Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BÁN LẺ TRỰC TUYẾN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.24 KB, 18 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
Phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ Hội nhập
kinh tế Quốc tế
Conference Paper · November 2016
CITATION

READS

1

2,343

1 author:
DINH Tien Minh
University of Economics Ho Chi Minh City
43 PUBLICATIONS 15 CITATIONS
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Sensory marketing View project

An Emerging Marketing Technology: Sensory marketing applied in Retail industry View project

All content following this page was uploaded by DINH Tien Minh on 23 December 2018.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BÁN LẺ TRỰC TUYẾN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP


KINH TẾ QUỐC TẾ
Đinh Tiên Minh
Trường Đaịhocc̣ Kinh tếTP.HCM –
LỜI MỞ ĐẦU
Với xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử như hiện nay, trình độ và mức sống
của con người ngày càng được nâng cao. Theo đó, họ cũng ln địi hỏi nhiều hơn về mọi mặt
trong cách thức mua sắm của mình. Bán lẻ trực tuyến cũng vì thế đã phát triển rất mạnh mẽ và
thật sự trở thành một hình thức mua sắm hiện đại được ưa chuộng trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Bán lẻ trực tuyến ngày nay là một kênh mua sắm tiện lợi cho người tiêu
dùng và cũng là một kênh phân phối hàng nhanh chóng, tiết kiệm cho doanh nghiệp. Thực tế cho
thấy lợi ích và cơ hội từ bán lẻ trực tuyến là rất nhiều và còn nhiều tiềm năng. Cụ thể là, TP. Hồ
Chí Minh với những lợi thế về môi trường đầu tư, dân số đông, sức mua cao, hệ thống cơ sở hạ
tầng ngày càng được nâng cấp đã làm cho thành phố trở thành một thị trường đầy tiềm năng và
có sức thu hút lớn mà các nhà bán lẻ trực tuyến nước ngoài không thể bỏ qua cơ hội đầu tư phát
triển. Do đó, việc phát huy lợi thế của hình thức kinh doanh bán lẻ này sẽ là động lực của Việt
Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: Bán lẻ, Bán lẻ trực tuyến, Thương mại, Thương mại điện tử, Hôịnhâpc̣ quốc tế,B2C.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI BÁN LẺ TRỰC TUYẾN
Khái niệm bán lẻ trực tuyến
Bán hàng trực tuyến là việc người bán cung cấp các hàng hóa hay dịch vụ cho người mua
thông qua Internet và các kênh điện tử khác. Khách hàng trong bán hàng trực tuyến có thể là
người tiêu dùng hay khách hàng doanh nghiệp. Quá trình mà người tiêu dùng trực tiếp mua hàng
hoá, dịch vụ từ một người bán trong thời gian thực, mà không có một dịch vụ trung gian, qua
Internet. Nó là một hình thức thương mại điện tử. Một cửa hàng trực tuyến, eShop, cửa hàng điện
tử, internet cửa hàng, webshop, webstore, cửa hàng trực tuyến….
Các kênh bán lẻ trực tuyến
- Bán hàng thông qua mạng xã hội: Một trong những cách tiếp cận hiệu quả để đạt tương tác
với người tiêu dùng đó chính là sử dụng tài khoản mạng xã hội như Instagram, Facebook,
Google Plus, Youtube….. Với những tính năng thân thiện cùng với cộng đồng người sử dụng
lớn, giúp cho rất nhiều người bán hàng tiếp cận được người tiêu dùng dễ dàng…

- Bán hàng thông qua các kênh diễn dàn: Hiện nay Việt Nam có rất nhiều diện đàn lớn mà
bạn có thể bán hàng được như: 5giay.vn, lamchame.com, webtretho.com, nhattao.vn…
người bán chỉ cần đăng ký cho mình một tài khoản rồi sau đó vào những chuyên mục phù
hợp với sản phẩm của mình viết một bài giới thiệu về sản phẩm, giá cả, chất lượng, giao
nhận hàng… nếu như sản phẩm của bạn tớt thì sẽ có người liên hệ mua hàng với người
bán.
- Bán hàng thông qua sàn giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử: là website thương mại
điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người
quản lý website có thể tiến hành bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên đó (là các
trang rao vặt, mua bán ...)
1


- Bán hàng thông qua ứng dụng trên thiết bị di động: Các thiết bị di động ngày càng phát
triển dẫn đến sự ra đời của hình thức kinh doanh này và đã mang lại hiệu quả cao.
Đặc điểm của bán lẻ trực tuyến
Đối với người bán
- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống,
các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và
đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho
phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thơng tin, chi phí in ấn,
gửi văn bản truyền thống.
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng.
Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên
mạng.
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp
hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7 mà khơng mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo
khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

- Mơ hình kinh doanh mới: Các mơ hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới
cho khách hàng. Mơ hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản
qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp
giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị
trường.
- Giảm chi phí thơng tin liên lạc: Dùng các phương tiện liên lạc khác nhau để tiết kiệm chi
phí.
- Củng cớ quan hệ khách hàng: Thơng qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với
trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và
dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cớ lịng trung thành.
- Thơng tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể
được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một sớ nước và khu vực khún khích bằng cách giảm hoặc
khơng thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp
rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ
khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch;
tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thơng tin và giảm chi phí vận
chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Đối với người mua:
- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi
lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì
tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
2


- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể
so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp

nhất.
- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được
như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua
Internet.
- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm
được thơng tin nhanh chóng và dễ dàng thơng qua các cơng cụ tìm kiếm đồng thời các
thơng tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh.)
- Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác
nhau từ mọi khách hàng.
Vai trò của thương mại bán lẻ
Một là, giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng: Nhìn từ góc độ kinh tế vi mơ,
chi phí là một trong các yếu tố quyết định trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp và hành vi của
người tiêu dùng. Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố từ sản xuất đến lưu thông,
phân phối. Giữ nguyên các điều kiện khác, doanh nghiệp ln có xu hướng tìm cách giảm chi phí
sản xuất kinh doanh để tăng sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận, cịn người tiêu dùng ln muốn
mua hàng hóa với giá rẻ hơn. Suy rộng ra tầm vĩ mơ, chi phí ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của
cả nền kinh tế và cơ cấu kinh tế theo đó mà hình thành. Bán lẻ trực tuyến tác động đến ́u tớ chi
phí trong chuỗi giá trị thị trường, hướng nền kinh tế đến hiệu quả.
Hai là, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng và đẩy mạnh bán hàng do hệ thống
thương mại bán lẻ có vai trò hướng dẫn tiêu dùng cho khách hàng thông qua việc tiếp xúc với
nhiều chủng loại hàng hóa, tiếp xúc với nhiều phân đoạn thị trường khách hàng, hoạt động bán lẻ
sẽ hướng dẫn khách hàng nên sử dụng loại hình sản phẩm dịch vụ nào thích hợp với mức sớng,
sở thích, nhu cầu của họ.
Ba là, giúp nhà sản xuất hồn vớn nhanh, thúc đẩy đầu tư sản xuất và sản xuất ngày càng
phát triển bởi bán lẻ là khâu ći cùng của q trình lưu thơng hàng hóa do đó nó sẽ đảm bảo
cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường và quá trình tái sản xuất sẽ diễn ra liên tục. Hệ
thống bán lẻ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, nó sẽ giúp nhà sản xuất nắm bắt
được nhu cầu của thị trường một cách linh hoạt, trên cơ sở đó nhà sản xuất sẽ sản xuất ra được
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Bốn là, giúp điều tiết hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, ở tất cả các vùng miền

thành phố, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo
cung cấp hàng hóa công bằng cho mọi người dân trên khắp cả nước. Do vậy, hoạt động bán lẻ
cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực. Tăng cường
khả năng tự điều tiết của thị trường, cùng với Nhà Nước kiểm soát sự biến động của giá cả tiêu
dùng và là công cụ để nhà nước điều chỉnh chỉ số giá hàng tiêu dùng phù hợp với tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Hoạt động bán lẻ phát triển tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phụcvụ
được nhu cầu tiêu dùng và đặc biệt là góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Năm là, thúc đẩy sản xuất phát triển bởi hoạt động bán lẻ là khâu quan trọng trong quá trình tái
sản xuất nên nó giữ vai trị quan trọng trong q trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Mặt khác, hoạt
động bán lẻ giúp người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường mà có kế hoạch, phương thức
kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường và dựa trên cơ sở đó sẽ tăng cường thương mại
hàng hoá và phát triển thị trường cho các ngành kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị
trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.
3


