Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình kinh doanh liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã sen gò tháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG NH 2014 -2015

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH
KINH DOANH LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP
VÀ HỢP TÁC XÃ SEN GỊ THÁP
33

Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản trị kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh, 3/2015


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG NH 2014 -2015

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH
KINH DOANH LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP
VÀ HỢP TÁC XÃ SEN GỊ THÁP

Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản trị kinh doanh


Sinh viên thực hiện:

Cao Thị Thanh Hoa

Nam, Nữ:

Nữ

Nguyễn Thị Anh Đào

Nam, Nữ:

Nữ

Đinh Thị Nguyên Hạnh

Nam, Nữ:

Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: TC12DB02 – ĐTĐB

Năm thứ: 3 / Số năm đào tạo:4

Ngành học: Tài chính
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Minh Đức

TP. Hồ Chí Minh, 3/2015


1


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được bài luận này, nhóm sinh viên chúng em xin gửi lồi cảm ơn chân
thành đến những cán bộ thuộc Ủy Ban Nhân Dân xã Mỹ Hòa huyện Tháp Mười tỉnh
Đồng Tháp về những giúp đỡ tận tình nhất cho chúng em. Đồng thời, cũng gửi lời cảm
ơn đến các nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Du lịch Đồng
Tháp Mười và những người nông dân đã giúp đỡ chúng em trong q trình tham khảo
ý kiến. Về phía nhà trường, chúng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Đức, người
hướng dẫn cho chúng em thực hiện đề tài này. Đồng thời, cũng gửi lời cảm ơn đến
khoa Đào tạo đặc biệt và trường Đại học Mở TPHCM đã tạo điều kiện cho chúng em
có cơ hội được nghiên cứu một đề tài chúng em đã ấp ủ bấy lâu nay.

2


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp

MỤC LỤC
1.

2.

PHẦN DẪN LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------------------ 12
1.1.

Lời mở đầu ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 12


1.2.

Lý do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------------------------------- 13

1.3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề----------------------------------------------------------------------------------- 14

1.4.

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 15

1.4.1.

Mục tiêu nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------------------- 15

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------ 15

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------ 15

1.6.

Những đóng góp của đề tài --------------------------------------------------------------------------------- 15

1.7.


Ý nghĩa đề tài --------------------------------------------------------------------------------------------------- 16

1.8.

Tính cấp thiết của đề tài. ------------------------------------------------------------------------------------ 16

PHẦN NỘI DUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------- 18
Cơ sở lý luận về mơ hình kinh doanh liên kết giữa doanh nghiệp và Hợp tác xã sen Gò Tháp
18

2.1.

2.1.1.

Lý thuyết xây dựng mơ hình kinh doanh liên kết (liên kết kinh tế) ------------------------- 18

2.1.1.1.

Khái niệm và ý nghĩa thiết thực của mơ hình kinh doanh liên kết. ------------------- 18

2.1.1.2.

Các hình thức của mơ hình liên kết kinh tế ------------------------------------------------ 20

2.1.2.

Thực trạng về phương thức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ sen --------------------- 25

2.1.2.1.


Tự sản xuất tự tiêu thụ -------------------------------------------------------------------------- 25

2.1.2.2.

Hợp tác xã ------------------------------------------------------------------------------------------ 26

2.1.2.3.

Quá trình hình thành và phát triển của mơ hình liên kết kinh tế trong q khứ --- 27

2.1.2.4.

Các mơ hình liên kết hiện tại, thực trạng và những vướng mắc cần tháo gỡ ------- 31

-

Thực trạng về các loại hình liên kết:------------------------------------------------------------------- 31

2.1.3.
Giải pháp mới cho mơ hình liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp với hộ nông dân
trồng sen qua HTX sen --------------------------------------------------------------------------------------------- 38
2.2. Nghiên cứu mơ hình kinh doanh liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân thông qua
HTX sen (HTX sen Gò Tháp). ---------------------------------------------------------------------------------------- 40
2.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------------- 40

2.2.2.


Mục tiêu của mơ hình ---------------------------------------------------------------------------------- 42

2.2.2.1.

Doanh nghiệp-------------------------------------------------------------------------------------- 42

2.2.2.2.

Người nông dân ----------------------------------------------------------------------------------- 42

2.2.2.3.

Khách hàng ----------------------------------------------------------------------------------------- 43

3


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp
2.2.4.
Phân tích ưu và nhược điểm của mơ hình kinh doanh liên kết giữa doanh nghiệp và
HTX sen Gò Tháp --------------------------------------------------------------------------------------------------- 46
2.2.4.1.

Ưu điểm -------------------------------------------------------------------------------------------- 46

2.2.4.1. Nhược điểm --------------------------------------------------------------------------------------------- 46
2.3.

Đề xuất mơ hình liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp với HTX sen Gị Tháp--------------- 48


2.3.1.

