Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

TRẦN THỊ THẢO

ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM
VỤ ÁN DÂN SỰ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân sự
Niên khóa: 2013 - 2017

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

TRẦN THỊ THẢO

ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM
VỤ ÁN DÂN SỰ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân sự
Niên khóa: 2013 - 2017


Người hướng dẫn khoa học: ThS. Huỳnh Quang Thuận
Người thực hiện: Trần Thị Thảo
MSSV: 1353801015360
Lớp: 45-AUF38

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Sau gần bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, em đã tích lũy được cho bản thân vốn kiến thức hữu ích cũng như khả
năng tư duy, phân tích các vấn đề pháp lý để vận dụng những kiến thức đã học vào
quá trình nghiên cứu đề tài “Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự” .
Để hồn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thànhcảm ơn các
thầy cô trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em những kiến thức
quý báu trong suốt quá trình em học tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến thầy Huỳnh Quang Thuận - giảng viên Khoa Luật Dân sự đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em cách thực hiện khố luận này. Mợt lần nữa, em xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy.
Cuối cùng, em xin cảm ơn Cô Huỳnh Thị Thu Trang và Cô Nguyễn Thị Khánh
Phương (Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế), gia đình, bạn bè
đã ủng hợ, giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu.
Em xin chân thành cám ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả, khơng
hề sao chép từ luận văn của tác giả khác. Khóa luận là kết quả của quá trình nghiên
cứu, tham khảo các nguồn tài liệu cùng với sự định hướng và hỗ trợ của Giảng viên

hướng dẫn ThS. Huỳnh Quang Thuận. Tác giả hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng
trình nghiên cứu của mình.
Người viết

Trần Thị Thảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ được viết tắt

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

BLTTDS 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

BLTTDS được sửa đổi, bổ sung
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
năm 2011
của Bộ luật Tố tụng dân sự
Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP


Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao ngày 03/12/2012 về việc
hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết
vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ
luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ
sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP
của Hợi đồng Thẩm phán Tịa án nhân
dân tối cao ngày 03/12/2012 về việc
hướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết
vụ án tại Tịa án cấp phúc thẩm” của Bợ
luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi
theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Tố tụng dân sự

HĐXX

Hội đồng xét xử

TTDS

Tố tụng dân sự


VKS

Viện kiểm sát nhân dân

XXPT

Xét xử phúc thẩm


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ ......................................................................................... 6
1.1. Khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự .................................. 6
1.2. Đặc điểm pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ............... 7
1.3. Phân biệt đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết
vụ án ở cấp phúc thẩm ............................................................................................ 9
1.4. Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong pháp luật tố
tụng dân sự của một số nước ................................................................................ 12
1.4.1. Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong pháp luật tố
tụng dân sự của Liên bang Nga ............................................................................... 12
1.4.2. Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong pháp luật tố
tụng dân sự của Cộng hòa Pháp ............................................................................. 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 16
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ ......... 17
2.1. Căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự...................................... 17
2.1.1. Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế ................................................................................................. 17
2.1.2. Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức,

cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó ................... 20
2.1.3. Người kháng cáo rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút kháng nghị ..... 22
2.1.4. Người kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng
mặt........................................................................................................................... 24
2.2. Thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ............................ 26
2.3. Hình thức của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự .................. 28
2.4. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ....... 29


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 31
CHƯƠNG 3: NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ ..................... 32
3.1. Về cách thức giải quyết trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá
nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã
bị giải thể hoặc tun bố phá sản mà khơng có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào
kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó .................................. 32
3.2. Về căn cứ người kháng cáo rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút kháng
nghị ......................................................................................................................... 37
3.3. Về căn cứ người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng
mặt .......................................................................................................................... 42
3.4. Bộ luật Tố tụng dân sự chưa quy định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
đối với trường hợp đơn kháng cáo không hợp lệ ................................................ 45
3.5. Về việc xác định thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
................................................................................................................................ 48
3.6. Về hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm khi Tịa án cấp
phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ........................................... 51
3.7. Về hình thức của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
................................................................................................................................ 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 55
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự là một thủ tục tố tụng của Tòa án cấp
phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Khi xuất hiện những căn cứ luật
định, Tòa án cấp phúc thẩm phải quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm làm chấm
dứt quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm.
Việc áp dụng thủ tục đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và làm chấm dứt quá
trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi
ích hợp pháp của các đương sự vì việc xét xử ở cấp phúc thẩm có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định bảo đảm chế độ xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm nhằm đảm bảo việc xét xử của Tịa án được chính xác và đúng
đắn. Thơng qua cấp xét xử thứ hai những vấn đề thuộc nội dung vụ án sẽ một lần
nữa được xem xét, phân tích, đánh giá kỹ càng, đấy đủ hơn đồng thời có thể kịp thời
sửa chữa những sai lầm hoặc các hành vi vi phạm pháp luật mà cấp sơ thẩm mắc
phải. Vì vậy, việc xây dựng các quy định của pháp luật về đình chỉ xét xử phúc
thẩm vụ án dân sự một cách chặt chẽ sẽ đảm bảo tôn trọng chế đợ hai cấp xét xử,
qua đó đảm bảo vụ án được xét xử mợt các chính xác, khách quan và bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của các đương sự một cách tốt nhất.
Tuy nhiên qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về đình chỉ xét xử phúc
thẩm vụ án dân sự, tác giả nhận thấy còn nhiều mâu thuẫn, bất cập cần được sửa
đổi, bổ sung hồn thiện hơn. Trong quy định của Bợ luật tố tụng dân sự năm 2015
về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự còn nhiều điểm chưa rõ ràng và không
phù hợp với thực tiễn cả về các căn cứ, thẩm quyền, hình thức và hậu quả pháp lý.
Vì vậy, nhiều trường hợp Tịa án cịn lúng túng trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự dẫn đến giải quyết vụ án chưa
chính xác và không thống nhất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích

hợp pháp của các đương sự. Mợt số trường hợp vì luật chưa có quy định nên quyết
định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự của Tịa án cấp phúc thẩm chưa có cơ
sở pháp lý do đó khơng đảm bảo ngun tắc pháp chế trong tố tụng dân sự.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách tồn diện về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ
án dân sự là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý
của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, cơ sở khoa học cho việc xây dựng
các quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Từ đó góp phần hồn thiện


