Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.11 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THANH THY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phan Anh Tuấn
Học viên: Lê Thanh Thy
Lớp: Cao học Luật Bình Thuận, Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

LÊ THANH THY


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA
TÚY THEO MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI ....................................................................8
1.1. Quy định của pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo luật
hình sự Việt Nam ...................................................................................................8
1.2. Những vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép
chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam theo khối lượng hoặc thể tích chất
ma túy....................................................................................................................11
1.3. Các giải pháp để định tội danh đúng tội tàng trữ trái phép chất ma túy
theo mục đích phạm tội ....................................................................................... 16
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA
TÚY TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU HÀNH VI PHẠM TỘI VỀ MA
TÚY .......................................................................................................................... 20
2.1. Quy định của pháp luật hình sự liên quan đến định tội danh tội tàng trữ
trái phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về ma túy
............................................................................................................................... 20
2.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội tàng trữ
trái phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về ma túy
............................................................................................................................... 23
2.3. Giải pháp nhằm định tội danh đúng tội tàng trữ trái phép chất ma túy
trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về ma túy ..................................33

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................36
KẾT LUẬN ..............................................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các chất ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi sử
dụng không đúng sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc. Các chất ma túy có chứa độc tính,
vì vậy khi sử dụng khơng đúng những độc tính này gây ảnh hưởng lên hệ hơ hấp, hệ
tim mạch, hệ thần kinh; làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng lao động, học
tập; làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Việc sử dụng ma túy quá liều có thể
gây ra hậu quả chết người. Ma túy - hiểm họa chung của toàn nhân loại đã, đang và
sẽ còn tiếp tục gây ra tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với
tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Ma túy khơng chỉ làm suy thối đạo đức,
nhân cách, phẩm giá của con người, gây xói mịn đạo lý và tàn phá sự phát triển
giống nòi của các dân tộc, mà còn là tác nhân làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham
nhũng…, làm lây lan nhanh chóng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và vắt kiệt mọi
nguồn lực của các quốc gia.
Trong lời nói đầu của Luật Phịng, chống ma túy năm 2000, Quốc hội nước ta
đã khẳng định: “Tệ nạn ma tuý là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khoẻ, làm suy thối nịi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.”
Điều 138 Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định:
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe...
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người
khác và cộng đồng.
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi các chất ma túy độc hại, Nhà nước đã

có những quy định nghiêm ngặt về các chất ma túy không được sử dụng và các
chất ma túy được sử dụng nhưng phải tuân thủ đúng quy định và chỉ được sử dụng
giới hạn trong lĩnh vực y học, nghiên cứu khoa học, kiểm định và điều tra tội
phạm. Đồng thời, Nhà nước cũng quy định những hành vi xâm phạm trật tự quản
lý của Nhà nước đối với các chất ma túy bị coi là tội phạm và hình phạt đối với
người phạm tội.
Theo đánh giá của Cơ quan Phòng chống ma túy và Tội phạm của Liên hợp
quốc (UNODC), châu Á là thị trường lớn nhất thế giới về các loại ma túy tổng hợp,


2
các chất hướng thần. Theo ước tính, hiện nay có khoảng gần 9 triệu người tại khu
vực này sử dụng các loại ma túy tổng hợp, chiếm 25% tổng số người sử dụng ma
túy tổng hợp của thế giới. Phần lớn lượng ma túy tổng hợp cung ứng trong khu vực
châu Á được đưa đến từ các cơ sở sản xuất ma túy quy mô lớn nằm tại Trung Quốc,
Myanma và Philippine hoặc được đưa từ Mê-hi-cô, khu vực Trung Đông, Nam Á,
Tây Á và Tây Phi. Các đường dây vận chuyển côcain bị phát hiện trong thời gian
gần đây cho thấy tội phạm ma túy đang có ý định biến Đông Nam Á thành thị
trường mới cho loại ma túy nguy hiểm này.
Tác động của tội phạm ma túy trên tồn thế giới và trong khu vực Đơng Nam
Á đã và đang làm cho tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta tiếp tục diễn
biến phức tạp. Các cơ quan chức năng ở Việt Nam đã liên tiếp phát hiện nhiều
đường dây vận chuyển, tàng trữ ma túy với số lượng lớn. Các đường dây vận
chuyển, tàng trữ ma túy xuyên quốc gia cũng không ngừng gia tăng hoạt động với
quy mô ngày càng lớn và với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Hành vi phạm tội
của tội phạm ma túy cũng ngày càng trở nên liều lĩnh, táo tợn và nguy hiểm hơn.
Mặc dù các cấp chính quyền và nhân dân đã có rất nhiều quyết tâm, nỗ lực để ngăn
chặn tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, nhưng loại
tội phạm này vẫn tiếp tục gia tăng một cách đều đặn cả về số lượng người phạm tội,
số vụ việc phạm tội lẫn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

