Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại việt nam nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

SỬ DỤNG CÁC CƠNG CỤ PHÁI SINH TIỀN
TỆ PHỊNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC
NHTM VIỆT NAM
Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Tài chính – Ngân hàng

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 03/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

SỬ DỤNG CÁC CƠNG CỤ PHÁI SINH TIỀN
TỆ PHỊNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC
NHTM VIỆT NAM
Mã số đề tài:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Tài chính – Ngân hàng



Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NGỌC PHƯỢNG

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Lớp TN09DDB2, khoa Đào tạo Đặc biệt Năm thứ:4 / Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Tài chính – Ngân hàng
Người hướng dẫn: Th.S Phan Chung Thủy

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 03/2013


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ........................................................................ V
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... VI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... VII
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................. VII
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................... 1
1.1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
1.3. CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................................................2
1.4. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................2
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU .....................................................................3
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................3
1.8. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................3


CHƯƠNG 2. RỦI RO TỶ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG
CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................. 4
2.1. RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...........................4
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................4
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh của rủi ro tỷ giá ...........................................................5
2.1.3. Phân loại ........................................................................................................7
2.1.3.1. Rủi ro giao dịch (Transaction exposure) .................................................7
2.1.3.2. Rủi ro chuyển đổi (Translation exposure) ...............................................7
2.1.3.3. Rủi ro kinh tế (Economy exposure) ........................................................7
2.1.4. Tác động của rủi ro tỷ giá. .............................................................................8
i


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
2.1.5. Quy trình phịng ngừa rủi ro tỷ giá ................................................................9
2.1.5.1. Dự báo tỷ giá ...........................................................................................9
2.1.5.2. Đo lường giá trị chịu rủi ro....................................................................10
2.1.5.3. Đưa ra quyết định phòng ngừa ..............................................................10
2.1.5.4. Lựa chọn phương pháp phòng ngừa ......................................................10
2.2. CÁC HỢP ĐỒNG PHÁI SINH TIỀN TỆ .......................................................11
2.2.1. Khái niệm .....................................................................................................11
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................12
2.2.3. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng phái sinh tiền tệ ...................14
2.2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn (Foward contracts) ....................................................14
2.2.3.2. Hợp đồng hoán đổi (Swap contracts) ....................................................17
2.2.3.3. Hợp đồng giao sau (Future contracts) ...................................................20
2.2.3.4. Hợp đồng quyền chọn (Option Contracts) ............................................24
2.3. KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC QUỐC GIA
....................................................................................................................................30

2.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro tỷ giá của nước Mỹ ...................................30
2.3.2. Kinh nghiệm một số nước ở Châu Âu ..........................................................32
2.3.2.1. Kinh nghiệm ở Anh ...............................................................................32
2.3.2.2. Liên Minh Châu Âu ...............................................................................33
2.3.3. Kinh nghiệm của các quốc gia tại châu Á- Thái Bình Dương .....................35
2.3.3.1. Kinh nghiệm của Úc ..............................................................................35
2.3.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia ....................................................................36

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN
TỆ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ............. 37
3.1. KHÁI QUÁT BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM (2009 -06/2012) ........37
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam .................37
ii


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
3.1.2. Biến động tỷ giá 2009 ..................................................................................39
3.1.3. Biến động tỷ giá 2010 ..................................................................................40
3.1.4. Biến động tỷ giá 2011 ..................................................................................41
3.1.5. Biến động tỷ giá 6 tháng đầu năm 2012 ......................................................43
3.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ..............................................................................................44
3.2.1. Đối với hợp đồng kỳ hạn ..............................................................................44
3.2.2. Đối với hợp đồng quyền chọn ......................................................................45
3.3. QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTM VIỆT
NAM ..........................................................................................................................46
3.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CƠNG CỤ PHÁI SINH PHỊNG NGỪA
RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ...................................................47
3.4.1. Thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam .....................................47
3.4.2. Thực trạng sử dụng hợp đồng hoán đổi tại Việt Nam .................................50
3.4.3. Thực trạng sử dụng hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam .............................56


CHƯƠNG 4. KIẾN NGHỊ ................................................................................. 61
4.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI .......................................61
4.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC HỢP
ĐỒNG PHÁI SINH TIỀN TỆ. ................................................................................62
4.3. KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG VAR (VALUE AT RISK) ĐO LƯỜNG RỦI RO TỶ
GIÁ TẠI CÁC NHTM. ............................................................................................63
4.3.1. Khái quát về Value at Risk (VaR) ................................................................63
4.3.2. Kiểm định Back Testing ...............................................................................64
4.3.2.1. Khái niệm backtest ................................................................................64
4.3.2.2. Phương pháp thực hiện ..........................................................................64
4.3.3. Ứng dụng VaR trong đo lường rủi ro tỷ giá USD/VND. .............................65
4.3.3.1. Mô tả dữ liệu .........................................................................................65

iii


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
4.3.3.2. Các bước thực hiện ................................................................................66
4.3.3.3. Kiểm định các giả thiết ..........................................................................66
4.3.3.4. Ước lượng VaR .....................................................................................68
4.3.3.5. Kiểm định BackTesting .........................................................................69

