Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu khả năng kiểm soát sinh học của các chủng vi sinh vật tiềm năng đối với nấm gây bệnh thán thư và bệnh sương mai trên cây nho (vitis vinifera l ) đề tài nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 73 trang )

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT SINH HỌC CỦA CÁC CHỦNG VI
SINH VẬT TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ VÀ BỆNH
SƯƠNG MAI TRÊN CÂY NHO (Vitis vinifera L.)
006

Bình Dương, 3/2019

i

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT SINH HỌC CỦA CÁC CHỦNG VI
SINH VẬT TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ VÀ BỆNH
SƯƠNG MAI TRÊN CÂY NHO (Vitis vinifera L.)
006
Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Thùy Linh
Khoa: Công nghệ sinh học
Các thành viên:
Lê Diễm Trang
Nguyễn Thị Lan Phương
Phạm Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Minh

Bình Dương, 3/2019

ii

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các triệu chứng của bệnh thán thư trên lá, quả, cành…………………...13
Hình 1.2: Hình thái khuẩn lạc nấm Colletotrichum………………………………..16
Hình 1.3: Hình thái bào tử nấm Colletotrichum…………………………………...17

Hình 3.1: Hình thái đại thể mặt trước và sau đĩa của các chủng nấm……………...34
Hình 3.2: Hình ảnh quan sát vi thể của chủng NT1………………………………..36
Hình 3.3: Hình ảnh quan sát vi thể của chủng NT2……………………………..…37
Hình 3.4: Hình ảnh quan sát vi thể của chủng NT3……………………..…………37
Hình 3.5 : Hình ảnh quan sát vi thể của chủng NT4……………………………….38
Hình 3.6 : Hình ảnh quan sát vi thể của chủng T5………………………..………..38
Hình 3.7: Hình ảnh quan sát vi thể của chủng TN2……….……….………………39
Hình 3.8: Kết quả gây nhiễm nhân tạo trên lá của các chủng nấm…….……..……41
Hình 3.9: Kết quả quan sát đại thể của nấm NT1 sau khi tái phân lập từ lá nho bị gây
nhiễm… ……………………………………………………………...…………….42
Hình 3.10: Kết quả quan sát vi thể của chủng nấm NT1 sau khi tái phân lập từ lá nho bị
gây nhiễm……………..………………………………….…………..……………..43
Hình 3.11: Kết quả giải trình tự mẫu nấm NT1..............................…......................44
Hình 3.12: Kết quả BLAST trình tự NT1 trên NCBI......……...................…..........45
Hình

3.13:

Kết quả

dựng cây

phả

hệ

bằng phương pháp

Maximum


likelihood..……………...……………………………………………………….....46
Hình 3.14: Kết quả quan sát đại thể các chủng vi khuẩn…………………..............48
Hình 3.15: Kết quả quan sát vi thể các chủng vi khuẩn……………………………49

iii

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

Hình 3.16: Kết quả định tính khả năng đối kháng nấm bệnh của một số chủng vi
khuẩn………………………………………………………………………............51
Hình 3.17: Kết quả thử nghiệm khả năng tương thích của các chủng vi khuẩn…..52
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của nho có trong 100g phần ăn được………………7
Bảng 1.2: Bảng thống kê tình hình phân bố và trồng trọt nho một số khu vực trên thế
giới năm 2016………………………………………………..…………………… 8
Bảng 1.3: Bảng thống kê sản lượng nho của các nước trên thế giới năm 2016……9
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng nho cả nước từ năm 2005 đến năm 2016….…..10
Bảng 3.1: Kết quả thu nhận mẫu và phân lập các chủng nấm…………………….11
Bảng 3.2: Kết quả quan sát đại thể của 6 chủng nấm………………………….….12
Bảng 3.3: Kết quả quan sát vi thể của 6 chủng nấm……………..………………..13
Bảng 3.4: Kết quả quan sát đại thể của các chủng vi khuẩn………………………..54
Bảng 3.5: Kết quả quan sát vi thể của các chủng vi khuẩn…………………………55
Bảng 3.6: Kết quả định tính khả năng kháng nấm của các chủng vi khuẩn………..57
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thí nghiệm……………………………………………………….19


iv

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PDA

Potato Dextrose Agar

cm

Centimet

ha

hecta

cs.

