Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.93 KB, 68 trang )

MỤC LỤC


DANH SÁCH NHÓM 6 – ĐỀ TÀI 3
Họ và tên
Võ Thanh Tân

MSV
1413310107

Lê Thị Minh Hằng
Vũ Phương Hà

1413310044
1413310036

Thái Nữ Nhật Ánh

1413310021

2

Công việc
Nhóm trưởng, lên outline, viết nội dung lời
mở đầu, tác động của nợ công đến kinh tế xã hội, chạy mơ hình kinh tế lượng, tổng
hợp
Viết nội dung chương 1
Viết nội dung về thực trạng nợ công Việt
Nam
Viết nội dung chương 3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Á

DEBGDP

Debt percent of GDP

DSERGDP

Debt service percent of GDP

EIU

Economist Intellegence Unit

EU

European Union


Liên minh châu Âu

EUR

Euro

Đồng Euro

EXPO

Exports

Xuất khẩu

GCAP

formation

nội
% Trả nợ trên tổng sản phẩm quốc
nội
Bộ phận phân tích thơng tin kinh tế
của Tạp chí Economist

Vốn nội địa

GDP

Gross Domestic product


GFIGDP

Gross Foreigner investment

GNI

Gross National Income

Tổng thu nhập quốc dân

GNP

Gross National product

Tổng sản lượng quốc gia

GoI

Government of Indonesia

Chính phủ Indonesia

GSO

General Statistics Office

Tổng cục thống kê Việt Nam

ICOR
IMF

3

Gross domestic capital

% dư nợ trên tổng sản phẩm quốc

Incremental Capital - Output
Rate
International Monetary Fund

Tổng sản phẩm quốc nội
% đầu tư nước ngoài trực tiếp trên
tổng sản phẩm quốc nội

Hệ số sử dụng vốn
Quỹ tiền tệ quốc tế


4

NSNN

Government budgetary

Ngân sách Nhà nước

USD

US Dollar


Đô la Mỹ

WB

World bank

Ngân hàng thế giới


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nợ cơng ln là một vấn đề nóng hổi được quan tâm
tới không chỉ riêng châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… mà các nước đang phát triển trên thế
giới cũng phải đối mặt, trong đó có cả Việt Nam. Nợ công đang đe dọa đến sự phục
hồi và sự ổn định của nền kinh tế toàn thế giới, viễn cảnh của cuộc tái suy
thối kinh tế tồn cầu cũng đã được đặt ra. Liệu chính phủ một quốc gia lựa chọn
giải pháp vay nợ để bù đắp thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu chi tiêu công sẽ
có tác động như thế nào đến nền kinh tế.
Đặc biệt trong năm 2016, theo công bố của Bộ Tài chính, nợ cơng Việt Nam đã
lên tới 63,7% GDP, con số này, theo IMF đã vượt quá ngưỡng 60% là mức khuyến
cáo của nợ cơng an tồn. Vấn đề này đặt ra câu hỏi liệu nợ công sẽ ảnh hưởng đến
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như thế nào? Cơ chế tác động như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của nợ
công Việt Nam đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Qua đó nhằm đưa ra những giải pháp
kiến nghị mới để có thể làm giảm đi sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam. Đây là lý do nhóm quyết định chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM”

5



2. Mục tiêu nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng nợ công của Việt Nam.
 Nghiên cứu sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
 Đưa ra những kiến nghị giải pháp để xử lý những vấn đề cịn tồn đọng để việc
sử dụng nợ cơng đạt được hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế nhàm tăng nâng cao
tốc độ phát triển kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
► Những quan điểm của các nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới về tác
động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế.
► Thực trạng nợ công tại Việt Nam trong những năm qua.
 Phạm vi nghiên cứu
► Nghiên cứu trên mức độ quốc gia tại Việt Nam.
► Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng nợ công của Việt Nam.
► Nghiên cứu chủ yếu về vay nợ nước ngồi, nợ cơng của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập thông tin và số liệu được công bố trên các phương tiện đại chúng từ
các báo cáo chun mơn.
 Nghiên cứu định tính thơng qua các bước thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn
ADB để từ đó xử lý và phân tích nhằm đưa ra những kết luận cụ thể về sự tác động
của nợ công đối với tăng trưởng thông qua các kênh truyền dẫn trung gian
 Dựa trên mơ hình hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu của hai tác giả
Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi (2008), The impact of external debt on economic
growth: a comparative study of Negeria and South Africa, Texas Southern
University, để đo lường sự tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở
ViệtNam
 Nghiên cứu định lượng dựa trên phân tích các chỉ tiêu số liệu thứ cấp từ
nguồn ADB được ứng dụng cho mơ hình hồi quy tuyến tính ước lượng sự tác động
của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

5. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của nghiên cứu
Hiểu rõ hơn về nợ công ở Việt Nam và tác động của nó đến nền kinh tế. Bên
cạnh đó, đưa ra những con số thực tiễn để đo lường nợ công.
Đồng thời, đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của nợ cơng đến tăng trưởng có
thể nhận thấy những mặt mạnh và hạn chế của nước mình để đề ra chính sách phù
hợp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tại Việt Nam.
6. Kết cấu báo cáo
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết.

6


Chương 2: Thực trạng nợ công và nghiên cứu định lượng tác động của nợ công
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị giải pháp
Do thời gian có hạn cũng như kiến thức có hạn nên trong q trình nghiên cứu có
thể có sai sót nên nhóm mong cơ có thể góp ý cũng như đưa ra lời khuyên để nhóm
có thể phát triển bài nghiên cứu của mình.
Chân thành cảm ơn cơ.

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Quan điểm về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.
1.1.1.1. Tăng trưởng nợ công tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế quốc gia với đại
diện là Friedman (1988)