TỔNG KỂT ........................................................................................................ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 73
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 75

iv



Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Cách hợp đồng quyền chọn được định giá dựa trên việc đánh giá tài sản cơ
sở gần với giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn ......................................................26
Hình 2.2. Giá trị nắm giữ ngoại tệ trong 1 tháng có bảo hiểm và khơng bảo hiểm rủi ro
tỷ giá ..............................................................................................................................28
Hình 2.3. Chiến lược mua quyền chọn mua ..................................................................29
Hình 2.4. Chiến lược Mua quyền chọn bán. ..................................................................29
Hình 2.5. Foreign exchange contracts - Amounts outstanding of OTC derivatives .....31
Biểu đồ 3.1. Tỷ giá USD/VND năm 2008-2009 ...........................................................39
Biểu đồ 3.2. Tỷ giá USD/VND trong năm 2010 ...........................................................40
Biểu đồ 3.3. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 2011 ..............................................42
Biểu đồ 3.4. Tỷ giá USD/VND sáu tháng đầu năm 2012 .............................................43
Biểu đồ 4.1. Biến động tỷ giá USD/VND .....................................................................65

v


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các bước phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng thị trường tiền tệ. ..........................11
Bảng 2.2. Ứng dụng phòng ngừa rủi ro và đầu cơ của hợp đồng giao sau ...................22
Bảng 2.3. Kết quả phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau đối với Short Hedge và
Long Hedge ...................................................................................................................23
Bảng 2.4. Tác động của các đồng tiền lên rủi ro ngoại hối của 33 công ty ..................34
Bảng 2.5. Chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá của 33 công ty.....................................35
Bảng 3.1. Tỷ trong giao dịch kỳ hạn trên thị trường ngoại hối Việt Nam ....................47
Bảng 3.2. Doanh số giao dịch kỳ hạn và tỷ lệ tại Vietcombank ...................................49

Bảng 3.3. Doanh số mua bán ngoại tệ kỳ hạn tại Eximbank .........................................49
Bảng 3.4. Các NHTM được phép thí điểm thực hiện hợp đồng quyền chọn ngoại tệ. .57

vi


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

USD

Đô là Mỹ

VaR

Value at Risk

VND

Việt Nam đồng


vii


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.Thông tin chung
Tên đề tài: Sử dụng cơng cụ phái sinh phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
Sinh viên thực hiện

Lớp

Khoa

Năm thứ

Số năm đào tạo

Nguyễn Thị Thùy Chi

TN09DB2 Đào tạo Đặc biệt

4

4

Lý Thành Long


TN09DB2 Đào tạo Đặc biệt

4

4

Trần Thị Ngọc Phượng

TN09DB2 Đào tạo Đặc biệt

4

4

Trần Thế Minh Quân

TN09DB2 Đào tạo Đặc biệt

4

4

Liễu Ngọc Trân

TN09DB2 Đào tạo Đặc biệt

4

4


Người hướng dẫn: Th.S Phan Chung Thủy
2.Mục tiêu đề tài:
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các
NHTM cũng như quy trình phịng ngừa rủi ro. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
phát triển các công cụ phái sinh cũng như đo lường rủi ro, phục vụ cho cơng tác quản trị rủi ro
tại các NHTM.
3. Tính mới và sáng tạo:
Có nhiều đề tài nghiên cứu về ngoại hối, tuy nhiên đề tài viết về việc sử dụng cơng cụ phái
sinh phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại Việt Nam vẫn chưa nhiều. Trong đề tài nghiên cứu, NHTM
khơng chỉ đứng ở vai trị cung cấp sản phẩm công cụ phái sinh cho các doanh nghiệp, mà còn
sử dụng các sản phẩm phái sinh ấy để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối
của chính mình. Bên cạnh đó, đề tài cịn góp phần ứng dụng VaR trong việc đo lường rủi ro tỷ
giá tại các NHTM. Đó chính là những tính mới của đề tài.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã nhận diện những rủi ro các NHTM thường gặp khi hoạt động trên thị trường ngoại
hối, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối,
phân tích – đánh giá hiện trạng sử dụng các công cụ phái sinh của các NHTM Việt Nam hiện
nay. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất những định hướng, giải pháp căn bản giúp các NHTM
nâng cáo khả năng phòng ngừa rủi ro ngoại hối.

vii


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
Đề tài có đóng góp về mặt kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Đề tài cung cấp thông
tin về việc sử dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề tài kiến nghị ứng dụng VaR trong việc quản trị rủi ro tỷ giá, từ đó góp phần
phát triển việc sử dụng cơng cụ phái sinh tiền tệ cũng như VaR để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại

các NHTM hiện nay.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
Sau khi đề tài được thực hiện xong, những kết quả sau đây sẽ được công bố: một là, sự biến
động của tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 – tháng 6/2012; hai là, thực trạng sử dụng
các cơng cụ phái sinh phịng ngừa rủi ro tỷ giá hiện nay của các NHTM Việt Nam; ba là,
những giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các
NHTM Việt Nam.