BLHS năm 2015 được ban hành đã có những sửa đổi, bổ sung đối với nhóm
tội phạm về ma túy, trong đó tách tội tàng trữ trái phép chất ma túy thành một tội
phạm độc lập với các tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS năm
2015), tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS năm 2015), tội chiếm
đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS năm 2015) (các tội này được quy định chung tại
một điều luật là Điều 194 BLHS năm 1999 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy). Điều này có thể sẽ gây ra những quan điểm
khác nhau, gây khó khăn nhất định trong việc định tội danh, chẳng hạn như một đối
tượng vừa tàng trữ trái phép chất ma túy rồi sau đó bán trái phép chất ma túy này thì
sẽ bị truy cứu TNHS về một tội (tội mua bán trái phép chất ma túy) hay hai tội (tội
tàng trữ trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy). Đồng thời thực
tiễn áp dụng tội phạm này cũng có những khó khăn trong việc xác định “chất ma
túy”, giám định hàm lượng, trọng lượng, khối lượng chất ma túy,…


3
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Định tội danh tội tàng trữ trái
phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
luật học với mong muốn được trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề quan
trọng và cần thiết này, đồng thời tìm ra những vướng mắc trong quy định của pháp
luật và khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
một số kiến nghị và những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài “Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo
luật hình sự Việt Nam”, tác giả đã tham khảo các tài liệu, cơng trình nghiên cứu
gồm ba nhóm chính:
- Nhóm thứ nhất gồm các giáo trình, bài viết chun sâu như: 1. PGS. TS Lê
Thị Sơn (2003); “Chương X: Các tội phạm về ma túy” trong sách: Giáo trình luật
hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 2. TS. Phạm Văn Beo (2010), “Bài 10: Các tội phạm về
ma túy”, trong sách: Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2, phần các tội phạm), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; 3. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2005), Giáo trình luật hình
sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội... cùng một số
bài viết nghiên cứu chuyên sâu về các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đối
với tội phạm về ma túy và kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong thực tiễn đấu tranh
ngăn chặn, phòng chống loại tội phạm này như: 1. Nguyễn Thị Mai Nga (2008),
Bàn về quy định xử lý tội phạm ma túy của Bộ luật hình sự trong thời kỳ hội nhập,
Tạp chí Kiểm sát (số 12/2008); 2. Nguyễn Ngọc Anh (2009), Bàn về việc sửa đổi,
bổ sung Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát (số 4/2009); 3. Đỗ
Văn Kha (2010), Bàn về công tác phối hợp trong việc điều tra, truy tố và xét xử các
vụ án ma túy, Tạp chí Kiểm sát (số 18/2010); 4. Hồng Minh Thành (2009), Một số
giải pháp đấu tranh ngăn chặn các thủ đoạn cất giấu, vận chuyển trái phép chất ma
túy ở nước ta, Tạp chí Phịng chống ma túy - Ủy ban Quốc gia phòng, chống Aids
và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;…
- Nhóm thứ hai gồm các sách chuyên khảo, tham khảo: 1. Trần Văn Luyện
(1998), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; 2. Trần Văn Luyện cùng tập thể tác giả (2001), “Chương XVIII: Các


4
tội phạm về ma túy”, trong sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội; 3. PGS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Trần
Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội; 4. ThS. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần
tội phạm, Tập IV: Các tội phạm về ma túy), Nxb thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Hồ Chí Minh; 5. Vũ Hùng Vương (chủ biên) (2007), Phịng, chống ma túy - cuộc
chiến cấp bách của tồn xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội; 6. TS. Trần Minh Hưởng
(chủ biên) (2010), Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội; 7. TS. Nguyễn

Ngọc Thế (2013), Tội phạm, cấu thành tội phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội…
- Nhóm thứ ba gồm các đề tài khoa học, luận án Tiến sĩ luật học, luận văn
Thạc sĩ luật học như: 1. Đề tài cấp Bộ (2002), Những giải pháp nâng cao chất lượng
xét xử các vụ án về ma túy - cơ sở lý luận và thực tiễn, của Tòa án nhân dân tối cao
do Thạc sĩ Nguyễn Quang Lộc làm chủ nhiệm đề tài; 2. Vũ Quang Vinh (2003), Hoạt
động phòng ngừa các tội phạm về ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án
Tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; 3. Trần Văn Luyện (1999), Phát hiện
và điều tra các tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực
lượng Cảnh sát nhân dân, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; 4.
Nguyễn Lương Hòa (2004), Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; 5. Phạm
Tiến Quang (2006), Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; 6. Đặng Thị
Thảo Lan (2005), Đấu tranh phòng chống tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; 7. Trần Quốc Trọng (2012), Tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Luật hình
sự Việt Nam và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2005-2010,
Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…
Những tài liệu khoa học trên đây đều có phạm vi nghiên cứu rộng hoặc
nghiên cứu chuyên sâu theo một vài góc độ, phương diện nhất định. Trong đó, tội
tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của
các tác giả. Về mặt lý luận và thực tiễn, các tác giả vẫn chưa đi sâu vào phân tích


