Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CHO SẢN PHẨM BÁNH ĐA NEM DỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.44 KB, 20 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài: LỰA CHỌN MỘT SẢN PHẨM HOẶC DỊCH VỤ CHƯA
TỪNG XUẤT HIỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ CÓ THỂ THƯƠNG MẠI
HÓA. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CHO SẢN
PHẨM ĐĨ

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2004SMGM2111
NHĨM: 05
GVHD: PHAN ĐÌNH QUYẾT



MỤC LỤC


Lời mở đầu
Được xem là món ăn truyền thống của người Việt từ xa xưa và không
thể thiếu trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, Tết - ở Hà Nội và miền
Bắc đều gọi đó là các loại nem. Và để làm nên món ăn cầu kì này thì
khơng thể thiếu một loại bánh làm vỏ bọc ngoài là bánh đa nem.
Loại bánh này đã được sản xuất ở nhiều nơi đặc biệt là các tỉnh phía
Bắc như Bắc Giang, Hà Nam, Bắc Ninh,.. nguyên liệu chính được sử
dụng từ lâu chủ yếu chỉ có bột gạo nên các sản phẩm bánh được tạo
ra khơng có mùi, hơi chua của gạo, dễ bị giịn, khi làm món rán rất


hao dầu.
Với đề tài lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ chưa từng xuất hiện
trên thị trường và có thể thương mại hóa và xây dựng chiến lược
kinh doanh quốc tế cho sản phẩm đó. Nhóm 5 quyết định lựa chọn
một sản phẩm là “bánh đa nem vị dừa”. Một sản phẩm mới chưa
từng xuất hiện trên thị trường để có thể thay thế loại bánh truyền
thống này.
Có thể nói gạo, dừa là những nông sản phổ biến tại Việt Nam. Dừa
được sử dụng phổ biến trong việc chế biến các món ăn, tạo mùi
hương cho các món ăn. Vậy nên, việc tìm nguồn ngun liệu sẽ dễ
dàng và có ưu thế hơn về giá. Tận dụng công nghệ sản xuất và
nguồn nhân lực sản xuất bánh đa nem đã có. Thì việc sản xuất sản
phẩm mới này sẽ được triển khai một cách nhanh chóng.
Cùng với đó là những ưu điểm mà sản phẩm này mang lại sẽ đáp
ứng được những món ăn khách hàng trong nước yêu cầu. Và nhanh
chóng chinh phục được khách hàng nước ngồi đặc biệt là Trung
Quốc - một nước có nhu cầu lớn về các sản phẩm từ dừa của Việt
Nam.


I.

Giới thiệu về sản phẩm
1.1. Tên sản phẩm: bánh đa nem vị dừa
1.2. Cách tạo ra sản phẩm

− Nguyên liệu: bột gạo, dừa, nước lọc, muối
− Cách sản xuất:
• Chuẩn bị dừa: lấy phần cơm dừa xay nhuyễn cùng với
nước dừa

• Chuẩn bị bột tráng:

 Gạo cịn ngun khơng bị vỡ vụn, có độ dẻo,
thơm vừa
 Vo gạo: sau khi chọn loại gạo thích hợp , tiến
hành định lượng rồi cho vào thùng có chứa
nước, tiến hành vo sạch gạo.
 Ngâm: gạo sau công đoạn vo tiếp tục cho vào
thùng ngâm với nước (nước máy hoặc nước
giếng, nhưng phải thật sạch, không mùi). Tiến
hành ngâm cho tới khi thấy hạt gạo trương
phồng to, mềm nhũn thì cho thêm muối ăn với tỉ
lệ 10:1 để tăng tính đậm đà cho bánh. Thông
thường, gạo được ngâm từ 3-5 giờ (tùy theo
từng loại gạo).
 Xay bột: cho gạo cùng với hỗn hợp dừa xay vào
máy xay để xay thành bột lỏng làm bánh
• Cấp bột: Là quá trình chuyển bột từ thùng chứa
(hoặc máng chứa) bột lên máng dẫn, tạo thành
màng bột liên tục cấp cho băng hấp.
 Bột từ bể trữ bột được bơm lên thùng chứa. Tại
đây, bột được khuấy trộn
 Thùng bột được đặt cao hơn băng tải hấp tạo độ
chênh lệch áp suất thủy tĩnh và trọng lượng cột
lỏng, bột được cấp xuống băng vải qua máng
dẫn hình hộp và được điều chỉnh lưu lượng bằng
van
 Bột đổ xuống băng vải, tập trung trong hộp
được chế tạo với ba mặt tiếp xúc với băng vải,
mặt cịn lại có thể điều chỉnh khe hở giữa bề

mặt băng với mép thanh gạt (điều chỉnh độ dày
của dòng bột). Khi băng tải chuyển động, dòng
bột được thanh gạt gạt thành lớp mỏng đều
nhau


