Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Án lệ trong hệ thống pháp luật anh – mỹ (common law), châu âu lục địa (civil law) và kinh nghiệm cho việt nam hiện nay (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.46 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN ANH MINH

ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH – MỸ (COMMON
LAW), CHÂU ÂU LỤC ĐỊA (CIVIL LAW) VÀ KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN ANH MINH

ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH – MỸ (COMMON
LAW), CHÂU ÂU LỤC ĐỊA (CIVIL LAW) VÀ KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật


Mã số: 60380101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn với đề tài “Án lệ trong hệ thống pháp
luật Anh – Mỹ (Common Law), châu Âu lục địa (Civil Law) và kinh
nghiệm cho Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi.
Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung
thực. Các luận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ nếu không là ý tưởng hoặc
kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi.
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn

Học Viên

Nguyễn Thị Hồi

Trần Anh Minh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu và
các giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội về những kiến thức khoa học
cũng như kinh nghiệm thực tiễn; về sự ủng hộ, giúp đỡ đối với tôi trong quá
trình nghiên cứu và học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồi đã tận tình hướng

dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên tôi vượt qua khó khăn trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian, nguồn lực và năng lực của bản thân, luận văn
này chắc chắn còn khiếm khuyết. Tôi mong được sự thông cảm và nhận được
những góp ý của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật để Luận văn được hoàn thiện hơn.
HỌC VIÊN

Trần Anh Minh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích chữ viết tắt

HĐTPTANDTC

Hội đồng Thẩm phán Tóa án Nhân dân tối cao

HTPL

Hệ thống pháp luật

TAND

Tòa án Nhân dân


TANDTC

Tòa án Nhân dân tối cao


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương I

9

ÁN LỆ TRONG HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH – MỸ VÀ CHÂU ÂU
LỤC ĐỊA – NHẬN THỨC, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM

9

1.1. Khái niệm và một số giá trị của án lệ

9

1.1.1. Khái niệm án lệ

9

1.1.2. Một số giá trị của án lệ


12

1.2. Nhận thức và áp dụng án lệ trong hai hệ thống pháp luật Anh – Mỹ và
châu Âu lục địa.

16

1.2.1. Điểm chung trong nhận thức và áp dụng án lệ ở hai hệ thống pháp luật
Common Law và Civil Law

16

1.2.2. Điểm khác biệt trong nhận thức và áp dụng án lệ ở hai hệ thống pháp
luật Common Law và Civil Law

22

1.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng án lệ trong hai hệ thống pháp
luật Common Law và Civil Law

37

1.3.1. Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng án lệ

37

1.3.2. Kinh nghiệm trong lĩnh vực áp dụng án lệ

38


1.3.3. Kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho việc sử dụng
án lệ…...

38

Chương II

42

ÁN LỆ Ở VIỆT NAM VỚI VIỆC VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TỪ HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT ANH – MỸ VÀ CHÂU ÂU LỤC ĐỊA

42

2.1. Những khó khăn trong việc áp dụng án lệ ở Việt Nam.

42

2.1.1. Khó khăn từ tư duy và và nhận thức

42

2.1.2. Khó khăn từ hệ thống án lệ

43

2.1.3. Khó khăn về đội ngũ áp dụng án lệ

45


2.1.4. Khó khăn từ các đối tượng khác có liên quan

45


2.2. Những gợi mở từ kinh nghiệm sử dụng án lệ ở hệ thống pháp luật Anh –
Mỹ và châu Âu lục địa cho Việt Nam.

46

2.2.1. Đối với lực lượng xây dựng và phát triển án lệ

46

2.2.2. Đối với công tác cán bộ liên quan đến việc áp dụng án lệ

48

2.2.3. Tham khảo khuynh hướng tiếp nhận án lệ giữa hai hệ thống pháp luật
Common Law và Civil Law

51

2.2.4. Nghiên cứu sự phát triển của án lệ trong bản thân mỗi hệ thống về
mức độ và cách thức áp dụng

52

2.2.5. Gởi mở về việc vận dụng các án lệ cụ thể đối với các hoạt động tố

tụng ở Việt Nam

55

2.2.6. Gợi mở đối với hoạt động đào tạo pháp luật ở Việt Nam

73

2.2.7. Gợi mở đối với hoạt động giải thích pháp luật trong nước

74

KẾT LUẬN

79


8

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, thực tiễn xét xử cho thấy pháp luật thành văn
chưa quy định và lường trước được hết các tình huống phát sinh đã ngày càng
trở nên phổ biến và có nhiều quy định chưa thực sự rõ ràng làm cho các tòa án
lúng túng khi áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất. Từ năm 2005, thấy
được sự cần thiết phải bàn đến khả năng áp dụng án lệ và coi án lệ như là một
nguồn luật chính thức trong quá trình xét xử, Bộ chính trị đã ban hành Nghị

quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005, trong đó xác định “Toà án nhân dân tối
cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất
pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Trong Dự án
Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2010, TAND Tối
cao đã đề xuất cho phép được xét xử theo án lệ nhưng Ủy ban Thường vụ
Quốc hội chưa tán thành, chưa đưa ra Quốc hội bàn và quyết. Mãi đến khi Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 ra đời mới cho phép được xét xử bản án theo án
lệ và giao Tòa án NDTC nghiên cứu quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng
án lệ. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết
số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Nghị
quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16-12-2015. Đây là một bước quan
trọng trong tiến trình cải cách tư pháp, triển khai thi hành Hiến pháp năm
2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Việc áp dụng án lệ ở Việt Nam sẽ giúp cho Toà án kịp thời giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong công tác xét xử, đặc biệt là trong bối cảnh
đòi hỏi của người dân và xã hội đối với Tòa án ngày càng cao; những vụ việc
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đang gia tăng cả về số lượng và mức
độ phức tạp; nhiều quy định của pháp luật còn mang tính định tính, chưa rõ,
còn có những cách hiểu chưa thống nhất, cụ thể …
Mặt khác, các biến động của tình hình kinh tế xã - hội trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh, sâu, rộng làm cho các quy định của