5
các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” và chưa làm
rõ sự khác biệt cơ bản cũng như mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội cụ
thể trong số các hành vi “tàng trữ”, hành vi “vận chuyển” và hành vi “mua bán” trái

phép chất ma túy. Đồng thời, các cơng trình trên đều nghiên cứu về quy định của
BLHS năm 1999 mà chưa nghiên cứu các quy định của BLHS năm 2015 về tội tàng
trữ trái phép chất ma túy.
Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn những quy định của BLHS năm 2015 về
“Tội tàng trữ trái phép chất ma túy”, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng giải
quyết các vụ án về ma túy nói chung, các vụ án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
nói riêng là cần thiết và có ý nghĩa đối với cơng tác đấu tranh ngăn chặn, phịng
chống tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những bất cập, vướng mắc khi định tội danh
tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định trong BLHS năm 2015, đề tài sẽ đưa ra
những kiến nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự hoặc hồn thiện quy định
pháp luật hình sự liên quan đến định tội danh đối với tội này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, tác giả cần phải hoàn thành một số
nhiệm vụ cụ thể sau đây trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài:
Thứ nhất, tác giả phải nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu
pháp lý đặc trưng của “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Thứ hai, tác giả phân tích thực tiễn định tội danh đối với “Tội tàng trữ trái
phép chất ma túy”, đồng thời phân tích những tồn tại, hạn chế và bất cập trong việc
định tội danh đối với tội này để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và
bất cập này.
Thứ ba, tác giả đưa ra một số kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần hồn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc định tội danh “Tội
tàng trữ trái phép chất ma túy” cũng như nâng cao chất lượng của hoạt động định tội
danh đối với tội phạm này trong thời gian tới.



6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma
túy theo Luật hình sự Việt Nam.
- Về phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn định tội danh tội tàng trữ
trái phép chất ma túy trên phạm vi cả nước.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các số liệu định tội danh tội tàng trữ trái
phép chất ma túy từ năm 2015 đến năm 2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước ta về đấu tranh, phịng chống tội phạm nói chung, đấu tranh
phịng chống tội phạm về ma túy nói riêng.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tác giả còn sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích, đánh giá các
vụ án định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Qua đó, phân tích quy định
của pháp luật hình sự hiện hành về các vấn đề liên quan đến định tội danh đối tội
này. Phương pháp tổng hợp được sử dụng song song với phương pháp phân tích để
tổng hợp và khái quát kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để bình luận các bản án trong
thực tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trên cơ sở so sánh giữa các bản án xét
xử liên quan đến định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy để từ đó chỉ ra các
điểm khác biệt, không thống nhất trong thực tiễn liên quan đến việc định tội danh
tội này trong các bản án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về
định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy, từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm

hồn thiện pháp luật hình sự có liên quan đến việc định tội danh tội này.


7
Ngồi ra, luận văn cịn có ý nghĩa như là một tài liệu tham khảo về mặt lý
luận và có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập hoặc sử dụng trong
thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu
trúc gồm hai chương:
Chương 1: Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo luật hình sự
Việt Nam theo mục đích phạm tội.
Chương 2: Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp
có nhiều hành vi phạm tội về ma túy


8
CHƯƠNG 1
ĐỊNH TỘI DANH TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI
1.1. Quy định của pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo
luật hình sự Việt Nam
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 BLHS năm
20151, theo đó, tội tàng trữ trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi cất giữ, cất
1

Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái
phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một

trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam
đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của
cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 05 kilơgam đến dưới 50 kilơgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối
lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam
đến dưới 30 gam;
h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của
cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
i) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 50 kilơgam đến dưới 200 kilơgam;
k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối
lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
o) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam
đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của
cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 200 kilơgam đến dưới 600 kilơgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;


9
giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà khơng nhằm mục đích mua bán,
vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy
Các tội phạm này xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất
ma túy. Đối tượng tác động của tội phạm: là các chất ma túy.
Hành vi khách quan của các tội này là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ
nơi nào (như trong nhà, ngồi vườn, chơn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng
xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà
khơng nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy.
Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã
bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và
252 BLHS, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng từ 01 gam đến
dưới 500 gam;
- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của

cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định
có khối lượng từ 01 kilơgam đến dưới 10 kilơgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối
lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng 05 kilơgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của
cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilơgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng 600 kilơgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối
lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


