BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
THAM GIA CỦA SINH VIÊN TRONG LỚP HỌC:
TÌM HIỂU VIỆC TRAO ĐỔI CỦA SINH VIÊN TỪ
HÀNH VI GIAO TIẾP CỦA GIẢNG VIÊN
VÀ
VỐN VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN
Mã số: 187
Thành phố Hồ Chí Minh, 03/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
THAM GIA CỦA SINH VIÊN TRONG LỚP HỌC:
TÌM HIỂU VIỆC TRAO ĐỔI CỦA SINH VIÊN TỪ
HÀNH VI GIAO TIẾP CỦA GIẢNG VIÊN
VÀ
VỐN VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN
Mã số: 187
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Văn Mận
Khoa: Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam á
Các thành viên: Đặng Thị Kiều Oanh
Nguyễn Lê Minh Thư
Đặng Dương Hải Phụng
Người hướng dẫn: TS. Trần Tử Vân Anh
Thành phố Hồ Chí Minh, 03/2019
i
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến các cá nhân và tập thể đã khích lệ và
giúp đỡ chúng tơi hồn thành báo cáo nghiên cứu khoa học. Đề tài nghiên cứu là kết quả
sau hơn bốn năm theo học chương trình đại học chuyên ngành Xã hội học tại trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước tiên, chúng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ
Trần Tử Vân Anh, là giảng viên hướng dẫn của chúng tôi. Những góp ý và trao đổi tận
tình của Cơ đã giúp chúng tơi có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu, sự giúp đỡ
của Cô từ bước đầu làm tổng quan cho đến báo cáo cuối cùng. Thật sự khơng có sự
hướng dẫn từ Cơ Vân Anh, chúng tơi khơng thể hồn thành và báo cáo nghiên cứu khoa
học.
Tiếp đến, chúng tơi xin bày tỏ lịng chân thành và lời cảm ơn thân thiết đến
PGS.TS Trần Hữu Quang, từ những ngày đầu hình thành ý tưởng, Thầy là người đã
truyền cho chúng tôi cảm hứng, hướng đi và diễn giải cũng như góp ý cho đề cương của
chúng tôi, quan trọng hơn hết, Thầy giúp chúng tôi hiểu rõ hơn khái niệm về Vốn văn
hóa.
Ngồi ra, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô ngành Xã hội học đã
truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian học tại trường và có những góp ý quý
giá cho đề tài nghiên cứu khoa học. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn
sinh viên của trường đã đồng ý giúp đỡ và hồn thành bản câu hỏi khảo sát để nhóm
hồn thành tốt bài nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, và không kém phần quan trọng, tôi – chủ nhiệm đề tài, xin cảm ơn
những thành viên trong nhóm nghiên cứu đã cùng tơi thực hiện đề tài trong những tháng
qua.
Trân trọng
Hồng Văn Mận
ii
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tơi và được
sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Tử Vân Anh. Các dữ liệu sơ cấp sử dụng trong báo
cáo nghiên cứu khoa học đều do chúng tơi thu thập được. Ngồi ra, báo cáo nghiên cứu
khoa học còn sử dụng nhiều thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều có
trích dẫn theo chuẩn APA và chú thích nguồn rõ ràng trong từng bảng, biểu đồ. Nếu có
bất kỳ sự gian lận nào trong báo cáo này, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
giảng viên hướng dẫn, trước lãnh đạo Khoa và lãnh đạo nhà trường.
Nhóm nghiên cứu khoa học
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................... vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................... viii
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI
............................................................................................................ x
MỞ ĐẦU
............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................... 3
5. Phạm vi khảo sát .................................................................................................. 4
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 4
7. Hạn chế trong quá trình thực hiện nghiên cứu ..................................................... 5
8. Cấu trúc báo cáo nghiên cứu khoa học ................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................... 6
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu quốc tế ................................................................................. 6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 10
1.1.3. Lý thuyết tiếp cận ................................................................................. 14
1.1.3.1. Khái niệm vốn văn hóa................................................................... 15
1.1.3.2. Mơ hình hành vi giao tiếp với giảng viên ...................................... 16
1.1.4. Khái niệm chính .................................................................................... 18
1.1.4.1. Tham gia trong lớp học .................................................................. 18
1.1.4.2. Trao đổi/phát biểu .......................................................................... 19
1.1.4.3. Hành vi giao tiếp ............................................................................ 19
1.1.4.4. Vốn văn hóa ................................................................................... 19
1.1.5. Khung nghiên cứu ................................................................................. 21
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 21
1.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 21
1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22
1.2.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 23
1.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................... 25
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHẬN THỨC THAM GIA TRONG LỚP HỌC
CỦA SINH VIÊN ..................................................................................................... 27
iv
2.1. THỰC TRẠNG THAM GIA TRONG LỚP HỌC ..................................... 27
2.1.1. Hình thức tham gia trong lớp học ......................................................... 27
2.1.1.1. Hình thức Chủ động ....................................................................... 27
2.1.1.2. Hình thức Thụ động ....................................................................... 28
2.1.2. Nhân tố hình thức tham gia trong lớp học ............................................ 31
2.1.3. Số lần tham gia trao đổi/phát biểu trong buổi học................................ 32
2.1.4. Mức độ thoải mái khi tham gia chủ động trong lớp học ...................... 33
2.2. NHẬN THỨC THAM GIA TRONG LỚP HỌC ....................................... 34
2.2.1. Nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tham gia trong lớp học .................. 34
2.2.2. Tham gia chủ động là cách thể hiện bản thân ...................................... 35
2.2.3. Nhận thức tham gia trong lớp học với các biến kiểm soát ................... 36
2.2.3.1. Vùng sinh sống............................................................................... 36
2.2.3.2. Khu vực sinh sống .......................................................................... 37
2.2.3.3. Nguyện vọng .................................................................................. 38
