Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chính sách tài khóa cơ sở lý luận và thực tiễn ở việt nam trong 5 năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.25 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|9234052

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Giang

Mã sinh viên: 2073101010184

Khóa/Lớp: CQ58/62.2.LT1

STT: 25

Tiểu luận: KINH TẾ VĨ MƠ 2
Đề bài: Chính sách tài khóa. Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam trong 5 năm gần
đây.
BÀI LÀM


lOMoARcPSD|9234052

2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA ..................... 4
1.1 Khái niệm về chính sách tài khóa. .................................................................. 4
1.2 Cơng cụ của chính sách tài khóa. .................................................................... 4
1.3 Chính sách tài khóa với mục tiêu ổn định hóa nền kinh tế. ............................ 5
1.4 Đo lường mức độ hoạt động của chính sách tài khóa. .................................... 5
1.5 Một số vấn đề của chính sách tài khóa............................................................ 6


*Kết luận chương 1 : ......................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM TRONG
5 NĂM GẦN ĐÂY (2016-2020). ............................................................................. 7
2.1 Khái quát chung về nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong 5 năm gần đây (20162020). ..................................................................................................................... 7
2.2 Thực trạng về chính sách tài khóa ở Việt Nam. .............................................. 9
*Kết luận chương 2: ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI
KHĨA...................................................................................................................... 12
*Kết luận chương 3: ........................................................................................ 13
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 14


lOMoARcPSD|9234052

3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Chính sách tài khóa là một trong hai cơng cụ quan trọng của Chính Phủ để điều tiết
nền kinh tế vĩ mơ của một quốc gia. Chính sách tài khóa ln hướng nền kinh tế đến
mức sản lượng và việc làm mong muốn. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi dịch
bệnh Covid 19 đang bùng phát nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Đứng trước tình
thế đó, Chính Phủ đã nhanh chóng kịp thời sử dụng linh hoạt chính sách tài khóa để
kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như là đời sống của người dân. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ Chính
sách tài khóa. Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam trong 5 năm gần đây” để nghiên
cứu trong bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách tài khóa.
Phân tích, đánh giá về thực tiễn Việt Nam khi áp dụng chính sách tài khóa trong 5
năm gần đây và từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho phù hợp hơn.

3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: chính sách tài khóa
Phạm vi nghiên cứu:
-Nội dung: Chính sách tài khóa-Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam .
-Không gian: Việt Nam
-Thời gian: 2016-2020.
5. Kết cấu: Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tài khóa.
Chương 2: Thực tiễn về chính sách tài khóa ở Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Chương 3: Kiến nghị, giải pháp về việc áp dụng chính sách tài khóa.


lOMoARcPSD|9234052

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA
1.1 Khái niệm về chính sách tài khóa.
Chính sách tài khóa là một cơng cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào
quy mô hoạt động kinh tế thơng qua việc thay đổi chi tiêu của Chính Phủ và thuế.
Mục tiêu của chính sách tài khóa : thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc
làm ổn định và kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý nhất.
Trong ngắn hạn: Chính sách tài khóa có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát,
thất nghiệp. Chính sách tài khóa có vai trị quan trọng với mục tiêu ổn định kinh tế.
Trong dài hạn: Chính sách tài khóa có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thay đổi
nguồn lực, giúp cho sự tăng trưởng kinh tế lâu bền.
1.2 Cơng cụ của chính sách tài khóa.
Hai cơng cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu Chính phủ (G) và thuế (T).
1.2.1 Chi tiêu của Chính phủ (G).