Sáu là, mở rộng thị trường bán lẻ, đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: xuất phát từ
nhu cầu hội nhập của nền kinh tế trong nước, các cam kết WTO về mở cửa hoàn toàn thị trường
phân phối, cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng các hiệp định
thương mại thế hệ mới (FTAs) và khi cam kết về thực hiện khu vực mậu dịch tự do giữa các
nước thành viên ASEAN có hiệu lực đầy đủ, tất cả mười quốc gia thành viên sẽ hội nhập kinh tế
toàn diện vào một thị trường chung thớng nhất thì thị trường Việt Nam và hàng Việt Nam sẽ
hướng đến một sân chơi thương mại không biên giới với rất nhiều cạnh tranh.
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BÁN LẺ TRỰC TUYẾN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tồn cảnh thương mại bán lẻ trực tuyến Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015
Ngày 12 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-TTg phê
duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại trực tuyến giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu “Thương
mại trực tuyến được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc
gia Đơng Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực

cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”

Điểm mạnh của thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam
Các doanh nghiệp Viêt Nam ngày càng chú trọng thương mại trực tuyến (TMTT): Hiện nay
đã có nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia vào TMTT. Trong đó ba lĩnh
vực hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp là nông, lâm, thủy sản (28%); bán buôn, bán lẻ
(22%); xây dựng (16%).
Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ
trợ marketing, bán hàng qua mạng… Nhiều trang web dịch vụ mua sắm trực tuyến có sự đầu tư
đáng kể để nâng cấp giao diện website, cung cấp dịch vụ tốt hơn như truy cập nhanh, dễ sử dụng,
ở nhiều thông tin cho từng sản phẩm về giá cả, xuất xứ…
Hiện cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch điện tử, trong đó khơng ít
trang web đã tạo được uy tín trên thị trường; đã có hơn 10.000 mặt hàng: kim khí điện máy, quà
lưu niệm, hoa, sách, quần áo, hàng thể thao, trò chơi, trang sức, mỹ phẩm được quảng bá và giới
thiệu trên mạng.
Năm 2015, 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính để bàn và máy tính xách tay. Tỷ lệ
doanh nghiệp trang bị máy tính bảng có xu hướng tăng từ 45% năm 2014 lên 50% năm 2015.
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ cho TMTT được quan tâm sử dụng: Hai trong số được sử dụng
phổ biến là phần mềm kế tốn, tài chính (89%) và quản lý nhân sự (49%). Bên cạnh đó, một số phần
mềm khác được doanh nghiệp sử dụng như: phần mềm quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management – CRM) với 23% doanh nghiệp sử dụng, phần mềm quản lý hệ thống cung ứng (Supply
Chain Management – SCM) với 20% doanh nghiệp sử dụng và phần mềm lập kế hoạch nguồn lực
(Enterprise Resource Planning – ERP) với tỷ lệ 15% doanh nghiệp sử dụng.

Chi phí cho hạ tầng cơng nghệ thơng tin trong doanh nghiệp tương tự nhau qua các năm.
Năm 2015, phần cứng vẫn chiếm tỷ trọng đầu tư cao nhất (42%), tiếp đến là phần mềm (26%),
nhân sự và đào tạo (17%).
Việc tham gia hoạt động TMTT trên mạng xã hội của đại bộ phận doanh nghiệp bán lẻ và người
tiêu dùng cùng với việc ứng dụng các giải pháp TMTT trên nền tảng công nghệ di động cho thấy
doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh nhạy bắt kịp các xu hướng mới về TMTT của thế giới để phục vụ

hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo kết quả
khảo sát, 62% website TMTT có tích hợp mạng xã hội, trong đó chủ yếu là mạng xã hội
4


Facebook (70%). Google Plus và Twitter là hai mạng xã hội ít được tích hợp hơn (chiếm tỷ lệ
tương ứng 27% và 18%). 3% website tích hợp các mạng xã hội khác như LinkedIn, Instagram…
Nhiều doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng – tài chính cũng đã ứng dụng các tiêu chuẩn trong
lĩnh vực trao đổi thơng tin, thanh tốn thẻ, chuyển tiền q́c tế, thanh tốn liên ngân hàng và tích
hợp vào hệ thớng của riêng mình. Theo thớng kê của Ngân hàng nhà nước, tỷ trọng tiền mặt lưu
thông trên tổng phương tiện thanh toán giảm từ 12,3% năm 2012 x́ng cịn 11,89% vào tháng
10/2015.
Dịch vụ Ví điện tử: Sáu tổ chức không phải ngân hàng đã được cấp phép thực hiện dịch
vụ Ví điện tử, gồm: Banknetvn, VNPay, M_Service, BankPay, Vietnam Online, VietUnion. 38
ngân hàng thương mại đã tham gia phới hợp triển khai dịch vụ Ví điện tử.
Hệ thống chuyển mạch thẻ: Ngày 1/4/2015, Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Q́c
gia Banknetvn và Cơng ty Dịch vụ Thẻ Smartlink đã sáp nhập thành Trung tâm Chuyển mạch
Thẻ thống nhất, cho phép chủ thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền hoặc thanh toán tại hầu hết
ATM/POS của các ngân hàng khác.
Thẻ thanh toán: Tổng lượng thẻ đang lưu hành trên thị trường đạt xấp xỉ 69 triệu thẻ, trong
đó thẻ quốc tế là 6,25 triệu thẻ. Bên cạnh các dịch vụ rút tiền mặt, chuyển khoản, sao kê các ngân
hàng thương mại đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hóa
đơn hàng hóa, dịch vụ như: thanh tốn tiền điện, nước, cước viễn thơng, bảo hiểm, vé máy bay
hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.
Các dịch vụ thanh toán qua Internet và điện thoại: Hiện có 67 ngân hàng thương mại triển
khai dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và 37 ngân hàng thương mại cung ứng
các dịch vụ thanh toán qua di động (Mobile Banking).
Thanh toán thẻ xuyên biên giới: Các hệ thớng thanh tốn thẻ q́c tế như VISA, MarterCard,
American Express, Diners Club/Discover (Mỹ), Union Pay (Trung Quốc) cung cấp 2 dịng thẻ
phổ biến là thẻ tín dụng (Credit Card) và thẻ ghi nợ (Debit Card). Những thẻ này có các tính

năng như rút tiền mặt ATM, thanh tốn tiền khi mua hàng hóa, dịch vụ tại điểm bán (POS), thanh
toán trực tuyến (online payment).
Cũng theo khảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT, 97% doanh nghiệp chấp nhận cho
khách hàng thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 16% doanh nghiệp chấp
nhận thanh toán bằng thẻ thanh tốn.
Một trong những ́u tớ quan trọng để đảm bảo tính xác thực của hợp đồng trên mơi trường
điện tử là chữ ký điện tử. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử
tăng gần 2 lần từ 23% năm 2012 lên 48% năm 2015.
Điểm yếu của thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam
Được đánh giá là có tốc độ phát triển về mảng thương mại trực tuyến khá mạnh. Tuy nhiên
thị trường này tại Việt Nam tồn tại khá nhiều bất cập, có phát triển nhanh nhưng chất lượng
không được như mong đợi. Điều này là do những bất cập cịn tồn tại kìm hãm sự phát triển, thêm
vào đó là nhiều điểm yếu không thúc đẩy được hiệu quả tương xứng với tốc độ phát triển. Đây
đều là những điểm yếu rất cơ bản mà ít người nhận thấy, điều đó khiến việc xây dựng các chiến
lược không bám sát được thị trường nên có khá nhiều sự thất bại của khơng ít các doanh nghiệp.
Thương mại trực tuyến Việt Nam còn nặng vấn đề tâm lý
Vấn đề đầu tiên phải đề cập đến là tâm lý tiêu dùng và tâm lý kinh doanh của người Việt. Khi
đã quá quen với việc mua sắm truyền thống, được cảm nhận về sản phẩm, được mặc cả giá, sử
dụng tiền mặt đã ăn quá sâu vào đời sống người Việt thì việc cớ thay đổi một điều gì đó khác lạ
như thương mại trực tuyến sẽ gặp nhiều hạn chế. Tuy đã phát triển tại Việt Nam khá lâu, và ngày
5


nay quy mô thương mại trực tuyến ngày càng mở rộng nhưng nó chỉ tập trung chủ yếu tại các
thành phố lớn, những tâm lý này đặt nặng ở các khu vực ngồi thành phớ, nơng thơn. Trong khi
sớ lượng này chiếm con số lớn hơn. Điều này khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo ngại liệu rằng họ
có được khách hàng đón nhận. Đây cũng là hạn chế trong tâm lý kinh doanh của khơng ít doanh
nhân Việt.
Thương mại trực tuyến bị hạn chế về địa lý
Một hạn chế của Việt Nam hiện nay là tỷ lệ đô thị hóa còn thấp, thấp nhất trong khu vực.