10
- Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 05 kilơgam đến dưới 50 kilơgam;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó
tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 249 BLHS.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi tàng

trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
luật định.
* Mục đích phạm có ý nghĩa quan trọng trong định tội danh tội tàng trữ trái
phép chất ma túy bởi lẽ hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ có thể phạm tội
này nếu khơng nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma
túy. Nếu tàng trữ trái phép chất ma túy mà nhằm mục đích mua bán, vận chuyển
hay sản xuất trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về các tội tương ứng như:
tội mua bán trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy hay tội sản
xuất trái phép chất ma túy.
* Khái niệm định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Để có thể đưa ra khái niệm định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy
cần phải dựa trên khái niệm định tội danh. Theo GS.TS Võ Khánh Vinh thì: “Định
tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các
dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành
tội phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự” 2
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm định tội danh tội tàng trữ trái
phép chất ma túy như sau:
Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy là việc xác định và ghi nhận
về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi này với các dấu
hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự
2

Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.9-10


11
Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy là một trường hợp định tội
danh cụ thể, do đó nó có các đặc điểm của định tội danh 3:

+ Thứ nhất, định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy là một q trình
lơ gích nhất định, là hoạt động xác nhận và ghi nhận sự phù hợp của hành vi này với
các dấu hiệu của các cấu thành tội phạm được quy định trong luật.
+ Thứ hai, định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy là việc đánh giá
nhất định về mặt pháp lý đối với hành vi này.
1.2. Những vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái
phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam theo khối lượng hoặc thể tích
chất ma túy
Như trên đã phân tích, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ có thể phạm
tội này nếu khơng nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất
ma túy. Nếu tàng trữ trái phép chất ma túy mà nhằm mục đích mua bán, vận chuyển
hay sản xuất trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về các tội tương ứng như:
tội mua bán trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy hay tội sản
xuất trái phép chất ma túy.
Tuy nhiên, thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo mục đích
phạm tội cịn có những vướng mắc dẫn đến giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống loại tội
phạm này. Các vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy
theo mục đích phạm tội được thể hiện trong nội dung các bản án sau:
Vụ án thứ nhất
Bản án hình sự số 222/2019/HS-ST ngày 23-9-2019 của TAND Thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 4
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội
dung vụ án được tóm tắt như sau: Vào khoảng 12 giờ 10 phút ngày 01/5/2019,
trong khi tuần tra tại khu vực tổ 20 Trường Phúc, phường Vĩnh Phước, thành
phố Nha Trang, tổ công tác của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy –
Công an thành phố Nha Trang phát hiện Vân Xương Th đang điều khiển xe máy
nhãn hiệu Vision màu xanh, biển kiểm soát 79D1-339.18 có biểu hiện nghi vấn
3

Võ Khánh Vinh (2013), tlđd (2), tr.10

Tòa án nhân dân Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa (2019), “Bản án hình sự số 222/2019/HS-ST ngày
23-9-2019”, nguồn: (truy cập: 3/11/2019)
4


12
về ma túy nên tổ công tác yêu cầu kiểm tra giấy tờ tùy thân. Tại đây, Vân
Xương Th tự lấy ra giao nộp cho tổ công tác 01 gói nylon, kích thước khoảng
7cmx10cm đựng 08 đoạn ống hút nhựa màu trắng hàn kín 02 đầu, bên trong
chứa chất bột nén màu trắng (được niêm phong, ký hiệu A) và khai nhận đó là
heroine Th mua để sử dụng.
Quá trình điều tra, Th khai nhận, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 01/5/2019,
Th đi đến khu vực Lầu 7 thuộc tổ 20 Trường Phúc, phường Vĩnh Phước, thành
phố Nha Trang hỏi mua 500.000đ ma túy, loại heroine của một người phụ nữ
không rõ lai lịch cụ thể, người phụ nữ trên đã bán cho Th 08 tép ma túy, loại
heroine. Sau khi có ma túy, Th cất giữ rồi điều khiển xe đi tìm nơi sử dụng thì bị
bắt giữ như đã nêu trên.
Tại bản kết luận giám định số 243/GĐTP/2019 ngày 06/5/2019 của
Phịng kỹ thuận hình sự - Cơng an tỉnh Khánh Hòa kết luận: + Chất bộ nén
màu trắng trong mẫu ký hiệu A gửi giám định là ma túy, có khối lượng 0,2047g
loại heroine;
* Phần Quyết định của Bản án:
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 249, điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h
khoản 1 Điều 52 Bộ luậ t hình sự năm 2015, tuyên bố bi ̣ cáo Vân Xương Th
phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”; Xử phạt bi ̣ cáo Vân Xương Th
02 (hai) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù được tính từ ngày bắt giam
thi hành án trừ đi thời gian tạm giữ từ ngày 01/5/2019 đến ngày 10/5/2019.
Như vậy, trong vụ án này bi ̣ cáo Vân Xương Th đang vận chuyển trái phép
chất ma túy thì bị bắt giữ và bị xử lý hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
(Điều 249 BLHS).

