Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Luật học - Luật hình sự

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Mã số đề tài:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Luật học - Luật hình sự


Sinh viên thực hiện: Trần Phát Tài

Nam, Nữ:

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: LK09A2, Kinh tế và Luật

Năm thứ: 4/4

Ngành học: Luật kinh tế
Người hướng dẫn: Th.s Phạm Thanh Tú

Thành phố Hồ Chí Minh, 3/2013

Nam


Báo cáo Nghiên cứu khoa học

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học trong
cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2013”, em đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ từ những người xung quanh, đặc biệt là các thầy cơ đã hướng dẫn,
góp ý để bài báo cáo được hồn thiện. Vì vậy, trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đặc
biệt đến Th.S Phạm Thanh Tú – người ln quan sát và chỉ dẫn tận tình em hồn
thành bài nghiên cứu khoa học này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy, cô, anh, chị trong ban
tổ chức đã tổ chức và hỗ trợ tất cả nhóm cũng như cá nhân sinh viên tham gia cuộc
thi hồn thành bài nghiên cứu của mình, giúp chúng em có thêm được nhiều kiến
thức chun mơn và phát huy được sự sáng tạo, năng động của mình qua quá trình

nghiên cứu.
Trong thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu thì khơng thể khơng kể đến sự
giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè xung quanh, những người đã có những ý kiến đóng
góp, giúp em hồn thành tốt bài báo cáo của mình. Qua bài nghiên cứu này, em xin
chân thành cảm ơn tất cả các bạn, các cơ, chú, anh chị đã giúp đỡ nhóm trong q
trình nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo này.

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang iii


Báo cáo Nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................... vii
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Kết cấu của chuyên đề ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ..... 4
1.1. Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội .......................... 4
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội .............................................. 4
1.1.2. Đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội ......................................... 5

1.2. Quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ... 11
1.2.1. Đường lối xử lý ........................................................................................ 11
1.2.2. Các hình phạt ........................................................................................... 15
1.2.3. Các biện pháp tư pháp ............................................................................. 21
1.2.4. Án tích...................................................................................................... 24

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang iv


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ...................................................................... 25
2.1. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội ........................................................................................................................... 25
2.1.1. Thực trạng xét xử và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội ........................................................................................... 25
2.1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng ............................ 31
2.1.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc. ..................................... 35
2.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chế định về trách nhiệm hình sự của người
chưa thành niên phạm tội. ..................................................................................... 36
2.2.1. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội ..................................................................................................... 36
2.2.2. Mở các lớp tập huấn về tâm lý người chưa thành niên............................ 43
2.2.3. Thành lập các tòa án riêng để xét xử người chưa thành niên phạm tội ... 44
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49


GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang v


Báo cáo Nghiên cứu khoa học

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BLHS: Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
2. BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
3. NCTN: Người chưa thành niên.
4. TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao.
5. TNHS: Trách nhiệm hình sự.
6. TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh.
7. VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang vi


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong
luật hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn.
- Sinh viên thực hiện: Trần Phát Tài

- Lớp: LK09A2

Khoa: Kinh tế và Luật

Năm thứ: 4

Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: Th.s Phạm Thanh Tú
2. Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật về trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội, căn cứ áp dụng và thực tiễn việc
áp dụng trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật về chế định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm
chưa thành niên, góp phần giáo dục cho người chưa thành niên phạm tội có nhận
thức đúng đắn, làm giảm tỷ lệ tội phạm vị thành niên trong giai đoạn hiện nay trong
cả nước.
3. Tính mới và sáng tạo:
Tính mới của đề tài là tìm ra được những bất cập trong các quy định của pháp
luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội như quy định về
phạm vi áp dụng án treo, sự giám sát của gia đình đối với người chưa thành niên
phạm tội bị áp dụng hình phạt tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đồng thời,
đề tài đưa ra những giải pháp thiết thực và cụ thể như cần phải quy định thời gian
thử thách được giảm còn một nửa khi áp dụng án treo đối với người chưa thành niên
phạm tội so với người đã thành niên phạm tội; quy định phạt tiền đối với gia đình
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang vii



