Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.77 KB, 88 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------

LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG

HỒN THIỆN CHẾ ĐỊNH PHẠT VI PHẠM TRONG
PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------

LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG

HỒN THIỆN CHẾ ĐỊNH PHẠT VI PHẠM TRONG
PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số ngành : 60. 38. 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT


NGƯỜI HD : TS. DƯƠNG ANH SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Hồn thiện chế định phạt vi phạm trong
pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả trình bày
trong luận văn.
TP.HCM, ngày 15 tháng 6 năm 2009
Tác giả luận văn

Lê Thị Diễm Phương


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP – Chính Phủ
CTCP – Cơng ty cổ phần
TNHH – Trách nhiệm hữu hạn
GĐT – Giám đốc thẩm
HĐKT – Hợp đồng Kinh tế
HĐTP – Hội đồng Thẩm phán
KDTM – Kinh doanh Thương mại
KT – Kinh tế
PT – Phúc thẩm

ST – Sơ thẩm


5

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG ............ 6
1.1. Khái niệm trách nhiệm hợp đồng ................................................................. 6
1.2. Khái niệm phạt vi phạm hợp đồng ............................................................. 12
1.3. Lịch sử phát triển của phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam ... 13
1.4. Điều kiện tồn tại của phạt vi phạm hợp đồng ............................................. 20
1.5. Chức năng của phạt vi phạm hợp đồng ...................................................... 24
1.6. Sự cần thiết của việc áp dụng phạt vi phạm hợp đồng ................................ 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHẠT VI PHẠM
TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN.. .......... 34
2.1. Xác định thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng .................................... 34
2.2. Căn cứ áp dụng phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật hợp
đồng Việt Nam ................................................................................................ 37
2.2.1. Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng ................................................................... 39
2.2.2. Lỗi của người vi phạm là cơ sở của phạt vi phạm hợp đồng ................... 47
2.3. Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại ............................. 55
2.4. Giới hạn mức phạt vi phạm trong hợp đồng .............................................. 59
2.5. Một số kiến nghị hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng
thương mại Việt Nam ...................................................................................... 65

2.5.1. Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại
cần được đặt trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hợp đồng nói
chung .............................................................................................................. 68


6

2.5.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định cụ thể về chế định phạt vi phạm
trong pháp luật hợp đồng ................................................................................. 71
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 78


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại, dân sự được áp
dụng trong thực tiễn thời gian qua, đã phát huy những yếu tố tích cực, tạo khung
pháp lý cơ bản làm cơ sở để áp dụng điều chỉnh những quan hệ thương mại. Nhờ
việc thi hành pháp luật thương mại với quan điểm khẳng định và tôn trọng quyền
tự do kinh doanh của thương nhân, phù hợp với quá trình phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động thương mại ngày càng
phát triển đa dạng. Có thể nói pháp luật thương mại đã trở thành một cơ sở pháp
lý quan trọng cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các
nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Thực tế trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi
lớn. Nền kinh tế thị trường ngày càng được hình thành đồng bộ và rõ nét, quá
trình hội nhập kinh tế cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và đặt ra
những yêu cầu mới. Cùng với sự phát triển của bối cảnh kinh tế, hệ thống pháp

luật Việt Nam cũng đã thay đổi đáng kể làm cho pháp luật thương mại ở nước ta
đã nảy sinh nhiều bất cập, chưa có đủ cơ sở để khẳng định những quy định về
pháp luật thương mại ở Việt Nam đã thực sự đi vào đời sống. Nhiều quy định
của pháp luật về thương mại trong đó có các quy định về phạt vi phạm do vi
phạm hợp đồng đã thể hiện là chế định quan trọng về trách nhiệm vật chất, được
áp dụng rộng rãi trong giao lưu thương mại. Chế định phạt vi phạm được quy
định tác động vào ý thức của các chủ thể tham gia quan hệ nhằm giáo dục ý thức
tôn trọng pháp luật, phòng ngừa, hạn chế vi phạm, bảo đảm cho quan hệ hợp
đồng được thực hiện đúng đắn. Trong hoạt động thương mại, quy định này có ý
nghĩa quan trọng, là một trong những cơ sở để góp phần đưa hoạt động thương
mại vào nền nếp, khuyến khích và phát triển hoạt động thương mại hợp pháp,
ngăn chặn và xử lý hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
thương mại.
Tuy nhiên, hiện nay chế định này đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn lưu
thơng dân sự, thương mại trong cơ chế thị trường, dần dần bộc lộ những nhược
điểm và gây khó khăn khơng ít cho các chủ thể trong giao lưu thương mại.


8

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế; để hồn
thiện khn khổ pháp lý về thương mại; khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn
với những quy định khác của pháp luật trong nước và để khắc phục những nội
dung bất cập, không đi vào cuộc sống của pháp luật thương mại, trong khuôn
khổ đề tài này tơi đi sâu vào việc phân tích những quy định của pháp luật hiện
hành về phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật hợp đồng nói chung và lĩnh vực
thương mại nói riêng ở Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng xây dựng và hồn
thiện chế định này cho phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại Việt Nam.
Đó cũng chính là lý do tơi chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chế định phạt vi
phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam” cho luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Chế định phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại đã được một số tác giả
nghiên cứu trong luận án, luận văn của mình như đề tài “Chế độ hợp đồng trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Luận án Tiến sĩ
năm 1996) của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, đề tài “Trách nhiệm dân sự liên đới
bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ luật học
năm 2008) của tác giả Phạm Kim Anh, đề tài “Một số vấn đề về hợp đồng dân
sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại và các giải pháp hoàn thiện chế định
pháp luật hợp đồng” (Luận văn Thạc sĩ luật học năm 2002) của tác giả Nguyễn
Văn Hùng và gần đây được nhiều tác giả nghiên cứu qua các bài báo, tạp chí
khoa học, cụ thể như bài “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng
theo quy định của pháp luật Việt Nam” của PGS.TS Lê Thị Bích Thọ và TS.
Dương Anh Sơn được đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 1- 2005, bài “Về
việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải
quyết tranh chấp hợp đồng trong hợp đồng thương mại” được đăng trên Tạp chí
Tịa án Nhân dân số 9- 2006 của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, bài “Phạt vi
phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam” của TS. Đỗ Văn Đại được
đăng trên Tạp chí Tịa án Nhân dân số 10 – 2007 và một số bài viết khác liên
quan đến chế định này trên báo, tạp chí.
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến chế định này như một phần nghiên cứu
của đề tài và đã nêu ra những bất cập về mức phạt, giới hạn phạt vi phạm hợp
đồng, mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm hợp đồng với một số chế tài khác.


