BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------
PHAN THANH NHỰT
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 01 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
PHAN THANH NHỰT
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG
TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 01 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẢI QUANG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 30 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
GS. TS Võ Thanh Thu
Chủ tịch
2
TS. Trương Quang Dũng
Phản biện 1
3
PGS. TS Bùi Lê Hà
Phản biện 2
4
TS. Nguyễn Quyết Thắng
Ủy viên
5
TS. Mai Thanh Loan
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
TRƯỜNG ĐHCÔNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNGQLKH–ĐTSĐH
Độclập-Tựdo-Hạnhphúc
TP.HCM, ngày 20 tháng 08 năm2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHAN THANH NHỰT
Giới tính:
Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 17/01/1978
Nơi sinh:
TP.HCM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
MSHV:
1441820053
I- Tên đề tài :
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu công trình xây
dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp. HCM.
Thứ hai, đo lường mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn Tp. HCM.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho doanh nghiệp đấu thầu thành
công.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/08/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 16/01/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN HẢI QUANG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
PHAN THANH NHỰT
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Hutech đến nay, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Bằng tất
cả sự kính trọng của mình, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy
Cô Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hải Quang đã tận tâm hướng dẫn tôi
qua từng buổi hướng dẫn, nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì tôi nghĩ luận văn này của
tôi rất khó có thể hoàn thiện được.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị Ban Giám Đốc, Phòng Kỹ Thuật,
Phòng đấu thầu, Phòng quản lý dự án,...ở các công ty có cử đại diện tham gia thảo
luận nhóm, cũng như các công ty mà tôi tới khảo sát, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo Nhà trường đã cung cấp nhiều thông
tin quý báu và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kiến thức
của tôi còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô trong hội
đồng bảo vệ để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để
tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau.
Trân trọng.
Học viên làm luận văn
PHAN THANH NHỰT
iii
TÓM TẮT
Đối với các doanh nghiệp xây dựng, việc có công trình xây dựng để thi công
là yếu tố sống còn. Nhưng để có được công trình thi công thì DN cần phải thắng
thầu, ngoài một số công trình chỉ định thầu không qua đấu thầu, nhưng đó là những
công trình có quy mô nhỏ không đáng kể. Muốn vậy, các DN cần phải nghiên cứu
thị trường, nghiên cứu quá trình chọn thầu của chủ đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình xét duyệt hồ sơ thầu, giá đấu thầu, lợi thế so sánh của DN mình so với DN
khác. Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của chủ đầu tư, nhiều chuyên gia, nhiều
CEO của DN trong quá trình đấu thầu thực tiễn cũng rút ra được nhiều bài học
xương máu cho DN mình nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu được thực hiện.
Là một người có nhiều năm làm trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng, tôi nhận
thấy có nhiều nét tương đồng giữa hành vi chọn thầu và hành vi mua của tổ chức
nhưng cũng có những khác biệt nhất định. Tôi đã tìm kiếm tài liệu, công trình
nghiên cứu trước đó về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng tổ
chức để bổ sung cho những vấn đề nói trên. Tôi mới tìm được một số giáo trình viết
về quyết định mua của khách hàng tổ chức, còn những công trình nghiên cứu đến
quyết định chọn nhà thầu xây dựng thì tôi chưa tìm thấy.
Trước thực tế đó đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đấu
thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn Tp.HCM” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.
Với mục đích nghiên cứu nhằm làm cơ sở để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả đấu, tác giả đã lần lượt giới thiệu các khái niệm về khách hàng tổ chức,
hành vi mua của tổ chức, quá trình thông qua quyết định lựa chọn của tổ chức và
mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của tổ chức. Qua đó, tác giả đã
xây dựng các giả thuyết và đề nghị mô hình nghiên cứu cho đề tài của luận văn.