Phân tích số liệu và khảo sát ------------------------------------------------------------------------- 50

2.3.1.1.

Quy mô trồng sen tại huyện Tháp Mười (tỉnhĐồng Tháp) ----------------------------- 50

2.3.1.2.

Biến động giá sen -------------------------------------------------------------------------------- 51

2.3.1.3.

Sản lượng của các hộ trồng sen --------------------------------------------------------------- 53

2.3.1.4.

Doanh thu các sản phẩm đã chế biến từ sen ----------------------------------------------- 57

2.3.1.5.

Khảo sát -------------------------------------------------------------------------------------------- 58

2.3.2.

Đánh giá về Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp. ----------------- 60

2.3.2.1.


Đánh giá xu hướng phát triển mơ hình liên kết ------------------------------------------- 60

2.3.2.2.

Đưa ra các giải pháp cho những vấn đề của mơ hình. ----------------------------------- 61

2.3.3.

Định hướng và lập kế hoạch ------------------------------------------------------------------------- 62

2.3.4.

Kết luận và đề xuất dự án ----------------------------------------------------------------------------- 65

2.3.4.1.

Kết luận --------------------------------------------------------------------------------------------- 65

2.3.4.2.

Đề xuất ---------------------------------------------------------------------------------------------- 65

4


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Cổ phần


CP ĐT TM DV DL

Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Du lịch

DN

Doanh nghiệp

ĐBCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

HTX

Hợp tác xã

KT-KT

Khoa học - Kỹ thuật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

SXKD

Sản xuất kinh doanh

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

5


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1.

Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp từ năm 2004 đến 2009.

Bảng 2.2.

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng nông sản và thủy sản khi tiêu thụ thông

qua hợp đồng liên kết.
Bảng 2.3.

Cơ cấu giá trị đầu tư bình quân doanh nghiệp chế biến đầu tư cho

nông dân hợp đồng theo cây con năm 2010.

Bảng 2.4.

Nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật chủ yếu cho nông dân.

Bảng 3.1.

Bảng thông số thu được từ bài nghiên cứu Phân tích hiệu quả kinh tế

của nông hộ trồng sen trên đại bàn tỉnh Đồng Tháp qua hai vụ sen năm 2014.
Bảng 3.2.

Bảng thống kê sản lượng sen vụ Thu - Đơng (2014) tồn xã Mỹ Hòa,

huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Bảng 3.3.

Bảng thống kê giá cả các sản phẩm chế biến từ sen.

Bảng 3.4.

Bảng kế hoạch thực hiện mơ hình kinh doanh liên kết giữa Doanh

nghiệp và Hợp tác xã sen.
Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ hai hình thức liên kết đặc trưng: liên kết dọc và liên kết ngang.

Sơ đồ 2.1.

Hình thức cấu trúc tổ chức liên kết với nông dân của công ty CP bông


Việt Nam
Sơ đồ 2.2.

Hình thức tổ chức liên kết với nơng dân của Siêu thị Saigon Coopmart

Sơ đồ 2.3.

Hình thức tổ chức liên kết với nông dân của nông trường chè Thanh

Bình (Lào Cai)
Sơ đồ 2.4.

Hình thức liên kết đa thành phần xây dựng cánh đồng mẫu lớn tỉnh

Trà Vinh
Sơ đồ 2.5.

Sơ đồ mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp

Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ sản lượng thu mua các nguyên vật liệu từ sen của Công ty CP

ĐT TM DV DL Đồng Tháp Mười từ năm 2011 đến 2014.

6


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp

Biểu đồ 3.2.

Biểu đồ thể hiện giá thu mua các nguyên vật liệu từ sen của Công ty

CP ĐT TM DV DL Đồng Tháp Mười từ năm 2011 đến năm 2014.
Biểu đồ 3.3.

Biểu đồ thể hiện doanh thu hàng năm của Công ty CP ĐT TM DV DL

Đồng Tháp Mười (các sản phẩm từ sen).

7


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất mô hình kinh doanh liên kết giữa

Doanh nghiệp và Hợp tác xã Sen Gò Tháp.
- Sinh viên thực hiện:

Cao Thị Thanh Hoa
Nguyễn Thị Anh Đào
Đinh Thị Nguyên Hạnh


- Lớp: TC12ĐB02

Khoa: ĐTĐB

Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 2012

- Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Minh Đức
2. Mục tiêu đề tài: xây dựng một mơ hình liên kết kinh tế mới cho các loại sản
phẩm từ sen – mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và Hợp tác xã sen Gò Tháp.
Với mục tiêu chính là nâng cao thu nhập và đời sống cho nơng hộ trồng sen tại
Đồng Tháp.
3. Tính mới và sáng tạo: phát triển từ các mơ hình liên kết kinh tế trong quá
khứ và dựa trên những tồn tại của những mơ hình trước đó để tạo nên một mơ
hình mới với ít hạn chế tồn tại hơn.
4. Kết quả nghiên cứu: mang lại lợi ích về thu nhập cho nông dân và mang lại
một thương hiệu sen mới cho tỉnh Đồng Tháp với các sản phẩm từ sen được đa
dạng hơn, đồng thời cũng mang thương hiệu sen Đồng Tháp đến với mọi người.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Tạo nên một mơ hình liên kết mới với

