Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 126 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ HỒNG MINH






TỘI CƯỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƯỜI KHÁC SỬ
DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC







Hà Nội – 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN THỊ HỒNG MINH





TỘI CƢỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƢỜI KHÁC SỬ
DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM




Chuyên ngành : LUẬT HÌNH SỰ
Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS TRƢƠNG QUANG VINH


Hà Nội – 2010


2



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Hồng Minh



3
MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
1
Lời cam đoan
2
Mục lục
3
Danh mục các chữ viết tắt
6
Danh mục các bảng
7
MỞ ĐẦU
8
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CƢỠNG
BỨC, LÔI KÉO NGƢỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
15
1.1.
Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức,
lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
15

1.1.1.
Khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma tuý
15
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự
năm 1999
24


1.1.2.1.
Khách thể của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma tuý
24

1.1.2.2.
Mặt khách quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma tuý
32

1.1.2.3.
Mặt chủ quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma tuý:
39

1.1.2.4.
Chủ thể của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma tuý
44

4

1.1.2.5.
Trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội cưỡng bức,
lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý
50
1.2.
Phân biệt tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy với một số tội phạm khác

55

1.2.1.
Phân biệt tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy và tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy
55

1.2.2.
Phân biệt tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy và tội chứa chấp việc sử dụng trái phép
chất ma túy
62

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỘI CƢỠNG BỨC, LÔI KÉO
NGƢỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ

67

2.1.
Điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam – môi trường
thuận lợi làm phát sinh tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy

67

2.1.1.
Sự tác động của nền kinh tế thị trường
68


2.1.2.
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
71

2.1.3.
Trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế
72

2.1.4.
Công tác quản lý cai nghiện và sau cai nghiện chưa đạt
hiệu quả
74

2.1.5.
Môi trường văn hóa, giáo dục
76
2.2.
Thực trạng tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma tuý
80

2.2.1.
Tình hình tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma tuý trong thời gian từ năm 2000 - 2008
80

2.2.2.
Một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội cưỡng bức,
87


5
lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

2.2.2.1.
Những vướng mắc về quy định của luật
89
2.2.2.2 Những vướng mắc về nhận thức của người áp dụng
pháp luật
96
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÒNG, CHỐNG TỘI CƢỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƢỜI
KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
102
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự đối với tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất
ma túy
102

3.1.1.
Về các dấu hiệu định tội
102

3.1.2.
Về các dấu hiệu định khung
104

3.1.3.
Về hình phạt
106


.
3.1.4.
Mô hình lý luận của tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong pháp luật hình
sự Việt Nam
110

3.2.
Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình
sự đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy
113
KẾT LUẬN
120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
122


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
BLHS: Bộ luật hình sự
LHS: Luật hình sự
PLHS: Pháp luật hình sự
TNHS: Trách nhiệm hình sự
TAND: Toà án nhân dân



7
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng`2.1. Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội cưỡng
bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
tuý trong quá trình nghiên cứu (2000-2008)

81
Bảng 2.2. So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã bị
xét xử sơ thẩm với số vụ và số bị cáo bị khởi tố
trong quá trình nghiên cứu (2000-2008)

83
Bảng 2.3. So sánh số vụ phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200
BLHS) với tổng số vụ phạm tội về ma tuý nói
chung được xét xử sơ thẩm từ năm 2000-2008

84
Bảng 2.4. So sánh số vụ phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200
BLHS) với số các vụ phạm tội về ma tuý khác được
xét xử sơ thẩm từ năm 2000-2008

85
Bảng 2.5. Số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý (2000-

2008)

