Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tương quan so sánh đối lập trong thơ Chế Lan Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.82 KB, 14 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC : CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI II
CHỦ ĐỀ: TƯƠNG QUAN SO SÁNH ĐỐI LẬP TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Lớp: Gk68

Hà Nội, tháng 12, năm 2021


MỤC LỤC


I.

MỞ ĐẦU

1.1. Khái quát về tác giả Chế Lan Viên
1.2. Phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên
1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ của Chế Lan Viên
1.3.1. Ngôn ngữ thơ giàu tính triết lý
1.3.2. Ngơn ngữ độc đáo qua cách sử dụng ngôn từ
II.

Giải quyết vấn đề

2.1. Tương quan so sánh đối lập trong hình ảnh nghệ thuật


2.1.1. Hình ảnh đối lập nghịch chiều
2.1.2. Hình ảnh đối lập thuận chiều
2.2. Tương quan so sánh đối lập trong không gian và thời gian
2.2.1. Không gian đối lập
2.2.2. Thời gian đối lập
III.

I.

Kết luận

Mở đầu

1.1. Khái quát về tác giả Chế Lan Viên


Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan (1920-1989), sinh ra ở Quảng Trị.
Ngay từ thuở thiếu thời 16,17 tuổi, ông đã là một cái tên gây kinh ngạc trong giới
văn học và độc giả. Khi Chế Lan Viên trưởng thành và thực sự bước chân vào con
đường sáng tác văn học chuyên nghiệp, tên tuổi của ông càng ngày càng vang dội,
luôn gây kinh ngạc cả thế hệ bạn đọc ngày nay. Trong suốt những năm tháng sáng
tác, ông viết không ngừng nghỉ, sự sáng tạo và nỗ lực ấy để lại cho nền văn học
hiện đại Việt Nam một kho tàng tác phẩm quý giá.
Ông sáng tác rất nhiều, lúc sinh thời, nhà thơ viết đến hơn 10 tập thơ, tạo cho
mình một chỗ đứng vững vàng trong nền thi ca hiện đại. Tập thơ đầu tay “Điêu
tàn” làm nên một hiện tượng thơ Mới - Chế Lan Viên. Sau cách mạng tháng Tám,
các tác phẩm như tập “Ánh sáng và phù sa”, “Hoa ngày thường- Chim báo bão”,
“Hoa trước lăng Người”,... gây chú ý khi nhà thơ chuyển tâm ngịi bút mang tính
hư vơ, siêu hình trong các tập thơ đầu tay sang chất thơ giàu tính triết lý sâu sắc,
độc đáo. Đến khi ơng qua đời, các nhà nghiên cứu văn học đã tìm hiểu và góp nhặt

được hơn 600 bài thơ và cho xuất bản tập “Di cảo thơ” của chế Lan Viên. Các nhà
phê bình đánh giá chỉ riêng tập “Di cảo” cũng đủ làm nên một tượng đài thơ ca lớn
của dân tộc.
Chế Lan Viên là một tài năng tỏa sáng sớm. Ông tiếp thu rất nhiều tinh hoa của
thơ ca Phương Đông hay phương Tây với đa dạng thể loại như thơ lãng mạn trữ
tình, thơ hiện thực, thơ siêu thực và bị chịu ảnh hưởng của trường phái thơ hiện đại
của Baudelaire. Hành trình sáng tác của nhà thơ với số lượng tác phẩm đồ sộ gắn
liền với sự thay đổi về tư tưởng, quan niệm, ông liên tục kế thừa, thay đổi và sáng
tạo.
1.2. Phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên
● Trước cách mạng tháng Tám
Chế Lan Viên cùng Hàn Mặc Tử là hai cái tên mà khi nhắc đến người ta ấn
tượng với “Trường thơ loạn”. Trong một xã hội bị tắc lúc ấy, các nhà thơ người thì
theo trường phái lãng mạn thốt ly khỏi hiện thực, kẻ thì đắm mình trong thế giới
cá nhân, cịn Chế Lan Viên chọn cho mình một lối đi riêng với tập thơ đầu tiên