Ngày 29

tháng 03 năm 2013

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

Trần Thị Ngọc Phượng

viii


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề
tài:

Ngày tháng năm
Xác nhận của đơn vị

Người hướng dẫn

*(phần này cô đã ký tên rồi, đang chờ nhận xét)


ix


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. MỞ ĐẦU
Chương I đưa ra cái nhìn tổng quát, làm nền tản cho đề tài nghiên cứu. Nội dung chính
của chương gồm chín phần. Phần 1.1 là lời mở đầu, cung cấp những thông tin chung
về kết cấu của chương. Phần 1.2 nêu ra bối cảnh chung và những vấn đề phát sinh, đặt
cơ sở cho việc chọn đề tài nghiên cứu. Từ lý do đó, phần 1.3 triển khai những vấn đề
được tìm hiểu và giải quyết trong bài nghiên cứu. Bài nghiên cứu giải quyết những vấn
đề được đặt ra trong mục 1.3 bằng cách thực hiện mục tiêu và đi tìm lời giải đáp cho
câu hỏi nghiên cứu trình bày trong phần 1.4. Phần 1.5 giới thiệu những phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong bài. Nội dung của phần này được bao gồm cách tiếp
cận vấn đề nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, giới hạn phạm vi
nghiên cứu. Phần 1.6 trình bày những đóng góp của nghiên cứu. Phần 1.7 giải thích
kết cấu đề tài và những nội dung chính được trình bày trong từng chương. Cuối cùng,
phần 1.8 sẽ tổng kết lại những vấn đề chính được trình bày trong chương này.

1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ giúp cho q trình hội
nhập giữa các quốc gia ngày càng trở nên sâu rộng. Bên cạnh hoạt động thương mại
trong nội bộ quốc gia, ngoại thương đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong cơ
cấu kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Từ đó làm nảy sinh nhu cầu chuyển đổi từ
đồng tiền của quốc gia này sang đồng tiền của quốc gia khác, hình thành nên tỷ giá. Là
một trung gian thanh tốn trong hoạt động xuất nhập khẩu, các gói sản phẩm hỗ trợ
thanh toán quốc tế và chuyển đổi ngoại tệ đã mang đến cho các NHTM những nguồn
thu, chi ngoại tệ. Bên cạnh đó, các NHTM cịn có thêm doanh thu thông qua mảng
kinh doanh ngoại hối khá phát triển trong thời gian gần đây. Những hoạt động kinh

doanh này đã đặt họ đứng trước rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy, các NHTM ln mong
muốn quản trị tốt được rủi ro tỷ giá, góp phần nâng cao lợi nhuận của mình. Ngày này,
trên thế giới có rất nhiều biện pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trong đó, các hợp
đồng phái sinh tiền tệ là một trong những công cụ hữu hiệu, đơn giản và được sử dụng
khá rộng rãi. Các hợp đồng phái sinh gồm: hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại
hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối giao sau và hợp đồng ngoại hối quyền chọn. Kể từ
những năm 80 của thế kỷ hai mươi, các hợp đồng phái sinh đã được sử dụng phổ biến
ở nhiều quốc gia phát triển. Vậy các cơng cụ này có được sử dụng rộng rãi tại hệ thống
NHTM Việt Nam hay không và sử dụng như thế nào? Đó là lý do đề tài “Sử dụng các
cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam” được đặt ra.

1


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

1.3. CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu đề ra như trên thì các vấn đề sẽ được tập trung ngiên cứu trong
quá trình thực hiện đề tài là:
 Rủi ro tỷ giá, các nhân tố gây nên rủi ro tỷ giá và thực trạng biến động tỷ giá hiện
nay.
 Các công cụ phái sinh tiền tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam, các văn bản
pháp lý điều chỉnh, cách thức sử dụng các công cụ trên thị trường, thực trạng sử
dụng cũng như ưu nhược điểm của các cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rủi ro
tỷ giá tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó tìm hiểu việc sử dụng công cụ phái
sinh tiền tệ từ một số nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
 Tìm hiểu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phịng ngừa rủi ro tỷ giá bằng
cơng cụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM hiện nay.

1.4. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Kinh doanh ngoại hối ngày càng phát triển tại các NHTM Việt Nam niện nay, bởi nhu
cầu về ngoại tệ cũng như là lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro luôn
song hành với nhau và để bảo hiểm cho mình, các NHTM ln sử dụng nhiều các khác
nhau để phịng ngừa rủi ro cho mình. Do đó, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm
trả lời các câu hỏi sau:
 Những rủi ro tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM là gì?
Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của các ngân hàng?
 Ứng dụng của các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các
NHTM?
 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để quản trị rủi ro tỷ giá tại các
NHTM Việt Nam như thế nào?
Bằng việc trả lời các câu hỏi vừa nêu, mục tiêu mà đề tài nghiên cứu mong muốn đạt
được đó chính là mang lại cái nhìn tổng quát về thực trạng sử dụng các công cụ phái
sinh tiền tệ để quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng
Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra các giải pháp cho thực trạng vừa nêu.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Đề tài chọn cách tiếp cận thiên về lý thuyết, trong đó chú trọng việc nghiên cứu sự ứng
dụng các cơng cụ phái sinh phịng ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM hiện nay. Do vậy,
việc đánh giá về nhận thức rủi ro tỷ giá, và cách thức các NHTM áp dụng cơng cụ phái
sinh phịng ngừa rủi ro tỷ giá rất quan trọng.
2


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là so sánh – tổng hợp,
phân tích những thơng tin tìm hiểu được từ giáo trình, các đề tài nghiên cứu liên quan,
kết hợp với thu thập số liệu tỷ giá USD/VND qua các năm, tiến hành chạy mơ hình

VaR trên phần mềm excel. Từ kết quả chạy mơ hình, đề tài đề xuất cách thức phòng
ngừa rủi ro tỷ giá ở các NHTM Việt Nam.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Số liệu tỷ giá USD/VND dùng chay mơ hình được thu thập theo tuần, tính từ đầu năm
2011 đến đầu năm 2013.