9

Trên cơ sở những nghiên cứu của các tác giả về chế định phạt vi phạm
hợp đồng, tôi tiếp tục tìm hiểu và phát triển tồn diện hơn về lý luận, thực tiễn
của việc quy định và áp dụng chế định phạt vi phạm hợp đồng, từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chế định này, góp phần

hồn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng ở nước ta.
3. Mục đích đề tài
Mục đích của luận văn là thơng qua việc nghiên cứu các quy định về phạt
vi phạt trong hợp đồng, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng, tìm ra những
vướng mắc cần tháo gỡ để từ đó đi đến hồn thiện chế định này trong pháp luật
hợp đồng thương mại Việt Nam. Đây là một vấn đề khơng chỉ có ý nghĩa về mặt
khoa học pháp lý mà cịn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, đem lại sự thuận lợi
cho các bên trong giao lưu thương mại, hạn chế tình trạng vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh, thương mại, góp phần tạo nên mơi trường kinh doanh lành
mạnh trong nền kinh tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạt vi phạm là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trong đề tài
này, đối tượng và phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận về phạt vi phạm
trong hợp đồng, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định này
trong quan hệ hợp đồng thương mại thông qua thực tế tranh chấp hợp đồng; thực
tiễn xét xử của Tịa án v.v... Đồng thời có vận dụng quy định của pháp luật dân
sự Việt Nam, pháp luật hợp đồng của nước ngoài để đối chiếu, so sánh kết hợp
với lý luận và thực tiễn để đưa ra định hướng hoàn thiện.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện trên cở sở phương pháp luận biện chứng
Mác – Lê-Nin, vận dụng các lý luận từ phương pháp này để giải quyết tình hình
thực tế với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời
kỳ đổi mới.
Luận văn có sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp phân tích: Làm rõ cơ sở lý luận về phạt vi phạm hợp đồng
để đánh giá thực trạng lập pháp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.


10


Ngoài ra, các phương pháp khác như: Phương pháp tổng hợp, khái quát
hóa, hệ thống hóa, thống kê, chọn lọc cũng được sử dụng, kết hợp lý luận và
thực tiễn để đưa ra những kết luận, đánh giá nhằm giải quyết những vấn đề đặt
ra.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Với việc phân tích những quy định của chế định phạt vi phạm trong hợp
đồng thương mại, làm rõ thực trạng và vướng mắc trong quá trình áp dụng trong
giao lưu thương mại, thực tiễn xét xử của Tịa án, trên cơ sở có sự đối chiếu của
pháp luật dân sự, thương mại Việt Nam và một số nước. Đề tài sẽ có giá trị là
nguồn tham khảo hữu ích cho các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại, hạn
chế tình trạng vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho chủ thể trong kinh doanh,
đồng thời đóng góp cho q trình hồn thiện quy định của pháp luật thương mại
sửa đổi trong tương lai.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 02 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phạt vi phạm hợp đồng
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về phạt vi phạm trong hợp
đồng thương mại và hướng hoàn thiện
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm trách nhiệm hợp đồng
1.2. Khái niệm phạt vi phạm hợp đồng
1.3. Lịch sử phát triển của phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
1.4. Điều kiện tồn tại của phạt vi phạm hợp đồng
1.5. Chức năng của phạt vi phạm hợp đồng
1.6. Sự cần thiết của việc áp dụng phạt vi phạm hợp đồng
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHẠT VI
PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1. Xác định thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng
2.2. Căn cứ áp dụng phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật hợp

đồng Việt Nam


11

2.2.1. Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
2.2.2. Lỗi của người vi phạm là cơ sở của phạt vi phạm hợp đồng
2.3. Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
2.4. Giới hạn mức phạt vi phạm trong hợp đồng
2.5. Một số kiến nghị hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp
đồng thương mại Việt Nam
2.5.1. Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại
cần được đặt trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hợp đồng nói
chung
2.5.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định cụ thể về chế định phạt vi phạm
trong pháp luật hợp đồng
KẾT LUẬN