“Điêu tàn” (1937) mang một thế giới thẩm mỹ sự hư cấu, thần bí, siêu hình, trừu
tượng. Thế giới nghệ thuật trong tập thơ này luôn tồn tại những thái cực khác nhau
trong con người nhà thơ, cái tôi luôn được chia làm hai cực : vui mà buồn, buồn
mà vui. Những hình ảnh tương phản đối lập, những mâu thuẫn nội tâm dằn vặt
trong “Điêu tàn” thể hiện quan niệm và tư duy của tác giả về nghệ thuật có tính
chất siêu hình, trừu tượng, cái đẹp thẩm mỹ nằm ở cái bi.
● Sau cách mạng tháng Tám
Không chỉ Chế Lan Viên mà rất nhiều thi sĩ thời bấy giờ có cho mình một
phong cách riêng “điên loạn”, cách mạng tháng Tám thành công đã khiến nhà thơ
thay đổi, từ cõi hư vô trở về với hiện thực. “Ánh sáng và phù sa” (1960) là tập thơ
trở thành một cột mốc đáng nhớ đánh dấu sự nghiệp thơ ca của Chế Lan Viên. Ánh
sáng của Đảng đã soi chiếu cho nhà thơ thốt khỏi thế giới huyền bí mà ông ẩn nấp
trong đó để xuất hiện và góp thơ cho đời, cho dân. Những bài thơ trong tập thơ này

cũng như giai đoạn này là những bài thơ xuất sắc nhất trong sự nghiệp cầm bút của
ông. Sự thay đổi trong tư tưởng của Chế Lan Viên tác động lớn đến những thay đổi
trong phong cách sáng tác. “Ánh sáng và phù sa” ở một đối cực hoàn toàn với
“Điêu tàn”. Có thể nói, một bên là ánh sáng, một bên là bóng tối. Bóng tối của
“Điêu tàn” là một thế giới kỳ bí, ma quái, huyền ảo, là thế giới của cái bi được tô
điểm thành cái đẹp thẩm mỹ. Còn “Ánh sáng và phù sa” là cuộc hành trình trở về
với sự lạc quan, niềm hạnh phúc của một con người đời thường với những gam
màu ấm áp.
● Sau giải phóng từ 1975 về sau
Trải qua hai cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ, chiến tranh qua đi trả lại cho
dân tộc cuộc sống thanh bình, êm ả. Sự chuyển đổi trong nhận thức về cái tôi cá
nhân ở hai giai đoạn trước tạo nên tiếng vang của Chế Lan Viên trên thi đàn Việt
Nam thì giai đoạn này giọng điệu thơ của ông hướng nội hơn, triết lý hơn và đi sâu
vào thế giới nội tâm của con người. Phong cách thơ của Chế Lan Viên giai đoạn
này không phải là cái tôi đầy u ám của trước cách mạng, cũng không phải là cái tôi
đầy vẻ vang sau cách mạng, nó là một cái tơi với cái nhìn đa diện về cuộc đời, con


người. Trong tập “Di cảo”, chúng ta thấy rõ một giọng điệu nội hàm hơn rất nhiều :
“Ta vì ai ? Về đâu ? Hạt móc”, “Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?”.
Giai đoạn này giọng thơ mang nhiều sự chiêm nghiệm, nỗi buồn hơn trước, Đây
không phải nỗi buồn cá nhân trong “Điêu tàn”, nó là nỗi buồn của cuộc sống hiện
thực lúc bấy giờ. Sự thay đổi của cái tơi trữ tình đã làm đổi thay cả nội dung và
hình thức nghệ thuật. Giọng điệu nghiêm trang xen lẫn sự chua xót hóm hỉnh bên
cạnh sự lạnh lùng của giọng điệu tự sự, đặc biệt ngơn ngữ thơ mang tính triết lý
sâu sắc hơn cả, có cái nhìn đa diện về con người và thế sự.
1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ của Chế Lan Viên
1.3.1. Ngơn ngữ thơ giàu tính triết lý
Chế Lan Viên là một nhà thơ có óc sáng tạo kinh ngạc và ln tìm tịi học hỏi.
Bởi vậy ơng có cái nhìn về cuộc sống, về con người theo nhiều hướng đa diện, có