1.6. ĐĨNG GĨP CỦA NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày ở trên, mục tiêu của đề tài là cung cấp bức tranh về việc sử dụng các
hợp đồng phái sinh tiền tệ nhằm quản trị rủi ro tỷ giá tại hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam. Từ đó, đề tài đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của các
ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Từ đó, giúp ngân hàng có thể kiểm
sốt tốt những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động của mình.

1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có kết cấu gồm 4 chương. Chương 1 giới thiệu về đề tài nghiên cứu (như đã
trình bày ở trên). Chương 2 khảo sát những lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên
cứu bao một số nội dung sau: lý thuyết liên quan đến rủi ro tỷ giá và quy trình phịng
ngừa rủi ro tỷ giá; các lý thuyết về hợp đồng phái sinh tiền tệ; kinh nghiệm phòng
ngừa rủi ro tỷ giá tại một số quốc gia trên thế giới. Từ cơ sở lý thuyết, chương 3 trình
bày hiện trạng về rủi ro tỷ giá và việc sử dụng cơng cụ phái sinh tiền tệ để phịng ngừa
rủi ro tỷ giá tại các NHTM. Chương 4 đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng
ngừa rủi ro tỷ giá. Cuối cùng, phần kết luận sẽ tổng kết lại những nội dung chính trong
bài nghiên cứu và hướng phát triển của đề tài.

1.8. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương mở đầu cung cấp cái nhìn tổng quát về lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu,
phương pháp và nội dung cũng như đóng góp của nghiên cứu. Bài nghiên cứu được
tiếp tục triển khai ở những chương sau dưa trên những cơ sở đó. Chương tiếp theo sẽ
khảo sát những lý thuyết có liên quan làm nền tản cho bài nghiên cứu.


3


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

Chương 2. RỦI RO TỶ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA
RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tản cho bài nghiên cứu. Chương này được
chia làm 4 phần chính. Phần 2.1 trình bày những khái niệm cơ bản về rủi ro, phân loại,
nguồn gốc, tác động cũng như quy trình phịng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp nói
chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Tiếp theo, phần 2.2 giới thiệu cơ sở lý
thuyết về các công cụ phái sinh gồm: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng
giao sau, hợp đồng quyền chọn. Phần 2.3 có nội dung chủ yếu là kinh nghiệm phòng
ngừa rủi ro tại một số quốc gia tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và Mỹ.

2.1. RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Khái niệm
Khái niệm rủi ro: Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những
trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác
nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia
thành hai trường phái lớn:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các
yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể xảy ra
cho con người. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với
lợi nhuận dự kiến
Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát
cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực
nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phịng ngừa, hạn chế những

rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Tóm lại: Rủi ro là một sự khơng chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Rủi ro có thể đo
lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, vừa mang tổn thất và
cũng mang đến lợi ích cho con người
Rủi ro tỷ giá hối đoái: là một loại rủi ro diễn ra phổ biến trong nền kinh tế hiện nay,
gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Vậy rủi ro tỷ
giá là gì? Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến kỳ
vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể gặp phải nhiều trong nhiều hoạt động của
doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu vào phát sinh
bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi ra phát sinh một lọai đồng tiền khác

4


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
đều chứa đựng những rủi ro tỷ giá, thể hiện khi tỷ giá thay đổi làm ngân lưu thay đổi
theo1.
Đối với ngân hàng, rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro phát sinh trong quá trình huy động
vốn, cho vay, kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại khi có biến động về tỷ
giá hối đoái.

2.1.2. Nguồn gốc phát sinh của rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá phát sinh khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà ngân hàng
thương mại nắm giữ dưới dạng tài sản Có, tài sản Nợ hoặc cả hai. Vì vậy các dịch vụ
Ngân hàng thương mại hình thành nên tài sản Nợ, tài sản Có hay các khoản thanh tốn
bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro và tổn thất ngoại hối.
Có 2 ngun nhân chính dẫn đến rủi ro tỷ giá tại ngân hàng.
 Nguyên nhân chủ quan là do trạng thái ngoại hối không cân xứng, tức là có
chênh lệch giá trị tài sản Có và tài sản Nợ ngoại hối hoặc chênh lệch giữa
doanh số mua vào và bán ra của đồng tiền nước ngoài. Sự chênh lệch này có

thể diễn ra khi ngân hàng tiến hành các hoạt động sau:
- Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản Có, tài sản Nợ và
các giao dịch ngoại bảng bẳng ngoại tệ.
- Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản Có, tài sản Nợ
và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay nội tệ.
- Mua và bán ngoại tệ ( giao ngay và kỳ hạn) với khách hàng hoặc cung cấp
dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng.
- Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của Ngân hàng thương mại, chẳng
hạn như giao dịch kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường quốc
tế.
 Nguyên nhân khách quan là do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi
đối với ngân hàng. Nguyên nhân của sự biến động này là: cung – cầu ngoại tệ
trên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, năng suất lao
động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất đồng ngoại tệ và nội tệ.
Vậy làm thế nào để đánh giá khả năng và mức độ xảy ra rủi ro tỷ giá? Xác định trạng
thái ngoại hối là phương pháp thường được sử dụng hiện nay:
Trạng thái ngoại hối (Foreign Exchange Position - FEP)
Trạng thái ngoại hối (FEP) = Tài sản Có ngoại tệ - Tài sản Nợ ngoại tệ
Trong đó:
Tài sản Có gồm các khoản sau đây:
 Tiền mặt bằng ngoại tệ
- Cho vay ngoại tệ
1