Vụ án thứ hai
Bản án hình sự sơ thẩm số 29/2019/HS-ST ngày: 24-7-2019 của Tịa án nhân
dân huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình 5
Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 24/4/2019, Thái Văn Q thuê anh Trần
Xuân Q (là lái xe taxi) chở Thái Văn Q vào xã H, huyện T, tỉnh Quảng Bình để
5

Tịa án nhân dân huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình (2019), “Bản án hình sự sơ thẩm số 29/2019/HS-ST ngày
24-7-2019”, nguồn: (truy cập ngày: 12/10/2019)


13
giải quyết việc cá nhân. Khi đến xã H, huyện T, Thái Văn Q bảo anh Trần
Xuân Q dừng xe, Thái Văn Q xuống xe và đi bộ qua đường sắt khoảng 100
mét tìm một người đàn ơng có tên là “Cu đen” (không rõ tên, tuổi, địa chỉ cụ
thể) mà Q biết trước đó để mua ma tuý. Khi một người đàn ông có đặc điểm
giống “Cu đen” đang đứng một bên đường liên thôn thuộc thôn T 3, xã H, Q
đi đến hỏi mua ma tuý thì người đàn ông đó đồng ý bán cho Q 10 viên ma tuý
loại hồng phiến với giá 1.000.000đ (một triệu đồng). Sau khi mua được ma
tuý, Q cầm 10 viên ma tuý vừa mua được trên tay phải rồi quay lại chỗ xe taxi
đang đậu để đi về nhà thì bị lực lượng Cơng an huyện Tun Hố phát hiện
bắt quả tang và thu giữ toàn bộ tang vật nói trên. Q trình điều tra, Thái Văn
Q đã khai nhận tồn bộ hành vi phạm tội.
Tại Bản kết luận giám định số: 483/GĐ - PC 09 ngày 30/4/2019 của
Phòng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Quảng Bình kết luận: 10 (mười) viên
nén hình trịn dạng thuốc tân dược, màu hồng, trên mặt mỗi viên đều có chữ
“WY” là chất ma tuý có tên gọi Methamphetamine có tổng khối lượng 0,968
gam (khơng phẩy chín trăm sáu mươi tám gam).
* Phần Nhận định của bản án:
[2] Về hành vi phạm tội của bị cáo: Hội đồng xét xử thấy rằng bị cáo là

người có đủ năng lực hành vi dân sự và nhận thức rõ tác hại của ma tuý, hiểu
rõ việc vận chuyển ma tuý bị pháp luật nghiêm cấm nhưng vì nghiện ma t bị
cáo đã có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý để sử dụng cho bản
thân. Số ma tuý mà Thái Văn Q vận chuyển có khối lượng 0,968 gam (khơng
phẩy chín trăm sáu mươi tám gam).
* Phần Quyết định của bản án
1. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 250, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 38 Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): - Về tội danh: Tuyên bố bị cáo
Thái Văn Q phạm tội "Vận chuyển trái phép chất ma tuý".
- Về hình phạt: Xử phạt Thái Văn Q 24 (hai mươi bốn) tháng tù. Thời gian
tính từ ngày tạm giam ngày 25/4/2019. Tiếp tục tạm giam bị cáo 45 (bốn mươi lăm)
ngày theo Quyết định tạm giam của Hội đồng xét xử.


14
Như vậy, trong vụ án này bị cáo đã có hành vi mua trái phép chất ma túy rồi
sau đó vận chuyển trái phép chất ma tuý (đi về nhà) để sử dụng cho bản thân và bị
xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS)
Từ các bản án thứ nhất và thứ hai đã nêu, với các tình tiết tương tự như nhau
nhưng việc định tội danh đối với các bị cao là khác nhau. Cụ thể: tại bản án thứ
nhất, bi ̣ cáo Vân Xương Th đang vận chuyển trái phép chất ma túy để sử dụng cho
bản thân thì bị bắt giữ và bị xử lý hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều
249 BLHS); còn tại bản án thứ hai, bị cáo cũng có hành vi vận chuyển trái phép
chất ma tuý để sử dụng cho bản thân và bị xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép
chất ma túy (Điều 250 BLHS).
Từ sự khác nhau trong việc định tội trong hai vụ án nêu trên, có một vấn đề
vướng mắc được đặt ra là: trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy để sử dụng
cho bản thân cần phải được hướng dẫn thống nhất định tội danh là tội tàng trữ trái
phép chất ma túy (Điều 249 BLHS) hay tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều
250 BLHS)?