Theo đó, tác giả xây dựng mô hình và các thang đo để nghiên cứu các yếu tố ảnh
iv
hưởng đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài trên địa bàn Tp.HCM.
Từ mục tiêu nghiên cứu ban đầu, tác giả đã thiết kế quy trình thực hiện từ phát
triển thang đo nháp, nghiên cứu định lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến
quyết định chọn nhà thầu, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu
nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu.
Thông qua thảo luận nhóm tác giả đã hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo
chính thức. Kết quả của quá trình này đã xác định và xây dựng thang đo cho 6 yếu
tố tác động chính là: tổ chức, giá cả, sản phẩm, công nghệ, môi trường và cá nhân.
Trong đó, tổ chức được đo bằng 6 biến quan sát, giá cả được đo bằng 5 biến quan
sát, sản phẩm được đo bằng 5 biến quan sát, công nghệ được đo bằng 5 biến quan
sát, môi trường được đo bằng 5 biến quan sát, cá nhân được đo bằng 5 biến quan sát.
Tác giả đã tổng hợp các kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi với số lượng
mẫu n = 200 và xử lý bằng phần mềm SPSS để tính các hệ số Cronbach Alpha,
phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích ANOVA và phân tích hồi quy với mức
ý nghĩa 5%. Kết quả chỉ ra rằng có 6 nhân tố tác động chủ yếu đến quyết định chọn
nhà thầu là tổ chức, giá cả, sản phẩm, công nghệ, môi trường và cá nhân. Trong đó,
yếu tố giá cả có tác động lớn nhất. Tổng hợp kết quả, tác giả tiến hành đưa ra một
số hàm ý chính sách nhằm nâng cao khả năng thắng thầu. Đồng thời cũng đưa ra
một số hạn chế của nghiên cứu và hướng những nghiên cứu tiếp theo.
v
ABSTRACT
For the construction businesses, having project to execute is the key to
maintain the company. If we want to get project, we must win other tenderers,
except for some appointed project, but these are small-scale projects with
insignificant. Therefore, the businesses need to do the marketing research, find how
to get new projects and research the factors affecting to approve tender documents,
tender prices, and the comparative advantages of their business compared with other
businesses. In order to best meet the needs of investors, many experts and CEOs of
companies also learned many valuable lessons for their businesses in the process of
bidding projects in real life but that there is still no research about factors affecting
to the results of the bidding is done.
I, who has many working years in the field of construction bidding, have
realized many similarities in both selecting contractor’sbehavior and purchasing
behavior of the organization, besides the certain differences. To complement the
above-mentioned matters, I have still being searched for documents and previous
studies on the factors affecting to the purchasing decisions of organization
customers. I have just found some textbooks written about the decisions of
purchasing. For the study of decision in selecting the contractor, it has not been
public.
In consideration of theory and reality, the author decides to choose the thesis
topic: “Research of factors affecting to the bidding results for building
constructions of foreign investors in HCMC area”.
With the purpose to be the basic foundation to reveal the problem, author has
serially introduced notions of group or organization, buying behavior of the
organization; process of passing the decision and model of factors affecting to the
purchasing decision of the organization.
Based on the definitions, the author has built up supposition and suggested a
study design for the thesis. Thereby, author designs studying model and scales to
measure all listed factors.
vi
From initial purpose, studying model is clearly written from basic scale,
quantitative research to determine elements effecting to decide tenders, steps to
make the questionnaire, methods to collect and analyze data.
According to the discussion result, author has edited scales from basic to
official. The official one includes six factors which are: Organization, tender price,
project, technology, environment and individual. In particular, the organization is
measured by six observed variables, the price is measured by five observed
variables, the project is measured by five observed variables, the technology is
measured by five observed variables, the environment is measured by five observed
variables and personal is measured by five observed variables.
