Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học của trường đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 151 trang )

TĨM TẮT
Kết quả học tập của sinh viên ln chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố tác động
khác nhau trong quá trình tham gia học tập. Đặc biệt, sinh viên học theo hình thức
Vừa làm vừa học, họ là những người khơng có nhiều điều kiện học tập tập trung
như sinh viên chính quy. Theo đó, đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả học tập của sinh viên Vừa làm vừa học được thực hiện nhằm đưa ra các giải
pháp phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng kết quả học tập cho sinh viên.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP.HCM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng ảnh lớn đến kết
quả học tập như Phẩm chất tích cực của giảng viên; Cơ sở vật chất và tài liệu học
tập của nhà trường; Ý thức tự giác trong học tập; Nội dung mơn học; Mục tiêu học
tập của chính sinh viên.
Từ đó, 6 giải pháp được đề xuất và thực hiện kiểm tra đánh giá tính khả thi
và cần thiết, bao gồm:
+ Tăng cường công tác lấy ý kiến phản hồi đảm bảo nâng cao kết quả học tập
cho sinh viên hệ VLVH;
+ Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề nâng cao ý thức trách nhiệm và tự giác
trong học tập cho sinh viên hệ VLVH.
+ Tăng cường công tác kiểm tra bảo dưỡng và nâng cấp trang thiết bị dạy
học;
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên;
+ Điều chỉnh nội dung môn học phù hợp mục tiêu học tập.

iv


ABSTRACT
The student's academic performance is influenced by a variety of factors on
learning process. Particularly, part-time students, they don't have adequate learning
conditions as full-time students. Accordingly, the study on the factors affecting the


learning results of part-time students was carried out to provide appropriate
solutions to contribute to improving the quality of learning results for part-time
students of the Ho Chi Minh City University of Technology and Education.
The research focus on the current state of the factors affecting the learning
results of part-time students studying at the Ho Chi Minh City University of
Technology and Education. The result shows that the following factors that
influence the studying results the most: the positive qualities of the lecturers;
Facilities and learning materials of the school; Self-discipline in learning; Course
content; Student learning goals.

iv


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ..................... iii

TÓM TẮT ....................... ..........................................................................................................iv
MỤC LỤC .................................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................. 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2
5. Giớí hạn đề tài ......................................................................................................................... 2
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................. 3

7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 3
8. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................ 4
9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN HỆ VLVH .............................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5
1.1.1. Ở nước ngoài ..................................................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................................... 7
1.2. Tổng quan về hệ đào tạo Vừa làm vừa học ......................................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm đào tạo theo hình thức Vừa làm vừa học .......................................................... 9
1.2.2. Chương trình đào tạo Vừa làm vừa học ............................................................................ 9
1.2.3. Nội dung đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học ........................................................ 10
1.2.4. Tổ chức đào tạo theo hình thức Vừa làm vừa học .......................................................... 10
1.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................................... 10

v


1.3.1. Khái niệm Ảnh hưởng .................................................................................................... 10
1.3.2. Khái niệm Kết quả học tập ............................................................................................ 10
1.3.3. Đánh giá kết quả học tập................................................................................................. 11
1.3.4. Hoạt động dạy học .......................................................................................................... 12
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên .................................................. 12
1.4.1. Động cơ học tập .............................................................................................................. 12
1.4.2. Mục tiêu học tập ............................................................................................................. 13
1.4.3. Phương pháp học tập tích cực và chủ động của sinh viên .............................................. 14
1.4.4. Mô hình tháp học tập chủ động của Edgar Dale ............................................................ 15
1.4.5. Phẩm chất giảng viên ...................................................................................................... 16
1.4.6. Phương pháp giảng dạy................................................................................................... 18

1.4.7. Cơ sở vật chất ................................................................................................................. 19
1.4.8. Nội dung dạy học ............................................................................................................ 20
1.4.9 Phương pháp đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................. 24
THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................. 24
2.1. Tổng quan về trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh .................................. 24
2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................. 24
2.1.2. Phịng Đào tạo khơng chính quy ..................................................................................... 25
2.1.3. Mục tiêu đào tạo của hệ Vừa làm vừa học...................................................................... 25
2.1.4. Đặc điểm sinh viên hệ đào tạo Vừa làm vừa học ........................................................... 25
2.2. Đặc điểm mẫu khảo sát..................................................................................... ................. 26
2.2.1. Ngành học ....................................................................................................................... 27
2.2.2. Giới tính và Tuổi đời ...................................................................................................... 28
2.2.3. Tình trạng hơn nhân và thời gian công tác ..................................................................... 29
2.2.4. Nguồn gốc sinh viên và tình trạng lựa chọn ngành học.................................................. 31
2.2.5. Kết quả học tập sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy .............................................. 32
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên VLVH của trường
Đại học SPKT TP.HCM ........................................................................................................... 33

v


2.3.1. Mục tiêu học tập, động cơ học tập .................................................................................. 33
2.3.2. Phương pháp học tập tích cực và chủ động .................................................................... 36
2.3.3. Cơ sở vật chất và tài liệu học tập .................................................................................... 37
2.3.4. Nội dung môn học........................................................................................................... 40
2.3.5. Phẩm chất giảng viên ...................................................................................................... 42

