Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - CHƯƠNG 2 ĐIỂM QUA LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NƯỚC KHOÁNG VÀ NƯỚC NÓNG Ở VIỆT NAM pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.71 KB, 7 trang )

Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
CHƯƠNG 2
ĐIỂM QUA LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
NƯỚC KHOÁNG VÀ NƯỚC NÓNG Ở VIỆT NAM
Nước khoáng - nước nóng như một loại "thuốc chữa bệnh" thiên nhiên
ở nước ta đã được biết đến và sử dụng một cách tự phát trong dân gian
từ lâu đời, nhưng những văn liệu chính thức, có lẽ là đầu tiên, về 2
nguồn nước nóng thuộc tỉnh Bình Định và Phú Yên ngày nay thì mới
được tìm thấy trong tập "Phủ biên tạp lục" do nhà bác học Lê Qúy Đôn
biên soạn vào năm 1776 [24]. Tiếp theo, trong bộ "Đại Nam nhất thống
chí" do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn (1865 -1882) cũng thấy
liệt kê 14 nguồn nước nóng được phát hiện từ Quảng Bình đến Khánh
Hòa mà phần lớn vẫn tồn tại đến ngày nay [10]. Tuy nhiên đó chỉ là
những điều ghi chép sơ sài, chưa thể xem là công trình nghiên cứu khoa
học. Do vậy phải đợi đến năm 1895, với công trình điều tra sớm nhất
về nguồn nước nóng Phước Bình (nay là nguồn Phúc Thọ) thuộc tỉnh
Quảng Nam do C.Madrolle thực hiện, có lấy mẫu phân tích lý - hoá của
nước khá tỉ mỉ [27] thì lịch sử nghiên cứu NKNN ở nước ta mới thực
sự bắt đầu. Sau đó hơn 3 thập kỷ đầu của thế kỷ này, người Pháp đã lần
lượt công bố nhiều công trình nghiên cứu về địa lý, địa chất Đông
Dương, trong đó có mô tả với mức độ khác nhau về các nguồn NKNN.
Cũng có một số bài chuyên khảo về NKNN, đáng kể nhất là các công
trình của G.Lambert, F.Blondel, C.Madrolle, A.Sallet, M.Autret.
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
Năm 1910, G. Lambert đã tiến hành nghiên cứu nguồn NK Vĩnh Hảo,
đưa ra những đánh giá cao về tác dụng chữa bệnh của nguồn nước này
[21]. Vào những năm 1923-1926 C. Madrolle đã công bố 2 quyển sách
quan trọng "Miền Bắc Đông Dương" [26] và "Miền Nam Đông Dương"
[27], trong đó thống kê và mô tả 21 nguồn NKNN trên toàn cõi Đông
Dương (19 nguồn thuộc lãnh thổ Việt Nam). Đến năm 1931 ông lại cho
ra đời một tập chuyên khảo "Khí hậu học, các nguồn nước nóng ở


Đông Dương" [28], bổ sung thêm nhiều điểm mới phát hiện, nâng tổng
số nguồn NKNN toàn Đông Dương lên đến 85 nguồn (riêng Việt Nam
có 57 nguồn).
Năm 1928 có 2 công trình lớn được công bố đồng thời, đó là bài "Về
các nguồn nước khoáng nóng của xứ An Nam" của A. Sallet [43] và bài
"Ghi chép về các nguồn nước nóng và nước khoáng ở Đông Dương"
của F. Blondel [3]. Trong bài thứ 2 này tác giả đã thống kê 77 nguồn
NKNN ở Đông Dương (Việt Nam có 56 nguồn), trong đó có 16 nguồn
được mô tả khá chi tiết với các số liệu về nhiệt độ, cặn sấy khô và một
số hợp chất quan trọng, phân loại chúng thành 6 nhóm, khá phù hợp
với những kết quả nghiên cứu ngày nay. Năm 1941 lại có thêm một
công trình quan trọng nữa "Các nguồn nước nóng và nước khoáng ở
Bắc Kỳ" của M. Autret [2], trong đó dựa trên kết quả phân tích khá
toàn diện thành phần hoá học của 43 nguồn NKNN ở Bắc Kỳ, ông đã
phân loại chúng thành 6 kiểu, mô tả khá chi tiết từng kiểu và từng
nguồn tiêu biểu. Công trình này là một đóng góp quan trọng vào việc
nghiên cứu tài nguyên NKNN của nước ta cho tới thời điểm đó. Cũng
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
cần kể đến một công trình nghiên cứu của một người Việt Nam đầu tiên
- bác sĩ Lê Khắc Quyền - về nguồn NK Bản Cải (Yên Bái) nhằm mục
đích chữa bệnh được công bố năm 1943 [23].
Nhìn lại những gì người Pháp đã làm trên lĩnh vực nghiên cứu NKNN
ở nước ta, có thể nói họ đã có những đóng góp có giá trị, giúp cho các
nhà khoa học Việt Nam tiếp tục kế thừa và phát triển trong thời kỳ mới.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945 đất nước ta lâm vào tình thế
chiến tranh nên phần lớn những hoạt động khoa học, kể cả việc nghiên
cứu NKNN, bị đình đốn trong một thời gian dài (1945-1954) và chỉ
được xúc tiến trở lại từ ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Trong
thời kì 1955-1975 công tác điều tra NKNN ở miền Bắc chủ yếu do
ngành địa chất tiến hành, kết hợp trong quá trình lập bản đồ địa chất,

