Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ 1 Đề tài Phân tích cung cầu và giá cả thị trường của gạo giai đoạn 2016 – 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.37 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING (QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU)
----------

BÀI THẢO LUẬN
MƠN KINH TẾ VI MƠ 1
Đề tài:
Phân tích cung - cầu và giá cả thị trường của gạo
giai đoạn 2016 – 2021
Giảng viên: Vũ Ngọc Tú
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp HP: 2169MIE0111

Năm học: 2021- 2022


Danh sách thành viên và Bảng phân cơng
Nhóm 3
ST
T

Họ tên

Mã sinh viên

Lớp hành
chính

Nhiệm vụ

Đánh giá



21

Lê Thị Ngọc
Diệp

21D220159

K57T2

Lời mở đầu + Cơ sở
lý luận

A

22

Trần Thị Huyền
Diệu

21D220109

K57T1

Một số đề xuất, kiến
nghị + Lời kết luận

A

23


Vũ Minh Đức

21D220110

K57T1

Các yếu tố tác động
đến cung – cầu

A

24

Vũ Thị Nhật
Dung

21D220160

K57T2

Nhóm trưởng + Lập
dàn bài + Word

A

25

Trần Minh Dũng


21D220161

K57T2

PowerPoint

A

26

Phạm Đức Dương

20D120154

K56C3

Thư Ký + Thực
trạng về cung - cầu

A

27

Hà Hương Giang

21D220111

K57T1

Thuyết trình


A

28

Nguyễn Thị
Hương Giang

21D220162

K57T2

Tổng quan cung cầu
+ Giá cả gạo từ
2016- 2021

A

30

Vũ Hương Giang

21D220026

K57T1

Phân tích thực trạng
cung - cầu

A


LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, cũng
vì thế mà nhu cầu của con người ngày càng tăng. Ngoài nhu cầu về sinh hoạt hằng
2


ngày, con người cịn có nhu cầu vui chơi, giải trí, giáo dục, tình u thương… Tuy
vậy, ăn, mặc, ở vẫn là nhu cầu căn bản để con người tồn tại và phát triển.
Lương thực, thực phẩm là những nhu cầu thiết yếu cơ bản trong cuộc sống của mỗi
cá nhân. Nó khơng chỉ đáp ứng cơn đói của một người mà còn mang lại cho ta cảm
giác thỏa mãn và vui vẻ. Gạo là một trong những thực phẩm như vậy, là một phần
không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều người. Đặc biệt ở châu Á, gạo là một phần
chính trong chế độ ăn uống của họ vì nó cung cấp hầu hết các nhu cầu về chất dinh
dưỡng cho cơ thể.
Việt Nam được biết đến là một đất nước có nền nơng nghiệp lâu đời. Từ một nước
thiếu lương thực trong những năm chiến tranh, cho đến nay, nền nông nghiệp nước
ta không chỉ sản xuất ra một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà
còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai
trên thế giới. Bên cạnh đó đây cũng là ngành sản xuất căn bản của nơng nghiệp Việt
Nam, có tầm quan trọng lớn trong việc phát triển nền kinh tế nước ta cũng như đáp
ứng nhu cầu lương thực trong và ngoài nước. Việc xuất khẩu gạo tạo tiền đề để
nước ta bước vào giai đoạn phát triển Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa. Ngày nay, lúa
gạo Việt Nam đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường gạo Việt Nam đang được quan tâm do
giá cả, tình hình cung ứng có nhiều biến động cùng với việc đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng tới hoạt động xuất
khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. Những tác động này ảnh hưởng đến việc
phát triển kinh tế nước nhà và lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Dựa vào
tầm quan trọng của gạo đối với đời sống người dân và sự phát triển của nền kinh tế

Việt Nam, việc tìm hiểu về thị trường cung - cầu và giá cả của sản phẩm gạo là điều
cần thiết, đó cũng là lý do nhóm 3 chúng em quyết định lựa chọn đề tài: Phân tích
cung, cầu và giá cả của mặt hàng gạo giai đoạn 2016 – 2021.
Nội dung bài tiểu luận của nhóm chúng em được trình bày trong 3 chương, bao
gồm:
1.

Chương I: Cơ sở lý luận về cầu, cung và giá cả

2.

Chương II: Thực trạng cung, cầu và giá cả của gạo giai đoạn 2016 – 2021

3.

Chương III: Một số đề xuất kiến nghị.

Tuy nhiên, vì kinh nghiệm và kiến thức tích lũy vẫn cịn hạn chế, bài tiểu luận nhóm
chúng em nếu có gì sai sót, chúng em hy vọng thầy và các bạn góp ý và sửa chữa ạ.
Nhóm 3

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
A. Chương I: Cơ sở lý luận về cầu, cung và giá cả................................................5
1. Lý thuyết về cầu...............................................................................................5
3


1.1. Khái niệm:.................................................................................................5
1.2. Luật cầu:...................................................................................................5