9

pháp luật dễ trở nên lỗi thời, không bắt kịp với đòi hỏi của cuộc sống. Việc áp
dụng án lệ trong các phán quyết của Tòa án chính là phương thức hiệu quả để
khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, bảo đảm việc áp dụng pháp luật
thống nhất trong xét xử, tạo tính ổn định, minh bạch và tiên liệu được trong
các phán quyết của Tòa án, qua đó có tác dụng hướng dẫn các hành vi ứng xử

không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối với mỗi người dân và cả
cộng đồng xã hội. Tại khoản 2 Điều 4, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy
định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có
điều luật để áp dụng”. Đối với loại việc này, án lệ được quy định là một trong
những căn cứ mà Tòa án có thể áp dụng để giải quyết vụ việc.
Theo tinh thần đổi mới của Hiến pháp năm 2013 và các quy định của
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, vấn đề thừa nhận, phát triển và áp
dụng án lệ ở Việt Nam trở thành một nhiệm vụ, trọng trách cơ bản của hệ
thống Tòa án. Đồng thời, thừa nhận án lệ góp phần phát huy những giá trị tích
cực nhiều mặt, không chỉ trong thực tiễn xét xử mà còn làm cho hệ thống
pháp luật Việt Nam có tính minh bạch, thống nhất, đa dạng về nguồn, và chắc
chắn. Gần đây, những nghiên cứu pháp lý ở châu Âu cho thấy, thừa nhận việc
áp dụng án lệ sẽ tránh cho hệ thống Tòa án rơi vào tình trạng tùy tiện và
không thống nhất khi áp dụng pháp luật. Bởi vậy, thừa nhận và phát triển án
lệ ở Việt Nam cũng nằm trong xu hướng tiến bộ của nền tư pháp thế giới nói
chung và trong cải cách hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng. Án
lệ sẽ góp phần để Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm sự thống nhất áp dụng
pháp luật trong xét xử theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Tuy nhiên, xây dựng, phát triển và áp dụng án lệ trong xét xử của Tòa
án ở Việt Nam hiện nay là hoạt động hoàn toàn mới, vì thế, trong quá trình
này, sự tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước khác là điều không thể
thiếu, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Đó
chính là lý do để em chọn đề tài “Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ


10

(Common Law), châu Âu lục địa (Civil Law) và kinh nghiệm cho Việt Nam
hiện nay” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình.
2.


Tình hình nghiên cứu đề tài

Án lệ là đề tài được rất nhiểu học giả trong nước và quốc tế khai thác,
nghiên cứu trên các góc độ khác nhau. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về án lệ trên thế giới như:
-

“Precedent and the Law” tạm dịch “Án lệ và pháp luật” của tác

giả Ewwoud Hondius được đăng trên Tạp chí luật học so sánh Electronic
Journal of Comparative Law, vol. 11.3 (December 2007),
-

“Judicial precedents in Civil Law systems: A dynamic analysis”

tạm dịch “Án lệ tòa án trong hệ thống dân luật: Một nghiên cứu động” của hai
tác giả Vincy Fon thuộc Khoa Kinh tế học, Trường đại học George
Washington University, United States và Francesco Parisi của Trường đại học
University of Minnesota, School of Law, United States được đăng trên
International Review of Law and Economics 26 (2006) 519–535
( />-

“The Sources of Law and the Value of Precedent: A

Comparative and Empirical Study of a Civil Law State in a Common Law
Nation”, tạm dịch “Nguồn luật và giá trị của Án lệ: Một nghiên cứu so sánh
và thực tiễn của Bang dân luật trong một quốc gia thông luật”của tác giả
Mary Garvey Algero đăng trên tạp chí Lousiana Law Review Volume
65/Number 2, Winter 2005.

( />=lalrev)
-

“Precedent in the Civil and Common Law Traditions - New

England Law”, tạm dịch “Án lệ trong hệ thống dân luật và thông luật - Luật
New England ” của tác giả Franzek, Trường đại học New England School of


11

Law

được

đăng

trên

website:

/>-

“Rwanda’s Transition from Civil to Common Law” tạm dịch

“Thời kỳ quá độ của Ru an đa từ dân luật sang thông luật” của tác giả Prof.
William E. Kosar, cố vấn pháp lý cao cấp của UNDP được đăng trên tạp chí
The

Globtrotter,


Volume

16,

No.3



July

2013

/>-

“Precedent in Civil Law and International Law: An Overview”,

tạm dịch “Tổng quan về án lệ trong dân luật và luật quốc tế” của tác giả
Muhammad Munir, Giáo sư, Chủ nhiệm Khoa Luật, International Islamic
University, Islamabad, được đăng tải trên SSRN Electronic Journal · March
2011
/>w_and_International_Law_An_Overview
Bên cạnh đó, đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu của các học giả
trong nước đề cập đến án lệ, đặc biệt là từ khi Bộ Chính trị có chủ trương về
việc thừa nhận và "phát triển án lệ". Có thể kể đến một số công trình sau:
-