khả năng khái quát các vấn đề trong cuộc sống trong thơ, tạo nên một hình thức
thẩm mỹ mới. Đọc thơ của ông, chúng ta dễ dàng nhận ra một đặc điểm đó là ngơn
ngữ thơ giàu tính triết lý. Nhà thơ luôn biện luận công khai những luận điểm mà
ông là chân lý.”
“Những câu thơ sử dụng những hình ảnh đối lập tương phản được thể hiện rõ
điều đó : “Cị một mình cị phải kiếm lấy ăn/Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ” ;
“Đất nước mênh mơng đời anh nhỏ hẹp”. Tính triết lý cịn được thể hiện ở nhan đề
của các bài thơ như : “Thơ bình phương - Đời lập phương” ; “Thần và quỷ” ; “Làm
Hăm-lét ở Việt Nam” ; “Ong triết học”;... Tên của các bài thơ gây ấn tượng ngay
đến người đọc, tạo nên sự cuốn hút, cho phép người đọc có những kiến giải và
cách nhìn khác nhau trước những vấn đề mà nhà thơ khám phá. Tính triết lý trong
thơ của Chế Lan Viên còn được biểu hiện qua cách sử dụng một loạt các câu hỏi tu
từ với các từ như : “gì”, “chi”, “đây”, “đâu”, “chăng”, “ư”, “ai”... Những câu thơ
có sử dụng trợ từ “là” khơng chỉ mang nghĩa giải thích một sự vật hiện tượng mà
cịn khẳng định quan niệm của nhà thơ về nó : “Cẩn gì gọi chân lý thì mới là chân
lý”, “Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ cịn đâu”,...”
1.3.2. Ngơn ngữ thơ độc đáo qua cách sử dụng ngôn từ


Với một bộ óc sáng tạo khơng ngừng nghỉ như Chế Lan Viên, nhà thơ có những
sáng tạo độc đáo trong việc phát triển sự phong phú của tiếng Việt và tạo cho mình
một phong cách riêng. Sự kết hợp giữa các âm thanh hài hồ, chính xác đã tạo nên
cái nét riêng trong thơ của Chế Lan Viên. Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng trong
nguyên tắc sáng tác thơ hiện đại của Baudelaire, bởi vậy việc sử dụng các biện
pháp tu từ về mặt ngữ âm là nổi bật nhất trong các tác phẩm của ông. Sự phối hợp
liên tục giữa các thanh điệu bằng - trắc tạo cho câu thơ có nhạc tính nhờ vần điệu
của câu thơ
Ví dụ :
“Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, (B B T T B B T T)
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.” (T T B B T T B B)

Để tạo sự cộng hưởng về mặt âm thanh và làm nổi bật các hình tượng nghệ
thuật, nhà thơ còn hay sử dụng các biện pháp tu từ điệp âm. Các từ láy tượng hình,
tượng thanh được tác giả sử dụng biện pháp láy nguyên âm tạo cho hình ảnh thơ
đầy tính họa và tính nhạc.
Ví dụ :
“Thu thơi sang ! Đơng thơi lại não lịng tơi !”
“Sóng hồ lô xô”
“Chim cu gần, chim cu gáy xa xa”.
II.

Giải quyết vấn đề

2.1. Tương quan so sánh đối lập trong hình ảnh nghệ thuật
2.1.1. Hình ảnh đối lập thuận chiều
Chế Lan Viên là một nhà thơ sáng tạo, ơng ln tìm tịi sự sáng tạo trong việc
gọt giũa hình ảnh thơ sao cho đặc sắc nhất. Ơng ln nhìn thấy cái mới, cái lạ mà
người ta tưởng chừng như không thể khám phá được. Chúng ta thường nghĩ những
thứ đối lập nhau thường sẽ tương phản nhưng trong tư duy của Chế Lan Viên sự
trái ngược nhau vẫn có nét tương đồng. Trong tập “Di cảo”, ta sẽ bắt gặp rất nhiều
các hình ảnh thơ đối lập mang những nét tương đồng :
“Sóng luân hồi biến động buồn hơn hay muối tĩnh lại buồn hơn”.