Trường phái kinh tế cổ điển cho rằng khi Chính phủ dùng nợ để trang trải các
khoản thâm hụt ngân sách thì sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế do gánh nặng nợ cho
thế hệ tương lai cũng như do việc giảm đầu tư tư nhân từ áp lực tăng lãi suất.
Modigliani (1961) lập luận rằng khi Chính phủ vay tiền thì Chính phủ sẽ phải tăng
thuế để bù đắp lại các khoản lãi phải trả cho các khoản vay đó. Việc tăng thuế trong
tương lai làm giảm thu nhập của dân chúng nên thực chất tổng nguồn vốn đầu tư
trong nền kinh tế không đổi, chỉ chuyển từ “túi người này sang túi người kia”. Thêm
nữa, thu nhập kỳ vọng giảm do việc tăng thuế cũng khơng kích thích đầu tư để tăng
trưởng kinh tế. Ơng phát biểu rằng: “nếu chính phủ đánh thuế, thì nguời dân cịn ít
tiền trong túi hơn, cho nên mỗi dồng chính phủ chi tiêu sẽ được cân đối bằng một
đồng không được chi ở chỗ khác”.
Friedman (1988) lại cho rằng sự gia tăng của nợ công do thâm hụt ngân sách sẽ
gây áp lực làm tăng lãi suất. Lãi suất tăng đương nhiên sẽ làm giảm đầu tư tư nhân.
Nói một cách khác, Friedman (1988) cho rằng tăng nợ công giống như việc “chi
tiêu công chèn ép đầu tư tư nhân” (crowd out effect). Một khi đầu tư tư nhân giảm
thì tăng trưởng kinh tế cũng giảm.
Nếu ở quan điểm thứ nhất cho rằng nợ cơng góp phần vào sự phát triển kinh tế
đất nước trong ngắn hạn có thể hiểu là do chính phủ của quốc gia đó đã sự dụng
biện pháp cắt giảm thuế và bù đắp bằng nợ công. Điều này đã kích thích tiêu dùng
dẫn đến gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn.
Ngược lại, khi tiết kiệm quốc dân giảm sẽ dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu
tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn, như vậy khi đến hạn thanh
toán quốc gia phải đối mặt với áp lực thanh toán nợ gốc và lãi bởi sự dồn tích.
1.1.1.2. Nợ cơng ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế do tác
động đến tổng cầu thuộc về các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes.
Quan điểm của trường phái Keynes được đưa ra dựa trên hai giả thuyết cơ bản là:
Tổng cung chịu ảnh hưởng của tổng cầu và giả thiết nền kinh tế không trong trạng
thái toàn dụng.

8



Keynes đề xuất khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng thì Chính phủ có thể
đưa ra các gói kích cầu để tác động vào nền kinh tế. Các gói kích cầu này có thể
thực hiện bằng cách Chính phủ đi vay để tăng chi tiêu công. Việc tăng tổng cầu sẽ
có tác động thúc đẩy tổng cung và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Robert Eisner (1984) cho rằng nếu nợ công ở mức hợp lý sẽ có tác động làm gia
tăng việc tổng cầu, tăng tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ đó thúc đẩy đầu tư cho dù lãi
suất có tăng lên. Chính vì thế, ông đã áp dụng lý thuyết này trong các phân tích thực
chứng và chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách (hay nợ cơng) có quan hệ tỷ lệ thuận với
tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Những phát hiện của Eisner tuy nhiên lại khơng
nhận được nhiều sự đồng tình chẳng hạn, Gramlich (1989) cho rằng việc sử dụng
nợ công để tài trợ cho thâm hụt ngân sách không quan trọng trong việc quyết định
tính hiệu quả của chính sách tài khóa. Quan điểm của phái Keynes cũng vấp phải sự
phản đối của những người theo trường phái kinh tế Ricardo khi họ cho rằng rằng chi
tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ khơng có tác động lên mức thu nhập vì người dân
sẽ lập tức tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương lai hoặc bù lại lạm
phát cao hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác động ròng lên tổng cầu
sẽ là bằng khơng.
1.1.1.3. Nợ cơng có tác động rất nhỏ tới tăng trưởng kinh tế thuộc về các nhà kinh
tế theo trường phái Ricardo.
Quan điểm của trường phái Ricardo trong đó Robert Barro (1989) là một đại
diện tiêu biểu. Quan điểm này cho rằng, thâm hụt ngân sách (nợ cơng) có tác động
rất nhỏ tới nền kinh tế vì nợ cơng khơng có tác động gì đến tổng cầu. Việc gia tăng
chi tiêu công ngày hôm nay sẽ làm tăng thuế cả ở hiện tại và tương lai trong khi
người tiêu dùng sẽ định hướng hành vi tiêu dùng của họ dựa trên giá trị hiện tại của
thu nhập của họ trong tương lai. Dù cho việc gia tăng thuế diễn ra ở hiện tại hay
tương lai thì việc tiêu dùng cũng sẽ giảm tương ứng với việc chi tiêu của chính phủ.
Robert Barro (1989) cho rằng khi chính phủ vay nợ thì nhóm người già nhận thấy
rằng con cháu họ sẽ bị thiệt hại hơn (giả sử là người già quan tâm tới phúc lợi của

con cháu họ, do đó họ không muốn mức tiêu dùng của con cháu họ giảm sút). Vậy
thì nhóm người già phản ứng như thế nào? Đơn giản là họ gia tăng thu nhập dưới
dạng di sản để lại cho con cháu với mức bằng khoản tiền đủ để trả phần thuế tăng
thêm mà thế hệ tương lai phải chịu. Bằng cách làm này, kết quả khơng có gì thay
đổi thực sự. Các thế hệ sẽ có cùng mức tiêu dùng chính xác một số tiền giống nhau
9


như trước khi chính phủ vay nợ. Mỗi thế hệ tiêu dùng chính xác một số tiền giống
nhau như trước khi chính phủ vay nợ.
Quan điểm của trường phái Ricardo đã bị phê phán cả về mặt lý luận và thực
tiễn. Bernheim (1989) cho rằng quan điểm của trường phái này dựa quá nhiều vào
các giả thuyết, trong đó có giả thiết rằng các hộ gia đình là các thực thể độc lập và
và khơng có mối liên hệ với nhau. Giả thiết này chỉ có ở các thị trường hồn hảo
trong đó người tiêu dùng có các quyết định của mình chỉ dựa vào lý trí (duy lý) mà
thơi. Giả thuyết kỳ vọng duy lý được dựa trên ý tuởng cho rằng mọi người - nguời
tiêu dùng, doanh nghiệp, chủ lao động và nguời lao động - sử dụng hiệu quả thơng
tin mà họ có đuợc về q khứ, hiện tại và tương lai. Họ nhìn vào những sự kiện
trong q khứ để tiên đốn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng khơng có nghĩa
là ai cũng đoán đúng về tương lai, mà thật ra những sai lầm của chúng ta không
tương quan với nhau. Chúng ta điều chỉnh những kỳ vọng về tương lai một cách
liên tục và theo sát những thay đổi trong điều kiện kinh tế. Hàm ý chính sách quan
trọng của lý thuyết kỳ vọng duy lý là sự can thiệp của chính phủ sẽ lợi bất cập hại.
Giả sử chính phủ tăng chi tiêu trong giai đoạn thất nghiệp cao. Theo Keynes thì
điều này sẽ làm tăng cầu hiệu dụng và thuyết phục được doanh nghiệp và hộ gia
đình rằng điều kiện là an toàn cho đầu tư và tiêu dùng. Nguợc lại, phe kỳ vọng duy
lý cho rằng chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ khơng có tác động lên mức thu nhập
vì nguời dân sẽ lập tức bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương
lai hoặc bù lại lạm phát cao hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác động
ròng lên tổng cầu sẽ là bằng không. Barro cũng thừa nhận rằng các giả thiết này là