• Q trình hấp:
 Hơi bảo hịa ẩm được cấp từ nồi hơi (công suất
khoảng vài chục đến vài trăm kg hơi/giờ) vào
thiết bị tách ẩm thành hơi bảo hòa khô, theo
đường ống dẫn hơi qua van cấp hơi, từ đây hơi
được đưa vào khoang hấp.
 Bột từ hệ thống cấp bột qua máng dẫn được cân
chỉnh độ dày và định dạng kích thước theo chiều
ngang, dịng bột khi đổ xuống băng tải sẽ được
kéo thành màng bột mỏng, được băng tải đưa
vào khoang hấp.
 Tại khoang hấp, màng bột nhận nhiệt của hơi
nước bảo hoà trong khoảng thời gian nhất định
thì kết tinh, chín thành bánh tráng. Băng tải
chuyển động với tốc độ ổn định, tùy theo thời
gian hấp và chiều dài nồi hấp. Truyền động cho
băng tải là động cơ điện thơng qua hộp giảm
tốc.
• Q trình sấy: Là quá trình lấy bớt độ ẩm bằng đối
lưu với khơng khí nóng hoặc tiếp xúc với bề mặt
nóng để làm khô sản phẩm. Thiết bị sấy làm việc
liên tục, đảm bảo bánh ở đầu ra đạt độ ẩm theo
yêu cầu.
 Khơng khí sạch qua calorife khí hơi nhận nhiệt

của hơi nước bảo hồ đi trong ống nóng lên
nhiệt độ, độ ẩm cho phép rồi đi vào buồng sấy,
khơng khí nóng trao đổi nhiệt với bánh ẩm và
được quạt hút đưa ra ngoài.
 Bánh tráng được đưa vào cửa nạp liệu trên băng
sấy. Băng sấy chạy với tốc độ chậm, giúp bánh
tráng nhận nhiệt của khơng khí nóng, giảm độ
ẩm để trở thành khơ.
• Bước cuối cùng: dập cắt bánh.
1.3. Lý do chọn sản phẩm:

− Bánh đa nem truyền thống làm bằng gạo khơng có
mùi hơi chua của gạo, dễ bị giịn, khi làm món rán rất
hao dầu. Bánh đa nem hương vị dừa sẽ khắc phục
những hạn chế của bánh đa nem truyền thống.
Thành phần dừa sẽ tạo mùi hương, tạo độ ẩm, hạn


chế hao dầu bởi dầu dừa. Đặc biệt, điểm cải tiến hơn
của sản phẩm đó là trong bánh đa nem có thêm
thành phần dừa cho nên độ dinh dưỡng cao hơn so
với bánh đa nem truyền thống.
− Tại sao lại lựa chọn hương vị dừa?: Dừa được sử dụng
phổ biến trong việc chế biến các món ăn, tạo mùi
hương cho các món ăn, thích hợp cho các món xào,
rán.
1.4. Nước sản xuất và thị trường tiêu thụ:
− Nước sản xuất: Việt Nam. Vì:
• Gạo, dừa là những nơng sản phổ biến tại Việt
Nam. Vậy nên việc tìm nguồn nguyên liệu sẽ dễ

dàng và có ưu thế về giá hơn.
• Việt Nam có cơng nghệ sản xuất bánh đa nem.
• Nhân cơng dồi dào.
− Thị trường tiêu thụ: Trung Quốc.vì:
• Nem rán là món ăn phổ biến ở nơi đây.
• Các sản phẩm từ dừa dễ tiếp cận thị trường do
nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm dừa ngày
càng nhiều.
1.5. Khách hàng mục tiêu
Sản phẩm bánh đa nem vị dừa là sản phẩm dùng để chế biến các món ăn
vì vậy khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến là những người
chuyên nấu ăn và có niềm đam mê với nấu ăn và gia đình có thu nhập
trung bình trở lên đó là: người phụ nữ trong gia đình, đầu bếp trong nhà
hàng, khách sạn…
Hiện nay, những bà nội trợ ngày càng quan tâm nhiều đến chế độ dinh
dưỡng của gia đình hơn, có xu hướng lựa chọn và sử dụng những sản
phẩm tốt cho sức khỏe vì vậy các sản phẩm được sản xuất với nguyên
liệu từ tự nhiên, hạn chế tối đa những chất gây lão hóa, gây hại cho sức
khỏe thì sẽ được họ chú ý đến. Sản phẩm bánh đa nem vị dừa sẽ tập trung
vào những khách hàng này vì đây là một sản phẩm phù hợp khi chế biến
các món ăn có sử dụng đến bánh đa nem và có đầy đủ các tiêu chí mà mọi
người đề ra khi lựa chọn một sản phẩm an tồn cho sức khỏe.Ta có thể
tiếp cận tập khách hàng này thông qua quảng cáo trên internet, các trang
báo, mạng xã hội,… phát những sản phẩm dùng thử tại các siêu thị, cửa
hàng tạp hóa. Khơng những thế, khách hàng mục tiêu của sản phẩm còn
là những người có niềm đam mê với nấu ăn, ln muốn thử nghiệm các


món ăn được chế biến có hương vị mới, các nơi chế biến đa dạng nhiều
món ăn như các quán ăn, nhà hàng, khách sạn.