Báo cáo Nghiên cứu khoa học
người chưa thành niên phạm tội nếu khơng có trách nhiệm giáo dục, giám sát người
chưa thành niên phạm tội khi họ bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn; đưa ra ý kiến nghiên cứu thành lập Hội đồng tư vấn tâm lý tội
phạm hoạt động trực tiếp trong cơ cấu tổ chức của Tịa án để có chức năng tham vấn
tâm lý tội phạm cho Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình xét xử.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã nghiên cứu, tìm hiểu được thực trạng xét xử và áp dụng trách nhiệm
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, tìm ra được những khó
khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội ở tòa án nhân dân các cấp, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải
pháp thiết thực, cụ thể nhằm hồn thiện pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài có khả năng áp dụng thực tế cao. Nếu được áp dụng, các nghiên cứu
trong đề tài sẽ đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ quyền lợi của người chưa thành
niên phạm tội, khắc phục một số khó khăn, vướng mắt trong q trình xét xử và áp
dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, phát huy hiệu quả
và vai trị của Bộ luật hình sự trong việc đấu tranh, phịng chống tội phạm là người
chưa thành niên.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên
tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu
(nếu có):

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang viii



Báo cáo Nghiên cứu khoa học
Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Trong quá trình thực hiện đề tài, sinh viên Trần Phát Tài đã tích cực nghiên
cứu, tìm hiểu, hồn thành tốt đề tài. Hiện nay, những quy định về trách nhiệm hình
sự của người chưa thành niên trong Bộ luật hình sự cịn nhiều bất cập, khó khăn,
vướng mắc, đồng thời, công tác xét xử tội phạm là người chưa thành niên trong thực
tế cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đề tài sẽ có khả năng áp dụng vào thực tế cao,
đóng góp thiết thực vào việc hồn thiện pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội, vào công tác giáo dục, xét xử và phòng ngừa tội
phạm là người chưa thành niên.
Ngày
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

tháng

năm


Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)

Trang ix


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Trần Phát Tài
Sinh ngày: 02 tháng 06 năm 1991
Nơi sinh: Long An
Lớp: LK09A2

Khóa: 2009 - 2013

Khoa: Kinh tế và Luật
Địa chỉ liên hệ: Y30, đường số 19, phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân, thành
phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 01234971701

Email:


II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
học):

* Năm thứ 1:
Ngành học: Luật kinh tế

Khoa: Kinh tế và Luật

Kết quả xếp loại học tập: trung bình khá (điểm trung bình: 6.53)
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Luật kinh tế

Khoa: Kinh tế và Luật

Kết quả xếp loại học tập: trung bình khá (điểm trung bình: 6.48)
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Luật kinh tế

Khoa: Kinh tế và Luật

Kết quả xếp loại học tập: trung bình khá (điểm trung bình: 6.97)
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang x


Báo cáo Nghiên cứu khoa học

Sơ lược thành tích: đạt giải khuyến khích cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học
cấp trường năm 2012; đạt giải 3 cuộc thi Sinh viên tìm hiểu pháp luật do Liên chi
hội khoa Kinh tế và luật tổ chức.
* Năm thứ 4:
Ngành học: Luật kinh tế

Khoa: Kinh tế và Luật

Kết quả xếp loại học tập: khá (điểm trung bình: 7.14)
Sơ lược thành tích:

Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Trang xi


Báo cáo Nghiên cứu khoa học

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm hình sự ở nước ta diễn ra ngày càng
phức tạp, tăng nhanh cả về số lượng và mức độ phạm tội, đặc biệt là tội phạm chưa thành
niên. Hành vi phạm tội của các đối tượng này không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy
nghĩ, mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các
băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao. Vấn đề phịng ngừa NCTN phạm tội là trách
nhiệm của toàn xã hội. Hiện nay, ở nước ta có nhiều biện pháp để phịng ngừa NCTN
phạm tội trong đó có biện pháp pháp luật và đây cũng được đánh giá là biện pháp đem lại
hiệu quả cao.
Bộ Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có một chương
(chương X) quy định về NCTN phạm tội, điều này cho thấy tầm quan trọng của pháp luật
hình sự trong việc ngăn ngừa NCTN phạm tội. Tuy nhiên, trước thực trạng NCTN phạm
tội ngày càng nhiều, đặc biệt là gần đây xảy ra rất nhiều vụ án hình sự đặc biệt nghiêm
trọng do NCTN gây ra đã cho thấy sự coi thường pháp luật của họ, gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Trước tình hình đó, có rất nhiều ý kiến cho rằng hệ
thống pháp luật chưa đồng bộ, nhiều kẽ hở, đặc biệt các chế tài dành cho các đối tượng
này chưa cao, chưa đủ sức răn đe. Điều này gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật, dẫn
đến hiệu quả, hiệu lực phòng ngừa tội phạm chưa cao. Vì vậy, cần phải sửa đổi các quy
định pháp luật hình sự về chế định NCTN phạm tội, để răn đe, trấn áp tội phạm chưa
thành niên. Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của cụ thể của pháp luật hình sự về
trách nhiệm hình sự đối với NCTN phạm tội và việc áp dụng các quy định này trong thực
tiễn, em xin chọn đề tài: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn làm đề tài nghiên
cứu trong cuộc thi: Sinh viên nghiên cứu khoa học Khoa Kinh tế và Luật lần thứ V, năm
học 2012 – 2013.
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 1