(Qui Tơn - Di cảo III)
Sóng của đại dương thì biến động, muối nằm trong sóng thì dường như ở thế
tĩnh. Điểm chung giữa chúng được nhà thơ khám phá ra là :
“Ơi muối hay sóng đều vui, chớ cịn gì buồn hơn Vạn Pháp đã Qui Tơn”.
Giọng thơ mang chất triết lý đầy suy tưởng, độc lạ khí hình ảnh thơ ở đây được
thể hiện kín đáo :
“Giữa chiều náo nhiệt phố phường

Bỗng nhớ ngàn cao Yên Tử”.
Sự đối lập trong không gian phố phường náo nhiệt nơi đô thị và khung cảnh núi
cao vời vợi ở Yên Tử hay độc giả có thể thấy được đây là sự tương phản giữa cõi
tục và cõi siêu thoát. Sự tấp nập đời thường làm nổi bật lên khơng khí hoang vu,
tĩnh mịch nơi cửa Phật. Với Chế Lan Viên, sự tương đồng trong hình ảnh đối lập
được thể hiện qua việc A đối lập B mà cả hai cùng đối lập với C như trong câu thơ:
“Tro mềm và đá rắn
Đều xa với lửa cười”.
(Tiếng thở dài - Di cảo III)
Sự đối lập của sự vật và hiện tượng trong cái nhìn nhà thơ được đúc kết từ sự
chiêm nghiệm, sự trải đời với trí thơng minh sắc sảo, sự am hiểu nhiều phương
diện của đời sống đã giúp ông khai thác được những vấn đề, ln nhìn nhận nó
trong sự đối lập tương quan. Tất cả sự vật hiện tượng trong con mắt của Chế Lan
Viên đều được cảm nhận từ mối quan hệ biện chứng.
2.1.2. Hình ảnh đối lập ngược chiều
Với một trí thơng minh sắc sảo như Chế Lan Viên, nhà thơ luôn đặt mọi thứ, sự
vật, hiện tượng trong các mối quan hệ đối lập nhau từ đó mà suy ra những triết
luận nhân sinh, ý thơ càng sâu. Các mặt đối lập của cuộc sống được ông khám phá
và thể hiện một cách sinh động như : quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, cái
riêng - cái chung, cái nhỏ bé - cái lớn lao, cái động- cái tĩnh, yêu thương - căm thù,
niềm vui - nỗi buồn, sống - chết, ngày - đêm, ánh sáng - bóng tối, cõi trần- địa
ngục, thần - quỷ, cái bi - cái hùng,...


“Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá”.
(Người đi tìm hình của nước)
“Một chiếc hơn cân vạn ngày lửa đạn”.
(Kỷ niệm có gì?)
“Chiều đơng tàn như mai xuân lộng lẫy
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn”.

(Những sợi tơ lòng)
“Xưa phù du mà nay đã phù sa”.
(Nay đã phù sa)
“Đừng buồn đêm phù du
Đã có ngày bất tử”.
(Đêm và ngày - Di cảo III)
Tập thơ “Ánh sáng và bóng tối” đúng như tên gọi của nó tràn ngập hình ảnh
đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. Lối tư duy vận dụng và sáng tạo nhiều phương
thức tư duy nghệ thuật giúp từng từ, từng câu thơ của Chế Lan Viên mang những
nét thẩm mỹ độc đáo riêng. Từ lối tư duy thơ đầy triết lý như vậy chúng ta có thể
rút ra được nhiều bài học về nhân sinh, thế sự.
“Nếp rêu con cũng chói lóa ánh sáng
Khi mặt trời tư tưởng rọi hang sâu”.
(Khi đã có hướng rồi)
“Đừng đuổi thì thơ tơi vì một chút chiều ta nào ngả bóng
Hãy kiên lịng, sẽ thấy nắng mai lên”.
(Nhật ký một người chữa bệnh)
Những hình ảnh đối lập ngược chiều không tạo ra sự sâu sắc bất ngờ như các
hình ảnh đối lập thuận chiều, nhưng quan niệm và tư duy về thơ của tác giả đã giúp
người đọc nhìn thẳng vào vấn đề trong thơ một cách trực diện. Nhà thơ không
ngừng tư duy, khám phá tạo ra những hình tượng thơ mới mẻ, đem lại cho người
đọc một cảm xúc thẩm mỹ mà chỉ có thơ của Chế Lan Viên mới làm được.
2.2. Tương quan so sánh đối lập trong không gian và thời gian