12

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm trách nhiệm hợp đồng
Khi hợp đồng bị vi phạm dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như do một bên
không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết, bên
vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hợp đồng hay còn gọi là trách nhiệm dân sự
theo hợp đồng với bên có quyền. Trách nhiệm hợp đồng cũng là một dạng cụ thể
của trách nhiệm dân sự nói chung. Vì vậy, muốn tìm hiểu trách nhiệm hợp đồng
trước hết phải bắt đầu bằng việc làm sáng tỏ khái niệm trách nhiệm dân sự.
Trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm về vấn đề này. Về nguyên

tắc, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Lý luận về Nhà nước và
pháp luật chỉ ra rằng, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà người thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu. Theo đó “Trách nhiệm dân sự là sự
cưỡng chế của Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện
đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của
mình gây ra” 1. Một quan điểm khác lại cho rằng “Trách nhiệm dân sự bao gồm
toàn bộ các chế tài dân sự mà pháp luật cho phép áp dụng đối với bên vi phạm
nghĩa vụ”.2 Như vậy, hiểu theo hai quan điểm trên thì trách nhiệm dân sự được
chia thành hai loại. Thứ nhất, trách nhiệm dân sự là phải thực hiện nghĩa vụ; thứ
hai, trách nhiệm dân sự là biện pháp chế tài. Mỗi khái niệm về trách nhiệm dân
sự đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. Với quan điểm thứ nhất cho rằng
trách nhiệm dân sự là sự thi hành nghiêm chỉnh và đúng đắn các nghĩa vụ e rằng
chưa chính xác, vì đã khơng phân biệt được ranh giới giữa trách nhiệm dân sự
với thực hiện đúng nghĩa vụ. Trách nhiệm dân sự và thực hiện đúng nghĩa vụ tuy
có liên quan với nhau nhưng là hai chế định tồn tại độc lập với những quy định
khác nhau. Khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng nghĩa vụ, thì khơng thể phát
sinh trách nhiệm dân sự. Ngược lại việc phát sinh trách nhiệm dân sự cũng
không loại trừ việc “thực hiện đúng nghĩa vụ” theo đúng nghĩa của cụm từ này.
1

Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam”, Tập 2, NXB Công an Nhân dân, Hà
Nội, 2007, tr.46
2
H. Swill, “Trách nhiệm hợp đồng và giới hạn trách nhiệm hợp đồng trong quan hệ kinh tế giữa Liên bang
Xơ Viết và Cộng hịa Liên bang Đức”, Matxcơva, 1986, tr. 99


13

Ngồi ra cũng khơng thể đồng nhất sự cưỡng chế buộc tiếp tục thực hiện đúng

nghĩa vụ với trách nhiệm dân sự vì biện pháp cưỡng chế của Nhà nước không
phải là trách nhiệm dân sự mới hoặc bổ sung được phát sinh từ hành vi vi phạm,
nó chỉ có mục đích là nhằm bảo đảm thi hành trên thực tế những nghĩa vụ,
những chế tài, những trách nhiệm dân sự mà pháp luật hoặc các bên đã ấn định
nhưng họ không tự nguyện thi hành. Nhờ vào sự cưỡng chế của Nhà nước, các
chủ thể phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hoặc những gì các bên
đã thỏa thuận. Thứ hai, trách nhiệm dân sự là biện pháp chế tài, theo quan điểm
của một số nhà nghiên cứu Việt Nam thì hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng đối với
bên vi phạm là hình thức “bồi thường thiệt hại”. Quan điểm này không hợp lý ở
chỗ hậu quả bất lợi không chỉ do bồi thường thiệt hại mà cịn có thể ở các biện
pháp khác như phải trả tiền phạt vi phạm, mất tiền cọc... Mặt khác, nếu hiểu
trách nhiệm dân sự chỉ đơn thuần là biện pháp chế tài liệu đã hợp lý hay chưa.
Theo quan điểm của nhà luật học người Nga O.S. Ioffê thì khi xem về bản
chất trách nhiệm dân sự cần tính đến một thực tế là những xử sự trái với nhu cầu
của pháp luật dân sự hoặc cam kết đã thỏa thuận sẽ dẫn đến một loạt các chế tài
cho bên vi phạm, nhưng trong đó khơng phải chế tài nào cũng là biện pháp của
trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm – đó là chế tài do vi phạm pháp luật nhưng chế
tài không phải lúc nào cũng có nghĩa là trách nhiệm. Tác giả đồng ý với quan
điểm này. Ví dụ: Tài sản được trưng thu từ việc chiếm đoạt không đúng luật
trong thủ tục cưỡng chế rõ ràng là một biện pháp chế tài và được coi như là hậu
quả của sự vi phạm pháp luật, nhưng khơng phải là trách nhiệm dân sự bởi vì
chế tài thu hồi lại tài sản đó khơng làm người vi phạm bị mất đi cái gì cả, chỉ là
lấy đi ở họ những gì khơng phải là của họ mà thôi. Trách nhiệm dân sự không
phải chỉ là chế tài dân sự thuần túy đối với hành vi vi phạm mà phải là loại chế
tài dẫn tới sự tước đoạt quyền dân sự đối với bản thân người vi phạm3.
Nghiên cứu tổng thể các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự địi hỏi
phải nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của khái niệm cũng
như những dấu hiệu đặc trưng của trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, tác giả đồng ý
với quan điểm của O. S. Ioffe về khái niệm trách nhiệm dân sự vì nó thể hiện
một cách đầy đủ bản chất của trách nhiệm dân sự, cho rằng trách nhiệm dân sự là