1.3. Các công cụ biểu diễn cầu........................................................................5
1.4. Các yếu tố tác động đến cầu:...................................................................5
2. Lý thuyết về cung.............................................................................................6
2.1. Khái niệm:.................................................................................................6
2.2. Luật cung:.................................................................................................6
2.3. Các công cụ biểu diễn cung:.....................................................................6
2.4. Các yếu tố tác động đến cung...................................................................7
3. Thị trường và giá cả thị trường:.....................................................................7
3.1. Thị trường:................................................................................................7
3.2. Giá cả thị trường:.....................................................................................8
4. Cân bằng cung cầu:.........................................................................................8
5. Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả:...........................................................9
B. Chương II: Thực trạng cung cầu và giá cả của gạo giai đoạn 2016 – 2021....9
1. Tổng quan về cung - cầu và giá cả thị trường của gạo giai đoạn.................9
2016 – 2021...........................................................................................................9
2. Thực trạng cung – cầu của gạo giai đoạn 2016 – 2021................................10
2.1. Thực trạng...............................................................................................10
3. Các yếu tố tác động đến cung – cầu của gạo giai đoạn 2016- 2021............12
3.1. Các yếu tố tác động đến cung của gạo...................................................12
3.2. Các yếu tố tác động đến cầu của gạo.....................................................14
4. Biến động giá gạo giai đoạn 2016 – 2021......................................................16
C. Chương III: Một số đề xuất kiến nghị.............................................................17
Một số đề xuất, giải pháp:.............................................................................17

4


A. Chương I: Cơ sở lý luận về cầu, cung và giá cả
1. Lý thuyết về cầu
1.1. Khái niệm:

- Cầu (D) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng
các yếu tố khác không đổi.
1.2. Luật cầu:
- Nội dung quy luật: Giả định các yếu tố khác khơng đổi, nếu giá của hàng hóa hay
dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược
lại.
- Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch:
P tăng => Q Dgiảm
P giảm => Q D tăng
1.3. Các công cụ biểu diễn cầu
1.3.1. Biểu cầu: Là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng
sẵn sàng và có khả năng mua trong một thời gian nhất định.
1.3.2. Hàm cầu:
Dạng phương trình tuyến tính: Q D = a – bP
Hàm cầu ngược: P = - Q D
1.3.3. Đồ thị đường cầu:
Đường cầu: là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Các điểm
nằm trên đường cầu cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định.
Theo quy ước, trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản lượng, ta xây dựng
được đường cầu D.
1.4. Các yếu tố tác động đến cầu:
 Số lượng người mua: Thị trường có số lượng người tiêu dùng càng lớn thì cầu
càng tăng và ngược lại.
 Thị hiếu, sở thích: Khi các biến khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng
đối với hàng hóa hay dịch vụ tăng sẽ dẫn đến cầu tăng và ngược lại.
 Thu nhập: Thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng.
- Hàng hóa thơng thường: Khi tất cả các yếu tố khác không đổi, thu nhập tăng
khiến cho cầu cao hơn đối với một loại hàng hóa.
- Hàng hóa thứ cấp: Khi các yếu tố khác không đổi, một số loại hàng hóa và dịch

vụ mà thu nhập tăng sẽ làm giảm cầu và ngược lại.

 Giá cả của hàng hóa có liên quan:
5


- Hàng hóa thay thế: Là những loại hàng hóa cùng cơng dụng có thể thay thế
nhau khi giá của các mặt hàng này thay đổi.
- Hàng hóa bổ sung: Là những hàng hóa đi kèm nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người tiêu dùng.

 Các chính sách của chính phủ:
- Đánh thuế vào người tiêu dùng thì cầu giảm.
- Trợ cấp người tiêu dùng thì cầu tăng.
 Kỳ vọng về giá cả
- Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa có
thể làm thay đổi quyết định mua hàng ở thời điểm hiện tại.
 Kỳ vọng về thu nhập:
- Nếu người tiêu dùng kỳ vọng thu nhập của họ tăng trong tương lai, cầu ở hiện
tại sẽ giảm xuống.
 Các yếu tố khác: Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ cịn phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu…, mơi trường tự nhiên hay các yếu
tố mà chúng ta khơng thể dự đốn trước được.

2. Lý thuyết về cung
2.1. Khái niệm:
- Cung (S) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có
khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định các
yếu tố khác không đổi).
2.2. Luật cung:

- Nội dung quy luật: Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay
dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại.
- Giữa giá và lượng cung có mối quan hệ tỷ lệ thuận:
P tăng => Q S tăng
P giảm => Q S giảm
2.3. Các công cụ biểu diễn cung:
2.3.1. Biểu cung: Là bảng mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn
sàng bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian
nhất định. Biểu cung phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng hàng hóa
cung ứng (lượng cung), đó là mối quan hệ tỷ lệ thuận.
2.3.2. Hàm cung:
- Hàm cung dạng tuyến tính có dạng: QS = a + bP
- Hàm cung ngược: P = - + Q S
6


2.3.3. Đồ thị đường cung:
Đường cung: là đường gồm tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và
khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng trong khi các yếu tố khác giữ nguyên.
2.4. Các yếu tố tác động đến cung.
 Số lượng người bán: càng nhiều người bán thì lượng hàng hóa bán ra càng
nhiều, lượng cung tăng lên và ngược lại.
 Tiến bộ về công nghệ: công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp cho năng suất tăng
cao và sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, lượng cung của hàng hóa tăng lên.
 Giá của các yếu tố đầu vào (chi phí sản xuất): Giá của các yếu tố đầu vào
(tiền nguyên – vật liệu, tiền thuê vốn, tiền thuê đất đai…) ảnh hưởng trực tiếp
đến chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến lượng cung của hàng hóa.
- Khi giá yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận sẽ tăng, doanh
nghiệp sẽ cung nhiều hàng hóa hơn.
- Khi giá yếu tố đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm, doanh

nghiệp sẽ cung ít hàng hóa hơn.
 Chính sách của chính phủ: chính sách thuế, trợ cấp…

 Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất:
- Hàng hóa thay thế: Khi tăng giá hàng hóa này, lượng cung hàng hóa này sẽ
tăng lên, nhưng cung của hàng hóa thay thế sẽ giảm.
- Hàng hóa bổ sung: Khi tăng giá hàng hóa này, lượng cung của hàng hóa này
tăng lên và cung của hàng hóa bổ sung cũng tăng lên.
 Kỳ vọng về giá cả:
- Nếu kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai, cung ở hiện tại sẽ có thể giảm xuống.
- Và ngược lại, kỳ vọng giá sẽ giảm trong tương lai, cung ở hiện tại có thể tăng
lên.
 Các yếu tố khác: điều kiện thời tiết khí hậu, mơi trường kinh doanh… là một
trong các yếu tố kìm hãm hoặc thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh.

3. Thị trường và giá cả thị trường:
3.1. Thị trường:
3.1.1. Khái niệm: Là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với
nhau để xác định giá cả và sản lượng.
3.1.2. Phân loại thị trường:
 Theo mức độ cạnh tranh:

7


- Thị trường cạnh tranh hồn hảo: Thị trường có rất nhiều người mua và người
bán trao đổi một loại sản phẩm đồng nhất, mọi thông tin trên thị trường này đều
được người bán, người mua nắm rõ và họ khơng có quyền quyết định đến mức
giá cũng như sản lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường.
- Thị trường độc quyền thuần túy: Thị trường chỉ có một người mua và nhiều

người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua.
- Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo: Các doanh nghiệp phân phối hoặc sản
xuất có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm. Bao
gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đồn.
 Theo đối tượng hàng hóa được trao đổi: Phân chia loại hàng hóa hay dịch vụ
được trao đổi.
 Theo phạm vi địa lý: Thị trường địa phương, thị trường trong nước, thị
trường quốc tế, …
3.2. Giá cả thị trường:
- Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa cung - cầu, hàng - tiền được biểu
hiện thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị
trường. Giá cả của hàng hóa phản ánh lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh
nghiệp lựa chọn các mặt hàng trong sản xuất kinh doanh.

4. Cân bằng cung cầu:
- Cân bằng cung cầu là trạng thái của thị trường mà tại đó lượng cung bằng với
lượng cầu. Là trạng thái lý tưởng của thị trường.
- Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi
là mức giá cân bằng. Mức giá cân bằng không được xác định bởi từng cá nhân riêng
lẻ mà nó được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người
bán.
- Sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu
 Thay đổi về cầu:
 Khi cầu tăng, cung không đổi => Giá cân bằng và lượng cân bằng tăng.
 Khi cầu giảm, cung không đổi => Giá cân bằng và lượng cân bằng giảm.
 Thay đổi về cung:
 Khi cung tăng, cầu không đổi=> Giá cân bằng sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ
tăng.
 Khi cung giảm, cầu không đổi => Giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng sẽ
giảm.

 Thay đổi cả cung và cầu: có 4 trường hợp xảy ra:
8







Cung tăng - cầu giảm.
Cung giảm - cầu tăng.
Cung tăng - cầu tăng.
Cung giảm - cầu giảm.

5. Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả:
 Cung > Cầu  Giá cả giảm
 Cung < Cầu  Giá cả tăng
 Cung = Cầu  Giá cả ít biến động

B. Chương II: Thực trạng cung cầu và giá cả của gạo giai đoạn
2016 – 2021
1. Tổng quan về cung - cầu và giá cả thị trường của gạo giai đoạn
2016 – 2021
- Đã từ lâu, lúa là một cây trồng đóng vai trò chiến lược trong an ninh lương thực
của Việt Nam. Nước ta cũng đi lên từ nền văn minh lúa nước, chính vì vậy sản xuất
gạo là một nhân tố quyết định liên quan đến nền kinh tế quốc gia. Theo Cục thống
kê, từ năm 1989 đến 1993, Việt Nam từng bước trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ 2 trên thế giới với bình quân xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, đạt mức 2 triệu tấn
trong 2 năm 1994-1995, sau đó đạt ngưỡng 3 triệu tấn trong những năm tiếp theo.
- Qua các năm từ 2016-2021, thị trường lúa gạo Việt Nam còn nhiều biến động. Do

thiên tai, sâu bệnh nên năng suất thu hoạch và sản lượng nước ta bị giảm khá nhiều
đặc biệt là năm 2016. Ở thị trường xuất khẩu, nhìn chung đều có phát triển mạnh,
duy chỉ có năm 2016, do gặp bất lợi tại thị trường Trung Quốc cũng như là do thiên
tai nên sản lượng giảm nhẹ, làm giảm nguồn thu ngoại tệ của nước ta. Nhưng nhờ
rút kinh nghiệm từ năm 2016, thị trường gạo nước ta đã có bước tăng trưởng vượt
bậc trong những năm tiếp theo. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 79 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2017 và 2018 có sự tăng trưởng vượt bậc về lượng
xuất khẩu và giá cả, giá gạo các loại luôn ở mức cao, nhiều loại gạo tăng mạnh.
Năm 2018 được đánh dấu là bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chất lượng và giá trị.
Nhu cầu gạo Việt Nam lại giảm vào năm 2019, tuy lượng xuất khẩu tăng nhưng giá
lại giảm mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, tiêu dùng lương thực, thực phẩm qua số
liệu cho thấy một xu hướng rõ ràng là các hộ gia đình đang giảm dần việc tiêu thụ
tinh bột. Điều này thúc đẩy Việt Nam cần tăng chất lượng gạo và giá thành, đồng
thời tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Trong hai năm 2020 và 2021, trước diễn
biến phức tạp của thời tiết và tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ do dịch bệnh
COVID-19 bùng phát trên tồn cầu đã khiến cho ngành nơng nghiệp nói chung và
9


