Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận địa lý việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Khoa: Địa Lý

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỊA LÝ VIỆT NAM

GIÁO VIÊN: Nguyễn Hữu Duy
HỌC VIÊN: BÙI THỊ KIM NGÂN
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K65
MSV: 20001261


Tên đề tài: Đặc điểm khu công nghiệp của tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu
Phần 1: Mở đầu
Khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
BR - VT được thành lập vào tháng 12 - 8 – 1991 với tổng diện tích tự nhiên 2.006,7
km2, gồm phần đất liền và hải đảo. Có vị trí tiếp giáp với Tp. HCM ở phía Tây, tiếp
giáp Đồng Nai ở phía Bắc, với Bình Thuận ở phía Đơng, phía Nam và Tây Nam giáp
Biển Đơng. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục địa nên
tỉnh khơng những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phịng, mà cịn có tiềm năng
to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển.
Tỉnh BR – VT thuộc vùng ĐNB, nằm trong VKTTĐPN, trên trục đường xuyên Á,
gần với các đô thị lớn và năng động như Tp. HCM, Biên Hòa với hệ thống giao
thông đường bộ rất phát triển, hệ thống cảng biển nước sâu hiện đại, sân bay và
mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi tạo điều kiện gắn kết quan hệ toàn diện
của BR - VT với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

Đồng thời, BR – VT là địa phương giàu có về tài ngun khống sản, đặc biệt là dầu
khí và VLXD. Ngồi ra, nguồn nguyên liệu nông sản rất phong phú và đa dạng, cung


cấp đủ nhu cầu nguyên nhiên liệu của các ngành CN, đặc biệt những ngành CN sử
dụng nguyên nhiên liệu từ dầu khí và CN chế biến nơng sản.


Về các yếu tố xã hội, tỉnh BR – VT có dân số khá đơng và cơ cấu dân số trẻ, nguồn
lao động có trình độ kỹ thuật cao và tăng nhanh, bên cạnh đó mỗi năm địa phương
cịn thu hút một lực lượng lao động có trình độ chun môn từ các địa phương khác
đến. Cơ sở vật chất hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại đủ đáp ứng nhu cầu phát
triển.
Với những thế mạnh trên, trong quá trình phát triển địa phương xác định cơ cấu kinh
tế là: “Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp”. Năm 2019, cơ cấu kinh tế (tính cả dầu
khí) theo thứ tự là: 59,31% - 33,1% - 7,59%. Công nghiệp là ngành then chốt, tốc độ
tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2013 là 5,2%. GDP/người năm 2013 đạt 10.990
USD/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cho cả giai đoạn 2011 – 2013
là 5,12%.
Hiện trên địa bàn tỉnh này có 805 dự án thuộc lĩnh vực cơng nghiệp; trong đó có 23
dự án cơng nghiệp chất lượng cao; 77 dự án công nghiệp hỗ trợ. Một số ngành sản
xuất sản phẩm đầu vào cơng nghiệp như thép, nhựa, hóa dầu, cơ khí… được lựa
chọn để trở thành ngành cơng nghiệp chịu lực phục vụ cho chuỗi sản xuất công
nghiệp hiện đại.
Để đạt được những kết quả trên trong thời kỳ nền kinh tế thế giới và cả nước gặp
nhiều khó khăn, ngồi việc phát triển dầu khí, tỉnh tập trung vào việc xây dựng và
phát triển các KCN và CCN - TTCN. Hiện nay, địa phương có 14 KCN và 14 CCN
TTCN, đây được xem là một thành công lớn của BR – VT trong phát triển CN, là nơi
thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, là công cụ hiệu quả để thực hiện
thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần V với mục tiêu phát triển tỉnh BR –
VT trở thành một tỉnh CN và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2019

2.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.1. Các nguồn lực bên trong

2.2.1.1. Vị trí địa lí
Tỉnh BR - VT thuộc vùng ĐNB, nằm trong vùng VKTTĐPN, có tổng diện tích tự
nhiên: 2.006,7 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên là 1.989,52 km2, chiếm 0,6%
diện tích cả nước. Phía Bắc và Tây Bắc giáp các huyện Long Thành, Long Khánh,
Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), phía Đơng Bắc giáp huyện Hàm Tân (tỉnh Bình
Thuận), phía Nam và Đơng Nam giáp với Biển Đơng có đường bờ biển là 305,4 km
và vùng thềm lục địa rộng trên 100.000 km2, phía Tây Nam giáp huyện Cần Giờ
(Tp. HCM).
BR - VT nằm trên trục đường xuyên Á, giáp với Biển Đông nên là cửa ngõ ra Biển
Đông của vùng ĐNB, VKTTĐPN, hành lang kinh tế Đông – Tây (thuộc Tiểu vùng
sơng Mê Kơng ở phía Nam). Đặc biệt, Cơn Đảo được xác định là địa phương có vị
trí chiến lược quan trọng, nằm sát đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á nhất so với
các tỉnh khác (từ Côn Đảo đến ngã tư của đường hàng hải quốc tế chỉ có 60km), nằm
gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta nên tỉnh đóng vai
trị tích cực trong q trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gắn kết tỉnh BR – VT
với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Với vị trí địa lí như trên đã đem lại rất
nhiều thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển KT – XH như:


Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay của nước ta, tiếp
giáp với Tp. HCM, Đồng Nai, gần Bình Dương nên tỉnh có nhiều thuận lợi trong
việc liên kết, trao đổi về hàng hóa, cơng nghệ, thu hút lực lượng lao động kĩ thuật có
trình độ cao…
Gần Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên nên thuận lợi trong việc cung
cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến. Mặt khác, do tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ
hướng ra Biển Đơng của vùng ĐNB và VKTTĐPN, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để
phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển
và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng…
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vị trí địa lí này cũng có mặt trái của nó.
Nằm gần Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương là những tỉnh có nền kinh tế phát triển

nhanh và mạnh nên trong quá trình phát triển tỉnh BR - VT phải chịu sự cạnh tranh
rất gay gắt của các tỉnh này trong các vấn đề như thu hút các nguồn vốn đầu tư trực
tiếp (FDI), cạnh tranh trong thu hút nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao, cạnh
tranh về thị trường…
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Địa hình, địa chất
Cùng với quá trình phát triển địa chất vùng ĐNB, BR - VT có lịch sử hình thành
sớm. Hoạt động địa chất tạo nên dạng địa hình tương đối bằng phẳng và lượn sóng
yếu, nền địa chất khá ổn định. Địa hình khá phong phú gồm có đồng bằng, gị, đồi,
núi thấp… Thuận lợi để hình thành và phát triển khu dân cư, giao thông vận tải, xây
dựng CSHT.
Vùng gò đồi lớn tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đơng Bắc thuộc các huyện Xun
Mộc, Long Điền, Long Đất, Đất Đỏ với độ cao trung bình từ 50 – 100m. Địa hình
núi có độ cao từ 100 – 500m tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Thành như: núi Thị
Vải (467m), núi Dinh (491m); Long Hải – Vũng Tàu như: núi Đá Dựng (136m), núi
Ngang (214m), núi Châu Viên (327m), núi Nhỏ (136m). Là nơi cung cấp các sản
phẩm VLXD cho toàn tỉnh. Hầu hết các mỏ khai thác đá đều nằm gần đường giao
thông nên cũng thuận lợi trong quá trình khai thác và vận chuyển.


