Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

101 bo cuc sang kien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 15 trang )

1
1.Tên đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP XÂY DỰNG THÓI QUEN VỀ NỀ NẾP HỌC TẬP
CHO HỌC SINH LỚP 1A TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG PHÚ
2. Đặt vấn đề:
“Một đứa bé không phải là một chiếc lọ hoa để đổ cho đầy mà là một ngọn lửa
cần được thắp sáng.” Khi coi trẻ em là chiếc lọ hoa, chúng sẽ chỉ tìm cách đổ đầy
nước vào trong đó và làm theo những điều mình cho là phải. Khi coi trẻ em là ngọn
lửa, người dạy sẽ nhóm và truyền lửa cho các em, có nghĩa là để cách em được thể
hiện bản thân mình, được trải nghiệm để trưởng thành.
Qua đó cho ta thấy được tầm quan trọng củ sự giáo dục trẻ đúng cách. Bản thân
tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy lớp 1. Đây là giai đoạn vô cùng quan
trọng, là nền tảng, là tiền đề cho tất cả các cấp học. Nếu các em được học, vui chơi và
rèn luyện trong một môi trường khoa học, lành mạnh, có tri thức thì đó là cơ sở vững
chắc để tạo ra một thế hệ khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần.Vì vậy tất cả mọi cử chỉ,
hành vi giao tiếp của học sinh lớp 1, hơn bao giờ hết, rất cần giáo viên chủ nhiệm uốn
nắn theo chuẩn mực.
Qua thực tế nhiều năm làm cơng tác chủ nhiệm cũng như qua tình hình của lớp
đang chủ nhiệm hiện nay, tơi nhận thấy: Lớp có một số em chưa tự giác học tập, trong
giờ học cịn lơ là, ít chú ý, tiếp thu chậm, trầm tính, khơng năng động....Một số em
chưa thực sự ngoan, nói năng cịn trống khơng, chưa lễ phép;Tuy các em đã biết cầm
bút nhưng hầu như cầm sai, ngồi đọc, viết chưa đúng tư thế, xếp hàng ra vào lớp chưa
đồng đều; … Đó là thực trạng mà bản thân tơi luôn lo lắng, băn khoăn khi làm công
tác chủ nhiệm trong năm học này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy và làm công
tác chủ nhiệm lớp, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm gì để thực hiện có hiệu
quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học sinh mà mình chủ
nhiệm và góp phần nâng cao chât lượng của nhà trường. Với lòng yêu nghề mến trẻ,
tinh thần hăng say học tập, rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia
phong trào dạy học, góp phần giúp học sinh phát triển tồn diện ở trường tiểu học, tôi
đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp giúp xây dựng thói quen về nề nếp học tập


cho học sinh lớp 1A” tại trường Tiểu học Đông Phú.
3. Cơ sở lý luận:
Căn cứ nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học và nhiệm vụ của học sinh được quy
định rõ trong: Điều 27 và điều 34 – Điều lệ Trường Tiểu học Số: 28/2020/TT-BGDĐT.
Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân cũng
phần nào cũng rút được chút ít kinh nghiệm nhưng bản thân tôi vẫn cảm thấy công
việc của một giáo viên chủ nhiệm tiểu học là rất nặng nhọc. Mỗi giáo viên muốn làm
tốt công tác chủ nhiệm thì phải là một giáo viên giỏi về chuyên mơn vừa phải là một
nhà tâm lí giỏi. Nếu khơng tâm huyết với nghề thì khó mà hồn thành tốt được nhiệm