2.2.3.4. Khối ngành ..................................................................................... 39
2.2.3.5. Hình thức sinh sống ....................................................................... 40
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 41
CHƯƠNG 3. YẾU TỐ THÚC ĐẨY SINH VIÊN THAM GIA TRONG LỚP HỌC43
3.1. HÀNH VI GIAO TIẾP CỦA GIẢNG VIÊN.............................................. 43
3.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo QTI bằng Cronbach’s Alpha ................. 43
3.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo các yếu tố hành vi tác động
đến hình thức tham gia trong lớp học .............................................................. 45
3.1.2.1. Phân tích EFA với 47 biến quan sát ............................................... 47
3.1.2.2. Kết quả thu được sau khi phân tích EFA ....................................... 49
3.1.3. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố hành vi với mức độ tham gia chủ
động trong lớp học ........................................................................................... 50
3.1.4. Phân tích hồi qui bội ............................................................................. 52
3.1.4.1. Kết quả phân tích hồi qui bội lần thứ nhất ..................................... 53
3.1.4.2. Kết quả phân tích hồi qui bội lần thứ hai ....................................... 54
3.1.4.3. Phương trình hồi qui chuẩn hóa và nhận thức hành vi giao tiếp của
giảng viên ảnh hưởng tham gia trong lớp học của sinh viên ...................... 56
3.2. VỐN VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN .......................................................... 57
3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo các yếu tố vốn văn hóa tác
động đến việc tham gia trong lớp học ............................................................. 57
3.2.1.1. Phân tích EFA với 21 biến quan sát nhận định vốn văn hóa hình thành
thói quen trong q khứ .............................................................................. 58
v
3.2.1.2. Kết quả thu được sau khi phân tích EFA của vốn văn hóa hình thành
thói quen trong q khứ............................................................................... 60
3.2.1.3. Phân tích EFA với 21 biến quan sát nhận định vốn văn hóa hình thành
thói quen ở hiện tại ...................................................................................... 60
3.2.1.4. Kết quả thu được sau khi phân tích EFA của vốn văn hóa hình thành
thói quen ở hiện tại ...................................................................................... 62
3.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo vốn bằng Cronbach’s Alpha .................. 63
3.2.3. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố vốn văn hóa với mức độ tham gia
chủ động trong lớp học .................................................................................... 65
3.2.4. Nhận thức yếu tố vốn văn hóa tác động đến thói quen tham gia trong lớp
học của sinh viên.............................................................................................. 67
3.2.4.1. Khác biệt nhận thức về thói quen chủ động ................................... 69
3.2.4.2. Khác biệt nhận thức về thói quen thụ động .................................... 71
3.2.5. Nhận thức sự thay đổi vốn văn hóa theo thời gian ............................... 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 78
PHỤ LỤC
.......................................................................................................... 82
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
• Bảng:
Bảng 1: Số lượng đơn vị mẫu đã khảo sát tại địa bàn ........................................... 4
Bảng 1.1: Đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................................... 24
Bảng 2.1: Ma trận phân tích nhân tố những nhận định đo lường hình thức tham
gia trong lớp học ............................................................................................................ 31
Bảng 2.2 : Tự đánh giá tham gia trong lớp học theo vùng sinh sống .................. 36
Bảng 2.3 : Tự đánh giá tham gia trong lớp học theo khu vực sinh sống ............. 37
Bảng 2.4: So sánh sự khác biệt giữa các nguyện vọng với số lần trao đổi/phát biểu
....................................................................................................................................... 38
Bảng 2.5: So sánh sự khác biệt giữa các khối ngành với mức độ tham gia chủ động
trong lớp học.................................................................................................................. 39
Bảng 2.6: Tự đánh giá tham gia trong lớp học theo hình thức sinh sống............ 40
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo QTI ...................... 43
Bảng 3.2: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s cho thang đo QTI................... 47
Bảng 3.3: Ma trận phân tích EFA đối với thang đo QTI ..................................... 47
Bảng 3.4: Mơ tả biến quan sát mã hóa ................................................................ 49
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định tương quan giữa hành vi với mức độ tham gia chủ
động trong lớp học ........................................................................................................ 51
Bảng 3.6: Tương quan giữa các nhân tố hành vi giao tiếp với mức độ tham gia chủ
động trong lớp học ........................................................................................................ 52
Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi qui lần thứ nhẩt ................................................ 53
Bảng 3.8: Tóm tắt mơ hình hồi qui ...................................................................... 55
Bảng 3.9: Kiểm định ANOVA trước khi hồi qui ................................................ 55
Bảng 3.10: Kết quả phân tích hồi qui lần thứ hai ................................................ 55
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của nhận định vốn văn hóa hình
thành thói quen trong q khứ ....................................................................................... 58
Bảng 3.12: Ma trận phân tích nhân tố những nhận định để đo lường vốn văn hóa
hình thành thói quen trong quá khứ .............................................................................. 58
Bảng 3.13: Mô tả biến quan sát nhận định vốn văn hóa hình thành thói quen trong
q khứ .......................................................................................................................... 60
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của nhận định vốn văn hóa hình
thành thói quen ở hiện tại .............................................................................................. 61
Bảng 3.15: Ma trận phân tích nhân tố những nhận định để đo lường vốn văn hóa
hình thành thói quen ở hiện tại ...................................................................................... 61