3

O.S. Ioffe, “Luật trái vụ”, Matxcơva, 1975, tr. 95


14

biện pháp chế tài do vi phạm pháp luật, nó gây cho người vi phạm những hậu
quả tiêu cực dưới hình thức bị tước đoạt quyền chủ thể dân sự hoặc là đưa ra
những nghĩa vụ dân sự mới, bổ sung.
Trách nhiệm dân sự có một số điểm đặc thù cho phép phân biệt nó với các
loại trách nhiệm pháp lý khác như:
Thứ nhất, do Luật Dân sự điều chỉnh những quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân có liên quan đến tài sản nên trách nhiệm dân sự là trách nhiệm tài sản.
Trách nhiệm dân sự luôn gắn với việc bù đắp thiệt hại bằng lợi ích vật chất dưới
các hình thức bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm, mất tài sản đặt cọc hoặc trả
tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả... Thậm chí trong trường hợp khi có sự gây
thiệt hại về tinh thần do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín thì trách nhiệm dân sự cũng gắn với việc bồi thường một khoản tiền để bù
đắp những tổn hại cho người bị thiệt hại.
Thứ hai, xuất phát từ quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ
dân sự, việc vi phạm của một bên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên kia.
Do đó, trách nhiệm dân sự mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu là trách
nhiệm trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ khơng
phải là trách nhiệm trước Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Mặt khác, vì các chủ thể
có địa vị pháp lý bình đẳng nên bên có quyền chỉ có thể yêu cầu bên có hành vi
vi phạm bù đắp hoặc khơi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp bị mất mà khơng
được phép tự mình thực hiện các biện pháp cưỡng chế dân sự nhằm trừng phạt
bên có hành vi vi phạm. Trong trường hợp bên có hành vi vi phạm khơng tự
nguyện thực hiện trách nhiệm dân sự, yêu cầu của bên có quyền được bảo đảm

thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Thứ ba, quan hệ hàng hóa tiền tệ đặc trưng cho các quan hệ dân sự, sự đền
bù tương đương và trao đổi ngang giá là hệ quả của đặc tính này. Do vậy, trách
nhiệm dân sự được áp dụng đối với các bên vi phạm phải phù hợp và tương xứng
với mức độ của hậu quả hành vi vi phạm gây ra.
Thứ tư, mặc dù trách nhiệm dân sự do pháp luật quy định nhưng các chủ
thể trong quan hệ dân sự có quyền tự định đoạt. Vì thế, khi thiết lập quan hệ, các
bên có thể thỏa thuận về trách nhiệm dân sự, mức độ, phạm vi trách nhiệm phải


15

chịu khi có bên khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ4.
Từ những lập luận trên, có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm dân sự như
sau: Trách nhiệm dân sự – đó là những chế tài đối với (người) vi phạm nghĩa vụ
mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi cho bên vi phạm
dưới hình thức tước quyền dân sự hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những
nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa vụ nộp phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại...5
Trách nhiệm dân sự có nhiều loại. Tùy theo mục đích nghiên cứu, các góc
độ nghiên cứu mà có cách phân loại khác nhau. Trong đó, nếu xét theo căn cứ
phát sinh trách nhiệm thì trách nhiệm dân sự có thể chia thành hai loại : Trách
nhiệm hợp đồng (hay còn gọi là trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng) và
trách nhiệm ngoài hợp đồng. Cũng giống như trách nhiệm dân sự nhưng trách
nhiệm hợp đồng được hiểu trong phạm vi hẹp hơn, trách nhiệm hợp đồng phát
sinh giữa các bên tham gia quan hệ nhất định là quan hệ hợp đồng và có hành vi
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, khi đó bên vi phạm sẽ bị áp dụng những hậu quả
pháp lý bất lợi. Hay nói cách khác, trong quan hệ hợp đồng nếu một bên không
thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ đã cam kết thì phải chịu trách
nhiệm đối với bên kia, tức là bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, hoặc

có thể bị áp dụng các hình thức trách nhiệm như bồi thường thiệt hại nếu có thiệt
hại xảy ra, trong trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên vi phạm phải
nộp một khoản tiền phạt vi phạm cho bên bị vi phạm v.v...
Về mặt khái niệm, trong khoa học pháp lý hiện nay chưa có khái niệm
trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, về bản chất, trách nhiệm
do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý phát sinh
trong lĩnh vực quan hệ hợp đồng. Theo quy định của pháp luật của hầu hết các
nước trên thế giới, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là một gánh nặng
bổ sung được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng, hay nói cách khác, trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng là hậu quả bất lợi về vật chất mà bên vi phạm phải
gánh chịu do không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình.
Có thể nói trách nhiệm hợp đồng đã có từ thời La Mã cổ đại. Thời kỳ này,
4
TS. Phạm Kim Anh, “Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam”,
Luận án Tiến sĩ Luật học”, tr. 18
5
O.S. Ioffe, “Luật trái vụ”, Matxcơva, 1975, tr. 97


16

hình thức trách nhiệm cũng như cách thức áp dụng trách nhiệm cũng phát triển
và phân hóa khác nhau theo tiến triển của nền kinh tế. Chẳng hạn, trong hợp
đồng vay giữa chủ nợ và con nợ thì con nợ phải tự nguyện thực hiện đúng nghĩa
vụ. Trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ sẽ phải chịu trách nhiệm do việc không thực hiện, thực hiện không đúng
nghĩa vụ. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ trước tiên nhằm vào nhân
thân con nợ, do chính chủ nợ áp dụng những biện pháp“cần thiết” nhằm buộc
con nợ phải thực hiện nghĩa vụ (như bắt giam con nợ, bán con nợ làm nô lệ,
giết…) dần dần được chuyển qua Tòa án. Tuy nhiên, con nợ vẫn phải chịu trách