2
vụ. Chính vì điều đó nên nhiều năm qua song song với việc dạy tốt các môn học theo
quy định tôi luôn cố gắn phấn đấu làm tốt công tác nhủ nhiệm của mình.
4.Cơ sở thực tiễn:
4.1.Thuận lợi
Năm học 2021-2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A. Với tổng số học
sinh: 36 em; nữ: 16
Phần lớn các em được gia đình quan tâm, trang bị tương đối đầy đủ về trang
phục, đồ dùng học tập, sách giáo khoa,….
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, phòng học khang trang, thống mát, cơ
sở vật chất đầy đủ.
4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó cũng gặp khơng ít những khó khăn sau:
Bản thân tôi là một giáo viên mới được phân công giảng dạy lớp 1 và cũng là
năm thay đổi bộ sách mới nên không khỏi gặp phải những khó khăn.
Khi nhận lớp, lớp có 1 em học sinh tăng động, 1 em học sinh khuyết tật, 3 em
ba mẹ li hôn, 2 em ba mất ở cùng ông bà và một số em gia đình kinh tế cịn khó khăn
nên ảnh hưởng đến cuộc sống của các em, sự chăm lo về mọi mặt không được đầy đủ,
chu đáo. Ngồi ra cịn có một số gia đình là lao động, thời gian đi làm là nhiều, ít có

thời gian dành cho sự dạy dỗ, chỉ bảo cho con cái. Dẫn đến các em thường hay thiếu
tự tin, sợ sệt, nhút nhát, chưa biết thể hiện mình và chưa biết cố gắng phấn đấu trong
học tập.
Do đó tơi thực hiện áp dụng đề tài nên sau hai tuần đầu năm học, qua trao đổi,
tìm hiểu, tơi hướng tới một vài số liệu có nội dung chủ yếu sau:
Lần 1: Ngày 30 tháng 9 năm 2021
Tổng
số HS

36

Nội dung tìm hiểu

Số
lượng

Tỉ lệ

1) Nhóm học sinh ngồi đọc, viết, cách cầm bút chưa
đúng.
2) Nhóm học sinh hay nói leo khơng giơ tay phát biểu
3) Nhóm học sinh thường xuyên đin học trễ, quên mang
sách vở và dụng cụ học tập
4) Nhóm học sinh không biết sắp xếp sách vở, đồ dùng
học tập ngăn nắp, không biết cách bảo quản sách vở, đồ
dung học tập
5)Nhóm học sinh khơng làm theo hiệu lệnh của giáo
viên.

Qua bảng thống kê có thể thấy, ở giai đoạn đầu, các em cịn gặp rất nhiều khó

khăn trong việc thục hiện nề nếp học tập, điều đó xuất phát từ những nguyên nhân
sau:


3
-Học sinh chưa ghi nhớ được nội dung cần thực hiện, chưa hiểu được tầm quan
trọng của việc xây dựng nề nếp học tập.
- Một số học sinh chưa rèn luyện nếp sống nề nếp từ nhỏ, tính cách quá hiếu
động hoặc quá thụ động
-Một số học sinh sống xa cha mẹ, em không được nhiều sự quan tâm của người
thân.
-Đa số cha mẹ nng chiều, hoặc khơng kiên trì hướng dẫn con làm, làm hết
việc cho con nên các em chưa biết tự phục vụ cho bản thân.
5. Nội dung nghiên cứu
5.1. Ổn định tâm lý, tạo môi trường trường học thân thiện
Thực hiện kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” nhằm nâng cao giáo dục tồn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ
năng sống cho học sinh.
Với học sinh đầu cấp, những ngày đầu đến trường ln gặp những khó khăn
nhất định, đặc biệt khó khăn về tâm lí. Bước vào một mơi trường mới bao nhiêu điều
lạ, trường lạ, bạn lạ, thầy cô lạ, lạ cả các nhiệm vụ học tập, đa phần các em sẽ thấy lạc
long, ngại tiếp xúc. Chính vì lẽ đó giáo viên chủ nhiệm mang trên mình như một chiếc
cầu nối, nối tất cả các yếu tố mới với học sinh của mình.Tạo sự gần gũi, mang đến
cho các em một cảm giác thỏa mái, an toàn, giúp các em có thể mở lịng hơn và tích
cực giao lưu với bạn bè hơn.
Để thực hiện được điều này, ở những ngày đầu tiên học sinh tới trường để
chuẩn bị năm học mới. Tôi tổ chức cho học sinh một buổi giao lưu làm quen với
trường, với các bạn bè trong lớp bằng các hoạt động: giới thiệu bản thân, giao lưu văn
nghệ, tham quan trường học….. Từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn và xem