2
việc áp dụng đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong thực tiễn. Từ các lý do
trên, tác giả chọn đề tài “Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự” để làm khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự là một đề tài nghiên cứu mang tính
chất lý luận chuyên sâu. Trên thực tế đã có mợt số cơng trình nghiên cứu về đề tài
này dựa trên những nhìn nhận, đánh giá, đối tượng, phạm vi và cách thức nghiên
cứu khác nhau. Có thể kể đến mợt số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Nguyễn Thị Thu Hà (2010), “Đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự ở Tòa án phúc thẩm”, Luật học, (7). Trong bài viết này, tác giả
đi sâu vào so sánh, phân tích thủ tục đình chỉ tại cấp phúc thẩm. Tác giả đã nêu lên
được những khái niệm cơ bản về đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết
vụ án ở Tòa án cấp phúc thẩm và làm rõ những căn cứ ban hành, hậu quả pháp lý
của việc đình chỉ … bài viết cịn có những nhận xét cá nhân, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung một số điều luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ở
Tịa án cấp phúc thẩm. Giới hạn của cơng trình nghiên cứu là dựa trên cơ sở Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004 nên những quy định mới về đình chỉ xét xử phúc thẩm và
đình chỉ giải quyết vụ án ở Tòa án cấp phúc thẩm chưa được đề cập.
- Tống Cơng Cường (2007), “Quy định về đình chỉ trong Bợ luật Tố tụng dân
sự”, Khoa học pháp lý, số 4 (41). Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu thủ tục đình

chỉ theo từng cấp xét xử trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 cùng những nhận xét, đánh giá về sự phù hợp về việc vận dụng của
các quy định này trong thực tế. Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào quy định các quy
định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Cơng trình nghiên cứu nêu trên giới
hạn là một bài viết ngắn, nội dung nghiên cứu dựa trên cơ sở Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004. Do đó, có những quan điểm trong bài viết khơng cịn phù hợp với những
điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Đặng Thanh Hoa (2007), “Đình chỉ xét xử phúc thẩm hay đình chỉ giải quyết
vụ án?”, Tòa án nhân dân, (22). Trong bài viết này tác giả đi sâu vào phân tích cách
giải quyết cũng như hiệu lực của bản án sơ thẩm trong trường hợp nguyên đơn hoặc
bị đơn chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được kế thừa. Trong giới hạn là một
bài viết dưới dạng trao đổi ngắn nên chỉ tác giả chỉ nghiên cứu ở khía cạnh hẹp, đi
vào phân tích từng vấn đề cụ thể, tản mạn, chưa có sự tổng hợp mang tính khái qt
cao.


3
- Ngồi ra cịn có thể kể đến mợt số tài liệu như: Lưu Tiến Dũng (2008),
“Đình chỉ trong Tố tụng dân sự”, Khoa học pháp lý, số 1 (44); Ngô Minh Ngọc
(2009), “Chuẩn bị xét xử phúc thẩm”, Nghề luật, (1); Tưởng Duy Lượng (2012),
“Những vấn đề cơ bản về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, Tịa án nhân dân, (7);
Lê Thị Bích Huế (2015), Chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự,
Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu kể trên đều nghiên cứu vấn đề đình chỉ
xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ở khía cạnh hẹp hoặc việc nghiên cứu chưa mang
tính chất chuyên sâu và toàn diện, bao trùm các vấn đề liên quan đến đình chỉ xét xử
phúc thẩm vụ án dân sự và đều dựa trên cơ sở là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
hoặc Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Tuy nhiên các cơng
trình nghiên cứu này là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả, cung cấp cho
tác giả những quan điểm, góc nhìn hồn chỉnh hơn về đối tượng nghiên cứu.

Qua khảo sát của tác giả, từ sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được ban
hành đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ
án dân sự. Do đó, cơng trình nghiên cứu của tác giả sẽ nghiên cứu mợt cách tồn
diện và chun sâu về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự chủ yếu dựa trên các
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về đình chỉ xét xử
phúc thẩm vụ án dân sự của Tòa án cấp phúc thẩm trên cơ cở Bợ luật tố tụng dân sự
năm 2015, tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm
vụ án dân sự. Qua đó tác giả sẽ phân tích những điểm cịn vướng mắc, bất cập của
pháp luật hiện hành về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự và đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm
vụ án dân sự cho phù hợp với thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định về đình chỉ xét xử
phúc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Cụ thể khóa luận tập
trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau:
- Làm rõ mợt số vấn đề cơ bản về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự như:
khái niệm, đặc điểm pháp lý, phân biệt đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm


4
với đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm
vụ án dân sự trong pháp luật một số nước trên thế giới.
- Phân tích những quy định của Bợ luật tố tụng dân sự năm 2015 về căn cứ,
thẩm quyền, hậu quả pháp lý, hình thức đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
- Phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quy định của pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam hiện hành cũng như trong thực tiễn áp dụng.
Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu khóa luận sẽ đề xuất mợt số kiến

nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về đình chỉ xét
xử phúc thẩm vụ án dân sự.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đình chỉ xét xử phúc thẩm trong thủ tục tố tụng dân sự gồm có đình chỉ xét xử
phúc thẩm vụ án dân sự và đình chỉ xét xử phúc thẩm việc dân sự. Tuy nhiên trên
thực tế, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự được áp dụng rợng rãi hơn cịn đình
chỉ xét xử phúc thẩm việc dân sự ít xảy ra. Vì các lý do trên, giới hạn của khóa luận
chỉ là nghiên cứu vấn đề đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự mà khơng nghiên
cứu vấn đề đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với việc dân sự.
Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh lý luận và thực tiễn về khái niệm,
đặc điểm pháp lý, căn cứ, thẩm quyền, hình thức và hậu quả pháp lý của việc đình
chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành. Việc đề cập đến một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như Bộ
luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới như Liên bang Nga, Cợng hịa
Pháp chỉ nhằm mục đích làm rõ hơn quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam hiện hành về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong từng chương tác giả sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong tồn bợ 3 chương của
khóa luận. Tại chương 1 tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích những khái
niệm, đặc trưng pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Chương 2 tác
giả sử dụng phương pháp phân tích để phân tích những quy định của pháp luật hiện


5
hành về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Trong chương 3 khi nghiên cứu về
những bất cập của pháp luật hiện hành về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự,

tác giả sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ hơn những vướng mắc này từ đó
kiến nghị sửa đổi, bổ sung mợt số quy định nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp
luật về vấn đề này.
- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng tại chương 1 của khóa luận để so
sánh quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp
phúc thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Phương pháp này còn được
sử dụng để so sánh quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật mợt số nước về
đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự hiện nay.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong tồn bợ khóa luận, trên cơ sở các
tài liệu đã phân tích, so sánh, tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp, khái
quát lại những vấn đề đã nêu ra, làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hồn thiện pháp
luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Khóa luận góp phần làm rõ hơn về cơ sở lý luận và quy định của pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam hiện hành về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự đồng thời
nghiên cứu, chỉ ra những bất cập, vướng mắc và xây dựng một số kiến nghị nhằm
hồn thiện hơn những quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam để thuận tiện hơn trong việc áp dụng vào thực tế.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo
cho những người làm việc liên quan đến vấn đề đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
dân sự, những đọc giả có quan tâm. Khóa luận cũng có thể có giá trị tham khảo cho
sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành
luật nói chung, pháp luật về tố tụng dân sự nói riêng.
6.

Bố cục của đề tài

Ngồi lời mở đầu và phần kết luận, khóa luận kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về đình

chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
Chương 3: Những bất cập và kiến nghị hồn thiện pháp luật về đình chỉ xét xử
phúc thẩm vụ án dân sự


6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1

Khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Theo từ điển tiếng Việt, “đình chỉ” là “ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại
trong một thời gian hoặc vĩnh viễn”1.
Theo từ điển Luật học thì “xét xử” là “hoạt động xem xét, đánh giá bản chất
pháp lý của vụ, việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ,
việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất,
mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ, việc. Chức năng, thẩm quyền xét xử
thuộc về Tòa án”2.
“Phúc thẩm” là “xét lại vụ án, quyết định đã được Tòa án cấp dưới xét xử sơ
thẩm, nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Phúc
thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Tịa án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp
pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Tịa án cấp sơ thẩm xử mà bị
kháng cáo, kháng nghị; kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật
của Tòa án sơ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và
pháp luật tố tụng; kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những
chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế khơng, kết luận của bản án, quyết
định có phù hợp với hồ sơ vụ án hay không. Bản án, quyết định của Tịa án cấp
phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay”3.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “vụ án dân sự là việc phát sinh

tại Tòa án, thuộc thẩm quyền xét xử về dân sự của Tịa án, do cá nhân, pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức xã hội khởi kiện, Viện kiểm sát khởi tố yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, của tập thể hay của
người khác”4.
Như vậy, dựa trên định nghĩa các từ theo từ điển có thể hiểu đình chỉ XXPT
vụ án dân sự là “ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hoặc
vĩnh viễn hoạt động xét lại, đánh giá lại bản chất pháp lý của vụ án, quyết định đã
1

Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng-Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng, tr. 450.
Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa, NXB Tư pháp, tr. 869-870.
3
Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, tlđd(2), tr. 626.
4
Trường Đại học Luật Hà Nợi (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 219.
2


7
được Tòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm, nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà bị
kháng cáo hoặc kháng nghị”.
Mặt khác, dưới góc đợ khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu pháp luật đưa ra
một số quan điểm tham khảo, có thể kể đến mợt số quan điểm tiêu biểu sau:
Quan điểm thứ nhất: “Đình chỉ xét xử phúc thẩm là quyết định của toà án làm
chấm dứt hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm và kết
quả của quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn sơ thẩm sẽ được cơng nhận,
theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên được ấn định trong bản án, quyết định sơ
thẩm sẽ được tơn trọng và có hiệu lực thi hành”5.
Quan điểm thứ hai: “Đình chỉ xét xử phúc thẩm làm chấm dứt các hoạt động

xét xử phúc thẩm nhưng cũng đồng thời làm phát sinh hiệu lực pháp luật của bản
án, quyết định sơ thẩm, theo đó những quyền và nghĩa vụ trong bản án, quyết định
sơ thẩm của các đương sự phải được tôn trọng và thi hành”6.
Quan điểm thứ ba: “Đình chỉ xét xử phúc thẩm là hành vi tố tụng của Tòa án
cấp phúc thẩm khi phát hiện có căn cứ do luật định sẽ chấm dứt việc giải quyết vụ
án theo thủ tục phúc thẩm”7.
Qua các phân tích và quan điểm nêu trên chúng ta thấy rằng khái niệm đình
chỉ XXPT được nhìn nhận ở nhiều góc đợ khác nhau nhưng về bản chất là thống
nhất. Tóm lại có thể hiểu mợt cách ngắn gọn: “Đình chỉ XXPT vụ án dân sự là một
hoạt động tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm dựa trên các căn cứ luật định qua đó
làm chấm dứt việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm đồng thời làm phát sinh
hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm”.
1.2