nhiệm trước tiên về nhân thân và có thể do chủ nợ áp dụng. Luật XII bảng, bảng
III quy định: “Con nợ được hưởng thời gian ân huệ 30 ngày kể từ khi công nhận
nợ hoặc từ khi có quyết định của Tịa án, sau thời hạn đó ngun đơn bắt con nợ
đến Tịa án để phán quyết. Nếu con nợ không thực hiện nghĩa vụ một cách tự
nguyện và nếu họ không được miễn trách nhiệm, chủ nợ bắt con nợ đeo cùm”.
Về sau, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, Luật La Mã cũng dần
dần có những thay đổi, theo đó bên có nghĩa vụ khơng phải chịu trách nhiệm
bằng nhân thân mà bằng tài sản (như phạt tiền, bồi thường thiệt hại…), chẳng
hạn như quyền và nghĩa vụ của các bên đối với hợp đồng gửi giữ, luật quy định:
“Trong thời gian giữ đồ vật, bên nhận giữ có lỗi mà gây thiệt hại đến đồ vật đó
thì phải bồi thường thiệt hại… Bên gửi tài sản không thơng báo về tình trạng tài
sản của mình hoặc cố ý che dấu khuyết tật của tài sản mà tài sản gây thiệt hại
cho bên nhận giữ, thì bên gửi tài sản phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận
giữ”. Việc áp dụng hình thức trách nhiệm nhằm vào nhân thân con nợ với mục
đích buộc con nợ phải thực hiện nghĩa vụ đôi khi không mang lại hiệu quả, bởi
chính con nợ khơng thực hiện nghĩa vụ và nếu áp dụng các biện pháp nhằm vào
nhân thân con nợ thì mục đích kinh tế của việc tham gia các quan hệ khơng đạt
được. Vì vậy, việc thay đổi hình thức trách nhiệm từ nhân thân sang tài sản là
nhu cầu tất yếu bởi lợi ích kinh tế của chủ nợ. Hơn nữa, khi chủ nợ tự mình áp
dụng các biện pháp chế tài dễ dàng dẫn đến sự tùy tiện làm con nợ không thực
hiện được nghĩa vụ và chủ nợ khơng đạt được mục đích của mình. Bởi vậy, trách
nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ dần dần chuyển từ hình thức áp dụng vào
nhân thân sang vào tài sản đến việc bồi thường thiệt hại xuất phát từ lợi ích kinh


17

tế của chủ nợ nói riêng và xã hội nói chung. Như vậy, chúng ta thấy rằng Luật
La Mã từ lâu đã quy định về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, trách
nhiệm này được thể hiện qua các biện pháp chế tài áp dụng đối với chủ thể vi

phạm hợp đồng như phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại.
Tóm lại, cũng giống như khái niệm trách nhiệm dân sự, cho đến nay
chúng ta khơng thể tìm thấy định nghĩa về mặt lập pháp thế nào là trách nhiệm
do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, trách nhiệm hợp đồng là một loại
trách nhiệm dân sự. Trên cơ sở bản chất của trách nhiệm dân sự, chúng ta cũng
có thể rút ra một số đặc điểm của trách nhiệm hợp đồng như sau:
Một là, xuất phát từ quan hệ hợp đồng là quan hệ được hình thành bởi sự
thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ
của các bên nên trách nhiệm hợp đồng phát sinh trên cơ sở quy định của pháp
luật hoặc theo thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng.
Hai là, trách nhiệm hợp đồng được thiết lập nhằm tác động đến ý thức
của các bên trong việc thực hiện đúng, đầy đủ quyền, nghĩa vụ như đã thỏa
thuận, đồng thời còn có chức năng ngăn ngừa và khắc phục hậu quả của việc vi
phạm.
Ba là, một trong những nguyên tắc đòi hỏi khi giao kết hợp đồng các bên
phải tuân thủ là ngun tắc tự do ý chí nên hình thức và mức độ trách nhiệm hợp
đồng có thể do pháp luật quy định hoặc có thể do các bên tự do thỏa thuận. Khi
giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận trách nhiệm hợp đồng đối với cả
những hành vi vi phạm mà pháp luật khơng có quy định, hoặc có thể thỏa thuận
hình thức trách nhiệm hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ khác với hình thức trách
nhiệm hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ tương ứng đã được pháp luật quy định.
Các bên cũng có thể thỏa thuận tăng hoặc giảm mức độ trách nhiệm hợp đồng so
với mức độ trách nhiệm mà pháp luật đã quy định.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu một
hình thức trách nhiệm hợp đồng thơng dụng đó là hình thức phạt vi phạm – một
trong những chế định pháp lý góp phần quan trọng đảm bảo cho hợp đồng được
thực hiện đúng đắn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.


18


1.2. Khái niệm phạt vi phạm hợp đồng
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc hệ
thống Châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Nga v.v... quy định phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại là hai hình thức của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trong đó,
phạt vi phạm là hình thức trách nhiệm chủ yếu được áp dụng. Theo Điều 330 Bộ
luật Dân sự Liên bang Nga, Điều 1152 Bộ luật Dân sự Pháp (và Luật số 85-1097
ngày 11-10-1975), Điều 339 Bộ luật Dân sự Đức thì “Phạt vi phạm là bên có
quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do
vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định”. Pháp luật của các nước Anh, Mỹ lại coi bồi thường thiệt hại là hình thức
trách nhiệm chủ yếu áp dụng đối với chủ thể vi phạm hợp đồng.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định hai hình thức trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng, trong đó có phạt vi phạm (Điều 300 Luật Thương mại 2005; khoản 1
Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005) và bồi thường thiệt hại (Điều 302 Luật Thương
mại 2005; Điều 307 Bộ Luật Dân sự 2005). Phạt vi phạm được hiểu là một hình
thức trách nhiệm vật chất áp dụng đối với chủ thể không thực hiện nghĩa vụ đã
cam kết, hoặc vi phạm nghĩa vụ cam kết. Tuy nhiên, những quy định liên quan
đến phạt vi phạm được thể hiện dưới nhiều góc độ pháp lý khác nhau. Theo Pháp
lệnh Hợp đồng Kinh tế năm 1989 thì phạt vi phạm là chế tài tiền tệ được xác
định trước áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng, mang tính bắt buộc. Tại điểm
a, b, khoản 2 Điều 29, Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế năm 1989 thì “Bên vi phạm
hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng và trong
trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định sau đây: Mức
tiền phạt vi phạm hợp đồng từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi
phạm. Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết mức tiền phạt theo loại vi phạm đối
với từng loại hợp đồng kinh tế”. Tuy nhiên, đến Luật Thương mại 1997 và 2005
thì khái niệm phạt vi phạm đã có những thay đổi cơ bản, theo hướng tạo sự tự do
hơn trong quan hệ hợp đồng đối với các bên. Theo Điều 266 Luật Thương mại
1997 quy định:“Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi

phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp
đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Điều 300 Luật Thương mại