trường học như là ngôi nhà thứ hai của em.
Khi các em đã ổn định tâm lí, cảm thấy sự thân thiện của mơi trường học tập
mới, chúng ta sẽ lấy đó làm bước đà cho việc hình thành, rèn luyện nề nếp học tập
ban đầu, đó cũng chính là yếu tố thành cơng cho q trình học tập và rèn luyện sau
này.
*Bổ sung thêm hình ảnh
5.2. Xây dựng tình cảm “cơ giáo như mẹ hiền”.
Trẻ ở độ tuổi của học sinh tiểu học rất hiếu động, ln tị mị và thích khám phá
những điều mới lạ chính vì vậy để trẻ “ngoan” theo đúng tiêu chí của người lớn thật
khơng đơn giản chút nào. Trong giai đoạn này dù trẻ có nghịch ngợm, khơng nghe lời
bao nhiêu thì các bậc phụ huynh và giáo viên cũng không nên quát tháo, sử dụng đòn
roi để răn đe. Bạo lực học đường và áp lực tâm lý sẽ tác động xấu đến quá trình hình
thành nhân cách của trẻ.
Người giáo viên tiểu học vừa làm cô, vừa làm bạn mà cũng vừa là cha mẹ của
các em trên chặng đường chinh phục tri thức và hồn thiện nhân cách. Ngồi giỏi kiến
Hình: GVCN cùng học sinh trang trí thư viện và lớp học


4
thức chuyên môn, lập trường chắc chắn, các giáo viên luôn phải dành trọn yêu thương
học sinh như con của mình, có như vậy giữa cơ trị mới có sự gắn kết, có sự vui vẻ
thỏa mái và gần gũi hơn.
Nói thì thật đơn giản, nhưng làm được thì thật khó. Bởi hàng ngày giáo viên
ngồi giáo án, chấm bài thì bao nhiêu áp lực từ nhà trường, Phụ huynh. Trong một
quỹ thời gian có hạn, giáo viên phải chạy đua với thời gian mà quên mất những điều
nhỏ bé khiến các em nhỏ mong chờ.


5
Hình ảnh hướng dẫn học sinh làm bài

Một minh chứng, cậu học trị nhỏ của tơi tên là Trần Đình Khiêm, đầu năm
học tôi thấy cậu rất hiếu động không bao giờ chú ý trong giờ học, cậu không ngồi n
để viết bài và chữ viết thì khơng thể nào đọc được khi chấm bài. Mỗi lần kiểm tra bài
của cậu bé, tơi rất bực mình. Vì tơi sửa mãi mà cậu bé không khắc phục. Trước đây,
cứ đến lượt chấm bài của em vừa nhìn là tơi đã rất bực mình. Mãi em vẫn khơng thay
đổi. Tơi nghĩ hay là mình chưa thật sự dùng đúng biện pháp để giúp đỡ em? Thay vì
la, đánh để cậu bé sợ mà khắc phục thì tơi đã khơng làm thế. Sự kiềm chế đối với một
giáo viên là cần thiết. Tôi lắng lại, nở nụ cười và nhẹ nhàng nhắc nhở em. Cuối cùng
tơi khơng qn nói với em rằng: “ con trai cố gắng nha, làm tốt cô sẽ thưởng hoa thi
đua cho con”. Trong suy nghĩ cậu bé bây giờ, cơ chưa bao giờ khó tính cả. Một hơm,
cậu lại chạy lên khoe với tôi trang vở thật sạch, đẹp có những dịng chữ nhỏ, có sự
khác biệt thật. Tôi bất ngờ. Cậu bé cứ thế tự giác, chăm chỉ, chú ý hơn trong giờ học.
Cậu bé cứ phiền tôi nhiều lần như thế trong cả giờ nghỉ ngơi của tôi. Nhưng nghĩ tới
sự nổ lực và trân quý lời động viên của tôi, thật sự tôi không cảm thấy phiền nữa mà
đó là một niềm vui. Tơi chợt hiểu ra rằng, Khi tôi gọi cậu bé là “con trai” và dùng
những lời lẻ ngọt ngào động viên. Cậu bé xem tôi như một người mẹ của cậu thật sự