Nguyễn Minh Kiều., (2008), Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro

5


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

- Đầu tư bằng ngoại tệ
- Tiền gửi bằng ngoại tệ
- Ngoại tệ mua kỳ hạn chưa nhận
 Tài sản Nợ gồm các khoản sau đây:
- Vốn huy động ( tiền gửi) bằng ngoại tệ
- Vốn vay bằng ngoại tệ
- Ngoại tệ bán kỳ hạn chưa giao
Trạng thái ngoại hối của từng loại ngoại tệ xảy ra trong ba trường hợp như sau:
 Trạng thái ngoại hối dương (Trường Thế - Long Position):
Khi FEP > 0 hay tài sản Có ngoại tệ > tài sản Nợ ngoại tệ, được gọi là trạng thái
dương. Rủi ro sẽ xuất hiện khi tỷ giá thị trường giảm do thu nhập mà tài sản Có mang
lại giảm nhiều hơn phải trả cho tài sản Nợ. Ngược lại, khi tỷ giá thị trường tăng ngân
hàng sẽ được lợi, do thu nhập mà tài sản Có mang lại tăng nhiều hơn chi phí phải trả
cho tài sản Nợ
 Trạng thái ngoại hối âm (Đoản thế - Short Position)
Khi FEP < 0 hay tài sản Có ngoại tệ < tài sản Nợ ngoại tệ, được gọi là trạng thái âm.
Rủi ro xuất hiện khi giá thị trường tăng. Thu nhập do tài sản Có mang lại tăng hơn chi
phí phải trả cho tài sản Nợ. Ngược lại ngân hàng sẽ được lợi khi tỷ giá thị trường
giảm.
 Trạng thái ngoại hối bằng không (Cân bằng – Square Position)
Khi FEP = 0 hay tài sản Có ngoại tệ = tài sản Nợ ngoại tệ thì trạng thái ngoại hối cân
bằng, rủi ro tỷ giá sẽ khơng xảy ra vì thu nhập do tài sản Có mang lại và chi phí phải
trả cho tài sản Nợ đều cùng tăng ( khi tỷ giá thị trường tăng) hoặc cùng giảm một
lượng như nhau ( khi tỷ giá thị trường giảm)
Trạng thái ngoại hối

Thay đổi của giá thị trường
Tỷ giá tăng

Tỷ giá giảm


Ngân hàng bị lỗ ( Rủi ro
1.Trạng thái ngoại hối Ngân hàng có lãi
xảy ra )
dương (Long position)
2.Trạng thái ngoại hối âm Ngân hàng bị lỗ ( Rủi ro Ngân hàng có lãi
xảy ra )
(Short position)
3.Trạng thái ngoại hối cân Khơng ảnh hưởng đến kết Không ảnh hưởng đến
quả kinh doanh của Ngân kết quả kinh doanh của
bằng (Square Position)
hàng
Ngân hàng

6


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

2.1.3. Phân loại
Các ngân hàng thương mại thường đối mặt với 4 loại rủi ro tỷ giá chính:
2.1.3.1. Rủi ro giao dịch (Transaction exposure)
Rủi ro phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán hàng hóa với một loại ngoại tệ nhất
định vào một ngày xác định nhưng thực sự thanh tốn hay nhận thanh tốn vào một
ngày sau đó. Nếu tỷ giá thay đổi trong khoản thời gian ở giữa, giá của thương vụ bán
hoặc mua bằng đồng tiền hiệu lực sẽ thay đổi.
Đối với ngân hàng rủi ro giao dịch phát sinh khi ngân hàng đồng ý mua hoặc bán ở
một giá ngoại tệ nhất định hay khi ngân hàng phát sinh các khoản phải thu và các
khoản phải trả bằng ngoại tệ.
 Rủi ro từ các khoản phải thu ngoại tệ: Là rủi ro phát sinh khi giá trị quy ra nội

tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ. Các khoản phải thu có
thể gây ra rủi ro giao dịch:
- Cho vay ngoại tệ
- Thu lãi vay bằng ngoại tệ
- Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ về từ nước ngoài.
- Nhận cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ.
 Rủi ro từ các khoản phải trả ngoại tệ: Là rủi ro phát sinh khi giá trị quy ra nội
tệ chi ra tăng lên do ngoại tệ lên giá so với nội tệ. Các khoản phải trả có thể
gây ra rủi ro giao dịch.
- Trả nợ vay ngoại tệ
- Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ.
- Trả lãi vay bằng ngoại tệ
- Trả cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ.
2.1.3.2. Rủi ro chuyển đổi (Translation exposure)
Rủi ro chuyển đổi đặc trưng phát sinh khi chuyển đổi các bản báo cáo tài chính từ
đồng tiền hiệu lực sang những đồng tiền khác cho mục đích thơng tin hay so sánh.
Bảng cân đối kế toán thể hiện giá trị sổ sách của tài sản, nguồn vốn và các cổ phần ở
cuối giai đọan báo cáo. Tỷ giá hối đoái mà các đồng tiền được mua bán cuối giai đoạn
báo cáo (tỷ giá giao ngay) thường khơng phải là tỷ giá có hiệu lực khi các tài khoản
được ghi nhận.
Rủi ro này hầu như chưa phát sinh trong hoạt động của ngân hàng thương mại do ngân
hàng Việt Nam chỉ hoạt động trong nước chứ chưa mở rộng ra nước ngoài.
2.1.3.3. Rủi ro kinh tế (Economy exposure)
Rủi ro kinh tế phát sinh khi thay đổi tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của
một ngân hàng. Rủi ro thường xảy ra khi ngân hàng có doanh thu bằng một đồng tiền
7


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
và gánh chịu chi phí bằng một đồng tiền khác. Nhưng thậm chí rủi ro kinh tế cũng có

thể phát sinh khi ngân hàng hoạt động chỉ với một đồng tiền.