"Nguồn gốc án lệ và thực chất vấn đề án lệ ở Việt Nam" của

Nguyễn Tấn Dũng, đăng trên trang Thông tin pháp luật dân sự, ngày

14/6/2008; />-

Loạt bài viết của Vi Trần - Thanh Tùng về vấn đề "Có nên xử

theo án lệ", Tạp chí Pháp luật: Bài 1 -"Án lệ - những điều chưa biết", đăng
ngày 27/9/2010; Bài 2 - "Án lệ - Người ủng hộ, người phản đối", đăng ngày
28/9/2010, Bài 3 - "Án lệ - Lấp lỗ hổng pháp luật", đăng ngày 29/09/2010;
Bài 4 - "Sửa luật để công nhận án lệ", đăng ngày 30/09/2010; Bài 5 - "Cần
một lộ trình", đăng ngày 01/10/2010;
-

Bài viết của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích đăng trên trang website:

elaw.cafeluat.com, ngày 6/01/2011: "Án lệ và sự du nhập nó vào Việt Nam";


12

-

Bài viết của Tiến sĩ Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự

TANDTC trên Tạp chí Pháp luật, ngày 05/10/2010: "Có nên xử theo án lệ? phải sửa đổi cả hệ thống pháp luật";
-

Bài viết của Luật sư - Tiến sĩ Phan Đăng Thanh trên Tạp chí

Pháp luật ngày 06/10/2010: "Án lệ, nhu cầu tất yếu!";
-


Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiện, Phó Trưởng Ban chỉ đạo

cải cách tư pháp Trung ương trên Tạp chí Pháp luật, ngày 07/10/2010: "Chưa
sửa luật, vẫn có thể phát triển án lệ";
-

Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Nam “Lý luận

và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp
Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2011;
-

Bài viết của tiến sĩ Nguyễn Văn Nam trên Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp, số 6 (191) tháng 3/2011: "Án lệ trong hệ thống Civil Law các nước
Pháp, Đức, và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam";
-

Luận văn của Thạc sĩ Hoàng Mạnh Hùng “Án lệ trong hệ thống

các loại nguồn pháp luật” Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013;
/>-

Luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thu Trang “Vai trò của án lệ và

thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam” Khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2014;
Ngoài ra còn có hàng loạt các bài viết về án lệ khác như:
-


“Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam” của hai tác giả Dương Bích

Ngọc và Nguyễn Thị Thúy đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2009;
-

“Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đỗ Thanh Tùng

– ThS Luật học, Giảng viên khoa Luật Hành chính, Trường đại học Luật Tp
Hồ

Chí

Minh

được

đăng

trên

/>Trường đại học Kiểm sát Hà Nội;

website:
của


13

-


“Án lệ ở các nước – Bài 2: Trí tuệ thẩm phán thành luật” được

đăng tải trên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: />-

Trương Hòa Bình (2012), (Chủ nhiệm), “Triển khai án lệ vào

công tác xét xử của Tòa án Việt Nam”, Công trình nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, v.v.
Những bài viết này phản ánh từng góc độ của án lệ hoặc lý giải vấn đề
lý luận hoặc thực tiễn áp dụng án lệ ở các quốc gia trên thế giới; cũng có
nhiều bài viết về các biến thể của án lệ trên thực tiễn xét xử của Việt Nam...
Các bài viết và các công trình nghiên cứu này đã phần nào có cách tiếp cận và
nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và tương đối toàn diện về án lệ trong
hai hệ thống pháp luật lớn trên mà điển hình tại một số quốc gia để chỉ ra
được một số tương đồng cũng như những điểm khác biệt của án lệ trong hệ
thống nguồn pháp luật, tuy nhiên, các bài viết này cũng như chưa làm rõ nét
hoặc chỉ ra chưa đầy đủ những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham
khảo để áp dụng án lệ từ các hệ thống pháp luật đó. Do đó, tác giả tiếp tục mở
rộng nghiên cứu này và việc nghiên cứu đề tài "Án lệ trong hệ thống pháp
luật Anh – Mỹ (Common Law), châu Âu (Civil Law) lục địa và kinh nghiệm
cho Việt Nam hiện nay” là không trùng lặp với các đề tài khác.
3.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những công trình và kế thừa những
gía trị cơ bản, quan trọng về lý luận và thực tiễn của án lệ trong hệ thống
thông luật và pháp luật thành văn để tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt trong nhận thức và thực tiễn áp dụng án lệ ở hai hệ thống này, đồng thời

tìm hiểu những kinh nghiệm có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và áp
dụng án lệ ở Việt Nam.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những bài học kinh nghiệm từ
nhận thức và thực tiễn sử dụng án lệ ở các nước thuộc hai hệ thống pháp luật