Vụ án thứ ba
Bản án hình sự sơ thẩm số 67/2019/HSST ngày 08/10/2019 Tồ án nhân dân
huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình có nội dung như sau6:
Khoảng 9 giờ 45 phút ngày 21/6/2019, Công an huyện Đông Hưng phối
hợp với Công an xã M, huyện Đ bắt quả tang Bùi Đăng T, có hành vi tàng trữ
trái phép chất ma túy tại trục đường thôn L, xã M, huyện Đ, T. Vật chứng thu
giữ gồm: thu giữ tại túi quần bên phải đang mặc của T 01 gói nhỏ kích thước
1x1cm bên ngồi được gói bằng nilon màu đen, kiểm tra lượt tiếp theo được
gói bằng giấy tráng kim màu vàng, bên trong có chất bột màu trắng dạng cục
theo T khai đó là Heroine vừa mua, kiểm tra chiếc xe đạp điện T đi khơng thu
giữ gì. Cơng an huyện Đơng Hưng đã lập biên bản bắt người phạm tội quả
tang, niêm phong vật chứng, quản lý chiếc xe đạp điện.
Quá trình điều tra xác định: Bùi Đăng T là đối tượng sử dụng ma tuý
tại địa phương. Ngày 13/6/2019 T tàng trữ trái phép chất ma tuý bị Công an
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội bắt tạm giữ, ra quyết định khởi tố vụ án,
6

Tồ án nhân dân huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình (2019), “Bản án hình sự sơ thẩm số 67/2019/HSST ngày
08/10/2019”, nguồn: (truy cập ngày: 10/11/2019)


15
khởi tố bị can về hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý ngày 18/6/2019 và áp
dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” từ ngày 19/6/2019. Sau
khi về địa phương, đến khoảng 8 giờ ngày 21/6/2019, T đi xe đạp điện của gia
đình lên khu vực ngã tư đèn tín hiệu giao thơng thuộc địa phận xã M để mua
ma tuý về sử dụng. Do T nghe bạn nghiện ma túy nói qua khu vực ngã tư có 01
ngõ nhỏ, trong ngõ có người đàn ông bán ma tuý, khi đến nơi T gặp một người
đàn ông như mô tả khoảng 30 tuổi không biết tên và địa chỉ để hỏi mua một
gói ma tuý với giá 200.000 đồng. Sau khi mua được ma tuý T cho vào túi quần

bên phải đang mặc sau đó đi ra đường 39 mục đích đem về nhà sử dụng. Khi
T vừa đi được một đoạn thì bị lực bị lực lượng Công an huyện Đông Hưng
phối hợp với Công an xã M phát hiện bắt quả tang, thu giữ vật chứng và dẫn
giải bị cáo T về Công an huyện Đông Hưng để giải quyết.
Cơ quan điều tra Công an huyện Đông Hưng đã tiến hành khám xét
khẩn cấp nơi ở của Bùi Đăng T tại thôn Đ, xã Đ, huyện Đ, tỉnh T nhưng khơng
thu giữ gì.
Tại bản kết luận giám định số 274/KLGĐ-PC09 ngày 22/6/2019 của
Phòng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Thái Bình kết luận: Mẫu gửi giám định
thu giữ của Bùi Đăng T là ma túy, loại Heroine (Hêrơin) có khối lượng 0,1340
gam (Khơng phẩy một nghìn ba trăm bốn mươi gam).
Heroine STT: 09, Danh mục I, Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày
15/5/2018 của Chính Phủ.
* Phần Quyết định của bản án:
1. Tuyên bố: Bị cáo Bùi Đăng T phạm tội “Tàng trữ trái phép chất
ma tuý”.
2. Áp dụng: Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 249; điểm s khoản 1, khoản 2
Điều 51; Điều 50; Điều 38 Bộ luật hình sự.
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm,
thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án.
Xử phạt bị cáo Bùi Đăng T 01 năm 06 tháng tù ( một năm sáu tháng tù),
thời hạn tù tính từ ngày 21/6/2019.
Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.