Cộng sự

C.gloesporioides

Colletotrichum gloesporioides


E. ampelina

Elsinoe ampelina

G. ampelophagum

Gloeosporium ampelophagum

C.acutatum

Colletotrichum acutatum

CFU

Colony Forming Unit

PCR

Polymerase Chain Reaction

v

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..………..1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..………..1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………..……….2
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..……...2
4. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………...……2
Phần I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................... Error! Bookmark not defined.4
1. TỔNG QUAN VỀ CÂY NHO ....................................................................5
1.1.

Giới thiệu..........................................................................................5

1.2.

Phân loại ...........................................................................................6

1.3.

Giá trị dinh dưỡng.............................................................................7

2. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ TRỒNG TRỌT NHO .....................................8
2.1.

Trên thế giới .....................................................................................8

2.2.

Ở Việt Nam ......................................................................................9

3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY NHO ................................ 10

4. BỆNH THÁN THƯ GÂY HẠI TRÊN NHO ............................................. 12

5.

4.1.

Tổng quan về bệnh thán thư ............................................................ 12

4.2.

Tác nhân gây bệnh .......................................................................... 14

PHƯƠNG PHÁP PCR…………………………………………..……….17
5.1.

Định nghĩa PCR……………………………………………..……17

5.2.

Nguyên tắc………………………………………………………..18

Phần II:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................19
1. ĐIẠ ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................................................20
v

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

2. VẬT LIỆU ................................................................................................ 20
3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU................................................ 20
3.1.

Thiết bị và dụng cụ ......................................................................... 20

3.2.

Mơi trường, hóa chất..................................................................... 221

4. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................................................. 221
4.1.

Bố trí thí nghiệm ........................................................................... 221

4.2.

Phân lập và định danh vi nấm bằng phương pháp sinh học phân tử..21

4.3.

Tái phân lập các chủng vi khuẩn tiềm năng ..... Error! Bookmark not

defined.
4.4.

Sàng lọc các chủng vi khuẩn tiềm năngError! Bookmark not defined.


Phần III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 229
1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN

CÂY

NHO ............................................................................................................... 30
1.1.

Kết quả quan sát đại thể ..................................................................30

1.2.

Kết quả quan sát vi thể .................................................................. ..35

1.3.

Kết quả gây nhiễm nhân tạo trên lá nho……………………….…….40

1.4.

Kết quả tái phân lập vi nấm gây bệnh trên lá nho……………......….42

1.5.

Kết quả định danh vi nấm bằng phương pháp sinh học phân tử….…44

2. KẾT QUẢ TÁI PHÂN LẬP VI KHUẨN………………………………….…46
2.1.

Kết quả quan sát đại thể……………………………………………...46


2.2.

Kết quả quan sát vi thể……………………………………………….48

3. KẾT QUẢ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI
KHÁNG NẤM BỆNH……………………………………………………….……….50
3.1.

Kết quả định tính khả năng kháng nấm bệnh của các chủng vi khuẩn..50
vi

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

3.2. Kết quả khảo sát khả năng tương thích của các chủng vi khuẩn tiềm
năng…………………………………………………………………………………...51
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………53
1. KẾT LUẬN .................................................................................................54
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 55
PHỤ LỤC………………………………………..…………………………………67

vii

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH



GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT SINH HỌC CỦA CÁC
CHỦNG VI SINH VẬT TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ
VÀ BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÂY NHO (Vitis vinifera L.)
- Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thùy Linh
- Lớp: NN51