The author summarizes and analyses the collected results from questionnaire
and use the SPSS software with n=200 samples to calculate Cronbach Alpha, EFA,
ANOVA and regression analysis under five percentages of meaning value. The
result reveals that there are six factors mainly affecting to the bidding results:
Organization, tender price, project, technology, environment and individual. In
there, tender price is the most impactful factor. According to the research, the
author provides some policy implications to improve the bid winning ability. The
author has also discussed some thesis limitations and ideas for future researches.
vii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
ABSTRACT .......................................................................................................... v
MỤC LỤC........................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... xv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
1.5 Kết cấu đề tài ................................................................................................ 5
Tóm tắt chương 1 ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 7
2.1 Cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu .............................................................. 7
2.1.1 Khái quát về công tác đấu thầu chung ...................................................... 7
2.1.1.1 Các văn bản luật, nghị định................................................................ 7
2.1.1.2 Các khái niệm .................................................................................... 8
2.1.2 Lý luận về quyết định mua hàng của tổ chức......................................... 11
2.1.2.1 Tổng quan về khách hàng tổ chức .................................................... 11
2.1.2.2 Mô hình hành vi mua của khách hàng tổ chức ................................. 12
2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của DN sản xuất ........... 16
2.1.3 Những đặc điểm của đấu thầu xây dựng ................................................. 17
2.1.3.1 Trình tự thực hiện đấu thầu .............................................................. 17
viii
2.1.3.2 Các hình thức đấu thầu .................................................................... 20
2.1.3.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ............................. 22
2.1.3.4 Các yếu tố đánh giá kết quả đấu thầu xây dựng trong DN ................ 31
2.2 Các nghiên cứu trước liên quan................................................................... 34
2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 34
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 34
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết.............................................. 36
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 36
2. 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................... 37
2.3.2.1 Giá cả (giá dự thầu) ......................................................................... 37
2.3.2.2 Sản phẩm (công trình) ..................................................................... 38
2.3.2.3 Công nghệ ....................................................................................... 39
2.3.2.4 Tổ chức ........................................................................................... 40
2.3.2.5 Môi trường ...................................................................................... 41
2.3.2.6 Tỷ lệ chiết khấu ............................................................................... 42
2.3.2.7 Cá nhân ........................................................................................... 42
2.4 Tổng quan về các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ............ 43
2.4.1 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 43
2.4.2 Thực trạng về các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ..... 45
Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 50
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 51
3.1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 51
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 51
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 53
3.1.3 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 54
3.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................ 54
3.2 Xây dựng thang đo...................................................................................... 55
3.2.1 Thang đo thành phần của từng biến độc lập ........................................... 55
3.2.2 Thang đo thành phần của biến phụ thuộc .............................................. 58
ix
3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng ............................................................... 58
3.3.1 Tình hình thu thập dữ liệu mẫu .............................................................. 58
3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................... 59
3.3.2.1 Mẫu dựa trên đặc điểm cơ quan công tác ......................................... 59
3.3.2.2 Mẫu dựa trên số năm kinh nghiệm thi công ..................................... 60
3.3.2.3 Mẫu dựa trên đặc điểm khách hàng của DN ..................................... 60
Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 61
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 62
4.1 Đánh giá thang đo ........................................................................................ 62
4.1.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố giá cả.......................................... 62
4.1.2 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Sản phẩm ................................... 63
4.1.3 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Công nghệ .................................. 64
4.1.4 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Tổ chức ...................................... 64
4.1.5 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường ................................. 65
4.1.6 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Cá nhân ...................................... 66