* Tài nguyên khí hậu
Tỉnh BR - VT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại
dương, nhiệt độ trung bình khoảng 270C, biên độ nhiệt nhỏ. Tổng giờ nắng trong năm
dao động từ 2.370 - 2.850 giờ và phân phối tương đối đều trong các tháng. Lượng
mưa hàng năm thấp khoảng 1600mm, gần 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa
(từ tháng 5 đến tháng 11). Với điều kiện khí hậu như trên rất thuận lợi cho việc phát
triển các loại cây CN dài ngày như hồ tiêu, điều, cao su, cà phê và phát triển lâm
nghiệp đa dạng, tạo ra nguồn nguyên liệu vững chắc cho sự phát triển các ngành CN
chế biến sản phẩm nơng lâm nghiệp hiện có trên địa bàn. Bên cạnh đó, với số giờ
nắng trong năm cao, tài nguyên du lịch phong phú đã tạo cho tỉnh có lợi thế về du

lịch, đây cũng là cơ sở tốt cho việc thúc đẩy các ngành CN, tiểu thủ công nghiệp sản
xuất các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động du lịch có điều kiện phát triển.
* Nguồn nước
Nguồn nước mặt: Chủ yếu được cung cấp bởi 3 sơng chính là sơng Thị Vải chảy qua
địa phận huyện Tân Thành và thành phố Bà Rịa khoảng 25km; sông Dinh chảy qua
địa phận huyện Châu Đức và thành phố Bà Rịa dài 30km; sơng Ray có
40km chảy qua địa phận huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Long Đất. Trong đó, sơng
Thị Vải có ý nghĩa rất lớn về mặt giao thông thuỷ, sông Dinh và sông Ray là 2 sông
cung cấp nước chủ yếu ch o sinh hoạt và các hoạt động sản xuất CN trên địa bàn
tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành CN trên địa bàn tỉnh,
đặc biệt là các ngành CN nặng và cần sử dụng khối lượng nước lớn.
* Tài ngun đất
Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 2006,7 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên là
1.989,52 km2 (chiếm 0,6% diện tích cả nước). Trong đó, đất đỏ vàng chiếm 41,32%,
đất xám 14,52%, đất cát 10,33%, đất phèn 9,09%. Qua đó, cho thấy nhóm đất có ý
nghĩa lớn cho hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp (đặc biệt là phát triển các cây
CN và trồng rừng) chiếm trên 73,47% các loại đất có trên địa bàn tỉnh. Nếu khai thác
tốt diện tích đất trên sẽ tạo ra vùng nguyên liệu vững chắc cho CN trên địa bàn toàn
tỉnh.
Bảng cơ cấu sử dụng đất tỉnh BR-VT năm 2020
Loại đất
Tổng diện tích
I.
Đất đã sử dụng

Ha
198.951,93
197.146,29

%

100
99.09


1.
a.
b.
c.
d.
e.
f.
g.

II.

Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác

Đất chưa sử dụng

146.146,29
105.047,70
33.312,54
5.970,68

1.833,46
34.489,75
10.873,96

73,47
52,80
16,75
3,00
0,92
25,63
2,95

1.805,39

0,91

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BR - VT năm 2020
* Tài nguyên khoáng sản
Tài ngun khống sản trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại. Trong đó, đáng kể
nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Dầu mỏ và khí thiên nhiên: Thềm lục địa BR - VT có nhiều tiềm năng lớn về
dầu mỏ và khí thiên nhiên. Theo số liệu điều tra của Tổng cục dầu khí Việt Nam năm
2000, vùng biển tỉnh BR - VT có trữ lượng dầu thơ đã xác minh đạt khoảng 400 triệu
m3, chiếm 93,3% trữ lượng dầu của cả nước và khí đạt trên 500 tỉ m 3, chiếm 16,7%
trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long (trữ lượng
khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28 – 41 tỉ m3 khí) và bể Cơn Sơn (trữ lượng khí
khai thác trên 150 tỉ m3 và khoảng 30 – 50 triệu tấn dầu). Sản lượng khai thác dầu mỏ
và khí đốt khơng ngừng tăng lên. Đến năm 2010 sản lượng khai thác dầu ở đây đã đạt
mức từ 18,5 triệu tấn/năm (chiếm 100% so với cả nước), khái thác khí đốt đạt gần
8000 triệu m3 (chiếm 83,0% cả nước). Ngồi ra, khí đồng hành và khí thiên nhiên với

trữ lượng lớn cho phép khai thác 7,5 – 8,0 tỉ m3/năm.