Khoa: CNSH Năm thứ: 4

Số năm đào tạo: 4


- Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Minh
2. Mục tiêu đề tài: Phân lập và định danh vi nấm gây bệnh thán thư trên cây nho.
Đồng thời sàng lọc các chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng kiểm sốt sinh học vi
nấm gây bệnh
3. Tính mới và sáng tạo: Tại Việt Nam chưa có công bố khoa học nào về biện pháp
sinh học sử dụng vi khuẩn giúp phòng trừ bệnh thán thư trên nho
4. Kết quả nghiên cứu: Phân lập được vi nấm Colletotrichum gloeosporioides gây
bệnh thán thư trên nho bằng phương pháp sinh học phân tử. Sàng lọc được các chủng
vi khuẩn có khả năng kiểm sốt nấm bệnh
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài: Ứng dụng nghiên cứu chế phẩm sinh học giúp phòng trừ
bệnh thán thư từ các chủng vi khuẩn đã phân lập được
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
viii

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ngày25 tháng 03 năm 2019
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Vũ Thị Thùy Linh


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày 25 tháng
Xác nhận của đơn vị

03 năm 2019

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

Nguyễn Văn Minh

ix

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

NAM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Vũ Thị Thùy Linh
Sinh ngày: 23 tháng 09 năm 1997
Nơi sinh: Nam Định
Lớp: NN51

Khóa: 2015

Khoa: Cơng nghệ sinh học
Địa chỉ liên hệ: 256/25/31A Phan Huy Ích phương 12 quận Gị Vấp TPHCM
Điện thoại: 0392422817
Email:
II. Q TRÌNH HỌC TẬP):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Công nghệ sinh học
Khoa: Công nghệ sinh học
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình
Sơ lược thành tích: Điểm trung bình 6.74
* Năm thứ 2:
Ngành học: Cơng nghệ sinh học
Khoa: Công nghệ sinh học
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình
x


SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

Sơ lược thành tích: Điểm trung bình 6.60
* Năm thứ 3 :
Ngành học: Công nghệ sinh học
Khoa: Công nghệ sinh học
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình - Khá
Sơ lược thành tích: Điểm trung bình 7.75
* Năm thứ 4 (học kì I) :
Ngành học: Công nghệ sinh học
Khoa: Công nghệ sinh học
Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Điểm trung bình 10
Ngày 25 tháng 03 năm 2019
Xác nhận của đơn vị

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài

Vũ Thị Thùy Linh

xi


SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

PHẦN MỞ ĐẦU

xii

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

1. Lý do chọn đề tài
Cây nho (Vitis vinifera L.) thuộc họ nho (Ampelidaeae) có nguồn gốc ở các
miền ơn đới Âu – Á và là một trong những cây có từ lâu đời nhất trên trái đất (90 - 95
triệu năm). Nho đem lại nguồn lợi lớn về dinh dưỡng và kinh tế. Theo FAO, sản lượng
nho trên thế giới năm 2016 đạt 93 triệu tấn với tổng diện tích trồng trên toàn thế giới
khoảng 8 triệu ha (FAO, 2016). Ở nước ta, cây nho được xem là một loại cây chủ lực
nên luôn được chú trọng phát triển ở những nơi có điều kiện thời tiết khí hậu khơ ráo
quanh năm, điều kiện thổ nhưỡng đặc thù thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của
nho như tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Nhờ vậy, cây nho ở Ninh Thuận đã giúp người
dân nơi đây thốt nghèo và khơng ít người vươn lên làm giàu do giá trị kinh tế cao hơn
cây trồng khác (Anh Tùng, 2018). Theo thống kê của ngành Nơng nghiệp cả nước năm