87



8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội loài người không ngừng vận động nhằm hướng tới những giá trị
văn minh mà ở đó con người được bảo vệ, phát triển toàn diện về thể chất và
trí tuệ. Tuy nhiên con đường để xây dựng một xã hội văn minh không hề đơn
giản. Tệ nạn ma tuý đã và đang là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại
cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh
phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an
ninh quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, ma tuý dường như không còn
ranh giới quốc gia. Cùng với sự lan tràn tệ nạn này là sự gia tăng của tội phạm
ma tuý. Vì vậy, pháp luật hình sự đã quy định các chế định tội phạm và hình
phạt là công cụ sắc bén để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần
quan trọng vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật
tự xã hội và an ninh quốc gia.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn thể hiện thái độ
kiên quyết đấu tranh đối với tội phạm ma tuý nói riêng và tội phạm nói chung.
Điều này được khẳng định ngay từ đạo luật cơ bản của nhà nước - Hiến pháp
năm 1992, quy định tại Điều 61. Cụ thể hoá Hiến pháp, Luật hình sự có nhiều
quy định nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội nguy hiểm này trong đó có quy định
tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được ghi
nhận tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một
hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nghiên cứu trực tiếp số đối tượng sử dụng

ma tuý cho thấy đối tượng do bạn bè rủ rê chiếm 75%. Tuy nhiên số lượng tội
phạm này bị đưa ra xét xử chưa nhiều. Lợi dụng đặc điểm “dễ nghiện khó
cai” của ma tuý, người phạm tội dễ dàng dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma tuý. Bên cạnh đó, ma tuý là một mặt hàng siêu lợi nhuận. Vì

9
thế mặc dù đã có rất nhiều bản án tử hình dành cho người phạm tội buôn bán
trái phép chất ma tuý nhưng không vì thế mà “thị trường buôn bán ma tuý”
với quy luật cung cầu giảm đi, các tội phạm ma tuý ngày càng có chiều hướng
gia tăng và hoạt động có tổ chức cùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn.
Nhằm tạo ra nguồn “cầu” cho thị trường ma tuý, hoạt động rủ rê, lôi kéo mọi
thành phần xã hội sử dụng ma tuý càng trở nên phổ biến. Hậu quả nghiêm
trọng của hiện tượng này là lan tràn tệ nạn nghiện hút trong xã hội, xói mòn
đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh xã
hội, hàng vạn người nghiện sống bám vào xã hội, là gánh nặng của xã hội.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, trong những năm qua, đời sống
kinh tế xã hội có những thay đổi đáng kể, loại tội phạm này có nhiều điều
kiện thuận lợi phát triển. Mặt trái của nền kinh tế thị trường là lối sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền, con người sẵn sàng làm bất cứ việc gì
kể cả đó là hành vi vi phạm pháp luật. Những thanh niên con nhà khá giả
thiếu sự quản lý của gia đình hoặc sống trong hoàn cảnh gia đình có cấu trúc
không hoàn hảo như bố mẹ chết, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố mẹ ly dị
thiếu người chăm sóc dễ bị bọn tội phạm lôi kéo vào con đường nghiện ngập.
Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để quy định tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong Luật Hình sự Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn về tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự
năm 1999 hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp
luật hình sự về tội phạm này để đưa ra những kiến giải lập pháp khả thi nhằm
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các

quy phạm về tội phạm này trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận, thực
tiễn và pháp lý quan trọng. Đây cũng chính là lý do luận chứng để “Tội cưỡng