Với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn đảm bảo cung cấp đủ cho các ngành CN sử
dụng nguồn nguyên nhiên liệu từ dầu mỏ và khí đốt, là nguồn năng lượng chủ yếu
cung cấp cho nhà máy điện Bà Rịa, trung tâm điện lực Phú Mỹ và một phần cho nhà
máy khí hóa lỏng Dinh Cố, góp phần hình thành và phát triển KCN khí - điện - đạm
Phú Mỹ. Trong tương lai, với sự tham gia hợp tác đầu tư của nhiều tập đồn dầu khí
lớn, ngành CN dầu khí sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần đưa BR - VT trở thành
một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất cả nước và cung cấp đủ nguồn
nguyên nhiên liệu cho các ngành CN ngày càng phát triển.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện Vật
liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng của tỉnh rất đa dạng,
bao gồm: đá xây dựng, cát xây dựng, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, sét gạch ngói,
cao lanh…có giá trị khai thác phục vụ phát triển CN.
Đá xây dựng: Tồn tỉnh có 19 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 21 tỉ tấn, tập trung
chủ yếu tại các huyện Tân Thành, Long Đất, thành phố Bà Rịa và thành phố
Vũng Tàu. Chất lượng đá khá tốt, có thể làm đá dăm, đá hộc cho xây dựng, đá khối
cho xuất khẩu.
Đá ốp lát: Đá ốp lát có 3 mỏ lớn, trong đó có 2 mỏ tại huyện Tân Thành và 1
mỏ tại Cỏ ống huyện Côn đảo với trữ lượng 7.140 triệu m 3. Đá có chất lượng tốt,
màu sắc đẹp, nguyên khối lớn, khi mài láng có độ bóng cao.
Phụ gia xi măng: Có 3 mỏ phụ gia cho sản xuất xi măng tổng trữ lượng 52,5
triệu tấn, phân bố ở thành phố Bà Rịa và huyện Đất Đỏ. Các mỏ có điều kiện khai
thác thuận lợi, có thể khai thác làm chất kết dính, phụ gia xi măng.
Cát thuỷ tinh: Có 3 mỏ, trong đó có 2 mỏ thuộc huyện Xuyên Mộc và 1 mỏ
thuộc huyện Tân Thành với tổng trữ lượng 41 triệu tấn, chủ yếu là cát thủy tinh và cát
thạch anh. Điều kiện khai thác rất thuận lợi, có thể khai thác làm thuỷ tinh cấp thấp
như bao bì và hàng dân dụng.



Khống sản vật liệu xây dựng khác: Ngồi các loại khống sản nêu trên, tỉnh
cịn có trữ lượng đáng kể các loại khoáng sản làm VLXD khác như sét gạch ngói, cao
lanh, cát xây dựng… nằm rải rác ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, khống sản VLXD phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, cung cấp
nguyên liệu cho các ngành CN sản xuất VLXD. Tuy nhiên, nhiều loại khống sản
VLXD có quy mơ nhỏ và chất lượng thấp, phù hợp để phát triển các CCN có quy mơ
vừa và nhỏ có tính chất địa phương, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Có nhiều loại mỏ
khống sản làm VLXD khó có khả năng khai thác trong giai đoạn hiện nay do ảnh
hưởng đến phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường.
* Tài nguyên thủy sản
Bờ biển của BR - VT dài 305,4 km, nằm trong ngư trường lớn Ninh Thuận –
Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguồn lợi thuỷ sản rất đa dạng gồm 661 lồi cá,
35 lồi tơm, 23 lồi mực và hàng ngàn lồi tảo… Ngồi ra, tỉnh có khoảng 2.594 ha
mặt nước ngọt, 13.559 ha mặt nước mặn và nước lợ có thể phát triển ni trồng các
loại thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, tôm xú, cua gạch, hàu… là những mặt
hàng có giá trị kinh tế cao. Cùng với sự phát triển về kỹ thuật nuôi trồng, đội ngũ tàu
thuyền và phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, sản lượng đánh bắt, diện tích và
sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh BR – VT ngày càng cao. Năm 2012, tổng diện tích
ni trồng tồn tỉnh là 7.064,3 ha (trong đó ni trồng nước ngọt là 1.256,0 ha; nước
mặn là 5.808,3 ha), sản lượng thủy sản khai thác là 272.990 tấn và thủy sản nuôi
trồng là 12.380 tấn. Trong tương lai, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác đánh bắt xa bờ và
nuôi trồng thủy sản đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến thủy
sản với quy mơ lớn.
• Dân cư
Bảng dân số và lao động qua tỉnh BR-VT giai đoạn 2015-2019
Chỉ tiêu

2015


2016

2017

2018

2019

Tổng số dân (Nghìn người)

998,5

1.065,0

1.359,6

1.069,9

1.625,8

Tổng số lao động (Nghìn
người)

642

598

689

759


698

Tỷ lệ lao đơng/Tổng số dân%

47,9

624

452

68,9

66,2

Số lao động CN (nghìn người)

250

188

198

229

325

Tỷ lệ lao động CN/tổng số lao
động (%)


27,6

38,7

29.8

33.2

33,9

Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. Niêm giám thống kê 2019


* Qua bảng ta thấy dân số tỉnh BR – VT liên tục tăng. Năm 2015 là 998,5 nghìn

người, đến năm 2019 đạt 1.625,8 nghìn người, chiếm hơn 1,17% dân số cả
nước, mật độ dân số trung bình là 529 người/km2. Dân số sống tại thành thị đạt
gần 524,8 nghìn người (chiếm 49,85%), dân số sống tại nông thôn đạt 528,0
nghìn người (chiếm 50,15%). Dân số nam đạt 526,2 nghìn người (chiếm
49,98%), trong khi đó nữ đạt 526,6 nghìn người (chiếm 50,02%). Tỷ lệ tăng
dân số chung là 1,4%. Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, dựa báo dân số
của tỉnh sẽ đạt 1.075.000 người vào năm 2015 và 1.135.000 người vào năm
2020. Như vậy, hàng năm tỉnh có khoảng 15.000 người bước vào tuổi lao động
đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các DN hoạt động trong lĩnh vực CN
trên địa bàn tỉnh. Không những thế dân số đơng và tăng nhanh cịn tạo ra một
thị trường địa phương tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, là điều kiện hấp dẫn thu hút
sự đầu tư của các DN.


Lao động


Về số lượng lao động: Cùng với sự gia tăng về tổng số dân, tổng số lao động và
số lao động trong khu vực CN trên địa bàn tỉnh BR - VT cũng có xu hướng tăng
nhanh.
Năm 2019

Năm 2013

33,3%

27, 2
%
72, 8
%

66,7%

Lao động trong ngành CN

Lao động trong các ngành khác

Biểu đồ Tỉ trọng lao động CN trong cơ cấu lao động toàn tỉnh BR – VT năm
2013 và 2019
Theo bảng và biểu đồ ta thấy, năm 2013 tổng số lao động tồn tỉnh là 642 nghìn
người (chiếm 64,3% tổng số dân), trong đó lao động trong khu vực CN là 175 nghìn
người (chiếm 27,2% tổng số lao động toàn tỉnh). Đến năm 2013 tổng số lao động
toàn tỉnh tăng lên 697 nghìn người (chiếm 66,2% tổng số dân), trong đó số người
đang làm việc trong khu vực CN là 232 nghìn người (chiếm 33,3 % tổng số lao động
tồn tỉnh). Nguồn lao động đơng và tăng nhanh có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng
lao động của các DN công nghiệp, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều lao động.