quá mạnh tuy nhiên cũng cho rằng dù cho lý thuyết của trường phái Ricardo khơng
hồn hảo thì vẫn có thể sử dụng được như là một tiêu chuẩn để đo lường tính hiệu
quả của chính sách tài khóa của một quốc gia. Vì vậy, để đưa ra nhận định quan
điểm nào phù hợp với từng thời điểm của quốc gia còn phải phụ thuộc vào nhân tố
quan trọng đó là hành vi của người tiêu dùng cũng như tính hiệu quả trong việc chi
tiêu ngân sách nhà nước.
1.1.2. Lý thuyết về ngưỡng nợ công và đường cong Laffer
Các lý thuyết trên đây cho thấy nợ cơng có thể có tác động tích cực và tiêu cực
và cho rằng mức nợ công mức nợ công ở mức hợp lý có thể kích thích tăng trưởng
kinh tế. Vậy mức nợ công hợp lý là bao nhiêu hay và tại sao vượt qua mức đó thì nợ
cơng sẽ có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế? Câu trả lời nằm trong lý thuyết về
ngưỡng nợ của Krugman (1988).
10


Krugman (1988) định nghĩa một tình trạng vượt ngưỡng nợ là tình trạng trong đó
số tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung luợng nợ tăng lên.

Lý thuyết này cho rằng nếu nhu nợ trong tương lai vuợt quá khả năng trả nợ của
một nuớc thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong
nước từ đó ảnh huởng xấu đến tăng trưởng. Lập luận của lý thuyết “ngưỡng nợ” có
thể đuợc xem xét qua đuờng cong Laffer. Ðuờng cong Laffer cho thấy rằng tổng nợ
càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường
cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên.
Trên phần dốc xuống của đuờng cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm
với khả năng trả nợ càng giảm. Ðỉnh đuờng cong Laffer đã gợi ý điểm mà tại đó sự
tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các
hoạt động khác. Ðây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh huởng ngược chiều đến tăng
trưởng. Vì vậy đỉnh của đuờng cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có
thể duy trì mà khơng phải lo ngại đến ảnh hưởng tiêu cực của nợ đến tăng trưởng

kinh tế.

11


Hình 1.1: Đường cong thể hiện mới quan hệ Nợ cơng/GDP
với tăng trưởng kinh tế tăng trưởng
1.1.3. Mơ hình ước lượng sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế.
Sau khi xem xét quan điểm, nghiên cứu của các học giả lớn trên Thế giới, nhóm
quyết định chạy mơ hình của Ayadi và O.Ayadi (2008) nhằm đánh giá tác động của
nợ công lên tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2014 với 24 quan sát.
Trong bài nghiên cứu của hai tác giả Folorunso S.Ayadi and Felix O.Ayadi
(2008), The impact of external debt on economic growth: a comparative study of
Negeria and South Africa, Texas Southern University, đã ứng dụng phương pháp
bình phương nhỏ nhất (Least Square) để chạy hồi quy tuyến tính nhằm đo lường tác
động của nợ và gánh nặng thanh tốn nợ nước ngồi lên sức mạnh của nền kinh tế
và sự đầu tư ở Nigeria và Nam Phi giai đoạn 1980 – 2008 với 28 quan sát, thông
qua 5 biến: tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm, tỷ lệ đầu tư trên GDP thực, tỷ lệ
thanh tốn nợ trên GDP thực, quy mơ nợ nước ngoài đối với GDP thực và tăng
trưởng vốn GCAP.
Mơ hình hồi quy tổng qt:
PRMYi = β1 + β2 EXPOi+ β3 GCAPi+ β4 DSERGDPi+ β5 DEBGDPi+ β6
GFIGDPi+ ui (1.1)
Hàm hồi quy tổng thể:
PRFE(Y / EXPOi, GCAPi, DSERGDPi, DEBGDPi, GFIGDPi) = β1+β2 EXPOi+β3
GCAPi+β4 DSERGDPi+β5DEBGDPi+β6 GFIGDPi (1.2)
1.1.4. Biến số thực nghiệm trong mơ hình
Để ước lượng sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
giai đoạn 1991 – 2014, bài viết cũng sử dụng dữ liệu nợ nước ngồi để phân tích tác
12



động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế thông qua những kênh truyền dẫn
trung gian nêu trên làm biến độc lập gồm: Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu; Tỷ lệ tăng
trưởng vốn; Tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực; Quy mơ nợ nước ngồi đối với
GDP thực; Tỷ lệ đầu tư trên GDP thực; và một biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng
thực hàng năm.
Biến phụ thuộc:
Yi
: Tỷ lệ tăng trưởng thực hàngnăm
Biến độc lập:
EXPOi
: Tỷ lệ tăng trưởng xuấtkhẩu
GCAPi
: Tỷ lệ tăng trưởng vốn
DSERGDPi
: Tỷ lệ thanh tốn nợ trên GDP thực
DEBGDPi
: Quy mơ nợ nước
1.1.5. Những nghiên cứu thực nghiệm
Theo quan điểm của Folorunso S.Ayadi và Felix O.Ayadi (2008) nợ công là một
trong những nguồn thuộc cấu trúc vốn tài chính của bất kỳ một nền kinh tế nào, đặc
biệt là đối với những đất nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ
La Tinh. Đặc trưng bởi một cấu trúc vốn nội bộ khơng thỏa đáng, do đó nền kinh tế
quốc gia ln loay hoay trong vịng quay lẩn quẩn như thiếu nguồn vốn đẩu tư để
nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng và cập nhật công nghệ kỹ thuật nên năng suất sản
xuất thấp dẩn đến thu nhập thấp, kéo theo là tiết kiệm cũng thấp và tiếp tục quay lại
với cấu trúc vốn nội bộ thiếu thốn. Vì vậy, việc thu hút những kiến thức chuyên môn
trong công tác quản lý tài chính quốc gia cũng như sự hỗ trợ tài chính từ những
nước Phương Tây để khắc phục sự khó khăn về nguồn lực này là điều cần thiết.