ĐCTV và tìm kiếm dầu khí, qua đó đã phát hiện thêm nhiều nguồn
NKNN mới, đặc biệt là tìm được loại NK brom-iođ có nhiệt độ rất cao
(100-170
oC
) trong những lỗ khoan sâu ở vùng Thái Bình - Nam Định.
Cũng có những công trình nghiên cứu chuyên môn về NKNN nhằm
phục vụ yêu cầu chữa bệnh và điều dưỡng, bắt đầu từ một số nguồn có
giá trị sử dụng lớn như Kênh Gà, Mớ Đá, Mỹ Lâm, Quang Hanh, Tam
Hợp, Bản Khạng, Ba Vì, Bình Ca, Mương Luân, Tiên Lãng Một số
công trình nghiên cứu khu vực cũng đồng thời được tiến hành, đáng kể
nhất là "Báo cáo kết quả phổ tra NK miền Bắc Việt Nam" của Đoŕn 54
Tổng cục Địa chất [9], chương "Nước khoáng vùng Bắc Bộ" trong luận
án Phó tiến sĩ của Nguyễn Thượng Hùng [37], và tập "Nước khoáng"
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
của Cao Thế Dũng [5] trong bộ sách "Khoáng sản miền Bắc Việt
Nam".
ở miền Nam trong thời kỳ này việc nghiên cứu NKNN chủ yếu do nhà
địa chất Pháp H.Fontaine thực hiện. Kết quả được công bố trong "Việt
Nam địa chất khảo lục" số 4 - 1957, trong đó đã đăng ký 55 nguồn
nước, mô tả khá chi tiết đặc tính lý - hoá của từng điểm, sơ bộ phân loại
và nhận định về nguồn gốc của chúng [14]. Mấy năm sau ông còn tiếp
tục công bố kết quả nghiên cứu một số nguồn NKNN mới phát hiện
thêm [15, 16, 17].
Những điều trình bày trên cho thấy mặc dù đây là thời kỳ đất nước bị
chia cắt và trải qua chiến tranh ác liệt nhưng sự nghiệp nghiên cứu
NKNN vẫn tiến triển và đạt được những thành tựu đáng kể, đặt nền
tảng khoa học và tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuẩn bị cho sự phát
triển sau chiến tranh.
Sau khi thống nhất đất nước, công tác điều tra NKNN mới có điều kiện
phát triển mạnh mẽ trong toàn quốc với những hoạt động phong phú, đa