19

2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả
một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ
các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật”. Như vậy, phạt
vi phạm không cịn là một chế tài mang tính bắt buộc như trước đây nữa mà nó
chỉ được áp dụng đối với bên vi phạm nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận.
Từ những cơ sở pháp lý trên, chúng ta có thể hiểu rằng phạt vi phạm là
một hình thức trách nhiệm vật chất áp dụng đối với bên vi phạm. Theo đó, bên bị
vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu
trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.
1.3. Lịch sử phát triển của phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt
Nam
Hợp đồng là một trong những lĩnh vực pháp luật đã xuất hiện từ rất sớm,
do vậy, cùng với sự tồn tại và phát triển của lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt
Nam, có thể nhận định những quy định của pháp luật về hợp đồng nói chung và
chế định phạt vi phạm hợp đồng nói riêng đã tồn tại từ rất lâu trong Nhà nước ta.
Trong giới hạn khả năng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin khái quát
vài nét về quá trình xuất hiện, thay đổi của chế định phạt vi phạm hợp đồng qua
lịch sử phát triển pháp luật hợp đồng ở nước ta.
Thời kỳ phong kiến, trong Quốc triều Hình luật (hay cịn gọi là Bộ luật
Hồng Đức) được ban hành lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470
– 1497) và sau đó Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần chứa đựng
nhiều quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự. Quốc triều Hình luật mang màu
sắc và ý nghĩa hình sự nhiều nên quy định cá nhân tham gia vào các quan hệ dân
sự mà vi phạm nghĩa vụ, không những phải chịu trách nhiệm dân sự mà cịn phải

chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, các quy định về dân sự, hợp đồng không tập
trung thành các chương riêng mà được quy định xen kẽ trong các chương như :
Cấm vệ, hộ hôn, điền sản và tạp luật. Trong đó đặc biệt chương Điền sản gồm 32
điều quy định các quan hệ mua, bán, cho, cầm cố ruộng đất, thuê mướn ruộng
đất. Theo đó, nếu vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài như biếm roi,
trượng, hoản trả lại tài sản…
Luật quy định các chế tài phạt còn áp dụng khi các bên không thực hiện
đúng quy định quyền và nghĩa vụ của mình trong khế ước mua bán. Điều 83


20

đoạn cuối quy định:“Cấm người bán lấn sang ruộng, đất của người khác để
thêm ruộng của mình”. Điều này quy định bên bán có nghĩa vụ giao đúng diện
tích ruộng đất của mình cho người mua. Đồng thời pháp luật còn quy định người
bán chỉ được phép bán ruộng đất thuộc quyền sở hữu của mình (Điều 378). Đối
với khế ước mua bán có thời hạn, người bán có các nghĩa vụ và quyền lợi sau:
“Ruộng đất đem cầm mà chưa chuộc lại thì khơng có quyền chấm dứt cho người
khác. Người bán có quyền chuộc lại ruộng đất đã cầm trong thời hạn thỏa thuận.
Trường hợp không thỏa thuận cụ thể về thời hạn thì pháp luật quy định kỳ hạn
chuộc ruộng mùa là ngày 15 tháng 3. Thời hạn chuộc ruộng chiêm là 15 tháng 9.
Nếu quá niên hạn 30 năm thì khơng có quyền chuộc lại ruộng đã cầm. Trường
hợp người bán trái với những quy định trên cịn kêu lên quan để địi chuộc thì bị
xử phạt 50 roi, biếm một tư”.
Khế ước thuê tài sản, Điều 603 quy định: “Cho người ta thuê thuyền mà
cố cãi rằng khơng cho th để địi thuyền lại bị xủa biếm một tư và phải bồi
thường tiền thuê gấp đôi”. Như vậy, nếu người cho thuê bội ước muốn lấy lại
thuyền trước thời hạn thì phải chịu tội và chịu phạt gấp đôi số tiền thuê.
Khế ước thuê ruộng đất, cho mượn nhà ở, Luật quy định trường hợp cố ý
chiếm đoạt ruộng đất của người cho thuê, cho mượn thì phải chịu khoản tiền

phạt nhất định. Điều 356 quy định: “Những tá điền cấy nhờ ruộng ở nhà của
người khác mà giở mặt tranh làm của mình thì phạt 60 trượng, biếm hai tư. Nếu
người chủ ruộng đất có văn tự xuất trình thì người tá điền phải bồi thường gấp
đơi số tiền ruộng đất, khơng có văn tự thì trả ngun tiền thơi”.. Đây là một chế
tài nghiêm khắc áp dụng đối với người có lịng tham muốn chiếm đoạt tài sản
của người khác…
Khế ước là phương tiện pháp lý để cá nhân thực hiện quyền tự do của
mình trong các giao lưu dân sự, họ tham gia vào các khế ước nhằm đáp ứng
những nhu cầu vật chất của cá nhân và gia đình. Vì vậy, Quốc triều Hình luật đã
tơn trọng ý chí của cá nhân trên nguyên tắc thuận tình. Trước khi tham gia vào
khế ước nào đó các bên thỏa thuận thống nhất với nhau những nội dung cơ bản
của khế ước. Khi đã tham gia vào khế ước thì các bên phải tự giác thực hiện
nghĩa vụ của mình. Ngược lại nếu vi phạm quyền và nghĩa vụ, người vi phạm
phải gánh chịu những hậu quả nhất định (Điều 355, 356). Trong các khế ước