16
Như vậy, trong vụ án thứ ba, bị cáo có hành vi mua trái phép chất ma túy và
sau đó vận chuyển trái phép chất ma túy (đi xe đạp điện vể nhà) để sử dụng và bị xử
lý hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS).
So sánh với vụ thứ hai, chúng ta nhận thấy trong vụ án thứ ba này bị cáo có

hành vi mua trái phép chất ma túy và sau đó vận chuyển trái phép chất ma túy để sử
dụng thì bị xử lý hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS), còn
hành vi tương ứng trong vụ án thứ hai nêu trên thì bị cáo bị xử lý hình sự về tội vận
chuyển trái phép chất má túy.
Vướng mắc từ thực tiễn được đặt ra từ vụ án thứ hai và thứ ba là trong trường
hợp một người có hành vi mua trái phép chất ma túy và sau đó vận chuyển trái phép
chất ma túy để sử dụng thì xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy
hay tội tàng trữ trái phép chất ma túy?
1.3. Các giải pháp để định tội danh đúng tội tàng trữ trái phép chất ma
túy theo mục đích phạm tội
Từ các bản án nêu tại Mục 1.2 của Luận văn đã chỉ ra các vướng mắc trong
thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo mục đích phạm tội,
gồm có:
- Thứ nhất, trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy để sử dụng cho bản
thân cần phải được hướng dẫn thống nhất định tội danh là tội tàng trữ trái phép chất ma
túy (Điều 249 BLHS) hay tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS)?
- Thứ hai, trong trường hợp một người có hành vi mua trái phép chất ma túy
và sau đó vận chuyển trái phép chất ma túy để sử dụng thì xử lý hình sự về tội vận
chuyển trái phép chất ma túy hay tội tàng trữ trái phép chất ma túy?
Nguyên nhân của vướng mắc nêu trên xuất phát từ các lý do sau:
Quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS mô tả hành vi tàng trữ trái phép chất
ma túy là “tàng trữ trái phép chất ma túy mà khơng nhằm mục đích mua bán, vận
chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy” 7 và Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLTBCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 cũng chỉ hướng dẫn
về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy như sau: ““Tàng trữ trái phép chất ma
7

Khoản 1 Điều 249 BLHS: “1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà khơng nhằm mục đích mua bán,
vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm”



17
túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà,
ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong
quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà khơng nhằm mục đích
mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay
ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.”. Tuy nhiên, khi định tội danh tội
tàng trữ trái phép chất ma túy trên thực tế theo quy định tại Điều 249 BLHS và
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP cho thấy:
Thứ nhất, Thông tư liên tịch số 17/2007 không hướng dẫn dấu hiệu “không
nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy” của tội
tàng trữ trái phép chất ma túy gồm những trường hợp cụ thể nào nên việc định tội
danh định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy cịn lúng túng.
- Thứ hai, Thơng tư liên tịch số 17/2007 cũng chưa có hướng dẫn về các
trường hợp khác có liên quan đến việc định tội danh định tội danh tội tàng trữ trái
phép chất ma túy như vận chuyển ma túy để sử dụng, mua ma túy để sử dụng ... dẫn
đến việc định tội danh đối với tội này trên thực tế còn chưa thống nhất.
Trên cơ sở đó tác giả xin đề xuất giải pháp cụ thể để định tội danh tội tàng trữ
trái phép chất ma túy chính xác và đúng đắn bằng cách kiến nghị TAND Tối cao ra
nghị quyết hướng dẫn về trường hợp này theo hướng:
- Thứ nhất, hướng dẫn cụ thể dấu hiệu “khơng nhằm mục đích mua bán, vận
chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy” của tội tàng trữ trái phép chất ma túy
(Điều 249 BLHS)
- Thứ hai, bổ sung thêm các trường hợp khác xử lý hình sự về tội tàng trữ trái
phép chất ma túy (Điều 249 BLHS) ngoài các hành vi: “cất giữ, cất giấu bất hợp
pháp chất ma túy ...” như: vận chuyển ma túy để sử dụng, mua ma túy để sử dụng ...
Cụ thể:
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- Thông tư liên tịch mới
BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
3.1. “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất

cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở
túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài


18
ngồi vườn, chơn dưới đất, để trong vali, vườn, chơn dưới đất, để trong vali, cho
cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần
quần áo, tư trang mặc trên người hoặc áo, tư trang mặc trên người hoặc theo
theo người…) mà không nhằm mục đích người…) mà khơng nhằm mục đích mua
mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép
phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay
hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định
định tội này.

tội này.
Dấu hiệu “khơng nhằm mục đích mua
bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép
chất ma túy” quy định tại Điều 249
BLHS có thể là để sử dụng cho bản thân,
để làm thuốc trị bệnh cho mình hoặc
người khác ...
Người vận chuyển trái phép chất ma túy
để sử dụng cho bản thân thì xử lý hình
sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
(Điều 249 BLHS) nếu có đủ dấu hiệu về
tội này.
Người mua trái phép chất ma túy để sử
dụng cho bản thân thì xử lý hình sự về
tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều
249 BLHS) nếu có đủ dấu hiệu về tội

này.

