta có:
τ Ly = G ( 0 < τ < 1 )

(3)

Kết hợp với (1) và (2), ta có: G = τ1/α (AL)1/α k

(4)


Do tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ cấu thành nên tổng thu nhập trong
nền kinh tế nên phương trình tích luỹ cơ bản có thể được viết như sau:
𝑘= s (1- τ) y – δk

(5)

Trong đó, δ là tỉ lệ hao mịn của tư bản và s là tỉ lệ tiết kiệm cố định của khu
vực tư nhân.
Chia cả hai vế phương trình (5) cho k và kết hợp với (2), (3) và (4) chúng ta
có thể thu được tốc độ tăng trưởng của sản lượng Yy, như sau:
Yy = α [s (1- τ) ( τAL)(1-α)/α + δ]

(6)

Ngoài ra, theo Barro (1990) độ co giãn của sản lượng bình qn và chi tiêu
khu vực chính phủ α còn phụ thuộc vào yếu tố tham nhũng: α = ℽ(1 − 𝜑) với 𝜑là
15


chỉ số tham nhũng trong khu vực chính phủ (Haque & Kneller, 2008). Nếu 𝜑càng
lớn thì tác động của chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng càng giảm xuống. Nếu 𝜑= 0
thì chi tiêu chính phủ đạt được độ co giãn theo lý thuyết. Giả thuyết này hàm ý tham
nhũng gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế. Quan điểm này được sự ủng hộ của
Buchanan & Tullock (1962) và Rose-Ackerman (1999). Trong đó, nổi bật nghiên
cứu của Shleifer & Vishny (1993, 1998) nghiên cứu cách thức tham nhũng phát
sinh bởi vì các quan chức chính phủ ln tìm cách trục lợi bất cứ khi nào có thể dựa
trên những hạn chế của nền kinh tế, pháp lý, thể chế chính trị và cũng từ nghiên cứu
này đã đưa ra thuật ngữ “the grabbing hand” để tác động tiêu cực của tham nhũng
đến tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, một số các nhà nghiên cứu khác đã khơng hồn tồn đồng tình

với giả thuyết trên. Họ cho rằng tham nhũng tác động như thế nào đối với tăng
trưởng thì cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế xã hội khác. Để làm rõ hơn vấn
đề này, luận văn sẽ dẫn chứng một vài nghiên cứu lý thuyết nổi bật sau:
2.3.2. Lý thuyết về tham nhũng tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh
tế
Leff (1964), nghiên cứu phát triển kinh tế thơng qua tham nhũng hành chính.
Đây là nghiên cứu cho rằng tham nhũng có lợi cho tăng trưởng hay cịn được hiểu là
tham nhũng tạo chất bôi trơn cho bánh xe tăng trưởng. Mặc dù ý tưởng của bài viết
này cịn sơ khai nhưng nó được xem là đã đặt nền tảng lý thuyết “tham nhũng thúc
đẩy tăng trưởng” cho những cơng trình nghiên cứu về sau như là Lui (1985), Back
& Maher (1986) và Aidt & Dutta (2008).
Ngoài ra, một số các nhà nghiên cứu khơng hồn tồn đồng tình với hai quan
điểm trên. Họ cho rằng tham nhũng tác động như thế nào đối với tăng trưởng thì
cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế xã hội khác. Nghiên cứu của Levine &
Renelt (1992), khung lý thuyết của nghiên cứu này đã nhận dạng bốn biến tác động
vững đến tăng trưởng kinh tế. Chúng bao gồm: tỷ lệ đầu tư trên GDP, tỷ lệ tăng dân
số, mức độ ban đầu của GDP bình quân đầu người và biến đại điện cho nguồn vốn
con người. Hai biến đầu tiên thuộc về thành phần tăng trưởng và hai biến còn lại
16


thuộc về thành phần phát triển. Dựa trên cơng trình này và các tài liệu nghiên cứu
trước đây, Levine & Renelt (1992) cho rằng tỷ lệ tăng trưởng của năng suất sản xuất
được xác định như sau:
y = y(cpi, y0, human)
Trong đó cpi là chỉ số thể hiện mức độ tham nhũng, y0 là GDP bình quân ban
đầu và human là chỉ số thể hiện nguồn vốn con người. Dấu kỳ vọng của GDP bình
quân ban đầu mang dấu âm là bởi khuynh hướng hội tụ về khoảng trống tri thức
giữa các quốc gia đã được đề cập trong tài liệu về tăng trưởng nội sinh. Quốc gia có
khoảng cách tri thức lớn hơn sẽ dễ dàng hơn để tăng năng suất của mình thơng qua