Báo cáo Nghiên cứu khoa học
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức nên trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ
khơng tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, em mong sẽ nhận được những lời nhận
xét cũng như những đóng góp ý kiến quý báu của q thầy cơ và các bạn để hồn thiện
hơn nội dung của bài báo cáo.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật về trách
nhiệm hình sự của NCTN phạm tội, căn cứ áp dụng và thực tiễn việc áp dụng nó trong
thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật về chế định TNHS đối với tội phạm chưa thành niên, góp phần giáo dục cho
NCTN có nhận thức đúng đắn, làm giảm tỷ lệ tội phạm vị thành niên trong giai đoạn hiện
nay trong cả nước.
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp
luật về TNHS của NCTN phạm tội và tìm hiểu những mặt hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế để từ đó có những giải pháp nhằm hồn thiện quy định của pháp luật về
NCTN phạm tội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của BLHS về TNHS đối với NCTN phạm
tội và thực trạng áp dụng tại các tòa án nhân dân các cấp.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp phân tích, so sánh luật học, tổng hợp.

5. Kết cấu của chuyên đề
Kết cấu của chuyên đề dự kiến gồm 2 chương:
Chương 1: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội theo quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam.

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 2


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định về trách
nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 3


Báo cáo Nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 1: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
NCTN là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tâm - sinh lý, và chưa
có đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của một công dân. Trong khoa học pháp lý, các nhà lập
pháp thường dùng tuổi để xác định một người đã thành niên hay chưa thành niên nhằm
xác định năng lực hành vi, năng lực pháp luật và quyền lợi, nghĩa vụ của người đó trước
pháp luật.
Ở Việt Nam, độ tuổi NCTN được xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 1992,
Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật
Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất
cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của NCTN là dưới 18 tuổi và quy định

riêng những chế định pháp luật đối với NCTN trong từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể, theo
Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Người chưa đủ mười tám tuổi là NCTN”. Tại Điều
68 BLHS có quy định: “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự”. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khái niệm NCTN và khái niệm trẻ em. Theo
Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt
Nam dưới 16 tuổi”. Do vậy, khái niệm trẻ em và khái niệm NCTN là khác nhau vì trẻ em
theo điều luật trên được hiểu là người dưới 16 tuổi còn NCTN là người từ đủ 14 đến dưới
18 tuổi. Như vậy, khái niệm NCTN được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất
và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản
pháp luật của từng quốc gia.
Theo Điều 12 BLHS quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì: “1. Người từ đủ
16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 4


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do
cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Tại Khoản 1, Điều 8 BLHS cũng có quy định:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, từ các quy định trên ta có định nghĩa: NCTN phạm
tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có lỗi cố ý hoặc vô ý trong việc thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm.
1.1.2. Đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội

Đặc điểm của nhóm NCTN biểu hiện trước hết ở vị trí vai trị của tuổi vị thành niên
trong đời sống xã hội cũng như trong chính cuộc đời của mỗi người. Nếu trong cuộc đời,
tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng, giai đoạn bản lề có thể quyết định toàn bộ cuộc
sống sau này của mỗi người thì trong xã hội, thế hệ vị thành niên bao giờ cũng đại diện
cho một sự chuyển tiếp vào các thế hệ mới, hướng tới tương lai. Nguồn nhân lực cho sự
phát triển được nảy sinh, bảo vệ, nuôi dưỡng từ tuổi trẻ em, bổ sung và hoàn thiện dần về
thể chất, tri thức và nhân cách từ vị thành niên và bắt đầu thực sự đóng góp cho xã hội ở
những giai đoạn sau đó.
Thực tế cho thấy, lối sống, đạo đức và nhân cách của mỗi người được hình thành từ
tuổi ấu thơ và định hình rõ nét từ tuổi vị thành niên. Tuổi vị thành niên hàm chứa trong
mình nó rất nhiều những yếu tố vừa ghi nhận, vừa loại bỏ, vừa định dạng vừa biến động
trong nhận thức, tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của con người trong giai đoạn này rồi trở
thành khuôn mẫu nhân cách của chính con người đó trong cuộc đời sau này. Đặc trưng cơ
bản của nhóm vị thành niên có thể được xác định bởi những biến đổi thường xuyên ,liên
tục của ba mặt cơ bản: mặt sinh lý, mặt tâm lý và mặt xã hội.
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 5