Tuy nhiên, sử dụng nợ nước ngồi cũng cịn nhiều trăn trở, dù khơng xét về yếu
tố chính trị thì nợ nước ngồi vẫn là sự ràng buộc chính yếu đến cấu trúc vốn của
những quốc gia đang phát triển. Bởi sự dồn tích khi đến hạn phải thanh tốn cả vốn
gốc và lãi của nó. Do đó, nợ dần trở nên khơng góp phần một cách đáng kể cho sự
phát triển tại những đất nước đang phát triển trong dài hạn.
Chính vì lí do đó mà trong bài nghiên cứu của mình, hai tác giả Folorunso
S.Ayadi và Felix O.Ayadi đã chọn nợ nước ngoài để thay thế cho nợ cơng trong mơ
hình thực nghiệm đo lường sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế theo
số liệu của Nigeria và Nam Phi bên cạnh những lý do khách quan khác như: vấn
đề công bố nợ cơng có thể ảnh hướng đến tình hình chính trị quốc gia, do đó nếu
có những dữ liệu về nợ cơng được cơng bố thì những dữ liệu đó sẽ khơng có cơ sở
chắc chắn; nợ cơng gồm có nợ cơng nước ngồi và nợ cơng trong nước, trong đó nợ
cơng nước ngồi chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng biến động cùng tổng nợ công;
13


bản thân nợ nước ngoài ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó số liệu nợ nước ngồi cần phải
được quan tâm hơn nợ trong nước.
Phát triển những ý tưởng trên, theo Elendorf và Mankiw (1999) nợ cơng có ảnh
hưởng quan trọng đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các khoản nợ
(phản ánh tài trợ thâm hụt) có thể kích thích tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn
do lượng vốn cung cấp cho nền kinh tế tăng cao, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của
những cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, nhưng chèn lấn vốn đầu tư và làm giảm
sản lượng trong dài hạn. Nợ cơng cao có thể ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và
tăng trưởng thơng qua lãi suất dài hạn cao hơn, bóp méo hệ thống thuế trong tương
lai cao hơn, lạm phát và sự không chắc chắn cao hơn về các triển vọng và chính
sách.
Có thể nói rằng trong ngắn hạn, nợ cơng tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế
bởi cung cấp một lượng vốn thiết yếu đối với chi tiêu cho đầu tư phát triển của quốc
gia, nâng cao năng suất nhưng kèm theo đó là những nghĩa vụ nợ phải thực hiện

trong tương lai, dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng
kinh tế dài hạn nếu khơng có một chính sách quản lý nợ cơng phù hợp và hữu hiệu
Vì vậy, dù trong cấu trúc vốn tài chính của các quốc gia, đặc biệt là những quốc
gia đang phát triển thì nợ cơng được đánh giá là một nguồn rất cần thiết trong sự
phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn nợ cơng sẽ có nguy
cơ gây tổn hại cho nền kinh tế bởi những yêu cầu thanh toán cả vốn gốc và lãi của
nó.
Theo M. Reinhart và S. Rogoff hai nhà kinh tế học nổi tiếng về nghiên cứu lĩnh
vực nợ công, đã xem xét mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế với các
mức độ khác nhau của nợ công ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, dựa trên
chuỗi số liệu quá khứ dài hạn và mô tả thực nghiệm đã đưa ra kết quả tác động phi
tuyến của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong nghiên cứu gần đây (2010) được thực hiện bởi hai tác giả này, thông qua
thống kê tương quan đơn giản về những mức khác nhau của nợ công và tốc độ tăng
trưởng GDP thực dài hạn trong mẫu 20 quốc gia phát triển trải dài khoảng hai thế kỉ
(1790 -2009), và mẫu 24 nền kinh tế thị trường kinh tế mới nổi giai đoạn 1946–
2009 nhận thấy rằng:
 Tỉ số nợ/GDP dưới ngưỡng 90% GDP: Thể hiện mối tương quan ngược
chiều giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn ở mức độ yếu.
 Tỉ số nợ/GDP trên ngưỡng 90% GDP: Thể hiện mối tương quan ngược
chiều giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn ở mức độ mạnh.
14


Như vậy, dựa vào ngưỡng nợ cảnh báo trong việc đề ra những chính sách quản lý
nợ cơng và trần nợ công phù hợp cho mỗi quốc gia là điều hết sức cần thiết, có như
thế mới tránh được tình trạng vay nợ quá đà hạn chế được trạng thái sử dụng nợ
không hiệu quả dẫn đến mất khả năng chi trả và làm ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế. Vì đối với những quốc gia phát triển và những nền kinh tế thị trường
mới nổi, mối quan hệ giữa nợ công và sự tăng trưởng kinh tế biểu hiện rõ nhất khi

nợ vượt mức 90-100% GDP; lúc này, nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế giảm đáng
kể.
Theo một số nghiên cứu của Krugman (1988) và Sachs (1989) đã xem xét tác
động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát
triển thông qua sự tác động của nợ nước ngồi, một yếu tố được xem là có vai trị
quan trọng trong cấu trúc nợ công. Phần lớn vấn đề mà các nghiên cứu này đặt ra
đều là giả thuyết “số dư nợ quá mức” – đề cập đến tình trạng khi nghĩa vụ nợ là
gánh nặng của một quốc gia. Gánh nặng này đã làm cho một phần lớn sản lượng tạo
ra phải tích lũy cho các chủ nợ nước ngồi từ đó dẫn đến sự khơng khuyến khích
trong đầu tư.
Cũng theo đánh giá của Ayadi (1999) và Ayadi et. al. (2003) gánh nặng nợ nước
ngoài đã giới hạn sự tham gia của những quốc gia đang phát triển với nền kinh tế
tồn cầu và kèm theo đó là những nghĩa vụ nợ đã gây trở ngại đến tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Vì khi vay nợ của một quốc gia tăng lên quá cao, những e ngại về
vấn đề mất khả năng chi trả được đặt nặng, và các quốc gia khác tiến hành thẩm
định môi trường đầu tư kỹ càng hơn và từ đó họ đưa ra những điều khoản khắt khe
hơn gây ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế của nền kinh tế chính quốc. Ngồi ra, gánh
nặng nợ quốc gia cịn gây trở ngại trong chi tiêu công cho đầu tư phát triển, hạn chế
việc tích lũy nguồn vốn tạo nên sự trống rỗng trong dự trữ và có khuynh hướng cản
trở áp dụng những chính sách tiền tệ linh hoạt để củng cố những doanh nghiệp vừa
và nhỏ do nguồn thu được phải đáp ứng phần lớn nghĩa vụ nợ cả gốc và lãi. Điều
này đã ảnh hưởng một cách gián tiếp đến việc làm, học vấn và năng lực tài chính
của người dân trong một quốc gia.
Vì vậy, cần phải xem xét sự tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế thơng
qua dữ liệu nợ nước ngồi cùng với những rủi ro và hệ lụy mà nó mang lại: sự
khơng khuyến khích đầu tư, giới hạn sự tham gia của các quốc gia đang phát triển