2.3.5.1. Phẩm chất tích cực trong phương pháp giảng dạy ....................................................... 42
2.3.5.2. Phẩm chất tích cực trong quản lý lớp học.................................................................... 46
2.3.5.3. Phẩm chất tích cực trong thiết kế bài giảng ................................................................. 48
2.3.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá ...................................................................................... 50
2.3.7. Nhận định chung về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ..................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................. 58
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG THIẾU SÓT TỪ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VLVH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................... 58
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...................................................................................................... 58
3.2. Nguyên tác đề xuất giải pháp ............................................................................................. 58
3.3. Các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên hệ VLVH ................................................................................................ 59
3.3.1. Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề nâng cao hứng thú học tập sinh viên. ...................... 59
3.3.1.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 59
3.3.1.2. Nội dung ...................................................................................................................... 59
3.3.1.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 59
3.3.2. Tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn nội dung môn học phù hợp với mục tiêu học tập.
.................................................................................................................................................. 60
3.3.2.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 60
3.3.2.2. Nội dung ...................................................................................................................... 60
3.3.2.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 61
3.3.3. Tăng cường lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên .................................................................. 61
3.3.3.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 61
3.3.3.2. Nội dung ..................................................................................................................... 61
3.3.3.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 61

v



3.3.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên giảng dạy hệ Vừa làm vừa học ..................... 62
3.3.4.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 62
3.3.4.2. Nội dung ...................................................................................................................... 62
3.3.4.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 63
3.3.5. Thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập .............................................. 64
3.3.5.1 Mục đích giải pháp ....................................................................................................... 64
3.3.5.2. Nội dung ...................................................................................................................... 64
3.3.5.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 64
3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra bảo dưỡng và nâng cấp trang thiết bị dạy học ............... 64
3.3.6.1. Mục đích giải pháp ...................................................................................................... 64
3.3.6.2. Nội dung ..................................................................................................................... 64
3.3.3.3. Cách thực hiện ............................................................................................................. 64
3.4. Đánh giá tính khả thi và tính cần thiết của giải pháp ......................................................... 65
3.4.1. Mục đích đánh giá........................................................................................................... 65
3.4.2.Nội dung và phương pháp đánh giá ................................................................................. 65
3.4.3. Kết quả đánh giá ............................................................................................................. 65
3.5.Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................................ 69
3.5.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................................... 69
3.5.2. Nội dung thực nghiệm. ................................................................................................... 69
3.5.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................................... 69
3.5.4. Quy mô và đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 69
3.5.5. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................................... 69
3.5.6. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................................... 70
3.5.6.1. Kết quả về Chất lượng phục vụ của Phịng Đào tạo Khơng chính quy ....................... 71
3.5.6.2. Kết quả về Chất lượng phục vụ của Cơ sở liên kết...................................................... 71
3.5.6.3. Kết quả về Môi trường học tập .................................................................................... 73
3.5.6.4. Kết quả về Hoạt động giảng dạy lý thuyết của giảng viên .......................................... 73
3.5.6.5. Kết quả về Hoạt động hướng dẫn thực hành/thí nghiệm ............................................. 75
3.5.6.6. Kết quả về Hoạt động tổ chức đào tạo ......................................................................... 77

3.5.7. Đánh giá thực nghiệm .................................................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 81

v


1. Kết luận ................................................................................................................................. 81
2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................................... 82
3. Kiến nghị............................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 84
PHỤ LỤC CÁC MỤC LỤC ..................................................................................................... 87

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung từ viết tắt
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí

1

ĐH SPKT TPHCM

2


VLVH

Vừa làm vừa học

4

SV

Sinh viên

5

GV

Giảng viên

6

ĐH

Đại học

7

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

8


TT

Thơng tư

9

QH

Quốc hội

10

NXB

Nhà xuất bản

11

CTĐT

Chương trình đào tạo

12



Quyết định

13


TB

Trung bình

14

ĐLC

Độ lệch chuẩn

Minh

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH
Sơ đồ 1.2: Mơ hình tháp học tập chủ động của Edgar Dal

vii

TRANG
17


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng sinh viên hệ đào tạo VLVH

TRANG

29

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát giới tính của sinh viên VLVH

30

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về tình trạng hơn nhân của sinh viên VLVH

32

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nguồn gốc của sinh viên VLVH

33

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát sự phù hợp chuyên ngành học