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
- Đặc điểm về sinh lý
NCTN đang trong q trình phát triển và hồn thiện về thể chất lẫn tinh thần. Vì
vậy, đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. “Lứa
tuổi này có thể là bệ phóng để sản sinh ra những người trẻ tuổi đầy tự tin nếu được trang
bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tạo dựng tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình
và xã hội. Hoặc đây có thể là một thời gian mà mọi thứ đều sai lầm, mọi hứa hẹn và khả
năng của họ đều bị đánh mất nếu sai lệch về ý thức hành vi.”1
Thông thường, giai đoạn đậy thì cũng bắt đầu ở lứa tuổi này. Dưới góc độ sinh học,
đây là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khoẻ mạnh. Sự

trưởng thành nhanh chóng gần như đột biến ấy không chỉ gây sự ngạc nhiên cho những
người xung quanh mà cịn cho chính cả những đứa trẻ ở vào lứa tuổi này. “Theo Tổ chức
y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10-19, ở một số nước vị thành niên là
những người từ 13-20 hoặc từ 15-24 tuổi. Các nhà nghiên cứu sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi
này thành 3 giai đoạn: Giai đoạn vị thành niên sớm tương đương với tuổi thiếu niên: Nam
từ 12 - 14 tuổi, nữ từ 10 - 12 tuổi. Giai đoạn vị thành niên giữa tương đương với lứa tuổi
thiếu niên lớn: Nam từ 14 - 16 tuổi, nữ từ 13 - 16 tuổi. Giai đoạn cuối vị thành niên tương
đương với lứa tuổi đầu thanh niên: Nam từ 17 - 19 tuổi, nữ từ 16 - 18 tuổi.”
“...Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi
dậy thì đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13 - 14
tuỏi), còn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng 14 - 15 tuổi).
Tuổi dậy thì cịn tuỳ thuộc vào dân tộc như châu Á sớm hơn châu Âu, nơi sinh sống
như thành thị sớm hơn nông thôn, mức sống như bây giờ sớm hơn trước đây. Các nhà
Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì đến sớm hơn nhiều: nữ
lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường.
Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào tuổi vị thành

1

=4984:tuoi-vithanh-nien-can-biet&catid=471:tam-sinh-ly&Itemid= 6 truy cập ngày 05/12/2012.

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 6


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm sinh lý và chưa thể
làm cha, làm mẹ được”2.
Vì vậy, bước vào lứa tuổi này, NCTN thường chưa thích nghi được với những biến

đổi về sinh lý trong cơ thể, do chưa có kinh nghiệm để đối phó với những vấn đề sinh lý,
NCTN thường mặc cảm, khó chịu với những biến đổi đó, họ cần có những người lớn hơn
để tâm sự, ngồi những kinh nghiệm chun mơn tâm lý, người lớn cần có những kiến
thức y học, đặc biệt trong khoa sinh lý giới tính để có thể là những người tham vấn đáng
tin cậy quan tâm, chăm sóc đặc biệt để các em có thể vượt qua những khủng hoảng tâm,
sinh lý đầu đời để trở thành người lớn thực sự.
- Đặc điểm về tâm lý
Tuổi dậy thì là thời kỳ xảy ra những biến động mãnh liệt về tâm lý của mỗi con
người, cũng là thời kỳ then chốt của phát triển tâm lý. Quá trình phát triển tâm lý cũng
gắn bó chặt chẽ với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nơi mà NCTN đang sống. Bước
vào tuổi dậy thì, NCTN phải đối phó với những thay đổi trong quá trình phát triển sinh lý
đột ngột, vì vậy sẽ dẫn đến những biến động về tâm lý. Đặc trưng tâm lý vừa còn vương
chút trẻ con lại có những mầm mống mới nhú của tâm lý người lớn. Tâm lý thời kỳ này
có những đặc điểm chung như sau:
Về tính tình: ở bước đầu và bước vào giữa của tuổi dậy thì, có sự bộc lộ hết sức
mạnh mẽ về tính tình rất khơng ổn định. Họ có biểu hiện trong tính tình khẳng định và
phủ định, tích cực và tiêu cực, khẩn trương và buông lỏng, hoạt động và lập lờ, yêu và
ghét, vui vẻ và buồn nản, hấp tấp và bình tĩnh, cáu bẳn và bình ổn... ví dụ xem 1 bộ phim
có ý nghĩa, nghe 1 buổi nói chuyện cảm động NCTN có thể thần tượng, tơn sùng và noi
gương nhân vật anh hùng điển hình, làm người tốt việc tốt, nhưng khi bị bạn bè hoặc bạn
học châm chọc dè bỉu, thì họ lại dễ thối chí bỏ cuộc, cho mình là ngốc nghếch. Tính 2 cực
ở thanh niên, tất nhiên có nguồn gốc ở cơ chế sinh lý, nhưng nó có ngun nhân xã hội.
nếu phân tích theo cơ chế sinh lý thì tính nết là kết quả của hoạt động phối hợp của vỏ đại
não và thần kinh giao cảm dưới lớp vỏ đó. Ở tuổi dậy thì chức năng nội tiết phát triển rất
2

Nguồn: như trên.