Bảng 3.16: Mơ tả biến quan sát nhận định vốn văn hóa hình thành thói quen ở hiện
tại ................................................................................................................................... 62
vii
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho từng nhân tố thuộc vốn văn
hóa hình thành thói quen trong quá khứ ........................................................................63
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho từng nhân tố thuộc vốn văn
hóa hình thành thói quen ở hiện tại ...............................................................................64
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định tương quan giữa vốn văn hóa với mức độ tham gia
chủ động trong lớp học ..................................................................................................66
Bảng 2: Kiểm định giả thuyết với kết quả ...........................................................75
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Mức độ tham gia chủ động trong lớp học .......................................28
Biểu đồ 2.2: Mức độ tham gia thụ động trong lớp học ........................................30
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ số lần tham gia trong lớp học..................................................33
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ lý do không tham gia trao đổi/phát biểu trong lớp học...........33
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ mức độ thoải mái khi tham gia trao đổi/phát biểu trong lớp học
.......................................................................................................................................34
Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tham gia trong lớp học ............35
Biểu đồ 2.7: Ý kiến của sinh viên về việc phát biểu............................................36
Biểu đồ 3.1: Nhận thức hành vi giao tiếp của giảng viên ảnh hưởng đến tham gia
trong lớp của sinh viên ..................................................................................................57
Biểu đồ 3.2: Thói quen tham gia chủ động và thụ động trong lớp học ...............68
Biểu đồ 3.3: Khác biệt thói quen tham gia chủ động với giới tính và hình thức sinh
sống ................................................................................................................................70
Biểu đồ 3.4: Khác biệt thói quen tham gia thụ động với khối ngành ..................72
viii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Tham gia của sinh viên trong lớp học: Tìm hiểu việc trao đổi của
sinh viên từ hành vi giao tiếp của giảng viên và vốn văn hóa của sinh viên
- Sinh viên thực hiện (chủ nhiệm): Hoàng Văn Mận
- Lớp: DH15XH01
Khoa: Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam á
- Năm thứ: 4
Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: TS. Trần Tử Vân Anh
2. Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu hình thức tham gia trong lớp học của sinh viên và
những thúc đẩy [motivation] đến việc trao đổi ý kiến của sinh viên vào lớp học từ hành
vi giao tiếp của giảng viên và vốn văn hóa của sinh viên
3. Tính mới và sáng tạo: Sử dụng bảng câu hỏi QTI vào nghiên cứu và kết hợp
QTI với lý thuyết xã hội học để giải thích về việc tham gia trong lớp học của sinh viên
4. Kết quả nghiên cứu: Xem chương 2 và chương 3
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài: Đóng góp cho giáo dục và đào tạo trong việc chỉ ra
những yếu tố tác động thúc đẩy sinh viên tham gia trong lớp học, để từ đó đề ra những
phương pháp giảng dạy phù hợp với sinh viên nhằm thúc đẩy khả năng tư duy, nâng cao
chất lượng giáo dục.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên
tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu
(nếu có): ..........................................................................................................................
Ngày 27 tháng 03 năm 2019
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực
hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Hoàng Văn Mận
ix
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): ...................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Ngày tháng năm 2019
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)
Trần Tử Vân Anh
x
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Hoàng Văn Mận
Sinh ngày: 30 tháng 12 năm 1994
Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Lớp: DH15XH01
Khóa: 2015
Khoa: Xã hội học – Cơng tác xã hội – Đông Nam á
Địa chỉ liên hệ: 55 đường 25, phường Cát Lái, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0772.020.364
Email:
II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Xã hội học
Khoa: XHH – CTXH – ĐNA
Kết quả xếp loại học tập: Khá (Điểm TB tích lũy: 7.60)
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Xã hội học
Khoa: XHH – CTXH – ĐNA
Kết quả xếp loại học tập: Khá (Điểm TB tích lũy: 7.68)
Sơ lược thành tích: Học bổng KKHT HK1 năm học 2016-2017; Học bổng
KKHT HK2 năm học 2016-2017; Học bổng KKHT HK3 năm học 2016-2017
* Năm thứ 3:
Ngành học: Xã hội học
Khoa: XHH – CTXH – ĐNA
Kết quả xếp loại học tập: Khá (Điểm TB tích lũy: 7.53)
Sơ lược thành tích: Học bổng KKHT HK2 năm học 2017-2018; giải 3 Nghiên
cứu khoa học sinh viên (thành viên)
xi
* Năm thứ 4:
Ngành học: Xã hội học
Khoa: XHH – CTXH – ĐNA
Kết quả xếp loại học tập: Khá (Điểm TB tích lũy: 7.59)
Sơ lược thành tích:
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Ngày 27 tháng 03 năm 2019
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực
hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Hoàng Văn Mận
MỞ ĐẦU
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục
là quốc sách hàng đầu”. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; trọng tâm là “...đởi mới căn
bản và tồn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao”, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong
kỷ ngun tồn cầu hóa (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016).
Sinh viên ln được khuyến khích tham gia tích cực vào lớp học, tuy nhiên, nhiều
người trong số họ vẫn còn miễn cưỡng để lên tiếng. Thầy Đỗ Tấn Ngọc ở Quảng Ngãi
đưa ra nhận định “Ngày nay ở các trường phổ thơng có hiện tượng khá phổ biến là học
sinh càng học lên lớp cao hơn, càng lười phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vì sao có hiện
tượng như vậy?” và thầy đưa ra ba nguyên nhân như sau: Thứ nhất là, do các em lười
học, khơng chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ
thầy cô giảng rồi chép vào vở nên không đủ, hay khơng có kiến thức để trả lời các câu
hỏi của giáo viên. Thứ hai là, thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng
lên và trả lời trước đám đông, nhất là các bạn nữ. Thứ ba là, khả năng truyền đạt, phương
pháp giảng dạy của thầy, cơ giáo cịn hạn chế, chưa cuốn hút, sinh động, thiếu những
câu hỏi hay, vừa sức, gây hứng thú, gợi suy nghĩ, tìm tịi cho học sinh, cịn nặng về đọcchép (Đỗ Tấn Ngọc, 2011).