2.2.1. Đối lập trong không gian
Trong “Điêu tàn”, sự huyền bí bao trùm tồn bộ khơng gian nghệ thuật, mở ra
cho người đọc hai khơng gian hồn tồn đối lập nhau, đó là khơng gian thực và
khơng gian ảo. Một không gian của Chiêm quốc xa xưa với cảnh “tháp gầy mịn
mong đợi”, “tượng chàm lở lói rỉ rên than”,... gửi gắm một nỗi niềm thương tiếc,

chua xót về số phận của một dân tộc ở hiện tại.
“Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy
Mà để sao sa xuống cõi trần ?”.
(Mơ trăng)
Bước vào không gian của Chiêm quốc, ta như bước vào con đường dẫn tới cỗ
máy thời gian trở về với cội nguồn. Khung cảnh huy hoàng lộng lẫy ở quá khứ và
hoàn cảnh điêu tàn của hiện tại được đẩy lên cao, độc giả không khỏi ám ảnh về sự
suy tàn của một nền văn minh cổ đại. Nếu hiện tại là cõi tục thì Chiêm quốc giống
như địa ngục đối lập. Nếu tháp Chàm bị hủy diệt theo thời gian thì đối lập là cõi
tục với cuộc sống hân hoan.
“Ánh sáng và phù sa” lại đưa chúng ta bước vào một khơng gian khác, đó là
khơng gian của cái chung - cái riêng, cái nhỏ bé - cái vĩ đại.
“Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ?”.
(Tiếng hát con tàu)
Sự nhỏ bé của cái tôi cá nhân trong mối quan hệ tương quan so sánh với một
cộng đồng đang chiến đấu, sống chết vì q hương. Cái tơi trong thơ của Chế Lan
Viên đối ngược với một không gian của cái chung to lớn, chúng ta có thể nhìn thấy
sự vận động của cái tôi thay đổi từ “bầu trời của tôi đến với bầu trời của mọi
người”. Tác giả nhằm ca ngợi khẳng định những thay đổi có ý nghĩa lớn lao của
dân tộc trong thời buổi xây dựng chủ nghĩa xã hội.
“Di cảo” là một tập thơ với số lượng tác phẩm khổng lồ và ta hoàn tồn có thể
xếp riêng nó thành một tủ sách văn học riêng. Sự chuyển biến trong tư tưởng thơ
của Chế Lan Viên từ giai đoạn trước đến giai đoạn này khơng cịn khơng gian của


lịch sử hùng tráng mà là không gian cuộc sống đời thường. Từ giọng điệu sử thi
hào hùng chuyển về giọng điệu thế sự, triết lý nhân sinh. Nhà thơ nhìn mọi sự vật
hiện tượng trong cuộc sống bằng lăng kính vạn hoa của mình với “phía bên này phía bên kia”, “ quá khứ - hiện tại”, “ héo tàn - sinh sơi”, “ mặt trời chói lịa - ngọn
đèn con con”,... Thi sĩ vốn nhạy cảm với sự đổi thay, chính vì vậy nhà thơ cảm