Sản phẩm bánh đa nem vị dừa sẽ được phân phối tại các siêu thị, cửa
hàng tạp hóa trên khắp các nơi trên thị trường Trung Quốc, tập trung chủ
yếu vào các khu vực có thói quen ăn uống các món chiên giịn như Sơn
Đơng, Quảng Đơng, Hạ Mơn,…
1.6. Giá, số lượng, điểm hịa vốn

− Giá bán dự kiến của sản phẩm là 85.000vnđ/1kg
− Số lượng: ước tính một ngày xưởng sản xuất được 800kg
sản phẩm
− Điểm hịa vốn:
• Giá bán dự kiến của sản phẩm: 85.000vnđ/1kg
• Chi phí cố định trung bình 1 năm:
 Tài sản cố định (máy móc, trang thiết bị sản xuất):
2,5 tỷ đồng, thời gian trích khấu hao dự kiến là 8 năm
(phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm
thơng tư số 45/2013/TT-BTC) →mức trích khấu hao
trung bình hàng năm là: 312.500.000vnđ
 Số lượng nhân viên: 50, lương trung bình 1 tháng: 8
triệu đồng →lương nhân viên trung bình một năm là:
4,8 tỷ đồng
 Chi phí năng lượng trung bình 1 năm: 600 triệu đồng
→ Chi phí cố định trung bình một năm là:
5.712.500.000vnđ
• Giá mua ngun liệu cho 1kg sản phẩm là: 15.100vnđ
Điểm hòa vốn =
Như vậy: cơng ty sẽ khơng thể hịa vốn cho đến
khi bán được 81.724kg sản phẩm.
• Giá mua nguyên liệu ước tính cho 500kg sản phẩm
 Gạo: 1000 kg gạo x 7.000 đồng/kg = 7.000.000vnđ
 Dừa: 100kg x 5.000 đồng/kg = 500.000vnđ

 Gia vị và phụ gia: 10 kg x 5.000 đồng = 50.000vnđ
Doanh thu một ngày: 85.000 x 500 = 42.500.000vnđ
Chi phí nguyên vật liệu (chi phí biến đổi) của một ngày là:
7.550.000vnđ
 Chi phí biến đổi chiếm khoảng 18% doanh thu
II. Phân tích thị trường quốc tế mục tiêu
2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ của Trung Quốc


− Yếu tố tự nhiên: Trung quốc là nước lớn thứ 3 trên thế
giới với diện tích 9,78 triệu km 2 , điều kiện tự nhiên
phong phú, nhiều dạng địa hình phức tạp nhưng chủ
yếu là núi. Núi non vơ cùng hiểm trở, kỳ vĩ chứa nhiều
điều huyền bí nhất là vùng tây và nam Trung Quốc.
Vùng này cung cấp cho ẩm thực Trung Quốc nhiều loại
gia vị, động thực vật phong phú độc đáo rất có giá trị
làm nền tảng cho nghệ thuật ẩm thực Trung Quốc ngon
và nổi tiếng thế giới. Do diện tích Trung Quốc rộng lớn,
đặc điểm thiên nhiên, khí hậu và tập quán sinh hoạt ở
các vùng khác nhau nên mỗi vùng có sự khác biệt nhất
định. Khí hậu Trung Quốc rất đa dạng. Miền Bắc có mùa
đơng khắc nghiệt kiểu Bắc Cực. Miền Trung có khí hậu
ơn đới hơn. Miền Nam chủ yếu là khí hậu tiểu nhiệt
đới.Do vậy cách ăn uống mỗi vùng khác nhau. Miền
Nam dùng cơm, gạo là chủ yếu, miền Bắc thay gạo
bằng các sản phẩm sợi bột như mì, bánh bao. Người
miền Bắc dùng món canh để khai vị trong khi người
miền Nam dùng món canh cuối bữa,...
− Văn hóa – xã hội: Trung Quốc là quốc gia có lịch sử kiêu
hùng đầy huyền bí. Nền văn minh lâu đời phát triển từ

rất sớm và có ảnh hưởng đến nhiều nước và đã đóng
góp cho nhân loại rất nhiều thành tựu về kiến trúc, văn
thơ, hội họa, các công trình khoa học… Trung Quốc có
nền văn hóa ẩm thực lâu đời. Ẩm thực luôn là một
trong những động lực ban đầu để phát trển văn hóa. Do
vậy mà Trung Quốc rất chú trọng những vấn đề nghiên
cứu văn hóa ẩm thực. Vào thời kì xã hội phong kiến, sự
sùng bái vua chúa của người dân đã cho ra đời món ăn


cung đình độc đáo riêng biệt. Hồng đế đời nhà Thanh
đã thành lập nên hiệp hội ẩm thực Hoàng gia. Món ăn
Trung Hoa là món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Á
Đông được cả thế giới ngưỡng mộ. Mỗi món ăn có khẩu
vị, một nét văn hóa riêng đặc biệt là phong cách trang
trí, bày biện và thưởng thức. Họ kiêng khơng ăn thịt vịt,
thịt chó… vào đầu tháng vì cho là sẽ gặp vận đen cả
tháng. Họ ăn theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có
nhiều kiêng kị như: mật ong không ăn cùng hành sống,
lươn và cá chép khơng ăn cùng thịt chó,cá diếc khơng
ăn cùng gan lợn và củ cải… Tôn giáo: Tôn giáo của
người Trung Quốc là sự kết hợp giữa các tín ngưỡng đạo
Lão, đạo Khổng và đạo Phật. Những giáo huấn của
những đạo này liên quan đến cuộc sống hài hòa giữa
con người và thiên nhiên. Chính sự kết hợp giữa các tơn
giáo này mà trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa chịu ảnh
hưởng của các triết lý như thuyết âm dương ngũ hành,
nhứng kiêng kị của đạo Phật… Nền văn hóa Phật giáo
Trung Hoa thịnh hành việc ăn chay. Các tăng sĩ Phật
giáo ăn uống thanh khiết, không quá nhiều gia vị,

