Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong luật tố tụng hình sự nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HÀ THỊ THÚY LAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Phạm Quang Phúc
Học viên: Hà Thị Thúy Lan
Lớp: Cao học Luật, khóa 23

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn và giúp đỡ của Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Phúc. Các trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những tài liệu tham
khảo sử dụng trong luận văn đều được liệt kê đầy đủ, cụ thể. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN



Hà Thị Thúy Lan


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS
CQĐT
TTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự
: Cơ quan điều tra
: Tố tụng hình sự

VKS
VKSND

: Viện kiểm sát
: Viện kiểm sát nhân dân

Biện pháp ĐTTTĐB : Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Việt Nam
: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trung Quốc

: Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa

Hoa Kỳ
Nga

: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

: Liên bang Nga

Pháp
Đức
Anh

: Cộng hòa Pháp
: Cộng hòa Liên bang Đức
: Vương quốc Anh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT ...................................................8
1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra vụ án hình sự ..................... 8
1.1.1. Khái niệm điều tra vụ án hình sự .............................................................8
1.1.2. Nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự...............................................................8
1.1.3. Ý nghĩa điều tra vụ án hình sự ...............................................................10
1.2. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa áp dụng biện pháp điều tra tố tụng
đặc biệt trong điều tra vụ án hình sự ................................................................ 11
1.2.1. Cơ sở hình thành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ............................11
1.2.2. Khái niệm biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và vai trò trong điều tra
vụ án hình sự ....................................................................................................13
1.2.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt .......................15
1.3. Các trường hợp áp dụng, thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp
điều tra tố tụng đặc biệt ..................................................................................... 18
1.3.1. Các trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ................18
1.3.2. Về thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt...................................................................19

1.3.3. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ...........................21
1.3.4. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ......................22
1.4. Các biện pháp cụ thể ................................................................................... 22
1.4.1. Ghi âm, ghi hình bí mật ..........................................ịnh của BLTTHS
2015 có thể xây dựng quy định hướng dẫn Điều 227 với nội dụng cụ thể yêu cầu việc
tiêu hủy các thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải được tiến hành dưới sự
kiểm soát của VKS và phải được lập biên bản, lưu vào trong hồ sơ vụ án.


57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận văn đã trình bày, so sánh và phân tích những quy định
của một số nước như Pháp, Đức, Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc về biện pháp
ĐTTTĐB với những quy định về các biện pháp này tại pháp luật các quốc gia trên
nhiều nội dung và khía cạnh bao gồm: về tên gọi và kỹ thuật thể hiện; về điều kiện
áp dụng các biện pháp ĐTTTĐB; về thẩm quyền, trách nhiệm trong việc áp dụng
biện pháp ĐTTTĐB; về thời hạn áp dụng biện pháp ĐTTTĐB; về sử dụng kết quả
thu thập được bằng biện pháp ĐTTTĐB. Với đặc điểm riêng biệt, đặc thù trong quy
định của pháp luật TTHS của mỗi quốc gia khảo sát thì tại mục 2.1 của chương này,
luận văn nêu và chỉ ra những quy định cụ thể trong luật thực định của các nước về
biện pháp ĐTTTĐB trong BLTTHS của các quốc gia.
Trên cơ sở những quy định cụ thể của BLTTHS của các quốc gia về biện pháp
ĐTTTĐB, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá và bình luận đối với những quy
định đó, để từ đó tại tiểu mục 2.2.1 trong chương này, tác giả chỉ ra được những
điểm khác biệt, những điểm tích cực, những ưu điểm xung quanh quy định về biện
pháp ĐTTTĐB ở các quốc gia khảo sát về các nội dung bao gồm: về nhóm các biện
pháp ĐTTTĐB (trong đó quy định nhóm các biện pháp xâm nhập); về thẩm quyền
quyết định áp dụng biện pháp ĐTTTĐB; về trách nhiệm giữ bí mật trong áp dụng
biện pháp ĐTTTĐB; về thời hạn áp dụng biện pháp ĐTTTĐB; về thời hạn phê
chuẩn quyết định áp dụng biện pháp ĐTTTĐB; về tiến hành các biện pháp

ĐTTTĐB theo yêu cầu của người bị hại, người làm chứng, người thân thích của họ;
về trình tự, thủ tục để đảm bảo hình thức của chứng cứ thu được thơng qua q trình
áp dụng các biện pháp ĐTTTĐB; về trách nhiệm thông báo cho đương sự; về sử
dụng kết quả thu thập được bằng biện pháp ĐTTTĐB.
Với những ưu điểm trong pháp luật TTHS của các nước về biện pháp
ĐTTTĐB mà luận văn đã trình bày và phân tích nêu trên thì điều đó đã giúp cho
chúng ta có cái nhìn tổng qt, đầy đủ và tồn diện hơn về biện pháp ĐTTTĐB để
có cơ sở nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế của pháp luật TTHS của Việt
Nam. Tại tiểu mục 2.2.2 trong chương này, tác giả đã mạnh dạn nêu và đưa ra một
số đề xuất cụ thể để kiến nghị hoàn thiện quy định về biện pháp ĐTTTĐB trong
pháp luật TTHS của Việt Nam với những nội dung cần hoàn thiện, sửa đổi về các
biện pháp ĐTTTĐB (quy định thêm biện pháp xâm nhập điều tra); về thẩm quyền
quyết định áp dụng biện pháp ĐTTTĐB; về trách nhiệm của chủ thể tiến hành biện