2005 diện tích nho là 1900 ha. Đến năm 2017, diện tích trồng nho giảm xuống còn
khoảng 1400 ha (Tổng cục thống kê, 2017). Một số ngun nhân dẫn đến tình trạng diện
tích trồng nho giảm như: giá cả, bất lợi thời tiết…. đặc biệt là các loại bệnh do nấm
bệnh, sâu hại và côn trùng. Trong số các bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây nho
thì bệnh thán thư (Anthracnose) hay cịn gọi là bệnh ung thư ở nho, thẹo quả, bệnh đốm
mắt chim do vi nấm Elsinoe ampeline, Colletotrichum gloeosprioider, Sphaceloma
ampelium gây ra (Jamadar, 2007). Ngoài việc làm giảm năng suất, bệnh còn làm giảm
đáng kể chất lượng thương phẩm dẫn tới làm giảm giá trị hàng hóa, gây ảnh hưởng lớn
đến kinh tế của bà con nông dân. Hiện nay, để khắc phục tình trạng bệnh thán thư, đa số
người dân sử dụng các loại thuốc hóa học gốc đồng như Kocie 61,4 DF, Champoin
77WP,... (Sở NN & PTNT Ninh Thuận, 2011). Tuy nhiên, thuốc hóa học cần thời gian
cách ly dài ngày sau khi phun, bón và có ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái xung
quanh cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Do đó các nhà khoa học đang tìm kiếm những
phương pháp sinh học để đem lại những biện pháp tối ưu hơn cho người sử dụng.
Nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu đó, đã có những nghiên cứu trong và ngồi
nước được thực hiện nhằm tìm ra các biện pháp phịng trừ và kiểm sốt nấm bệnh có thể

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

1


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

kể đến như nghiên cứu của Phạm Đình Dũng và cs. năm 2017 về khả năng kháng nấm
Colletotrichum gloeosporioides của chế phẩm Oligochitosan – Nano Silica (SiO2),
nghiên cứu của Nithin B và cs. năm 2018 về việc sử dụng dịch chiết thực vật để kiểm
soát bệnh thán thư trên cây nho nho (Vitis vinifera L.),…

Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu được cơng bố về các biện pháp sinh học tối ưu
để phòng trừ nấm gây bệnh thán thư trên nho. Đứng trước tình hình đó, cần đưa ra các
biện pháp sinh học phịng trừ bệnh hại phù hợp, hiệu quả, ít tốn kém, không gây ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng kiểm soát sinh học của các chủng vi sinh vật tiềm năng

đối với

nấm gây bệnh thán thư trên cây nho (Vitis vinifera L.)” với mục tiêu tìm ra các chủng vi
sinh tiềm năng có khả năng kiểm soát sinh học vi nấm gây bệnh thán thư trên cây nho,
hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ an toàn cho người dân và là tiền đề cho những nghiên
cứu sâu hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Phân lập và định danh vi nấm gây bệnh thán thư trên nho bằng phương pháp sinh
học phân tử
 Sàng lọc các chủng vi sinh vật tiềm năng có khả năng kiểm sốt vi nấm gây bệnh
thán thư trên nho.
 Đánh giá khả năng kiểm soát nấm bệnh của các chủng vi khuẩn.
 Khảo sát khả năng tương thích giữa các chủng vi khuẩn tuyển chọn được lựa chọn.
 Đánh giá hiệu quả kiểm soát nấm bệnh của các chủng vi sinh vật tiềm năng trên cây
nho ở quy mô nhà lưới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm nấm gây bệnh thán thư trên cây nho Colletotrichum
gloeosporioides và các chủng vi khuẩn của phịng thí nghiệm Cơng nghệ vi sinh 1 tại
trường Đại học Mở TPHCM cơ sở III Bình Dương
4. Phạm vi nghiên cứu