34

Bảng 2.6: Bảng thống kê kết quả học tập

34

Bảng 2.7: Mục tiêu học tập của sinh viên hệ VLVH

36

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về phương pháp học tập tích cực và chủ động

39


Bảng 2.9: Kết quả về cơ sở vật chất và tài liệu học tập

41

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về nội dung dạy học

43

Bảng 2.11: Phẩm chất tích cực trong phương pháp giảng dạy của giảng viên

46

Bảng 2.12: Phẩm chất tích cực trong quản lý lớp học của giảng viên

49

Bảng 2.13: Phẩm chất tích cực trong thiết kế bài giảng của giảng viên

52

Bảng 2.14: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên hệ
Vừa làm vừa học của trường ĐH SPKT Tp.HCM

56

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

70

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về chất lượng phục vụ của Phòng Đào tạo KCQ

74

và Cơ sở liên kết
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về chất lượng phục vụ của Cơ sở liên kết

75

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về Môi trường học tập

76

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát hoạt động giảng dạy lý thuyết

77

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát hoạt động giảng dạy thực hành

78

Bảng 3.7: Đánh giá chung về tổ chức đào tạo

80

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Kết quả thống kê về tuổi sinh viên VLVH
Sơ đồ 2: Kết quả khảo sát Mục tiêu học tập

vii

TRANG

31
37


Sơ đồ 3: Kết quả khảo sát Phương pháp kiểm tra đánh giá KQHT
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số lượng sinh viên VLVH theo ngành

54
TRANG
30

Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát thời gian công tác của sinh viên VLVH

32

Biểu đồ 3: Thống kê kết quả học tập sinh viên ngành Công nghệ Chế tạo máy

35

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đại học ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm đầu tư
vì mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế, xã
hội. Theo Ủy ban Quốc tế về Giáo dục UNESCO đã đề ra 4 trụ cột GD của thế kỷ
21, đó là: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với người khác, học để
tự khẳng định mình [1, tr.12], từ đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp

giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên và học tập suốt đời
của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, giáo dục Việt Nam đã đa dạng hóa các loại
hình đào tạo, thực hiện bước chuyển biến từ “Đại học tinh hoa” sang “Đại học đại
chúng”, hình thành các hình thức đào tạo khơng chính quy như: Đào tạo từ xa, Vừa
làm vừa học…
Chương trình đào tạo đại học Vừa làm vừa học ngay từ khi ra đời đã kịp thời đáp
ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ cho nhiều đối tượng và góp phần giảm tải cho hệ

thống đào tạo chính quy. Vừa làm vừa học là một loại hình đào tạo phổ biến được
áp dụng trong các trường đại học hiện nay. Nó phù hợp với những người vì các lý
do khác nhau mà khơng có điều kiện theo học trong các cơ sở đào tạo tập trung, họ
vẫn có thể vừa học tập nâng cao trình độ vừa có thể hồn thành nhiệm vụ chun
mơn của mình.
Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên Vừa làm vừa học trong nước
nói chung và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM nói riêng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, do quá chú trọng đến việc phát triển về mặt số lượng mà có phần lỏng
lẻo trong quản lý về chất lượng, đầu vào dễ dãi, nội dung chương trình bị cắt xén,
đầu ra khơng được siết chặt...dẫn đến sản phẩm của hệ đào tạo Vừa làm vừa học
chưa được xã hội thực sự chấp nhận.
Ngoài ra, sau thời gian làm công tác quản lý đào tạo đối với sinh viên hệ Vừa
làm vừa học của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, tơi có quan sát và lắng
nghe về những nguyện vọng, mong muốn của sinh viên. Điều họ mong muốn khi
1


tham gia học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM là đạt được một kết
quả học tập thật sự chất lượng, được xã hội nói chung và doanh nghiệp nơi họ đang
cơng tác chấp nhận. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đế
kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học của trường Đại học Sư phạm Kỹ

thuật thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn có thể cải thiện hơn về chất lượng
kết quả học tập của sinh viên hệ đào tạo Vừa làm vừa học của Trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
được đào tạo theo hình thức VLVH của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH của trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP.HCM.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập hình thức
VLVH của SV.
Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập hình thức
VLVH của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên hệ
VLVH trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên hệ
Vừa làm vừa học
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên hệ VLVH của trường ĐH SPKT TPHCM
5. Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ khảo sát các giảng viên và sinh viên về các yếu tố thuộc ảnh
hưởng đến kết quả học của sinh viên VLVH ngành Công nghệ Chế tạo máy và
Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử của trường ĐH SPKT TP.HCM.