Chi tiêu của chính phủ là khoản tài sản được chính phủ đưa ra dùng vào mục đích
kinh tế vĩ mơ. Chi tiêu của chính phủ bao gồm: chi thường xuyên (chi cho an ninh
quốc phòng, giáo dục, y tế,...) và chi đầu tư phát triển ( chi cho cơ sở hạ tầng, chi
cho quỹ hỗ trợ phát triển,...), chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay (trả nợ trong nước
và trả nợ nước ngồi).
Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng
cầu theo tính chất số nhân.
1.2.2 Thuế (T).
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp
nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế làmột hình thức
phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, khơng mang tính hoàn trả trực tiếp
cho người nộp.
Thuế ảnh hưởng đến nền kinh tế qua 2 khía cạnh :
▪Thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân, dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá
và dịch vụ của cá nhân giảm xuống, khiếntổng cầu giảm và GDP giảm.


lOMoARcPSD|9234052

5
▪Thuế tác động làm điều chỉnh giá cả hàng hoá và dịch vụ nên ảnh hưởng đến hành
vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.
1.3 Chính sách tài khóa với mục tiêu ổn định hóa nền kinh tế.
Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thối (Y< Y*): nhà nước sẽ sử dụng chính sách
tài khóa mở rộng qua việc tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để phục hồi nền kinh tế.
(Hình 1.1)
YT giảm làm cho Yd tăng→ C tăng → AD tăng → Y tăng, P tăng, u giảm.

AD


AD2
E2

AD3
AD1

E1
Y
Y Y*

Y2

Hình 1.1 Chính sách tài khóa với mục tiêu ổn định nền kinh tế.
Khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng tăng trưởng kinh tế nóng
(Y>Y*): nhà nước sẽ sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt qua việc giảm chi tiêu
hoặc tăng thuế để đưa nền kinh tế về trạng thái ổn định. (Hình 1.1)
Y>Y* → G giảm: làm cho AD giảm → Y giảm, P giảm, u tăng.
T tăng:làm cho Yd giảm→C giảm →AD giảm→Y giảm, P giảm, u tăng.
1.4 Đo lường mức độ hoạt động của chính sách tài khóa.
Mức độ hoạt động của chính sách tài khóa được đo lường qua: số nhân thuế và số
nhân chi tiêu.
Chi tiêu của Chính Phủ G có cùng số nhân với tiêu dùng và đầu tư, còn thuế có số
nhân nhỏ hơn số nhân chi tiêu MPC lần.


lOMoARcPSD|9234052

6
Số nhân thuế = -m. MPC .

Số nhân thuế mang dấu âm nên thuế tác động đến sản lượng ngược chiều với chi
tiêu của Chính phủ.
1.5 Một số vấn đề của chính sách tài khóa.
(1) Tính bất định.
Chính phủ khơng nắm được chắc chắn về giá trị những thông số chính như : m, m’,
m”, MPC.... mà chỉ có những con số ước tính thu thập từ quá khứ. Điều đó sẽ dẫn
đến những sai lệch về quyết định mức thay đổi trong chính sách tài khóa.
Chính sách tài khóa chỉ có tác dụng khi mức sản lượng đạt được ở mức sản lượng
tiềm năng.
(2) Tính miễn cưỡng của nhu cầu tự định ( C , I , G )
Khi G tăng => AD tăng => Y tăng => Cầu tiền MD tăng, giả sử cung tiền (MS)
không đổi => i tăng => I giảm.
(3) Độ trễ về thời gian.
Độ trễ trong: Độ trễ này xuất hiện khi các nhà hoạch định chính sách cần có thười
gian để nhận thức được rằng cú sốc (ngoại sinh) này đã xảy ra và sau đó thực thi một
cách thích hợp.
 Chính phủ cần có biện pháp phản ứng.
Độ trễ ngồi: Loại độ trễ này xuất hiện vì chính sách khơng tác động ngay lập tức
tới chi tiêu, thu nhập và việc làm.
 Chính phủ phát huy được ảnh hưởng.
(4) Tâm lý lo ngại về thâm hụt ngân sách.
Y< Y* : nền kinh tế suy thoái, sản lượng thấp, thất nghiệp cao, đồng thời thâm hụt
ngân sách nhà nước lớn. Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng: G
tăng hoặc T giảm thì sẽ dẫn tới Y tăng => MD tăng, MS không đổi => i tăng => I
giảm => AD giảm => Y giảm.
Phần sản lượng tăng lên của chính sách tài khóa mở rộng sẽ bị giảm đi do thâm hụt
cao kéo theo đó là hiện tượng thối lui đầu tư.