58
pháp ĐTTTĐB; về thời gian phê chuẩn quyết định áp dụng các biện pháp
ĐTTTĐB; về trường hợp áp dụng biện pháp ĐTTTĐB; về tiến hành các biện pháp
ĐTTTĐB theo yêu cầu của người bị hại, người làm chứng, người thân thích của họ;
về trình tự, thủ tục để đảm bảo hình thức của chứng cứ thu được thơng qua q trình
áp dụng các biện pháp ĐTTTĐB; về trách nhiệm thơng báo cho đương sự; về sử
dụng kết quả thu thập được bằng biện pháp ĐTTTĐB.
Một số kiến nghị đã được nêu trong chương II của luận văn nhằm góp phần
hồn thiện quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về biện pháp ĐTTTĐB, với
những đề xuất để hoàn thiện cụ thể nội dung của một số điều luật quy định tại chương
XVI BLTTHS 2015 và với những đề xuất để góp phần trong việc xây dựng và ban
hànhcác văn bản có liên quan đến các biện pháp ĐTTTĐB.


59

KẾT LUẬN
Do yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là các
tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy, vũ khí, tội mua bán người, khủng
bố...; các tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, sử dụng nhiều công cụ, phương
tiện công nghệ cao để phạm tội, nên nếu chỉ có điều tra cơng khai như BLTTHS
2003 thì hiệu quả điều tra mang lại khơng cao, địi hỏi phải có quy định để tạo điều
kiện cho hoạt động điều tra sử dụng biện pháp đặc biệt được pháp luật thừa nhận,
đồng thời cũng phù hợp với quy định của các Công ước quốc tế và các quy định của
một số nước như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc... Do vậy, BLTTHS 2015 đã dành
01 chương (chương XVI) với 08 điều, từ Điều 223 đến Điều 228 để quy định biện
pháp này. So với các biện pháp điều tra mà pháp luật quốc tế khuyến nghị sử dụng
thì cịn một số dạng điều tra mà BLTTHS 2015 chưa ghi nhận như vận chuyển có
kiểm sốt; đưa người thâm nhập tổ chức và tiếp cận cá nhân phạm tội để thu thập
chứng cứ. Nhưng có thể đánh giá bước đầu BLTTHS 2015 cũng đã quy định biện
pháp ĐTTTĐB là một bước phát triển đáng ghi nhận trong hoạt động tư pháp. Các
biện pháp này chủ yếu là bí mật thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng kết hợp nhiều biện pháp điều tra, để
thu thập chứng cứ một cách có hiệu quả nhất, phục vụ tốt nhất cho cơng tác đấu
tranh và phịng chống tội phạm, không làm oan người vô tội, thực hiện đầy đủ hơn
quyền tự do, bình đẳng của con người, quyền được suy đốn vơ tội trong TTHS mà
Hiến pháp 2013 đã quy định.
Vì là một trong những nội dung mới được BLTTHS 2015 ghi nhận nên
chương XVI về các biện pháp ĐTTTĐB cịn những điểm thiếu sót, chưa chặt chẽ,
thậm chí sơ sài, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, khiến cho các cơ quan tiến hành
tố tụng lúng túng và dè dặt trong việc áp dụng. Do đó, luận văn đã trình bày, phân
tích và so sánh với những quy định trong pháp luật TTHS của một số quốc gia để từ
đó đưa ra những đánh giá về những ưu điểm trong việc quy định về các biện pháp
ĐTTTĐB mà Việt Nam có thể tham khảo để hồn thiện pháp luật. Theo đó, luận
văn đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể, thiết thực để sửa đổi, bổ sung trong quy định
của BLTTHS 2015 về các biện pháp ĐTTTĐB với những nội dung gồm: kiến nghị

bổ sung thêm nhóm các biện pháp xâm nhập điều tra là sử dụng trinh sát hoặc công
tác viên; kiến nghị sửa đổi bổ sung về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp
ĐTTTĐB; kiến nghị bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của chủ thể tiến hành