15



với nền kinh tế toàn cầu, sự trống rỗng trong dự trữ ngoại hối quốc gia, cứng nhắc
trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Theo Hunt (2007) sự gia tăng trong tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế dẫn đến
tăng trưởng kinh tế. Sachs (2002) cho rằng sự tăng trưởng kinh tế sẽ không tăng cho
đến khi tổng lượng vốn tăng đạt đến một ngưỡng nhất định. Khi lượng vốn tăng thì
đầu tư và sản lượng đầu ra cũng tăng, trong vòng xoắn tiến lên, tiết kiệm sẽ tiếp tục
tăng. Sau khi đạt được một mức độ, sự tăng lên trong cả vốn và tiết kiệm sẽ kích
thích sự tăng lên trong tăng trưởng một cách tự lực. Lý thuyết “dual-gap” nói rằng
đầu tư là một hàm của tiết kiệm, và trong những quốc gia đang phát triển, khi mức
độ tiết kiệm nội địa không đủ để tài trợ cho đầu tư cần thiết để đảm bảo phát triển
kinh tế, thì việc tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ bên ngoài là điều
tất yếu. Colaco (1985) đã giải thích tính chất nhạy cảm của việc thanh toán nợ đối
với những nước đang phát triển thơng qua sử dụng ba kịch bản:
• Quy mơ của nợ nước ngồi đạt đến một mức độ lớn hơn so với vốn tự có,
sẽ dẫn đến sự khơng cân bằng giữa nợ và vốn tự có;
• Khi tỷ lệ nợ với lãi suất thả nổi tăng đột ngột, thì những người vay mượn
phải đối mặt trực tiếp với việc lãi suất tăng cao;
• Thời hạn vay rút ngắn đáng kể, một phần là do bởi sự giảm đi của những
nguồn chính thức.
Trong bài báo nghiên cứu “Nợ cơng, tính bền vững ở Việt Nam: q khứ,
hiện tại và tương lai” thuộc ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt
Nam đã nêu ra tác động của nợ công lên các biến số vĩ mô bao gồm tăng
trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, cán thương mại và tỉ giá hối đối.
Thơng qua việc lãi suất tăng, nợ công cao cũng khiến giảm đầu tư tư
nhân: Thâm hụt tài khóa sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ, giảm tiết kiệm
quốc gia, do vậy làm giảm cung và làm tăng lãi suất vốn vay trên thị trường.
Sự gia tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân.
Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam khi trong những năm gần đây, nợ nước
ngồi đã tăng lên đáng kể.
Khơng chỉ tác động lên đầu tư tư nhân, Sự gia tăng chi tiêu công và thâm

hụt ngân sách, sẽ ngay lập tức làm cho tổng chi tiêu trong nước lớn hơn sản
lượng trong nước. Để đáp ứng lượng chi tiêu tăng thêm này, bên cạnh sản
xuất trong nước tăng, thì nhập khẩu cũng sẽ tăng và gây thâm hụt thương
mại. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với thâm hụt thương mại cũng sẽ

16


đặc biệt nghiệm trọng ở những nước có sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều
vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu như Việt Nam.
Chính sách tài khóa có thể tác động đến tăng trưởng sản lượng của một nền kinh
tế thơng qua hai kênh truyền dẫn. Thứ nhất, nó có thể làm thay đổi tiết kiệm và đầu
tư, và do vậy là năng lực sản xuất trong dài hạn của một quốc gia. Thứ hai, nó có
thể làm thay đổi hiệu quả sử dụng nguồn lực, và do vậy làm thay đổi cả sản lượng
hiện tại lẫn tăng trưởng trong tương lai. Sự mở rộng tài khóa lúc đó thậm chí sẽ
nhanh chóng dẫn đến lạm phát cao, lãi suất cao, thâm hụt vãng lai và bất ổn tài
chính. Bài học kích thích tổng cầu của Việt Nam trong năm 2009 và hậu quả của nó
trong năm 2010-2011 là ví dụ điển hình của trường hợp này. Để phản ứng lại sự gia
tăng của lạm phát và thâm hụt vãng lai do hậu quả của thâm hụt tài khóa kéo dài,
Chính phủ Việt Nam cũng như một số nước khác thường áp dụng các biện pháp
hành chính kiểm sốt giá cả trong nước và kiểm soát tỉ giá.
Tuy nhiên, những biện pháp này lại làm tăng sự thiếu hụt tổng cung do chúng
bóp méo thị trường các nhân tố sản xuất trong nước, nguồn lực sẽ được phân bổ một
cách không hợp lý, và do thiếu nguyên vật liệu nhập khẩu làm hạn chế năng lực sản xuất
và xuất khẩu. Sự mở rộng tài khóa kéo dài tiếp tục làm cán cân vãng lai xấu thêm và lạm
phát tăng tốc. Sự sụt giảm niềm tin vào đồng nội tệ và kinh tế trong nước có thể dẫn đến
sự tháo chạy của dịng vốn ngoại trừ khi Chính phủ phải trả giá đắt bằng cách thắt chặt
tiền tệ, tăng lãi suất nhằm khôi phục lại niềm tin vào đồng nội tệ.
Mặc dù nợ cơng Việt Nam ln ở ngưỡng trung bình, nhưng những năm gần đây
khi nợ công Việt Nam tăng nhanh chóng, nên tác động của nợ cơng lên tăng trưởng

nền kinh tế cần được đành giá cụ thể và xem xét lên các biến số vĩ mô trong nền
kinh tế.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Khái niệm về nợ công và tang trưởng kinh tế.
1.2.1.1. Nợ công
“Nợ công” là một khái niệm rộng và tương đối phức tạp. Trong phạm vi của đề
tài nghiên cứu này, nợ công được hiểu là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia
phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Nói cách khác, nợ cơng của
một nền kinh tế là số dư lũy kế nợ của Chính phủ quốc gia đó đến thời điểm đang
xét. Đây cũng là khái niệm được rất nhiều các nghiên cứu hiện đại thống nhất sử
dụng.
Nợ cơng bắt nguồn từ việc nguồn thu của Chính phủ (mà chủ yếu từ thuế, phí và
lệ phí thu được) không đủ bù cho chi tiêu công. Nhu cầu chi tiêu công quá lớn khi
17


đã vượt mức nguồn thu của Chính phủ sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách và kết quả
cuối cùng chính là nợ cơng. Nếu khơng có phương án trả nợ hiệu quả, nợ có thể kéo
dài, lãi mẹ đẻ lãi con, tích tụ ngày trở nên lớn hơn làm thành gánh nặng với ngân
sách.
1.2.1.2. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập đạt được trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm) của một quốc gia (hoặc một địa phương). Sự gia
tăng này được biểu hiện ở quy mô và tốc độ. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị
bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc tuyệt đối (tỷ lệ tăng trưởng). Quy mô
tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, cịn tốc độ tăng trưởng sử dụng với ý
nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập
bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho tồn thể nền kinh tế hoặc
tính bình qn trên đầu người