8


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp

ít hạn chế hơn trước, thu hút đầu tư cho ngành sen, khai thác triệt để được sản
phẩm có tiềm năng và khẳng định thương hiệu sen Đồng Tháp.
6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả
nghiên cứu (nếu có):

Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày

tháng

Xác nhận của đơn vị

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

năm

9


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: CAO THỊ THANH HOA (nhóm trưởng)
Sinh ngày: 11

tháng

Ảnh 4x6

7 năm 1994

Nơi sinh: Đồng Tháp
Lớp:

TC12ĐB02

Khóa: 2012

Khoa: Đào tạo đặc biệt
Địa chỉ liên hệ: 793/28/13/20/2E, Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, Quận 7,
TP. HCM.
Điện thoại: 0988429698

Email:


II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

* Năm thứ 1:
Ngành học:

Ngân hàng

Khoa: Đào tạo đặc biệt

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học:

Tài chính

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:

Khoa: Đào tạo đặc biệt

10


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp

Ngày
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)


tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

11


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lời mở đầu
“Trong lòng mỗi người dân Việt Nam, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi
sáng, cao sang và thuần khiết mang tính cách dân tộc. Từ Bắc vào Nam, hoa sen có
mặt ở khắp mọi nơi, tồn tại cùng với những biến thiên của dân tộc, sen gần gũi và thân
thuộc với mọi người. Hoa sen sống trong bùn lầy nhưng sen vượt trên bùn lầy, tỏa
hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và “tự tính” của sen là tinh
khiết, vơ nhiễm. Từ đời sống thiên nhiên, sen bước vào trong thi ca, nghệ thuật và từ
rất lâu, sen đã thành một biểu tượng văn hóa bén rễ sâu trong tâm thức người Việt.
Nhìn hoa sen chúng ta cảm thấy tâm hồn thanh bình vì rằng sen là hình ảnh của Phật
giáo. Trên hết, sen tượng trưng cho vẻ đẹp Việt Nam, cho nên thiết nghĩ không phải
ngẫu nhiên mà sen được chọn là biểu tượng cho hãng Hàng khơng Việt Nam. Hoa sen
có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và đời sống văn hóa tinh thần của
người dân Việt.” – (Nguyễn Thị Tâm Anh, 2011) trong đề tài Nghiên cứu Hoa sen một biểu tượng văn hóa Việt Nam . Đối với nơng dân miền Tây nói riêng và cả nước
nói chung, bơng sen là một loại hoa “gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn”, chứa đựng
đầy hình ảnh cao q. Vì vậy, bơng sen khơng chỉ là quốc hoa của Việt Nam, mang

trong mình giá trị tinh thần, mà bên cạnh đó nó cịn mang đến giá trị kinh tế hết sức to
lớn cho nông dân miền Tây. Ngày nay, bông sen được trồng rộng rãi và quy hoạch một
cách hợp lý để mang đến thu nhập ổn định cho người dân vùng sông nước.
Đồng Tháp là tỉnh có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên
cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Những cánh đồng sen bạt ngàn và con
người đất sen chân chất khiến ai không khỏi lưu luyến nếu một lần đến đây. Hình ảnh
sen Đồng Tháp giờ đây không chỉ mang giá trị biểu trưng về mặt tinh thần mà còn
mang một ý nghĩa khác thiết thực hơn là góp phần cải thiện đời sống cho người nơng
dân trong mùa nước nổi. Chính những giá trị đó mà sen hồng ln gần gũi và gắn bó
đối với người dân Đồng Tháp Mười. Nhà thơ Bảo Định Giang có hai câu thơ được
xem như ca dao mới thời hiện đại:

12


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp
“Tháp Mười đẹp nhất bơng sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Sen gắn kết với con người là thế! Ở Đồng bằng sơng Cửu Long, với đặc tính thích hợp
vùng đất trũng, ngập nước, vốn đầu tư ít, sen là cây trồng thích hợp khi nước lũ tràn
đồng. Tuy nhiên, trước đây sen chủ yếu là trồng lấy ngó, bán gương nên thường ế hàng
rớt giá khi bước vào mùa thu hoạch rộ. Việc tiêu thụ thường phải thơng qua thương lái,
giá cả khơng ổn định…Từ khi có hợp tác xã sen, các cơ sở chế biến sen tại địa
phương, giá trị cây sen đã phần nào được nâng cao. Những sản phẩm từ sen trở nên
phong phú hơn: hạt sen sấy, trà tim sen, rượu sen, sữa sen… Tuy tận dụng được hết
những lợi ích cây sen nhưng người nơng dân vẫn mang trong lịng nỗi băn khoăn về
chất lượng sản phẩm như khâu chế biến, bảo quản và quan trọng hơn hết là vấn đề tiêu
thụ khi thị trường luôn biến động. Nỗi băn khoăn của nông dân trồng sen hiện nay là
đầu ra của sen còn bấp bênh (bị ép giá cả) và nguồn vốn ban đầu của nông dân không
ổn định (vẫn chưa đủ vốn để mua giống sen tốt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).

Nghiên cứu này nhằm đề xuất một mô hình liên kết giữa các hợp tác xã sen của địa
phương với các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây sen, thơng qua phân
tích những yếu tố tích cực giúp địa phương và các doanh nghiệp mạnh dạn phát triển
mơ hình, đồng thời cũng giải quyết được nhiều khó khăn cho người nơng dân trong
q trình triển khai mơ hình. Tiềm năng của cây sen hồng ở vùng trũng Tháp Mười sẽ
khơng ngừng vươn lên nếu tìm ra hướng đi phù hợp.
1.2. Lý do chọn đề tài
Cây sen cho hiệu quả kinh tế cao. Nguồn thu từ cây sen rất đa dạng, có thể bán hạt,
bán gương, ngó, thậm chí cả lá sen. Ơng Đỗ Thành H (64 tuổi, ngụ xã Tân Hội
Trung, huyện Cao Lãnh) cho biết: “Gương sen hiện có giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg,
cao hơn cùng kỳ năm rồi 5.000 - 6.000 đồng/kg. Với 2 ha đất trồng sen vụ này, sau khi
trừ chi phí tơi lời khoảng 40 - 50 triệu đồng”. Từ hiệu quả kinh tế của cây sen và nhu
cầu của thị trường, nhiều vựa thu mua và sơ chế sen đã góp phần giải quyết việc làm
cho nhiều lao động. Cây sen từ lâu đã rất quen thuộc với người Việt chúng ta. Hình
ảnh hoa sen hồng rực rỡ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là biểu tượng đẹp của

13


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp
lồi hoa đồng nội. Lợi ích và cơng dụng mà cây sen đem lại rất lớn cả trong ẩm thực
lẫn y học. Bông sen – quốc hoa của dân tộc Việt Nam chứa đựng cả tâm hồn Việt.
Cây sen cịn là một loại thực phẩm mang tính hàn, có nhiều công hiệu tốt đối với sức
khỏe. Mỗi bộ phận trên cây sen mang một đặc tính riêng, là một phương thuốc chữa trị
các bệnh trên cơ thể người rất hiệu quả, mà khơng bỏ sót bất kỳ bộ phân nào.
Trên thực tế, ở Việt Nam đã có một vài hộ gia đình xây dựng mơ hình trồng sen rất
hay và đã đem lại thu nhập cao cho chính họ. Ví dụ như: anh Nguyễn Văn Chia, hội
viên Chi hội Nơng dân khu vực Bình Hịa A, phường Phước Thới, quận Ơ Mơn, tỉnh
Cần Thơ đã thực hiện mơ hình trồng sen kết hợp với nuôi cá; ông Nguyễn Đăng Sơn,
thơn Phú Kinh, xã Hải Hịa, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mơ hình

trồng sen quy mơ lớn, nhưng phần lớn các hộ gia đình này đều mang tính tự phát và
khơng thuộc tỉnh Đồng Pháp. Đây là các hộ nơng dân xây dựng được mơ hình và đem
lại thu nhập cao cho chính họ nhưng vẫn chưa có Hộ nơng dân Đồng Tháp nào làm
được điều này, chính vì vậy họ cần một Doanh nghiệp đứng ra đầu tư, quảng bá
thương hiệu, để nâng cao thu nhập của các Hộ nông dân tỉnh Đồng Tháp.
1.3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề được đặt ra ở đây là:
-

Làm cách nào tối đa hóa lợi nhn cho nơng dân?

-

Làm cách nào để có đầu ra ổn định cho nơng dân?

-

Làm cách nào để nơng dân có nguồn vốn giúp nơng dân cải thiện được tình
hình thiếu vốn?