14

Anh – Mỹ và châu Âu lục địa để tham khảo, vận dụng trong quá trình xây
dựng, phát triển và áp dụng án lệ ở nước ta.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Một là, làm sáng tỏ số một khái niệm án lệ và một số điểm tương đồng
cũng như điểm khác biệt trong nhận thức và thực tiễn sử dụng án lệ ở một số
nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ và châu Âu lục địa.
Hai là, tìm ra những bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng và áo dụng
án lệ ở các nước thuộc hai hệ thống pháp luật trên có thể tham khảo, vận dụng
trong quá trình xây dựng, phát triển và áp dụng án lệ ở nước ta hiện nay.
Ba là, xem xét việc xây dựng và áp dụng án lệ ở Việt Nam, chỉ ra
những gợi mở cho Việt Nam từ kinh nghiệm sử dụng án lệ ở các nước thuộc
hai hệ thống pháp luật Anh – Mỹ và châu Âu lục địa.
5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy

vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và đường lối, chính sách của Đảng
cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu liên ngành cũng
như các tri thức của khoa học pháp lý hiện đại cũng được vận dụng để nghiên
cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài
chủ yếu gồm: phân tích, tổng hợp, tư duy logic, lịch sử cụ thể, đặc biệt là
phương pháp so sánh.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý
luận và thực tiễn về án lệ ở một số nước trên thế giới. Do vậy, luận văn có thể
cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy luật học cũng như
cho các nhà hoạt động thực tiễn mà đặc biệt cho Tòa án trong quá trình xây
dựng, phát triển và áp dụng án lệ ở nước ta.


15

7.

Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn gồm phần Mở đầu và 2 chương:
Chương I. Án lệ trong hai hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, châu Âu lục
địa – nhận thức, thực tiễn áp dụng và bài học kinh nghiệm
Chương II. Án lệ ở Việt Nam với việc vận dụng kinh nghiệm từ hệ
thống pháp luật Anh - Mỹ và châu Âu lục địa


Chương I
ÁN LỆ TRONG HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH – MỸ
VÀ CHÂU ÂU LỤC ĐỊA – NHẬN THỨC, THỰC TIỄN ÁP DỤNG
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM


16

1.1.

Khái niệm và một số giá trị của án lệ

1.1.1. Khái niệm án lệ
Dưới góc độ khoa học pháp lý đã được nhiều quốc gia trên thế giới thừa
nhận và thực hiện. Án lệ được hiểu là những bản án, quyết định đã được Tòa
án tuyên ra trước đây để giải quyết những sự việc cụ thể trên thực tế. Những
phán quyết, bản án này sau đó được ghi nhận trong các tập san án lệ, các báo
cáo tổng hợp án lệ… đó chính là một căn cứ quan trọng để phán quyết, bản án
đó trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để tòa sử dụng trong xét xử nhằm
đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó. Cơ
bản để một bản án, quyết định của Tòa án trở thành án lệ là nó phải có tính
khuôn mẫu, có khả năng áp dụng lại sau này để làm cơ sở cho việc xét xử đối
với những trường hợp chưa có pháp luật điều chỉnh hoặc có, nhưng không
phù hợp với thực tiễn.
Việc tổng hợp, ban hành, quy định về quy chuẩn của những bản án,
phán quyết được phép làm án lệ ở nhiều nước trên thế giới gắn với hoạt động
lập pháp, nó gần như là một quá trình làm luật của Tòa án, theo những trình tự
thủ tục cụ thể, chặt chẽ từ ban hành các nguyên tắc chọn lựa, quá trình chọn
lựa tới việc công nhận và cho áp dụng trên thực tế.
Như vậy, để hiểu một cách đơn giản nhất, án lệ là bản án, quyết định đã

được Tòa án tuyên và sau đó được Tòa tối cao hoặc một cơ quan có thẩm
quyền ghi nhận, công bố theo các nguồn án lệ dựa vào các nguyên tắc nhất
định, từ đấy gọi là án lệ. Các vụ việc sau có tính chất tương tự có thể áp dụng
án lệ này để tham khảo hoặc thậm chí là để đưa ra phán quyết, có giá trị tương
tự như quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào khác đang tồn tại.
Trong các công trình nghiên cứu và giáo trình lý luận về nhà nước và
pháp luật, thuật ngữ “án lệ” được đề cập đến vừa với tư cách là một hình thức
tồn tại của pháp luật, vừa với tư cách là một loại nguồn luật. Thực ra, án lệ là
một dạng biểu hiện của tiền lệ pháp. Nếu hiểu tiền lệ pháp nói chung là những
phán quyết của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể


17

được Nhà nước thừa nhận làm mẫu để giải quyết các vụ việc có nội dung
hoặc tình tiết tương tự xảy ra về sau thì án lệ chính là phán quyết của các cơ
quan tài phán (như tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp hay trọng tài
trong các tranh chấp thương mại…) có tính chất mẫu mực được Nhà nước
thừa nhận để giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự xảy ra trong tương
lai.
Nói chung, cách hiểu về án lệ cơ bản là như vậy nhưng cũng có một vài
cách trình bày khác. Chẳng hạn, “án lệ là bản án hay quyết định của tòa án, nó
tạo lập quy tắc hoặc căn cứ pháp lý đáng tin cậy cho việc quyết định các vụ
việc tương tự trong tương lai. Về mặt lý luận thì án lệ có những yếu tố có thể
làm cho một bản án trở thành căn cứ cho các quyết định sau này của tòa án là
những tình tiết thực tế, sự kiện giống nhau hoặc nếu sự kiện khác nhau thì
những nguyên tắc được áp dụng trong vụ án đầu tiên có thể được áp dụng đối
với nhiều sự kiện khác nhau”1.
Nguyên tắc chung khi sử dụng án lệ xuất phát từ quan điểm của
Aristole là các vụ việc giống nhau thì phải được giải quyết như nhau. Quan