2


Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên sau khi đề xuất được các giải pháp,
người nghiên cứu chưa thể thực hiện thực nghiệm để chứng minh tính cần thiết và

khả thi của các giải pháp.
Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ học từ tháng 2/2017 đến tháng
2/2018.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Các yếu tố chủ quan thuộc về sinh viên (động cơ và mục tiêu học tập,
phương pháp học tập) và các yếu tố khách quan từ giảng viên và Nhà trường đều
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Trong đó, yếu tố chủ quan
của sinh viên hệ Vừa làm vừa học và yếu tố giảng viên ảnh hưởng nhiều nhất đến
kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học của Trường ĐH Sư phạm Kỹ
thuật Tp.HCM.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đề tài tiến hành thu thập, tổng hợp, và
phân tích các nguồn tài liệu từ sách, giáo trình, tạp chí chun ngành, các luận văn,
luận án... về những vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập .
Phương pháp điều tra giáo dục:
Thu thập các thông tin về sinh viên độ tuổi, nghề nghiệp của sinh viên thông
qua việc kiểm tra và nhập dữ liệu từ hồ sơ sinh viên.
Thông qua hệ thống bảng hỏi, người nghiên cứu tiến hành điều tra đối với
sinh viên về động cơ học tập, phương pháp học tập, đánh giá của sinh viên đối với
phương pháp giảng dạy của giảng viên nhằm khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập hình thức Vừa làm vừa học.
Phương pháp đàm thoại. Thông qua việc đàm thoại với sinh viên, giảng
viên, cán bộ quản lý trong quá trình làm việc và thông qua các câu hỏi liên quan tới
nội dung đề tài, giúp người nghiên cứu tìm hiểu và thu thập thêm thông tin về thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập hình thức Vừa làm vừa học của
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

3



Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng các công thức tốn thống kê như: số
trung bình cộng, số trung vị, hệ số tương quan, vv... để xử lý kết quả nghiên cứu
trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học về thực trạng nghiên cứu.
8. Đóng góp của đề tài
Qua tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên, đề tài nghiên cứu hy vọng chỉ ra những yếu tố nào là yếu tố có sức ảnh hưởng
lớn nhất đến kết quả học tập của sinh viên. Kết quả của đề tài là thơng tin hữu ích
có thể giúp cho Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM trong việc điều chỉnh và
nâng cao chất lượng dạy và học của loại hình đào tạo Vừa làm vừa học.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận-kiến nghị, tài liê ̣u tham khảo và phu ̣
lu ̣c; nội dung nghiên cứu đươ ̣c chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên hệ Vừa làm vừa học
Chương 2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên hệ Vừa làm Vừa học của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh
Chương 3. Đề xuất các giải pháp cải thiện kết quả học tập cho sinh viên hệ
Vừa làm vừa học của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngồi
Để có được kết quả học tập theo mong đợi, người học là sinh viên phải chịu

sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Theo nghiên cứu của tác giả Evans (1999)
cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên được chia thành 6
nhóm khác nhau như: (1) đặc trưng nhân khẩu sinh viên; (2) đặc trưng tâm lý sinh
viên; (3) kết quả học tập trước đây; (4) các yếu tố xã hội; (5) các yếu tố tổ chức; (6)
các yếu tố thành quả.
Trong nhóm các yếu tố tổ chức, tác giả Evans (1999) đã đề cập đến các yếu
tố như: sự hứng thú học tập của sinh viên; nội dung môn học; cơ sở vật chất; khơng
gian phịng học; phương pháp giảng dạy của giảng viên; phẩm chất giảng viên;
phong cách giảng dạy; sự quan tâm của giảng viên đến sinh viên; hình thức kiểm tra
đánh giá kết quả mơn học và nhiều yếu tố khác [19].
Một nghiên cứu của Peart, N.A., & Campbell, F.A.(1999) cho thấy rằng các
yếu tố được cho là quan trọng đối với một giáo viên muốn nâng cao kết quả học tập
của sinh viên là: Các kỹ năng liên cá nhân (thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và thơng
cảm người thầy đối với sinh viên); Phương pháp giảng dạy (là khả năng truyền đạt
kiến thức bằng cách vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau với những
đối tượng sinh viên khác nhau và nội dung môn học khác nhau); giảng viên như một
người lãnh đạo biết thúc đẩy (thiết lập được các tiêu chuẩn về thành tích học tập,
duy trì mơi trường học tập trật tự, khuyến khích được sinh viên tự giác chịu trách
nhiệm với việc học của mình [24].
Ngồi ra, theo John Dewey (1859 - 1952) cho rằng, để người học có kết quả
tốt cần phải có sự kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành “người học chỉ tìm thấy ý
5


nghĩa của kiến thức một khi chúng được kiểm nghiệm qua thực tế” (dẫn từ Jon
Wiles Joseph Bondi, 2002). Từ đó, ngồi việc vận dụng hợp lý các phương pháp và
phong cách giảng dạy của giảng viên trong từng nội dung môn học trong nhà trường
cần phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị học tập và thực hành giúp sinh viên hứng
thú trong học tập và lĩnh hội hiệu quả khối lượng kiến thức đã được học [21].
Mặt khác, một nghiên cứu của Agyeman (1993) cho rằng, kết quả học tập