Theo thơng tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho rằng,
để giải quyết vấn đề tiêu thụ sen là làm sao tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định cho sản
phẩm sen. Hiện tỉnh được lợi là Đại học Cần thơ có 1 nhóm nghiên cứu sưu tập 33
giống sen ở Đồng Tháp, nghiên cứu phân bón, sâu bệnh, kỹ thuật chế biến (đây là đề
tài nghiên cứu sen ở Đồng Tháp đã được nghiệm thu), nhưng tiếc là đến nay rất ít
doanh nghiệp nào đứng ra đầu tư và quảng bá thương hiệu sen Đồng Tháp.
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu để tìm cách giải quyết những

vấn đề trên nhưng vẫn chưa có kết quả như mong muốn. Đối với người nông dân, vấn

14


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
đề quan trọng nhất vẫn là thị trường tiêu thụ, thương lái đến thu mua ép giá nông dân,
nông dân phải tự mình tìm mọi cách để tiêu thụ sản phẩm của mình như tự mình đi
bán. Vì vậy, trong lịch sử vẫn chưa có một nghiên cứu hồn thiện nào đưa ra được giải
pháp cho vấn đề nói trên.
1.4.

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
-

Khảo sát mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sen của người nơng dân ở Đồng
Tháp.

-

Phân tích tác động của các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sen của người dân

-

Đề xuất một mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã để cải thiện kinh
tế của người dân trồng sen.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Các hộ dân trồng sen tại xã Mỹ Hòa và Hợp tác xã Sen Gò Tháp tại tỉnh Đồng Tháp và
Công ty CP ĐT TM DV DL Đồng Tháp Mười.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Để khai thác tốt đề tài, sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với
định lượng:
-

Thu thập và so sánh với các mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã
các loại nông sản khác.

-

Thống kê số liệu cụ thể từ địa phương (UBND xã Mỹ Hịa, Cơng ty CP ĐT TM
DV DL Đồng Tháp Mười).

-

Phân tích tổng hợp các số liệu thứ cấp liên quan đến nghề sen (số lượng hộ
trồng sen, quy mô,..)

-

Số liệu được cung cấp trực tiếp từ UBND xã Mỹ Hịa và Cơng ty CP ĐT TM
DV DL Đồng Tháp Mười.

-


Phỏng vấn điều tra giá của các sản phẩm từ sen trên thị trường.

-

Và khảo sát 10 hộ dân về tình hình thực tế hiện tại về trồng sen và tiêu thụ sen.
1.6.

-

Những đóng góp của đề tài

Có thể áp dụng được vào thực tiễn, và tạo ra lợi nhuận cao cho Doanh nghiệp
đầu tư cũng như làm giàu các Hộ nơng dân đang trồng sen và có ý định trồng
sen tại Đồng Tháp.

15


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
-

Nâng tầm giá trị của cây sen lên một tầm cao mới.

-

Làm tài liệu cho các nghiên cứu sau.

1.7.
-


Ý nghĩa đề tài

Thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành sen. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
muốn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm từ sen. Sen vẫn
còn là sản phẩm vẫn chưa được khai thác thị trường tối đa nên vẫn còn rất nhiều
tiềm năng để phát triển. Vì vậy, nếu như phương pháp phát triển trồng trọt và
kinh doanh sen có tiến triển tốt thì sen sẽ là một sản phẩm thu hút vốn đầu tư để
phát triển và lan rộng quy mô rất cao.

-

Tăng thu nhập cho người nông dân đã gắn bó lâu đời với sen. Tạo đầu ra cho
nông dân, giúp nông dân cải thiện được thu nhập khi bán với giá thỏa thuận mà
không bị ép giá.

-

Mang sen đến với người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng cịn chưa
hiểu rõ về cơng dụng và hiệu quả của sen đối với sức khỏe. Giúp mang đến một
tầm cao mới cho loài hoa được coi là quốc hoa của Việt Nam.

-

Góp phần xây dựng thương hiệu sen Đồng Tháp. Không kém phần quan trọng ở
đây là phát triển thương hiệu sen Đồng Tháp, giúp cải thiện nền kinh tế của
Đồng Tháp.

-

Nâng cao lợi thế cạnh tranh của sen Đồng Tháp trên thị trường so với sen Tây

Hồ (Hà Nội). Đồng Tháp là nơi trồng sen có thể được coi là nơi trồng nhiều sen
nhất cả nước bên cạnh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay. Để nâng cao lợi thế
cạnh trạnh là vùng đất có điều kiện trồng sen tốt nhất, cần có sự quảng bá rộng
rãi và đưa thương hiệu sen Đồng Tháp đến nhiều người.

Vì vậy, sự liên kết với doanh nghiệp là một trong những yếu tố chủ chốt đáp ứng
những lợi thế sẽ nhận được ở trên.
1.8. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang phát triển kéo theo đó là sự chuyển biến rõ rệt
của ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp đang từng bước phát
triển hơn trước. Mặc dù năm 2014 vừa qua được nhận định là trì trệ so với những năm
trước và trong năm 2015 tới được dự báo sẽ khó khăn hơn về xuất khẩu. Nguyên nhân

16


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
dẫn đến là sự cạnh tranh xuất khẩu giữa các cường quốc về nông nghiệp. Nhưng ngành
nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt không thể thiếu tại Việt Nam. Để cải thiện tình
trạng đó, cần có những biện pháp làm khởi sắc lại nền nông nghiệp Việt Nam.
Một trong số đó là đề xuất những mơ hình liên kết mới mang lại lợi ích cho người
nơng dân, đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp trong nước để có thể
giảm nhập khẩu (từ Trung Quốc và Thái Lan) mà “ưu tiên sử dụng hàng Việt”.