Điều này sẽ tạo hạn chế cho sự phát triển thương mại trực tuyến, vì sức mua của người dân nơng
thơn ́u hơn người đô thị. Việc phổ biến internet ở nông thôn cũng ít hơn, và việc giao nhận
hàng ở khu vực nông thôn hạn chế hơn do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, do đó việc tiếp cận khu
vực nông thôn – khu vực rộng lớn nhất ở Việt Nam là thách thức. Việt Nam cũng có vùng địa lý
hẹp và dài, phân rõ hai cực Nam – Bắc nên việc giao hàng tồn q́c sẽ khó khăn. Đây là điều
mà ít ai làm về thương mại trực tuyến chú ý tới vì các phương thức giao hàng quá nhiều, tuy
nhiên điểm yếu này sẽ hạn chế thời gian nhận hàng cho khách đáng kể.
Thanh toán nghèo nàn
Điều này tại nước ta cho thương mại trực tuyến còn yếu, sự liên kết giữa các bên như ngân
hàng, trung gian không chặt chẽ. Thêm vào đó là tâm lý quen sử dụng tiền mặt khiến người tiêu
dùng không mặn mà với các phương thức trực tuyến. Vì vậy cho dù có đặt hàng qua các trang
thương mại trực tuyến người tiêu dùng thường lựa chọn cách thanh toán khi lấy hàng hơn là gửi
trực tuyến bằng chuyển khoản. Ngay cả việc sử dụng thẻ cũng khiến họ cảm thấy bất tiện nhiều
hơn là tiền mặt.
Chi phí giao hàng cao, dịch vụ chưa tốt đang khiến giá bán các sản phẩm trực tuyến không
rẻ hơn so với kênh mua sắm truyền thống
Thừa nhận lĩnh vực thương mại trực tuyến tại Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề, trong đó
khâu chuyển phát đang chi phối giá bán, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ
Việt Nam cho biết nếu như kênh bán hàng truyền thống giá cả phụ thuộc chi phí vận chuyển từ
nơi sản xuất đến các điểm bán lẻ, thì bán hàng trực tuyến hiện nay chi phí phụ thuộc phần lớn
vào khâu chuyển phát. Hay nói cách khác chất lượng của dịch vụ chuyển phát chưa cao khiến giá
mua sắm trực tuyến không rẻ hơn đáng kể với mua sắm truyền thống. Về mặt tâm lý, hiện vẫn
chưa có sự tin cậy đáng kể giữa người tiêu dùng với người cung cấp hàng hóa lẫn dịch vụ chuyển
phát. Đa số các nhân viên giao hàng đều chưa qua đào tạo cơ bản, tác phong thiếu chuyên nghiệp
nên chưa thể thay mặt cho các nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp hàng hóa trên mạng.
Hạn chế mang tính kĩ thuật an tồn
Vấn đề an tồn trong giao dịch tiếp tục là vấn đề lớn đối với thương mại trực tuyến. Nhiều
khách hàng ngần ngại không muốn cung cấp sớ thẻ tín dụng qua Internet.
Bảo vệ dữ liệu và tính tồn vẹn của dữ liệu là một vấn đề nghiêm trọng. Do sự xuất hiện của
các virus máy tính dẫn đến đường truyền dữ liệu bị nghẽn, các tệp dữ liệu bị phá hủy, tin tặc truy

cập trái phép hệ thống để lấy cắp thông tin, hủy hoại dữ liệu khiến cho khách hàng lo lắng về hệ
thớng thương mại trực tún.
Bên cạnh đó, cịn có nỗi lo lắng về nâng cấp hệ thống. Sau một thời gian phát triển hệ thống
website thương mại trực tuyến, số lượng khách hàng truy cập ngày một đông sẽ dẫn đến tốc độ
truy cập chậm lại, nghẽn mạng. Kết quả là khách hàng rời bỏ website. Để tránh xảy ra hiện tượng
này, các hệ thống thương mại trực tuyến thường phải nâng cấp hệ thớng. Để duy trì một hệ thớng
có được 70 triệu truy cập trong vịng hai tuần mà không xảy ra tắc nghẽn cần phải trang bị một
hệ thống phần cứng và phần mềm không rẻ.
6


Hạn chế mang tính thương mại
Thương mại trực tún địi hỏi phải đầu tư xứng đáng: Kinh nghiệm cho thấy các công ty
thành công với thương mại trực tuyến thường có đầu tư lớn cho việc xây dựng hệ thống. Các
doanh nghiệp nhỏ thường không thể cạnh tranh bằng giá cả nhất là khi tham gia thị trường rộng
lớn của thương mại trực tuyến. Trong thương mại truyền thống, vấn đề trung thành với thương
hiệu rất quan trọng nhưng trong thương mại trực tuyến vấn đề này kém quan trọng hơn.
Q trình tìm kiếm thơng tin của khách hàng trong thương mại trực tún khơng phải hiệu
quả về chi phí. Nhìn bề ngồi, các sàn giao dịch điện tử có vẻ như là nơi cho phép người bán và
người mua trên tồn thế giới trao đổi thơng tin mà khơng cần trung gian. Nếu tiếp cận gần hơn sẽ
thấy xuất hiện một hệ thống trung gian mới để đảm bảo về chất lượng sản phẩm, những người
dàn xếp, các cơ quan chứng thực để đảm bảo tính hợp pháp của các giao dịch. Các chi phí này
được tính vào chi phí giao dịch.
Xu hướng phát triển các hình thức bán lẻ trực tuyến tại TPHCM
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt Nam
xuất hiện những xu hướng mới:
Xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước
Tại Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới cùng
với việc gia nhập WTO, các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng dần được hình
thành và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Đi đầu trong xu hướng M&A hiện

nay có lẽ là ngành bán lẻ Việt Nam. Toàn ngành đang chứng kiến sự thâm nhập mạnh mẽ và
nhanh chóng bằng nhiều con đường của các nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường nội địa. Đây là
xu hướng tất yếu của quá trình Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế
giới. Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại Việt Nam thì đến năm 2020, cả nước
sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm, phấn
đấu đạt tỷ lệ bán lẻ hiện đại khoảng 45% trong tổng số các kênh phân phối bán lẻ trên thị trường.
Do vậy, ngành bán lẻ Việt Nam đang trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngoài. Trong thời gian tới các hãng bán lẻ nước ngoài sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị
trường bán lẻ Việt Nam, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt và M&A trong lĩnh vực bán lẻ là không
tránh khỏi và sẽ ngày càng sôi động.
Thống kê của KPMG Việt Nam, trong 10 thương vụ M&A tiêu biểu nửa đầu năm 2016, riêng
lĩnh vực lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng đã có tới 3 thương vụ đạt giá trị giao dịch lớn nhất
thuộc về nhà đầu tư Thái Lan. Thương vụ đáng chú ý nhất là Central Group mua lại BigC Việt
Nam với giá 1.140 tỉ USD với tham vọng chi phối ngành bán lẻ Việt. Một thương vụ tỉ đô khác
là Singha trở thành đối tác chiến lược của Masan với giá trị 1,1 tỉ USD thông qua việc nắm giữ
25% cổ phần của Masan Consumer Holding và 33% cổ phần Masan Brewery.Trước đó, một tập
đoàn khác đến từ Thái Lan là TCC Holding cũng mua chuỗi Metro Cash & Carry Việt Nam của
Tập đoàn Metro Cash & Carry International (Đức) với giá 695 triệu USD. Năm 2015, một nhà
đầu tư khác của Thái Lan là Power Buy cũng mua 49% cổ phần của doanh nghiệp sở hữu chuỗi
siêu thị điện máy Nguyễn Kim với giá 200 triệu USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong ngành sản xuất
hàng tiêu dùng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam
thời gian tới. Bởi một thị trường trên 90 triệu dân với dân số trẻ, các thương vụ trong lĩnh vực hàng
tiêu dùng cũng rất được quan tâm. Và khi rót vốn vào Việt Nam, các nhà đầu tư không chỉ tiếp cận
thị trường Việt Nam mà còn nhắm đến thị trường rộng lớn hơn trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN với
600 triệu dân với lao động trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng mạnh.