việc học, bắt chước và làm quen với kỹ thuật từ các nền kinh tế dẫn đầu (Barro,
1991). Theo Benhabib & Spiegel (1994), nguồn vốn con người tác động tích cực lên
tăng trưởng của nhân tố sản xuất tổng hợp bởi vì lực lượng lao động được đào tạo
thì sẽ tốt hơn trong việc học tập, sáng tạo và thực thi các kỹ thuật mới, từ đó thúc
đẩy tăng trưởng năng suất sản xuất cao hơn. Tuy nhiên, khung lý thuyết này cho
rằng rất khó để đưa ra nhận xét về kỳ vọng dấu của tham nhũng đối với nhân tố sản
xuất tổng hợp.
2.4. Các nghiên cứu trƣớc
Trong nhiều thập kỷ qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tác động của
tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả thực nghiệm của các nghiên
cứu này vẫn còn nhiều tranh cãi theo hai hướng của cơ sở thuyết phân tích về tác
động tích cực hoặc tiêu cực của tham nhũng lên tăng trưởng. Do đó, bài viết này
tiến hành tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây theo hai hướng đó, như
sau:
2.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động tiêu cực của tham nhũng đến
tăng trƣởng kinh tế
Một số nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy dù không chắc chắn
nhưng nhìn chung tham nhũng làm giảm tăng trưởng. Nghĩa là các nghiên cứu thực
nghiệm ủng hộ nhiều hơn cho giả thuyết “tham nhũng gây cản trở cho tăng trưởng”
(The Grabbing hand).
17


Mo (2001) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên tăng trưởng qua các
kênh truyền dẫn. Dữ liệu được chia làm hai giai đoạn: của 54 quốc gia, giai đoạn
1960-1995 và của 49 quốc gia từ 1996 đến 2000, bằng phương pháp ước lượng OLS
và 2SLS để kiểm tra tính vững của mơ hình. Kết quả thực nghiệm cho thấy tham
nhũng tác động tiêu cực đến kênh truyền dẫn vốn vật chất và vốn con người nhưng
lại có tác động tích cực lên kênh truyền dẫn ổn định chính trị.
Ugur & Dasgupta (2011) đã thống kê 1002 nghiên cứu có liên quan về vấn

đề này. Cơng trình đã đưa ra các kết luận tổng hợp về tác động của tham nhũng lên
thu nhập bình qn từ các nhóm quốc gia khác nhau. Các phương pháp ước lượng
phân vị đã được thực hiện riêng cho các quốc gia thu nhập thấp và các quốc gia thu
nhập cao. Kết quả cho thấy tham nhũng tác động tiêu cực lên tăng trưởng cho cả hai
nhóm. Tại quốc gia có thu nhập thấp, kết quả ước lượng cho thấy trung bình khoảng
0.59 điểm phân trăm trong thu nhập bị giảm khi chỉ số tham nhũng tăng lên một đơn
vị.
Từ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế
cũng như các bằng chứng thực nghiệm như trên cho thấy, chất lượng thể chế của
một quốc gia ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Aidt & ctg (2008) đã xây dựng mơ
hình sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tham nhũng và thể chế, kỹ thuật xử lý dữ liệu bảng
thông qua hiệu ứng ngưỡng phân biệt giữa thể chế chất lượng cao và thể chế có chất
lượng thấp. Kết quả thực nghiệm cho ra hai kịch bản về thể chế: tại các quốc gia có
chất lượng thể chế chính trị cao, tham nhũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế; trong khi đó, tại các quốc gia có chất lượng thể chế kém, tác động của tham
nhũng lên tăng trưởng là khơng có ý nghĩa thống kê.
Venard (2013) phân tích mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ tham
nhũng và sự phát triển kinh tế, bằng cách sử dụng dữ liệu chéo theo các quốc gia ở
120 nước bao gồm cả quốc gia có chất lượng thể chế cao và thấp, dữ liệu được thu
thập tại 4 năm 1998, 2001, 2004 và 2007 và phương pháp ước lượng mơ hình cấu
trúc PLS (Partial least squares). Kết quả thực nghiệm cho thấy cả tham nhũng và
chất lượng thể chế có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế. Đồng thời, nghiên
18


×