4.1.7 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Kết quả đấu thầu ........................ 67
4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định mô hình nghiên cứu ......... 68
4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................ 69
4.2.1.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến độc lập.................................. 69
4.2.1.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến phụ thuộc.............................. 72
4.2.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu .............................................................. 73
4.3 Phân tích mô hình hồi qui tuyến tính đa biến ............................................... 74
4.3.1 Xây dựng mô hình ................................................................................. 74
4.3.2 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy................................................... 74
4.3.2.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ..... 75
4.3.2.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ........................ 75
4.3.2.3 Ma trận tương quan (Correlation) .................................................. 77
4.3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình........................................................ 78
4.3.3.1 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình............................................ 78
x
4.3.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến ........ 80
4.3.4 Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan ............................................ 80
4.3.5 Đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng ...................... 81
4.4 Đánh giá mức độ cảm nhận của đối tượng được khảo sát ............................. 82
4.4.1 Nhân tố Giá thầu .................................................................................... 82
4.4.2 Nhân tố Sản phẩm (công trình) .............................................................. 83
4.4.3 Nhân tố Công nghệ ................................................................................ 84
4.4.4 Nhân tố Tổ chức .................................................................................... 85
4.4.5 Nhân tố Môi trường ............................................................................... 86
4.4.6 Nhân tố Cá nhân .................................................................................... 87
4.5 Kiểm định sự khác biệt (Levene) về mức độ cảm nhận của đáp viên ............ 88
4.5.1 Kết quả đấu thầu theo số năm kinh nghiệm ............................................ 88
4.5.2 Kết quả đấu thầu theo nhóm khách hàng (chủ đầu tư) ............................ 90
Tóm tắt chương 4 .............................................................................................. 91
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................... 92
5.1 Kết quả của nghiên cứu................................................................................ 92
5.1.1 Nhân tố Giá thầu .................................................................................... 92
5.1.2 Nhân tố Sản phẩm .................................................................................. 92
5.1.3 Nhân tố Tổ chức .................................................................................... 93
5.1.4 Nhân tố Cá nhân .................................................................................... 93
5.1.5 Nhân tố Môi trường ............................................................................... 93
5.1.6 Nhân tố Công nghệ ................................................................................ 93
5.2 Một số đề xuất hàm ý quản trị ...................................................................... 94
5.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác làm giá thầu ............................................... 95
5.2.2 Nâng cao chất lượng thi công công trình ................................................ 96
5.2.3 Hoàn thiện khả năng tổ chức trong mỗi doanh nghiệp ............................ 97
5.2.4 Nâng cao vị thế cá nhân ......................................................................... 98
5.2.5 Tìm hiểu kỹ môi trường ......................................................................... 99
5.2.6 Đầu tư vào công nghệ thi công ............................................................ 100
xi
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 103
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 106
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA : Phân tích phương sai (analysis of variance)
DN
: Doanh nghiệp
DN XD
: Doanh nghiệp xây dựng
DN SX
: Doanh nghiệp sản xuất
ĐTNN
: Đầu tư nước ngoài
EFA
: Phân tích nhân tố khám phá
FDI
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
KMO
: Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin
SPSS
: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
Sig.
: Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level)
VIF
: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
......................................................................................................................... Trang
Bảng 2.1. Các giai đoạn của tiến trình mua của DNSX trong các tình huống
mua khác nhau. ...................................................................................................... 14
Bảng 2.2. Dự án đầu tư nước ngoài tính đến hết năm 2014 ................................... 46
Bảng 2.3. Dự án đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến 15/11/ 2015 .......................... 46
Bảng 3.1. Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ................................. 59
Bảng 3.2. Thống kê mẫu về đặc điểm cơ quan công tác ......................................... 59
Bảng 3.3. Thống kê mẫu dựa trên số năm kinh nghiệm thi công ............................ 60
Bảng 3.4. Thống kê mẫu về đặc điểm khách hàng của DN .................................... 60