7



Bùng nổ thương mại điện tử
Thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh hàng hóa trực tuyến giữa người mua và người
bán thông qua Internet. Hoạt động thương mại điện tử mang đến cho hoạt động dịch vụ bán lẻ
nhiều lợi ích thể hiện rõ qua các mặt như: công tác quản lý mua sắm và kho dự trữ đạt hiệu quả
cao hơn (kiểm kê hàng hóa không cần giấy tờ), hàng hóa được quảng cáo một cách có hiệu quả,
tiết kiệm được chi phí giao dịch, tiện lợi khi mua hàng và thanh tốn tiền hàng, ... Cơng nghệ
ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng, để phát triển phù
hợp với xu hướng mới đó, thì chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến của hệ thống
bán lẻ Việt Nam là điều tất yếu, do đó thương mại điện tử bán lẻ là mục tiêu lớn cần vươn tới của
hệ thống bán lẻ của Việt Nam. Dự báo trong 10 năm tới, doanh số của bán lẻ tuy được tạo ra
phần lớn từ các cửa hàng bán lẻ truyền thớng nhưng tỷ trọng của hình thức bán lẻ trực tuyến sẽ
tăng lên nhanh chóng và chiếm được thị phần đáng kể. Hơn thế nữa, việc xuất hiện các công ty
thương mại điện tử lớn trên thế giới vào Việt Nam nửa cuối năm 2013 như Google, eBay,
Amazon, Alibaba, trong đó Alibaba hợp tác với công ty Investment & Technology JSC làm đại
diện hay Ebay hợp tác với Công ty Peacesoft (chủ website chodientu.com ) tạo nên khu chợ “ảo”
với hàng chục nghìn lượt giao dịch mỗi ngày càng cho thấy lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt
Nam đang có những bước tiến đáng kể.
Trong thời đại công nghệ phát triển, Internet thật sự đã trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống hằng ngày của đại đa sớ người dân trên tồn thế giới. Cùng với sự phát triển đó,
xu hướng mua sắm trực tuyến cũng ngày càng phát triển. Theo nghiên cứu của Cimigo sẽ có
khoảng 90% số người truy cập Internet có tham gia mua hàng trực tuyến trong tương lai. Con số
kết quả của nghiên cứu này chính là một tín hiệu đáng mừng dự báo tương lai tươi sáng của xu
hướng kinh doanh thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Người tiêu dùng hiện đại ngày nay ngày càng ưa thích giao dịch dưới hình thức mua sắm trực
tuyến bởi những thuận lợi mà nó mang lại như dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa mặt hàng, tiết kiệm
tối đa thời gian, dịch vụ chăm sóc tốt… và hàng loạt các lợi ích đi kèm. Với tớc độ phát triển
chóng mặt, giờ đây. Người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều lợi ích khi nắm trong tay hàng
ngàn sự chọn lựa kênh mua sắm trực tuyến cho riêng mình.
Thương mại điện tử (eCommerce) đã và đang phát triển mạnh mẽ, khoảng cách giữa thế giới
thực và thế giới ảo ngày càng được thu hẹp hơn. Internet phát triển sẽ là động lực để thúc đẩy sự

tăng trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Theo Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam năm
2015 được Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (Bộ Công Thương) công bố, trong
năm ngoái, giá trị mua hàng trực tuyến của một người ước tính đạt khoảng 160 USD và doanh sớ
TMĐT doanh nghiệp với người tiêu dùng B2C đạt 4,07 tỷ USD.
Các nước trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc. Dự báo trong thời gian tới, thương mại
điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Tại Việt Nam, eCommerce
dường như mới chỉ chớm rung động các khách hàng để sử dụng các hoạt động thanh tốn, mua hàng
tiện ích, chưa thực sự bùng nổ, tạo thành xu thế và thực sự trở thành thị trường có tiềm năng.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại Điện tử Việt Nam 2015 mà VECOM công bố ngày 29
tháng 1, tốp 5 tỉnh, thành phố có mức độ ứng dụng thương mại điện tử cao nhất là TP.HCM (73,3
điểm); Hà Nội (72 điểm); Đà Nẵng (62,2 điểm); Bình Dương (55 điểm) và Hải Phịng (54,4
điểm). Ơng Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VECOM, cho biết chỉ số
thương mại điện tử Việt Nam 2015 đã phản ánh quy mô giao dịch trực tuyến ở Việt Nam đang
tăng nhanh so với năm 2014; các loại hình giao dịch thương mại điện tử phát triển mạnh. Tuy
nhiên, vẫn tồn đọng một trở ngại chưa có giải pháp tháo gỡ thực sự hiệu quả là lòng tin của
người tiêu dùng đối với mua sắm trực tiếp.
8


Bán lẻ trực tuyến phát triển rộng trên mạng xã hội
Trong kỷ nguyên công nghệ số, người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ có xu hướng thường
xuyên sử dụng các mạng xã hội để mua sắm online trên internet, tiết kiệm thời gian và cơng sức
đi lại. Chính vì vậy, mạng xã hội thương mại điện tử ngày càng phát triển với tớc độ đáng kinh
ngạc vì ưu thế vượt trội xóa mờ khoảng cách về không gian và thời gian.
Mạng xã hội có mức độ phủ sóng ngày càng dày đặc chính là phương tiện phát triển ngành
thương mại điện tử. Các kênh bán hàng nổi tiếng hiện nay là thông qua mạng xã hội facebook,
Zing, Twitter, Zalo, hoặc thông qua các trang web mua bán trực tuyến như rongbay, muachung,
nhommua…
Lợi thế của việc kinh doanh trên mạng xã hội là người bán không phải tốn bất cứ một loại chi

phí nào cho việc thuê mặt bằng. Bên cạnh đó, nhờ thế mạnh liên kết, tương tác, các mặt hàng
cũng được quảng cáo rộng rãi đến mọi đối tượng. Nói cách khác, mạng xã hội chính là cơng cụ
marketing hiệu quả giúp tìm kiếm và chia sẻ thơng tin giữa bên bán và bên mua.
Hình thức bán hàng trên mạng xã hội đang ngày càng phổ biến, những cửa hàng thời trang
lớn, nhà hàng phục vụ ăn uống... cũng lần lượt ra mắt những fanpage của mình để giới thiệu sản
phẩm mới, các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách.
Thương mại trên nền tảng di động - Xu hướng phát triển tất yếu
Hiện nay, người tiêu dùng sử dụng điện thoại đi động để tìm kiếm sản phẩm trước và sau khi thực
hiện mua hàng ngày càng nhiều. Khi người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động với phần mềm ứng
dụng trên thiết bị để tìm kiếm, truy cập, so sánh và mua sắm hàng hóa thì giải pháp di động đang trở
thành một kênh kinh doanh quan trọng cho ngành bán lẻ. Thống kê từ các doanh nghiệp bán lẻ hàng
đầu cho thấy, các nhà bán lẻ đang cớ gắng thích nghi với khuynh hướng thương mại điện tử trên nền
tảng di động. Không chỉ tích cực giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, các chương trình khún mại trên
mơi trường mua sắm di động, các doanh nghiệp bán lẻ còn đầu tư thiết kế các ứng dụng đi động riêng
cho thương hiệu của mình. Theo khảo sát google cho thấy, thương mại điện tử trên nền tảng di động
đang thực sự từng bước đi sâu vào trong lĩnh vực bán lẻ với vai trò chuyển đổi từ kênh liên lạc sang
vai trò kênh tương tác giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
Báo cáo tại sự kiện Vietnam Mobile Day 2016 diễn ra ngày 18 tháng 6 tại TP.HCM đã chỉ ra rằng
cộng đồng sử dụng điện thoại thông minh đang phát triển nhanh chóng với tỷ lệ sở hữu smartphone ở
thành thị chiếm gần 70% và ở nơng thơn là gần 40%. Tính đến hết năm 2015, Việt Nam hiện có 35
triệu người sử dụng điện thoại thông minh , một nửa trong số này thường xun tìm kiếm thơng tin
mua hàng thơng qua di động và 27% người dùng đã từng đặt hàng qua mobile. Theo Google Việt
Nam, trong năm 2016, lượng tìm kiếm thông tin, đặc biệt là các mảng thời trang, phụ kiện, sách, điện
gia dụng trên di động cũng đã vượt qua máy tính cá nhân.. Những con sớ này cho thấy, thương mại
điện tử trên nền tảng di động đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ.

Sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ bán lẻ trực tuyến
Các dịch vụ thanh toán online của ngân hàng cộng với những ứng dụng điện tử trên di động
được kỳ vọng sẽ động lực và nền tảng cho thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ
trong thời gian tới.

Người dân thay vì chỉ mua bán trên các website thì đã tham gia vào đa dạng các kênh khác
của thương mại điện tử như mạng xã hội, ứng dụng di động sàn giao dịch điện tử…, thay vì chỉ
mua bán thông qua các website bán hàng trực tuyến như trước. Các ngân hàng thương mại cũng
tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng khi thanh toán bằng các loại
thẻ ngân hàng, mua sắm trực tuyến qua Internet Banking, Mobile Banking.

9


Thành công này phải kể đến nguyên nhân từ việc các ngân hàng trong nước đồng loạt tung ra các
chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng khi thanh toán bằng các loại thẻ ngân hàng khi mua
sắm trực tuyến. Nhiều loại thẻ đồng thương hiệu giữa ngân hàng với đơn vị cung cấp dịch vụ cũng
được triển khai để khún khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đẩy mạnh thương mại điện tử. Các
tiện ích cũng được ngân hàng gia tăng, nâng cấp nhằm cạnh tranh và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng.
Đơn cử Sacombank bổ sung tiện ích triển khai trên dịch vụ Internet Banking là chuyển tiền đến thẻ
Visa, chuyển và nhận tiền bằng di động. Eximbank cho đăng ký dịch vụ SMS Banking ngay trên
Internet Banking thay vì khách hàng phải tới quầy giao dịch như trước.

Các hình thức OTT phát triển mang lại làn gió mới trong phương thức giao tiếp
OTT (Over The Top) là giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng
Internet. Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất là cung cấp các nội dung truyền hình qua giao thức
internet (IPTV) và các Video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng cuối. Ưu thế lớn nhất của công
nghệ OTT là việc cho phép cung cấp nguồn nội dung phong phú và đa dạng theo yêu cầu của
người sử dụng vào bất kì thời điểm nào và tại bất cứ nơi đâu chỉ với một thiết bị phù hợp có kết
nối Internet. Một yếu tố thuận lợi khác cho thấy đây là thời điểm tốt để OTT phát triển tại Việt
Nam là hạ tầng internet tại VN đã khá hồn chỉnh với chi phí đầu ći khá thấp. Điều này giúp
Việt Nam có tỷ lệ người dùng internet, 3G cao, độ phủ rộng.
Các loại hình online video ngày càng phát triển
Viêt Nam có khoảng 13 triệu người xem video trực tuyến, lọt vào top dẫn đầu về lượng truy
cập video trực tuyến tại châu Á. Trong số các nước châu Á – Thái Bình Dương được nghiên cứu,

Việt Nam nằm trong số quốc gia có mật độ người xem video trực tuyến cao nhất, gần 90% người
sử dụng internet truy cập xem video trực tuyến so với mức độ trung bình 83,1% của thế giới.
Youtube vẫn là kênh được xem nhiều nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tuy nhiên Youtube dù là kẻ thống trị mảng VOD tại Việt Nam song để lại một khoảng trống
mà các nhà cung cấp dịch vụ nội dung Việt Nam có thể nhảy vào chiếm lĩnh, đó là những nội
dung video/phim có thời lượng dài và chất lượng cao (HD). Từ những ngày đầu năm 2012 đã
thấy có sự chạy đua phát triển giữa các dịch vụ IPTV và VOD khai thác mảng phim HD với thời
lượng dài tại Việt Nam. Những tên tiêu biểu như Pub, Soha Phim, Vivo, Clip.vn, HDViet, iCine,
VyuhaTV,… và còn hàng ngàn trang phim nhỏ lẻ khác (phần lớn “ký sinh” vào các nguồn khác
cho phép nhúng nội dung lên trang khác như Youtube, Clip.vn, Dailymotion.)
Hoạt động thương mại bán lẻ trực tuyến của một số doanh nghiệp tại TP.HCM
Adayroi ( Adayroi.com là trang thương mại điện tử, một thành viên
thuộc Tập Đoàn VinGroup, được ra mắt với mục tiêu trở thành hệ thống bán lẻ số một, vươn lên dẫn
đầu trong số các website thương mại điện tử trong nước và tiến đến vươn ra thị trường thế giới. Với
châm ngôn “Tốc độ, Niềm Tin và Tất Cả”, khách hàng và doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi
trải nghiệm mua sắm và hợp tác cùng adayroi.com bởi các yếu tố: (1) Số lượng sản phẩm, dịch vụ
phong phú và đa dạng chủng loại như thực phẩm, nhu yếu phẩm, thời trang, du lịch, ẩm thực, điện tử,
ô tô xe máy... Giao diện phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng, bao gồm cả những tầng lớp bình dân
và ít quan tâm đến cơng nghệ nhất; (2) Thanh tốn an tồn, bảo mật, đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế; (3)
Dịch vụ giao hàng riêng siêu tốc; (4) Đội ngũ hổ trợ 24/7 tận tâm và chuyên nghiệp; (5) Cơ hội mở
rộng thị trường hiệu quả cho các nhà bán lẻ và nhà sản xuất nội địa; và (6) Phần mềm quản lý bán
hàng tới ưu, chính xác và thân thiện người dùng.
Tiki ( Siêu thị mua sắm trực tuyến hàng đầu Việt Nam sở hữu hơn 800.000 khách
hàng và cung cấp đến 120.000 sản phẩm thuộc 10 ngành hàng khác nhau như sách, làm đẹp
– sức khoẻ, nhà cửa – đời sống, điện thoại – máy tính bảng, thiết bị sớ – phụ kiện sớ, điện gia dụng,
thiết bị văn phịng phẩm, mẹ và bé, đồ chơi – đồ lưu niệm, thể thao – dã ngoại với mức doanh số tăng
trưởng gấp ba lần mỗi năm. Tiki.vn đã được trao tặng danh hiệu “Website TMĐT được yêu
10



thích năm 2014” do người tiêu dùng bình chọn sau 5 năm nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực. Mạng
lưới giao hàng của TiKi phục vụ trên tồn q́c, miễn phí cho mọi đơn hàng từ 250.000đ, riêng
tại TPHCM và Hà Nội chỉ từ 150.000đ. Dịch vụ vận chuyển 24h giúp khách hàng trải nghiệm
mua sắm trực tuyến một cách tiện lợi vừa tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn bảo đảm
được các quyền lợi về bảo hành hay đổi/trả dễ dàng trong vòng 30 ngày.
Lazada ( Lazada chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào đầu năm
2012, là thành viên của Lazada Group – Trung tâm mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á, hiện
đang có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đi tiên phong
trong lĩnh vực thương mại điện tử của khu vực, Lazada đem đến cho khách hàng những trải nghiệm
mua sắm hiệu quả và cung cấp cho các nhà bán lẻ một cách tiếp cận đơn giản, trực tiếp đến đông đảo
khách hàng khu vực Đông Nam Á. Với hàng trăm ngàn sản phẩm đa dạng thuộc những ngành hàng
khác nhau từ sức khỏe và sắc đẹp, trang trí nhà cửa, thời trang, điện thoại và máy tính bảng đến hàng
điện tử tiêu dùng và điện gia dụng, Lazada sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu mua sắm của mọi người. Bên
cạnh những sản phẩm đến từ các thương hiệu quốc tế và Việt Nam, người mua cũng có thể tìm thấy
nhiều sản phẩm độc quyền chỉ có duy nhất tại Lazada.