17


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1.

Cơ sở lý luận về mơ hình kinh doanh liên kết giữa doanh nghiệp và Hợp
tác xã sen Gị Tháp

2.1.1. Lý thuyết xây dựng mơ hình kinh doanh liên kết (liên kết kinh tế)
2.1.1.1.

Khái niệm và ý nghĩa thiết thực của mơ hình kinh doanh liên
kết.

Liên kết kinh tế là một khái niệm xuất hiện từ lâu nhưng những quan niệm về nó khác
nhau, thường khơng rõ ràng và khá phức tạp. Trong ngôn ngữ La tinh, thuật ngữ
“integration” và “integratio” có ý nghĩa là kết hợp, hòa hợp, hội nhập, hợp nhất được
nhiều nhà nghiên cứu nước ta cho rằng đồng nghĩa với thuật ngữ “liên kết”.
Đối với nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới, liên kết trong sản xuất kinh doanh
luôn được khuyến khích và nhân rộng. “Mơ hình kinh doanh liên kết là mơ hình hợp
tác giữa nhà đầu tư (doanh nghiệp, ngân hàng,…) với người tổ chức sản xuất (nông
dân) hoặc giữa những người tổ chức sản xuất với nhau”.
Trần Đức Thịnh (1984) cho rằng liên kết kinh tế là sự quan hệ kinh tế giữa các tổ
chức, các ngành, các địa phương và các đơn vị kinh tế. Liên kết kinh tế vừa là hình
thức tổ chức sản xuất vừa là cơ chế quản lý.
Vũ Minh Trai (1993) cho rằng liên kinh tế là những quan hệ phối hợp hoạt động giữa
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác.
Quyết định số 38/HĐBT ngày 10 tháng 4 năm 1989 về “Liên kết kinh tế trong sản
xuất, lưu thông, dịch vụ” của nhà nước đã nêu liên kết kinh tế là những hình thức phối
hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề
ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất, kinh doanh của
mình, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất.
Nguyễn Đình Phan (1992) đã đưa ra khỏi khái niệm liên kết kinh tế những hình thức

quan hệ kinh tế thông thường như: Mua bán trao đổi hàng hóa thơng thường, th
mướn đất đai, nhà xưởng, địa điểm kinh doanh, cho vay vốn.
Hoàng Kim Giao (1989) theo một cách tiếp cận khác đã cho rằng đặc trưng của liên
kết kinh tế cũng là quan hệ kinh tế, nhưng không phải là mọi loại quan hệ kinh tế mà

18


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
chỉ những quan hệ kinh tế diễn ra trong các hình thức tổ chức sản xuất đặc thù của liên
kết kinh tế nhưng hợp tác, liên doanh, liên hợp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Theo Dương Bá Phượng (1995) - người tổng kết và phát triển khái niệm mơ hình liên
kết kinh tế cho rằng đây là những hình thức hay những biểu hiện của sự phối hợp hoạt
động giữa các thành viên liên kết không chỉ thực hiện quan hệ kinh tế bất kỳ mà là
nhằm xích lại gần nhau và ngày càng cố kết, đi đến thống nhất để đạt đến trình độ gắn
bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài, thông qua những thỏa thuận hợp đồng từ
trước giữa các bên, có qui mơ lớn hơn và theo đó thực chất của liên kết kinh tế là q
trình xã hội hóa sản xuất.
Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối
hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và
thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất kinh doanh
của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi
nhất. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng
kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.
Liên kết kinh tế, cùng với thị trường và kế hoạch hóa là các thể chế để giải quyết mối
quan hệ giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân, cùng tồn tại và hỗ trợ nhau, thúc
đẩy các hình thức tổ chức sản xuất chun mơn hóa, hiệp tác hóa, liên hợp hóa và tập
trung hóa, xã hội hóa sản phẩm tiến bộ, phù hợp với xu thế đi lên sản xuất lớn; thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn và tồn bộ nền kinh tế. Do
đó, hình thành và phát triển kinh doanh liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến

nông sản với nông dân là một xu hướng tất yếu khách quan.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định giải pháp: “Thực hiện tốt việc gắn
kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nước)…
Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung,
thâm canh, các khu nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp bảo quản, chế
biến, thị trường trong nước và xuất khẩu”.
Gắn kết chặt chẽ, hài hịa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ,
giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông
nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh

19


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp
nơng sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo, bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng
cơng đoạn sản xuất đến tiêu dùng”, đây chính là chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2010 – 2020 của Đảng ta đã chỉ rõ.
Ngồi ra, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 90/2002/QĐ –TTG ngày 24
tháng 6 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua
hợp đồng (hay cịn gọi là quyết định số 80) đã quy định “Nhà nước khuyến khích các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nơng sản hàng hóa
(bao gồm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối) với người sản xuất (hợp tác xã, hộ
nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
nơng sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững”.
Với đặc thù của nền nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp nhỏ, mong muốn hoạt
động liên kết trong ngành Nông nghiệp Việt Nam càng cần thiết hơn bao giờ hết. Mục
tiêu của liên kết là phân bổ lợi ích lẫn rủi ro giữa các bên tham gia để cùng phát triển.

2.1.1.2.


Các hình thức của mơ hình liên kết kinh tế

Có nhiều loại hình liên kết kinh tế tùy theo những thuộc tính khác nhau được phân
chia cụ thể giúp cho việc nhận thức và thực hiện có hiệu quả.
-

Căn cứ theo quan hệ kinh tế - kỹ thuật:
 Liên kết dọc (vertical integration): là liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất – kinh doanh khác ngành nhưng có mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật
trong toàn bộ hoặc một phân đoạn của một dây chuyền công nghệ sản xuất –
lưu thông từ nguyên liệu ban đầu đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ:
Quan hệ liên kết giữa nông dân – doanh nghiệp sản xuất bông xơ là một liên
kết dọc.
 Liên kết ngang (Horizontal integration): là liên kết giữa các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh trong cùng một ngành hàng cùng phối hợp hoạt
động cho một lợi ích chung hoặc thực hiện chun mơn hóa trong ngành để
góp phần tạo ra cùng một sản phẩm. Ví dụ gần gũi như hợp tác xã nơng
nghiệp ở nước ta hiện nay được xây dựng trên cơ sở hộ nơng nghiệp tự chủ
thực chất là một hình thức liên kết ngang.

20


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
 Liên kết nghiêng: là một liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất –
kinh doanh về lĩnh vực chuyên môn, khoa học, công nghệ, không phân biệt
cùng ngành hay khác ngành. Ví dụ: Hội bảo vệ thực vật Việt Nam là một
hình thức liên kết nghiêng.
-


Căn cứ theo cấu trúc thành phần:
 Liên kết song phương: là liên kết giữa hai chủ thể độc lập. Ví dụ: Liên
kết kinh tế giữa một doanh nghiệp chế biến nông sản với một hộ nông
dân là một liên kết song phương.
 Liên kết đa phương: là liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế độc lập. Ví dụ:
Khu vực thương mại tự do ASEAN - AFTA là một tổ chức liên kết kinh
tế đa phương. Liên kết đa phương có thể kết cấu thành các loại hình cụ
thể khác nhau:
o

Liên kết chuỗi: liên kết nhiều doanh nghiệp, chủ thể kinh tế
cùng tham gia vào một chuỗi cung cấp, thực hiện q trình
nhiều cơng đoạn khác nhau theo một dây chuyền, nhằm sản
xuất và đưa một sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường. Liên kết
chuỗi cũng là một liên kết dọc. Ví dụ: chuỗi cung ứng cà phê
Trung nguyên ở Việt Nam là một chuỗi liên kết dọc.

o

Liên kết mạng (lưới): Liên kết nhiều doanh nghiệp vừa cùng
ngành vừa khác ngành nhưng có mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật
với nhau. Ví dụ: Trong quan hệ kinh tế nội bộ của một tổ hợp,
tập đoàn kinh tế đa ngành có liên kết mạng. Liên kết mạng là
tổng hợp liên kết dọc, ngang và nghiêng.

o

Liên kết hình sao: Liên kết của nhiều doanh nghiệp, chủ thể
kinh tế thông qua một doanh nghiệp, chủ thể kinh tế đóng vai
trị trung tâm điều phối. Ví dụ: Trong quan hệ kinh tế nội bộ

của một tổ hợp, tập đoàn kinh tế đa ngành có liên kết hình sao
thơng qua hoạt động cung ứng sản phẩm và dịch vụ của công ty
mẹ.