Một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó,
có khơng ít con số rất “giật mình”. Theo PGS.TS Nguyễn Cơng Khanh, mỗi sinh viên
lớn lên trong mơi trường văn hố, xã hội khác nhau, hình thành những thói quen, cách
suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng
và sự phong phú về phong cách học, một số sinh viên học tập tích cực, chủ động, một
số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh cãi. Về tinh thần tích cực
và năng động của sinh viên, ông Khanh cũng cảm thấy rất “đáng tiếc” khi có tới 36,1%
sinh viên biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng
của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; có 22,9% sinh viên chỉ thích giáo viên giảng
cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc (chưa kể 42,7% sinh viên cũng có
MỞ ĐẦU
2
quan điểm gần gần như vậy); 41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và
ít có thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo; 31,4% số sinh viên được khảo sát cho
rằng các chiến lược học của mình hướng vào việc nắm kiến thức hơn là phát triển các
năng lực tư duy (Mai Minh, 2008). Và có đến 76% sinh viên khơng bao giờ chủ động
nêu vấn đề trong lớp học từ nghiên cứu của (Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên Hương,
Nguyễn Thị Phương Hoa, 2010).
Trong bất kỳ phương pháp giáo dục chính thức nào, hầu hết các hoạt động học tập
đều diễn ra trong lớp học. Lớp học là mơi trường tích hợp trong đó q trình học tập
chính thức diễn ra. Đây là một bối cảnh quan trọng nơi cả sinh viên và giảng viên tiếp
xúc với nhau để chia sẻ thông tin trong việc tìm kiếm kiến thức của họ. Đối với người
hướng dẫn, giờ học là cơ hội vàng để gặp gỡ trực tiếp với các sinh viên, cung cấp tài
liệu giảng dạy một cách hiệu quả với mục đích đảm bảo rằng sinh viên đang học những
gì đang được dạy. Một môi trường lớp học thuận lợi liên quan đến sự tương tác hai chiều
giữa sinh viên và giảng viên; chúng ta thường nghe từ giới học thuật rằng, sinh viên vẫn
khơng tích cực tham gia hoặc trở nên thụ động trong lớp học mặc dù được khuyến khích
và sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau bởi những người hướng dẫn để kích
thích sự tham gia tích cực của sinh viên (Mohd. Yusof Abdullah, 2012). Nhưng với
những lớp học hiện nay việc tham gia trao đổi ý kiến dường như trở nên khó khăn, sinh
viên ngồi im lặng khơng tham gia trao đổi khơng cịn xa lạ, nhìn chung có thể nói sinh
viên hiện nay đang dần rơi vào trạng thái thụ động. Ngay cả bản thân chúng tơi, với thái
độ học tích cực theo những tiêu chí đánh giá thơng qua hành động mà tác giả (Đỗ Hồng
Quân, 2006, Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Phương Hoa, 2010)
đề cập, đôi khi cũng muốn tham gia trao đổi những điều mình nghĩ nhưng rồi lại thôi và
tự an ủi bản thân là sẽ trao đổi sau hoặc vào dịp khác thích hợp hơn. Chính vì điều đó
đã khiến chúng tơi đặt ra câu hỏi điều gì đang xảy ra, điều gì đã làm sinh viên khơng
chủ động nêu vấn đề. Liệu có phải do giảng viên?, hay tương tác của giảng viên với sinh
viên?, hay do “vốn văn hóa” của bản thân sinh viên được hình thành từ những bậc học
dưới. Tất cả những câu hỏi đó thúc đẩy chúng tơi hình thành ý tưởng để xây dựng đề tài
“Tham gia của sinh viên trong lớp học: Tìm hiểu việc trao đổi của sinh viên từ
hành vi giao tiếp của giảng viên và vốn văn hóa của sinh”.
MỞ ĐẦU
3
2. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hình thức tham gia trong lớp học của sinh viên hiện nay là gì?
(2) Điều gì thúc đẩy việc trao đổi ý kiến của sinh viên vào lớp học, có phải do
hành vi giao tiếp của giảng viên và vốn văn hóa của sinh viên?
3. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu tổng qt
Tìm hiểu hình thức tham gia trong lớp học của sinh viên và những thúc đẩy
[motivation] đến việc trao đổi ý kiến của sinh viên vào lớp học từ hành vi giao tiếp của
giảng viên và vốn văn hóa của sinh viên.
• Mục tiêu cụ thể
(1) Tìm hiểu hình thức tham gia trong lớp học của sinh viên: (i) tham gia chủ động
(nêu vấn đề, thắc mắc, đặt câu hỏi; trao đổi với giảng viên, đưa ra ý kiến, quan điểm;
thảo luận/tranh luận với bạn học/nhóm; góp ý/bổ sung ý kiến cho bạn học; trao đổi riêng
với bạn học về nội dung/chủ đề môn học). (ii) tham gia thụ động (ngồi im lặng lẽ, ngồi
khơng (khơng làm gì); ngủ; sử dụng điện thoại, máy tính xách tay; nói chuyện riêng về
chủ đề cá nhân (không liên quan môn học); nghe giảng, ghi chép; trả lời khi được giảng
viên hỏi trực tiếp).
(2) QTI có phải là cơng cụ hợp lệ và đáng tin cậy để sử dụng trong các lớp học đại
học nhằm đo lường đánh giá của sinh viên về các yếu tố hành vi của giảng viên tác động
đến việc tham gia trong lớp học
(3) Những thúc đẩy đến việc tham gia tích cực của sinh viên vào lớp học (việc
trao đổi ý kiến) từ hành vi giao tiếp của giảng viên và vốn văn hóa của sinh viên.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu hình thức tham gia trong lớp học của sinh viên và những thúc đẩy đến
việc trao đổi ý kiến của sinh viên từ hành vi giao tiếp của giảng viên và vốn văn hóa của
sinh viên.
• Khách thể nghiên cứu
MỞ ĐẦU
4
Sinh viên các khóa 2015, 2016, 2017 của tất cả các Khoa đã từng tham gia vào
các buổi học trong những lớp học của giảng viên Khoa mình.