sản xuất lúa gạo nói riêng phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức. Tuy
nhiên, nhờ chủ động các phương án ứng phó phù hợp, cùng những nỗ lực trong tái
cơ cấu nông nghiệp nên sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt được kết quả tích
cực, đánh dấu một năm với nhiều thắng lợi.

2. Thực trạng cung – cầu của gạo giai đoạn 2016 – 2021
2.1. Thực trạng
Tổng cung

2016


2017

2018

2019

2020

28,1

28,75

29,47

28,7

27,4

28,45
0,3
28,39
22,6
5,79
450

29,07
0,4
28,25
22,1
6,15

502

28,3
0,4
27,84
21,5
6,34
440,7

27
0,4
27,35
21,2
6,15
499

Tổng sản lượng 27,8
Nhập khẩu
0,3
Tổng cầu
27,58
Tiêu thụ
22,7
Xuất khẩu
4,88
Giá gạo
435
 Giá gạo: USD/tấn

2021 hết Q3

20,63

4,57
529

 Sản lượng: Triệu tấn

Bảng thống kê số liệu cung cầu và giá cả của gạo giai đoạn 2016 – 2021
Nhận xét:
- Năm 2016 là một năm khá u ám đối với thị trường xuất khẩu gạo nước ta với
lượng gạo xuất khẩu đạt mức thấp nhất từ 2009-2021 với 4,88 triệu tấn tương ứng
435 USD/tấn. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất
lúa cả năm 2016 sụt giảm cả về diện tích và năng suất so với năm 2015, đặc biệt là
khu vực phía Nam. Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,8 triệu ha, giảm 0,5%; năng suất
ước đạt 56 tạ/ha, giảm 2,8%, là mức giảm năng suất mạnh so với bình quân hàng
năm.
- Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ 2016, năm 2017 và 2018 với lượng cầu tăng cao,
do đó có sự tăng trưởng về cả lượng xuất khẩu lẫn giá cả (28,39 và 28,25 triệu tấn
tương ứng), cao nhất trong giai đoạn 2016 - quý 3 năm 2021. Đặc biệt trong năm
2018, giá gạo trung bình là 502 USD/tấn, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm
khảo sát.
Theo chuyên gia và các doanh nghiệp, xuất khẩu gạo năm nay tăng trưởng mạnh
chủ yếu là do tác động của biến đổi khí hậu khiến nguồn cung gạo tại một số nước
giảm, qua đó, làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường tiêu thụ chính như
Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc... Đặc biệt, việc mở rộng xuất khẩu
gạo tới các thị trường mới như Bangladesh, Iraq... cũng góp phần đưa xuất khẩu gạo
của Việt Nam tăng mạnh vượt kỳ vọng trong năm nay.
10



- Năm 2019, do nhu cầu tiêu thụ giảm, giá gạo giảm 61.3 USD/ tấn (giảm 12,2% giá
trị) so với năm 2018. Bộ NN&PTNT cho rằng nhu cầu gạo Việt Nam hiện đang
giảm dần do các quốc gia khác đã và đang cơ cấu lại nền nông nghiệp để nâng cao
khả năng tự cung cấp và đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực nội địa. Đồng thời,
Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác nhập khẩu mới =>
Việt Nam nên nâng cao chất lượng và giá gạo xuất khẩu, đồng thời tìm kiếm thị
trường tiềm năng mới.
- Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 nhưng vẫn là một năm
thuận lợi đối với ngành gạo nước ta với 6,15 triệu tấn gạo xuất khẩu, tuy giảm 3%
về khối lượng nhưng tăng ~ 13,23% về giá trị khi giá gạo phục hồi trở lại và tăng
đến 499 USD/tấn. Tuy nhiên do dịch bệnh và thời tiết, sản lượng giảm mạnh chỉ
còn 27,4 triệu tấn trong giai đoạn từ 2016 – 2021.
- Tuy chỉ đạt 4,57 triệu tấn xuất khẩu trong 3 quý đầu năm 2021 (giảm ~25,7% về
khối lượng so với 2020) nhưng giá trung bình đạt 529 USD/ tấn (tăng ~6% giá so
với 2020), giai đoạn cuối năm đang có những tín hiệu đáng mừng với giá cả và
lượng xuất khẩu để phục vụ nhu cầu Tết.
- Nhìn chung lượng gạo nhập khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2021 khơng
có nhiều biến động, ở mức thấp 0,3 – 0,4 tấn. Là một đất nước với ngành nông
nghiệp là mũi nhọn, tổng sản lượng gạo ở Việt Nam ở mức cao. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, tổng sản lượng gạo giảm mạnh do chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố. Dự báo đến hết năm 2021, tổng sản lượng gạo ở Việt Nam chỉ đạt 27,1 tấn,
thấp nhất trong 5 năm trở lại (cao hơn 2020 0,1 tấn) (dự báo của USDA)
- Mức gạo tiêu thụ ở Việt Nam ngày càng giảm, tính từ đầu giai đoạn đến nay.
Trong đó mức tiêu thụ gạo năm 2020 chỉ đạt 21,2 tấn, giảm 6,6% so với đầu kỳ
(2016). Trong khi đó, mức tiêu thụ gạo trên tồn thế giới liên tục tăng, dẫn đến
lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh. Do đó, tổng cầu gạo tăng mặc dù mức tiêu thụ
trong nước ngày càng giảm.
- Trong khi thu nhập ngày càng tăng, lượng gạo tiêu thụ trong nước tính trên đầu
người ngày càng giảm, theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 do Tổng
cục Thống kê vừa ban hành. Dù thu nhập có tăng nhưng trong giai đoạn từ 20102020, lượng gạo tiêu thụ trên mỗi đầu người bình quân cả nước đã giảm mạnh.