còn ảnh hưởng bởi sự đồng nhất giữa trình độ chun mơn của giảng viên và trang
bị cơ sở vật chất, bởi điều kiện thuận lợi về cơ sở vất chất, môi trường học tập sẽ
giúp giảng viên có hứng thú hơn và sẽ có thể phát huy hết khả năng vốn có để
truyền đạt hết kiến thức của mình “một giáo viên có trình độ chun mơn nhưng
làm việc trong điều kiện không thuận lợi sẽ giảm nhiệt huyết trong công việc, dẫn
đến làm giảm năng suất hơn một giáo viên chưa đủ tiêu chuẩn nhưng làm việc trong
điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất” [26].
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Markley (2006) đã chỉ ra rằng, vai trò của
giảng viên là quan trọng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, giảng
viên khơng chỉ đứng trước lớp để trình bày nội dung mơn học mà cịn thể hiện khả
năng hỗ trợ đối người học, gần gũi và kết nối người học từ đó giúp người học tiếp
nhận được một nền giáo dục có chất lượng [22].
Ngồi sự quan tâm đến các yếu tố như cơ sở vật chất, khơng gian phịng
học, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy, phẩm chất giảng viên và phương
pháp kiểm tra đánh giá môn học của nhiều tác giả trên, cần phải quan tâm đến sự
tương tác giữa giảng viên và sinh viên thông qua hoạt động đánh giá của sinh viên
về hoạt động dạy và học. Trong bài viết “Cải thiện kết quả học tập của sinh viên
thông qua đánh giá” của Ciara O’Farrell (2004), tác giả cho rằng khi học ở cấp càng
cao thì giữa giảng viên và sinh viên càng thiếu đi sự tương tác, chính vì vậy mà vai
trị của hoạt động đánh giá sẽ giúp thầy và trị có sự tương tác tốt hơn [20, tr.48].
Theo một nghiên cứu khác của nhóm tác giả (Edward et al.,2002; Aspin &
Chapman 2007; Barnett 2006; Rizvi 2007; Walker 2012) cho rằng người học cần
phải có các phẩm chất tự chủ, trung thực, can đảm và thích nghi để có thể con người
6


phát triển và học tập suốt đời, cụ thể: (1) Tự chủ: độc lập trong tư duy, và hành
động, có tư duy phê phán, có khả năng phán xét, kiểm soát và tự điều chỉnh tư duy
và hành động của mình; biết mình là ai, biết thể hiện mình trong các hoàn cảnh khác
nhau; (2) Trung thực và can đảm: hành xử một cách chính trực, trung thực trong học

tập và cuộc sống, là người dám làm dám chịu; (3) Thích nghi: có khả năng thích
ứng, thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực và đương đầu với những thay đổi
và thử thách trong cuộc sống, linh hoạt trong các tình huống, có khả năng giao tiếp,
hợp tác tốt với người khác [12].
1.1.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, kết quả học tập của sinh viên được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu, các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra được các nguyên nhân và biện pháp
giúp cải thiện tích cực kết quả hoạc tập của sinh viên, cụ thể như:
Kết quả học tập của sinh viên trong giai đoạn chuyên ngành chịu ảnh ảnh
hưởng bởi mức độ tham khảo tài liệu, thời gian tham gia học tập tại lớp, thời gian tự
học [11].
Để nâng cao kết quả học tập, sinh viên cần thay đổi phương thức học tập,
theo đó học tập theo nhóm sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn. Học tập theo
nhóm đã trở thành một phương thức có tính ngun tắc của sư phạm tương tác,
trong đó giảng viên là người hướng dẫn, sinh viên là người hành động, là chủ thể
của quá trình học tập. Trong mơi trường học nhóm sinh viên được tạo điều kiện
phát triển tích cực, chủ động tự giác, tự tin, sáng tạo trong học tập [7].
Đồng quan điểm trên, trong cuốn Lý luận dạy học của Đặng Vũ Hoạt (2015)
đã nhấn mạnh, trong nhà trường hiện đại trò phải là trung tâm, là chủ thể tích cực
các hoạt động, khơng ngừng phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập, rèn luyện,
tu dưỡng nhằm biến những yêu cầu khách quan thành nhu cầu phát triển chủ quan.
Để thực hiện được điều này, giảng viên phải là người tổ chức, định hướng, điều
khiển, là người cố vấn, sinh viên phải là người tích cực trong các hoạt động [6].

7


Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cho thấy, kiến thức
thu thập được của sinh viên còn ảnh hưởng bởi động cơ học tập của sinh viên và
năng lực giảng viên [17].