Kiến nghị hướng dẫn này đã giải quyết được các vấn đề vướng mắc mà thực
tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chát ma túy như đã nêu ở Mục 1.2, bổ sung
thêm các trường hợp xử lý hình sự về tội tàng trái phép chất ma túy mà Thông tư
liên tịch số 17/2007 chưa hướng dẫn nhưng vẫn đảm bảo lý luận về tội tàng trữ trái
phép chất ma túy.


19
Kết luận Chương 1
Trong Chương 1 của Luận văn, chúng tơi đã đi vào nghiên cứu, phân tích
vấn đề định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam
theo mục đích phạm tội. Kết quả nghiên cứu của Chương 1 được thể hiện ở các
nội dung:
1. Phân tích làm rõ sự khác biệt giữa tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều
249 BLHS) và với các tội phạm về ma túy khác. Việc phần tích này cho phép chúng
ta nhận thức rõ và đầy đủ hơn về tính nguy hiểm cũng như đặc điểm pháp lý tránh
nhầm lẫn trong việc định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo luật hình sự
Việt Nam theo mục đích phạm tội
2. Thơng qua các bản án xét xử về định tội danh các tội phạm về ma túy, luận
văn đã chỉ ra những khó khăn phức tạp trong thực tiễn áp định tội danh tội tàng trữ
trái phép chất ma túy theo mục đích phạm tội, thấy rõ yêu cầu cấp bách cần phải có
hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các quy định của pháp luật liên quan tới trường
hợp phạm tội này.
3. Chương 1 của Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị Tòa án nhân dân Tối
cao ra nghị quyết hướng dẫn về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo hướng: (1)
Hướng dẫn cụ thể dấu hiệu “khơng nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản
xuất trái phép chất ma túy” của tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS);
(2) Bổ sung thêm các trường hợp khác xử lý hình sự về tội tàng trữ trái phép chất

ma túy (Điều 249 BLHS) ngoài các hành vi: “cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma
túy ...” như: vận chuyển ma túy để sử dụng, mua ma túy để sử dụng ...


20
CHƯƠNG 2
ĐỊNH TỘI DANH TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU HÀNH VI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY
2.1. Quy định của pháp luật hình sự liên quan đến định tội danh tội
tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội
về ma túy
So với quy định trong BLHS năm 1999, trong BLHS năm 2015 tội tàng trữ
trái phép chất ma túy được quy định thành một điều độc lập (Điều 249 BLHS) với
các tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS), tội mua bán trái phép
chất ma túy (Điều 251 BLHS), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS) (các
tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy
định chung tại cùng một điều luật là Điều 194 BLHS năm 1999 ). Về mặt chủ quan
của tội phạm, BLHS năm 2015 quy định rằng người thực hiện hành vi tàng trữ trái
phép chất ma túy “không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép
chất ma túy”.
Khi áp dụng BLHS năm 1999, các tội này được quy định chung tại một điều
luật là Điều 194 BLHS năm 1999 với tên điều luật là “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” thì TTLT 17/2007 hướng dẫn như sau:
Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội.
3.1. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định
tại các điều luật khác nhau, từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà các hành
vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để
thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm
đó khơng bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội nặng hơn.

Ví dụ: một người trồng cây thuốc phiện (đã được giáo dục nhiều lần, đã
được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành
vi này), sau đó lại tiến hành sản xuất trái phép chất ma túy. Trong trường hợp
này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép
chất ma túy theo Điều 193 của BLHS (tội sản xuất trái phép chất ma túy nặng
hơn tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy).


21
3.2. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định
tại các điều luật khác nhau, từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà các hành
vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để
thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm
đó bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi
phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng.
Đối với người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy để sản xuất trái phép chất ma túy thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại
Điều 193 BLHS.
3.3. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định
tại các điều từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà các hành vi đó độc lập
với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập theo điều
luật tương ứng.
Ví dụ một người mua bán trái phép hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát
hiện người đó còn có hành vi sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này
người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất
ma túy theo Điều 194 của BLHS và tội sản xuất trái phép chất ma túy theo
Điều 193 của BLHS.
3.4. Việc xác định các tội bằng nhau, nặng hơn hoặc nhẹ hơn được thực
hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2, mục 2, phần II Nghị quyết số

04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ
thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
3.5. Trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội
quy định trong một điều luật (Điều 194, Điều 195 và Điều 196 của BLHS) thì
cần phân biệt như sau:
a) Trường hợp một người chỉ thực hiện một trong các hành vi phạm tội
theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh về hành vi phạm tội đã thực hiện
theo điều luật tương ứng.


×