điểm này có lẽ được xuất phát từ lẽ công bằng mà ra và nó cũng trở thành nền
tảng cơ bản cho sự tồn tại các lập luận về án lệ nói chung chứ không riêng cho
hệ thống pháp luật Common Law hay Civil Law. Do vậy, dù cho giữa các hệ
thống pháp luật có mức độ sử dụng cũng như đánh giá về vai trò án lệ khác
nhau nhưng tinh thần của án lệ được hiểu là tương đối thống nhất.
Trong tiếng Anh, án lệ là "precedent”, thuật ngữ này phát sinh từ hệ
thống thông luật (common law) với hệ thống quan điểm lý luận pháp lý khác
biệt hẳn với hệ thống dân luật (civil law). Vì vậy, án lệ sẽ không dễ dàng để
được tiếp nhận đối với các luật gia, nhà nghiên cứu ở các nước thuộc hệ thống
dân luật.

1 Bryanth A Garner, Black’s Law Dictionary, seventh Edition, West Group ST, PUAL, MINN, 1999, t.1195.


18

Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: (1) Án lệ là việc
làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình
xét xử; (2) Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho
những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này ”.
Án lệ có một số đặc điểm nổi bật là:
Thứ nhất, án lệ do tòa án tạo ra trong quá trình xét xử nên nguồn luật án
lệ còn được gọi là luật được hình thành từ vụ việc ("case law”) hay luật do
thẩm phán ban hành ("judge make law”).
Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới nghĩa là đây là quy
tắc (ratio) chưa có trước đó. Một số người nghĩ rằng, vì án lệ được tạo ra bằng
con đường tòa án thông qua các vụ việc nên sẽ rất nhiều và mang tính hỗn
độn. Thật ra, không phải khi tòa án xét xử bất kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra
án lệ. Thông thường, khi có một việc tranh chấp tại tòa thì các thẩm phán
cũng như các luật sư sẽ quan tâm đến hai vấn đề: (i) Vấn đề sự kiện

(questions of facts); (ii) Vấn đề pháp lý (questions of law). Đối với các vụ
việc đơn thuần chỉ liên quan đến việc xác định tính chất pháp lý của sự kiện
(questions of facts) và đã có quy định trong văn bản pháp luật hay tiền lệ
trước đó để áp dụng, tòa án không tạo ra án lệ khi giải quyết các vụ việc này.
Rất ít các vụ việc liên quan đến vấn đề pháp lý (questions of law) cần giải
quyết bằng pháp luật mà chưa có quy tắc tiền lệ. Khi này tòa án mới tạo ra án
lệ khi giải quyết những vụ việc này.
Thứ ba, kỹ thuật xây dựng và vận hành án lệ dựa vào yếu tố tương tự.
Xuất phát từ tư tưởng công bằng của nhà triết học Aristote là "Các trường hợp
giống nhau phải được xử lý như nhau” (Like cases must be decided alike), các
luật gia thông luật sử dụng triệt để cách thức này để xây dựng và áp dụng án
lệ.
1.1.2. Một số giá trị của án lệ
Những phân tích trên đây cho thấy, án lệ có một số giá trị cơ bản cần
được tiếp nhận và phát triển như sau:


19

Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao. Điều này có nghĩa là dựa vào
thực tiễn, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực
tế chứ không phải giải quyết vấn đề bằng các lý thuyết chung chung trừu
tượng. Tính thực tiễn của án lệ biểu hiện như sau: (i) Các lý lẽ tạo ra án lệ
mang tính nhân tạo gắn với các sự kiện đã xảy ra trên thực tế chứ không phải
mang tính tự nhiên; (ii) Các luật gia cố gắng giải thích tinh thần của pháp luật
hơn là hình thức từ ngữ của pháp luật. Cụ thể:
(i) Quan niệm về lý lẽ hay các quy tắc án lệ mang tính chất nhân tạo
chứ không phải là các lý lẽ mang tính tự nhiên. Nghĩa là các lý lẽ hay các quy
tắc án lệ không phải sẵn có mà con người phải nghiên cứu, quan sát lâu dài
thông qua quá trình tích lũy kinh nghiệm trong thực tế đời sống. Về mặt lịch

sử, hệ thống thông luật được hình thành từ hai yếu tố là tập quán (custom) và
lý lẽ (reason). Nguồn gốc án lệ ở Anh được hình thành từ các tập quán, ban
đầu là các tập quán địa phương và sau đó được các thẩm phán chọn lọc, bổ
sung thành pháp luật chung cho toàn vương quốc Anh. Vì vậy, án lệ vừa gần
với thực tế đời sống, vừa mang tính khách quan. Các thẩm phán đi tìm những
giải pháp để giải quyết những vấn đề cụ thể hơn là đưa ra những lý lẽ theo
kiểu lý thuyết suông từ góc nhìn của đạo đức. Vì vậy, thẩm phán là người làm
công việc thực tế chứ không phải là các triết gia hay là các nhà lý luận.
(ii) Các quy tắc án lệ được gọi là các quy tắc không thành văn. Các luật
gia của hệ thống thông luật cho rằng, luật do nghị viện làm ra mang tính gián
tiếp và cứng nhắc. Khi giải quyết vụ việc thẩm phán cần phải nắm tinh thần
của các quy phạm và phải tìm kiếm ý định của nhà lập pháp. Vì vậy, thuật
ngữ quy phạm pháp luật (legal rule) xa lạ với các luật gia của thông luật, vì họ
cho rằng các quy phạm pháp luật được diễn đạt bằng câu chữ càng rõ ràng,
chặt chẽ sẽ càng làm cho nó cứng nhắc, khô khan. Pháp luật là công cụ giải
quyết vấn đề của thực tế chứ không thuần túy là vấn đề của sự tranh luận về
mặt lý luận hay đạo đức. Vì vậy, nếu thu nhỏ hệ thống luật pháp bằng các quy
tắc, tập quán nào đó rồi đưa vào trong các bộ luật hay các văn bản quy phạm