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

2



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

Phạm vi nghiên cứu nằm trong lĩnh vực nông nghiệp

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

3


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

4


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

1. TỔNG QUAN VỀ CÂY NHO

1.1. Giới thiệu
Cây nho (Vitis vinifera. L) thuộc chi Vitis, họ Vitaceae có nguồn gốc ở các miền
ơn đới Âu – Á (Acmênia – Iran) và là một trong những cây có từ lâu đời nhất trên trái
đất (90 - 95 triệu năm). Nho được trồng đầu tiên ở gần biển Caspian của Liên Xô cũ sau
phát triển theo hướng phía tây của châu Âu và lục địa châu Mỹ và hướng về phía đơng
đối với Iran và Afghanistan (Jamadar, 2007).
Nho là cây dây leo thân gỗ, lá hình tim, quả trịn, nhỏ, mọc thành chùm từ 6 300 trái một chùm, có màu đen, vàng, đỏ tía, xanh lục. Khi chín quả dùng để ăn tươi,
làm nho khô, rượu vang nho hoặc các loại nước quả (Vũ Cơng Hậu, 2001). Nho là cây
ăn quả có giá trị, được trồng tập trung ở vùng có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới. Tuy
được trồng ở phổ rộng về khí hậu nhưng đặc điểm đáng chú ý nhất của nho là u cầu
có một mùa khơ đủ dài để tích lũy đường, đây cũng chính là yếu tố quan trọng nhất để
tạo nên chất lượng nho. Nhiệt độ là một trong các yếu tố quan trọng giúp cây nho phát
triển sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, nhiệt độ phù hợp cho cây nho
phát triển từ 18 – 30oC, nhiệt độ thấp dưới 10oC hoặc cao trên 38oC đều gây ảnh hưởng
xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nho. Đồng thời nho cũng là cây ưa sáng,
thiếu ánh sáng trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hydrat carbon
gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nho. Nếu thiếu ánh sáng trong thời kỳ ra
hoa và đậu quả sẽ dễ dẫn đến tình trạng rụng hoa và rụng quả non. Ẩm độ khơng khí
đóng vai trị quyết định lớn đến năng suất và phẩm chất nho, vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến q trình sinh trưởng phát triển của cây nho, ẩm độ khơng khí phù hợp với nho từ
70 - 75%, ẩm độ khơng khí cao nho dễ bị nhiễm các loại nấm bệnh. Lượng mưa phù hợp
cho nho từ 700 - 850 mm/năm, lượng mưa cao trên 1.200 mm/năm dễ gây nên hiện
tượng úng nước của bộ rễ, mưa lớn vào thời kỳ ra hoa đậu quả gây nên hiện tượng rụng
hoa, rụng quả. Nho thích hợp trên nhiều loại đất, từ cát thơ, lẫn sỏi đá đến đất thịt nặng.
Các đất có thành phần cơ giới sét nặng, tầng canh tác nơng, tiêu thốt nước kém không
SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

5



GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

phù hợp cho nho. Khoảng giá trị pH phù hợp cho nho từ 5,5 - 7,5, nếu pH thấp dưới 4,5
hoặc cao trên 8,5 có ảnh hưởng khơng tốt đến q trình sinh trưởng và phát triển của
cây nho. Yêu cầu đất trồng nho có độ phì cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình,
tầng đất dày, khả năng thốt nước tốt (Sở NN & PTNT Ninh Thuận, 2011).
Với diện tích trồng nho trên toàn thế giới năm 2017 là hơn 7,5 triệu ha và đem
lại sản lượng nho hàng năm trên toàn thế giới đạt trên 90 triệu tấn, tập trung ở các nước
như Mỹ, Brazil, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ… nho
hiện đang là loại trái cây đem lại giá trị kinh tế khá lớn ở nhiều quốc gia (OIV, 2018).
Năm 2000, nho chỉ được trồng chủ yếu ở các nước như Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Thổ Nhĩ
Kì, Trung Quốc nhưng đến năm 2017, nho đã được trồng nhiều ở các nước khác như Ấn
Độ, Đức, Iran…. Ở vùng nhiệt đới Châu Á, nho phát triển mạnh ở các nước như Ấn Độ,
Thái Lan, Philippin, Trung Quốc chiếm 26% diện tích trồng và 34% sản lượng nho trên
toàn thế giới (Jean-Marie Aurand, 2018).
1.2. Phân loại
Dựa vào khóa phân loại của CABI (2017), phân loại khoa học của nho như sau:
Giới:

Spermtophyta

Ngành:

Tracheobionta

Ngành phụ:

Pteropsida


Lớp:

Magnoliopsida

Lớp phụ:

Dicotyledons

Bộ:

Rhamnales

Họ:

Vitaceae

Chi:

Vitis

Hiện có rất nhiều lồi nho đa dạng như: Vitis vinifera, Vitis labrusca, Vitis
riparia, Vitis lincecumii, Vitis riparia, Vitis aestivalis… nhưng Vitis vinifera là phổ biến
nhất. Hơn 90% tổng sản lượng nho thu hoạch hàng năm trên thế giới thuộc loài Vitis