lOMoARcPSD|9234052


7
Chính sách tài khóa thắt chặt triệt tiêu hồn tồn sự mở rộng của chính sách tài khóa.
-Biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách:
Y<Y*: In tiền : MS tăng => i giảm => I tăng => AD tăng => Y tăng.
Y>Y*: Phát hành trái phiếu Chính phủ => Cung vốn vay giảm => i tăng => I giảm=>
AD giảm => Y giảm.
*Kết luận chương 1 :
Trong Kinh tế học vĩ mơ, chính sách tài khóa có vai trị vơ cùng quan trọng. Chính
sách tài khóa là cơng cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thơng qua chính sách
chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ và thuế. Chính sách tài khóa chính là cơng cụ
nhằm khắc phục thất bại thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền
kinh tế thơng qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách
hiệu quả.
Với điều kiện bình thường, chính sách tài khố được sử dụng để tác động vào tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thối (hay phát
triển q mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành cơng cụ được sử dụng để
giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM
TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY (2016-2020).
2.1 Khái quát chung về nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong 5 năm gần đây (20162020).
2.1.1 Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô
kinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở
mức bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của
đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng
trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước
tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng
và dịch vụ tiếp tục giữ vai trị dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung.
Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng

ước đạt 7,45% và của khu vực dịch vụ đạt 6,2%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và
dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá sản xuất trong GDP tăng từ mức 82,6% năm


lOMoARcPSD|9234052

8
2015 lên 84,8% năm 2020. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước
đạt 271,2 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người
năm 2020 đạt 2.779 USD, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015.
2.1.2 Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp
hơn mục tiêu đề ra.
Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình
quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,15%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015
(7,7%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%). Lạm phát cơ bản bình qn được
kiểm sốt tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 2020 đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%.
2.1.3 Các chính sách chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỷ giá đi vào ổn
định, lãi suất giảm dần.
Cán cân thanh toán thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng lên nhưng vẫn kiểm soát mức
tăng tổng phương tiện thanh toán phù hợp. Tăng trưởng tín dụng giảm dần, trong khi
tốc độ GDP tăng dần và cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy nguồn vốn tín dụng
ngày càng được sử dụng hiệu quả và phân bổ phù hợp hơn. Cơ cấu tín dụng chuyển
dịch tích cực, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh
vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Thị trường ngoại hối và tỉ giá dần đi vào
ổn định; thanh khoản hệ thống được bảo đảm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu
ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân; lãi suất có xu hướng giảm dần và
ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới biến chuyển nhanh chóng.
2.1.4 Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, các nhiệm
vụ chi được thực hiện theo hướng tăng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm dần chi
thường xuyên, bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công.

Tỉ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 chiếm
khoảng 81,6%, cao hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (68%). Các nhiệm vụ chi cơ
bản được thực hiện theo đúng dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm. Đã thực hiện cơ
cấu lại nợ theo hướng tăng kỳ hạn vay, tăng tỉ trọng các khoản vay trong nước, giảm
vay nước ngoài.
2.1.5 Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, thương mại trong nước
tăng trưởng nhanh.