20

pháp luật thì vô hình chung sẽ làm cho pháp luật "chết”. Các luật gia thông
luật cho rằng, luật pháp không thể hoàn hảo để giải quyết cho mọi truờng hợp
trong tuơng lai. Vì vậy, các quy tắc được tạo ra tồn tại trong các bản án trong
quá khứ chỉ là những khuôn mẫu, mô hình tiền lệ. Các thẩm phán hiện tại
phải tìm kiếm giải pháp hợp lý nhất cho vụ việc mình xử lý trên cơ sở cái tiền
lệ đã có. Cho nên các quy tắc (ratios) trong pháp luật thông luật được coi là
"implicit rules’, nghĩa là các quy tắc ngầm định. Bacon đã viết: "not make the
law from the rules, but to make the rules from the existing law that is, the

body of argued opinions and decisions’ - tạm dịch: "không làm ra luật từ
những quy tắc, mà đưa ra những quy tắc từ luật có sẵn, là toàn bộ những quan
điểm và quyết định đã được tranh luận”2. Điều này lý giải tại sao nguồn luật
án lệ được gọi là luật không thành văn. Qua đó cho thấy, các luật gia của
thông luật không đi tìm hình thức tồn tại bằng từ ngữ cho các quy tắc xử sự
mà dường như đi tìm nội dung, tinh thần của luật trong các phán quyết tư
pháp truớc đó. Đồng thời nguồn luật án lệ cũng thể hiện tính mềm dẻo, linh
hoạt hơn so với nguồn luật văn bản pháp luật.
Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một
cách nhanh chóng và kịp thời. Đời sống xã hội luôn luôn vận động và phát
triển không ngừng trong khi các quy phạm trong các văn bản pháp luật mang
tính ổn định, dẫn đến hệ quả là luật pháp có thể lạc hậu hay có thể thiếu hụt để
giải quyết các vấn đề rất đa dạng và phức tạp của cuộc sống và pháp luật
không thể lường hết trước được. Để khắc phục tình trạng này, các luật gia dân
luật tìm đến những nguồn bổ trợ khác như áp dụng tập quán hoặc sử dụng án
lệ. Các án lệ ở các nước dân luật được hình thành chủ yếu thông qua con
đường giải thích pháp luật của tòa án tối cao. Khi giải thích pháp luật trong
những trường hợp chưa có quy phạm thành văn điều chỉnh, các thẩm phán
2 Rene David, người dịch: Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Đức Lam, Những hệ thống pháp luật chính trong Thế
giới đương đại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 103


21

dựa vào các nguyên tắc nhất định. Ví dụ, các thẩm phán Pháp dựa vào công lý
và lý trí, các thẩm phán Đức thì sử dụng cách thức vô hiệu các quy định cụ
thể bằng nguyên tắc chung, các thẩm phán ở các nước Bắc Âu sử dụng quy
tắc: "Luật có hại không phải là luật”. Mặc dù, ở mỗi quốc gia có các cách thức
khác nhau để khắc phục lỗ hổng pháp luật nhưng suy cho cùng cũng phản ánh
vai trò làm luật của tòa án. Trong những truờng hợp này, các bên tranh chấp

hay thẩm phán không thể chờ nghị viện bổ sung hay sửa đổi pháp luật. Tương
tự vậy, ở các nước thông luật, bản thân các quy tắc án lệ là không thể đầy đủ
hoặc hợp lý để giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh trong xã hội. Các
thẩm phán cũng phải tìm kiếm các lý lẽ hợp lý để sửa đổi, bổ sung các quy tắc
án lệ hiện có. Tuy nhiên, khi các thẩm phán thực hiện công việc này sẽ nhanh
chóng và kịp thời hơn so với nghị viện vì việc sửa đổi hoặc bổ sung các quy
tắc hiện có phải trải qua một quy trình và thủ tục lập pháp rất phức tạp.
Thứ ba, án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng. Một số người cho
rằng, án lệ được tạo ra bởi một vài thẩm phán trong hội đồng xét xử khi xử lý
một vụ việc cụ thể nên có thể dẫn đến tình trạng chủ quan, tùy tiện trong việc
tạo ra các quy tắc án lệ. Thật ra, nhận định này mới chỉ nhìn bề ngoài về
nguồn luật án lệ và hiểu không đúng về bản chất, tinh thần của học thuyết án
lệ (doctrine of stare decisis). Trước hết, một quy tắc án lệ không phải hình
thành từ một bản án cụ thể, mà nó phải được hình thành qua hàng loạt các vụ
việc tương tự về sau, bản án đầu tiên chỉ là hình mẫu phác thảo lên một quy
tắc án lệ. Vì vậy, một quy tắc án lệ trong pháp luật thông luật không có tác
giả, không có bản quyền cho bất kỳ thẩm phán nào. Hai là, quy tắc án lệ trong
pháp luật thông luật là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận
lâu dài. Sự tranh luận được thể hiện thông qua sự tranh luận giữa bên nguyên
và bên bị trong vụ việc, giữa các thẩm phán trong hội đồng xét xử, giữa các
thẩm phán sau với các thẩm phán trước đó khi họ vận dụng lý lẽ của các phán
quyết trước đó. Ba là, quy tắc án lệ phải được thừa nhận là giá trị chung
(common value) hay là lý lẽ chung (common reason). Khi có các trường hợp