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

6



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

vinifera. Ngoài ra cịn một số lồi nho lai ghép, chủ yếu là lai ghép giữa V. vinifera và
một trong các thứ (biến chủng) của V. labrusca, V. riparia hay V. aestivalis. Các giống
lai ghép có xu hướng ít nhạy cảm với sương muối và dịch bệnh (Vũ Công Hậu, 2001).
Ở nước ta, giống nho đỏ Cardinal được trồng nhiều vì đây là giống nho quan
trọng khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở các nước khác như Thái Lan, Philippines,… vì
có nhiều ưu điểm như mẫu mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng sản
phẩm khá tốt. Ngồi ra, cịn một số giống nho khác được trồng ở Việt Nam như NH0148, NH01-93,… nhờ những đặc điểm vượt trội như bộ rễ khỏe mạnh, vỏ dày, độ đường
cao, thích nghi với nhiều loại đất, có khả năng chống chịu điều kiện khắc nghiệt của môi
trường, khả năng nhân giống cao (Vũ Công Hậu, 2001)
1.3. Giá trị dinh dưỡng
Nho là một loại quả chứa nhiều đường, độ ngọt tương đương với các loại trái
cây nhiệt đới như nhãn, vải, hồng... Đường trong nho ngọt ở dạng dễ tiêu như Glucose,
Fructose… Ngoài ra, trong nho cịn chứa nhiều loại muối khống và vitamin khác nhau,
đem lại những lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp. Không chỉ vậy, quả nho chứa một hàm
lượng lớn polyphenol. Đây là chất làm hạn chế quá trình đơng của tiểu cầu, giảm bệnh
nhồi máu cơ tim, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chữa cao huyết áp, chống lão
hóa… (Vũ Cơng Hậu, 2001). Bên cạnh đó một số lợi ích từ các sản phẩm làm từ nho có
thể kể đến như như rượu vang nho có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan đến tim mạch,
tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, hoặc làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu,
tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể (Lysa và cs., 2010). Đặc biệt, chiết xuất hạt
nho đã được chứng minh có tác dụng dược lý và trị liệu như chống oxy hóa, chống viêm
và kháng khuẩn, cũng như có tác dụng bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan và bảo vệ thần kinh
(Marjan và cs., 2016). Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2007 về thành phần
các dưỡng chất có trong nho được thống kê qua bảng sau:
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của nho có trong 100g phần ăn được


SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

7


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Nguồn: Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng)
Thành phần

Hàm

Đơn

Thành phần

Hàm

Đơn

dinh dưỡng

lượng

vị

dinh dưỡng


lượng

vị

Năng lượng

68

KCal

Phospho

22

mg

Nước

82,1

g

Natri

2

mg

Carbonhydrate


16,3

g

Magie

7

mg

Đường tổng

15,48

g

Kali

191

mg

Calci

17

mg

Vitamin C


3

mg

2. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ TRỒNG TRỌT NHO
2.1. Trên thế giới
Theo thống kê của FAO năm 2017, diện tích trồng nho trên tồn thế giới khoảng
8 triệu ha, đem lại sản lượng lên đến 93 triệu tấn (FAO, 2017). Trong số đó, 2/3 sản
lượng nho là để sản xuất rượu, khoảng 30 triệu tấn còn lại là để ăn tươi hoặc làm nho
khô (OIV, 2018). Châu Âu là khu vực có diện tích trồng nho nhiều nhất trên thế giới,
tập trung ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Italy, Pháp,… (FAO, 2017). Tình hình
phân bố và trồng trọt nho ở một số châu lục và các nước trên thế giới được thể hiện qua
bảng 1.2 và 1.3 như sau:
Bảng 1.2: Bảng thống kê tình hình phân bố và trồng trọt nho một số khu vực trên
thế giới năm 2016 (Nguồn: FAO, 2017)
Stt
1

Khu vực
Châu Á

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2.122.552

28.918.424


8


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2

Châu Âu

3.446.864

27.797.147

3

Châu Phi

349.555

4.882.477

4

Châu Mỹ

1.001.379


13.659.439

5

Châu Đại Dương

176.393

2.181.442

Bảng 1.3: Bảng thống kê sản lượng nho của các nước trên thế giới năm 2016
(Nguồn: FAO, 2017)
Stt