1.2.2. Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.
Nợ cơng hay thực chất là phần chi tiêu của Chính phủ vượt quá nguồn thu của
Ngân sách cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của chính quốc gia đó. Nợ cơng
vừa có ảnh hưởng tiêu cực, vừa có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia:
Trong ngắn hạn, việc chi tiêu của Chính phủ chính là một động lực cho tăng
trưởng kinh tế khi mà nguồn tiền được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, tạo
thêm nhiều việc làm, từ đó kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Tuy nhiên, trong dài hạn, nếu Chính phủ khơng có kế hoạch trả nợ hợp lí thì
ngược lại nợ cơng sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Cụ thể là gánh nặng về nợ
cơng sẽ khiến Chính phủ phải có những biện pháp giải quyết trả nợ mà các biện
pháp hay được sử dụng nhiều nhất là tăng thuế. Việc tăng thuế vô tội vạ có thể dẫn
đến bóp méo hệ thống thuế quốc gia, làm nhiễu tác dụng của thuế đối với nền kinh
tế. Một cách khác Chính phủ có thể sử dụng là in thêm tiền để trả nợ nhưng cách
này sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát tăng lên nhanh chóng ảnh hưởng đến cuộc sống người
dân. Theo bài viết “Nợ công - sự tác động đến tăng trưởng kinh tế và gánh nặng của
thế hệ tương lai” tác giả Lê Thị Minh Ngọc thuộc Khoa Tài chính - Học Viện
Ngân hàng thì xét về mặt tích cực, Chính phủ các quốc gia có thể sử dụng nợ cơng
như là một công cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tu cho các dự án, cơng trình
trọng điểm quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, kích thích tăng truởng kinh
18


tế. Giải pháp tăng nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có thể sẽ
góp phần kích thích tiêu dùng, tăng sản luợng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc
dân trong ngắn hạn.
Về mặt tiêu cực, nợ cơng lớn có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
như sau:
• Thứ nhất, nợ cơng lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn
đến hiện tượng thối lui đầu tư tư nhân.

• Thứ hai, nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia (national saving)
• Thứ ba, nợ cơng tạo áp lực gây ra lạm phát
• Thứ tư, nợ cơng làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã
hội
1.3. Bài học về quản lý nợ công ở một số quốc gia.
1.3.1. Nợ công từ Hy Lạp
1.3.1.1. Bắt nguồn cuộc khủng hồng:
Cuộc khủng hoảng nợ cơng bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới của
đảng xã hội Hy Lạp, ông A. Papandreou thông báo rằng người tiền nhiệm của ông
đã che giấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc phải.
Thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là 12.7% GDP, chứ khơng phải là
3.7% như chính phủ tiền nhiệm đã dự báo trước đó. Nợ cơng của nhà nước đã tới
ngưỡng gần 30 tỷ euro, tương đương 12.5% GDP, chiếm khoảng 4% tổng nợ của
khu vực đồng tiền chung. Theo quy định của Hiệp ước về ổn định tài chính của Khu
vực đồng tiền chung châu Âu, thâm hụt ngân sách của các nước thành viên không
được vượt quá 3% GDP, mà Hy Lạp đã vượt quá khoảng 4 lần.
1.3.1.2. Những nỗ lực giải cứu:
Khả năng vỡ nợ của Hy Lạp đã đẩy thị trường tài chính thế giới vào tình trạng
bất ổn, gây sụp đổ dây chuyền của các tổ chức tài chính trong khối EU, buộc các
nhà lãnh đạo phải nhóm họp và đưa ra các gói cứu trợ cho Hy Lạp.
Gói cứu trợ thứ nhất lên tới 52 tỉ euro mà liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) trao cho Hy Lạp năm 2010 trong khuôn khổ quỹ bình ổn tài chính
châu Âu (EFSF). Đổi lại Hy Lạp phải đồng ý các biện pháp thắt lưng buộc bụng,
giảm chi tiêu ngân sách. Nhưng gói cứu trợ này cũng không đủ lực để kéo kinh tế
Hy Lạp đi lên, nên một lần nữa Hy Lạp phải cầu cứu liên minh châu Âu.
Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn nghi ngại khả năng trả nợ của quốc gia này nên đẩy
lãi suất đối với trái phiếu chính phủ lên cao khiến Hy Lạp phải cầu cứu đến gói cứu
trợ lần thứ 2 trị giá 130 tỷ euro để cứu quốc gia này cũng như để giảm thiểu tác

19



động xấu đến khu vực đồng euro. Đổi lại Hy Lạp cam kết cắt giảm nợ công xuống
khoảng 121% GDP đến năm 2020.
1.3.1.3. Hệ quả của chính sách thắt lưng buộc bụng:
Mỗi lần nhận gói cứu trợ từ những chủ nợ, chính phủ Hy Lạp phải cam kết áp
dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng: giảm lương khu vực cơng, tăng thuế và
giảm lương hưu. Chính sách này đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cơng
chúng và gây nên sự sụt giảm mạnh trong tiêu dùng.
Năm 2010, GDP giảm 25%, lương công chức giảm 40%, thất nghiệp lên tới
28%.Nên ngay cả khi đã nhận gói cứu trợ Hy Lạp vẫn ln phải đối mặt với việc
tìm ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà vẫn áp dụng chính sách thắt lưng
buộc bụng. Đây là một điều không thể cho Hy Lạp khi thâm hụt ngân sách tăng cao,
nền kinh tế khá yếu với khả năng cạnh tranh thấp.
1.3.1.4. Nguyên nhân và bài học cho Việt Nam:
Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới Hy Lạp của ngày hôm nay chủ yếu vẫn là do sự
phụ thuộc quá lớn của quốc gia này vào các nguồn trợ cấp của nước ngồi. Mặt
khác Chính phủ chi tiêu ngân sách ồ ạt, lãng phí, thiếu hiệu quả mà quản lý cơng nợ
lại yếu kém, thiếu minh bạch.
Từ đó mà khiến cho quốc gia có tốc độ phát triển cao hàng đầu châu Âu này
nhanh chóng rơi xuống vực thẳm mang tên "vỡ nợ", một tình thế từ trước nay vốn
chỉ xảy ra với một vài nước nghèo, kém phát triển.
Việc Hy Lạp vỡ nợ thực chất không tác động trực tiếp tới tài chính, kinh tế của
Việt Nam nhưng nó lại có một sự tác động gián tiếp rất lớn. Nói chính xác ra thì nó
đã "tác động" mạnh mẽ tới ý thức của những vị lãnh đạo Việt Nam, những người
đang trực tiếp quản lý về vấn đề tài chính quốc gia hiện nay.
Cụ thể chính phủ cần phải nhìn nhận lại cách quản lý và sử dụng nguồn ngân
sách của Nhà nước hiện nay, nhất là những nguồn vốn vay trực tiếp từ nước ngoài,
liệu đã thực sự hiệu quả hay chưa, hay vẫn còn nhiều yếu kém, lãng phí, thất thốt
lớn.