dạng. Về mặt điều tra khu vực, trong thời kỳ này đã xuất hiện hàng loạt
công trình quan trọng: bản đồ nước khoáng miền Tây Bắc Việt Nam do
Cao Thế Dũng và Ngô Ngọc Cát thành lập [4], bản đồ NKNN Việt
Nam (Cao Thế Dũng chủ biên) trong bộ Atlas quốc gia Việt Nam [8],
bản đồ các nguồn NK Việt Nam (tác giả Đỗ Tiến Hùng, Trần Hồng
Phú) kèm theo bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 [45], cùng các
báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu "Nước khoáng miền Bắc Việt Nam"
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
của Châu Văn Quỳnh [b], "Nước khoáng CHXHCN Việt Nam" (Cao
Thế Dũng chủ biên) [a], "Đánh giá các nguồn NK Việt Nam trên quan
điểm sử dụng vào mục đích chữa bệnh" (P.Hoppe chủ biên) [19],
"Nghiên cứu chuyển giao công nghệ khai thác và sử dụng tổng hợp NK
Việt Nam phục vụ kinh tế dân sinh" ( Ngô Ngọc Cát chủ biên) [f]; các
luận án PTS về NKNN Việt Nam của Ngô Ngọc Cát [30]. Cao Thế
Dũng [7], Nguyễn Nhân Đức [35], Châu Văn Quỳnh [9].
Cùng với ngành địa chất, ngành y tế cũng tiến hành việc nghiên cứu
NKNN về phương diện y học với những công trình có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn của Hà Như Phú [18], Đŕo Ngọc Phong [11], Lê Đěnh
Danh [22], Phạm Đěnh Thọ [40], Lưu Tê [25]
Bên cạnh những nghiên cứu khu vực kể trên cũng có một số công trình
nghiên cứu chuyên đề về NK carbonic [6], NK silic [47], NK sulfat [7,
32].
Một định hướng khoa học quan trọng: nghiên cứu nước nóng như một
nguồn năng lượng mới (địa nhiệt) đã được triển khai từ đầu những năm
80 với sự giúp đỡ của UNDP, BRGM Pháp, KRTA New Zealand [29],
Trường Địa nhiệt quốc tế Pisa Italia. Đề tài nghiên cứu địa nhiệt Việt
Nam do Võ Công Nghiệp chủ trì lần đầu tiên đã đánh giá tiềm năng địa
nhiệt, khoanh vùng triển vọng, tiến hành việc thử nghiệm sử dụng một
số nguồn nước nóng để sấy nông sản đạt kết quả khả quan, mở ra một
triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển ngành năng lượng địa nhiệt ở nước

Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
ta [h]. Việc nghiên cứu theo hướng này cũng được một số cơ quan
thuộc ngành địa chất và năng lượng tiếp tục tiến hành [c, d].
Đồng thời với việc nghiên cứu cơ bản, các đơn vị địa chất và các địa
phương, công ty cũng đã tiến hành công tác tìm kiếm - thăm dò trên 30
vùng mỏ có triển vọng nhất nhằm đưa vào khai thác sử dụng.
Điểm qua những công việc đã làm từ ngày thống nhất đất nước đến nay
ta thấy đây là thời kỳ công tác điều tra NKNN được đẩy mạnh lên một
bước đáng kể và một phần kết quả đang hoặc sẽ được sử dụng vào các
mục đích kinh tế- dân sinh.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu trên, công tác điều tra NKNN ở
nước ta còn có một số điểm hạn chế:
1. Mặc dù đã trải qua hàng thế kỷ điều tra nghiên cứu nhưng đến thời
điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa lập được một danh mục đầy đủ, chính
xác về số nguồn NKNN trong toàn quốc. Đối với số nguồn đã thống kê
thì phần lớn mới có số liệu phân tích các ion chính và một số hợp chất,
còn thành phần khí và vi nguyên tố thì chưa được phân tích hoặc mới
có một vài số liệu rời rạc. Một số loại NKNN có giá trị và có triển vọng
nhưng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống (như NK brom-iođ,
NK sulfur hyđro, NK sắt ). Một số nguồn được đưa vào bảng phân
loại ở mức giả định, dựa trên một vài số liệu nghèo nàn, có khi ngẫu
nhiên (NK phóng xạ, NK arsen ) nên chưa có cơ sở khoa học.
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
2. Đến nay chúng ta cũng chưa xây dựng được một bảng chỉ tiêu định
danh và tiêu chuẩn phân loại NKNN thống nhất, phù hợp với hoàn cảnh
thực tế nước ta nên trong công tác điều tra nghiên cứu vẫn phải dựa vào
các văn liệu nước ngoài hoặc tạm chấp nhận những đề nghị của một số
đề tài nghiên cứu trong nước, chưa có hiệu lực chính thức. Do đó việc
định danh, phân loại NKNN còn mang tính quy ước, thiếu cơ sở pháp
lý.

3. Ngay đối với những nguồn đã được điều tra chi tiết đến giai đoạn tìm
kiếm hoặc thăm dò, việc nghiên cứu chất lượng NK vẫn còn yếu, chưa
đáp ứng đầy đủ những đňi hỏi về chỉ tiêu cũng như phương pháp phân
tích, nhất là đối với những nguyên tố độc hại. Do đó những đánh giá về
ý nghĩa sử dụng và về độ an toàn vệ sinh (đối với NK đóng chai) chưa
đủ độ tin cậy cao.
4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của lĩnh vực điều tra NKNN còn nghèo nàn,
lạc hậu, nhất là trang thiết bị thí nghiệm. Đội ngũ cán bộ chuyên môn
về NKNN ít được bồi dưỡng nâng cao kiến thức.

×