21

thơng dụng, Quốc triều Hình luật ln điều chỉnh một cách cân đối quyền lợi và
trách nhiệm của các bên. Đặc biệt, luật hướng đến bảo vệ quyền lợi của những
người yếu thế về kinh tế trong khế ước đó, bằng cách quy định hạn chế quyền xử
lý tài sản của bên có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
Đặt trong bối cảnh lịch sử của chế độ phong kiến Trung ương tập quyền
có mục đích bảo vệ triệt để quyền lợi của giai cấp phong kiến, nhưng những chế
tài phạt áp dụng khi vi phạm sở hữu tư liên quan đến điền sản cũng đã phần nào
được điều chỉnh tương đối cụ thể cho thấy khả năng tư duy lập pháp và tư tưởng
tiến bộ của thời Lê sơ, phản ánh được quy luật khách quan trong việc xử lý vi
phạm hợp đồng.
Bộ luật Gia Long (hay còn gọi là Hồng Việt Luật Lệ, ban hành năm
1812), do tính phức tạp của đất nước mới thống nhất và sự bổ sung của cộng

đồng dân cư nên sự điều chỉnh của Hoàng Việt Luật Lệ trong lĩnh vực dân sự nói
chung và khế ước nói riêng cịn nhiều hạn chế. Nội dung hợp đồng chủ yếu được
trình bày trong phần Hộ luật. Trong đó, Hồng Việt Luật Lệ quy định điều kiện
để đi đến khế ước là sự thỏa thuận của các bên, là sự thống nhất ý chí của những
người tham gia khế ước. Điều 137 Hoàng Việt Luật Lệ quy định: “Khi mua bán
đồ vật gì, nếu hai bên đương sự không đồng ý, khác ý nhau khiến cả hai khơng
hịa như dùng áp lực, thơng đồng với người khác làm giấy gian lận, lừa dối, ép
bán, hứa dối để mua rẻ bán mắc, tráo trở thì bị phạt 80 trượng”. Cũng như Luật
Lý Trần và Luật triều Lê, pháp luật triều Nguyễn chủ yếu quy định các chế tài
khi các bên tham gia khế ước vi phạm các nghĩa vụ mà họ đã cam kết trong văn
bản. Bộ luật quy định một số biện pháp xử phạt đối với những hành vi gian dối
như làm sai các tiêu chuẩn đo lường như hộc, đấu, cân, thước (Điều 138) hoặc
“bất ưng vi” như bán thịt tẩm nước cho nặng cân, bán thóc gạo trộn thêm sạn
đất xử từ 60 trượng đến 100 trượng (quyển 22).
Trách nhiệm dân sự trong Hoàng Việt Luật Lệ được đề cập trong ba
trường hợp: Do vi phạm hợp đồng, do gây thiệt hại, bổ sung cho trách nhiệm
hình sự. Về trách nhiệm bồi thường dân sự do vi phạm khế ước luật quy định chỉ
phải bồi thường khi đã gây tổn thiệt, có thể đền bồi thường bằng vật hoặc bằng
tiền theo mức trung bình, có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, có thể


22

khôi phục quyền sở hữu hoặc họ tự thỏa thuận với nhau. Nhìn chung chính
quyền chỉ can thiệp khi có tranh chấp.
Quyển 6 (Hộ luật), phần Điền trạch có quy định về trường hợp: “Phàm
đem ruộng đất bán tạm cho người khác, bán nhiều lớp chồng chéo để thu nhiều
tiền (nhờ bán hai ba lần) thì kể theo tang vật mà buộc vào tội ăn trộm, miễn xâm
chữ, truy thu tiền trả lại cho người mua sau. Người mua đầu là chủ đất đó và
đang canh tác, nếu người mua thứ hai và người thay thế biết việc bán hai lớp kia

thì cùng tội với phạm nhân, truy thu tiền cho vào quan. Khơng biết thì khơng có
tội”.
“Những ruộng đất, vườn rừng, đồ dùng mà người ta bán có thời hạn đến
mãn niên hạn, người chủ nó đem đủ tiền chuộc lại. Nếu người làm chủ tạm thoái
thác nọ kia khơng cho chuộc thì phạt 40 roi….” (Điều 89)
Quyển 8 (Hộ luật) Điều 135 quy định nhằm bảo đảm hợp đồng gửi giữ tài
sản, luật quy định về việc đem tài sản người ta gửi tiêu xài “Phàm nhận của cải,
súc sản của người khác gởi mình mà đem tiêu dùng thì bị tội theo tang vật. Bị tội
theo tang vật và bị tội theo luật nên giảm một bực, mút tội là 90 trượng, đồ 2
năm….”.
Trách nhiệm vật chất do vi phạm khế ước thể hiện ở hai đạo luật trên
không quy định bằng những điều khoản riêng mà ứng với từng trường hợp vi
phạm cụ thể. Hơn nữa, dưới chế độ phong kiến, pháp luật ban hành thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị, bảo vệ quyền lợi của giai cấp này. Vì vậy, chế tài
“phạt vi phạm” mang tính chất hình sự và được áp dụng nhằm mục đích răn đe,
trừng trị chủ thể vi phạm, buộc bên vi phạm phải bù đắp những thiệt hại cũng
như gánh chịu những hình phạt khơng chỉ về vật chất mà còn tinh thần, thể xác.
Thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945), Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật 1936
(Bộ Dân luật Trung kỳ) được ban hành chủ yếu điều chỉnh các quan hệ dân sự;
thời kỳ này quan hệ thương mại cũng bắt đầu phát triển nhưng chưa có sự tách
bạch trong việc điều chỉnh bằng pháp luật. Quy định về các biện pháp chế tài
trong Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật có đủ các chế tài cơ bản như bồi thường thiệt
hại, phạt vi phạm, hủy hợp đồng và buộc thực hiện đúng hợp đồng. Về phạt vi
phạm, Điều 842 quy định : “Khoản phạt là một khoản do một người cam đoan
rằng nếu không thi hành nghĩa vụ thời phải chịu một sự gì; khoản ấy là để đảm