10
bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong luật hình sự Việt
Nam” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam chưa có một công trình khoa
học nào nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống về tội cưỡng
bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy dưới góc độ là một đề
tài riêng biệt, tách rời các nhóm tội phạm ma túy. Mục đích và phạm vi đề tài
này đã được tiếp cận ở những mức độ khác nhau. Có thể kể đến các bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Những quy định BLHS đối với các
tội phạm ma túy” và “Một số bất cập, kiến nghị đối với các quy định của
BLHS về tội phạm ma túy” của T.S Phạm Minh Tuyên đăng trên Tạp chí
TAND số 17, số 18 năm 2005. Các bài viết này có đề cập đến một số khía
cạnh về kỹ thuật lập pháp của các tội phạm ma túy trong đó có tội cưỡng bức,
lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Bên cạnh đó, một số công trình khoa học cũng ít nhiều đề cập đến tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Đó là: Luận án
tiến sĩ Luật học của tác giả Phạm Minh Tuyên – Viện Nhà nước và pháp luật
năm 2006 về “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong Luật
hình sự Việt Nam”; Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Vũ Quang Vinh -
Trường Học viện cảnh sát nhân dân năm 2002 về “Hoạt động phòng ngừa
các tội phạm về ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân”. Một số công trình
nghiên cứu được xuất bản thành sách chuyên khảo như: “TNHS đối với tội
phạm về ma túy” của tác giả Trần Văn Luyện, NXB Chính trị quốc gia, năm
1998, “Các tội phạm về ma túy” của tác giả Nguyễn Phong Hòa, NXB Công
an nhân dân, năm 1998 Tuy nhiên, hầu hết các công trình kể trên nghiên
cứu nhóm các tội phạm ma túy nói chung và chủ yếu được nghiên cứu dưới

góc độ tội phạm học.

11
Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhóm các tội phạm ma
túy, trong đó có tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
túy, góp phần làm sáng tỏ tội phạm này theo quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có một công
trình nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy đang diễn biến phức
tạp hiện nay, vấn đề này cần được nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận
và thực tiễn làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, đảm bảo thực
hiện nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, không bỏ lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách cụ thể, có hệ thống về
mặt lý luận những vấn đề cơ bản liên quan đến tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam và việc xét xử
tội phạm này trong thực tiễn. Từ đó chỉ ra những vướng mắc và đề xuất các
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng
bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã trình bày nêu trên, tác giả luận văn
đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:
Về mặt lý luận: Tìm hiểu các khái niệm, các dấu hiệu pháp lý cơ bản
trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy, xem xét vấn đề đường lối xử lý đối với người phạm tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Từ đó, làm sáng


12
tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của tội phạm này theo quy định
luật hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá việc xét xử trong thực
tiễn những vấn đề liên quan đến tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy: Định tội danh, hình phạt đồng thời phân tích những
tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý luận với thực tiễn áp
dụng nhằm luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp
hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
pháp luật hình sự đối với tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội cưỡng bức,
lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 dưới góc độ của luật hình sự. Cụ thể là: Nội dung, ý nghĩa,
điều kiện áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm ma túy nói
chung hay tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
nói riêng theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu

13
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự
nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống những vấn đề lý luận và
thực tiễn về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
theo pháp luật hình sự Việt Nam. Luận văn đã giải quyết về mặt lý luận
những vấn đề sau:
- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như: khái niệm
tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, các dấu hiệu
pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy, phân biệt tội phạm này với các tội phạm
ma túy có liên quan, đường lối xử lý đối với người phạm tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý
luận tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thông
qua việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện
quy định của pháp luật hình sự và xây dựng mô hình lý luận của Bộ luật hình
sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Ý nghĩa của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về tội cưỡng
bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo luật Hình sự Việt
Nam dưới cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về mặt
khoa học đã nêu trên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu
tham khảo có giá trị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc hoàn
thiện quy định pháp luật hình sự đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy, đồng thời còn góp phần giải quyết những vướng
mắc trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này.

14
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,

luận văn gồm có 3 chương và được chia thành mục với cơ cấu như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy
Chương 2: Thực trạng tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy
Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật hình sự nhằm
nâng cao hiệu quả phòng, chống tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy

15
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CƢỠNG BỨC, LÔI
KÉO NGƢỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cƣỡng bức, lôi kéo
ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma túy
1.1.1. Khái niệm tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép
chất ma tuý
Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hiện
tượng tiêu cực trong xã hội, một trong những nguyên nhân làm lan tràn tệ nạn
ma tuý, đe doạ quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người.
Quyền con người là một trong những quyền cơ bản luôn được coi trọng, đảm
bảo cho con người được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, đẩy lùi và
xoá bỏ tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý là mục tiêu hàng đầu trong mọi
giai đoạn phát triển của nhà nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân:
“Phòng chống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội đặc biệt là ma tuý (…). Xử lý nghiêm
theo pháp luật những hành động gây tệ nạn xã hội”. Vì vậy, quy định tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong BLHS
Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, là công cụ sắc bén của nhà nước để thực