Cũng nghiên cứu của Nguyễn Hạ Vũ (2016) về yếu tố chủ quan của sinh
viên, một số điểm được cho là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập yếu kém và
thôi học của sinh viên, được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Chưa biết sắp xếp,
quản lý thời gian học tập; (2) Chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp; (3) Thụ
động, nhút nhát, không tự tin vào bản thân; (4) Kiến thức bị hạn chế so với yêu cầu
của môn học; (5) Làm việc thêm nhiều quá ; (6) Kinh phí khơng đủ cho học tập,
sinh hoạt; (7) Thiếu điều kiện học tập tại nhà/nơi trọ; (8) Sức khỏe không tốt (không
tập trung học được) [18].
Ngược lại, theo tác giả Nguyễn Thị Huyền (2016) cho rằng, các yếu tố ảnh
hưởng đến tính tích cực tự học của sinh viên Năng lực tự học; Động cơ học tập;
Hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp; Thái độ học tập; Vốn kiến thức nền
tảng; Kinh nghiệm tự học; Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học của SV; Điều
kiện kinh tế gia đình; Phong trào tự học của lớp; Môi trường học thuật (các hội nghị,
hội thảo, cuộc thi chuyên môn); Các hoạt động tập thể của lớp và của trường [9].
Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập được sự quan tâm từ
nhiều tác giả trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy kết quả học tập của sinh viên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau và
mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Các yếu tố đó có thể được phân loại thành hai
nhóm yếu tố chính. (1) Nhóm yếu tố chủ quan thuộc về sinh viên (Tâm lý độ tuổi,
gia đình, mục tiêu học tập, động cơ học tập, thái độ học tập tích cực của sinh
viên...). (2) Nhóm yếu tố khách quan từ giảng viên (Phẩm chất của giảng viên,
Phương pháp giảng dạy...), nhà trường.
Tuy nhiên, chưa nhiều những nghiên cứu đối với đối tượng là sinh viên thuộc
hệ Vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ). Sinh viên hệ đào tạo này là những người
trưởng thành, đang phải tham gia lao động, phí để tham gia học tập có được bằng
cách tích lũy thu nhập từ thu nhập chứ khơng từ phụ cấp của cha mẹ và một số đã
8


lập gia đình. Do đó ngồi những yếu tố kể trên, kết quả học tập của sinh viên Vừa

làm vừa học có thể chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khách quan khác.
1.2 Tổng quan về hệ đào tạo đại học theo hình thức Vừa làm vừa học
1.2.1. Đặc điểm đào tạo theo hình thức Vừa làm vừa học
Đào tạo Vừa làm vừa học là một bộ phận thực hiện các chương trình đào tạo
trình độ đại học có cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với xã hội,
đây là hình thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, nhu cầu
muốn nâng cao trình độ của người dân, là giải pháp đại học dành cho người lao
động. Đặc trưng cơ bản của các lớp Vừa làm vừa học là được tổ chức dạy và học
theo đợt; việc triển khai đào tạo được thực hiện tại trường chính và ngồi trường
thơng qua việc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.
Đặc điểm nổi bật của sinh viên hình thức đào tạo Vừa làm vừa học (đặc biệt
là loại hình liên thơng Vừa làm vừa học) là người học đã có vốn kiến thức nghề
nghiệp nhất định, phù hợp với ngành đang được đào tạo, hai quá trình học tập và lao
động được diễn ra song song với nhau. Cũng vì vậy mà người học có thể kết hợp
được cả hai nhu cầu: học để tích lũy thêm, làm giàu kiến thức, có thể vận dụng ngay
vào cơng việc, vừa có thể lấy văn bằng để có thể phát triển sự nghiệp trong tương
lai .
1.2.2. Chương trình đào tạo Vừa làm vừa học
Theo Điều 2, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức Vừa làm vừa
học ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo:
Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục
đối với các mơn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm
liên thơng với các chương trình giáo dục khác
Chương trình đào tạo Vừa làm vừa học trình độ đại học được các trường xây
dựng trên cơ sở chương trình hệ chính quy. Nội dung chương trình hệ Vừa làm vừa
9



học phảm bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình chính quy cùng trình
độ đào tạo.
1.2.3. Nội dung đào tạo đại học
Nội dung đào tạo đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu
hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến
thức chuyên môn và các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình
độ chung của khu vực và thế giới. Ngồi ra, đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm
cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chun mơn tương
đối hồn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết
vào công tác chuyên môn [2].
1.2.4. Tổ chức đào tạo theo hình thức Vừa làm vừa học
Trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học. Căn cứ khối lượng kiến
thức quy định cho các chương trình, Hiệu trưởng phân bổ số học phần cho từng
năm học, từng học kỳ; Đầu khóa học, cơ sở đào tạo VLVH phải thơng báo cho
người học về chương trình đào tạo tồn khóa, đề cương chi tiết các học phần trong
chương trình đào tạo; kế hoạch học tập; kế hoạch kiểm tra, thi; các quy định khác
của cơ sơ đào tạo có liên quan đến khóa học [4].
Ngồi ra, theo Luật giáo dục 2005 quy định: “ Phương pháp đào tạo phải coi
trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu,
phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học
tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” [2].
1.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.3.1. Khái niệm Ảnh hưởng
Theo từ điển tiếng Việt: Ảnh hưởng là sự tác động từ người, sự vật hoặc hiện
tượng nào đó làm dần dần có những biến đổi nhất định về tư tưởng, hành vi hoặc có
sự thay đổi trong quá trình phát triển của người hoặc sự vật nào đó[13].
Từ đó, ảnh hưởng được hiểu là sự thay đổi có chủ đích về hành vi, tính chất