thấy vị trí của mình từ chỗ “Ngang tầm chiến lũy” trở thành “như rác đổ thùng”.
Sự hội nhập chuyển biến về kinh tế - chính trị đó khiến cuộc sống chạy theo vật
chất cịn tâm hồn thì trở thành những thứ rác thải. Từ cách quan sát ấy, nhà thơ lại
càng khẳng định lối sống cao đẹp giữa thời cuộc thay đổi và ln phải sống hết
mình, sống với những gì đẹp nhất.
2.2.2. Đối lập trong thời gian
Thơ Chế Lan Viên luôn tồn tại những cặp đối ngẫu thời gian như : quá khứ,
hiện tại và tương lai xen kẽ nhau, đan quyện vào nhau. Từ tập “Điêu tàn”, ta có thể
thấy thời gian trong quan niệm của ơng chính là sự hủy diệt đáng sợ nhất.
“Ta nhắm mắt mặc yên cho hiện tại
Biến dần ra Dĩ Vãng ở trên mi”.
“Trong bóng đêm u ám của hàng mi”
Hay
Kiêu ngạo rằng : “ Đây là bầu thế giới,
Tạo lập ra trong một phứt sầu bi”.
(Tạo lập)
“Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và Hiện Tại, biết cùng chăng bạn hỡi”.
(Những nấm mồ - Điêu tàn)
Nhưng “Ánh sáng và phù sa” lại biến thời gian trở thành viễn tưởng hạnh phúc
nhất mà con người ta hướng tới.
“Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay không trôi mất



Như đất nước sau mười năm tàn phá
Như dịng sơng sau mùa mất phù sa
Như ái tình khi ngày đã tan hoa

Như ổ mật khi hè vừa trút hết”.
(Nay đã phù sa)
“Bóng ngày nay che lên đầu ngày mai hạnh phúc”.
(Giữa tết trồng cây - Ánh sáng và phù sa)
Đến với “Di cảo”, người đọc sẽ thấy sự cảm nhận về thời gian của Chế Lan
Viên phong phú và đa dạng hơn trong tư duy, lối sử dụng từ, cú pháp, ngữ pháp,
cấu tứ. Có thể nói sở trường của Chế Lan Viên là sử dụng những biện pháp hình
ảnh đối lập nhau. Ở tập thơ này khơng cịn những gì đau thương, khơng cịn những
gì bi hùng, chỉ cịn lại những gì đời thường với những triết lý suy tưởng.
“Mỗi một phút đợi chờ sâu một bể thời gian”.
“ Đơi cánh đã liệng cả một vịng năm tháng”.
“Ta lặng đếm thử bao nhiêu thế kỷ
Đã trôi trong một phút vội vàng qua”.
Thời gian đối lập trở nên rất đa dạng, thời gian vĩnh cửu - thời gian ngắn ngủi,
thời gian cá nhân - thời gian thời đại, khơng cịn những trục liên tưởng quá khứ
hiện tại xưa - nay, thời gian chứa đựng cái vi mô đối lập thời gian chịu đựng cái vĩ
mô. Thời gian trong thơ của Chế Lan Viên là thời gian của sự triết lý để tìm ra một
chân lý, một thuộc tính, một vẻ đẹp còn nhiều điều tiềm ẩn.
III.

Kết luận

Bằng tất cả sự am hiểu rộng rãi và kiến thức uyên bác của mình, Chế Lan Viên
ln có cách tiếp cận riêng với cuộc đời, con người. Trí tuệ sáng tạo của nhà thơ
thơng qua các hình ảnh tương quan so sánh đối lập chứa đựng hàm ẩn ý nghĩa,
những triết luận suy tưởng cùng sự liên tưởng độc đáo. Chế Lan Viên là một nhà
thơ có năng lực sử dụng ngơn từ rất độc đáo, chính nó là yếu tố tạo nên sự thu hút
sâu sắc trong thơ của ông. Chịu ảnh hưởng bởi trường phái thơ hiện đại của



Baudelaire, thơ ông hiện đại nhưng luôn phảng phất một phong cách cổ kính đầy
hàm súc. Là một nhà thơ luôn trăn trở với nghề, với thơ, Chế Lan Viên khơng
ngừng tìm tịi, khám phá và phát triển kế thừa để tứ thơ của mình chạm đến trái tim
của khán giả với một chất riêng, chất “Chế Lan Viên”. Quả không sai khi người ta
nhận xét : “Thơ Chế Lan Viên dành cho những ai muốn khám trí tuệ của bản thân”.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Lâm Điền (2010), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb
Văn học, Hà Nội.
2. Đoàn Trọng Huy (2006), Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Long (1990), “Chế Lan Viên”, Văn học Việt Nam 1954 - 1975,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Hà Minh Đức (1979), “Chế Lan Viên”, Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, tập
1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.



×