Đặc điểm pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Thứ nhất, đình chỉ XXPT vụ án dân sự là hành vi tố tụng của Tòa án cấp
phúc thẩm. Sau khi thụ lý vụ án để XXPT, quyền năng cũng như trách nhiệm của
Tòa án cấp sơ thẩm đã chấm dứt, vụ án lúc này đã chuyển sang một giai đoạn mới
là giai đoạn XXPT. Lúc này, việc thực hiện các hoạt động tố tụng và mọi quyền
quyết định khác sẽ thuộc về Tịa án cấp phúc thẩm. Trong đó, đình chỉ XXPT vụ án
5

Nguyễn Thị Thu Hà (2010), “Đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án phúc
thẩm”, Luật học, (7), tr. 3.
6
Tống Cơng Cường (2007), “Quy định về đình chỉ trong Bợ luật Tố tụng dân sự”, Khoa học pháp lý, số 4
(41), tr.47.
7
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Ngũn

Thị Hồi Phương, NXB Hồng Đức-Hợi Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 340.


8
dân sự được pháp luật quy định là một hành vi tố tụng được thực hiện trong quá
trình XXPT. Vì vậy, chỉ có Tịa án cấp phúc thẩm, với tư cách là cơ quan tiến hành
tố tụng giải quyết vụ án trong giai đoạn này, mới có quyền quyết định việc đình chỉ
XXPT vụ án dân sự.
Thứ hai, Tịa án cấp phúc thẩm quyết định đình chỉ XXPT vụ án dân sự
dựa trên những căn cứ theo quy định của pháp luật. Vì đình chỉ XXPT vụ án sẽ
làm chấm dứt việc XXPT vụ án, có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự nên pháp luật TTDS đã có những quy định về căn cứ, thẩm
quyền, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc đình chỉ XXPT vụ án. Ngồi việc đảm
bảo tính khách quan, chính xác, chặt chẽ, tơn trọng quyền và lợi ích của tất cả các
đương sự thì Tịa án cấp phúc thẩm cịn phải đảm bảo việc đình chỉ XXPT có tính
pháp chế. Điều đó có nghĩa là Tịa án cấp phúc thẩm chỉ được đình chỉ XXPT vụ án
dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định. Tịa án cấp phúc thẩm khơng thể
tùy tiện dựa trên ý chí chủ quan hay theo những đề nghị khơng có căn cứ pháp lý
của đương sự mà đình chỉ XXPT vụ án mợt cách trái pháp luật.
Thứ ba, Tịa án cấp phúc thẩm có thể đình chỉ xét xử phúc thẩm một phần
hoặc toàn bộ vụ án. Nhằm thực hiện triệt để nguyên tắc quyền quyết định và tự
định đoạt của đương sự, BLTTDS 2015 cho phép Tịa án cấp phúc thẩm đình chỉ
XXPT mợt phần hoặc tồn bợ vụ án tùy tḥc vào từng trường hợp mà pháp luật
quy định. Ngồi đình chỉ XXPT tồn bợ vụ án, Tịa án cấp phúc thẩm cịn có thể
đình chỉ XXPT một phần vụ án trong các trường hợp như: đương sự rút một phần
kháng cáo, Viện kiểm sát (VKS) rút mợt phần kháng nghị, có nhiều người kháng
cáo mà có người kháng cáo vắng mặt. Việc quy định như trên cũng tạo nên sự linh
đợng cho Tịa án cấp phúc thẩm trong quá trình giải quyết theo thủ tục phúc thẩm
vụ án dân sự và giúp quá trình XXPT diễn ra được nhanh chóng, tiết kiệm hơn.
Thứ tư, đình chỉ XXPT vụ án dân sự làm chấm dứt quá trình giải quyết vụ

án theo thủ tục phúc thẩm đồng thời làm phát sinh hiệu lực của bản án, quyết
định sơ thẩm. Đình chỉ XXPT vụ án dân sự được đặt ra nhằm làm “chấm dứt” hay
nói các khác là ngừng hẳn việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm. Khi
có quyết định đình chỉ XXPT thì vụ án hoặc phần vụ án bị đình chỉ XXPT đó sẽ
khơng được Tịa án cấp phúc thẩm xem xét nữa, các thủ tục phúc thẩm sẽ ngay lập
tức dừng lại. Đây chính là bản chất của chế định “đình chỉ” trong pháp luật tố tụng.
Đặc biệt, vì đình chỉ XXPT khơng làm ảnh hưởng đến nợi dung vụ án nên cùng với


9
việc chấm dứt thủ tục tố tụng phúc thẩm thì bản án, quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu
lực pháp luật và được thi hành.
1.3
Phân biệt đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự và đình chỉ giải
quyết vụ án ở cấp phúc thẩm
Đình chỉ là mợt phương thức xử lý đặc biệt của Tòa án trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự. Hiện nay, BLTTDS 2015 quy định nhiều loại đình chỉ khác
nhau tương ứng với từng giai đoạn tố tụng và từng loại căn cứ khác nhau. Ở giai
đoạn XXPT Tịa án sẽ có thể ban hành các quyết định đình chỉ khác nhau như đình
chỉ XXPT vụ án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án. Vì cả đình chỉ XXPT vụ án dân
sự và đình chỉ giải quyết vụ án đều là hành vi của Tòa án cấp phúc thẩm và đều làm
chấm dứt hoạt động tố tụng nên dễ xảy ra sự nhầm lẫn giữa hai chế định đình chỉ
này. Sau đây, chúng ta sẽ cùng làm rõ sự khác biệt giữa đình chỉ XXPT vụ án dân
sự và đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm để một lần nữa hiểu rõ hơn về bản
chất của hai chế định đợc lập này.
Về căn cứ:
Đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm và đình chỉ XXPT vụ án được áp
dụng dựa trên các căn cứ khác. Tùy thuộc vào việc xuất hiện căn cứ nào, mà Tòa án
cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ khác nhau.
Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS 2015, Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành

đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm trong hai trường hợp:
1/ Nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tịa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc
một trong các trường hợp quy định tại Điều 217. Các căn cứ quy định tại Điều 217
là các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm8. Tuy nhiên, nếu các căn cứ

8

Các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án quy định theo Điều 217 BLTTDS 2015 gồm:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà khơng có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền,
nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút tồn bợ u cầu khởi kiện hoặc ngun đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách
quan;
d) Đã có quyết định của Tịa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương
sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
đ) Ngun đơn khơng nợp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của
Bợ luật này.
Trường hợp bị đơn có u cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu đợc lập khơng
nợp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bợ luật này thì Tịa án
đình chỉ việc giải quyết u cầu phản tố của bị đơn, u cầu đợc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan;


10
này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình Tịa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án
nhưng vì mợt lý do nào đó, Tịa án cấp sơ thẩm đã khơng tiến hành đình chỉ giải
quyết vụ án mà vẫn tiếp tục xét xử và ra bản án sơ thẩm thì khi phát hiện Tịa án cấp
phúc thẩm phải đình chỉ giải quyết vụ án9.
2/ Trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 299: đây là trường hợp trước khi mở

phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn
đồng ý.
Còn các căn cứ đình chỉ XXPT vụ án được quy định tại Điều 289 và Điều 296
bao gồm:
1/ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế;
2/ Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà khơng có cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
3/ Người kháng cáo rút tồn bợ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút tồn bợ
kháng nghị;
4/ Người kháng cáo rút mợt phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần
kháng nghị;
5/ Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt;
6/ Những trường hợp pháp luật có quy định khác.
Về thời điểm áp dụng:
Xuất phát từ tính chất là quyết định đến số phận pháp lý của bản án sơ thẩm,
nên để đảm bảo tính thận trọng BLTTDS 2015 quy định việc đình chỉ giải quyết vụ
án ở cấp phúc thẩm chỉ được quyết định tại phiên tịa phúc thẩm. Dù các căn cứ
đình chỉ giải quyết vụ án xuất hiện trong giai đoạn chuẩn bị XXPT, nhưng Thẩm
phán được phân công chủ tọa phiên tịa cũng khơng có thẩm quyền ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án mà phải tiếp tục tiến hành các cơng việc cần thiết để mở
phiên Tịa phúc thẩm và việc đình chỉ giải quyết vụ án sẽ được xem xét, quyết định
tại phiên tịa.

e) Đương sự có u cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết
vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
9
Lê Thị Bích Huế (2015), Chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sĩ luật

học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 40.


11
Cịn đình chỉ XXPT chỉ làm chấm dứt các hoạt động tố tụng ở cấp phúc thẩm
mà không làm ảnh hưởng đến số phận pháp lý của bản án sơ thẩm, nên BLTTDS
2015 quy định Tòa án cấp phúc thẩm có thể đình chỉ XXPT trước phiên tịa hoặc tại
phiên tòa phúc thẩm. Khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án, mở ra quá trình XXPT
thì đã bắt đầu phát sinh quyền đình chỉ XXPT vụ án. Và khi có căn cứ luật định thì
dù đang ở giai đoạn nào của quá trình XXPT, chuẩn bị XXPT hay tại phiên tịa thì
Tịa án cấp phúc thẩm cũng có thẩm quyền đình chỉ XXPT vụ án.
Về thẩm quyền:
Như đã phân tích, đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm chỉ được quyết
định tại phiên tòa phúc thẩm nên thẩm quyền đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp phúc
thẩm cũng chỉ thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm10. Bản án sơ thẩm là phán quyết
được quyết định bởi Hội đồng XXST nên cá nhân một Thẩm phán được phân cơng
chủ tọa phiên tịa khơng thể ra một quyết định để phủ quyết một bản án của mợt Hợi
đồng xét xử.
Cịn đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể được quyết định bởi Thẩm phán được
phân cơng chủ tọa phiên tịa hoặc Hợi đồng XXPT. Nếu các căn cứ đình chỉ XXPT
vụ án xuất hiện trước khi mở phiên tịa thì sẽ do Thẩm phán được phân cơng chủ tọa
phiên tịa quyết định, tại phiên tịa sẽ do Hội đồng xét xử quyết định11. Như vậy
thẩm quyền đình chỉ XXPT vụ án sẽ tḥc về Thẩm phán được phân cơng chủ tọa
phiên tịa hoặc Hợi đồng xét xử phúc thẩm tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện của
các căn cứ đình chỉ XXPT vụ án.
Về hậu quả pháp lý:
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm phải giải quyết hai vấn đề là
chấm dứt các hoạt động tố tụng và số phận pháp lý của bản án sơ thẩm. Về tính
chất, đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục phúc thẩm sẽ làm chấm dứt tồn bợ các
hoạt đợng tố tụng giải quyết vụ án dân sự. Nhưng không chỉ vậy, trong trường hợp

này Tòa án cấp phúc thẩm còn phải hủy bản án, quyết định sơ thẩm hay nói cách
khác kết quả của quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn sơ thẩm sẽ khơng
được cơng nhận.
Cịn đình chỉ XXPT vụ án không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ về mặt nội
dung mà chỉ chấm dứt thủ tục tố tụng phúc thẩm. Nói cách khác, đình chỉ XXPT
làm chấm dứt hoạt động XXPT nhưng đồng thời làm phát sinh hiệu lực pháp luật
10
11

Điều 312 BLTTDS 2015.
Khoản 3 Điều 284 BLTTDS 2015.