2.1.4. Tác động của rủi ro tỷ giá.
Ba loại rủi ro trên sẽ gây ra những 3 tổn thất chính cho ngân hàng. Đó là tổn thất giao
dịch (transaction exposure), tổn thất kế toán (accounting exposure) và tổn thất kinh tế.
Tuy nhiên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thì tổn thất kinh tế và tổn thất kế
toán hầu như chưa phát sinh do ngân hàng Việt Nam chỉ hoạt động trong nước chứ
chưa mở rộng ra nước ngồi. Vì vậy trong bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu tổn thất
giao dịch.
Tổn thất giao dịch được xem xét dưới 2 góc độ : tổn thất rịng giao dịch cùng thời hạn
và (net exposure) và tổn thất ròng giao dịch gộp (Net total exposure). Đây là hai khái
niệm căn bản cần làm rõ trong quá trình quản lý tổn thất của ngân hàng thương mại (1).
 Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó
được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ; cộng với
trạng thái rịng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định.
Tổn thất rịng giao dịch có thể xác định bằng công thức:
NEi = (Ai – Li )+ (CLi – CSi)(2)
Trong đó:
- Ai và Li lần lượt là tài sản có và tài sản nợ tính bằng ngoại tệ i,
- CLi và CSi lần lượt là trạng thái mua và bán đối với ngoại tệ i.
Khi NEi > 0 thì ngân hàng có trạng thái rịng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương
và, ngược lại, NEi < 0 thì ngân hàng có trạng thái rịng giao dịch cùng thời hạn âm.
Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn dương đối với một loại
ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất
rịng giao dịch với ngoại tệ đó (1). Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái rịng giao
dịch cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so
với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất rịng giao dịch với ngoại tệ đó.
 Tổn thất rịng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó (NTE) được xác
định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh
theo thời lượng của từng giao dịch.

Tổn thất ròng giao dịch gộp được xác định bằng công thức:
NTE = ∑

/D- ∑

/ D (2)

Trong đó:
Ri là giao dịch i hình thành nên khoản phải thu ngoại tệ kỳ hạn của ngân
hàng. Ri có thể là giao dịch tái sản có như cho vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu hay đầu tư
bằng ngoại tệ… và các giao dich mua bán bằng kỳ hạn.

8


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
Pi là giao dịch i hình thành nên khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của ngân
hàng. Pi có thể là giao dịch tài sản nợ như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu
hay thu hút đầu tư bằng ngoại tệ… và các giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn.
Dj là thời lượng trung bình (duration) của tất cả các loại giao dịch, kể cả
giao dịch tài sản có, tài sản nợ và giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ.
Ni và Nj là thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i và khoản
phải trả j ( i, j = 1, 2, 3, …)
Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương khi NTE > 0 và, ngược lại,
ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm khi NTE < 0. Nếu ngân hàng có trạng thái
ngoại tệ gộp dương đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so
với nội tệ ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp đối với ngoại tệ đó (1). Ngược lại, nếu
ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại
tệ đó lên giá so với nội tệ ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối đối với ngoại tệ đó
-


2.1.5. Quy trình phịng ngừa rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá gây ra tổn thất cho ngân hàng. Như đã trình bày ở phần trên, tổn thất bao
gồm ba loại: tổn thất giao dịch, tổn thất kinh tế và tổn thất chuyển đổi. Theo Nguyễn
Minh Kiều (2012), tổn thất kinh tế và tổn thất chuyển đổi ít xảy ra tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Do đó, phần này sẽ tập trung giới thiệu một số phương pháp
hạn chế tổn thất giao dịch. Theo Moosa, quy trình phịng ngừa rủi ro tỷ giá bằng
phương pháp tài chính (financial hedging) gồm những bước sau:
 Dự báo sự biến động của tỷ giá trong tương lai.
 Đo lường ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đối với hoạt động của doanh nghiệp, ngân
hàng.
 Đưa ra quyết định phòng ngừa
 Lựa chọn phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và tỷ lệ phòng ngừa.
2.1.5.1. Dự báo tỷ giá
Dự báo tỷ giá là cơ sở để ngân hàng ra quyết định phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Có hai
phương pháp chính để phân tích và dự báo tỷ giá trên thị trường ngoại hối:
Phân tích cơ bản (Fundamental analysis): là phân tích các thơng tin từ chỉ tiêu kinh tế
vĩ mơ, chính trị- xã hội, chính sách của các quốc gia ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối.
Phân tích cơ bản phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố và khó dự đốn chính xác sự thay đổi
tỷ giá trong ngắn hạn.
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis): Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về các biến
động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị, nhằm dự đoán các xu
hướng giá trong tương lai (John J.Murphy, 2011). Phân tích kỹ thuật có thể dự đốn
được xu hướng biến động ngắn hạn của tỷ giá.
9


