Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập luật thương mại 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.05 KB, 8 trang )

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN:
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

HỌ TÊN

: ĐỖ HÀ LINH

MSSV

: K18ICQ101

LỚP

: K18ICQ(2019-2022)

Hà Nội, 2020


BÀI TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 1
Họ và tên sinh viên: Đỗ Hà Linh
Mã SV: K18ICQ101

Đề bài:
TM1. HK-3
Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ
phần.



1


Mở bài
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp
hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đơng. Trong công
ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau
gọi là cổ phần. Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, các cổ đơng
trong cơng ty cổ phần có quyền chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp
luật. Để hiểu rõ về việc chuyển nhượng , em đã lựa chọn đề bài số 03: “ Phân
tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần”
làm đề tài cho bài tập lớn của mình.
Nội dung
I. Quy định của pháp luật về cơng ty cổ phần và chuyển nhượng cổ
phần
1. Khái quát chung về công ty cổ phần
a. Công ty cổ phần
Theo điều 110, Luật doanh nghiệp 2014 :
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân;
số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đơng có quyền tự
do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
- Cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cơng ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
b. Các loại cổ phần
Theo điều 113 - Luật doanh nghiệp 2014, cổ phần của CTCP được chia

làm 2 loại: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thơng. Người sở hữu cổ phần phổ
thông là cổ đông phổ thông. Loại cổ phần này thể hiện tuyệt đối quyền làm
chủ cơng ti.
- Ngồi cổ phần phổ thơng, CTCP có thể có cổ phần ưu đãi, người sở hữu cổ
phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so
với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết
do Điều lệ công ty quy định.
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với
mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được
chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cố tức cố định không phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương
thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
+ Cổ phần ưu đãi hồn lại: là cổ phần được cơng ty hồn lại vốn góp theo yêu
cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần
ưu đãi hoàn lại.


+ Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Quyền chuyển nhượng cổ phần
a. Tự do chuyển nhượng cổ phần
Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần được quy định tại khoản 1 điều
126 luật Doanh nghiệp 2014 như sau: “Cổ phần được tự do chuyển
nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và
Điều lệ cơng ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp
Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy
định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương
ứng.” Như vậy, dựa theo từng mục đích cá nhân của cổ đơng thì cổ đơng có
thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân khác;

ngoại trừ các trường hợp được luật quy định.
Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần là ưu điểm của công ty cổ phần so
với các loại hình doanh nghiệp khác, giúp cho CTCP có được cơ cấu vốn,
nguồn tài chính linh hoạt từ các cổ đông.
b. Hạn chế chuyển nhượng cổ phần
- Hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Theo điều 126 luật Doanh nghiệp 2014, việc chuyển nhượng cổ phần được
tự do chuyển nhượng nhưng loại trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
119 của luật này là : “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đơng sáng lập có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đơng sáng lập khác và chỉ được
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khơng phải là cổ
đơng sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường
hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần khơng có quyền biểu
quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”
Việc hạn chế chuyển nhượng này chỉ quy định trên số cổ phần phổ thông
mà cổ đông sáng lập mua trước thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng
kí doanh nghiệp; đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng
ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng
cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
- Hạn chế chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết khơng được chuyển nhượng cổ
phần đó cho người khác theo khoản 3 điều 116 luật doanh nghiệp 2014.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn
so với cổ phần phổ thông. Vì vậy, cổ đơng nắm giữ loại cổ phần này có khả
năng chi phối tới quản trị cơng ty cũng như những vấn đề quan trọng khác
của công ty được thực hiện bằng việc bỏ phiếu. Việc cho phép CTCP có
loại cổ phần ưu đãi biểu quyết, xem ra nền dân chủ, nguyên tắc bình đẳng
trong CTCP đã bị vi phạm. Vì đây là sự ưu đãi, do vậy quyền ưu đãi này
không thể chuyển nhượng cho người khác.

- Hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo quy định của công ty


Ngồi ra, nếu trong quy định của cơng ty có nêu ra những hạn chế việc
chuyển nhượng cổ phần của các cổ đơng thì các cổ đơng cũng phải tn
theo những quy định đó.
3. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Các quy định liên quan tới chuyển nhượng cổ phần được Luật Doanh
nghiệp năm 2014 quy định một cách rất cụ thể và rõ ràng như: hình thức
chuyển nhượng, trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu
có ghi tên... Có thể được thực hiện giữa các cổ đông của công ty với các cổ
đông khác trong công ty, hoặc với người khác không phải là cổ đông của cơng
ty. Song, khác với hình thức mua lại cổ phần, chuyển nhượng cổ phần về bản
chất không làm thay đổi số vốn của CTCP trên thực tế. Do đó, việc chuyển
nhượng cũng không làm ảnh hưởng đến quy mô sản xuất hay năng lực tài chính
của CTCP đó trên thị trường.
Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng văn bản theo cách
thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Việc chuyển vốn dưới hình thức
này rất dễ dàng và thuận lợi thơng qua thị trường chứng khốn. Bên chuyển
nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người
nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông. Giấy tờ chuyển
nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại
diện ủy quyền của họ ký. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ
phần được quy định như sau:
- Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:
+ Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
+ Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển
nhượng cổ phần.
+ Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ
phần.

+ Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
+ Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định.
- Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông:
+ Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
+ Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển
nhượng cổ phần.
+ Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.
+ Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan
đăng ký kinh doanh (nếu có).
Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến
khi thơng tin của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào Sổ đăng ký cổ
đông.
Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh tốn đủ và những thơng tin
về người mua được ghi đúng, ghi đủ vào Sổ đăng ký cổ đơng; kể từ thời điểm
đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của CTCP.


Cổ đơng dự định chuyển nhượng cổ phần khơng có quyền biểu quyết về
việc chuyển nhượng cổ phần đó.
Quyền chuyển nhượng cổ phần bao gồm mua bán, tặng cho, để lại thừa
kế. Trong quan hệ chuyển nhượng cổ phần, người nhận chuyển nhượng trở
thành chủ sở hữu cổ phần khi tên của người này được đăng ký vào sổ đăng ký
cổ đông và như vậy người chuyển nhượng vẫn được nhận cổ tức từ công ty
trong trường hợp họ chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời
điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức. Luật Doanh nghiệp
năm 2014 còn dự liệu cả trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong
có phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới
ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.Thực trạng về việc
chuyển nhượng cổ phần
II. Thực trạng của quyền chuyển nhượng cổ phần

Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông không làm thay đổi cấu
trúc vốn điều lệ của CTCP. Nhưng việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông
công ty cũng gây ra một số hậu quả pháp lý nhất định đối với công ty như sau:
- Đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:
Trong trường hợp này bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên
quan cho đến khi thơng tin của bên nhận chuyển nhượng được đăng ký vào Sổ
đăng ký cổ đông. Tuy nhiên, sau khi nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đơng
sáng lập thì CTCP phải tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy
định của Khoản 3 Điều 51 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Theo
đó, cơng ty phải gửi Thơng báo đến Phịng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã
đăng ký. Kèm theo Thơng báo phải có: danh sách thơng tin của các cổ đông
sáng lập khi đã thay đổi; Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ
chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng; Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư
chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước
ngồi đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
Khi nhận thơng báo, Phịng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký
thay đổi cổ đông sáng lập cho CTCP. Và bên nhận chuyển nhượng cổ phần sẽ
trở thành chủ sở hữu của CTCP, có các quyền và nghĩa vụ của một cổ đông
sáng lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành.
Ngoài ra, đối với cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của
mình sẽ phải chị thuế thu nhập cá nhân, dựa trên thu nhập mà người này đã
nhận được khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần của mình với thuế suất 20%
tính trên giá trị của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
- Đối với trường hợp chuyển nhượng các loại cổ phần phần khác (trừ các loại
cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng) thì việc chuyển nhượng cổ phần sẽ được
ghi nhận trong Sổ đăng ký cổ đông, bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành cổ
đông của công ty cổ phần, có các quyền và nghĩa vụ y như một cổ đông sở hữu
công ty theo quy định của luật và Điều lệ của CTCP đó, cũng như được hưởng
các quyền lợi khác từ loại cổ phần ưu đãi mà họ sở hữu trong công ty.



Như vậy, nếu như mức độ chuyển quyền sở hữu của các thành viên trong công
ty TNHH được xác định thơng qua phần vốn góp thì ở CTCP, đơn vị xác định
phần quyền sở hữu của từng cổ đông đối với cơng ty là cổ phần. Chính vì vậy,
việc chuyển nhượng cổ phần có nghĩa là chuyển nhượng phần quyền sở hữu đối
với công ty của cổ đông cho người khác. Xuất phát từ tính tự do chuyển
nhượng vốn của CTCP nên dễ dàng huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư của
các nhà kinh doanh. Họ đầu tư tài sản vào cơng ty làm ăn có lãi để trở thành cổ
đơng CTCP đó. Sau một thời gian CTCP kinh doanh phát đạt họ lại chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác để thu lời.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chuyển nhượng phần vốn góp
trong cơng ty là hành vi có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý. Hệ quả pháp lý
của chuyển nhượng phần vốn góp trong cơng ty tạo ra khả năng chuyển quyền
sở hữu tài sản của thành viên, cổ đơng sang cho người khác (có thể là thành
viên hoặc không phải là thành viên của công ty), đồng thời ràng buộc nghĩa vụ
và mang đến quyền lợi cho các thành viên, cổ đơng của cơng ty đó.


Tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019). Giáo trình Luật Thương mại Việt
Nam tập 1. Nxb Công an Nhân dân.
2. Bộ Luật Doanh nghiệp (2017). Nxb Lao động.
3. Bài báo Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong
cơng ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đăng
trên Tạp chí công thương.




×