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú


Trang 7


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
nhanh chóng, nhưng tác dụng ức chế của vỏ não thì chưa tới mức hồn hảo, nên có đặc
trưng là tính nết ở tuổi này rất thất thường “nên nhiều khi các em không làm chủ được
bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị kích động, dễ nổi nóng, gây gỗ”3.
Nếu phân tích theo ngun nhân xã hội thì, đối với xã hội thanh niên có nhiều nhu cầu rất
mãnh liệt, ra sức muốn biểu hiện sức lực của mình. Nhưng chưa có nhận thức đầy đủ tính
phức tạp của xã hội, chưa hiểu thấu tính hợp lý và tính khả thi trong hành vi của bản thân,
cũng chưa xác lập được một nhân sinh quan đúng đắn, nguyện vọng và hiện thực không
sao thống nhất được, nên dẫn đến những xao động rất lớn trong tính tình. Trong giai đoạn
này, các em luôn muốn được tôn trọng như người lớn nên muốn tự mình làm các cơng
việc để tự khẳng định bản thân. “Tuy nhiên, khả năng nhận thức về các chuẩn mực đạo
đức, pháp luật, về nghĩa vụ và bổn phận, về các giá trị xã hội khác, như giá trị lao động,
giá trị học tập còn nhiều hạn chế...”4.
“Thực tế cho thấy những NCTN còn rất non nớt về kiến thức xã hội và ý thức pháp
luật. Nhận thức và quan niệm về pháp luật khơng được hình thành hoặc bị lệch lạc theo
cách hiểu chủ quan của họ”5. Chính quan điểm muốn trở thành người lớn, muốn khẳng
định mình mà chưa ý thức được sự nguy hiểm của hành vi mà họ gây ra cho xã hội và sự
lệch lạc về nhận thức đối với pháp luật nên NCTN dễ phạm tội vì sự ngơng, muốn thể
hiện bản lĩnh anh hùng của mình. NCTN ln có tâm lý muốn noi theo những nhân vật
mà họ tôn sùng, cho là anh hùng, điều này cho thấy NCTN luôn hướng lên trên, ngã theo
lẽ phải, tuy nhiên, những trường hợp nhận thức sai lệch về những người mà họ tôn sùng
cũng như do tác động của những hình ảnh kiếm hiệp mà họ dễ phạm tội. Như mới đây, Lê
Tuấn Anh (17 tuổi), trú tại Quảng Châu, Quảng Xương, Thanh Hóa đã gây ra trọng tội
“Giết người” và “Hiếp dâm” chỉ vì “cháu có họ hàng với Lê Văn Luyện nên cháu phải
làm cái gì đó giống với anh Luyện”.
“Lứa tuổi vị thành niên đòi hỏi các em phải đương đầu với những khó khăn do
những yêu cầu và nhiệm vụ phát triển đang đặt ra cho chúng (như tăng cường các hoạt

Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học tư pháp, Nxb. Công an nhân dân, 2009, tr.118.
Đặng Thanh Nga, Sđd, tr.117.
5
Đặng Thanh Nga, Sđd, tr.117.
3
4