10


của đối tượng bị tác động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào khả
năng của đối tượng tác động.
1.3.2. Kết quả học tập
Kết quả học tập là phản ánh những gì người học đạt được sau một giai đoạn
học tập, nó được hiểu theo 2 nghĩa: (1) là mức độ mà người học đạt được so với
mục tiêu đã được xác định và (2) là mức độ mà người học đạt được và được so sánh
với người cùng học khác như thế nào [10, tr.22].
Theo đó, kết quả học tập của sinh viên được hiểu là sự tiếp thu được những
kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức thơng qua q trình học tập và phương
pháp đánh giá kết quả tại trường.
1.3.3. Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập là sự đối chiếu so sánh kiến thức, kỹ năng, thái độ
của người học với các kết quả mong đợi được xác định ở mục tiêu học tập.
Kết quả học tập sau khi đánh giá phải giúp được cho người dạy có những
quyết định phù hợp trong quá trình dạy học tiếp theo (có sự điều chỉnh hay khơng
về phương pháp dạy học, nội dung môn học) đồng thời thúc đẩy động cơ học tập
cho người học.
Các phương pháp được sử dụng trong đánh giá kết quả học tập cần phải phù
hợp với mục tiêu học tập và phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
Đánh giá kết quả học tập là q trình thu thập bằng chứng liên tục có hệ
thống về việc đạt các mục tiêu giáo dục được quy định từ tầm nhìn, sứ mệnh giáo
dục của hệ giáo dục hay tổ chức đó. Theo Thơng tư 04/2016/TT-BGDĐT, ngày
14/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo, quy định các tiêu chí trong đánh
giá kết quả học tập như sau:
(1) Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm thời
gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan)
rõ ràng và được thông báo công khai tới người học;

(2) Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ
tin cậy và sự công bằng;
11


(3) Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc
học tập;
(4) Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập
[15].
1.3.4. Hoạt động dạy học
Theo quan niệm truyền thống, dạy là hoạt động chuyên biệt của xã hội nhằm
truyền thụ cho thế hệ sau những tri thức khoa học, kỹ năng và phương pháp hành
động đã sáng tạo và tích lũy được qua các thế hệ. Hoạt động dạy về bản chất là sự tổ
chức nhận thức tích cực của người học. Từ đó, các chức năng của hoạt động dạy
học bao gồm: định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, ủy thác, kích thích, động
viên, trợ giúp, tham vấn, kiểm tra, đánh giá hoạt động của người học [8].
Hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên: Giảng viên là chủ thể của
hoạt động giảng dạy, giữ vai trị chủ đạo trong q trình dạy học. Ngồi ra, giảng
viên có chức năng tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động của sinh viên, đảm bảo
cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng những yêu cầu đã được quy định.
Bên cạnh đó, sinh viên vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt
động nhận thức.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
1.4.1. Động cơ học tập
Động cơ học tập là sự kết hợp giữa sự thúc đẩy bởi động lực học (1) và sự
hấp dẫn của đối tượng học (2). Cụ thể:
(1) Động lực học của học sinh/sinh viên được cấu thành bởi nhiều yếu tố như
nhu cầu học tập, hứng thú học tập, đạt được kết quả cao trong học tập, trạng thái
hoặc áp lực tâm lý khi phải đi học...trong đó nhu cầu học tập là yếu tố quan trọng
nhất tạo động đực học. Nhu cầu học càng mạnh thì việc học càng tích cực và ngược

lại.
(2) Đối tượng học là "cái" lôi kéo được hành động học của người học. Trong
hoạt động dạy học, đối tượng học có thể là nội dung mơn học, hoặc cũng có thể là
phương pháp dạy hấp dẫn của giảng viên, sự thừa nhận của giảng viên...Trong đó
12