Hệ thống giao thông vận tải
Giao thông vận tải đường bộ: Tương đối đồng bộ và chất lượng tốt, mật độ
đường giao thông của tỉnh là khá cao khoảng 1,257 km/km 2. Năm 2019, chiều dài
của hệ thống đường Quốc lộ có 119,84 km, tỉnh lộ 363,46 km, đường huyện, thị và
giao thông nông thôn 2.090,37 km. Tỉ lệ đường bê tông và đường nhựa đạt trên
50,0% (1.800km). Các trục đường chính gồm Quốc lộ 51, 55, 56 nối tỉnh với huyện
Long Thành, Long khánh (Đồng Nai) và huyện Hàm Tân (Bình Thuận).


Quốc lộ 51 dài 79 km, là tuyến đường giao lưu chính của tỉnh BR - VT với các
tỉnh thành trong VKTTĐPN, được hoàn thiện mở rộng và nâng cấp toàn tuyến đạt
tiêu chuẩn đường bộ cấp I với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Các tuyến đường
vào các KCN như Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ 1, Cái Mép, Long Sơn, Mỹ Xuân A, Mỹ
Xuân A2, Đông Xuyên, Phước Thắng đều nằm dọc theo trục đường này. Quốc lộ 55
dài 233 km nối tỉnh BR - VT với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, được hoàn thiện
nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường bộ cấp III, 2 làn xe hỗn hợp. Quốc
lộ 56 dài 51 km nối tỉnh BR - VT với các tỉnh ĐNB và Tây Nguyên, đạt tiêu chuẩn
đường cấp III, 2 làn xe hỗn hợp. Trong thời gian tới tỉnh sẽ xây dựng đường cao tốc
Biên Hòa – Vũng Tàu với 8 làn xe song song với Quốc lộ 51, đường cao tốc đi
TP.HCM, hệ thống đường trục chạy dọc cụm cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép. Đến
năm 2025, tỉnh BR - VT cơ bản hồn thiện hệ thống giao thơng đường bộ, thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và các KCN nói riêng.

Hàng khơng: Tỉnh BR - VT có 2 sân bay là sân bay Vũng Tàu (thành phố Vũng
Tàu ) và sân bay Côn Đảo (Côn Đảo). Hiện đang triển khai di dời sân bay Vũng Tàu
sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và nâng cấp thành sân bay quốc tế.



Trong tương lai, xây dựng sân bay Quốc tế Tân Thành cách Vũng Tàu 70 km, khi
hoàn thành sẽ đáp ứng cho việc phát triển KT - XH chung của tỉnh.
Đường sắt: Theo quy hoạch đến năm 2025, một đường sắt cao tốc khổ rộng
1.435m sẽ được xây dựng nối Tp. HCM với thành phố Vũng Tàu, tốc độ thiết kế trên
300 km/h. Tuyến đường sắt với hệ thống nhà ga, kho tàng đồng bộ và hiện đại gắn
kết các KCN, bến cảng. Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhằm thu hút sự
đầu tư để phát triển KT - XH của tỉnh nói chung và CN nói riêng.
Hệ thống giao thơng đường thủy: Tổng chiều dài 242km gồm các hệ thống
sơng chính: Sơng Thị Vải – Cái Mép, sông Dinh tạo thành một hệ thống giao thông
thuỷ đối nội và đối ngoại rất thuận lợi cho tỉnh. Thơng qua đường thủy có thể kết nối
địa phương với các tỉnh lận cận như Tp. HCM, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây Nam Bộ
và dọc Duyên hải miền Trung. Trong đó, sơng Thị Vải với mức nước sâu và cửa sông
khá rộng rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu lớn, phục vụ cho các hoạt
động sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất CN nói riêng trên địa bàn tỉnh và các
tỉnh trong vùng ĐNB.
Hệ thống cảng: Hệ thống cảng biển của tỉnh dài hơn 20km tuyến bến, cùng với
sông Thị Vải rộng và sâu với hơn 21 km rất thuận lợi cho tàu biển có cơng suất lớn
hoạt động. Đây cũng là cửa ngõ thông ra biển của vùng ĐNB, theo các tuyến luồng
cảng Tp. HCM, Đồng Nai, BR - VT, kết nối với Campuchia với hệ thống cảng biển
Việt Nam và quốc tế.


Theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5 khu vực Tp. HCM - Đồng Nai – BR VT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, cụm cảng BR - VT sẽ bao gồm 6
khu cảng: Vũng Tàu, Long Sơn, Cái Mép, Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Gò Dầu. Quy mơ xây
dựng các khu cảng này có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 10.000 – 80.000 tấn và dự
kiến hàng hóa thơng qua đạt 14,5 triệu tấn (năm 2013) và 41 triệu tấn (năm 2019).
Đến năm 2013, BR - VT có 52 dự án cảng đã, đang triển khai xây dựng, trong đó có
26 cảng đang hoạt động, 09 dự án cảng đang xây dựng, 15 dự án chuẩn bị đầu tư và
02 dự án đang kêu gọi đầu tư.
Một số cảng đang hoạt động có vai trò quan trọng như: Cảng nước sâu tổng hợp Bà

Rịa – Serece, cảng chun dùng Interflour, cảng khí hóa lỏng LPG Cái Mép, cảng xi
măng Holcim, cảng Dịch vụ dầu khí PTSC, cảng Liên doanh dầu khi Vietsopetro,
cảng Thương mại, cảng dầu của trung tâm điện lực Phú Mỹ, Cảng cá Cát Lở, cảng
dầu K2, cảng Hải sản Trường Sa, cảng Veco, cảng container SP – PSA, Tân cảng Cái
Mép…
Ngoài ra, theo Quyết định số 791/QĐ - TTg ngày 12/8/2005 của Thủ tướng Chính
phủ, cụm cảng Sài Gịn và Nhà máy đóng tàu Ba Son tại Tp. HCM sẽ được di dời về
trên sơng Thị Vải. Điều này góp phần xây dựng tỉnh BR – VT thành một trung tâm
cảng biển vùng ĐNB trong tương lai và sơ sở để phát triển loại hình dịch vụ Logistic.
Dịch vụ này giúp các DN giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra một cách hiệu quả, giảm
chi phí, là điều kiện để tăng sức hấp dẫn của các nhà đầu tư vào tỉnh BR – VT.
* Hệ thống cấp nước