- Theo Tổng cục Thống kê tiêu dùng lương thực, thực phẩm cùng với số liệu cho
thấy một xu hướng rõ ràng là các hộ gia đình đang giảm dần việc tiêu thụ tinh bột.
Cụ thể, lượng gạo tiêu thụ bình quân một người/tháng giảm dần qua các năm, từ
9,7kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn
7,6 kg/người/tháng năm 2020.
11


- Thói quen ăn uống cho thấy các hộ gia đình sống ở vùng nơng thơn thường tiêu
thụ nhiều gạo hơn so với các hộ gia đình thành thị. Cụ thể, nhóm người ở nơng thơn
tiêu thụ 8,5 kg gạo/người/tháng so với 6,1 kg/người/tháng của nhóm người sống ở
khu vực đơ thị.
- Trong khi đó, những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao
hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm khá giả nhất. Cụ thể, nhóm 1 (nhóm
người có thu nhập thấp nhất trong 5 nhóm khảo sát) tiêu thụ 9 kg gạo/người/tháng
so với mức 6,6 kg/người/tháng của nhóm 5 (nhóm người có thu nhập cao nhất).

3. Các yếu tố tác động đến cung – cầu của gạo giai đoạn 2016- 2021
3.1. Các yếu tố tác động đến cung của gạo
 Khoa học kỹ thuật: Được ứng dụng trong sản xuất lúa gạo trên diện rộng.
- Ngành nông nghiệp và các địa phương đã khuyến khích bà con nơng dân
từng bước áp dụng cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, chăm
sóc, thu hoạch đến bảo quản và chế biến nông sản.
- Tạo ra các giống lúa mới đạt năng suất, chất lượng cao.
- Mở rộng và phát triển tập trung các vùng thâm canh lúa nước.
- Điển hình cho ứng dụng KHKT trong sản xuất là tỉnh Thanh Hóa. Năm
2020, mặc dù diện tích trồng lúa, giảm 6.760 ha, song do năng suất đạt cao,
nên sản lượng lúa cả năm vẫn đạt 1,36 triệu tấn. Lúa ít bị sâu bệnh; đẻ nhánh
nhiều; bông chắc, trĩu hạt, năng suất lúa đạt 59 tạ/ha, tăng 0,1/ha so với năm
2019. Toàn tỉnh đã phát triển được vùng sản xuất lúa hàng hóa, tập trung,

thâm canh năng suất, chất lượng lên tới 158.158 ha/năm. Đối với công tác
chọn, tạo, ứng dụng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật, tỉnh cũng đã chọn tạo
thành công 10 giống lúa, phục tráng giống lúa nếp hạt cau, nếp cẩm bổ sung
vào cơ cấu giống lúa chủ lực.
 Kết quả, KHKT đã mang lại những lợi ích rõ rệt như năng suất, tổng sản
lượng lúa thu hoạch thì tăng trong khi đó diện tích trồng lúa thì giảm đi so
với cùng kì năm trước (đẩy mạnh thâm canh).
 Chính sách của Chính Phủ: Chính phủ cũng chung tay giúp sức với nhà
nông và doanh nghiệp trong việc đưa ra những chính sách khuyến khích đẩy
mạnh phát triển lúa gạo. Điển hình là:
- Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng đối với ngành lúa gạo như:
+ Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị
định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015; Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày
7/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.
12


+ Cho vay khuyến khích phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017, …
- Về chính sách lãi suất, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) quy định trần lãi suất
cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nơng
nghiệp, nơng thơn, bao gồm ngành lúa gạo) thấp hơn so với lãi suất cho vay
các lĩnh vực thông thường khác, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp
cận vốn tín dụng (hiện nay là 4,5% / năm).
- NHNN cũng có các chính sách cho vay ngoại tệ, để hỗ trợ doanh nghiệp
xuất khẩu nói chung và ngành xuất khẩu gạo nói riêng trong việc giảm chi
phí vay vốn.
- NHNN tổ chức nhiều hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp. Các tổ
chức tín dụng đã hưởng ứng, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN đẩy
mạnh hỗ trợ cho một số doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo gặp khó khăn trong

quan hệ tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tăng hạn
mức tín dụng, tăng cường cho vay khơng có tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh
giá khả năng tài chính và tín nhiệm của khách hàng.