5. Phạm vi khảo sát
10 Khoa trực thuộc1 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (ngoại trừ khoa
Đào tạo đặc biệt).
Bảng 1: Số lượng đơn vị mẫu đã khảo sát tại địa bàn
Đơn vị: Người
Công nghệ sinh học
Công nghệ thông tin
Kế tốn - Kiểm tốn
Luật
Kinh tế và Quản lý cơng
Ngoại ngữ
Quản trị kinh doanh
Tài chính ngân hàng
Xây dựng và Điện
XHH - CTXH - ĐNA
Tổng
Khóa 2015
8
11
9
5
1
7
7
8
7
10
73
Khóa 2016
9
9
5
9
7
14
7
8
10
7
85
Khóa2017
10
9
8
6
8
12
5
6
10
8
82
Tổng
27
29
22
20
16
33
19
22
27
25
240
Nguồn: N=240/Kết quả khảo sát 11/2018
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
• Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này thuộc chủ đề giáo dục đại học và là nghiên cứu tiếp cận lý thuyết
vốn văn hóa bằng phương pháp định lượng. Đây là tài liệu tham khảo cho sinh viên
ngành Xã hội học các khóa tiếp theo của trường Đại học Mở và những trường đào tạo
ngành Xã hội học tại thành phố Hồ Chí Minh.
• Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này mang tính ứng dụng, vì chỉ ra được một phần yếu tố ảnh
hưởng đến tham gia trong lớp học của sinh viên và đánh giá nhận thức của sinh viên về
giảng viên của trường mình. Qua nghiên cứu này, có thể thấy được góc nhìn đánh giá
Từ cổng thơng tin điện tử của trường theo địa chỉ: Trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có 10 khoa trực thuộc: 1-Khoa Ngoại ngữ; 2-Khoa XHH-CTXH-ĐNA; 3Khoa Kế toán-Kiểm tốn; 4-Khoa Cơng nghệ thơng tin; 5-Khoa Cơng nghệ sinh học; 6-Khoa Tài chính ngân hàng;
7-Khoa Xây dựng và Điện; 8-Khoa Quản trị kinh doanh; 9-Khoa Kinh tế và Quản lý công; 10-Khoa Luật.
1
MỞ ĐẦU
5
của sinh viên về giảng viên và thực trạng tham gia lớp học hiện nay, từ đó có thể có
những hướng đi mới trong việc giúp sinh viên tham gia tốt hơn trong lớp học.
7. Hạn chế trong quá trình thực hiện nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tơi gặp một số khó khăn trong
q trình khảo sát thực địa, điển hình là việc liên hệ với các sinh viên để thực hiện khảo
sát, lấy ý kiến trả lời từ bản câu hỏi. Trong thời gian khảo sát, chúng tôi gặp e ngại từ
các bạn sinh viên của các khoa trong trường khi họ nhận được lời mời giúp đỡ thực hiện
bản câu hỏi khảo sát của chúng tơi. Cho nên, dự tính ban đầu về quy cách chọn mẫu
khảo sát của chúng tôi không thực hiện được. Hơn nữa, thời gian thực hiện nghiên cứu
lại rơi vào kỳ thực tập của hầu hết các Khoa khóa 2015.
8. Cấu trúc báo cáo nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 phần với các nội dung cụ thể như sau: Phần Mở đầu
- Trình bày lý do, mục tiêu, đối tượng, khách thể, phạm vi, ý nghĩa lý luận và thực tiễn,
hạn chế của nghiên cứu. Chương 1 - Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận, trình bày
nền tảng lý thuyết và phương pháp thực hiện nghiên cứu, cách chọn mẫu và phương
pháp xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong hai chương tiếp theo. Kết
quả nghiên cứu được trình bày trong hai chương. Chương 2 - Trình bày thực trạng tham
gia trong lớp học hiện nay và nhận thức tham gia trong lớp học của sinh viên, cùng các
biến kiểm soát kiểm định sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm thuộc biến kiểm
sốt. Và, Chương 3 - Phân tích những yếu tố thúc đẩy sinh viên tham gia trong lớp học
từ hành vi giao tiếp của giảng viên và vốn văn hóa của sinh viên. Tác động của các biến
hành vi hành giao tiếp đến hình thức tham gia chủ động trong lớp học của sinh viên và
nhận thức về các nhận định hình thành nhân tố vốn văn hóa của sinh viên. Phần Kết
luận và Thảo luận về đề tài – kết luận những điểm chính của nghiên cứu và bàn luận,
đề xuất hướng đi dựa trên kết quả nghiên cứu, chỉ ra những giới hạn của đề tài và đưa
ra gợi ý cho những ý tưởng đề tài tiếp theo.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Nghiên cứu quốc tế
Các nhà nghiên cứu quốc tế đã có những báo cáo rộng lớn về việc tham gia lớp
học của sinh viên trong nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này và khả
năng tiếp cận với các tài liệu được công bố, chúng tơi tập trung tổng quan những cơng
trình nghiên cứu quốc tế đã có về sự tham gia của sinh viên vào lớp học và sự tương tác
giữa giảng viên-sinh viên.