Bảng 4.1. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố giá cả ......................................... 63
Bảng 4.2. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Sản phẩm ................................... 63
Bảng 4.3. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Công nghệ.................................. 64
Bảng 4.4. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Tổ chức ...................................... 65
Bảng 4.5. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường................................. 66
Bảng 4.6. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Cá nhân...................................... 67
Bảng 4.7. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Kết quả đấu thầu ........................ 68
Bảng 4.8. Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần biến độc lập .............. 70
Bảng 4.9. Bảng phương sai trích biến độc lập ........................................................ 70
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố EFA ............................................................ 71
Bảng 4.11. Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần biến phụ thuộc ........ 72
Bảng 4.12. Bảng phương sai trích biến phụ thuộc .................................................. 73
Bảng 4.13. Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ............... 78
Bảng 4.14. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ................................................ 79
Bảng 4.15. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ......... 80
Bảng 4.16. Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phuong pháp Enter ..... 81
Bảng 4.17. Mức độ cảm nhận về nhân tố Giá thầu ................................................. 83
Bảng 4.18. Mức độ cảm nhận về nhân tố Sản phẩm ............................................... 84
Bảng 4.19. Mức độ cảm nhận về nhân tố Công nghệ ............................................. 85
xiv
Bảng 4.20. Mức độ cảm nhận về nhân tố Tổ chức ................................................. 86
Bảng 4.21. Mức độ cảm nhận về nhân tố Môi trường ............................................ 87
Bảng 4.22. Mức độ cảm nhận về nhân tố Cá nhân ................................................. 88
Bảng 4.23. Kiểm định sự bằng nhau phương sai các nhóm số năm kinh nghiệm .... 88
Bảng 4.24. Kiểm định Anova các nhóm số năm kinh nghiệm ................................ 89
Bảng 4.25. Bảng so sánh giá trị trung bình về kết quả chọn thầu của các nhóm
số năm kinh nghiệm .............................................................................................. 89
Bảng 4.26. Kiểm định sự bằng nhau phương sai các nhóm khách hàng ................. 90
Bảng 4.27. Kiểm định Anova các nhóm khách hàng .............................................. 90
Bảng 4.28. Bảng so sánh giá trị trung bình về kết quả chọn thầu của các nhóm
khách hàng (chủ đầu tư) ........................................................................................ 91
xv
DANH MỤC CÁC HÌNH
......................................................................................................................... Trang
Hình 2.1. Quy trình xây dựng mô hình nghiên cứu .................................................. 7
Hình 2.2. Mô hình hành vi mua của tổ chức .......................................................... 12
Hình 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua của doanh nghiệp sản xuất .... 16
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất. .................................................................. 37
Hình 2.5. Tháp quan sát Thủ Thiêm (Empire City) ................................................ 47
Hình 2.6. Dự án của Samsung tại Khu CNC TPHCM ............................................ 48
Hình 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu ....................................... 52
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 53
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức .............................................................. 73
Hình 4.2. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui ..................... 75
Hình 4.3. Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................... 76
Hình 4.4. Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ....................................... 76
Hình 4.5. Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh ................................................ 82
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Kể từ khi đất nước ta mở cửa hội nhập với thế giới, các nhà đầu tư nước
ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam vì họ nhận thấy đây là thị trường đầy tiềm năng với
nền chính trị ổn định. Cùng với đó là các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp mọc lên rất nhiều, tạo nên nhiều cơ hội và thách thức cho các công ty, các
nhà thầu xây dựng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, ảnh hưởng cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới, tình hình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án đầu tư bị đình
trệ, nguồn vốn FDI bị thắt chặt. Những đối tượng khách hàng lớn nhất của thị
trường xây dựng gặp khó khăn, hiển nhiên thị trường sẽ bị giảm sút, thu hẹp lại,
ngành xây dựng vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy này.
Mặt khác, tình trạng thi công ẩu, không đúng chất lượng, tiến độ đã ảnh
hưởng đến uy tín ngành rất nhiều, nhất là trong những doanh nghiệp xây dựng Việt
Nam, tình trạng quản lý thi công lỏng lẻo, tạo điều kiện cho một số cá nhân rút ruột
công trình. Năng lực thi công, năng lực tài chính còn nhiều hạn chế. Từ đó, các
doanh nghiệp xây dựng Việt Nam dần mất đi uy tín trong mắt các đối tác nước
ngoài, nơi mà lẽ ra chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh nhất. Vậy làm thế nào để
chúng ta không phải thua ngay trên “sân nhà” như vậy? Làm thế nào để vừa phát
huy nội lực của các nhà thầu trong nước, vừa tích lũy thêm được kinh nghiệm từ đối
tác ngoại. Thực hiện được bài toán này cần một sự sàng lọc, các nhà thầu dù ngoại
hay nội nếu không đủ năng lực sẽ bị đào thải.