lOMoARcPSD|9234052

9
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng từ 349,16 tỉ USD năm 2016 lên
khoảng 517,26 tỉ USD năm 2019 và năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch
bệnh Covid-19 vẫn đạt 543,9 tỉ USD, tăng gần 1,7 lần và tương đương 200% GDP.
Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên 281,5 tỉ USD năm 2020, tăng
bình quân 11,7% giai đoạn 2016 - 2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh
tế. Cán cân thương mại hàng hoá đạt thặng dư, năm sau cao hơn năm trước, tạo điều
kiện cải thiện cán cân thanh tốn, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
Thương mại trong nước ngày càng được cải thiện, đặc biệt hệ thống bán buôn, bán
lẻ. Sức mua và cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, bình quân đạt mức hai con số.
2.2 Thực trạng về chính sách tài khóa ở Việt Nam.
Chính sách tài khóa là một cơng cụ của chính sách kinh tế vĩ mơ được Chính phủ sử
dụng để huy động, phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Trong vài năm qua, chính
sách tài khóa của Việt Nam được thực hiện theo hướng mở rộng. Giai đoạn 2016 2020, chính sách tài khóa được thực hiện chặt chẽ, linh hoạt, tập trung thực hiện hỗ
trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định và đảm bảo an sinh xã hội và chú trọng
huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Chính phủ đang thực hiện điều hành theo
hướng thực hiện nghiêm túc các khoản mục thu, tiết kiệm chi và giảm bội chi ngân

sách nhà nước.
Các cơng cụ để thực hiện chính sách tài khóa cơ bản là thuế, thu ngân sách, nợ và
chi ngân sách.
2.2.1 Về thu ngân sách
Trong giai đoạn 2016-2020, quy mô thu NSNN được cải thiện, bình quân đạt khoảng
25,2% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 23,6% GDP), đạt và vượt mục tiêu đề ra (23,5%
GDP); tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015 (tăng hơn 3 lần so với giai đoạn
2006-2010). Tỷ lệ thu từ thuế, phí đạt khoảng 21% GDP. Đây là kết quả tích cực khi
mà tỷ trọng thu NSNN từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh.
2.2.3 Về chi ngân sách nhà nước.
Trong giai 2016-2020, hoạt động chi NSNN tiếp tục hoàn thiện thể chế tăng cường
hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với các mục tiêu


lOMoARcPSD|9234052

10
kinh tế - xã hội và mục tiêu cơ cấu lại chi ngân sách, chi đầu tư công. Trong giai
đoạn này, quy mơ chi NSNN được kiểm sốt trong phạm vi thu ngân sách và giảm
dần mức bội chi; tỷ trọng chi NSNN bình quân khoảng 28% GDP (giảm so với giai
đoạn 2011-2015).

Biều đồ 2.1. Thu và chi ngân sách nhà nước giai đoạn(2016-2020)
(Tổng cục Thống kê)
2.2.4 Thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ cơng.
Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN bình quân khoảng 3,45% GDP,
đảm bảo mục tiệu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của
Quốc hội. Nợ công giảm từ khoảng 64,5% GDP vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 55,3%
GDP và được cơ cấu lại bền vững, an toàn hơn, chuyển dần từ vay nước ngoài sang
vay trong nước với kỳ hạn dài hơn và chi phí thấp hơn. Đồng thời, thu hút mạnh đầu

tư trong và ngoài nước, phát triển mạnh kinh tế tư nhân.
Có thể thấy, nhờ có được tích lũy thu nhập cũng như những cải thiện đáng kể về
không gian tài khóa, nhất là trong 4 năm tăng trưởng cao 2016 - 2019, chính là “của
để dành” góp phần quan trọng giúp nền kinh tế và người dân chúng ta vượt qua khó
khăn vừa qua của dịch Covid-19.
2.2.5 Chính sách tài khóa khi có dịch Covid bùng phát.