không ăn thịt, không dùng các loại ngũ tân, chỉ ăn rau
quả. Ngày nay, ăn chay đã phổ biến trong cuộc sống.
Món chay hiện diện trong các tiệc chiêu đãi thực khách
sang trọng của giới doanh nhân và khơng hồn tồn
mang tính tơn giáo.
− Kinh tế: Trung Hoa cũng như đa phần các nước phương
Đơng khác, có điểm xuất phát từ kinh tế nơng nghiệp
nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa là
"Chủ thực" (gạo, mì hay màn thầu) và "Cải thực" ( là


các món cung cấp các chất dinh dưỡng khác như rau,
thịt, cá, hoặc những món bổ sung). Trong những năm
1980, Trung Quốc tiến hành một loạt những cải cách
nhằm xây dựng một nền kinh tế XHCN. Thời gian gần
đây, Trung quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế
cao. Vì vậy, khẩu vị ăn uống của người Trung Quốc có
thay đổi ít nhiều. Nếu như trước kia, những món ăn
cung đình vốn chỉ dành cho các bậc đế vương và quan
lại quý tộc thì ngày nay cả những người dân bình
thường nhất cũng có thể thưởng thức. Vịt quay Bắc
Kinh là một ví dụ điển hình.
2.2. Phân tích lợi thế về địa lý của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 4 thế giới với đường biên
giới tiếp giáp 14 nước thuộc các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,
Trung Á, Bắc Á và có đường bờ biển dài 9000km. Với vị trí địa lý và
diện tích rộng lớn như vậy đã tạo cho Trung Quốc có một lợi thế rất lớn
trong việc phát triển kinh tế. Trung Quốc có chung đường biên giới với
nhiều cửa khẩu quốc tế nên rất thuận lợi cho thông quan, giao lưu, trao
đổi với rất nhiều quốc gia. Đường bờ biển dài giúp quốc gia này phát

triển kinh tế mở và các ngành kinh tế biển, mở rộng quan hệ các nước
khác bằng đường biển.
Việt Nam là một trong số những nước có đường biên giới tiếp giáp với
Trung Quốc và có lợi thế về khoảng cách địa lý tới thị trường Trung Quốc
so với nhiều nước khác. Hai nước có chung đường biên giới trên bộ dài
khoảng hơn 1.280km với 21 cửa khẩu, 4 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu
chính, 10 cửa khẩu phụ tiểu ngạch, 56 đường mòn, và 13 chợ biên giới,
tạo điều kiện cho sự phát triển, giao lưu giữa hai nước, thuận lợi cho việc
buôn bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Với lợi thế về địa lý giữa hai quốc gia như vậy đã giúp cho việc xuất khẩu
mặt hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc một cách thuận tiện, dễ dàng,
nhanh chóng hơn.
2.3. Phân tích xu hướng tiêu dùng của Trung Quốc

Dân số Trung Quốc hiện nay là 1,4 tỷ người và đang đứng thứ nhất trên
thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Với số
lượng dân số đông như vậy thị trường Trung Quốc sẽ là một thị trường vô


cùng lớn. Nhu cầu của thị trường này cũng khá đa dạng và còn được xem
là một thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư với các mức thu
nhập khác nhau. Vì vậy, đây sẽ là một thị trường tiềm năng cho công ty
khi xuất khẩu sản phẩm sang quốc gia này.
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn vì vậy sẽ có nhiều nền văn hóa ẩm
thực vô cùng phong phú, đa dạng, đặc sắc mang đặc trưng từ nhiều vùng
miền trên cả nước. Nhưng nổi bật nhất trong món ăn của người Trung
Quốc là các món chiên, rán, xào. Khơng những thế, Trung Quốc cịn là
nước láng giềng với Việt Nam nên sẽ có những nét tương đồng về văn
hóa, ẩm thực giữa hai nước. Vì vậy, các món ăn của Trung Quốc cũng
khá giống với những món Việt Nam ví dụ như món nem rán Hạ Môn