Trong bài báo của (Rocca, 2010), bằng việc tổng quan tài liệu [literature review]
từ những nghiên cứu đã có trong 51 năm (từ 1958 đến 2009) về việc tham gia của sinh
viên trong lớp học đại học, tác giả đã có “một cái nhìn tởng quan và tồn diện về lợi ích
của việc tham gia, các vấn đề hiển nhiên trong sự tham gia, niềm tin của sinh viên và
các đặc điểm cá tính trong sự tham gia, ảnh hưởng của người hướng dẫn” và tác giả có
những đề xuất cụ thể cho sự tăng cường vào việc tham gia lớp học, vai trị của giới tính
trong việc tham gia và tham gia vào các khóa học trên web. Bài viết của (Rocca, 2010)
làm nền tảng tổng quan chủ đạo cho nghiên cứu của chúng tơi khi nó đề cập trực tiếp
đến những khía cạnh cụ thể thuộc về các yếu tố như sau: (i) Yếu tố khách quan (Mơi
trường học, khơng khí lớp học, đặc điểm lớp học,…); (ii) Yếu tố chủ quan, đến từ hai
phía bao gồm bản thân sinh viên (như niềm tin của sinh viên, đặc điểm – cá tính của
sinh viên,…) và giảng viên/người hướng dẫn [instructor] (như thái độ/hành vi của giảng
viên, khả năng điều hòa, làm chủ lớp học của giảng viên, kinh nghiệm/kỹ năng của giảng
viên,…); (iii) Yếu tố về giới tính, đến từ giới tính của sinh viên hay giới tính của giảng
viên (như lịng tự trọng [self-esteem], sự thu hút theo giới tính của giảng viên đối với
sinh viên,…).
Mối quan hệ giữa sự tham gia của sinh viên trong lớp học với các yếu tố thuộc về
yếu tố khách quan là không thể phủ nhận. Bằng phương pháp quan sát [observation on
classrooms], thảo luận nhóm [focus group discussion – FGD] thông qua câu hỏi “các
yếu tố thúc đẩy sinh viên lên tiếng hay không lên tiếng trong lớp học”. (Mohd. Yusof
Abdullah, Student’s participation in classroom: What motivates them to speak up?,
2012) quan sát thấy rằng, yếu tố môi trường như kích thước lớp học, vị trí chỗ ngồi có
sự khác biệt giữa sinh viên thụ động và sinh viên chủ động, tuy nhiên, yếu tố môi trường
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
7
thì không ảnh hưởng đến việc tham gia trong lớp học của sinh viên, nhưng thời gian
giảng [lecture time] là “quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên”.
Bằng việc phỏng vấn sinh viên, (Siti Maziha Mustapha, 2010) cho thấy cách bố trí lớp
học chật hẹp với số lượng sinh viên lớn và việc giao tiếp khó khăn, khơng thể lắng nghe
nhau là ngun nhân ngăn cản sinh viên tham gia trong lớp học.
Cũng trong một nghiên cứu khác của (Mohd. Yusof Abdullah, 2012) với mục đích
điều tra văn hóa [investigate the culture] của sự tham gia của sinh viên trong q trình
học tập, nhóm tác giả đã định nghĩa học tập “là một quá trình diễn ra trong bối cảnh xã
hội và tham gia trong sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên”, và chỉ ra những hành
vi tham gia trong lớp học của sinh viên để phân vào hai nhóm: Chủ động (như đặt câu
hỏi, đưa ra ý kiến, thảo luận về chủ đề liên quan đến nội dung giảng dạy) và Thụ động
(như ghi chép bài, ngồi im lặng, nghe giảng, làm việc khác). Bài báo kết luận rằng sinh
viên không tham gia tích cực, họ thích nghe giảng và ghi chép hơn là đặt câu hỏi hay
đưa ra ý kiến hay thảo luận về các chủ đề của bài giảng.
(Siti Maziha Mustapha, 2010), trong một nghiên cứu tại Malaysia của hai ông về
việc hình thành sự tham gia của sinh viên đại học với phương pháp phỏng vấn sâu [depth
interviews] bằng câu hỏi mở [openended questions], đã cho rằng các đặc điểm của giảng
viên (như giải đáp thắc mắc, giúp đỡ sinh viên, hành vi vui vẻ, cởi mở,…) và các đặc
điểm của bạn cùng lớp (như cùng nhau tham gia, tơn trọng ý kiến cá nhân,…) đóng vai
trị quan trọng, (Mohd. Yusof Abdullah, 2012) đồng quan điểm khi chỉ ra rằng “Sinh
viên chủ động thích ngồi với các bạn học của họ, để họ có thể hoạt động tích cực trong
lớp học” còn sinh viên thụ động “thường sẽ yêu cầu sinh viên chủ động đặt câu hỏi thay
cho họ”, bên cạnh đó nội dung bài học và các điều kiện của lớp học (như lớp học diện
tích nhỏ, ít sinh viên, hay như việc sắp xếp chỗ ngồi hình chữ U/hình trịn/bán nguyệt)
cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên một cách tích cực hay tiêu cực.
Từ nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy rằng “các đặc điểm của giảng viên là yếu tố có
ảnh hưởng nhất trong việc khuyến khích sự tham gia của sinh viên”2.
Nhóm yếu tố chủ quan gồm sinh viên và giảng viên có tương quan chặt chẽ đến
việc sinh viên tham gia trong lớp học. (Mohd. Yusof Abdullah, 2012) chỉ ra rằng yếu tố
cá tính và yếu tố người hướng dẫn là quan trọng trong việc thúc đẩy sinh viên lên tiếng.