60
biện pháp ĐTTTĐB; kiến nghị bổ sung quy định về thời gian phê chuẩn quyết định
áp dụng các biện pháp ĐTTTĐB; kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về trường
hợp áp dụng biện pháp ĐTTTĐB; kiến nghị bổ sung thêm quy định về tiến hành các
biện pháp ĐTTTĐB theo yêu cầu của người bị hại, người làm chứng, người thân
thích của họ; kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục để đảm bảo
hình thức của chứng cứ thu được thơng qua q trình áp dụng các biện pháp
ĐTTTĐB; kiến nghị bổ sung thêm quy định về trách nhiệm thông báo khi áp dụng
các biện pháp ĐTTTĐB cho cá nhân, tổ chức có liên quan; kiến nghị bổ sung quy
định về trường hợp sử dụng kết quả thu thập được bằng biện pháp ĐTTTĐB như
đối chiếu, xác thực chứng cứ ngồi phiên tịa, ban hành hướng dẫn về trình tự, thủ
tục trong sử dụng, tiêu hủy, bảo quản chứng cứ.
Việc sửa đổi, bổ sung những quy định này theo những kiến nghị nêu trên là rất
cần thiết, phù hợp với quy định của các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
cũng như đáp ứng những địi hỏi của tình hình và điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật tiếng Việt
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Luật số: 101/2015/QH13) ngày 27/11/ 2015.
3. Luật Công an nhân dân (Số: 73/2014/QH13) ngày 27/11/2014.
4. Luật Phòng chống ma túy (Luật số: 23/2000/QH10) ngày 09/12/2000.
5. Luật Phòng chống khủng bố (Luật số: 28/2013/QH13) ngày 12/6/2013.

6. Luật An ninh quốc gia (Số: 32/2004/QH11) ngày 03/12/2004.
7. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2001 của Nga, Viện khoa học kiểm sát – Viện kiểm
sát nhân dân tối cao dịch, Hà Nội.
8. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1996 của Pháp, Nhà pháp luật Việt - Pháp dịch,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ luật Tố tụng hình sự Đức, được dịch và xuất bản bởi Bộ Tư pháp liên bang và đã
được phép tái bản, được Lawrence Schäfer và Gerhard Dannema xuất bản năm 2001.
10. Các nguyên tắc liên bang về Tố tụng hình sự năm 2006 của Hoa Kỳ, Viện Khoa
học kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao dịch, Hà Nội.
Văn bản quy phạm pháp luật tiếng Anh
11. Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia
(UNTOC), thơng qua tại New York ngày 15 tháng 11 năm 2000, có hiệu lực đối
với Việt Nam từ ngày 08 tháng 7 năm 2012.
12. Cơng ước Liên Hiệp Quốc phịng chống tham nhũng (UNCAC), thông qua tại
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 31 tháng 10 năm 2003.
B. Tài liệu tham khảo
13. Nguyễn Hịa Bình (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự
2015, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Phan Văn Chánh (2016), “Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (Số 06) (48)
15. Phan Văn Chánh (2018), “Đảm bảo quyền con người trong áp dụng các biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt”, Tạp chí Kiểm sát, (Số 11)
16. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự, Nhà xuất bản CAND.
17. Nguyễn Viết Hoạt (2002), Các hoạt động điều tra trong Bộ luật Tố tụng hình sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh.


18. Trần Cơng Phàn (chủ biên) (2017), Cơng trình Những nội dung cơ bản của các
đạo luật mới về tư pháp hình sự, Nxb Thơng tin và Truyền thơng, Hà Nội.
19. Võ Hồng Phượng, Võ Minh Kỳ (2018), “Quyền riêng tư của cá nhân và các biện

pháp điều tra tố tụng đặc biệt”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (Số 05(25)).
20. Sây- phơ. C.A (2001), Các hoạt động điều tra - Hệ thống và hình thức tố tụng,
Nxb Pháp lý, Mátxcơva.
21. Đào Anh Tới (2017), “Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và một số vấn đề kiểm
sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt”, Tạp chí Kiểm sát, (Số 11).
22. Hồng Anh Tun (2018), “Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự
2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong Tố tụng hình sự”, Tạp
chí Khoa học Kiểm sát, (Số 03)
23. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tham khảo pháp luật Tố tụng
hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội, ngày 20 tháng 4.
Tài liệu từ internet
24. Luật Tố tụng hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 11 tháng
3 năm 2012, tại [ />25. Website Bộ Tư pháp, “Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong Bộ luật Tố tụng
hình sự 2015, kiến nghị hồn thiện”, cập nhật ngày 24/02/2019,
[ />26. Lê Văn Cường, “Giá trị chứng minh của dữ liệu điện tử trong giải quyết án hình
sự” cập nhật ngày 24/02/2019,
[ />27. Trần Xuân Thiên An “Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”, cập nhật ngày 24/02/2019,
[ />28. Hà Thanh, “Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng”, cập nhật ngày 24/02/2019,
[ />29. Thục Quyên, “Quy định biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt: Cần thận trọng và
chặt chẽ”, cập nhật ngày 24/02/2019,
[ />


×