nội dung mơn học có thể cho là yếu tố cốt lõi. Vì vậy để nội dung mơn học trở
thành động cơ hấp dẫn của người học, người dạy cần thiết kế nội dung dạy học sao
cho phù hợp mới nhu cầu học của người học và đặc điểm người học, lựa chọn
phương pháp dạy học có thể tạo được sự hứng thú cho người học.
Động cơ học tập được chia làm 2 loại: Động cơ học tập trong (là động cơ
liên quan trực tiếp đến hoạt động học của người học, nó bao gồm nhu cầu học, sự
ham hiểu biết, sự thỏa mãn do thành tựu học tập mang lại) và Động cơ học tập
ngoài (thường là kết quả của hoạt động học tập mang lại). Động cơ bên trong có tác
dụng thúc đẩy và phát triển hoạt động học của người học. Cịn động cơ bên ngồi
chỉ là tác nhân kích thích hoạt động học và đơi khi làm giảm sự tích cực của hoạt
động học nếu người học khơng nhận ra được lợi ích từ kết quả của hoạt động học
mang lại.
1.4.2. Mục tiêu học tập
Mục tiêu là cái mà cá nhân ý thức được nó và cố gắng hồn thành nó. Mục
tiêu học tập là mục tiêu cá nhân hướng đến trong hoạt động học tập của mình. Vì
vậy khi xác định được mục tiêu học tập rõ ràng sẽ là nguồn quan trọng tạo động cơ
học tập cho sinh viên. Bốn lý do để giải thích tại sao khi đặt mục tiêu học tập rõ
ràng sẽ góp phần tạo động cơ học tập cho người học là:(1) Mục tiêu sẽ hướng người
học vào những nhiệm vụ trực tiếp ; (2) Có mục tiêu sẽ huy động được sự cố gắng nỗ
lực của người học để đạt được ; (3) Mục tiêu làm tăng sự kiên trì ; và (4) Mục tiêu
sẽ thúc đẩy phát triển những cách thức, biện pháp mới khi biện pháp cũ khơng cịn
giá trị.
Theo tính chất của động cơ, có thể phân loại mục tiêu khi tham gia học tập

của người học thành 2 loại mục tiêu chính: Mục tiêu học tập và Mục tiêu thực hiện.
Với mục tiêu học tập, người học chỉ quan tâm đến kiến thức, lượng kiến thức mình
thu nhận được như thế nào mà khơng quan tâm đến việc kết quả học tập của mình bị
người khác đánh giá hay so sánh với người khác ra sao. Ngược lại, với mục tiêu
thực hiện, người học chỉ quan tâm đến việc người khác đánh giá kết quả sự thực

13


hiện của mình như thế nào, cịn việc học cái gì, kiến thức thu nhận được bao nhiêu
hay như thế nào điều này không quan trọng.
1.4.3. Phương pháp học tập tích cực và chủ động của sinh viên
Phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học (phương pháp Power) do GS
Robert Feldman thuộc trường Đại học Massachusetts đã đề xuất nhằm giúp sinh
viên năm nhất có cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp này gồm 5 yếu tố cơ
bản là Lập kế hoạch học tập (Prepare), Tổ chức học tập (Organize), Hoạt động học
tập (Work), Đánh giá học tập (Evaluate), Suy nghĩa lại (Rethink) [27]. Cụ thể:
(1) Lập kế hoạch: Là việc làm quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng học
tập. Việc lập kế hoạch học tập bao gồm việc tìm hiểu các mục tiêu mơn học; chuẩn
bị bài trước khi đến lớp; tìm kiếm những tài liệu có liên quan; chọn phương pháp
học phù hợp với từng nội dung môn học;
(2) Tổ chức học tập (có liên quan đến Khả năng tư duy của mỗi sinh viên):
Tư duy là một quá trình sinh lý tạo ra những khái niệm, nghĩa là sự phản ánh gắn
liền với ngơn ngữ đã được khái qt hóa về các mối quan hệ khách quan. Theo tác
giả He - Boc Smit–Man, chúng ta hồn tồn có thể luyện tập để cải thiện tốc độ tư
duy bằng cách tập luyện thói quen thường xuyên tóm tắt và ghi chép lại nội dung
vấn đề cách hiểu của mình. Trong học tập khả năng tư duy được rèn luyện thơng
qua những thói quen như ghi chép bài nhanh, gạch dưới những từ, những câu quan
trọng trong tài liệu học để xác định nội dung quan trọng cần tìm hiểu và so sánh với
những vấn đề khác đã học được.

(3) Hoạt đông học tập tương tác: Sự tương tác, thảo luận giữa giảng viên
và sinh viên hoặc giữa những sinh viên với nhau, thông qua các buổi thảo luận
nhóm, tham gia nghiên cứu khoa học là điều kiện để sinh viên hiểu sâu vấn đề và
đạt được kết quả học tập tốt hơn. Thông qua những hoạt động tương tác, sinh viên
sẽ học thêm được những kỹ năng như phát biểu trước đám đông, biết cách dùng
ngôn ngữ diễn đạt để người khác hiểu được suy nghĩ của mình, biết cách lắng nghe,
tiếp thu ý kiến của người khác, đồng thời biết cách bảo vệ quan điểm của mình.

14


×