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 8


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
động nhóm bạn, giảm sự kiểm sốt của người lớn, tăng tính độc lập tự quyết định…).
Những nghiên cứu trên trẻ vị thành niên gặp thất bại học đường, có hành vi quậy phá, rối
nhiễu tâm lý (tỷ lệ này chiếm từ 10-12%) cho thấy các kỹ năng hợp tác, kiểm sốt xung
tính, kiềm chế xúc cảm, kỹ năng tự đánh giá, giải quyết các tình huống có vấn đề và đặc
biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới ở các em này rất nghèo
nàn. Chẳng hạn, khi nghiên cứu trên hai nhóm vị thành niên là học sinh bình thường (218
em) và những học sinh có vấn đề – cá biệt (168 em) từ lớp 8 đến 12 (14-19 tuổi), các nhà
nghiên cứu đã so sánh kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề của hai nhóm này với các tình
huống khó khăn, xung đột trong quan hệ liên cá nhân (quan hệ với cha mẹ; quan hệ với
bạn cùng giới, khác giới; quan hệ với người lớn khác, quan hệ với trẻ ít tuổi hơn). Mức độ
đánh giá các kỹ năng chia thành 5 loại: tích cực, hợp lý, tiêu cực, xung tính và lảng tránh.
Kết quả cho thấy nhóm trẻ cá biệt có các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hợp lý thấp
hơn hẳn nhóm trẻ bình thường, trong khi nhóm trẻ cá biệt sử dụng các giải pháp tiêu cực,
xung tính hay lảng tránh cao hơn hẳn nhóm trẻ bình thường. Kết luận của cơng trình
nghiên cứu này cho thấy ở nhóm trẻ có vấn đề – cá biệt, thiếu hụt khơng chỉ ở nhận thức
tình cảm mà thiếu hụt cả các kỹ năng (ví dụ: thiếu kỹ năng tự kiềm chế xung tính, kỹ năng
đánh giá hậu quả, kỹ năng phân tích chọn lựa các giải pháp hợp lý…)”6.

Ở lứa tuổi này ln có tính hiếu động, tị mị, muốn khám phá những điều mới lạ
xung quanh nhưng lại chưa có kinh nghiệm để đối phó, tránh xa những điều xấu nên
NCTN dễ bị lôi kéo, sa ngã vào con đường phạm tội. Tính tị mị và tâm lý muốn khẳng
định mình, hành động theo trào lưu, qua phim ảnh, bắt chước người lớn mà khơng kiểm
sốt nổi cảm xúc cũng như ý thức được hành vi phạm tội của mình nên NCTN dễ bị lơi
cuốn vào các trị chơi vơ bổ như đua xe, đánh bạc, xem sách báo, phim ảnh có nội dung
khơng lành mạnh, hút chích ma túy...
Có thể thấy tâm lý của NCTN còn rất phức tạp và chưa hình thành nên nhân cách
nên suy nghĩ của NCTN cịn hạn chế và khơng đủ chính chắn. Họ chưa nhận thức được
hành vi của mình là nguy hiểm đến mức nào cho xã hội. NCTN có thể là những người vị
6

Ngơ Hồng Oanh, Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng,nguyên nhân và các giải pháp. tr.7.

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 9


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
tha, độ lượng có thể hy sinh thân mình để làm những điều tốt đẹp, nhưng cũng có thể
ngay sau đó lại bị lơi kéo vào những hành vi xấu mà không nhận biết được.
- Đặc điểm về xã hội
Do đặc điểm thể chất và đặc điểm tâm lý của NCTN là thể lực chưa phát triển đầy
đủ, cịn yếu nhưng lại thích mạo hiểm, thích tự khẳng định mình, nên NCTN thường tìm
kiếm những mối quan hệ khác ngoài xã hội, muốn tách khỏi gia đình, họ thường tụ tập,
liên kết lại thành nhóm, băng đảng. Ở lứa tuổi NCTN, họ đã xuất hiện ý thức về bản thân
rằng bản thân mình đã lớn là xuất hiện nhóm xã hội với tư cách là chủ thể cộng đồng, vì
vậy, NCTN thường tìm kiếm các mối quan hệ ngồi xã hội, họ ln muốn thể hiện tính
cách người lớn, “anh hùng” nên khi liên kết, tham gia vào các nhóm, băng đảng, họ ln

hành động hết lịng vì bạn bè, từ những việc nhỏ nhặt thường ngày đến việc muốn trả thù
cho đồng bọn hay cả việc tranh giành, hơn thua trong những việc nhỏ nhặt. Quan hệ bạn
bè có một sức mạnh đáng kể ở NCTN, mặt khác, do dễ ngộ nhận, nhầm lẫn giữa biểu hiện
bên ngoài và bản chất nên NCTN thường rất cố chấp, họ thường xem những biểu hiện
như táo tợn, liều lĩnh là biểu hiện của sự dũng cảm, gan dạ cịn tính cách ngang ngược,
hỗn xược lại được cho là bản lĩnh. Ta có thể thấy những ảnh hưởng khơng nhỏ của nhóm
bạn bè lên nhận thức, hành vi và nhân cách của NCTN, vì thế, những NCTN thường tụ
tập, liên kết thành nhóm nhưng khơng có mục đích cụ thể hay mục đích hoạt động của
nhóm là tiêu cực thì dễ phạm tội hơn những nhóm NCTN có mục đích tích cực và những
người ít tham gia các nhóm.
Các nhóm tội phạm hình thành thường có tính tự phát, là do con người gặp gỡ, làm
quen, tìm hiểu do có cùng một quan điểm sống, cùng hồn cảnh hay hịa hợp với nhau về
nhu cầu, thói quen… Khi tham gia vào những nhóm này, NCTN thường dễ bị suy thối
về nhân cách, hình thành nên các quan điểm, thói quen và hành vi chống đối xã hội do các
nhóm tội phạm thường khơng có lý tưởng, thái độ tích cực với những hành vi, việc làm
đúng chuẩn mực xã hội. Những hành vi của 1 thành viên có uy tín trong nhóm thường có
tính lây lan rất cao. Ví dụ như một người lớn tuổi nhất trong nhóm, được các thành viên
khác tơn làm “đại ca” thì khi người này làm một điều xấu như chơi ma túy, đua xe… thì
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 10