6

Hình em Trần Đình Khiêm ( bên tay phải)
Giờ đây cậu bé Đình Khiêm hiếu động ngày nào đã thay đổi rất nhiều. Cậu luôn
phấn đấu để nhận được phần thưởng hoa chăm ngoan mỗi tháng.
Bên cạnh đó, Tơi quan tâm đến cả những hoạt động ở nhà, tôi thường xuyên
trao đổi với Phụ huynh để hiểu các em nhiều hơn, Khuyến khích các em có những
việc làm hay ở nhà.
5.3. Tạo khơng khí vui vẻ cho học sinh bằng cách phối hợp các phương
pháp và các hình thức dạy học linh hoạt:
Ngồi việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của HS
cịn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức

dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng
các trò thi đố nhau, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức hoạt động học
theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học ngồi khơng gian lớp học...
Các giáo viên tiểu học phải khéo léo kết hợp các môn học với những phần trò
chơi liên quan để tăng hiệu quả giáo dục.. Giáo viên tiểu học phải chủ động đồng


7
hành cùng trẻ tổ chức và tham gia các trò chơi. Từ hoạt động vui chơi, dẫn dắt các em
vào nội dung bài học mà giáo viên muốn truyền đạt.
Và trong buổi chia sẻ ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu một số trị chơi học tập
để tạo khơng khí vui vẻ, thỏa mái cho học sinh tiểu học. Và dù bận rộn với tiêt học thế
nào, Giáo viên cũng nên có những trị chơi xen kẻ, lứa tuổi càng nhỏ, càng cần thiết tổ
chức trò chơi.
a) Trò chơi khởi động đầu tiết học:
Để tạo khơng khí vui vẻ cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách
vào bài có lơi cuốn, hấp dẫn hay khơng là điều vơ cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực
tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia và
đó cũng là cách hiệu quả nhất để tạo khơng khí ngay từ đầu tiết học.
b) Trò chơi giữa tiết và chuyển tiết:
Đôi khi học tập vất vả, học sinh rất cần đến những lúc giải lao và khi ấy những
trò chơi luôn tạo nên sự thu hút và khiến không khí căng thẳng khơng cịn nữa. Sau
mỗi tiết học, giờ chuyển tiết chính là thời gian mà học sinh thư giãn, giải lao để bước
vào tiết học tiếp theo đạt hiệu quả. Tuy nhiên, đó cũng là lúc nhiều học sinh gây ồn
ào, mất trật tự, ảnh hưởng đến các lớp học khác
c) Trò chơi trong tiết sinh hoạt lớp:
Trong các tiết sinh hoạt lớp thì các trị chơi ln rất cần thiết và có thể nói là
khơng thể thiếu. Sau những giờ học căng thẳng các trò chơi trong tiết sinh hoạt sẽ
giúp các em học sinh cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn, để từ đó học tập tốt hơn.
d) Một số hoạt động tạo cho các em biết quan tâm đến người thân, thầy cô,

bạn bè.
Trong tiết sinh hoạt lớp theo chủ điểm từng tháng tôi tổ chức cho các em tự làm các
sản phẩm để tặng mẹ, thầy cô, bạn bè như: Làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10,
08/03; tặng thầy cô nhân nhày 20/11, vẽ tranh tặng bạn trong tháng sinh nhật của
lớp...


8

Hình ảnh các em làm thiệp tặng mẹ ngày 8/3
5.4. Giáo dục kĩ năng sống cho các em qua các tiết học
Kỹ năng sống chính là những trải nghiệm thực tế nhất về cuộc sống để các em
rèn luyện được tính tự lập và năng lực cá nhân. Do vậy tôi luôn giáo dục kĩ năng sống
cho các em mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết học.
Có nhiều kĩ năng sống cần giáo dục cho HS nhưng theo tôi cần giáo dục 2 kĩ
năng cơ bản như:
a/ Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh tiểu học cần được
giáo dục càng sớm càng tốt. Tôi luôn giáo dục các em cần phải mạnh dạn tiếp xúc với