được người Trung Quốc chế biến gần giống như món nem rán của Việt
Nam với nguyên liệu phần nhân gồm hải sản, rau củ…được băm nhuyễn
cuộn trong lớp vỏ ngoài của bánh là lớp bột mỏng hoặc bánh đa nem. Từ
đặc điểm trên ta thấy sẽ không quá khó để sản phẩm bánh đa nem vị dừa
xâm nhập vào thị trường Trung Quốc vì khẩu vị của người Trung Quốc
gần giống người Việt và nơi đây đa dạng các món ăn nên những món
được chế biến từ bánh đa nem cũng khá phổ biến. Không những thế, các
sản phẩm từ dừa được người tiêu dùng Trung Quốc khá ưa chuộng nên
sản phẩm bánh đa nem vị dừa sẽ phù hợp với khẩu vị của người dùng tại
đây.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện thu nhập bình quân đầu
người của Trung Quốc đạt gần 10.000 USD/người/năm. Vì vậy, yêu cầu
lựa chọn thực phẩm của người dân tại đây sẽ khắt khe hơn về chất lượng,
nguồn thực phẩm nhập vào thị trường Trung Quốc phải đảm bảo được
truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm bánh đa nem
vị dừa được sản xuất theo quy trình sản xuất đảm bảo, sạch sẽ và nguồn
nguyên liệu từ thiên nhiên sẽ đáp ứng được mọi tiêu chuẩn về chất lượng,
đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng.
2.4. Phân tích đặc điểm sản phẩm trong ngành tại thị
trường Trung Quốc, mơ hình ERRC.

Trung Quốc là đất nước có hơn 1 tỷ dân với nền văn hóa ẩm thực vơ cùng
đa dạng và đặc sắc, có những nét đặc trưng riêng của từng vùng, miền.
Có thể nói, trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa sự tinh tế trong món ăn
được thể hiện đầy đủ từ sắc, hương, vị. Món ăn phải ngon, đẹp mắt, có
hương thơm ngào ngạt, còn nguyên vị tươi ngon của nguyên liệu, cách
trình bày tu hút và ấn tượng. Món ăn khơng chỉ ngon, đẹp mắt mà cịn
phải đảm bảo dinh dưỡng bởi sự kết hợp hài hòa giữa các thực phẩm và



các vị thuốc như thuốc bắc, hải sâm,....Xuyên suốt chiều dài hơn 5000
năm lịch sử, dưới sự ảnh hưởng của nhiều vùng văn hóa khác nhau mà
Trung Quốc sở hữu cho mình một nền văn hóa ẩm thực to lớn. Văn
hóa ẩm thực Trung Hoa gồm mười mấy cách chế biến như hâm, nấu,
ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,.... mỗi một cách chế biến sẽ đem
lại một hương vị khác nhau cho món ăn. Nhưng đặc biệt nhất và nổi bật
nhất trong các món ăn của Trung Quốc vẫn là các món món chiên, xào.
Trong chế biến món ăn, người Trung Quốc dùng rất nhiều dầu mỡ
và họ cũng ít khi tổng hợp lại các gia vị để tạo sự kết hợp hương vị. Một
bữa ăn chính của người Hoa chỉ gồm hai phần mà thơi, đó là chủ thực
(cơm, bánh bao, màn thầu, mì,…) và cải thực (những món bổ sung). Bánh
quẩy, bánh kếp, cơm chiên dương châu, nem rán,Chow Mein (mỳ xào),
vịt quay… là những món ăn nổi tiếng của Trung Quốc .
Các món chiên là phương pháp cổ điển của nấu ăn Trung Quốc.
Món chiên làm rất nhanh chóng và dễ dàng, ngon và có hương vị đặc
trưng. Các dụng cụ nấu ăn là một chảo và chảo thìa. Khuấy-chiên thường
được thực hiện trên một bếp gas, mặc dù một bếp điện có thể được sử
dụng nếu làm nóng trước đến một nhiệt độ cao. Khuấy-chiên thường sử
dụng một sự kết hợp của thịt hoặc hải sản, rau, và đậu hũ. Tất cả sẽ được
tẩm ướp gia vị và chiên giịn đều hoặc được gói trong các lớp bột, bánh
đa để làm các loại nem. Một phương pháp chế biến món ăn cũng được
người Trung Quốc sử dụng nhiều đó là chiên ngập dầu với chảo sâu lòng.
Chiên ngập dầu được sử dụng để sản xuất thực phẩm sắc nét kết cấu. Nó
thường được sử dụng để chiên một loạt các loại thịt và rau, các loại sủi
cảo, nem trong dầu đun nóng đến nhiệt độ cao.Chiên ngập dầu được thực
hiện với một cái chảo sâu hoặc một nồi chiên sâu, và một chiếc muỗng
lọc (dùng để chứa đựng thực phẩm trong nồi chiên sâu và ép các loại thực
phẩm khi lấy ra từ dầu), đũa dài.
Với diện tích hơn 9 triệu km2, sự rộng lớn về mặt lãnh thổ dẫn tới
sự đa dang trong văn hóa ẩm thực của từng vùng miền. Tuy nhiên, đa số

trong đó đều nổi bật với những món chiên xịa, chỉ khác cách nêm nếm và
chế biến. Điển hình như ở Sơn Đông. Nét đặc trưng của ẩm thực vùng đất
này là các món ăn mang vị nồng đậm, mạnh về rán, nướng, hấp với màu
sắc tươi, rất bắt mắt. Đặc biệt, những món ăn thường sử dụng nhiều hành,
tỏi, nhất là các món hải sản. Tiếp đến là Quảng Đơng, một trong 4 trường
phái ẩm thực chính, ẩm thực Quảng Đông không ngừng tiếp thu tinh hoa
các trường phái khác và kết hợp món ăn Tây trong món ăn của mình.
Những món ăn Quảng Đơng rất đa dạng về thành phần và được chế biến
theo 21 cách nấu nướng khác nhau: xào, chiên rán, nướng, quay, hầm,