Đến nay, tỉnh BR - VT đã có 6 nhà máy nước với tổng công suất
121.000m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho các khu vực đô thị và hoạt
động của các KCN. Về quy mô và sự phân bố các nhà máy hiện có như sau:
Nhà máy nước sơng Dinh (công suất 70.000m3/ngày đêm) và nhà máy nước ngầm Bà
Rịa (công suất 15.000m3/ngày đêm) đủ cung cấp nước cho thành phố Bà Rịa và thành
phố Vũng Tàu. Nhà máy nước Mỹ Xuân (công suất 25.000m 3/ngày đêm) cung cấp
nước cho khu vực đô thị Phú Mỹ, Mỹ Xuân và các khu lân cận. Nhà máy nước
Phước Bửu (công suất 2.000m3/ngày đêm) cung cấp nước cho thị trấn Phước Bửu và
xã Phước Hưng. Nhà máy nước Côn Đảo (công suất 1.500m 3/ngày đêm) cung cấp
nước cho trung tâm huyện Côn Đảo, cảng cá Bến Đầm và khu vực Cỏ Ống. Nhà máy
nước Ngãi Giao (công suất 2.500m3/ngày đêm) cung cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao
và xã Kim Long và nhà máy nước Tóc Tiên (cơng suất
20.000m3/ ngày đêm). Bên cạnh đó, tỉnh đang tiến hành xây dựng nhà máy nước sông
Hỏa và hệ thống cấp nước hồ Đá Đen (công suất 5.400m 3/ngày), nhà máy cấp nước
sông Ray (10.000m3/ngày), xây dựng các nhà máy nước cho các KCN và các vùng



đô thị mới Phú Mỹ. Như vậy, với hệ thống cấp nước hiện tại và các dự án cấp nước
đang tiến hành xây dựng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH trên địa
bàn tỉnh nói chung và phát triển CN nói riêng.
* Hệ thống điện và mạng lưới cung cấp điện
Hiện nay, BR - VT là trung tâm điện năng lượng lớn và hiện đại của cả nước với
tổng công suất khoảng 4.224 MW (chiếm khoảng 42% tổng công suất điện năng của
cả nước). Trên địa bàn tồn tỉnh có 8 nhà máy điện đang hoạt động là: Nhà máy điện
Bà Rịa (327,8MW), nhà máy điện Phú Mỹ 1 (1.090MW), nhà máy điện Phú Mỹ 2.1
(448MW), nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 mở rộng (436MW), nhà máy điện Phú Mỹ 4
(450MW), nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 (716,8MW. Ngồi ra cịn một số trạm phát
nhỏ của các cơng ty nước ngồi. Trong thời gian tới, sẽ đầu tư nhà máy điện Warsila
(công suất 120MW), nhà máy điện Bà Rịa 306.2 (56MW). Dự kiến khi hoàn thành,
các nhà máy điện tại BR - VT sẽ có tổng cơng suất khoảng 4.400MW.

Mạng lưới điện được đầu tư lớn và hiện đại. Trong đó lưới điện truyền tải có khoảng
200km đường dây 110KV và 9 trạm biến áp 110/22KV với tổng dung lượng vào
khoảng 560MVA, lưới phân phối điện có 1231km đường dây 22KV và 150km đường
dây 15KV, 2684 trạm/3370 máy với tổng công suất trên 539.100 KVA và trên
1518km đường dây hạ thế. Với sự phát triển khơng ngừng, ngành CN điện tỉnh BR VT có đủ khả năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu lớn về điện
năng cho các hoạt động sản xuất CN (kể cả các ngành CN sử dụng nhiều điện năng
như CN luyện kim, hoá chất, cơ khí…) trong thời kỳ trong tương lai.
* Đường ống dẫn khí
Khí đốt là lợi thế so sánh lớn của tỉnh BR - VT. Hiện nay có đường ống dẫn khí
đồng hành từ mỏ Bạch Hổ và đường ống dẫn khí Nam Cơn Sơn vận hành khí tự


nhiên từ 2 mỏ Lan Tây và Lan Đỏ vào bờ cung cấp trên 4 tỉ m 3 khí. Việc vận hành 2
đường ống dẫn khí đốt có ý nghĩa rất lớn, cung cấp khoảng 1,4 – 1,5 tỉ m 3/năm khí
cho nhà máy điện Bà Rịa, các nhà máy điện thuộc trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà
máy khí hóa lỏng Dinh Cố, đáp ứng được nhu cầu về khí ngày càng tăng của các

ngành CN sử dụng khí đốt làm nhiên liệu và nguyên liệu như phân đạm, ga tiêu dùng,
hóa chất…
Ngồi các yếu tố thuộc về CSHT nêu trên thì các dịch vụ hỗ trợ khác cũng phát
triển rất mạnh trong những năm gần đây như: Thơng tin liên lạc, các dịch vụ tài chính
ngân hàng, bảo hiểm… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 ngân hàng và 1 quỹ hỗ trợ
phát triển đang hoạt động với nhiều hình thức huy động vốn, cung cấp nguồn vốn vay
lớn cho các DN, đáp ứng nhu cầu tài chính cho các DN. Mạng lưới thơng tin tồn
tỉnh được xây dựng đồng bộ, mạng thông tin các KCN: Phú Mỹ, Đông Xuyên, Mỹ
Xuân A và Mỹ Xuân A2 đã được hồn thiện, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo
nhu cầu thông tin cho các DN đang hoạt động trong các KCN trong toàn tỉnh.
2.2.1.6. Nhu cầu của thị trường
Các sản phẩm CN vừa cung cấp trang thiết bị cho các ngành sản xuất vừa đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, nhu cầu của thị trường là
một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng cơ cấu sản phẩm CN, hiệu quả đầu tư
và quy mô sản xuất. Những thị trường có nhu cầu rộng lớn và đa dạng sẽ hấp dẫn các
nhà đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa ngành nghề CN. Tỉnh BR
– VT nằm trong vùng ĐNB với các đô thị lớn như Tp. HCM, Biên Hịa, Vũng Tàu
dân số đơng nên thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển, là điều kiện để
thu hút vốn của các DN trong và ngoài nước.
II.2.1.