hiện nhiệm vụ nói trên.
Trước hết, cần hiểu khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma tuý. Đây là vấn đề quan trọng của lý luận về tội phạm
này, tạo cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu các vấn đề khác, đồng thời còn giúp
các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng đúng đắn các quy phạm của BLHS.
Nghiên cứu các quy định của PLHS Việt Nam về tội phạm ma tuý từ khi
thành lập nước CHXHCN Việt Nam đến khi BLHS đầu tiên được chính thức

16
thông qua ngày 27/6/1985, có hiệu lực từ 01/01/1986 và tiếp tục được sửa đổi,
bổ sung hoàn thiện trong lần pháp điển hóa thứ hai ra đời BLHS năm 1999,
cho thấy chưa có quy định pháp luật nào ghi nhận khái niệm tội phạm ma tuý
nói chung và khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma tuý nói riêng. Để làm rõ khái niệm của tội phạm này, trước hết cần
nghiên cứu quá trình hình thành quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma tuý trong PLHS Việt Nam.
Thuật ngữ “ma tuý” lần đầu tiên chính thức được quy định tại Điều 203
BLHS được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 “Tội tổ chức dùng chất ma
tuý”. Trong BLHS năm 1985, tội phạm liên quan đến ma tuý mới chỉ được
quy định tại ba điều: Điều 97 quy định tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, trong đó hành vi buôn bán ma tuý được coi là
buôn lậu; tội buôn bán hàng cấm (Điều 166); tội tổ chức dùng chất ma tuý
(Điều 203). BLHS ra đời là một bước tiến quan trọng trong hoạt động lập
pháp của nhà nước, là công cụ sắc bén để các cơ quan đấu tranh chống tội
phạm một cách có hiệu quả trong đó có các tội phạm ma tuý. Tuy nhiên, vào
thời điểm này, tội phạm về ma tuý đã được quy định nhưng còn mang tính
chất chung nên khó vận dụng trong thực tiễn. Hành vi mua bán, vận chuyển
trái phép chất ma tuý qua biên giới thì bị truy cứu TNHS theo tội buôn lậu
hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 97), còn hành
vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý trong nội địa thì truy cứu TNHS

theo tội buôn bán hàng cấm (Điều 166). Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma tuý đã có trên thực tế nhưng chưa được chính
thức quy định là một tội phạm độc lập. Đây chỉ là một mắt xích, một dạng
hành vi trong chuỗi các hành vi khách quan của tội tổ chức dùng chất ma tuý
quy định tại Điều 203 BLHS năm 1985. Qua thực tiễn xét xử cho thấy, việc
quy định có tính chất khái quát chung cho nhiều loại hành vi như vậy sẽ

17
không làm rõ được những tình tiết cụ thể cũng như mức độ nguy hiểm của
từng loại hành vi. Trên thực tế, xuất phát từ những lý do khác nhau, người
phạm tội không chỉ dừng lại ở chỗ tổ chức dùng chất ma tuý đơn thuần mà
còn dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để có thể lôi kéo, cưỡng bức người khác
dùng chất ma tuý. Về mặt khách quan, hành vi này khác hành vi tổ chức
dùng chất ma tuý quy định tại Điều 203 BLHS năm 1985. Do vậy, để đáp ứng
yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ma tuý, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLHS năm 1985 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 10/5/1997 đã sửa đổi, cá thể hoá hành vi, tạo cơ sở để cá thể hóa
TNHS và hình phạt. Tại Chương VII
A
“Các tội phạm về ma tuý” của Luật sửa
đổi, bổ sung gồm 14 điều, trong đó có 13 điều quy định tội phạm (từ Điều
185a đến Điều 185n) và một điều quy định hình phạt bổ sung (Điều 185o).
Luật sửa đổi tách Điều 96a thành bốn tội riêng biệt: Tội sản xuất trái phép
chất ma tuý (Điều 185b), tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 185c), tội
sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 185d), tội mua bán trái phép chất ma tuý
(Điều 185đ); Có tám hành vi mới được quy định là tội phạm ma tuý, trong đó
có hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được
chính thức quy định thành một tội danh riêng với hình phạt tù từ 2 năm đến 7
năm.
Trong lần thứ hai pháp điển hóa LHS Việt Nam, tội cưỡng bức, lôi kéo