Vật Giá ( Trang web mua sắm của Công ty Cổ phần Vật giá Việt
Nam. Với thông tin mới nhất luôn được cập nhập từ những nhà sản xuất cùng nhiều bài viết của
các chuyên gia tư vấn sẽ giúp cho người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm hiệu quả, Theo đó
khi truy cập siêu thị online www.vatgia.com, khách hàng dễ dàng tìm kiếm thơng tin với hàng
nghìn gian hàng, hàng trăm nghìn sản phẩm về điện tử, công nghiệp, ô tô – xe máy, xây dựng –
nhà đất… các dịch vụ và giải trí. Mọi thơng tin được trình bày một cách khoa học, kết hợp với
nhiều cơng cụ tìm kiếm cực mạnh, dễ dàng cho người tiêu dùng có thể tìm được sản phẩm như
mong ḿn, rẻ, chính xác và trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, trang web mua sắm này
cịn cung cấp cho người tiêu dùng cơng cụ bình chọn đánh giá chất lượng dịch vụ của người bán,
không gian để nhiều người đóng góp ý kiến, trao đổi thơng tin về sản phẩm để tìm được những
sản phẩm dịch vụ có giá cả và chất lượng tốt nhất.
3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TRỰC TUYẾN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Định hướng phát triển hệ thống bán lẻ trực tuyến TP.HCM

Mục tiêu
Trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử từ 2016 đến 2020 đã được Bộ Cơng
Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy mơ thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam sẽ
cán mốc 10 tỉ USD vào năm 2020.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), ông Nguyễn Thanh Hưng,
ngành thương mại điện tử Việt Nam đã có bước phát triển khá nhanh trong thơi gian gần đây. Tín
hiệu này càng khẳng định rõ sự dịch chuyển mạnh mẽ trong tăng trưởng của thương mại điện tử
những năm tới đây. Nhiều hãng nghiên cứu thị trường cũng đánh giá sức phát triển mạnh của thị
trường thương mại điện tử Việt Nam. Theo dự báo của hãng Ken Research, quy mô thị trường
thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2019 sẽ đạt 7,5 tỉ USD. Tuy nhiên, xem xét từ thực tế phát
triển tại Việt Nam, trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử từ 2016 đến 2020 đã trình
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Cơng Thương và VECOM cũng nhận định đến năm 2020 quy mô thị
trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 10 tỉ USD, chiếm khoảng 5% thị trường bán lẻ Việt Nam.
Hiện tại, thị phần thương mại điện tử chủ yếu tập trung ở hai đầu cầu là Hà Nội và TP.HCM, với
75%, 61 tỉnh, thành cịn lại chỉ chiếm 25%. Dựa trên sớ liệu này, nhiều chuyên gia nhận định trong
vòng 3 đến 5 năm tới, nếu như thị trường thương mại điện tử tại những tỉnh, thành lân cận phát triển
đạt được mức độ gần tương đương với Hà Nội và TP.HCM hiện nay thì chắc chắn quy mơ thị trường
thương mại điện tử Việt Nam có thể tăng từ 3 đến 5 lần. Điều đó có nghĩa
11


doanh số từ thương mại điện tử mang lại cho các doanh nghiệp bán lẻ có thể tăng lên khoảng 5
lần.
Về chỉ tiêu tăng trưởng: Tăng tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đối
với hệ thống phân phối hiện đại trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành
phố lên mức 25% vào năm 2010, 35% - 40% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020. Hình thành
và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung
tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm
logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm…) ở các khu cơng nghiệp, khu chế
xuất và khu đơ thị mới; hồn thành cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân

sinh ở khu vực nông thôn, ngoại thành, chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các
quận ven và huyện ngoại thành, đáp ứng yêu cầu cung cấp và luân chuyển nông sản thực phẩm
cho thị trường). Phát triển nhanh và đa dạng các loại hình, phương thức kinh doanh thương mại
hiện đại khác như sàn giao dịch hàng hóa tập trung, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh
doanh, thương mại điện tử (thông qua các hình thức giao dịch "doanh nghiệp với doanh nghiệp",
"doanh nghiệp với người tiêu dùng" hoặc "người tiêu dùng với người tiêu dùng")… Tiếp tục phát
triển một số doanh nghiệp phân phối lớn, có tiềm năng, kinh doanh hàng hóa chuyên ngành hoặc
tổng hợp, đủ sức cạnh tranh và điều kiện để hợp tác hiệu quả với các tập đoàn phân phới nước
ngồi trong bới cảnh hội nhập. Chú trọng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Xây dưng văn
minh thương mại, văn hóa kinh doanh và nâng cao trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng
của các doanh nghiệp, thương nhân và hộ tiểu thương, hộ kinh doanh bán lẻ; góp phần tích cực
vào q trình xây dựng Tp.HCM trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại.
Định hướng phát triển
Phát triển, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, tăng
nhanh số lượng, đổi mới phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp
với yêu cầu phát triển và quy luật lưu thông hàng hóa.
Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhanh số lượng doanh nghiệp mới thuộc mọi thành
phần kinh tế với nhiều quy mô khác nhau tham gia vào hoạt động thương mại, phân phối bán
buôn và bán lẻ. Thành phần kinh tế nhà nươc và kinh tê tâp thê giữ vai trị chi phới, có khả năng
điều tiết và bình ổn thị trường. Thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trị quan trọng trong hệ thớng
phân phới vơi số lượng doanh nghiêp và tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động.
Thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước, hình thành doanh nghiệp
quy mô lớn có khả năng định hướng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, gia tăng thị phần trong nước
và đủ sức cạnh tranh với các tập đồn phân phới lớn có vớn đầu tư nước ngồi.
Đổi mới mơ hình tổ chức, cơng nghệ quản lý, phương thức kinh doanh theo hướng chuyên
nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình doanh nghiệp
phân phới bán bn, bán lẻ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, công ty (hợp tác xã)
quản lý và kinh doanh chợ, các hợp tác xã thương mại dịch vụ nông thôn và các hộ kinh doanh.
Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước

và nước ngoài; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với tập quán sản xuất
và tiêu dùng của nhân dân theo từng khu vực nội thành và ngoại thành, phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Ưu tiên đâu tư phát triển mạng lưới các siêu thi bán buôn và bán lẻ, các trung tâm thương mai,
trung tâm phân phối, trung tâm logistics, sàn giao dịch, chợ đầu mối (tổng hợp hoặc chuyên doanh),
chợ dân sinh, cưa hang tiên lơi… rông khăp, phù hợp với đặc điểm phát triển của từng địa bàn dân cư
trong tưng giai đoạn cụ thể. Thực hiện chuyển đổi trước hết đối với các khu vực nội thành.
12


Hình thành các khu mua sắm tập trung quy mơ lớn, ngang tầm với các nước trong khu vưc,
đủ khả năng phục vụ nhu cầu mua sắm khách du lịch, khách vãng lai trong nước và quốc tế. Tiếp
tục phát triển các chợ đầu mối bán buôn ở những nơi có sản xuất hàng hóa đủ lớn, có vị trí và
điều kiện giao thông thuận lợi ở các quận ven và huyện ngoại thành.
Đa dạng hóa cac phương thưc phân phối, phát triển nhanh thương mại điện tử, bán hàng trực
tún; từng bước hồn thiện mơi trường pháp lý và hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp các
dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích thương
nhân sử dụng website thương mại điện tử để cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
Phát triển các mơ hình tổ chức lưu thơng gắn với thị trường ngành hàng, phù hợp với trình độ
và năng lực sản xuất, xu hướng tiêu dùng và đảm bảo dự trữ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước
ở địa phương.
Tạo ra các mối liên kết kinh tế giữa sản xuất - lưu thông - tiêu dùng và giữa các khâu, các
cơng đoạn trong q trình lưu thơng với các loại hình thương mại. Tiếp tục phát triển các doanh
nghiệp kinh doanh chuyên ngành, các doanh nghiệp thương mại đa ngành, các công ty chuyên
kinh doanh bán buôn với hệ thống kho hàng, trung tâm phân phối quản trị theo phương pháp
hiện đại, cung cấp cho hệ thống bán lẻ.
Xây dựng và triển khai quy chế về tổ chức và kiểm sốt hệ thớng phân phới; đáp ứng yêu cầu
tổ chức phân phối và lưu thông hàng hóa theo cơ chế thị trường; vừa hình thành các quỹ dự trữ
hàng hóa thiết yếu của thành phố để kịp thời điều tiết và đảm bảo sự can thiệp có hiệu quả của
Nhà nước.