hấp, kho, chao hấp bát úp… Về mặt phối hợp ngun liệu và khẩu vị,
người Quảng Đơng thích cách chế biến sống. Ngày nay, người Quảng
Đơng rất u thích cá sống và cháo cá sống. Quảng Đơng có một số món
nổi tiếng như: lợn sữa quay, gà hấp muối, ngỗng quay, gà luộc, thịt heo xá
xíu, tơm hấp, gà om rắn vv…Không chỉ đa dạng về ẩm thực mà tại đây
cũng có rất nhiều phong cảnh đẹp thu hút rất nhiều tour Trung Quốc. Ẩm
thực Quảng Đơng: hình thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Quảng Châu,
Triều Châu, và Đông Giang, phong phú về thành phần, cách chế biến tinh
tế và phức tạp. Quảng Châu nổi tiếng hơn cả về các món chiên, rán, hầm
với khẩu vị thơm giịn và tươi. Đặc biệt, Hạ Mơn nổi tiếng với món nem
rán được rất nhiều người ưa thích, từ trẻ con đến người già.
Có thể nói, với đặc điểm thích ăn những món chiên xào của người
Trung Quốc cùng và những món ăn nổi tiếng được chế biến từ bánh đa
nem, khơng q khó khăn để sản phẩm bánh đa nem vị dừa có thể thâm
nhập vào thị trường Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào các khu vực có
thói quen ăn uống các món chiên giịn như Sơn Đơng, Quảng Đơng, Hạ
Mơn,…
Trung Quốc có thể được xem là một thị trường dễ tính do các tầng
lớp dân cư khác nhau và có thu nhập khác nhau. Nói đến hàng hóa Trung

Quốc nói chung và các sản phẩm thực phẩm nói riêng thì các sản phẩm
nội địa Trung có một lợi thế cạnh tranh lớn, đó là về giá. Do các yếu tố
như giá máy móc rẻ, giá nhân cơng thấp và là một đất nước có số dân
trên 1 tỷ người, các doanh nghiệp ở Trung Quốc không ngần ngại sản
xuất với số lượng lớn, dẫn tới giá trên thị trường của các sản phẩm vô
cùng phải chăng. Để cạnh tranh với các sản phẩm tương tự, bánh đa nem
vị dừa phải có mức giá vơ cùng phải chăng để tồn tại trên thị trường. Vì
đây là một mặt hàng phổ biến, thơng dụng nên cơng ty có thể phân phối
trong các siêu thị, đại lý, cửa hàng cũng như các nhà hàng.
Người dân Trung Quốc có đặc điểm nêm gia vị cho các món ăn khá
đậm đà nên sản phẩm bánh đa nem vị dừa cần được gia tăng thêm nhiều
hương vị cũng như gia vị để phù hợp với khẩu vị của đối tượng khách
hàng. Tuy nhiên, hiện nay, theo xu hướng chung của toàn thế giới, người
dân Trung Quốc ngày càng quan tâm tới sức khỏe. Điều đó làm ảnh
hưởng tới hành vi tiêu dùng của họ, chất lượng được đặt nên hàng đầu.
Đây cũng là điều ta phải chú ý để sản xuất ra một sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu khách hàng. Để sản phẩm bánh đa nem vị dừa được biết đến và tiêu
dùng rộng rãi, điều khơng thể thiếu chính là một chiến lược Marketing
phù hợp. Từ những điều trên, để tạo ra giá trị cho khách hàng, ta có cơng
thức ERRC


Loại bỏ
- Các chất phụ gia
Tăng

Giảm
- Giá
Sáng tạo


- Tiêu chuẩn chất lượng

- Hương vị

- Gia vị

- Quảng cáo, tiếp thị

III.

- Bao bì
Chiến lược kinh doanh quốc tế của sản phẩm bánh
đa nem dừa

3.1. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh quốc tế.

Với xu hướng tồn cầu hóa ngày càng mở rộng, sản phẩm tham
gia vào thị trường quốc tế, khai thác nguồn lực và lợi thế của
mình để mở rộng thị trường cũng như phát triển kinh tế, thương
mại quốc tế của quốc gia.
Việc mở rộng toàn cầu làm tăng khả năng sinh lợi, thêm lợi
nhuận, thu ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng
và nâng cao sản xuất từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
Việc tham gia vào thị trường quốc tế không chỉ là việc tìm một
“đầu ra” mới và hiệu quả cho loại thực phẩm này, mà còn đem
những đặc sản, tinh hoa của ẩm thực Việt Nam ra giới thiệu với
bạn bè thế giới.
3.2. Xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm

− Sự khác biệt đến từ sản phẩm


Sản phẩm khác với các sản phẩm bánh đa nem truyền thống
ở chỗ thành phần của bánh có thêm dừa sẽ làm giảm vị mặn,
thêm vị ngọt cho bánh.
Điều đặc biệt của sản phẩm bánh đa nem vị dừa không chỉ là
nguyên liệu cho các món chiên, cuốn đơn thuần mà nó cịn
giúp cho các món ăn có hương vị thơm hơn, độc đáo hơn, chế
biến dễ dàng hơn. Với bánh đa nem vị dừa, món ăn sẽ trở lên
hồn hảo hơn từ màu sắc đến hương vị. Thành phần dinh


dưỡng của sản phẩm cao hơn các sản phẩm bánh đa nem
truyền thống khác. Sản phẩm được tạo lên bởi cơng thức đặc
biệt: ngun liệu tốt + cơng nghệ cao
• Nói về ngun liệu: gạo cịn ngun khơng bị vỡ vụn, có
độ dẻo, thơm vừa, Dừa xiêm xanh – nước có vị ngọt
thanh, dừa ta xanh và ta vàng – cơm dừa dày và thơm.
Những quả dừa này được trồng tại Bến tre – cái nôi đa
dạng giống dừa của Việt Nam. Tất cả được hội tụ, chắt
lọc để nguyên liệu tạo nên sản phẩm bánh đa nem vị
dừa đặc biệt nhất.
• Về cơng nghệ sản xuất: dây truyền tự động, ít tốn nhân
cơng vận hành. Sản phẩm được sấy theo dây truyền
khép kín đảm bảo an tồn vệ sinh ( so với bánh phơi
ngoài trời). Với việc sử dụng công nghệ này việc sản
xuất không phụ thuộc vào thời tiết, giúp cho hoạt động
sản xuất được tiếp diễn liên tục, đảm bảo số lượng sản
phẩm cung cấp cho thị trường.
Sản phẩm khác với các sản phẩm bánh đa nem truyền
thống ở chỗ thành phần của bánh có thêm dừa sẽ làm

giảm vị mặn, thêm vị ngọt cho bánh.
− Chi phí sản xuất sản phẩm thấp.
• Ngun liệu sản xuất ra sản phẩm là gạo, dừa, muối,
nước lọc, đây đều là các sản phẩm đặc trưng, sẵn có
của Việt Nam. Do đó việc tìm kiếm nguồn ngun liệu
đầu vào rất dễ dàng, sức ép của các nhà cung cấp
không cao, chi phí ngun liệu đầu vào là khơng cao.
• Với việc sử dụng dây truyền công nghệ sản xuất giúp
giảm chi phí nhân cơng, tiết kiệm chi phí nhiên liệu như than,
củi, mùn cưa để sấy khô bánh vào mùa mưa. Sản phẩm được sản
xuất đều đặn và năng suất sản xuất cao hơn hẳn so với
phương pháp sản xuất truyền thống.
3.3. Phương án chiến lược kinh doanh trên thị trường
Trung Quốc qua việc phân tích khung hội nhập tồn cầu/
thích ứng địa phương.

− Sức ép giảm chi phí:
• Ngun liệu sản xuất: Việt Nam đứng thứ 1, thứ 2 về xuất khẩu gạo.
Bên cạnh đó ở Việt Nam dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công
nghiệp lâu năm với diện tích trồng lớn. Nước ta được đánh giá là nước


có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất muối, với chiều dài
bờ biển 3.260 km (không kể các đảo) kéo dài từ mũi Cà Mau đến địa
đầu Móng Cái, cùng khí hậu nhiệt đới, nước biển nóng, có độ mặn cao
(từ 3,2-3,5%). Tổng trữ lượng muối của nước ta khoảng 120-130 tỷ
tấn muối... Như vậy nguồn nguyên liệu trong nước là sẵn có, trữ lượng
lớn và giá rẻ.
• Thị trường thiết bị máy móc để sản xuất bánh tràng không đa dạng do
không xuất hiện các công nghệ mới. Do đó áp lực đổi mới cơng nghệ

để tăng cường cạnh tranh là không đáng kể. Nguồn nhân công trong
nước có giá rẻ hồn tồn có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
• Theo Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam
trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung
Quốc (ACFTA), các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột
hoặc sữa; các loại bánh (0 - 5%).
→ Những yếu tố trên khiến cho công ty có sức ép về giảm
chi phí là thấp
− Sức ép đáp ứng yêu cầu địa phương:
Nhu cầu sử dụng sản phẩm bánh đa nem trên thị trường
Trung Quốc là vô cùng lớn. Như đã phân tích tại mục 2.2.3
thì món nem rán tại Trung Quốc được chế biến gần giống
với người Việt; các sản phẩm từ dừa được ưa chuộng tại thị
trường Trung Quốc và sản phẩm bánh đa nem vị dừa hoàn
toàn đáp ứng được mọi tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn
với sức khỏe cho người tiêu dùng →sức ép đáp ứng yêu
cầu địa phương là thấp
− Lựa chọn chiến lược
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra kết luận là:
Sức ép giảm chi phí: thấp
Sức ép đáp ứng yêu cầu địa phương: thấp
Ca
o
Sức ép
giảm chi
phí

Chiến lược
xuất khẩu


Thấ
p
Thấp

Sức ép đáp ứng yêu
cầu
địa phương

cao


Cơng ty quyết định lựa chọn chiến lược xuất khẩu
IV.