người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 200 BLHS
năm 1999. So với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985,
Điều 200 BLHS năm 1999 có một số thay đổi nhất định, đáng chú ý là việc
xoá bỏ áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm này.
Như vậy, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985
cũng như BLHS năm 1999, điều luật chỉ quy định tội danh cưỡng bức, lôi kéo
người khác mà chưa có một khái niệm đầy đủ, cụ thể về tội phạm này. Khái

18
niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý chỉ
được tiếp cận thông qua những giải thích cụ thể về hành vi khách quan của tội
phạm được quy định tại Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA ngày 05/8/1998 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Công an hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương
VII
A
“Các tội phạm về ma tuý” của BLHS đã được sửa đổi, bổ sung năm
1997 và được thay thế bằng Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-
VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy
định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999 của
Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư
pháp. Các văn bản pháp luật này đã giải thích cụ thể hành vi cưỡng bức người
khác sử dụng trái phép chất ma tuý, hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma tuý.
Tuy nhiên, các hướng dẫn cụ thể trên mới chỉ dừng lại ở việc giải thích
có tính chất liệt kê hành vi khách quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma tuý mà chưa thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện về
nội hàm khái niệm và bản chất của tội phạm này.
Như vậy, qua nghiên cứu tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma tuý trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLHS năm

1985 (sửa đổi năm 1997), BLHS năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi
hành cho thấy:
Thứ nhất, tội phạm ma tuý nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng được quy định trong chương
“Các tội phạm về ma tuý” chứ không được quy định rải rác như trong BLHS
năm 1985. Điều này là hợp lý. Bởi lẽ, việc phân ra các chương về các tội
phạm cụ thể dựa trên sự phân loại các khách thể loại xâm phạm của tội phạm.
Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một tội

19
phạm ma tuý cụ thể, xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý và sử dụng chất
ma túy của nhà nước, quyền tự do, sức khoẻ của con người, xâm phạm đến
trật tự, an toàn xã hội và làm lan tràn tệ nạn nghiện hút. Đây cũng chính là
khách thể của tội phạm này- những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Thứ hai, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
tuý là hành vi nguy hiểm cho xã hội. BLHS năm 1999 đã xoá bỏ hình phạt tử
hình đối với tội phạm này, đồng thời áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ
sung. Điều đó không có nghĩa là thái độ xử lý nghiêm khắc của nhà nước
không còn hay việc đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại
tội phạm này giảm đi mà vấn đề ở đây thuộc chính sách hình sự, chính sách
nhân đạo của nhà nước. Mặt khác, quy định trên xuất phát từ một trong những
đặc điểm của tội phạm ma tuý: Động cơ phạm tội là vì lợi nhuận cao. (Vì lợi
nhuận siêu ngạch của ma tuý, người phạm tội bất chấp tất cả để thực hiện tội
phạm hay nói cách khác tội phạm luôn được thực hiện với lỗi cố ý).
Thứ ba, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
túy được quy định tại Điều 200 BLHS năm 1999, đây là điều luật quy định
đối với nhiều hành vi phạm tội mà mỗi hành vi lại có đủ yếu tố cấu thành một
tội phạm (Điều 200 BLHS quy định hai tội phạm cụ thể: Tội cưỡng bức người
khác sử dụng trái phép chất ma túy và Tội lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy). Trong trường hợp các hành vi này có liên quan chặt chẽ

với nhau thì bị xét xử về một tội: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, khi nghiên cứu khái
niệm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cần
nghiên cứu khái niệm cụ thể của hai hành vi nói trên.
Tìm hiểu khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma tuý trước tiên cần làm rõ các thuật ngữ “cưỡng bức”, “lôi kéo”.