Quốc gia

Sản lượng

Stt

Quốc gia

(tấn)

Sản lượng
(tấn)

1

Trung Quốc


14.842.680

7

Thổ Nhĩ Kỳ

4.000.000

2

Pháp

6.247.034

8

Đức

1.225.570

3

Ấn Độ

2.590.000

9

Uzbekistan


1.642.349

4

Iran

2.450.021

10

Italy

8.201.914

5

Australita

1.772.911

11 Chile

2.473.588

6

Tây Ban Nha

5.934.239


12 Argentina

1.758.418

Qua bảng 1.2 và 1.3 nhận thấy Châu Á là châu lục có sản lượng nho hàng năm
cao nhất thế giới và Trung Quốc chính là quốc gia có sản lượng nho sản xuất cao nhất
thế giới
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây nho được xác định là cây trồng chủ lực nên được tập trung phát
triển ở những khu vực khơng bị ngập úng, có điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai phù hợp.
Diện tích trồng nho của cả nước năm 2016 khoảng 1400 ha, trong đó tỉnh Ninh Thuận
chiếm khoảng 90% diện tích trồng và đạt 95 - 98% năng suất nho hàng năm, chủ yếu ở

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

9


GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

các xã như Phước Hậu, Phước Sơn, Phước Nam, Phước Thuận và Phước Dân, Tân Giang,
Bầu Zôn và Lanh Ra (huyện Ninh Phước), Thành Hải và Ðô Vinh (Phan Rang – Tháp
Chàm) (Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2017). Diện tích và sản lượng nho cả nước qua
các năm được thể hiện trong bảng 1.4 như sau:
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng nho cả nước từ năm 2005 đến năm 2016
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2017)
Năm


Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

2005

1.900

28.600

2011

800

14.700

2006


1.750

28.500

2012

800

16.300

2007

1.500

28.200

2013

900

19.200

2008

1.200

26.300

2014


1.100

23.900

2009

1.200

24.000

2015

1.400

31.000

2010

900

16.700

2016

1.400

33.400

Năm


Qua bảng thống kê trên có thể thấy diện tích trồng nho cả nước hiện nay đã giảm
đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân có thể kể đến như thời
tiết, nhiều sản phẩm nho nhập khẩu vào Việt Nam nên người dân không chuộng nho
Việt, nấm bệnh… Trong số các nguyên nhân kể trên, hầu hết đều có thể khắc phục bằng
những phương pháp khác nhau nhưng vấn đề nấm bệnh đến giờ vẫn chưa có giải pháp
giải quyết triệt để. Đây cũng chính là nguyên nhân đặc biệt quan trọng gây ảnh hưởng
đến năng suất cũng như diện tích trồng nho nước ta và trên thế giới.
3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY NHO
Hiện nay, có rất nhiều bệnh gây hại cho nho trên thế giới. Trong số đó có những
bệnh khá phổ biến và gây ảnh hưởng khá lớn đến việc trồng trọt nho. Một số bệnh

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

10


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

thường gặp trên cây nho và để lại hậu quả nghiêm trọng theo mô tả của Vũ Công Hậu
(2001) như sau:
Bệnh mốc sương (Downy mildew)
Bệnh xuất hiện vào thời kỳ nho sinh trưởng mạnh về thân lá ở những vùng có
khí hậu ấm và ẩm. Trong điều kiện thiếu mưa vào mùa xuân hoặc mùa hè ở những vùng
nho ôn đới như Afganistan, California, Chilê... bệnh ít phát triển. Bệnh này do nấm
Plasmopara viticola gây ra. Nấm chủ yếu tấn công trên lá non và lá bánh tẻ. Triệu chứng
đầu tiên là xuất hiện các vết màu vàng với kích thước và hình dáng khơng đồng đều, sau
đó mọc lên các bào tử nấm màu trắng.