9
mọi người. Khi gặp bạn bè cùng trang lứa chưa quen biết, các em cần phải mạnh dạn
làm quen, lâu dần thành thói quen giao tiếp, tạo ra các mối quan hệ xã hội, thuận lợi
trong công việc sau này đồng thời nhắc nhở các em cách xưng hô và nói năng sao cho
phù hợp với từng đối tượng giao tiếp.
b/ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Hiện nay tình trạng bắt cóc trẻ em và xâm hại tình dục đang xảy ra phổ biến.
Do đó trong q trình giảng dạy môn Khoa học hay tiết sinh hoạt lớp, nếu có thời gian
tơi thường lồng ghép dạy các em kĩ năng tự bảo vệ mình như:

+ Khơng đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
+ Khơng ở một mình trong phịng kín với người lạ.
+ Khơng nhận tiền, q, sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình.
+ Khơng cho người khác đụng vào vùng nhạy cảm của mình (nhất là những em gái)
và cũng khơng nên đụng vào vùng nhạy cảm của người khác.
+ Phải nói ngay cho cha mẹ khi các em bị đe dọa hoặc khơng thích bất kì người
nào.
Đó là một số kỹ năng cần phải giáo dục các em
6. Kết quả nghiên cứu:
Các giải pháp, biện pháp trên được tôi sử dụng một cách linh hoạt, không nhất
thiết phải theo thứ tự trước, sau, sử dụng bất kỳ lúc nào, trường hợp nào tơi cảm thấy
phù hợp, cùng một lúc có thể sử dụng cả hai biện pháp,… Cuối cùng tôi đã thu được
một kết quả rất mĩ mãn nhằm giúp các em hưởng ứng mạnh mẽ, hứng thú, tự tin, tự
giác phấn đấu trong học tập.
Dưới đây là kết quả thu được từ khi áp dụng các giải pháp trên từ đầu năm học
đến nay:
Tổng số
HS
34

Nội dung tìm hiểu
1) Phong trào giữ vở, rèn chữ số vở xếp loại B,C
2) Học sinh chưa tự tin và tự giác trong học tập.
3) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm.
4) Học sinh hứng thú, vui vẻ trong các hoạt động.

Số
Tỉ lệ

lượng
11
3
3
28

32,3%
8,8%
8,8%
82,3%

7. Kết luận:
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm của giáo viên nói chung và của giáo viên
Tiểu học nói riêng chũng ta cần:
- Phải tâm huyết với nghề
- Cần nắm rõ tâm lí của từng học sinh trong lớp.
- Khơng ngừng học tập để nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực chủ
nhiệm của bản thân.
- Sử dụng linh hoạt và hiệu quả các hình thức tổ chức dạy học.


10
8. Đề nghị:
- Ở trường hằng năm cần tổ chức các phong trào thi đua liên quan đến công tác
chủ nhiệm giữa các lớp, các khối.
- Tổ chức những buổi sinh hoạt dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm để học hỏi, trau dồi lẫn nhau.
Với khả năng còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, tôi xin
nêu lên vài ý kiến nhỏ của bản thân nhằm giúp giáo viên tham khảo khi làm công tác
chủ nhiệm lớp ở Tiểu học.

Trên đây là một số giải pháp giúp học sinh lớp 4A tự tin và tự giác phấn đấu
trong học tập mà bản thân tơi đúc rút ra trong q trình cơng tác giảng dạy và chủ
nhiệm lớp. Các giải pháp trên được tôi sử dụng một cách linh hoạt với mục đích nhằm
giúp các em tự tin, hứng thú, phấn khởi, phấn đấu học tập và các em cảm thấy “Mỗi
ngày đến trường là một niềm vui”. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề
tài của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao.
Xin chân thành cảm ơn!
Đông Phú, ngày 2 tháng 04 năm 2020
Người viết

Lê Thị Thọ


11
9. Phần phụ lục
Giáo án minh họa tiết Sinh hoạt lớp
SINH HOẠT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 27
I- MỤC TIÊU:
- HS thấy được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại của các hoạt động trong
tuần 27 để có hướng khắc phục trong tuần đến
- Biết xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần 28
- Sinh hoạt theo chủ điểm: Yêu Sao- u Đội
*KNM: Rèn luyện trí não
II- TIẾN TRÌNH SINH HOẠT
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1- Ổn định(2phút): Hát tập thể
HS hát