12
bản án, quyết định sơ thẩm, theo đó những quyền và nghĩa vụ trong bản án, quyết
định sơ thẩm của đương sự phải được tôn trọng và thi hành.
Như vậy, đình chỉ giải quyết vụ án làm chấm dứt hồn tồn việc giải quyết vụ
án, cịn đình chỉ XXPT vụ án chỉ làm chấm dứt việc XXPT mà thơi, cịn kết quả của
việc giải quyết vụ án ở giai đoạn sơ thẩm vẫn còn được giữ nguyên12. Đây là điểm
khác nhau quan trọng nhất của chế định đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm
và đình chỉ XXPT, cũng là lý do cơ bản để tồn tại hai chế định đợc lập này trong
BLTTDS.
1.4
Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong pháp
luật tố tụng dân sự của một số nước
1.4.1 Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong pháp
luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga
BLTTDS của Liên bang Nga khơng có điều luật quy định riêng cho việc đình
chỉ XXPT mà chỉ đề cập đến trong mợt vài quy định có liên quan.
Về căn cứ: Nhìn chung Tịa án cấp phúc thẩm chỉ ra quyết định đình chỉ việc

giải quyết theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp việc rút lại đơn kháng cáo, đề
nghị phúc thẩm được chấp nhận, nếu bản án của Tịa án cấp sơ thẩm khơng bị
những người khác kháng cáo13.
Theo BLTTDS Liên bang Nga trường hợp ở giai đoạn phúc thẩm nguyên đơn
hoặc bị đơn chết mà quan hệ pháp luật tranh chấp không cho phép được kế thừa
quyền, nghĩa vụ hoặc việc giải thể tổ chức đã được hồn thành nếu tổ chức đó là
ngun đơn hoặc bị đơn trong vụ án, trường hợp người kháng cáo vắng mặt tại
phiên tịa khơng phải là căn cứ để đình chỉ XXPT như pháp luật TTDS Việt Nam.
Trường hợp ở giai đoạn phúc thẩm nguyên đơn hoặc bị đơn chết mà quan hệ
pháp luật tranh chấp không cho phép được kế thừa quyền, nghĩa vụ hoặc việc giải
thể tổ chức đã được hồn thành nếu tổ chức đó là ngun đơn hoặc bị đơn trong vụ
án ở giai đoạn phúc thẩm là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ bản án của Tòa
án cấp sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án14.
BLTTDS Liên bang Nga khơng quy định riêng cho trường hợp người kháng
cáo vắng mặt tại phiên tòa mà quy định chung trong trường hợp những người tham
12

Ngũn Ngọc Điệp, Đồn Tấn Minh (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, NXB Lao
động, tr.252.
13
Điều 345 BLTTDS Liên bang Nga.
14
Điều 365 BLTTDS Liên bang Nga.


13
gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa. BLTTDS Liên bang Nga cũng không xem xét về
số lần vắng đương sự mà chỉ xem xét đến việc người tham gia tố tụng vắng mặt tại
phiên tịa đã được thơng báo về thời gian và địa điểm mở phiên tòa hay chưa. Trong
trường hợp người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tịa do khơng được thơng báo

về thời gian và địa điểm mở phiên tịa thì Tịa án tạm hỗn việc giải quyết. Cịn
trong trường hợp những người tham gia tố tụng đã được thông báo về thời gian và
địa điểm mở phiên tịa thì sự vắng mặt tại phiên tịa của họ khơng phải là lý do cản
trở việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên trong trường hợp này Tịa án có quyền tạm
hỗn phiên Tịa15.
Về thẩm quyền: Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự với thành phần
xét xử gồm 01 Thẩm phán chủ tọa và 02 Thẩm phán16. Tuy nhiên, BLTTDS của
Liên bang Nga chỉ quy định thẩm quyền đình chỉ việc giải quyết vụ án theo thủ tục
phúc thẩm tḥc về Tịa án cấp phúc thẩm mà không phân định rõ trường hợp nào
thuộc về Thẩm phán chủ tọa, trường hợp nào thuộc về Hội đồng XXPT.
Về hậu quả: BLTTDS của Liên bang Nga quy định đình chỉ XXPT sẽ làm
chấm dứt việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Việc đình chỉ giải quyết vụ
án theo thủ tục phúc thẩm khơng phải là căn cứ để Tịa án hủy bỏ bản án sơ thẩm17.
Về hình thức: Việc đình chỉ XXPT sẽ được Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện
dưới hình thức mợt quyết định bằng văn bản quyết định việc đình chỉ giải quyết
theo thủ tục phúc thẩm.
1.4.2 Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong pháp
luật tố tụng dân sự của Cộng hịa Pháp
BLTTDS của Cợng hịa Pháp cũng khơng có quy định riêng cho việc đình chỉ
XXPT vụ án dân sự. Việc đình chỉ XXPT có thể hiểu là mợt trong các trường hợp
“chấm dứt thủ tục tố tụng” được quy định chung trong Chương IV Chấm dứt tố
tụng thuộc Thiên XI Các tranh chấp phụ trong tố tụng.
Về căn cứ:
Theo đó, BLTTDS của Pháp quy định “Ngồi các trường hợp chấm dứt tố
tụng theo hiệu lực của bản án, tố tụng còn chấm dứt do các bên đã hòa giải, đã thỏa
thuận, rút đơn kiện hoặc khi một bên đương sự chết trong trường hợp những vụ việc

15

Điều 354 BLTTDS Liên bang Nga.