Bệnh phấn trắng (Powdery mildew)
Bệnh nấm trắng được người trồng nho ở Ninh Thuận gọi là bệnh nấm xám hay
bột xám do nấm Uncinula necator gây ra. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ sau đó được
phát hiện ở Anh. Ngày nay, người ta thấy bệnh nấm trắng gây hại trên tất cả các vùng
nho trên thế giới, bao gồm cả các nước có khí hậu nhiệt đới.
Bệnh rỉ sắt
Đây là bệnh nguy hiểm trên nho, chúng xuất hiện đầu tiên ở vùng nhiệt đới, sau
đó lan sang các vùng nho ôn đới của châu Á từ Srilanca, Ấn Độ và Bắc Java tới Triều
Tiên và Nhật Bản. Ở các nước châu Mỹ thì từ Colombia, Venezuela và Trung Mỹ tới
miền Nam Florida và các bang khác của Mỹ. Bệnh hại nặng đặc biệt ở vùng châu Á và
Trung Mỹ, nếu khơng được phịng trừ thì cây nho bị tàn lụi. Tác nhân gây bệnh do nhiều
loài nấm, nhưng ở Việt Nam tác nhân gây bệnh được xác định là nấm Kuehneola vitis
gây ra. Nấm chủ yếu gây hại trên lá bánh tẻ và lá già, chính vì thế mà thường thấy nấm
xuất hiện vào cuối vụ.
Bệnh thán thư (Anthracnose)

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

11


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

Bệnh thán thư nói chung là bệnh gây hại nguy hiểm đối với tất cả các loài cây
trồng, tập trung trên các cây: bơng, bầu bí, cà chua, chuối, đậu, ngũ cốc, xồi, củ hành,
cây tiêu... Nấm gây hại ở tất cả các bộ phân của cây trên mặt đất (White và cs, 1990). Ở
Việt Nam, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. là bệnh hại rất phổ biến trên nhiều
cây ăn quả (xồi, chơm chơm, đu đủ..), cây cơng nghiệp dài ngày (cà phê, ca cao,

điều…), cây công nghiệp ngắn ngày mức độ gây hại rất lớn, những cây bị bệnh gây hại
nặng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng
sản phẩm. Đây cũng chính là bệnh gây hại đặc biệt nghiêm trọng trên cây nho và vẫn
chưa có phương pháp phịng trừ hiệu quả.
4. BỆNH THÁN THƯ GÂY HẠI TRÊN NHO
4.1. Tổng quan về bệnh thán thư
Bệnh thán thư gây hại nho trên thế giới được Pliny phát hiện lần đầu tiên ở Italia
vào năm 1886, bệnh lan truyền và phát triển rất mạnh ở Châu Âu trong nhiều thế kỷ qua.
Bệnh gây tổn thất rất lớn tại Nam Phi, Nam Mỹ và Chilê trong giai đoạn 1950 - 1951,
90% diện tích trồng nho bị bệnh thán thư gây hại, thiệt hại năng suất và sản lượng 83 100% (Jamadar, 2007). Ở Việt Nam, bệnh thán thư gây hại nho từ năm 1999 ở Ninh
Thuận và sau đó lan sang các vùng trồng nho của cả nước. Bệnh gây hại trên tất cả các
bộ phận của cây trên mặt đất, đặc biệt tập trung vào các chồi, quả non… Nghiêm trọng
nhất quả bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch và làm giảm năng suất có thể
tới 70 - 80%. Ngồi việc làm giảm năng suất, bệnh còn làm giảm đáng kể chất lượng
thương phẩm dẫn tới làm giảm giá trị hàng hóa (Sở NN & PTNT Ninh Thuận, 2011).
Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về đối tượng nấm gây bệnh thán thư trên nho tại Việt
Nam đến nay còn rất hạn chế, phần lớn mới chỉ nhận dạng loài dựa vào đặc điểm hình
thái.
Theo mơ tả của Annemiek Schilder (2011), bệnh thán thư xuất hiện ở trên tất cả
các bộ phận của cây nho. Dấu hiệu bệnh dễ dàng nhìn thấy bởi mắt thường ở trên lá,

SVTT: VŨ THỊ THÙY LINH

12


×