2/ Tiến hành
GV nêu: Trong tiết sinh hoạt này chúng ta
sẽ tổng kết, đánh giá các mặt đã làm được
cũng như các hạn chế, tồn tại trong tuần
27 để có kế hoạch cho tuần 28 và sinh
hoạt theo chủ điểm của tháng 4
* HĐ1: Tổng kết các hoạt động trong
tuần (10 phút)
Mời CT HĐTQ lên chủ trì
- Đại diện các ban lần lượt lên nhận xét,
-Đại diện các ban nhận xét
đánh giá các hoạt động trong tuần
- HS bổ sung ý kiến
- Các thành viên bổ sung ý kiến
- CT HĐTQ nhận xét.
- GV nhận xét chung.
- HS lắng nghe
*Ưu điểm
* Tồn tại
- Mời CT HĐTQ tổ chức bầu cá nhân
xuất sắc và tặng quà.
*Gv nêu: Như vậy lớp chúng ta kết thúc
tuần 27 tương đối tốt với nhiều các nhân
xuất sắc. Để cho lớp tuần sau tốt hơn, mời
các ban bàn bạc thảo luận kế hoạch tuần
28.
* HĐ2: Xây dựng kế hoạch tuần 28
(8 phút)
- Yêu cầu các ban thảo luận.
- Các ban thảo luận.

- Đại diện các ban lên trình bày
- Đại diện các ban lên trình bày
- Các thành viên bổ sung ý kiến
- Các thành viên bổ sung ý kiến
- GV chốt lại kế hoạch tuần 28
- HS lắng nghe


12
*HĐ3: Sinh hoạt theo chủ điểm (7 phút)
- Em nào hãy cho cả lớp biết trong tháng
4 có ngày lễ nào?
- GV nêu lại các ngày lễ trong tháng 4

HS trả lời

Ngày 2/4 : Ngày thế giới nhận thức về
chứng tự kỉ
Ngày 6/4: Ngày Quốc tế thể thao vì Phát
triển và Hịa bình
Ngày 7/4: Ngày sức khỏe thế giới
Ngày 21/4: Ngày sách Việt Nam
Ngày 22/4: Ngày trái đất.
Ngày30/4: Ngày giải phóng miêng Nam
thống nhất đất nước.

- Chúng ta sẽ sinh hoạt theo chủ điểm
tháng 4 Yêu sao-yêu Đội
*KNM: Luyện tập trí não (5phút)
Nhờ đâu các em ghi nhớ được những bài

thơ hay bài hát.....?
* GV cung cấp cho HS những thông tin
về bộ não con người
- HS lắng nghe
* Hướng dẫn trị chơi “ Đốn đồ vật”
Trị chơi này các em thực hiện theo nhóm
Các em quan sát bức tranh có những đồ
vật trong thời gian 20 giây sau đó ghi lại
những vật mà các em nhìn thấy.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả
GV nêu: Các em cùng nhau chơi trị chơi
này thường xun để kích thích trí não
phát triển, tăng hiệu quả học tập.
- HS lắng nghe
Cuối cùng giáo viên nhắc nhở các em
thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và sưu tầm
thêm những bài hát, câu chuyện... về anh
bộ đội cụ Hồ để tuần đến chúng ta có thể
sinh hoạt tiếp
- HS thi đua chơi trị chơi
- HS lắng nghe


13
10. Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tiểu học Module TH 34 “ Công tác chủ
nhiệm lớp ở trường Tiểu học
- Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Thơng tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng

Bộ giáo dục và Đào tạo về điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông
và giáo dục thường xuyên.


14
11. Mục lục
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
3. Cơ sở lý luận
4. Cơ sở thực tiễn
5. Nội dung nghiên cứu
6. Kết quả nghiên cứu
7. Kết luận
8. Đề nghị
9. Phụ lục
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục

Trang
1
1
1
1-2
2 - 11
11
11
12
13-14
15
16



15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×