Ngày càng nhiều công ty xây dựng mới được thành lập nhưng cũng không ít
công ty quá khó khăn phải giải thể vì không có công trình. Đối với công ty xây
dựng, mục tiêu khi tham gia đấu thầu là phải giành được chiến thắng nên việc hiểu
được các yếu tố quyết định đến kết quả đấu thầu để xây dựng năng lực cạnh tranh
trong đấu thầu cho công ty mình có ý nghĩa rất quan trọng. Chính mục tiêu này sẽ
là động lực để doanh nghiệp biết mình phải làm gì để giành phần thắng, đồng thời
2
phát huy được tính đột phá trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thông tin đối tác, xây
dựng các mối quan hệ, nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường. Trong thi công
phải đảm bảo đúng tiến độ, đúng kế hoạch, nâng cao năng lực về kỹ thuật công
nghệ tiên tiến để rút ngắn thời gian thi công. Khi thắng thầu doanh nghiệp tạo được
công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, ngược lại nếu doanh nghiệp trượt thầu thì sẽ không có việc
làm, không tạo được thu nhập cho người lao động, hiệu quả kinh doanh giảm sút,
nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản.
Vậy để có thể tự tin và tăng thêm cơ hội thắng thầu về mình, các công ty xây
dựng cần phải hiểu rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ đó có những đối sách phù hợp cho từng công
trình cụ thể, cần phải liên tục phát huy, nâng cấp, thay đổi thật chính xác, phù hợp,
kịp thời, để ngày càng hoàn thiện hơn năng lực của đơn vị mình. Chính vì nhận thấy
được tầm quan trọng và cần thiết đó nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
Vì thành phố Hồ Chí Minh là cái nôi của cả nước, là nơi tập trung nhiều các hoạt
động kinh tế xã hội, là một trong những nơi đầu tiên và nhận được nhiều nguồn vốn
FDI nhất, là nơi mà tốc độ và mật độ xây dựng cao nhất của cả nước. Hi vọng khi
đề tài hoàn thành, sẽ là cơ sở cho các nhà thầu điều chỉnh lại đối sách của doanh
nghiệp mình, sẽ là cơ sở cho các chủ đầu tư sáng suốt hơn trong việc chọn nhà thầu
xây dựng để thi công công trình của mình thật chất lượng mà hiệu quả. Nhà nước có
cái nhìn vĩ mô hơn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vượt qua thời điểm khó
khăn.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu : xác định các yếu tố ảnh hưởng, đo lường tầm quan trọng của từng
yếu tố đó ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó gợi ý
các chính sách phù hợp.
3
Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Hệ thống cơ sở lý luận về đấu thầu và cạnh tranh trong đấu thầu.
Khảo sát để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu.
Phân tích để tìm ra các yếu tố nào là quan trọng nhất
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả đấu thầu .
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn các doanh nghiệp có công trình xây dựng có
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính là: nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ
thông qua thông tin thứ cấp được thu thập trên báo, tạp chí, internet,…thông tin sơ
cấp được thu thập thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với một số lãnh đạo và nhân
viên đang làm việc tại các công ty xây dựng có công trình thuộc vốn đầu tư nước
ngoài tại khu vực TP.HCM nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả đấu thầu đồng thời phát triển thang đo những nhân tố này làm cơ
sở để phân tích định lượng với mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi
quy (RA).
Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các
nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm
định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến quá trình thực hiện đấu thầu, được thực hiện qua các giai đoạn:
+ Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn các
nhà quản lý tại các công ty đã và đang có công trình xây dựng có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên
thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh
hưởng kết quả đấu thầu. Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất.
4
Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha
và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20, nhằm
đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát không giải
thích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy), đồng thời tái cấu trúc các
biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần đo lường) phù hợp, làm cơ sở cho
việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung
phân tích và kiểm định tiếp theo.
+ Sau cùng, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi quy bội (RA) với
các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quá
trình thực hiện đấu thầu cũng như cường độ tác động của các nhân tố đó, từ đó tính
được mức độ quan trọng của từng nhân tố. Cuối cùng, kiểm định T- test, ANOVA
được thực hiện để so sách khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu
của những nhóm được phỏng vấn có đặc điểm đối tượng khách hàng và số năm kinh
nghiệm khác nhau.
Ý nghĩa nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về mặc lý thuyết cũng như thực
tiễn cho các công ty, tập đoàn xây dựng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các công ty, tập đoàn
xây dựng có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
đấu thầu. Nhìn lại công ty mình còn thiếu yếu tố nào, yếu tố nào cần phải phát huy
hơn nữa, yếu tố nào là điểm mạnh để làm điểm sáng trong hồ sơ dự thầu. Từ đó, các
công ty, tập đoàn có thể nắm bắt được từng yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của
chúng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào các yếu tố quan trọng để đáp ứng
và làm thỏa mãn nhu cầu của từng chủ đầu tư cụ thể. Vì có thể mỗi chủ đầu tư đề
cao những yếu tố khác nhau. Điều này sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp trong
việc hoạch định, nâng cao hiệu quả đấu thầu.
Thứ hai, kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho chủ đầu tư có được những
tiêu chí cơ bản nhất trong việc lựa chọn đúng nhà thầu đạt hiệu quả cao nhất. Tùy
từng tính chất công trình của doanh nghiệp mình mà có những tiêu chí lựa chọn nhà
5
thầu phù hợp. Cũng như hiểu được việc tìm một nhà thầu giỏi, uy tín để “trao tiền
gởi công trình” an tâm nhất.
1.5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 5 chương có nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu: Trình bày lý do lựa chọn đề tài;
mục tiêu; đối tượng; phương pháp và kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày lý thuyết
và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu công trình xây
dựng. Khái quát về các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu
gồm định tính và định lượng; giới thiệu các thang đo; thực hiện nghiên cứu định
lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày phương pháp phân tích, kết
quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và các đề xuất quản trị: Tóm tắt những kết quả chính
của nghiên cứu, khả năng ứng dụng thực tiễn nhằm giúp nhà lãnh đạo đưa ra những
chính sách thích hợp để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả tốt. Những hạn chế
và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tóm tắt chương 1
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây dựng
trong nước, sự xuất hiện của những công ty xây dựng lớn của nước ngoài, sự phát
triển của khoa học công nghệ xây dựng... cho thấy rằng cạnh tranh đấu thầu xây
dựng giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra rất gay gắt. Vì vậy, vấn đề nâng cao
năng lực cạnh tranh đấu thầu cỏ một vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết
định đối với sự thành công và phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nói chung.
Do đó, để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải không
ngừng tìm tòi các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó nâng cao khả
6
năng thắng lợi trong đấu thầu. Đây là phương thức cạnh tranh đặc trưng được sử
dụng rộng rãi và gần như bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Muốn làm được
vậy, các doanh nghiệp phải hiểu các yếu tố nào là quan trọng nhất ảnh hưởng đến
kết quả đấu thầu, doanh nghiệp mình còn thiếu những gì để có thể cạnh tranh được
với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, đề tài "nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả đấu thầu công trình xây dựng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" thật sự cần thiết trong tình hình
hiện nay.