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
những thành viên còn lại cũng có xu hướng làm theo, đặc biệt là những NCTN vì tâm lý
họ thường đua địi, thích thể hiện mình với mọi người, với đồng bọn và đơi khi là quan
điểm cả nể, nghe theo “người lớn” mà họ tơn sùng. Vì vậy, những hành vi, tư tưởng lệch
chuẩn trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định sẽ thúc đẩy NCTN phạm tội. Đồng
thời, do có ưu thế về số lượng, có khả năng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau nên nhóm tội phạm
thường có nhiều phương thức và thủ đoạn phạm tội tinh vi, dã man hơn so với những

người phạm tội đơn lẻ.
Tóm lại, NCTN với những biến đổi nhanh chóng và sâu xa về các mặt sinh lý, tâm
lý, xã hội nên họ có nhiều đặc điểm nhất định. Và vì NCTN phạm tội cũng là NCTN nên
họ cũng sẽ có những đặc điểm tương tự NCTN nên họ cần được quan tâm chăm sóc, giáo
dục tốt hơn để hình thành nhân cách tốt, trở thành cơng dân có ích cho xã hội.

1.2. Quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội
1.2.1. Đường lối xử lý
- Khái niệm, đặc điểm của Trách nhiệm hình sự
TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội
thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước nhà nước phải chịu những tác động pháp
lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do tịa án áp dụng theo một trình tự tố tụng
nhất định. TNHS có những đặc điểm sau:
TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ: TNHS
(hậu quả pháp lý) chỉ phát sinh thì có người thực hiện hành vi phạm tội: có nghĩa TNHS
chỉ đặt ra khi có người thực hiện hành vi phạm tội thì phải chịu TNHS.
TNHS là trách nhiệm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà
nước: TNHS là loại trách nhiệm mà chính cá nhân người phạm tội phải gánh chịu (không
uỷ thác, không liên đới và là trách nhiệm của chính người phạm tội) và là loại trách nhiệm
mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước chứ không phải trước người bị hại.
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 11


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
TNHS được thể hiện thông qua bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật: TNHS là hậu quả pháp lý của tội phạm mà một người chỉ coi là có tội khi
có bản án hoặc quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

TNHS được thực hiện thơng qua thủ tục được quy định trong BLTTHS: việc
quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ trong việc xác định TNHS nhằm bảo đảm việc quy kết
trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trình tự, thủ tục xác định
TNHS

được

quy

định

trong

BLTTHS.

- Nguyên tắc xử lý
Xuất phát từ các đặc điểm về tâm sinh lý của NCTN và tinh thần nhân đạo của pháp
luật mà BLHS có những nguyên tắc, quy định riêng để áp dụng và xử lý NCTN phạm tội.
Về mục đích của việc xử lý NCTN phạm tội, khoản 1 Điều 69 BLTH quy định: Việc
xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển
lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy
tố, xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác
định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Như vậy, ta có thể thấy rằng việc xử lý NCTN phạm tội là để giáo dục, giúp họ sửa
chữa lỗi lầm, trở thành cơng dân có ích cho xã hội chứ khơng đề cập trực tiếp đến mục
đích trừng trị. Do đó ta cần hiểu rằng, đối với NCTN , nếu như hành vi mà họ thực hiện bị
BLHS coi là tội phạm nhưng việc có đưa ra truy tố xét xử hay không là việc mà các cơ
quan chức năng có thẩm quyền phải xem xét, cân nhắc và ngay trong giai đoạn này mục
tiêu giáo dục, giúp đỡ NCTN phạm tội cũng phải được đặt lên hàng đầu.