-

Căn cứ theo hình thức tổ chức pháp lý:
 Hợp đồng liên kết kinh tế: giữa các bên tham gia liên kết mang tính chất dài
hạn nhưng chưa trở thành tổ chức để phối hợp hoạt động trong quá trình sản

21


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gò Tháp
xuất – kinh doanh (khác với hợp đồng mua bán thơng thường). Ví dụ: hợp
đồng giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân là một hợp đồng
liên kết kinh tế.
 Liên minh kinh tế: là một tổ chức đồng minh kinh tế giữa các bên liên kết để
phối hợp hoạt động trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Ví dụ: tổ chức
thương mại thế giới - WTO là những hình thức liên minh kinh tế.
 Hiệp hội kinh tế: là tổ chức liên kết các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ có
mối quan hệ kinh tế khách quan để đại diện cho quyền lợi của các thành
viên liên kết, cùng hợp tác để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, góp sức vào
các hoạt động chung phục vụ cho lợi ích chung của các thành viên. Ví dụ:
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á – ASEAN, Hiệp hội mía đường là
những hình thức hiệp hội kinh tế.
 Liên hợp kinh tế: là tổ chức liên kết các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ có
mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật chặt chẽ theo chiều ngang dọc để cùng nhau
sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm. Ví dụ: Tổ hợp, khu liên hợp công nông nghiệp là một liên hợp kinh tế.
-


Căn cứ theo chức năng kinh tế:
 Liên kết trao đổi: là liên kết nhằm trao đổi một đối tượng này để nhận về
một đối tượng khác có giá trị tương đương. Ví dụ: Doanh nghiệp chế biến
nơng sản ký hợp đồng với nông dân để mua nguyên liệu.
 Liên kết hợp lực: là việc các bên liên kết cùng nhau đóng góp nguồn lực
kinh tế như: tiền vốn, nhân lực, công nghệ và quản lý, thống nhất giá cả
mua, bán, xây dựng hiệp hội ngành nghề là những hình thức liên kết hợp
lực.
 Liên kết phân chia : là việc các bên liên kết cùng nhau thỏa thuận phân chia
khu vực cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc thị trường đầu ra để giảm rủi ro
do cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ: Các-ten thực hiện việc phân chia thị trường là
một hình thức liên kết phân chia.
 Liên kết ủy nhiệm: là việc một bên liên kết ủy nhiệm cho bên kia làm một
việc nào đó cho mình. Ví dụ: gia công sản xuất, đại lý bán hàng là một hình
thức liên kết ủy nhiệm.

22


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp
-

Căn cứ vào mối quan hệ với mơi trường ngồi:
 Liên kết đóng: là liên kết mà mỗi một thành viên tham gia liên kết chỉ được
quan hệ kinh tế trong phạm vi nội bộ tổ chức liên kết trong nội dung đã liên
kết. Ví dụ: Liên kết trong liên hiệp các xí nghiệp dệt, chè, dâu tằm ở Việt
Nam trước đây hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp chế biến
nông sản với nông dân là những liên kết đóng.
 Liên kết mở: là liên kết mà mỗi một thành viên tham gia liên kết vẫn có

quyền thiết lập quan hệ kinh tế với các vùng lãnh thổ, liên kết giữa các
ngành kinh tế, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết kinh tế quốc tế.

-

Căn cứ theo phạm vi liên kết: liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kết giữa các
vùng lãnh thổ, liên kết giữa các ngành kinh tế, liên kết giữa các thành phần kinh
tế, liên kết kinh tế quốc tế.

Các loại hình liên kết kinh tế rất đa dạng, tồn tại đan xen, kết hợp lẫn nhau tùy theo
góc độ phân tích. Vì vậy cần căn cứ vào mục đích phân tích để lựa chọn căn cứ cơ bản
cho việc khởi đầu phân loại liên kết kinh tế để nhận thức và sử dụng trong thực tiễn.
Bài nghiên cứu muốn mở rộng về mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân
căn cứ vào quan hệ kinh tế - kỹ thuật nên sẽ phân tích rõ hơn về liên kết dọc và liên
kết ngang.
Hai hình thức liên kết đặc trưng là liên kết dọc và liên kết ngang.

23


Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và HTX sen Gị Tháp

Liên kết ngang

Hợp
tác xã

Nơng dân

Nơng dân


Doanh
nghiệp

Liên
kết
dọc

Người tiêu
dùng

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hai hình thức liên kết đặc trưng: liên kết dọc và liên kết ngang.
2.1.1.2.1. Liên kết dọc:
Dọc là liên kết theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Trong mơ hình liên kết này, doanh nghiệp đóng vai trị là người đầu tư, người tổ chức
sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ. Cịn người
nơng dân nhận khốn theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng
cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất đai của họ. Từ đó các doanh
nghiệp đã thu mua được sản phẩm có chất lượng tốt, tạo nguồn cung cấp nguyên liệu
ổn định bền vững cho nhu cầu chế biến; phát huy được hiệu suất sử dụng máy móc
thiết bị, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn. Bộ phận người nông dân
tham gia liên kết kinh tế với doanh nghiệp chế biến có được giá cả hợp lý khi tiêu thụ
nông sản, yên tâm sản xuất và thu nhập từng bước được cải thiện.

24


×