2
Siti Maziha Mustapha, Nik Suryani Nik Abd Rahman, 2010.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
8
Sinh viên nhấn mạnh trách nhiệm [student responsibilty/freedom] như là một phần của
nhân cách thúc đẩy họ nói. Sinh viên cảm thấy rằng họ có trách nhiệm hỏi để xem mình
có hiểu không, muốn biết hoặc cần làm rõ thêm từ người hướng dẫn. Đối với yếu tố cá
tính của sinh viên, chủ động hay thụ động “đã được nhập tâm [embedded] từ thời thơ
ấu thơng qua xã hội hóa gia đình”, sinh viên có tính cách chủ động thích đọc, thích
được hỏi, được trao đổi, thích đặt câu hỏi, thích được chú ý và hay tò mò, cần làm rõ
những điều họ chưa hiểu từ giảng viên/người hướng dẫn. Sinh viên có tính cách thụ
động thường lo sợ bị la mắng khi phát biểu sai, xấu hổ khi hỏi lệch nội dung, không
quan tâm đến bài giảng/chủ đề môn học vì họ có ít kiến thức về chủ đề được giảng dạy,
vì họ khơng thích đọc và đối với họ, việc lên tiếng chỉ khi cần thiết. Cá tính của sinh
viên cịn được nhóm tác giả (Siti Maziha Mustapha, 2010) đề cập đến khi nói về tính
cách của bạn cùng lớp ảnh hưởng tiêu cực đến việc tham gia lớp học của sinh viên bằng
việc gây ra những tiếng ồn làm cản trở việc thảo luận đang được diễn ra. Và việc bạn
cùng lớp thiếu kiên nhẫn trong việc chờ đợi ai đó phát biểu cũng là nguyên nhân khiến
cho sinh viên cảm thấy không muốn tham gia và trở nên lơ là, thụ động. Ngoài ra, thái
độ tiêu cực khi tham gia trong lớp học còn chịu ảnh hưởng từ tâm trạng cá nhân của
chính sinh viên đó.
Yếu tố giảng viên/người hướng dẫn được cho là quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tham gia lớp học của sinh viên. (Mohd. Yusof Abdullah, 2012; Siti Maziha
Mustapha, 2010) đều cho rằng sinh viên ưa thích giảng viên thân thiện, hiểu rõ từng sinh
viên, khơng chỉ trích sinh viên, ln giữ một tâm trạng tốt, dễ tiếp cận, tạo không khí
học tập thoải mái để sinh viên chia sẻ câu chuyện, suy nghĩ mà không sợ bị la mắng và
đặc biệt, giáo viên chấp nhận những quan điểm khác nhau trong lớp học. Sinh viên sẽ
có thái độ tiêu cực khi mà giảng viên/người hướng dẫn chỉ nói/dạy theo giáo trình soạn
sẵn, hành vi khơng thân thiện. Trong bài viết của (Ed Stolarchuk, 2001) được tiến hành
ở Úc trong các trường phổ thông mà giáo viên và học sinh đều sử dụng máy tính sách
tay [Laptop] là phương tiện chủ yếu cho giảng dạy và học tập. Bằng phương pháp nghiên
cứu định lượng với bản câu hỏi Tương tác của giảng viên [QTI - Questionnaire on
Teacher Interaction] và sử dụng mơ hình hành vi giao tiếp với giảng viên [A model-tomap teacher interpersonal behavior], tác giả cho thấy hành vi của giáo viên có mối tương
quan chặt chẽ đến thái độ học của học sinh trong lớp học, các yếu tố tích cực (như hành
vi lãnh đạo, thân thiện/giúp đỡ) và yếu tố tiêu cực như la rầy có tác động mạnh đến thái
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
9
độ của học sinh. Cùng với việc sử dụng mơ hình hành vi giao tiếp với giảng viên và bản
câu hỏi QTI, nhóm tác giả (Sunny S.U. Lee, 2003) đã thực hiện phỏng vấn bằng bản câu
hỏi, phỏng vấn sâu và quan sát lớp họ. Kết quả dựa trên mơ hình cho thấy, giáo viên có
hành vi gần gũi (lãnh đạo, giúp đỡ/thân thiện, thấu hiểu) đem lại cho học sinh thái độ
tích cực hơn hành vi thống trị (mơ hồ, bất mãn, la rầy, nghiêm khắc), và điểm trung bình
của yếu tố Tránh nhiệm của sinh viên/tự do ở mức độ “đôi khi” phản ánh xu hướng của
giáo viên Hàn Quốc không cho phép học sinh được tự do hoặc có trách nhiệm trong các
bài học của họ. Từ kết quả của phỏng vấn sâu cho thấy giáo viên trường trung học ở
Hàn Quốc là người ra lệnh [directive], nghiêm khắc và khơng cho phép học sinh có các
hoạt động khác để phục vụ việc học. Tuy nhiên, dựa trên kết quả từ quan sát lại cho thấy
học sinh tự do đi lại trong lớp và trao đổi, nói chuyện với nhau mà dường như giáo viên
không để ý đến việc đó, và điều đó thì có khác biệt giữa lớp học các môn tự nhiên và
nhân văn. Kết quả tương tự cũng được thể trong nghiên cứu của (Choon-Lang Quek,
2007) thực hiện ở Singapore trong việc học sinh tham gia trong các dự án công việc
[project work] với giáo viên.
Cuối cùng là yếu tố về giới tính. (Jennifer Moffett, 2014) đã chỉ ra rằng yếu tố
giới tính có sự khác biệt trong việc tham gia trong lớp học khi nào sinh viên tự đánh giá
sự tham gia của mình. Dữ liệu được thu thập bằng bản câu hỏi định lượng [questionnaire]
cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên nam và nữ, khi mà “Các sinh
viên nam cho rằng họ có nhiều khả năng tham gia hơn các sinh viên nữ và cảm thấy tự
tin đủ để tham gia lớp học” và sinh viên nữ thì cảm thấy sợ nói trước đám đơng. Và sinh
viên cảm thấy dễ dàng tham gia trong lớp học khi mà lớp học đó nhỏ hoặc được tổ chức
thành các nhóm nhỏ và có sự tham gia của các sinh viên khác. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ
ra việc các cấp học/năm học tăng lên thì sinh viên cũng tham gia nhiều hơn vào lớp học
so với những sinh viên có cấp học/năm học thấp hơn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận
thấy rằng sinh viên, đặc biệt là nam giới, có nhiều khả năng đặt câu hỏi với giáo viên
nam hơn giáo viên nữ, các giáo viên nữ có nhiều khả năng cung cấp phản hồi tích cực
cho sinh viên và sinh viên có nhiều khả năng tham gia trong các khóa học có hướng dẫn
là nữ nhiều hơn (Pearson và West, 1991; Nadler, 1990; Howard và Henney, 1998; trích
theo Rocca, 2010).