 Các yếu tố đầu vào:
Ơng Lê Thanh Tùng, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho
biết giá thành sản xuất lúa vẫn còn ở mức cao dẫn tới lợi nhuận người trồng
lúa hạn chế. Trong đó, chi phí phân bón chiếm tỉ lệ 21-24% trong tổng chi
phí sản xuất; chi phí thuốc bảo vệ thực vật 15-17%; chi phí về giống 9-10%.
Mặt khác, giá thu mua lúa tươi giảm so với cùng kỳ năm trước 500-800
đồng/kg. Đây là các yếu tố đầu vào cần phải kiểm soát để giảm gánh nặng
cho nông dân
 Các yếu tố khác: các nhân tố tự nhiên
- Đất: Lượng đất trồng lúa giảm do hạn hán, xâm nhập mặn, phèn chua, do
chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mơ hình mang lại hiệu quả cao hơn và
do đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nước: Nhân tố quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp lúa nước.
Tuy nhiên mùa lũ thì thừa nước, mùa khơ thì thiếu nước hay tình trạng thiếu
nước ngọt ở các vùng xâm nhập mặn như Đồng bằng Sông Cửu Long. Vấn
đề ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn do lạm dụng chế phẩm hóa học cũng
gây nên những tác nhân gây hại. Vì vậy cần có những biện pháp để chủ động
nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

13


- Sâu, dịch bệnh: Do những diễn biến thất thường của thời tiết, nằm trong
khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu dịch bệnh
sinh sôi và phát triển. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến năng suất và chất lượng.

3.2. Các yếu tố tác động đến cầu của gạo.

 Số lượng người tiêu dùng (Quy mô thị trường).
- Thế giới: Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng
15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới, là quốc gia thứ 2 về xuất khẩu
gạo. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất
khẩu chính là châu Á, trong đó, Trung Quốc và Philippines là hai thị trường
xuất khẩu gạo chính. Cùng với việc nâng cao chất lượng hạt gạo của mình,
Việt Nam đang hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường
khó tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kì. Khơng những thế những năm gần đây,
Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia
mang tầm chiến lược như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) đã tạo điều kiện cho gạo Việt Nam bứt phá.
- Trong nước: “Người Việt ngày càng ăn ít gạo”. Dù thu nhập của người dân
Việt Nam có tăng trong giai đoạn 2016-2021, song lượng gạo tiêu thụ trên
mỗi đầu người bình quân cả nước đã giảm mạnh. Theo Tổng Cục Thống Kê,
cho thấy các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn thường tiêu thụ nhiều gạo
hơn so với các hộ gia đình thành thị. Song cả hai đều có xu hướng giảm dần
việc tiêu thụ tinh bột trong bữa ăn, thay vào đó lượng tiêu dùng các mặt hàng
như thịt, trứng, sữa, hải sản, các mặt hàng bổ sung dinh dưỡng thì ngày càng
tăng.
 Giá cả của hàng hóa có liên quan (giá gạo của các nước xuất khẩu).

14


* Bảng so sánh giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với các nước xuất khẩu gạo
khác.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy giá gạo

xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 6/2016 đến tháng 2/2021
luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan nhưng từ tháng 4/2018 đến tháng 2/2021
thường cao hơn giá gạo của Ấn Độ và Pakistan. Nguyên nhân của tình trạng
này là do nguồn cung gạo của Việt Nam bị hạn chế trong giai đoạn giao mùa
và cước phí vận tải tăng, trong khi nguồn cung gạo của Thái Lan được dự
báo gia tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi. Giá gạo cao hơn so với các
nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới khác là một bất lợi đối với Việt Nam
khi một số bạn hàng như Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu
gạo có giá rẻ hơn từ các nước xuất khẩu gạo khác.

 Nhân tố khác: (Covid 19).
- Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang nhận
được nhiều cơ hội kép, bởi tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp,
lây lan nhanh trên thế giới, làm nhu cầu lương thực, thực phẩm tại nhiều
quốc gia tăng cao. Điều này dẫn đến dự báo nhu cầu dự trữ gạo tại các nước
sẽ tăng lên, nhất là nhu cầu mua lúa gạo của các thị trường lớn như
Phillippines, Malaysia, Trung Quốc, Ghana, Papua New Guinea... Kể cả
Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới, song đang nổi lên trở
thành nước nhập khẩu gạo lớn sau khi những đợt mưa lũ lớn liên tiếp gây tổn
thất mùa màng, đồng thời đang chịu làn sóng lây nhiễm mới dịch Covid-19,
phải kéo dài thời gian phong tỏa.
- Trong khi đó, Trung Quốc- nước có dân số đơng và tiêu thụ gạo lớn nhất
thế giới, hiện đã và đang khống chế được dịch Covid-19, hoạt động giao
thương đưa gạo sang Trung Quốc hiện vẫn sôi động.
15


Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo với Việt Nam hiện đang
lâm vào tình thế khó. Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang gặp
phải khó khăn về xuất khẩu gạo do đồng Rupee yếu đi và làn sóng dịch

Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại và gây ra khủng hoảng rộng trong xã
hội, tác động lên logistics, từ xay xát tới vận chuyển gạo ra cảng. Trong khi
đó, Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh và nguồn cung dồi dào nên có
điệu kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.
 Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành xuất khẩu gạo Việt
Nam.
- Ngoài xuất khẩu, lượng tiêu thụ gạo cũng giảm do chỉ thị giãn cách xã hội
phòng chống dịch, người dân thường lựa chọn các mặt hàng bổ sung nhiều
dinh dưỡng hơn nhứ thịt, trứng, sữa thay vào các sản phẩm chứa tinh bột như
gạo.