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
2.1.5.2. Đo lường giá trị chịu rủi ro
Có nhiều phương pháp để đo lường rủi ro gồm : Khung kỳ vọng- phương sai của

Markowirzt, mơ hình CAPM của Shape, mơ hình đa nhân tố của Ross, mơ hình VAR
(Value at risk- Giá trị chịu rủi ro),... Trong đó, VAR là mơ hình được sử dụng khá phổ
biến. VAR cung cấp số tiền lớn nhất có thể bị mất của danh mục đầu tư trong một
khoảng thời gian cho trước ứng với độ tin cậy nhất định (thường là 99% hoặc 95%).
Chi tiết về VaR được trình bày ở chương 4.
2.1.5.3. Đưa ra quyết định phòng ngừa
Rủi ro là sự sai lệch giữa tỷ giá giao ngay trong tương lai so với kỳ vọng (Nguyễn
Minh Kiều, 2009). Sự sai lệch này có thể diễn ra theo hướng tích cực-có lợi cho doanh
nghiệp, ngân hàng- hoặc tiêu cực – gây bất lợi cho ngân hàng, doanh nghiệp. Do đó,
quyết định phịng ngừa rủi ro hay khơng đưa ra dựa trên hai cơ sở chính. Một là, tác
động của rủi ro đó đối với doanh nghiệp như thế nào. Hai là, thái độ của nhà quản trị
đối với rủi ro ( ngại rủi ro, bàng quan với rủi ro hay thích rủi ro).
2.1.5.4. Lựa chọn phương pháp phịng ngừa
Có nhiều phương pháp phịng ngừa rủi ro ứng với từng loại tổn thất. Bài nghiên cứu
tập trung trình bày những phương pháp phổ biến nhất để phòng ngừa tổn thất giao
dịch.
Sử dụng thị trường tiền tệ
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng thị trường tiền tệ (money market hedge) là việc tạo ra
các vị thế trên thị trường tiền tệ để bảo hiểm cho khoản phải thu hoặc phải trả. Tạo ra
các vị thế trên thị trường tiền tệ liên quan đến việc đi vay và đầu tư dựa trên đồng tiền
cơ sở (Moosa).
Giả sử ngân hàng có khoản phải thu (khoản phải trả) là k USD, tỷ giá USD/VND tại
thời điểm hôm nay là S, lãi suất là i. Các bước phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản
phải thu và khoản phải trả được miêu tả trong bảng dưới đây

10


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
Bảng 2.1. Các bước phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng thị trường tiền tệ.

Thời gian Khoản phải thu
Hôm nay

1.Vay k/(1+

Khoản phải trả
USD

1.Vay k*S/(1+

VNĐ

2.Chuyển đổi USD sang VNĐ

2.Chuyển đổi sang USD

3. Đầu tư VNĐ

3.Đầu tư USD

Khi đến 4. Thu hồi vốn và lãi đầu tư bằng
hạn thanh VNĐ
toán
5.Sử dụng k USD nhân được từ
khoản phải thu được để trả vốn gốc
và lãi vay ở bước (1)

4.Thu hồi vốn và lãi đầu tư bằng USD
5.Sử dụng số USD có được để thanh
tốn khoản phải trả, thanh lý hợp đồng

vay ở bước (1) bằng VND

Nguồn: “International Financial Operations”, trang 119

Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), ưu điểm của phương pháp này là có thể phịng ngừa
rủi ro tỷ giá mà không cần sử dụng các công cụ phái sinh. Tuy nhiên, biện pháp này
không thể áp dụng khi giao dịch vay và mua bán ngoại tệ bị hạn chế.
Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ
Các công cụ phái sinh tiền tệ cung cấp giải pháp phòng ngừa rủi ro khá hiệu quả và
được áp dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn được xem xét đến trong
nhóm giải pháp phịng ngừa rủi ro này. Chi tiết về cách sử dụng các hợp đồng phái
sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro sẽ được phân tích ở phần 2.2
Trong một số trường hợp khơng thể sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trực tiếp cho
ngoại tệ cần phòng ngừa rủi ro, ngân hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp
bảo hiểm chéo (crossing hedging). Trong phương pháp này, doanh nghiệp, ngân hàng
có thể tìm kiếm một ngoại tệ x khác có tương quan cao với ngoại tệ y cần bảo hộ, và
thực hiện hợp đồng phái sinh tiền tệ đối với ngoại tệ x (Moosa).

2.2. CÁC HỢP ĐỒNG PHÁI SINH TIỀN TỆ
2.2.1. Khái niệm
Trước tình hình ngày càng linh hoạt và phức tạp của thị trường ngoại hối, thì việc cần
có một cơng cụ cụ thể và rõ ràng để phịng ngừa rủi ro tại các NHTM là điều khơng
thể thiếu. Đó là nguyên nhân mà các NHTM cần phải nắm bắt cũng như ứng dụng phù
hợp các hợp đồng phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá.