Một số giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ trực tuyến cho doanh nghiệp tại TP.HCM
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động thương mại qua internet: ngày nay, khi mà
trình độ người tiêu dùng ngày càng cao thì đòi hỏi ở họ là một dịch vụ mua bán chuyên nghiệp.
Vì vậy, nhân viên của doanh nghiệp phải là người có trình độ, hiểu biết, am hiểu để có thể tư vấn
chính xác, hỗ trợ kịp thời cho người tiêu dùng, giúp họ cảm thấy tiện lợi và thoải mái nhất trong
quá trình mua sắm của mình. Để thực hiện vấn đề này, doanh nghiệp có thể cho nhân viên của
mình tích lũy kinh nghiệm bằng cách tham gia vào các khóa huấn luyện, đào tạo, tập huấn.
Nâng cao chất lượng website: Trang web của doanh nghiệp chính là cách tiếp xúc với khách
hàng. Vì vậy, nó phải thật chuyên nghiệp, từ màu sắc, hình ảnh minh họa, hướng dẫn, cơng cụ tìm
kiếm... Tính chất chun nghiệp đó sẽ củng cớ lịng tin của khách hàng và thể hiện cho khách hàng
biết doanh nghiệp rất nghiêm túc trong công việc. Ngay cả khi doanh nghiệp không phải là một
chuyên gia thiết kế trang web, họ vẫn có thể dùng các mẫu có sẵn để xây dựng một trang web đơn
giản và đẹp. Hãy đầu tư thời gian và công sức để làm cho trang web trông “dễ coi” nhất. Phần
thưởng dành cho những cố gắng này sẽ là một trang web chuyên nghiệp có khả năng hấp dẫn khách
hàng. Hiện có khoảng 70% các cuộc giao dịch trực tuyến xuất phát từ một trang web tìm kiếm nào
đó. Do vậy, nếu trang web của doanh nghiệp không xuất hiện trong một vài trang kết quả tìm kiếm
đầu tiên thì có thể nói lời giã biệt với con số 70% các vụ mua bán đó. Hãy đảm bảo rằng nội dung
thông tin trên trang web phản ánh đúng các đặc điểm của sản phẩm cung cấp và kèm theo nhiều từ
khóa phù hợp. Trước khi khai trương một cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp hãy suy nghĩ cẩn thận
về cách tổ chức hàng hóa trong “kho” của bạn và tạo điều kiện để khách hàng có nhiều cách tìm thấy
cái mà họ ḿn tìm. Ví dụ, doanh nghiệp có thể cung cấp các đường dẫn dễ nhìn thấy tới các danh
mục hàng hóa khác nhau, một cơng cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhập tên sản phẩm hoặc sơ đồ
đường dẫn để giúp khách hàng có thể tự theo dõi các bước đi của họ trên trang web của doanh
nghiệp. Quy tắc này cũng được áp dụng khi doanh nghiệp cung cấp thơng tin về các chính sách trao
đổi, thơng tin liên lạc, phí vận chuyển và các thông tin khác mà khách hàng quan tâm trước khi họ
hoàn thành giao dịch. Khi một khách hàng nhấn vào nút “Mua hàng”, họ sẽ chẳng
13



thích thú gì khi phải đợi tới vài phút mới có câu trả lời – hay tệ hơn là nhận được thơng điệp báo
lỗi. Trên thực tế, chẳng có gì khiến khách hàng thất vọng hơn một trang web cứ buộc họ phải
đốn về tình trạng đặt hàng của chính họ. Hãy đảm bảo rằng các phần mềm và máy chủ của
doanh nghiệp có thể xử lý bất cứ yêu cầu gì khách hàng đưa vào. Nếu doanh nghiệp đang sử
dụng một dịch vụ của người khác, thì hãy đảm bảo rằng họ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất.
Trong trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng trang web thì hãy đầu tư vào đó các phần cứng và
phần mềm tớt nhất theo khả năng của mình. Ngồi ra, doanh nghiệp thường xuyên cập nhật và
nâng cấp trang web của mình, đảm bảo thơng tin chính xác kịp thời và không lạc hậu. Để tiết
kiệm thời gian cho khách hàng chúng ta phải đầu tư cho công nghệ, nâng cao tớc độ của các
trang web. Trang web tớt chính là bộ mặt của doanh nghiệp, nó tạo được lòng tin cho khách hàng
ngay từ cái click chuột đầu tiên.
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ bán hàng online thật chuyên nghiệp: Theo một số doanh nghiệp
thương mại điện tử quy mô nhỏ và vừa, về lâu dài thương mại điện tử Việt Nam cần đến sự hỗ
trợ của các công ty làm logistics, dịch vụ sau bán hàng. Do loại hình kinh doanh trực tún,
người mua khơng tiếp xúc với người bán nên sẽ gặp trở ngại khơng ít khi bán các mặt hàng như
tivi, điện thoại di động, máy tính xách tay... là những sản phẩm liên quan đến bảo trì, bảo hành.
Đặc điểm chung của mơ hình này là các nhà bán lẻ luôn muốn tạo ra một trải nghiệm mới cho
khách hàng, sự thuận tiện tối đa trong mua sắm và gia tăng sự hài lòng cho khách hàng.Các nhà
bán lẻ trực tuyến thiết kế những chương trình bán hàng và quy trình bán hàng dành riêng cho
những khách hàng mua hình theo mơ hình BOPS (Buy Online Pick-up in Store) này và khai thác
triệt để các tiện ích cơng nghệ để thuận tiện cho khách hàng. Khách hàng có thể nhận được email
xác nhận đơn hàng, điện thoại, tin nhắn sms/mms, hoặc mua thông qua online chat và ứng dụng
di động (apps). Khi đến cửa hàng, khách hàng chỉ cần đọc mã đơn hàng hoặc ID của mình là có
thể lấy được hàng hóa chính xác và nhanh chóng. Việc thanh toán có thể diễn ra trước đó hoặc là
lúc lấy hàng khách hàng mới thanh toán.Các cửa hàng trực tuyến có thể chấp nhận nhiều hình
thức thanh tốn khác nhau: thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt và séc qua thư. Các loại
doanh nghiệp khác nhau sẽ chấp nhận các phương thức thanh tốn khác nhau, vì thế hãy đảm bảo
rằng nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những phương thức mà
khách hàng của bạn thường sử dụng nhiều nhất. Để sẵn sàng cho các phương thức thanh toán
ngoại tuyến, chẳng hạn như tiền mặt và séc gửi qua thư hoặc số thẻ tin dụng gửi qua fax, hãy ghi

rõ địa chỉ gửi thư, số fax và số điện thoại tại nơi dễ thấy trên trang web của bạn.
Muốn xây dựng một trang web mua bán trực tuyến mạnh thì doanh nghiệp nên đầu tư nhiều
vào hệ thớng thanh tốn của mình, doanh nghiệp nên liên kết với các ngân hàng lớn có uy tín
trong việc thanh tốn qua mạng. Làm như vậy để tạo được sự tin tưởng của khách hàng trong
giao dịch nhất là những giao dịch có giá trị lớn. Hiện nay việc lướt web, nhấp chuột để mua hàng
trực tuyến khá đơn giản. Tuy nhiên, khâu thanh toán vẫn tồn tại một số rắc rối về thủ tục, thời
gian thanh tốn. Ơng Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng Đại diện Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt
Nam (VECOM) tại TP.HCM, nhận xét thanh tốn trực tún đới với thương mại điện tử nếu xét
về cơng nghệ khơng có gì khó khăn; nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích hợp cơng cụ
thanh toán trên trang web bán hàng trực tuyến của họ. Khó khăn lớn nhất là thói quen mua sắm
của người tiêu dùng, họ vẫn muốn cầm, sờ, nắm sản phẩm trước khi quyết định trả tiền.
Tích hợp phương thức mua hàng, giỏ hàng, phương thức thanh toán trực tuyến thông qua
việc chuyển khoản ngân hàng, hỗ trợ trực tuyến...
Tạo dựng thương hiệu và niềm tin cho người tiêu dùng
Người tiêu dùng mua hàng trực tuyến thường dựa vào uy tín cơng ty để mua hàng. Vì vậy, xây
dựng uy tín là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên
tham gia vào các tổ chức uy tín để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các hiệp hội về kinh doanh,
thương mại điện tử để từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Để làm tốt
14


các công tác trên doanh nghiệp nên tổ chức một bộ phận độc lập kiểm tra, giám sát hoạt động phục
vụ khách hàng của các bộ phận: điện thoại viên, giao hàng, xử lý khiếu nại khách hàng. Có thể tạo
thêm một hộp thư ý kiến khách hàng trên trang web để doanh nghiệp có thể theo dõi sát các vấn đề
phát sinh của doanh nghiệp. Một lời khuyên rất quan trọng là doanh nghiệp nên công khai tất cả các
chính sách, các quy định về tranh chấp và giải qút khách hàng trên trang web của doanh nghiệp vì
thơng thường khách hàng sẽ tìm hiểu thơng tin về doanh nghiệp trước khi thực hiện giao dịch. Vì
vậy, cung cấp thơng tin càng đầy đủ, chính xác thì tạo được lịng tin đới với khách hàng. Doanh
nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào công tác bảo mật thông tin cho khách hàng. Đây là vấn đề liên
quan đến tiền bạc, tài sản của khách hàng vì vậy doanh nghiệp khơng thể xem nhẹ.


Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điển hình: đó là vấn đề an ninh.
Mặc dù việc gửi sớ thẻ tín dụng qua internet là cực kỳ an toàn, nhưng khách hàng vẫn lo lắng.
Hầu hết các hệ thớng thanh tốn trực tún gửi sớ thẻ tín dụng và các thơng tin cá nhân khác qua
các hệ thống đã được mã hóa. Nếu hệ thống của bạn cũng sử dụng công nghệ này, hãy thông báo
để khách hàng biết rằng thông tin của họ được bảo mật hồn tồn. Ći cùng, hãy nhớ rằng bạn
cần có một tài khoản thương gia có thể chấp nhận các hình thức giao dịch bằng thẻ tín dụng. Nếu
bạn đã có sẵn một tài khoản dùng cho cơng việc kinh doanh, thì bạn có thể dùng chính tài khoản
đó để chấp nhận thẻ tín dụng trực tuyến. Nhưng nếu bạn chưa có, người xây dựng trang web hay
cung cấp dịch vụ mạng có thể giúp bạn tạo ra một tài khoản thương gia có dịch vụ xử lý giao
dịch trực tuyến. Nếu bạn không thể làm cho các khách hàng hiện tại hài lịng, thì bạn có thể
không cần nghĩ đến việc thu hút các khách hàng mới. Tin đồn lan rất nhanh qua Internet, và chỉ
một khách hàng khơng hài lịng cũng có thể gây ra hiệu ứng domino khiến công ty của bạn lao
đao. Điều này cũng đúng với trường hợp các cửa hàng không đưa thông tin liên hệ của họ một
cách rõ ràng trên trang web. Khách hàng có cảm giác là họ chẳng có chỗ nào để gửi trả lại hàng
khi gặp phải vấn đề và tất nhiên việc này sẽ làm công ty bạn mất khách hàng giao dịch. Bạn
không cần phải cung cấp dịch vụ trả lời điện thoại 24/24, song nên để lại địa chỉ thư điện tử và
nói rõ bạn sẽ trả lời thư trong thời gian bao lâu.
Mở rộng thị trường
Trước sức ép cạnh tranh gay gắt với các đại gia bán lẻ nước ngoài, để giữ thị phần, các doanh
nghiệp bán lẻ trong nước đang chuyển hướng về thị trường nông thôn. Nông thôn là một thị trường
tiềm năng, tập trung hơn 60 triệu dân, chiếm 70% tổng dân số. Tuy nhiên, kênh bán lẻ hiện đại tại thị
trường này chỉ chiếm chưa tới 2%. Theo thớng kê của Nielson, bình qn sức mua ở vùng nông thôn
tăng trưởng 15% qua các năm, tăng gấp 3 lần so với khu vực thành thị. Thị trường này cũng đang
được nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nhắm tới. Sau nhiều thương vụ chuyển nhượng nhiều
chuỗi siêu thị lớn như Big C hay Metro, hiện ít nhất 50% thị phần ngành bán lẻ đang nằm trong tay
doanh nghiệp ngoại. Vì vậy, tiềm năng lớn của thị trường nơng thôn được xem là một hướng phát
triển hợp lý để các doanh nghiệp trong nước ít nhất là giữ vững được thị phần.

4. KẾT LUẬN

Bán lẻ nói chung và hoạt động bán lẻ trực tuyến nói riêng là hoạt động quan trọng của nền kinh tế
quốc dân. Nó là mắc xích quan trọng khơng thể thiếu trong hệ thớng phân phối hàng hóa từ khâu sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Từ đó thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích
cho người tiêu dùng. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự ổn định về chính trị xã hội, quy
mơ thị trường hơn 90 triệu dân Việt Nam được dự báo là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới hiện
nay. Giờ đây, thị trường Việt Nam khơng cịn là sân chơi của riêng các doanh nghiệp trong nước, mà
nó đã trở thành thị trường của toàn cầu, là nơi mà các doanh nghiệp trong nước phải có những nổ lực
thực sự mới có thể cạnh tranh và tồn tại được. Sự tồn tại song song giữa các nhà bán lẻ trực tuyến
trong nước và nước ngoài tuy là một trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng
vững được trong hệ thống bán lẻ hiện nay nhưng đó cũng là một tác nhân quan trọng góp phần thúc
đẩy, tạo môi trường giúp các nhà bán lẻ của chúng ta học hỏi và phát
15


triển một cách toàn diện nhất. Thị trường bán lẻ của TP.HCM có thể được coi là một trong những thị
trường bán lẻ hàng đầu của Việt Nam có mức sinh lời hấp dẫn và thu hút được nhiều nhất các doanh
nghiệp bán lẻ nước ngoài. Là thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số hơn 8 triệu người, dân số trẻ
chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập đang dần được cải thiện, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, những điều này
tạo mức hấp dẫn cho thị trường bán lẻ thành phớ. Các hình thức bán lẻ truyền thớng đang dần thu hẹp
thị phần bán lẻ, các hình thức bán lẻ trực tuyến ngày càng phát triển tại TP.HCM trong thời gian qua.
Qua việc phân tích “Phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” giúp doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến có cái nhìn tổng quát cũng như ý
thức thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp ở thị trường TP.HCM trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo xu hướng sử dụng Internet, We are Social truy cập ngày 15/9/2016.
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 – Bộ Công thương, Cục Thương mai điện tử và
Công nghệ thông tin ( )
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/1/2015 tại địa chỉ www.sbv.gov.vn

Báo điện tử VTV, Thương mại di động – Xu hướng phát triển tất yếu, truy cập
ngày 10/9/2016.
Báo mới, Thái Lan thống lĩnh bán lẻ và tiêu dung trong M&A, truy cập ngày 10/9/2016.
Công ty NCTT Ken Research, truy cập ngày 09/9/2016.
Công ty KPMG Việt Nam, truy cập ngày 05/9/2016.
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, truy cập ngày
05/9/2016.
ECAward,
Khi
quảng
cáo
dõi
theo
người
sử
dụng
truy cập ngày 15/9/2016.

di

động,

Genk, Thương mại điện tử, truy cập ngày 15/9/2016.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), truy cập ngày
11/9/2016.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, truy cập ngày 08/9/2016.
NCEIF, Thực trạng phát triển thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam,
truy cập
ngày 15/9/2016.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, truy cập ngày 05/9/2016.

Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.
Nghị định sớ 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ Internet và thông tin trên mạng.
Nielsen, Đánh giá tổng quát tình hình kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam,
truy cập ngày 15/9/2016.
16


Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/07/2010 của Thủ tướng về kế hoạch tổng thể phát triển
thương mại trực tuyến giai đoạn 2011-2015.
SIU Review, Thương mại điện tử & Amazon, truy cập ngày 15/9/2016.
Tạp chí Thương gia, Qui mơ thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam sẽ cán mốc 10 tỷ USD,
truy cập ngày 11/9/2016.
TechZ, Xu hướng mua sắm tại thị trường Việt Nam thời đại Internet, />truy
cập
ngày
15/9/2016.
TechZ, Thương mại điện tử Việt Nam 2016: Lối đi nào cho nhau, truy cập ngày 15/9/2016.
Tổng Cục Thống kê, Tình hình kinh tế xã hội năm 2015, />tabid=621&ItemID=15507, truy cập ngày 15/9/2016.
Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và
, truy cập ngày 12/9/2016.

Cơng

nghiệp

Việt

Nam


(VCCI),

VECITA,
Báo
cáo
chỉ
sớ
thương
mại
điện
tử
Việt
Nam,
truy
cập ngày 15/9/2016.
VN Express, Thanh tốn online giúp phát triển thương mại điện tử,
truy cập ngày 12/9/2016.
VN Express, Bán lẻ trực tuyến có thể đạt gần 2.000 tỷ USD năm 2016,
truy cập ngày 15/9/2016.
YouNet Media, Thương mại điện tử - Khách hàng đang thật sự mong chờ điều gì?,
truy cập ngày 15/9/2016.

17

View publication stats



×