4. Biến động giá gạo giai đoạn 2016 – 2021
 Năm 2016:
Năm 2016 được xem là một năm u ám đối với ngành lúa gạo Việt Nam với
xuất khẩu gạo trì trệ kéo theo giá lúa, gạo giảm.
- Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất lúa cả
năm 2016 sụt giảm cả về diện tích và năng suất so với năm 2015, đặc biệt là
khu vực phía Nam. Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,8 triệu ha, giảm 0,5%; năng
suất ước đạt 56 tạ/ha, giảm 2,8% - mức giảm năng suất mạnh so với bình
quân hàng năm; do vậy sản lượng ước đạt 27,8 triệu tấn, giảm 3,3% so năm
2015.
- Đặc biệt, khối lượng gạo xuất khẩu cả năm ước đạt 4,88 triệu tấn và giá trị
2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với năm
2015. Đây là mức giảm kỷ lục trong vòng 10 năm qua, tụt xa so với mục tiêu
năm 2016 xuất khẩu 5,65 triệu tấn.
 Tuy giá bình quân giá gạo các tháng xuất khẩu năm 2016 tăng, song do
lượng xuất khẩu giảm nên nguồn ngoại tệ đem lại cũng giảm mạnh, không
đạt mức mục tiêu đề ra.

 Năm 2017:

Trái lại so với những dự báo từ cuối năm 2016, sản xuất lúa gạo năm 2017
có nhiều sự khả quan hơn và đầy hứa hẹn trong tương lai. Theo số liệu công
bố của hải quan, xuất khẩu gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, trị giá 2,62 tỷ

16


USD, tăng 20,4% về số lượng và 3,45% về giá trị so với năm 2016. Giá gạo
các loại luôn ở mức cao, nhiều loại gạo tăng mạnh.
 Với sự thành công đầy mong đợi của năm 2017 đã mở ra những niềm hy
vọng về năm 2018 tích cực.

 Năm 2018
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn), cả năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt
khoảng 6,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,15 tỷ USD, tăng 6,2%
về lượng và 11,5% về giá trị so với năm 2017. Điều này đúng với những dự
kiến từ cuối năm 2017 về thị trường và giá cả gạo của Việt Nam. Có những
thời điểm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn các đối thủ cạnh tranh
như Thái-lan, Pa-ki-xtan từ 50 USD đến 100 USD/tấn, kéo theo kim ngạch
xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng.
 Nếu giữ vững phong độ này và áp dụng thêm 2 cách những chính sách
mở rộng trong những năm tới, gạo Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí khơng
thể thay thế trong thị trường quốc tế.
 Năm 2019
Theo thống kê sơ bộ của Bộ NN&PTNT, trong tháng 12, khối lượng gạo
xuất khẩu ước đạt 474.000 tấn với giá trị đạt 214 triệu USD. Lũy kế năm
2019, khối lượng xuất khẩu ước đạt 6,34 triệu tấn và 2,79 tỉ USD, tăng 3,9%
về khối lượng nhưng giảm 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Theo
Tổng cục Hải quan cho biết, giá gạo xuất khẩu bình quân 2019 đạt 430 - 460

USD/tấn, thấp trong ba năm trở lại đây.
 Năm 2020
Đầu vụ mất mùa do thời tiết, cuối vụ lại bị hạn hán khiến sản lượng giảm
2%, song giá gạo xuất khẩu tăng hơn 13% là mức tăng tốt nhất trong lịch sử
xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo cả năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn và
3,07 tỉ USD, giảm 3% về khối lượng nhưng tăng 13,23% về giá trị so với
năm 2019.
 Dự báo về triển vọng ngành gạo năm 2021, CTCK Rồng Việt (VDSC)
cho rằng nhiều khả năng sẽ có sự dịch chuyển sang sản xuất gạo “chuyên
nghiệp”. Trong đó, nhiều cơ hội đến từ các thị trường mới đòi hỏi chất lượng
cao hơn.
 Năm 2021 (Tính đến hết quý 3)
17


Ba quý đầu năm, xuất khẩu gạo cả nước đạt 4,57 triệu tấn, trị giá 2,389 tỷ
USD, giảm 9,5% về lượng và giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cùng với việc tăng xuất khẩu
trở lại, tín hiệu đáng mừng là những ngày gần đây, giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam
đã tăng lên 428 - 432 USD/tấn trong những ngày cuối tháng 9 và tiếp tục
tăng nhẹ trong những ngày đầu tháng 10.
 Dự báo những tháng cuối năm, thị trường gạo có nhiều tiềm năng tăng
cao cả về số lượng xuất khẩu và giá cả để phục vụ nhu cầu gần Tết.