Việt Nam cần thay đổi tư duy về nợ cơng, phải có chiến lược tái cơ cấu ngân
sách, đặc biệt lưu ý đến khâu quản lý, giám sát.
Một số bài học về giải quyết nợ công:
- Tăng thuế và cắt giảm chi tiêu không phải biện pháp giải quyết triệt để
tình trạng nợ cơng. Điều căn bản cần giải quyết là đưa ra các biện pháp
nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, tạo ra của cải vật chất cho xã
hội, tăng tổng sản lượng nền kinh tế, tạo ra nguồn trả nợ vững chắc;

20


-

Không nên cắt giảm nguồn trợ cấp và lương bổng người lao động để tránh

gây ra tình trạng hỗn loạn trong dân chúng và dẫn đến bất ổn xã hội;
- Tránh phụ thuộc vào viện trợ nước ngồi
1.3.2. Nợ cơng từ Nhật Bản
1.3.2.1. Thực trạng nợ công tại Nhật Bản:
Theo số liệu cập nhật vào cuối tháng 12/2015, nợ công Nhật Bản vẫn ở mức cao
kỷ lục trên thế giới với các con số thống kê được như sau: mức nợ công của Nhật
Bản hiện đang ở mức 12,054,497,267,760 USD, với dân số là 124,008,743 người
thì mỗi người dân Nhật trung bình phải gánh số nợ là 96,547.91 USD. Nợ công của
Nhật Bản bằng 260.2% GDP nước này và tổng mức thay đổi nợ công hằng năm của
Nhật Bản là âm 1.5%. (Nguồn: đồng hồ đo nợ cơng tồn cầu của tạp chí The
Economist)
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản (MoF), nợ công của Nhật Bản đã tăng từ mức
218,8% năm 2013 lên 227,2% năm 2014. Tăng trưởng kinh tế chậm, nợ công tăng
cao, đồng Yên tiếp tục giảm giá, áp lực thâm hụt thương mại, đó là các vấn đề mà
nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt.


Hình 1.2: Nợ công Nhật Bản
Nợ công của Nhật Bản chỉ thực sự trỗi dậy khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc
khủng hoảng tài chính năm 2008. Chỉ tính riêng năm 2010, nợ công của Nhật Bản
đã lên tới 44 nghìn tỷ yên (khoảng 468 tỷ USD) và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nền
tàu chính cơng của nước này nợ công vượt nguồn thu từ thuế (tương đương 37 nghìn tỷ
n).
Có một thực tế là mức nợ công nội địa của Nhật Bản chiếm đa số trong tỷ trọng
nợ công nước này. Theo con số cập nhập vào cuối tháng 12 năm 2014, tổng số nợ
công này gồm 8.290 tỷ USD trái phiếu chính phủ, 539 tỷ USD vay mượn từ các tổ
chức tài chính và 1.100 tỷ USD từ hối phiếu hay kỳ phiếu có thời hạn 6 tháng. Đến
21


cuối tháng 12 năm 2013, trung bình mỗi người dân Nhật Bản nợ khoảng 78.100
USD. Theo Blommberg, nợ công của Nhật Bản hiện nay lớn hơn cả quy mô kinh tế
của Anh, Đức, Pháp cộng lại.
OECD - tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo nợ chính
phủ Nhật Bản sẽ vọt lên tới 400% GDP trong vịng 30 năm, trừ khi hoạch định
chính sách thực hiện cải cách quan trọng. Dư nợ bình quân đầu người của Nhật Bản
hiện lên tới gần 90.000 USD. Theo tính tốn của IMF, nợ cơng của Nhật Bản đã
vượt tổng tài sản tài chính của các hộ gia đình trong năm 2015. IMF cũng dự báo nợ
cơng của Nhật Bản tiếp tục tăng nhanh và sẽ chỉ đạt đỉnh điểm vào giữa những năm
2020.
Tình trạng nợ cơng hiện nay của Nhật Bản là hậu quả tất yếu của nhiều yếu tố, có
cả ảnh hưởng từ nguyên nhân khách quan và ngun nhân phát sinh từ chính tình
hình kinh tế nước này. Trong phạm vi bài báo cáo nghiên cứu, các ngun nhân
chính cần được đề cập có những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chi tiêu công vực dậy nền kinh tế trì trệ: để phục hồi nền kinh tế đang
ngủ qn, Chính phủ Nhật Bản khơng ngại chi thêm các gói kích cầu cho nền kinh

tế mà thể hiện rõ nhất là học thuyết Abenomics.
Thứ hai, chi phí an sinh và phúc lợi xã hội: Nhật Bản hiện là nước có tuổi thọ
cao nhất thế giới (tuổi thọ trung bình của người dân đạt 83 tuổi), người già có thể
chiếm tới 40% dân số. Điều này đồng nghĩa Chính phủ Nhật Bản phải chi một
lượng lớn tiền cho chăm sóc sức khỏe người già và hưu trí.
Thứ ba, nguồn thu từ thuế thấp: Để đối phó với tình trạng giảm phát trong hai
thập kỷ vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã liên tiếp điều chỉnh và giảm thuế để kích
thích sản xuất và tiêu dùng. Quan điểm của Chính phủ Nhật Bản là duy trì mức thuế
thấp qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng để gia tăng thu ngân sách mà khơng theo
đuổi chính sách đánh thuế cao để tăng thu ngân sách.
Thứ tư, lãi suất thấp: Trong hai thập kỷ vừa qua Ngân hàng Trung ương Nhật
Bản (BOJ) đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách giảm lãi suất nhiều
lần và cuối cùng thực hiện “chính sách lãi suất zero”.
Thứ năm, trái phiếu Chính phủ Nhật Bản được nhà đầu tư ưa chuộng: Trong
những năm trở lại đây, để khắc phục tình trạng nợ cơng leo thang, Chính phủ Nhật
Bản khơng ngừng bán ra một loạt các trái phiếu với lãi suất thấp, được các nhà đầu
tư ưa chuộng.
1.3.2.2. Ngưỡng chịu đựng của nợ công Nhật Bản

22


Mặc dù là quốc gia có tỷ lệ nợ cơng cao nhất thế giới với mức nợ công lên gấp
hơn 2.5 lần GDP nước này nhưng Nhật Bản vẫn chưa bị xếp vào các nước khủng
hoảng nợ công. Trong khi đó, các nền kinh tế khác với mức nợ cơng thấp hơn lại rơi
vào bất ổn như Mỹ hay Hy Lạp. Để giải thích cho vấn đề đó có thể nói rằng đánh
giá khủng hoảng nợ cơng khơng chỉ cẩn dựa vào những số liệu được ban bố về tỷ lệ
nợ cơng trên GDP mà cịn cần dựa vào nhiều yếu tố khác: tốc độ tăng trưởng, hiệu
quả sử dụng nguồn vốn, cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ. Trong nghiên cứu này,
nhóm tác giả xin được trình bày một số nhân tố là ngưỡng chịu đựng của nợ công

Nhật Bản cao hơn các nước khác.
 Trái phiếu chính phủ Nhật Bản có lãi suất thấp.
Đây là điểm sáng trong nền kinh tế Nhật Bản trong những năm vừa qua khi
cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard&Poors đánh giá Nhật Bản vẫn
cịn khả năng thanh tốn nợ và được vay với mức lãi suất cực kỳ thấp.