Các nguồn lực bên ngoài

Bối cảnh quốc tế và khu vực là nhân tố bên ngồi có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển KT - XH ở Việt Nam nói chung và tỉnh BR - VT nói riêng. Đặc biệt những năm
cuối của thế kỷ XX và đầu của thế kỉ XXI, tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu
vực có nhiều biến động gắn liền với q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế và tự do hóa trong các mối quan hệ kinh tế với 3 xu hướng chính đó
là:
Xu thế cạnh tranh và hợp tác tồn cầu: Với sự phát triển mạnh mẽ của KH - KT

và công nghệ hiện đại là động lực phát triển của nền kinh tế thế giới. Cạnh tranh tồn
cầu chính là cuộc chạy đua về KH – KT và công nghệ mới
Xu hướng thay đổi thể chế theo kinh tế thị trường: Trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng gay gắt, các nước trên thế giới đều có xu hướng thay đổi thể chế kinh tế
nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các xu hướng chính: Thay đổi thể chế theo kinh


tế thị trường, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, tăng cường vai trò của
kinh tế tư nhân; các nước đều thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tự do hóa
thương mại, đầu tư, xố bỏ dần sự bảo hộ của nhà nước đối với các ngành kinh tế
trong nước.
Xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới: Xu thế quốc tế hóa kinh tế
thể hiện rõ nét trong các hoạt động ngày càng tăng của tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Bên cạnh đó, thế giới cũng hình thành nhiều tổ chức kinh tế ở khu vực như:
Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC), Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR). Năm 1995 Việt Nam trở
thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gia nhập APEC và
tháng 1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO).

Tỉnh BR – VT cũng như các địa phương khác trong nước, đều chịu sự tác động
mạnh mẽ của xu hướng hội nhập, được thể hiện cụ thể như sau:
- Xu hướng hợp tác của tỉnh với quốc tế, đặc biệt là với các nước CN phát triển trên
các lĩnh vực thương mại, đầu tư, KH - KT và công nghệ ngày càng thuận lợi. Tỉnh đã
nhận thức được xu thế này và nhanh chóng cải cách thể chế theo hướng quốc tế hóa,
phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế để tận dụng tối đa xu thế này.
- Thị trường quốc tế ngày càng mở rộng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế
của tỉnh nói chung và CN nói riêng. Tỉnh cần đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến thương
mại, tìm hiểu thị trường, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm thông qua đầu tư về



công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Trong đó, việc
tăng cường khả năng cạnh tranh của các DN trong tỉnh là một nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu.
2.2. Nguồn vốn đầu tư
Để thu hút những nguồn vốn này tỉnh từng bước thực hiện cải cách cơ chế hành
chính theo hướng ngày càng thơng thống và minh bạch hơn, thực hiện nhiều chính
sách thu hút đầu tư linh hoạt. Đặc biệt, tỉnh đã phát huy những lợi thế so sánh của
mình so với các tỉnh lân cận và các địa phương khác trong cả nước, những lợi thế đó
là sức chứa của các KCN ở Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương đã gần đến ngưỡng; hệ
thống CSHT các KCN của tỉnh ngày càng hoàn thiện; là cửa ngõ ra Biển Đơng của cả
VKTTĐPN, tỉnh có sẵn một nền tảng thu hút FDI cao, đứng thứ 4 cả nước và trong
những năm tới vị trí này cũng khơng thay đổi…

-

Vốn đầu tư liên tục đổ về các khu công nghiệp. Với những nỗ lực và giải pháp, chiến
lược cụ thể, ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên tục trong nhiều năm qua
đã thu hút được nguồn vốn đầu tư dồi dào, trở thành điểm sáng trong khu vực Đơng
Nam Bộ. Hiện, tồn tỉnh có hơn 500 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp (KCN)
cịn hiệu lực; trong đó có 246 dự án trong nước và 257 dự án đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, thời gian qua, tỉnh đã tập trung rà sốt, điều chỉnh quy hoạch các
KCN theo hướng thu hút đầu tư có chọn lọc gắn với bảo vệ mơi trường, sử dụng có
hiệu quả quỹ đất và hình thành các cụm công nghiệp liên kết với nhau, tạo nguồn


hàng cho hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, thực hiện điều chỉnh ngành, nghề nhằm
thu hút đầu tư vào các KCN.
2.2.3. Nhận định về nguồn lực phát triển CN tỉnh BR – VT

2.2.3.1. Những thuận lợi
Tỉnh nằm vị trí rất thuận lợi và trong VKTTĐPN có kinh tế phát triển năng động
nhất Việt Nam hiện nay, gần Tp. HCM, Đồng Nai nên có nhiều thuận lợi trong việc
liên kết trao đổi, lưu thơng hàng hố, cơng nghệ và lao động có chất lượng cao, có thị
trường tiêu thụ rộng lớn… Đồng thời lại là cửa ngõ giao thông của VKTTĐPN và
Tiểu vùng sơng Mê Kơng nên đóng vai trị quan trọng, là một trung tâm trung chuyển
hàng hóa.
Có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn nhất cả nước, đây là
lợi thế to lớn cho việc phát triển các ngành CN khai thác dầu khí, dịch vụ dầu khí,
các ngành CN sử dụng khí đốt; các loại tài nguyên khác như đá xây dựng, cát thuỷ
tinh, đá ốp lát tuy có trữ lượng khơng lớn nhưng phân bố rộng khắp, là điều kiện
thuận lợi cho các ngành CN sản xuất VLXD có quy mơ vừa và nhỏ phát triển mạnh;
nguồn nước dồi dào đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt và các hoạt
động sản xuất CN trên địa bàn tỉnh.

Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ở các ngành cơ khí,
cơng nghiệp hóa chất, cơng nghiệp vật liệu có khả năng cạnh tranh cao, tiến tới đáp
ứng nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu. Mặt khác,
thời gian qua tỉnh cũng đã nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc để các dự án triển khai
thuận lợi.


Đường bờ biển dài, có nhiều điểm kín gió, cửa sông rộng và sâu thuận lợi cho
việc xây dựng và phát triển một hệ thống cảng biển đa dạng về quy mô và công dụng.
Đây là lợi thế to lớn của tỉnh để phát triển các ngành dịch vụ vận tải, các ngành CN
nặng gắn liền với các cảng nước sâu như cơ khí, luyện kim, hố chất…
Có thềm lục địa rộng lớn với điều kiện khí hậu thuận lợi ít bão, nguồn hải sản
phong phú, dồi dào rất thuận lợi cho các ngành CN chế biến hải sản phát triển.
Nguồn lao động khá dồi dào và trình độ khá cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, cơ
sở vật chất hạ tầng kĩ thuật tương đối đồng bộ nên có sức hút đầu tư rất lớn.