Để thực hiện được nguyên tắc này, khi NCTN phạm tội các cơ quan tư pháp phải
xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc làm này sẽ giúp
NCTN phạm tội nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về hành vi của mình có như vậy
mới có thể giúp họ sửa chữa lỗi lầm và trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó
các cơ quan chức năng cịn phải làm rõ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm, như
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 12


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
vậy sẽ đủ cơ sở đưa ra quyết định truy tố hay khơng? Nếu có thì phải áp dụng các biện
pháp cụ thể làm triệt tiêu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm hạn chế mức thấp
nhất tội phạm do NCTN gây ra.
Thứ hai là điều kiện miễn TNHS đối với NCTN phạm tội được mở rộng hơn so với
người thành niên phạm tội. Cụ thể, ngoài các trường hợp được miễn TNHS được quy định
chung trong BLHS thì NCTN phạm tội cịn được có một trường hợp được miễn TNHS
Khoản 2 Điều 69 BLHS quy định: NCTN phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự,
nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có
nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Như đã nói ở trên, các điều kiện mà BLHS quy định cho phép miễn TNHS đối với
NCTN phạm tội có tính chất mở rộng hơn so với người phạm tội nói chung. NCTN được
miễn TNHS khi thỏa mãn bốn điều kiện sau: (1) Tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng
hoặc tội nghiêm trọng; (2) Chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại khơng lớn; (3) Có nhiều tình
tiết giảm nhẹ; (4) Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Thứ ba là điều kiện truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội
được quy định trong khoản 3, 4 Điều 69 BLHS:
Việc truy cứu TNHS NCTN phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ chỉ trong
trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc
điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phịng ngừa tội phạm. Nếu thấy khơng cần thiết

phải áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội thì tịa án áp dụng một trong các biện
pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này (các biện pháp tư pháp quy định
tại Điều 70 BLHS bao gồm: giáo dục tại phường, xã, thị trấn hoặc đưa vào trại giáo
dưỡng). Tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội thể hiện rõ tại
quy định trên bởi vì việc truy cứu TNHS đối với NCTN phạm tội chỉ thực hiện khi thật sự
cần thiết và từ yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Đồng thời, nếu việc áp dụng hình
phạt đối với NCTN phạm tội khơng cần thiết, thì tịa án có thể áp dụng các biện pháp tư

GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 13


Báo cáo Nghiên cứu khoa học
pháp như giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng và NCTN phạm
tội bị áp dụng biện pháp tư pháp thì sẽ bị coi là có án tích.
Ngun tắc thứ ba của việc xử lý NCTN phạm tội thể hiện tính nhân đạo sâu sắc.
Khơng phải mọi trường hợp NCTN phạm tội đều bị truy cứu TNHS. Việc đưa ra truy cứu
TNHS chỉ đặt ra khi nó thực sự cần thiết và xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm.
Ngay cả khi NCTN phạm tội bị truy cứu TNHS thì họ vẫn có khả năng khơng bị áp dụng
hình phạt. Thay vào đó là các biện pháp tư pháp nếu các biện pháp này đủ tác dụng cải tạo
họ thành cơng dân có ích. Như vậy có thể nói rằng việc truy cứu TNHS và áp dụng hình
phạt đối với người thành niên phạm tội là biện pháp cuối cùng.
Nguyên tắc thứ tư đối với NCTN phạm tội là nguyên tắc giảm nhẹ TNHS. Tính chất
giảm nhẹ được thể hiện ở những quy định về loại và mức phạt tù có thể áp dụng đối với
NCTN phạm tội. Khoản 5 Điều 69 BLHS quy định:
Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với NCTN phạm tội. Khi áp dụng
hình phạt đối với NCTN phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có
thời hạn, Tịa án cho NCTN phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối
với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với NCTN

phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi. Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với
NCTN phạm tội.
Tử hình và tù chung thân là hai biện pháp nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình
phạt được quy định trong BLHS, người phạm tội chỉ bị áp dụng hình phạt này trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và khi khả năng giáo dục khơng cịn nữa. Chính vì vậy
đối với NCTN phạm tội, khi mục đích của việc truy cứu TNHS chủ yếu là nhằm giáo dục
cải tạo họ, thì khơng thể áp dụng hai hình phạt này.
Nguyên tắc cuối cùng đối với NCTN phạm tội được quy định tại Khoản 6 Điều 69
BLHS: Án đã tuyên đối với NCTN phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì khơng tính để xác
định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Quy định này ngoài việc thể hiện tinh thần nhân
đạo, tính khoan hồng của pháp luật hình sự với NCTN phạm tội mà cịn tạo điều kiện để
GVHD: Th.s Phạm Thanh Tú

Trang 14


×