Khoản 2 Điều 14 BLTTDS Liên bang Nga.
17
Xem thêm Điều 362 và 365 BLTTDS Liên bang Nga.
16


14
không thể chuyển quyền tham gia tố tụng cho người khác được”18, “Tố tụng chấm
dứt chủ yếu do hết thời hiệu, rút đơn kiện hoặc việc triệu ra Tòa bị vô hiệu”19.
Như vậy các trường hợp chấm dứt tố tụng bao gồm:
- Theo hiệu lực của bản án
- Hết thời hiệu tố tụng
- Rút đơn kiện (bao gồm rút đơn kiện ở cấp sơ thẩm và rút đơn kháng cáo hoặc
kháng án)
- Các bên đã hòa giải, thỏa thuận được với nhau
- Việc triệu ra Tịa bị vơ hiệu
- Mợt bên đương sự chết trong trường hợp những vụ việc không thể chuyển
quyền tham gia tố tụng cho người khác được
- Chấp thuận (bao gồm chấp thuận yêu cầu20 và chấp thuận bản án21).
Trong đó các trường hợp đình chỉ XXPT chỉ có trường hợp rút đơn kháng cáo
hoặc kháng án. Việc rút đơn kháng án trong mọi trường hợp có nghĩa là chấp thuận
bản án, Thẩm phán sẽ cơng nhận hồn thành việc rút đơn.
Theo BLTTDS Cợng hịa Pháp trường hợp người kháng cáo vắng mặt tại
phiên tịa khơng phải là căn cứ để đình chỉ XXPT. Nếu bị đơn khơng ra Tịa, Tịa sẽ
xử vắng mặt nếu là quyết định chung thẩm và nếu giấy triệu tập không được gửi đến
tận tay bên bị22. Nếu là quyết định cuối cùng không được kháng cáo, những bên
vắng mặt do không nhận được giấy triệu tập, sẽ được triệu tập lại23. Tuy nhiên thẩm
phán có thể quyết định khơng triệu tập lại nếu việc triệu tập trước theo đúng các thể
thức của việc tống đạt.
Về thẩm quyền: BLTTDS Cợng hịa Pháp quy định thẩm chấm dứt tố tụng

thuộc về Thẩm phán.
Về hậu quả: tố tụng chấm dứt và Tòa án khơng cịn thẩm quyền xem xét vụ
kiện nữa24. Việc rút đơn kháng kháng án trong mọi trường hợp có nghĩa là chấp
18

Điều 384 BLTTDS Cợng hịa Pháp.
Điều 385 BLTTDS Cợng hịa Pháp.
20
Điều 408 BLTTDS Cợng hịa Pháp quy định: “Chấp thuận yêu cầu có nghĩa là thừa nhận các yêu cầu của
phía bên kia là có căn cứ và từ bỏ quyền tham gia tố tụng. Chấp thuận yêu cầu chỉ được thực hiện đối với các
quyền mà đương sự được tự do định đoạt.”
21
Điều 409 BLTTDS Cợng hịa Pháp quy định: “Chấp thuận bản án có nghĩa là tuân thủ các nợi dung của
bản án đó và từ bỏ quyền kháng cáo, trừ khi sau này có mợt đương sự khác đã kháng cáo bản án đó mợt cách
hợp lệ”.
22
Điều 473 BLTTDS Cợng hịa Pháp.
23
Điều 474 BLTTDS Cợng hịa Pháp.
24
Điều 385 BLTTDS Cợng hịa Pháp.
19


15
thuận bản án25, do đó bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực. Trừ khi có thỏa thuận khác, về
nguyên tắc người rút đơn kháng cáo hoặc kháng án phải trả tất cả các phí tổn về tố
tụng đã tiến hành cho đến khi rút đơn kiện.
Về hình thức: Thẩm phán tun bố cơng nhận hồn thành việc rút đơn kháng
cáo hoặc kháng án26. Việc chấm dứt tố tụng được xác nhận bằng một quyết định

thôi không xử lý vụ kiện nữa27.

25

Điều 404 BLTTDS Cợng hịa Pháp.
Điều 405 BLTTDS Cợng hịa Pháp.
27
Điều 384 BLTTDS Cợng hịa Pháp.
26


16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Pháp luật TTDS Việt Nam chưa có quy định khái niệm về đình chỉ XXPT vụ
án dân sự. Tuy nhiên, qua phân tích có thể hiểu “Đình chỉ XXPT vụ án dân sự là
một hoạt động tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm dựa trên các căn cứ luật định qua
đó làm chấm dứt việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm đồng thời làm phát
sinh hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm”.
Theo đó, đình chỉ XXPT vụ án dân sự có mợt số đặc điểm pháp lý cơ bản như:
đình chỉ XXPT vụ án dân sự là hành vi tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm; Tòa án
cấp phúc thẩm quyết định đình chỉ XXPT vụ án dân sự dựa trên những căn cứ theo
quy định của pháp luật; Tòa án cấp phúc thẩm có thể đình chỉ xét xử phúc thẩm mợt
phần hoặc tồn bợ vụ án; đình chỉ XXPT vụ án dân sự làm chấm dứt quá trình giải
quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm đồng thời làm phát sinh hiệu lực của bản án,
quyết định sơ thẩm.
Về bản chất, đình chỉ XXPT vụ án dân sự khác với đình chỉ giải quyết vụ án ở
cấp phúc thẩm ở nhiều đặc điểm pháp lý như căn cứ, thẩm quyền, thời điểm, hậu
quả pháp lý. Trong đó điểm khác nhau quan trọng nhất là đình chỉ XXPT chỉ làm
chấm dứt thủ tục tố tụng phúc thẩm đồng thời làm phát sinh hiệu lực của bản án,
quyết định sơ thẩm cịn đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm làm chấm dứt