lOMoARcPSD|9234052

11
Năm 2020 khi đại dịch Covid bùng phát NSNN đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng cho
cơng tác phịng, chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch
COVID-19. Chính phủ đã giảm tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh
hưởng của dịch COVID-19; giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt
hàng... Tổng giá trị hỗ trợ dự kiến khoảng trên 139 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền
thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ
phí, tiền chậm nộp thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 24,3
nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2020 vừa qua, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc
đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID-19 nhưng kinh tế của Việt
Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng
trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu
vực và trên thế giới.
2.2.6 Một số thành tựu và thách thức.
(1) Thành tựu chung: kinh tế Việt Nam đã ghi nhận kết quả tăng trưởng gây ấn
tượng, kiểm soát tốt giá cả, nhất là giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, có niềm tin
của người dân, doanh nghiệp đối với việc chỉ đạo, điều hành linh hoạt, chủ động,
quyết liệt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ
Hiệu quả chính sách tài khóa hỗ trợ còn thấp đối với doanh nghiệp. Một số chính

sách cịn chưa phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Chính sách tài khóa vẫn
cịn bị thu hẹp do chi đầu tư tăng cao còn thu ngân sách đang giảm xuống. Áp dụng
chính sách tài khóa q sớm sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ khơi phục kinh tế,vì vậy
các cấp có thẩm quyền cần cân nhắc các phương án về thời gian để đảm bảo các mục
tiêu bền vững tài khóa.
*Kết luận chương 2:
Nhìn chung giai đoạn 2016-2020 Chính phủ đã dùng chính sách tài khóa một cách
linh hoạt, đúng đắn, phù hợp với tình hình của nền kinh tế Việt Nam. Trong “bầu
trời u ám” kinh tế thế giới năm 2020 do đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn nổi lên
như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào.


lOMoARcPSD|9234052

12
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH
TÀI KHĨA.
Việt Nam những năm gần đây được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ
phát triển kinh tế ổn định. Dù chịu nhiều sự tác động, tuy nhiên tình hình kinh tế của
Việt Nam vẫn có nhiều chuyển biến nhất định, điều này đến từ sự phối hợp hiệu quả
của chính sách tài khóa.
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại NSNN, giảm dần bội chi NSNN, hướng tới việc sử
dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ tăng trưởng bền
vững; Tiếp tục tái cấu trúc nợ công và quản lý chặt chẽ sự gia tăng của nợ công cũng
như các rủi ro về nợ công, đảm bảo các rủi ro liên quan đến nợ cơng, nợ chính phủ
và nợ nước ngoài quốc gia và các rủi ro tài khóa được quản lý, giám sát chặt chẽ.
Cần điều chỉnh các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp một cách phù hợp hơn,
cần thiết kế các hình thức hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh
vực và từng giai đoạn.
Đối với chính sách tài khóa ngắn hạn, Chính phủ cần cho phép hạch tốn đầy đủ chi

phí lương. Theo đó các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hạch toán
đầy đủ chi phí liên quan tiền lương, tiền cơng và các khoản có liên quan tiền lương,
tiền cơng phát sinh trong năm đó. Đối với chính sách tài khóa dài hạn, cho phép
doanh nghiệp chuyển lỗ về năm trước: Việc doanh nghiệp hạch tốn đầy đủ chi phí
liên quan đến tiền lương, tiền cơng và các khoản có liên quan đến tiền lương, tiền
cơng trong bối cảnh khơng có doanh thu sẽ tạo ra một khoản lỗ đối với doanh nghiệp.
Cần có phương án cắt giảm chi tiêu hiệu quả và tìm nguồn thu bền vững hơn trong
bối cảnh thuế trực thu đang chiếm tỷ trọng ngày càng thấp; đẩy nhanh tiến độ dự án
Thuế tài sản, đưa vào chương trình làm Luật của Quốc hội trong nhiệm kỳ 20212026. Cần có những thay đổi trong tỷ lệ, số lượng thu nhập hoạc đối tượng phải nộp
thuế liên quan đến từng khung để tính thuế suất thuế thu nhập cá nhân, thay vì chỉ
đề cập đến thu nhập tối thiểu khơng phải nộp thuế hay nâng mức giảm trừ gia cảnh.
Rà sốt lại chính sách ưu đãi thuế với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI.
Phát huy những thuận lợi, quyết tâm tiếp tục duy trì mục tiêu kép. Tăng cường quản
lý, sắp xếp, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công trên cơ sở tiếp tục hồn
thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và bảo đảm tính đồng bộ với