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
10
(Exley, 2013) đưa ra sáu lý do mà sinh viên tương tác và tham gia trong lớp học,
bao gồm: (1) Phát triển những kỹ năng cốt lõi; (2) Phát triển về nhận thức; (3) Chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm với bạn cùng lớp; (4) Phản hồi với giáo viên về hiệu quả giảng
dạy; (5) Trải nghiệm; (6) Tự đánh giá/phản hồi bản thân. (Herrmann, 2013) cũng chỉ ra
rằng, để tăng cường việc tham gia của sinh viên vào lớp học thì cần tăng cường sự hợp
tác/làm việc nhóm cho sinh viên. (Englehart, 2009) cho rằng, các giáo viên tương tác
với sinh viên một cách có trách nhiệm sao cho các sinh viên được trao quyền tự chủ
trong một khung cảnh có cấu trúc và tơn trọng có thể đóng góp đáng kể vào sự phát triển
sức mạnh của cá nhân.
Như vậy, có nhiều tác giả quan tâm đến việc sinh viên tham gia trong lớp học và
tương tác trong lớp học có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của sinh viên, cùng với
những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên. Tuy nhiên, chưa có nghiên
cứu xã hội học nào đánh giá trực tiếp về tương tác trong lớp học, cụ thể là thông qua
hành vi của giáo viên có tác động đến sinh viên và những lý thuyết xã hội học để giải
thích về yếu tố cá nhân của sinh viên. Bằng việc sử dụng Mơ hình hành vi giao tiếp với
giảng viên của Wubbels, Créton và Hooymayers vào năm 1980 (Ed Stolarchuk, 2001)
là điểm mới trong nghiên cứu này của chúng tôi, nhằm tìm hiểu có mối liên hệ nào tồn
tại giữa nhận thức của sinh viên về hành vi giữa giảng viên-sinh viên trong các lớp học,
và thái độ của họ, và việc trao đổi trong lớp học. Mơ hình là sự tổng hợp tất cả những
yếu tố đã được đề cập một cách rời rạc trong các nghiên cứu được tổng quan bên trên
thuộc về hành vi của giảng viên, gồm các yếu tố: Lãnh đạo, Giúp đỡ/Thân thiện, Thấu
hiểu, Trách nhiệm của học sinh/Tự do, Mơ hồ, Bất mãn, La rầy và Nghiêm khắc.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Bên cạnh những nghiên cứu quốc tế về sự tham gia của sinh viên trong lớp học và
tương tác trong lớp học. Chúng tơi cũng tìm kiếm tài liệu liên quan đến chủ đề này tại
Việt Nam, tuy nhiên, khả năng tiếp cận các tài liệu nghiên cứu dưới góc nhìn xã hội học
của chúng tơi vẫn cịn hạn chế. Cho nên, chúng tơi tiến hành tìm hiểu và tổng quan từ
những nghiên cứu ở những ngành học khác nhau nhưng có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
Trước hết, từ bài báo của (Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị
Phương Hoa, 2010) về Thái độ học tập các môn chung của sinh viên Đại học Ngoại ngữ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
11
- Đại học quốc gia Hà Nội, và của (Phan Hữu Tín, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2011)
về Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Đà Lạt,
chúng tơi có cái nhìn bao qt như sau:
Thái độ học tập bao gồm thái độ học trên lớp (được đo lường qua: chăm chú nghe
giảng, ghi chép bài, tham gia phát biểu, chủ động đưa ra các vấn đề cần giải quyết liên
quan đến môn học) và thái độ học ở nhà (được đo lường qua: dành thời gian học tập
hợp lý, tham gia tích cực có hiệu quả các bài tập nhóm, chủ động nắm bắt và trao đổi
kiến thức mới liên quan đến môn học) (Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên Hương,
Nguyễn Thị Phương Hoa, 2010).
Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập bao gồm hai nguyên nhân3 và bảy
yếu tố4, mà chúng tơi phân vào hai nhóm chính như sau: (1) Nguyên nhân khách quan
(gồm: Chất lượng giảng viên, phương pháp giảng dạy, giáo trình-nội dung mơn học,
thực hành-thực tập, cơ sở vật chất, điều kiện sống); (2) Nguyên nhân chủ quan (gồm:
Động lực học tập, phương pháp học tập, nhận thức về mơn học).
Từ cái nhìn bao qt trên, chúng tơi tìm hiểu thêm từ những bài viết được đăng
trên tạp chí, từ những báo cáo nghiên cứu, chúng tơi chú ý đến những yếu tố mà chúng
tôi cho rằng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia của sinh viên vào lớp học là động
lực học tập, phương pháp học tập. Ngoài ra, những yếu tố về gia đình, bạn bè, phương
tiện truyền thơng đại chúng hay các nhóm xã hội khác, trong phạm vi nghiên cứu này
chúng tôi đưa vào phần nhân khẩu học như là biến kiểm sốt và so sánh chứ khơng là
yếu tố tác động chính.
• Động lực học tập
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, động lực có vai trị quan trọng trong quá trình
hoạt động của con người, động lực là quá trình nội tại, giúp thúc đẩy, định hướng và duy
trì hành động được diễn ra liên tục (Murphy, Alexander, 2000). Một cách dễ hiểu, động
lực là yếu tố thôi thúc con người hành động để thỏa mãn nhu cầu, và đi cùng với hành
động được thể hiện ra bên ngoài là một thái độ mà ở đây chúng tôi muốn đề cập đến thái
độ khi tham gia trong lớp học của sinh viên của sinh viên.
3
4
Theo Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Phương Hoa, 2010
Theo Phan Hữu Tín, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2011