Cơ chế chính sách ngày càng được hoàn thiện theo hướng đơn giản và minh
bạch hơn, tạo mơi trường đầu tư thơng thống và cạnh tranh công bằng nên hấp dẫn
các DN.
Tất cả đã đưa Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm lớn nhất
Việt Nam về khí, điện, đạm-thép. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực về đất đai, tài
nguyên ngày càng hạn chế, Bà Rịa-Vũng Tàu đã ln kiên trì với chiến lược thu hút
đầu tư có chọn lọc, hướng đến lĩnh vực cơng nghệ cao, dịch vụ có giá trị kinh tế lớn.
Đứng trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tỉnh BR VT
cũng như các địa phương khác trong cả nước đang đứng trước những cơ hội lớn về
thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp thu và chuyển giao công nghệ tiên tiến,
học hỏi kinh nghiệm quản lí từ các nước có nền kinh tế phát triển.
2.2.3.2. Những khó khăn
Do nằm gần Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương là các địa phương phát triển rất
năng động, có điều kiện cơ sở vật chất khá tốt, có nhiều chính sách ưu đãi trong thu
hút vốn đầu tư, là những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước (nhất là
Tp. HCM), nên trong quá trình phát triển tỉnh sẽ phải cạnh tranh gay gắt trong thu hút
vốn đầu tư và nguồn lao động có trình độ cao với các địa phương này.
CSHT đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Lao
động tăng thêm hàng năm tuy lớn, nguồn lao động dồi dào song chất lượng nguồn lao
động lại chưa cao nhất là ở khu vực nông thôn. Đặc biệt, nguồn lao động chưa qua
đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn, nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao chủ yếu thu hút
từ các tỉnh khác và phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở các đơ thị.
Ngồi tài ngun dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn thì các nguồn tài nguyên
khoáng sản khác tuy phong phú về chủng loại nhưng có hạn chế là trữ lượng, phân bố
phân tán, nên cũng gây khó khăn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất CN với
quy mô lớn.
Trong quá trình phát triển có sự tranh chấp giữa phát triển CN và phát triển du
lịch như giữa khai thác đá VLXD, phát triển các cơ sở lọc dầu với phát triển du
lịch…



Trong xu thế mở cửa và hội nhập bên cạnh những cơ hội đã nêu thì tỉnh cũng
đối mặt với nhiều thách thức như: Phải cạnh tranh khốc liệt trong thu hút vốn đầu tư,
nguy cơ về thu hẹp thị trường do các sản phẩm CN của tỉnh không cạnh tranh nổi với
các sản phẩm nhập ngoại giá rẻ… Vì vậy, các BR-VT cần nhận thức rõ vấn đề này để
khơng ngừng đổi mới hiện đại hố cơng nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành để nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng những thuận lợi và khó khăn nêu trên cũng chỉ có tính
chất tương đối. Địa phương cần có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những
khó khăn và khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh để góp phần phát triển KT – XH
Thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất CN
Việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT đã có tác động lan tỏa đến
các hoạt động dịch vụ và ngược lại, các hoạt động dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu
của DN giúp DN phát triển sản xuất như: Tín dụng ngân hàng; bưu chính, viễn thơng,
điện lực; dịch vụ Logicstic; các hoạt động dịch vụ kinh doanh như cung cấp nhà ở
cho công nhân, dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu thiết yếu của người lao động …
và các dịch vụ khác như như tiếp cận đất đai, tư vấn pháp lý DN, dịch vụ vui chơi
giải trí... đã và đang được các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh cung cấp, đáp ứng
yêu cầu của DN.
Những đóng góp trên đã khẳng định các KCN là thành công của địa phương
trong phát triển CN, là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển KT – XH tỉnh
BR – VT.
2.5.1. Một số hạn chế và yếu kém
Công tác triển khai xây dựng hạ tầng chậm, khơng hồn thành theo kế hoạch năm đề
ra. Cơng tác đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào chưa chú trọng đến việc xây dựng các
cơng trình hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, trường dạy nghề, nhà ở cho
công nhân, các trung tâm dịch vụ… Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
cũng như nâng cao trình độ cho người lao động.
- Mơi trường sinh thái còn nhiều vấn đề phải quan tâm
-


Phần lớn các KCN sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về mơi trường cao
nên các cơng trình và cơng nghệ xử lý chất thải được đầu hiện đại nhưng do chi phí
tốn kém nên nhiều KCN khơng sử dụng hoặc sử dụng khơng hiệu quả. Tại khơng ít
KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất cịn hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ
mang tính chất đối phó. Mặt khác, để xây dựng các KCN cần san lấp mặt bằng với
một khối lượng lớn đất đổ nền và san lấp, làm mất đi một phần lớn vùng đất ngập


mặn ven sông Thị Vải, ven vịnh Gành Rái… dẫn đến vấn đề suy thối hệ sinh thái
vùng cửa sơng.

2.5.2. Nguyên nhân

-

-

-

Những khó khăn và hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các
nguyên nhân sau:
Để tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý, các KCN của tỉnh được quy hoạch sát sông
và biển nên nền địa chất cơng trình rất yếu. Vì thế, để tiến hành san lấp mặt bằng thì
phải vận chuyển một khối lượng đất rất lớn từ nơi khác đến cùng với các biện pháp
xử lý kỹ thuật nền móng hiện đại. Vì vậy chi phí san lấp nền và giá cho thuê đất cao.
Các KCN trên địa bàn tỉnh do các DN trong nước làm chủ đầu tư, năng lực tài chính
khơng đáp ứng u cầu về đầu tư hạ tầng kỹ thuật dàn trải, vì vậy các nhà đầu tư sử
dụng nguồn tài chính để đầu tư đầu tư cuốn chiếu các cơng trình hạ tầng kỹ thuật.
Mặt khác, các ngân hàng thắt chặt tín dụng đối với các dự án bất động sản nên việc

vay vốn để thực hiện các dự án gặp rất nhiều khó khăn.
Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn cịn khó khăn nên thu hút đầu tư trong và
ngoài nước vào các KCN giảm mạnh theo thời gian.
Vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB các KCN. Việc giải quyết khiếu nại về
chính sách bồi thường, hổ trợ GPMB của các cơ quan chức năng còn chậm. Điều này
đã làm chậm tiến độ thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong khi chờ phán quyết
của tòa án như KCN Phú Mỹ II, KCN Cái Mép.