tồn bợ việc giải quyết vụ án cả về thủ tục tố tụng và nợi dung.
Nhìn chung BLTTDS của Liên bang Nga và Cợng hịa Pháp đều khơng có
điều luật riêng quy định về đình chỉ XXPT vụ án dân sự. Theo BLTTDS của Liên
bang Nga và Cợng hịa Pháp căn cứ đình chỉ đình chỉ XXPT vụ án dân sự chỉ có
trường hợp Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị; thẩm
quyền đình chỉ XXPT vụ án dân sự tḥc về Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Thẩm
phán, được thực hiện dưới hình thức bằng văn bản; việc đình chỉ XXPT không là
căn cứ để hủy bản án, quyết định sơ thẩm.


17
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1

Căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

2.1.1 Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ
của họ khơng được thừa kế
Đây là căn cứ đình chỉ XXPT quy định tại điểm a khoản 1 Điều 289 BLTTDS
2015 được dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 217 – mợt căn cứ đình chỉ giải quyết
vụ án ở giai đoạn sơ thẩm. Để hiểu về căn cứ này chúng ta cần làm rõ các khái niệm
nguyên đơn, bị đơn, thế nào là “quyền, nghĩa vụ không được thừa kế” và vì sao khi
nguyên, bị đơn chết mà quyền, nghĩa vụ khơng được thừa kế thì Tịa án cần đình chỉ
XXPT?
Nguyên đơn, bị đơn là những đương sự quan trọng trong TTDS. Họ có quyền
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quá trình TTDS. Họ tham gia tố tụng là nhằm bảo
vệ quyền lợi của chính mình và bằng các hành vi của mình hoặc thơng qua người
khác thực hiện các quyền tố tụng có khả năng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
các quan hệ pháp luật TTDS28.

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại. Nguyên đơn cũng có thể là
các cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tịa
án bảo vệ lợi ích cơng cợng, lợi ích của Nhà nước tḥc lĩnh vực phụ trách29. Trong
TTDS, chính hành vi khởi kiện của nguyên đơn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật
TTDS, kéo theo sự tham gia của các chủ thể tham gia tố tụng khác như bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,… 30.
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết trong vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm31. Bị
đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời việc bị nguyên đơn khởi
kiện theo quy định của pháp luật. Việc tham gia vào vụ án dân sự của bị đơn mang
28

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (7), tr. 78-79.
Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015.
30
Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật (2017), Giáo trình Luật
Tố tụng dân sự, Nguyễn Thị Hồng Nhung, NXB Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 45.
31
Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
29


18
tính bị đợng chứ khơng chủ đợng như ngun đơn. Họ bị ḅc tham gia vào q
trình tố tụng do hành vi khởi kiện của nguyên đơn.
Nguyên đơn và bị đơn là những đương sự có quyền lợi và nghĩa vụ đối lập
nhau. Quyền lợi của nguyên đơn chính là nghĩa vụ của bị đơn. Do đó, nguyên đơn

và bị đơn là những đương sự phải tham gia trong suốt q trình giải quyết vụ án thì
vụ án mới có thể tiến hành được32.
Trong vụ án dân sự, theo quy định của pháp luật TTDS, các đương sự33 có thể
là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Khi đương sự là cá nhân đang tham gia TTDS mà bị
chết, nếu quyền và nghĩa vụ về tài sản của họ được kế thừa, thì người thừa kế được
tiếp tục tham gia TTDS34. Người thừa kế của đương sự được xác định theo các quy
định về thừa kế của BLDS 2005. Trong trường hợp đương sự có nhiều người thừa
kế thì tất cả những người thừa kế tham gia tố tụng hoặc họ phải thỏa thuận với nhau
băng văn bản để cử người đại diện tham gia tố tụng. Trong trường hợp này tòa án
vẫn tiến hành giải quyết vụ án.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá nhân là nguyên đơn hoặc bị đơn đang
tham gia TTDS bị chết nhưng quyền và nghĩa vụ của họ khơng được thừa kế. Đó là
những trường hợp khi nguyên đơn hoặc bị đơn chết, quyền và nghĩa vụ của họ trong
vụ án dân sự mà Tịa án đang thụ lý giải quyết, pháp luật khơng quy định thuộc diện
được để thừa kế. Những quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn, bị đơn là cá nhân
không được để thừa kế là những quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của họ35.
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao
cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác36. Do tính
chất quyền nhân thân chỉ gắn liền với cá nhân đó, chỉ cá nhân đó được thụ hưởng
khi cịn sống, nên khi ngun đơn hoặc bị đơn chết đi, quyền này cũng đương nhiên
chấm dứt37.
Hậu quả là vụ án lúc này thiếu vắng một bên đương sự đối lập về quyền và
nghĩa vụ. Bên đương sự cịn lại khơng cịn đối tượng để yêu cầu Tòa án giải quyết.
nên việc tiếp tục giải quyết vụ án sẽ khơng cịn ý nghĩa nữa. Do đó, pháp luật TTDS
32

Khưu Thanh Tâm (2014), Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 22.
33
Theo khoản 1 Điều 68 thì đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan.
34
Khoản 1 Điều 74 BLTTDS 2015.
35
Nguyễn Triều Dương (2010), “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, Luật học, (1), tr. 28.
36
Điều 25 BLDS 2015.
37
Nguyễn Đăng Hải (2006), “Những bất cập của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, Khoa học
lập pháp, (12), tr. 56-57.


×