Hiện nay trái phiếu chính phủ Nhật Bản trên thị trường có mức lãi suất chỉ
1.4% trong khi Hy Lạp là 8%. Điều này chứng tỏ Nhật Bản vẫn là quốc gia có
hệ số đánh giá xếp hạng tín nhiệm cao và được các nhà đầu tư ưa thích.
 Trái phiếu chính phủ được định bằng đồng n
Tồn bộ trái phiếu của chính phủ Nhật Bản được định giá bằng đồng Yên,
dưới sự bảo lãnh của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ. Trường hợp xấu
nhất BOJ sẽ là cơ quan đứng ra nhận trách nhiệm thanh toán các khoản nợ
bằng việc phát hành thêm tiền. lạm phát là có thể song với nền kinh tế giảm
phats nhiều năm thì đây là ảnh hưởng trong tầm kiểm soát.
 Nợ trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ công của Nhật Bản
Trái phiếu chính phủ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước.
95% lượng trái phiếu của chính phủ Nhật Bản phát hành ra do nhà đầu tư
trong nước nắm giữ. Khối lượng nợ do chủ nợ nước ngồi nắm là khơng đáng
kể và khơng có ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiền tệ nước này khi đáo hạn
trả nợ.
 Hệ số ICOR của Nhật Bản thấp và nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh
23


Hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR cho biết khả năng sinh lời hiệu quả của
nguồn vốn do chính phủ một quốc gia sử dụng. Hệ số ICOR của Nhật ở mức
3.0 cho thấy rằng nguồn vốn sử dụng vào đầu tư được dung một cách hiệu
quả.
1.3.2.3. Chính sách phản ứng của Chính phủ Nhật Bản để giải quyết tình trạng nợ

cơng và bài học cho Việt Nam.
Để giảm mức nợ cơng Chính phủ Nhật Bản đã đề ra các biện pháp tăng thuế và
giảm phúc lợi xã hội, cụ thể:
Nhật Bản quyết định tăng thuế tiêu thụ lên gấp đôi so với trước đây. Việc nâng
thuế sẽ giúp nước này huy động được thêm 81.420 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, nó
được đưa ra vào thời điểm quá nhạy cảm khi thị trường cần kích cầu, đồng thời
chính phủ cũng tạo ra những gói kích thích mới (đi ngược lại chính sách vực dậy
nền kinh tế Abenomics).
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc nâng độ tuổi nghỉ hưu để giảm bớt gánh nặng
an sinh xã hội. Các nhà làm luật Nhật Bản dự tính sẽ nâng tuổi nghỉ hưu của người
lao động nước này lên 61 tuổi vào năm 2013 và 65 tuổi vào năm 2025.
Từ những phân tích trên đây, nhóm đưa ra bài học về quản lí nợ công cho Việt
Nam từ trường hợp của Nhật Bản như sau:
Cần xây dựng chính sách kinh tế phù hợp. Abenomics đó thể được coi là một thí
nghiệm khổng lồ trên cả một nền kinh tế, song chính sách này khơng mang lại hiệu
quả như mong đợi. Tuy nhiên từ trường hợp của Nhật Bản cũng có thể thấy được
rằng các con số về mức nợ cơng khơng phản ánh chính xác tình hình “sức khỏe”
của nền kinh tế, mà đó là sự tổng hịa của nhiều nhân tố khác: tình hình phát triển,
chỉ số ICOR, cơ cấu nợ cơng, v.v..
Qua trường hợp của Nhật Bản có thể thấy khơng thể đánh giá tình hình sức khỏe
nợ cơng của một quốc gia thông qua các con số mà điều cần thiết là xem xét tính
chất của nợ cơng một cách cụ thể.

24


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam
2.1.1. Đánh giá chung

Sau 30 năm mở cửa kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Tiềm lực của đất nước đã lớn mạnh hơn nhiều, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, chính trị - xã hội ổn định. Theo
số liệu trong Bản tin tài chính của Bộ Tài chính, trong vịng 10 năm trở lại đây, GDP
của Việt Nam đã có bước tăng trưởng tới hơn 4 lần, nếu năm 2006 GDP cả nước
chưa đạt 1.000 nghìn tỷ đồng và GDP/đầu người khoảng 715 USD thì năm 2015
GDP đã đạt đến con số xấp xỉ 4.200 nghìn tỷ đồng và GDP/đầu người là 2.019
USD. GDP tăng trưởng tương đối bền vững, lạm phát được kiềm chế đáng kể.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh
tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ
thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ
yếu. Do đó, hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng và
nợ cơng nói chung là một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam vẫn rất cần sự hỗ trợ về mặt
tài chính (tức là vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từ các tổ chức đơn
phương, đa phương trên thế giới để phát triển nền kinh tế hơn nữa.
2.1.2. Quy mơ nợ
Thơng tin chính thức về nợ cơng chỉ có rất ít. Bộ Tài Chính cơng bố nợ cơng năm
2015 ở mức 61,3% GDP. Nhưng theo đồng hồ nợ công thế giới (GDC) của tạp chí
The Economist điểm nợ cơng Việt Nam 86,77 tỷ USD, chiếm 46,9 % GDP. Tính
trung bình, mỗi người Việt đang gánh trung bình đang gánh 995,9 USD (khoảng 21
triệu đồng). Tuy nhiên theo Ủy ban giám sát Tài Chính Quốc Gia, cách tính nợ cơng
phải bao gồm các khoản nợ tiềm ẩn như đã nói ở trên nên tổ chức này cho rằng tỷ lệ
nợ công/GDP của Việt Nam trở nên lớn hơn nhiều so với cách hạch tốn thơng
thường, vào khoảng 75,8 % GDP. Đây chính là những hạn chế trong việc tính tốn
cũng như giải quyết nợ cơng.
Có thể theo dõi tình hình nợ công Việt Nam, qua các năm từ 2009-2015 theo tạp
chí The Economist:
Đơn vị

2009


2010

2011

25

2012

2013

2014

2015


×