Hệ thống cơ chế và chính sách cịn nhiều bất cập như: Nội dung trên Giấy chứng
nhận quyền sở hữu đất cấp cho nhà đầu tư thuê lại đất KCN ghi chú “Tổ chức kinh tế
thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm khơng có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng
cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất” là rào
cản, ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh; thủ tục công chứng hợp đồng th đất gặp
nhiều khó khăn khi chuyển sang cơng chứng tại Phịng cơng chứng do Sở tư pháp chỉ
định.
- Qua xem xét sự hình thành và phân tích thực trạng hoạt động các KCN tỉnh
BR – VT từ khi thành lập, đặc biệt là giai đoạn 2013 – 2019, chúng ta có thể tóm
lược như sau:
- Tỉnh BR – VT là địa phương có nhiều lợi thế cho việc phát triển CN nói chung và
KCN nói riêng. Trong thời gian qua, tận dụng những lợi thế vốn có, các KCN trên địa
bàn tỉnh đã đạt được những thành công lớn trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài
nước, tăng tỷ lệ lấp đầy, phát triển CN, gia tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm cho
người lao động, giải quyết các vấn đề về môi trường... Hoạt động của các KCN tỉnh
BR – VT đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển KT của địa phương, thúc đẩy
q trình đơ thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, tăng thu
nhập và nâng cao mức sống cho người dân, thúc đẩy sự phát triển của các loại hình
dịch vụ mới… Đây được xem là một trong những thành tựu phát triển KT - XH của
địa phương.
-



-

Tuy nhiên, sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là vấn đề đền bù và GPMB các KCN
cịn nhiều bất cập, cơng tác xây dựng CSHT cịn chậm, hệ thống CSHT trong và
ngồi KCN chưa đồng bộ, giá thuê đất CN cao hơn các tỉnh lân cận giảm tính hấp
dẫn với các nhà đầu tư, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát… những
điều này ảnh hưởng đến phát triển CN theo hướng bền vững đòi hỏi các cơ quan chức
năng phải có những chiến lược lâu dài và hệ thống giải pháp thích hợp để khác phục
nhằm phát huy triệt để vai trò của các KCN.
Cũng trong 5 năm qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn thực hiện nhất quán quan điểm
phát triển cơng nghiệp theo chiều sâu, có chọn lọc. Cơng nghiệp duy trì vai trị là trụ
cột lớn nhất trong các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh này. Đa phần dự án đầu tư
trong 5 năm trở lại đây vào địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đều sử dụng cơng nghệ
hiện đại, sản phẩm làm ra có chất lượng và sức cạnh tranh tốt trên thị trường. Đồng
thời có sự kết hợp hài hịa giữa phát triển cơng nghiệp theo cả chiều rộng và chiều
sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất,
chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm công nghiệp. Một
số ngành hiện đang sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trong cả nước như thép, xi
măng, đóng tàu... Ngồi ra, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có quy hoạch phát triển
mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ để tham gia chuỗi sản xuất tồn cầu.
Được biết, cơ cấu ngành cơng nghiệp chuyển dịch theo đúng định hướng của Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu lần thứ VI đề ra là giảm tỷ trọng công
nghiệp khai thác, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp chế biến. Theo đó, đến nay tỷ trọng
công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 87,7% trong tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp
trừ dầu khí.
Những đóng góp chủ yếu của các KCN vào sự phát triển KT – XH tỉnh
BR – VT qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, các KCN tỉnh BR - VT đã có

đóng góp lớn vào ngân sách của địa phương, tăng trưởng sản xuất CN, nâng cao kim
ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân, tạo việc làm với thu nhập ổn định, thúc đẩy q trình đơ thị hóa…

Phần 2: Kết luận
Đối với tỉnh BR – VT, là một tỉnh nằm trong VKTTĐPN với nhiều lợi thế để phát
triển KCN cũng như thu hút đầu tư trong và ngoài nước. So với các tỉnh khác trong
khu vực, các KCN tỉnh BR – VT được thành lập muộn hơn nhưng đã đạt được những


thành tựu đáng kể. Trong hơn 15 năm qua, các KCN đã có những đóng góp lớn vào
sự phát triển KT – XH của tỉnh: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo
hướng CNH, HĐH; góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và thu ngân
sách; góp phần hiện đại hóa hệ thống CSHT và đẩy nhanh q trình đơ thị hóa; tạo
việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân...

Điều này khẳng định, phát triển KCN là một trong những chủ trương, định hướng
đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh BR – VT trong việc vận dụng đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, là lối đi nhanh
chóng để xây dựng, phát triển và đưa tỉnh BR – VT trở thành một tỉnh CN hiện đại
vào năm 2015. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các KCN tỉnh BR – VT còn bộc
lộ nhiều yếu kém và hạn chế, nổi bật là: Tốc độ triển khai xây dựng CSHT các KCN
còn chậm, CSHT ngoài KCN thiếu đồng bộ, tiến độ triển khai các dự án chậm, số dự
án thu hút hàng năm và tỷ lệ lấp đầy KCN thấp, trình độ người lao động chưa đáp
ứng nhu cầu sử dụng của DN trong KCN, việc giải tỏa và đền bù đất thu hồi khơng
minh bạch dẫn đến tình trạng khiếu kiện của người dân mất đất, giảm lòng tin của
người dân vào chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, mơi trường ô nhiễm
làm ảnh hưởng đến trực tiếp đến người lao động trong các KCN và người dân sống
xung quanh các KCN.

Ngun nhân của những hạn chế trên thì có nhiều, song quan trọng nhất là do thiếu
những quyết sách đúng đắn, sự hổ trợ đồng bộ của Nhà nước cũng như sự nổ lực của
các công ty phát triển đầu tư hạ tầng và của các DN trong KCN. Để tiếp tục đẩy mạnh
sự phát triển của các KCN ở tỉnh BR – VT theo hướng hiệu quả trong q trình CNH,
HĐH địi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp cơ bản và đồng bộ. Trước mắt cần tập
trung gải quyết tốt các vấn đề về xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, đào tạo nguồn
nhân lực… Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhất định, song luận văn vẫn còn những sai


sót và nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, Tác giả luận văn rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến đề tài
này để luận văn được hoàn chỉnh hơn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo môi trường quốc gia (2009), Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Bộ
Tài nguyên và Môi trường
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Kinh nghiệm của thế giới về phát triển khu công
nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Tình hình và phương hướng phát triển các KCN
nước ta thời kỳ 2006 – 2020.
5. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2008), Niên giám thống kê, Sở thông tin
và truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
6. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2010), Niên giám thống kê, Sở Thông tin
và truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
7. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2012), Niên giám thống kê, Sở Thông tin
và truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

8. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2010), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa IV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V.
9 Nguyễn Bình Giang - Chủ biên (2012), Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt
Nam, Viện Khoa học và xã hội Việt Nam – Viện kinh tế và chính trị thế
giới, Nxb Khoa học xã hội.
10. Lê Thế Giới (2008), Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công
nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng.


×