20
Thuật ngữ “cưỡng bức” theo Từ điển Tiếng Việt đồng nghĩa với cưỡng
bách, bắt buộc, có nghĩa là bắt buộc phải làm, ép phải làm dù không muốn
cũng không được. Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được
hiểu là ép buộc người khác phải sử dụng, bằng mọi cách làm cho người khác
dù không muốn cũng phải dùng ma tuý [41, tr.211].
Theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-
TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
chương XVII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999 giải thích:
“Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người
khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “lôi kéo” đồng nghĩa với rủ rê, có nghĩa là làm
cho có thiện cảm, ham thích đến mức bị thu hút vào [41, tr. 520]. Theo Thông
tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP,“lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục
hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để
họ sử dụng trái phép chất ma túy”.
Như vậy, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là
hành vi được thực hiện dưới dạng hành động, có vai trò quyết định trong việc
đưa người khác đến chỗ sử dụng trái phép chất ma túy.
Khái niệm tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các tội phạm ma túy khác và

với tệ nạn nghiện hút trong xã hội. Nghiên cứu khái niệm tội phạm này có
nhiều quan điểm khác nhau được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh.
Xét từ khía cạnh đạo đức, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy là một hành động phi đạo đức. Bản thân hành vi sử dụng
trái phép chất ma túy đã là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật

21
hình sự nghiêm cấm được quy định tại Điều 199 BLHS năm 1999 Tội sử
dụng trái phép chất ma túy. Việc sử dụng chất ma túy được coi là trái phép
khi một người sử dụng thuốc phiện, hêroin, cocain hoặc các chất ma túy khác
kể cả một số loại thuốc tân dược có chứa chất ma túy như Morphine,
Dolargan nhằm mục đích kích thích cảm giác khoái lạc. Trường hợp này
khác với trường hợp vì yêu cầu chữa bệnh và theo chỉ định của bác sĩ một
người có thể phải dùng một số loại tân dược có chứa hàm lượng ma túy như
Morphine, Dolargan, trường hợp này không bị coi là sử dụng trái phép chất
ma túy [16, tr 83]. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng trái phép chất
ma túy. Chủ thể nào cố tình vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế của
nhà nước. Các đối tượng cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy tức là cưỡng bức, lôi kéo người khác thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật hình sự, trái với luân thường đạo lý, trái các nguyên tắc đạo đức con
người và xã hội.
Xét từ khía cạnh kinh tế, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy là hành vi nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Nghiên cứu thực
tế số người có hành vi rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
(bao gồm cả những đối tượng chưa đến mức bị xử lý về hình sự) phần lớn là
các đối tượng nghiện hút rủ rê người khác sử dụng ma túy để được thưởng ma
túy, mua rẻ ma túy, và các đối tượng mua bán ma túy lôi kéo các đối tượng
mua ma túy để sử dụng. Bởi tính chất siêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
ma túy nên loại tội phạm này không ngừng gia tăng.
Xét từ khía cạnh xã hội, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu

làm lan tràn tệ nạn nghiện hút, là mảnh đất tốt làm nảy sinh tệ nạn mại dâm,
cờ bạc, trộm cắp. Ma túy và mại dâm là sân sau của tội phạm và là nguồn chủ
yếu làm lan tràn căn bệnh HIV, AIDS. Có thể nói, đấu tranh với tệ nạn nghiện
hút và tội phạm ma túy là vấn đề mang tính toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên

22
mà hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được
quy định là tội phạm trong BLHS của nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma túy có một số đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:
Thứ nhất, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do, sức
khỏe của con người, đến chế độ độc quyền quản lý chất ma túy của Nhà nước
và đến trật tự công cộng. “Tính nguy hiểm cho xã hội” của hành vi khách
quan là tiêu chí cơ bản để nhà làm luật phân chia chúng thành các loại khác
nhau: tội phạm, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự Do
vậy, ở đây cần có sự phân biệt giữa hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy phải xử lý bằng hình sự (tội phạm) với hành vi
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định
tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và hành vi xúi giục
người khác sử dụng chất ma túy bị xử phạt hành chính theo Điều 23 Nghị
định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Ranh giới
phân biệt đó cũng là cơ sở để quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy trong BLHS.
Thứ hai, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
là hành vi “trái pháp luật hình sự” (còn gọi là hành vi “bị luật hình sự cấm”).
Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm này chính là sự ngăn cấm việc thực
hiện tội phạm bởi quy phạm pháp luật hình sự tương ứng (Điều 200 BLHS
năm 1999) bằng việc đe dọa áp dụng sự trừng phạt về hình sự đối với người

phạm tội. Người nào phạm tội quy định tại Điều 200 BLHS tùy theo mức độ
phạm tội sẽ phải chịu TNHS, bị áp dụng hình phạt hoặc có thể bị áp dụng các

23
biện pháp cưỡng chế về hình sự khác (các biện pháp tư pháp chung và các biện
pháp tư pháp được áp dụng riêng đối với người chưa thành niên bị kết án).
Thứ ba, tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất
ma túy có thể được thực hiện bởi bất cứ chủ thể nào, trong không gian, thời
gian nào. Đó có thể là người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy hoặc
cũng có thể là con nghiện nhưng chủ thể của tội phạm bao giờ cũng phải là
người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS). Theo Luật Hình sự Việt
Nam, người có năng lực TNHS là người đạt độ tuổi chịu TNHS (Điều 12
BLHS) và không thuộc trường hợp trong tình trạng không có năng lực TNHS
(Điều 13 BLHS). Với việc quy định như vậy LHS Việt Nam mặc nhiên thừa
nhận người có năng lực TNHS là người ở một độ tuổi nhất định và là người
có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính chất
trái pháp luật của hành vi do mình thực hiện (về lý trí) cũng như điều khiển
được hành vi đó (về ý chí).
Thứ tư, người thực hiện hành vi là người có lỗi. Tội phạm cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được thực hiện dưới hình thức
lỗi cố ý.
Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm tội cưỡng
bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
(Tội) cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi
dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh
thần người khác buộc họ tuy không muốn nhưng vẫn phải sử dụng trái phép
chất ma tuý.
(Tội) lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi rủ rê,
dụ dỗ, xúi giục hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn
của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý.


24
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử
dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự năm 1999
Các dấu hiệu của một tội phạm được hiểu là các dấu hiệu pháp lý (khách
quan và chủ quan) do LHS quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã
hội cụ thể là tội phạm. Mỗi tội phạm cụ thể đều có những dấu hiệu pháp lý cơ
bản - những dấu hiệu thể hiện các thuộc tính điển hình và chủ yếu hơn cả, đặc
trưng cho tội phạm đó. Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội phạm có ý
nghĩa quan trọng đối với quá trình định tội danh. Tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy có mối quan hệ hữu cơ với các tội
phạm khác về ma túy. Vì vậy, việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có một vai trò
quan trọng, không chỉ là cơ sở quan trọng cho việc định tội danh mà còn là cơ
sở pháp lý cần và đủ để truy cứu TNHS người phạm tội. Khi một người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của
tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy
định tại Điều 200 BLHS năm 1999 thì các cơ quan tư pháp hình sự có đầy đủ
cơ sở để truy cứu TNHS đối với người phạm tội.
1.1.2.1. Khách thể của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái
phép chất ma tuý
Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại
đến mà các quan hệ đó được Luật hình sự bảo vệ. Khách thể với tính chất là
yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm, khi nghiên cứu tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, việc xác định khách thể trực tiếp là
một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn.
Xác định đúng khách thể của tội phạm này cho phép xác định đúng mức độ,
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cưỡng bức, hành vi lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy (trên cơ sở xem xét tính chất quan trọng

×