11


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam

Hợp đồng phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó có mối liên hệ chặt chẽ
hoặc được bắt nguồn từ các cơng cụ tài chính như lãi suất hoặc tỷ giá. Chúng được sử
dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, báo vệ, tạo lợi nhuận, chống biến động giá trị
hay để đầu cơ thu lợi nhuận. Nhìn chung, hợp đồng phái sinh có 4 dạng chính: Hợp
đồng kỳ hạn (Forward); Hợp đồng giao sau (Futures); Hợp đồng quyền chọn (Option)
và Hợp đồng hoán đổi (Swap).
Do đề tài chủ yếu tập trung vào thị trường ngoại tệ nên những khái niệm được cung
cấp sau đây sẽ nằm trong giới hạn đề tài.
Loại

Khái niệm

Hợp đồng kỳ Theo quyết định số 17/1998/QĐ – NHNN7 của Ngân hàng nhà nước,
hạn
giao dịch hối đối có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ
mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định
và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai
Hợp
đồng Hợp đồng giao sau là một thoả thuận mua bán một số lượng ngoại tệ
giao sau
xác định theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, và
việc mua bán ngoại tệ này sẽ được thực hiện vào một ngày trong
tương lai được xác định bởi Sở giao dịch.
Hợp
đồng Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng giữa bên mua và bên bán, trong đó
quyền chọn
cho bên mua có quyền mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó vào một
ngày trong tương lai với giá đã đồng ý trong hợp đồng tại ngày hơm
nay.
Hợp

đồng Hợp đồng hốn đổi là hợp đồng thể hiện giao dịch mà trong đó cả hai
hốn đổi
bên đồng ý thanh tốn cho các bên còn lại mỗi chuỗi các dòng tiền
trong khoản thời gian xác định.

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Các hợp đồng phái sinh đã có một bề dày lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên
thế giới, đặc biệt sự hình thành gắn liền với sự ra đời của những sở giao dịch, trung
tâm giao dịch lớn như Hội đồng mậu dịch Chicago (CBOT), Sở thương mại Chicago
(CME) và các sàn giao dịch chứng khoán. Trong các hợp đồng phái sinh đã nêu thì
hợp đồng kỳ hạn ra đời sớm nhất và là nền tảng phát triển các loại hợp đồng khác.
Trong đó, hợp đồng phái sinh trong thị trường hàng hoá phát triển trước các loại hợp
đồng phái sinh trong thị trường ngoại hối và trong thị trường tiền tệ.

12


Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam
Sự ra đời của thị trường giao sau bắt nguồn từ việc thoả thuận giá cả giữa người nông
dân và thương nhân vào trước mỗi mùa vụ trong giai đoạn Trung cổ, ở Châu Âu. Mục
đích của việc thoả thuận này là để giảm rủi ro về giá giữa nông dân với thương gia, dù
cho mùa vụ có biến động như thế nào. Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn và nền tảng của các
hợp đồng giao sau mới thực sự xuất hiện vào khoảng thập niên 40 của thế kỷ XIX tại
Mỹ. Vào năm 1848, Hội đồng mậu dịch Chicago (The Chicago Board of Trade –
CBOT) ra đời, trong vòng vài năm CBOT đã cung cấp một dạng hợp đồng kỳ hạn cho
người nông dân và thương gia tại đây. Cụ thể, các bên cùng thỏa thuận mua bán với
nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai.
Hai bên ký kết với nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền
bảo đảm”. Khi quan hệ mua bán ngày càng phát triển, các ngân hàng đã cho phép sử
dụng các hợp đồng này làm tài sản cầm cố trong các hợp đồng cho vay. Điều này dẫn

đến việc các quy định trong hợp đồng ngày càng chặt chẽ hơn, khiến cho một bộ phận
có xu hướng chuyển sang hợp đồng giao sau vì chi phí cho việc thực hiện hợp đồng
này thấp hơn nhiều và có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hố của họ.
Nhìn chung, trong giai đoạn này, sản phẩm giao dịch chủ yếu chỉ gói gọn trong việc
mua bản nơng sản, hàng hoá chứ chưa mở rộng sang thị trường tiền tệ.
Đến năm 1972, Sở thương mại Chicago (Chicago Mercantile Exchange – CME) –
được thành lập vào năm 1874 và trở thành thị trường giao sau lớn nhất nước Mỹ – đã
thành lập thêm Thị trường tiền tệ quốc tế (The International Monetary Market – IMM)
để thực hiện các hợp đồng giao sau về ngoại tệ. Như vậy, về cơ bản, hợp đồng giao sau
và hợp đồng kỳ hạn về tiền tệ đã chính thức được ra đời, đánh dấu một bước đổi mới
trong việc tạo ra cơ hội lợi nhuận và phân tán rủi ro trong việc kinh doanh tiền tệ
Tháng 4 năm 1973, thị trường quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange
– CBOE) được thành lập tại Mỹ, đặc biệt cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu và hầu
như thành công ngay lập tức. Thị trường CBOE có đặc điểm là giá cả quyền chọn và
ngày đáo hạn được tiêu chuẩn hóa, khiến cho tính thanh khoản của hợp đồng quyền
chọn được nâng cao và kích thích thị trường thứ cấp về quyền chọn phát triển theo. Từ
đó giao dịch quyền chọn trở nên phổ biến.
Như vậy, các loại hợp đồng phái sinh chỉ mới hình thành một cách hoàn chỉnh trong
khoảng bốn mươi năm gần đây. Từ việc ứng dụng cho thị trường hàng hóa đã có
những bước phát triển mới cho thị trường tiền tệ ngày nay, điều đó đem lại những lợi
ích cho các doanh nghiệp nói chung và cho các NHTM nói riêng. Ứng dụng của các
hợp đồng phái sinh sẽ tiếp tục phát triển nhiều hơn trong tương lai, đặc biệt tại Việt
Nam nếu như các NHTM am hiểu rõ về nó.

13


×