22

mới phát sinh nhưng chưa có giải pháp cho các trường hợp này hoặc nếu lấy
các quy tắc đang tồn tại áp dụng cho các trường hợp này sẽ không đem lại
một kết quả công bằng như mong đợi.

Nếu vậy, các thẩm phán phải đi tìm giải pháp pháp lý mới, nhưng liệu
rằng có nguy cơ các thẩm phán có thể tự định ra những tiêu chuẩn, những giá
trị riêng mà các bên tranh chấp phải phục tùng và cả xã hội phải thừa nhận và
vì vậy, thẩm quyền làm luật của tòa án sẽ không có một giới hạn nào cả?
Thực chất, thẩm quyền làm luật của tòa án bị ràng buộc bởi các quy phạm
pháp luật thành văn và các quy tắc án lệ được tạo ra trước đó. Mặt khác, phán
quyết của tòa án phải phù hợp với các giá trị hiện hành của xã hội và phải
được xã hội chấp nhận. Đối với quyết định của tòa án trong những trường hợp
này, không chỉ bản thân các thẩm phán cảm thấy rằng nó là hợp lẽ công bằng
mà các bên tranh chấp trong vụ việc và cả xã hội cũng phải thừa nhận tính
hợp lý của nó. Giá trị của án lệ đã được thử thách qua thời gian và đã được
chứng minh trên thực tế với sự mở rộng ở chính mỗi hệ thống pháp luật đã áp
dụng nó cũng như có sự tiếp nhận ở các hệ thống pháp luật chưa có truyền
thống này.
Với những ý nghĩa đó, án lệ ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trong
đời sống pháp lý hiện đại và cần được tiếp cận như một nguồn luật không thể
thiếu ở bất cứ quốc gia nào trong thế giới hội nhập ngày nay, trong đó có Việt
Nam.
1.2.

Nhận thức và áp dụng án lệ trong hai hệ thống pháp luật

Anh – Mỹ và châu Âu lục địa.
1.2.1. Điểm chung trong nhận thức và áp dụng án lệ ở hai hệ thống
pháp luật Common Law và Civil Law
1.2.1.1. Về cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hình thành án lệ
Ở hệ thống pháp luật chung (Common Law), để hình thành nên án lệ
thì bắt đầu cũng giống như việc xây dựng luật thành văn của châu Âu lục địa
là đều dựa vào tập quán và những tư tưởng pháp lý nhất định để hình thành



23

những căn cứ cho các lập luận để hình thành các nguồn này. Điều này cũng
không loại trừ việc xây dựng nên các án lệ cũng cần thiết phải dựa trên cơ sở
những nguyên tắc được hình thành từ những yếu tố căn bản đó ở các nước
trong hệ thống pháp luật Civil Law. Do vậy, dù muốn hay không thì các nhà
lý luận cũng như thực tiễn đều phải thừa nhận những gì là hợp lý, phổ biến và
được xác định là giá trị chung, phổ biến của nhân loại. Sự phát triển của khoa
học pháp lý đã làm hình thành nên các trường phái khoa học. Nhiều quan
điểm khoa học đã được chứng minh trên thực tế khi áp dụng. Cả hai hệ thống
pháp luật Common Law và Civil Law đều tiếp nhận những giá trị mà khoa
học pháp lý đem lại, đồng thời tiếp nhận những giá trị đã trở thành phổ biến
của nhau.
Có một điểm quan trọng là án lệ đều hình thành từ nhu cầu giải quyết
các tình huống pháp lý do đòi hỏi từ chính cuộc sống sinh động và phức tạp
diễn ra trên thực tế. Không thể phủ nhận rằng các quan hệ xã hội diễn ra ngày
càng trở nên nhanh hơn, nhiều hơn và cũng phức tạp hơn. Cho dù các nhà làm
luật đã có rất nhiều cố gắng trong việc tiên lượng các tình huống pháp lý có
thể xảy ra trên thực tế nhằm đưa ra những cách giải quyết phù hợp, nhưng
chính thực tiễn phong phú, đa dạng và phức tạp của đời sống xã hội mới là
những gợi ý cụ thể về cách giải quyết thực tế nhất phù hợp với nó. Xã hội
càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu điều chỉnh các quan hệ trong xã hội đó
càng đa dạng bấy nhiêu. Cả hai hệ thống pháp luật này đều được hình thành
trên cơ sở xã hội đã phát triển khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự và
thương mại. Những phương thức sống, phương thức giao tiếp, cách thức giải
quyết các quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên phong phú
mà các nhà làm luật không bao giờ có thể đoán định được hết, điều này đã
làm nảy sinh yêu cầu tìm ra những giải pháp pháp lý đối với nhà chức trách.
Vì vậy, dù cho hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law có sự khác biệt