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

13
các văn bản pháp luật có liên quan trong quản lý, giám sát, khai thác và sử dụng tài
sản công.
Vốn vay cần được quản lý, sử dụng hiệu quả, chỉ vay trong khả năng trả nợ; kiểm
soát chặt khoản vay của chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước; thực hiện
đồng bộ các giải pháp quản lý nợ công, nhất là quản lý sử dụng có hiệu quả vốn vay,
quản lý tốt nợ trung hạn và quỹ tích lũy trả nợ, quản lý và xử lý kịp thời rủi ro, tiếp
tục cơ cấu lại các khoản vay; tăng cường quản lý các khoản vay mới
Thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng

giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các cân
đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng. Thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
đối với các mặt hàng quan trọng, bảo đảm hài hịa lợi ích hợp pháp của người tiêu
dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá, kết
hợp với thuế để ngăn chặn, xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, gian lận thương
mại, đầu cơ thao túng thị trường. Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà
nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng
ngân sách nhà nước; triệt để quán triệt quan điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí.
Trong thời kì có dịch bệnh Covid Chính Phủ nên cho phép giãn, hoãn nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội. Giảm thuế
thu nhập
doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
*Kết luận chương 3:
Trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ của ngành Tài
chính là rất lớn và nặng nề vậy nên Nhà nước cần chủ động theo dõi diễn biến kinh
tế, tài chính, ngân sách để có những dự báo và phản ứng chính sách tài khóa kịp thời;
phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển; ổn định kinh tế vĩ mơ. Rà sốt, có ưu tiên
phân bổ nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, đảm bảo khả năng hoàn thành của
các dự án hiệu quả.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

14
KẾT LUẬN
Chính sách tài khố là một cơng cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh

tế của Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và
tác động trực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách cũng như hỗ
trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong thời gian qua, chính sách tài khóa
đã đóng góp khơng nhỏ được nhận định là “điểm tựa” tốt cho tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tài khóa sẽ là một trong những chính sách rất quan trọng của Việt Nam
trong giai đoạn tới. Đặc biệt là đối với tình hình phức tạp và khó đốn như hiện nay
của dịch bệnh Covid 19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nếu khơng có chính sách
tài khóa đủ mạnh để có thể vực dậy lại nền kinh tế thì sẽ rất khó có thể nói chuyện
trung hạn và dài hạn. Mỗi lựa chọn chính sách đều có ưu và nhược điểm nhất định
và cũng sẽ khơng có câu trả lời đơn giản cho các lựa chọn này. Tuy nhiên, sử dụng
chính sách tài khóa để hồi phục kinh tế và chấp nhận rủi ro đi kèm đã được tính đến
có lẽ là chính sách tốt nhất hiện nay. Bởi vậy, nhà nước cần xem xét, cải thiện thêm
về chính sách tài khóa để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển trở
lại trong thời dịch COVID-19 đầy khó khăn, từ đó giúp nền kinh tế được phục hồi,
phát triển.Chính sách tài khóa cần phải cân nhắc như là chính sách trọng tâm trong
thời gian tới.
Tuy nhiên, do tính đa dạng của đề tài và kiến thức của em cịn hạn chế nên bài tiểu
luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được thêm sự đóng
góp của cơ để bài tiểu luận được hồn chỉnh nhất. Em xin cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Văn Dần, Giáo trình Kinh tế vĩ mơ 2, NXB Tài Chính 2014.
2. Các trang báo : Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Tài Chính, The Bank,
Báo Chính Phủ,...
3. TS. Lê Mai Trang, Chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng bền vững, Hội thảo
khoa học quốc gia.
4. Trang web: Tổng Cục Thống kê, Bộ Tài Chính.
5. />
Downloaded by Heo Út ()




×