C. Chương III: Một số đề xuất kiến nghị
Một số đề xuất, giải pháp:
 Đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất. Do sức cạnh tranh của
lúa gạo, hệ thống cần phải được trang bị hiện đại, đồng bộ, đảm bảo. Cơ sở

hạ tầng cần được chú trọng nhất ở các khâu sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo
quản bằng việc lắp đặt, sử dụng các máy móc mới, công suất cao, chế tạo,
lắp ráp và mua sắm thiết bị thu hoạch lúa để tăng cơ giới hóa thu hoạch ở các
vùng trồng lúa quy mô lớn.
 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị
trường; tập trung củng cố các thị trường tập trung truyền thống trọng điểm;
tích cực mở rộng, phát triển thị trường mới, thị trường tiềm năng; tăng cường
kí kết các hiệp định song phương, đa phương để giải quyết tiêu thụ cho
người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, thị trường xuất khẩu, nâng
cao giá trị, thương hiệu gạo Việt.
 Bộ Công Thương ban hành các cơng văn, quyết định nhằm dự trữ, bình ổn
giá gạo trước những diễn biến của dịch Covid 19, đảm bảo các thương nhân,
doanh nghiệp thực hiện nghiêm các văn bản, nghị quyết, ngăn chặn đầu cơ
tích trữ, nâng giá quá cao so với quy định.
 Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn lọc, lai
tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao,
gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền, loại
bỏ việc canh tác các giống lúa kém chất lượng, không hiệu quả.
 Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo
quản lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch.

18


 Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, đầu ra các loại hàng hóa vật tư nơng
nghiệp (về giá, chất lượng...) để hạn chế tình trạng hàng giả, hàng kém chất
lượng lưu thông, mua bán trên thị trường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và
thu nhập của nông dân.
 Hướng dẫn, hỗ trợ các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo áp dụng các

mơ hình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất; nâng
cao năng lực công tác thị trường, marketing quốc tế; nâng cao năng lực đàm
phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.
 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý, xử lý vơi trước khi làm đất,
bón phân, tưới nước cân đối giữa các lần với mật độ thích hợp sinh trưởng
phát triển của cây lúa. Bên cạnh đó, tuyển chọn và lai tạo các giống cây
chống chịu mặn, xác định các loại cây trồng có khả năng chịu mặn khác
nhau, phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất và từng vùng canh tác với các
hệ thống canh tác khác nhau để gia tăng năng suất lúa gạo.

KẾT LUẬN
Như vậy, trong giai đoạn 2016-2021, thị trường gạo có những biến động khơng
ngừng. Nhìn chung, thị trường gạo thế giới có sự biến động nhẹ, thị trường gạo Việt
Nam đã có những bước phát triển lớn, khối lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng đều
dù có bị ảnh hưởng nhẹ bởi đại dịch Covid 19 – vừa là cơ hội vừa là thách thức đối
với Việt Nam. Điều đó cho thấy khả năng huy động sản lượng gạo cho xuất khẩu
của nước ta ngày càng được nâng cao. Hơn nữa chất lượng gạo xuất khẩu cũng đang
được nước ta quan tâm nhiều hơn cả từ sự lựa chọn giống mới và đầu tư thiết bị chế
biến. Những dẫn chứng trên cho thấy ngành gạo đóng góp rất lớn vào GDP của đất
nước và đang bước từng bước vững chắc nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.
Cũng vì vậy, đề tài về phân tích cung cầu và giá cả của lúa gạo là rất quan trọng
để đánh giá sự phát triển của ngành gạo Việt đồng thời đưa ra những biện pháp,
chính sách nhằm khắc phục những khuyết điểm trong sản xuất, bảo quản để có thể
đưa ra những loại gạo chất lượng cao hơn, đáp ứng như cầu đa dạng và ngày càng
cao của thị trường trong nước và thế giới, góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Trong bài tiểu luận này, do trình độ kiến thức, kĩ năng cịn hạn hẹp và đây là bài
tiểu luận khoa học đầu tiên của chúng em nên cịn rất nhiều sai sót, hạn chế. Vì vậy,
nhóm em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ và chỉ đạo từ giảng
viên.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình mơn Kinh tế Vi mô của trường Đại học Thương mại
- Một số bài báo và nguồn tham khảo khác:
+ Ngành lúa gạo Việt Nam năm 2016 u ám và cảnh báo tương lai… Báo VOV
/>+ Thị trường lúa gạo 2017 và triển vọng 2018, tạp chí lúa gạo Việt
/>+ Xuất khẩu gạo biến chuyển mạnh mẽ, báo Nhân dân.
/>+ Báo cáo thị trường gạo năm 2019.
/>+ Báo cáo thị trường gạo năm 2020.
/>+ Báo cáo thị trường gạo quý III năm 2021.
/>+ Ứng dụng KHKT trong sản xuất lúa gạo, báo Thanh Hóa
/>+ Tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo vùng ĐBSCL, báo Chính phủ
/>+ Cạnh tranh giữa Thái Lan và Việt Nam trên thị trường Trung Quốc, báo
Công thương
/>+ Chiến lược, chính sách xuất khảo gạo Việt Nam
/>+ Kiểm sốt chi phí đầu vào của Chính phủ, báo Thanh niên
+ Một số báo: thanhhoa.vn, tuoi tre.vn, bao chinh phu.vn, cdn.vietnambiz,
vov.vn, nhandan.vn, luagaoviet.vn
20


+ Sưu tầm tổng hợp phần thực trạng cung cầu : báo cáo thị trường gạo
vietnambiz, luagaoviet, thitruongluagao, nhandan.vn…

21




×