đủ để phân biệt thành hai hệ thống tương đối riêng biệt với những đặc trưng
riêng thì cũng không thể tránh được các yêu cầu này. Chính vì vậy, án lệ vừa


24

trở thành một giải pháp trực tiếp để giải quyết các vấn để của đời sống luôn
biến động, vừa trở thành giải pháp pháp lý để giải quyết các vụ việc khác có
thể tiếp tục xảy ra.
1.2.1.2. Về thẩm quyền tạo ra án lệ
Án lệ phải được tạo ra bởi các tòa án có thẩm quyền cao. Gọi là tòa có
thẩm quyền cao ở chỗ các tòa này có thể có tên gọi khác nhau, thẩm quyền có
thể ở mức độ khác nhau nhưng chúng đều không phải là các tòa án cấp dưới
hoặc địa phương. Về nguyên tắc, các tòa án cấp dưới hoặc địa phương có
nghĩa vụ tìm hiểu, đối chiếu nội dung nhận định hay nội dung các phán quyết
theo những tình tiết của một vụ việc được tạo ra trong các bản án, các quyết
định của các tòa án cấp trên để xác định căn cứ hay cơ sở cho lập luận hoặc
phán quyết về vụ việc cần được giải quyết. Chính vì vậy, để hạn chế sự tùy
tiện trong việc tạo ra những án lệ vốn luôn được coi là những chuẩn mực và
qua đó có cơ sở nhất định để tạo nên sự thống nhất cho cả hệ thống pháp luật
thì càng ít chủ thể tạo án lệ càng tốt. Do vậy, hoạt động tạo án lệ cần phải thu
gọn và tập trung hơn cho những tòa án cấp cao hơn với trình độ cũng như uy
tín đã được thừa nhận thông qua thủ tục bổ nhiệm.
1.2.1.3. Án lệ đều được coi là nguồn luật ở cả hai hệ thống pháp luật
này
Dù được sử dụng ở mức độ khác nhau nhưng án lệ vẫn được công nhận
là những căn cứ pháp lý có giá trị nhất định đối với các hoạt động xét xử
trong thực tiễn của các tòa án. Nếu nguồn của pháp luật được xác định là
những gì chứa đựng căn cứ cho các hành vi pháp lý, nhất là hành vi của các
cơ quan tư pháp, thì án lệ chính là một loại nguồn của pháp luật.

Thực tế cho thấy, án lệ được các thẩm phán ở các nước thuộc hệ thống
pháp luật Common Law như Anh, Mỹ, Austraylia… viện dẫn để giải quyết
một vụ việc cụ thể nào đó được coi là căn cứ pháp lý bắt buộc, có giá trị ràng
buộc khi ra phán quyết đối với vụ việc mới được xác định là tương tự với vụ
việc đã được giải quyết theo phán quyết trước. Nó được gắn với nguyên tắc


25

“stare decisis” với ý nghĩa là bắt buộc phải theo phán quyết đã có từ trước đối
với vụ việc tương tự về sau.
Trong khi đó, tuy không thường xuyên áp dụng án lệ song các thẩm
phán ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law) khi có
tình huống pháp lý cần được giải quyết nhưng do sự khiếm khuyết của pháp
luật thành văn (thiếu quy định, quy định không rõ ràng hoặc không thống nhất
đối với một vụ việc cụ thể) cũng tìm đến các án lệ để tìm ra giải pháp pháp lý
nhằm thỏa mãn yêu cầu giải quyết vụ việc cụ thể đó.
1.2.1.4. Án lệ được hình thành để khắc phục những khiếm khuyết của
hệ thống pháp luật thành văn.
Dù hoàn thiện ở mức độ nào thì pháp luật thành văn vẫn có sự khiếm
khuyết nhất định. Sự khiếm khuyết đó thường được thể hiện ở hai dạng. Thứ
nhất, đó là chưa lường trước được những tình huống thực tế có thể diễn ra.
Thứ hai, các quy định trong hệ thống pháp luật thành văn chưa cụ thể, rõ ràng
và trong một số trường hợp còn mâu thuẫn, xung đột làm phá vỡ sự thống
nhất của toàn hệ thống pháp luật.
Trong thực tế, do sự chủ quan của chính nhà làm luật hoặc vì những lý
do khách quan phát sinh từ đời sống mà nhà làm luật dù muốn và có cố gắng
cũng không thể dự liệu được hết các tình huống có thể xảy ra trên thực tế. Hệ
thống pháp luật thành văn tuy đã được hình thành khá sớm ở các nền văn
minh có chữ viết nhưng những khiếm khuyết của chúng cũng vẫn xảy ra trong

thực tế do sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế, xã hội. Không thể
phủ nhận những giá trị to lớn của pháp luật thành văn mang lại cho văn minh
nhân loại nhưng đối với các nhà hoạt động thực tiễn, gần như không bao giờ
pháp luật thành văn có thể đáp ứng đủ yêu cầu giải quyết các vụ việc hay
những tình huống mới phát sinh. Đứng trước yêu cầu cần giải quyết nhanh
chóng các tình huống này, pháp luật thành văn đã không thể đáp ứng được và
chính vì vậy, các phán quyết trực tiếp giải quyết vụ việc được hình thành.
Không phải phán quyết nào trong các trường hợp này cũng có thể trở thành án


×