Hình thức thâm nhập thị trường Trung Quốc (c)
Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài từ sản xuất trong
nước. Ðây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc
gia đang phát triển đặc biệt trong đó có Việt Nam thường
xuyên vận dụng, để đưa sản phẩm của mình- sản phẩm bánh
đa nem vị dừa thâm nhập vào thị trường thế giới thơng qua
xuất khẩu. Ðối với q trình phát triển của nền kinh tế quốc
dân, phương thức này có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tiễn
xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là
kết quả vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để mở
rộng và tăng khả năng sản xuất trong nước.
Nhu cầu sản xuất sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước
đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất làm bánh. Ðể đáp
ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chủng loại
sản phẩm đòi hỏi một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị
công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề,

học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Có vậy, sản phẩm mới
có thể xuất khẩu ổn định. Ðẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần
tích cực để nâng cao mức sống của nhân dân.
Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu bánh đa nem vị dừa
đã được sản xuất trong nước, cơng ty sẽ lựa chọn xuất khẩu
theo hình thức gián tiếp.
Đầu tiên có thể thơng qua các cơng ty quản lý xuất khẩu (EMC)
(Export Management Company) là công ty quản trị xuất khẩu
cho Công ty khác. Thông thường, chính sách giá cả, các điều
kiện bán hàng, quảng cáo ... là do chủ hàng quyết định. Các
EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến
xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên EMC sẽ được
thanh toán bằng hoa hồng. Một khuynh hướng mới của EMC
hiện nay, đặc biệt là những cơng ty có qui mơ lớn là thường
mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và mang bán ra nước ngồi
để kiếm lời.
Vì bánh đa nem vị dừa mới tiếp cận thị trường mở thì ít có
quan hệ trực tiếp với thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm
cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu
phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà các
doanh nghiệp sản xuất trong nước lựa chọn.


Thứ hai có thể qua ủy thác xuất khẩu: (Export Commission
House) Thông qua những người hoặc tổ chức ủy thác thường là
đại diện cho những người mua tại nước Trung Quốc nhưng lại
cư trú trong nước của nhà xuất khẩu. Những nhà ủy thác xuất
khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền
ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập
phiếu đặt hàng với công ty và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết

có liên quan đến q trình xuất khẩu.
Doanh nghiệp sẽ xem xét một số tổ chức chuyên đứng ra nhận
công việc này. Một lựa chọn nếu xuất khẩu theo hình thức này
bên thứ ba sẽ là Cơng ty TNHH Thương Mại dịch vụ thực phẩm
S1000. Có trụ sở tại Tòa nhà VP Bank, Số 5, Điện Biên Phủ,
P.Cửa Nam, Quận Ba Đình, Hà Nội. Kí kết giao dịch công ty này
để đưa ra những giải pháp hữu hiệu thỏa mãn đơi bên trong
q trình thỏa thuận ủy thác xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và hạn chế tối đa những chi phí phát sinh khơng
mong muốn cho doanh nghiệp.
Có thể nhận thấy bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương
thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh toán thường được bảo
đảm nhanh chóng cho người sản xuất trong nước góp phần
giúp các hộ dân làm nghề có thể nâng cao đời sống nhanh hơn
và những vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các
nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm.
Qua các phân tích trên có thể thấy, việc xuất khẩu bánh đa
nem vị dừa cịn nhiều những khó khăn nhất định, địi hỏi có các
chính sách tích cực từ trong nước, giúp sản phẩm mới này có
thể đứng vững khơng chỉ thị trường trong nước mà cịn các thị
trường nước ngoài đặc biệt thị trường mà các hộ kinh doanh
nhỏ hướng đến là thị trường Trung Quốc.


Kết luận
Qua các phân tích ở trên của nhóm về khả năng thương mại hóa sản
phẩm bánh đa nem vị dừa có thể thấy, sản phẩm có cơ hội mở rộng
lớn, đáp ứng nhu cầu của hầu hết các gia đình Việt cũng như khách
hàng nước ngồi.
Song song với việc phát triển sản phẩm việc quan trọng khơng kém

đó chính là làm thế nào để sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng nhiều hơn. Tiếp cận đến một lượng khách hàng lớn
không chỉ khách hàng trong nước và nước ngồi.
Trong q trình phát triển cần chú trọng quá trình thực hiện và
nghiên cứu thị trường Trung Quốc để từ đó có những chiến lược cũng
như nắm bắt được tâm lí khách hàng tốt hơn. Cũng như cần có mối
quan hệ bền chặt với đối tác nước ngồi để đảm bảo nguồn sản
phẩm cũng như thị trường đầu ra.
Việc mở rộng thị trường cũng cần xem xét nhiều yếu tố bản thân nội
tại doanh nghiệp, môi trường vĩ mơ… từ những đánh giá đó để xây
dựng một chiến lược thương mại hóa phù hợp với doanh nghiệp,
tránh trường hợp sản xuất một cách ồ ạt mà khơng tìm được thị
trường cho mình. Gây nên tình trạng tốt kém chi phí và khơng thực
hiện được mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp mình.



×