23

bảo cho sự thi hành nghĩa vụ”; Điều 485 quy định : “Khoản phạt cốt để đền vào

sự tổn hại mà người chủ nợ phải chịu vì sự người mắc nợ không y ước thi hành
nghĩa vụ”. Theo các quy định trên, phạt vi phạm cịn có chức năng bù đắp thiệt
hại. Về mức phạt, Bộ luật này không giới hạn mà cho phép các bên tự thỏa thuận
quy định trong hợp đồng (Điều 847).
Trong pháp luật kinh tế XHCN ở nước ta, các quy định về chế tài đối với
các vi phạm hợp đồng xuất hiện và phát triển cũng với các quy định về hợp đồng.
Cho đến trước khi có Luật Thương mại, chưa có sự tách riêng các quan hệ
thương mại với quan hệ dân sự để điều chỉnh trong pháp luật về kinh doanh, mà
được điều chỉnh chung bằng quy định về hợp đồng kinh tế. Trong đó, cũng đã
quy định các trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế. Trong Điều lệ
tạm thời về Hợp đồng Kinh doanh số 735 –TTg ngày 10/4/1956 - Hợp đồng Kinh
doanh được ký kết giữa các đơn vị kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng và cùng có lợi. Về chế tài, Điều lệ này chỉ mới quy định về bồi thường thiệt
hại, chưa đề cập đến phạt vi phạm. Đến năm 1975, Điều lệ về Chế độ Hợp đồng
Kinh tế ban hành kèm theo nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 quy định phạt vi
phạm và chế tài này được áp dụng đối với nhưng vi phạm trong việc thực hiện
hợp đồng cũng như đối với hành vi từ chối, trì hỗn ký hợp đồng hoặc ký hợp
đồng kinh tế thấp hơn chỉ tiêu pháp lệnh. Điều 17 Điều lệ nói trên quy định :
“Bên vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm vật chất như sau:
Nộp phạt hợp đồng kinh tế từ 2 – 5% giá trị hợp đồng kinh tế, nhưng không dưới
50 đồng; bồi thường thiệt hại thực tế đã gây ra cho bên cùng ký kết”. Tiền phạt
vi phạm hợp đồng theo quy định của Điều lệ được nộp vào ngân sách Nhà nước.
Mức phạt được tính theo tỷ lệ trên giá trị hợp đồng. Như vậy, chế tài đối với vi
phạm hợp đồng trong quy định này là do Nhà nước trực tiếp áp dụng đối với bên
vi phạm hợp đồng, như một biện pháp cưỡng chế mang tính bắt buộc.
Ngày 25/9/1989, Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế được ban hành. Pháp lệnh
được xem là công cụ pháp lý quan trọng trong ký kết và thực hiện các hợp đồng
kinh tế giữa các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, quốc doanh giai đoạn này.
Theo quy định của Pháp lệnh thì phạt vi phạm là một chế tài bắt buộc, được áp
dụng mà không căn cứ vào việc các bên có thỏa thuận hay khơng. Điều đó có

nghĩa là chỉ cần có vi phạm xảy ra là bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi


24

phạm nộp phạt, không phụ thuộc vào việc hành vi vi phạm hợp đồng có gây ra
thiệt hại cho bên bị vi phạm hay không. Pháp lệnh cũng không quy định cụ thể
các căn cứ phát sinh trách nhiệm tài sản. Theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh và
Điều 13, Nghị định số 17 – HĐBT ngày 16 -1-1990 quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế thì các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp
với nhau về việc không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng hợp đồng kinh tế,
các bên có thể thỏa thuận về tiền phạt do vi phạm hợp đồng nhưng phải trong
khung phạt đối với từng loại hợp đồng từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng
kinh tế bị vi phạm (Ví dụ: Vi phạm chất lượng phạt từ 3% đến 12% giá trị phần
hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng; vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng
phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày
lịch đầu tiên; phạt thêm 0.5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày lịch tiếp theo cho đến
mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm
ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên; nếu hồn tồn khơng thực hiện hợp đồng kinh
tế đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng; vi phạm nghĩa vụ không hồn
thành sản phẩm, hàng hóa, cơng việc một cách đồng bộ phạt từ 6% đến 12% giá
trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm; vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm,
hàng hóa, cơng việc đã hồn thành theo đúng hợp đồng phạt 4% giá trị phần hợp
đồng kinh tế đã hồn thành mà khơng được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên
và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số lần phạt
không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hồn thành và khơng được tiếp nhận ở
thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên…). Quy định về phạt vi phạm của Pháp lệnh bên
cạnh việc đã cụ thể hóa, chi tiết những trường hợp vi phạm tương ứng với tỉ lệ
phạt nhất định, giúp các bên hiểu rõ và dễ dàng áp dụng khi có vi phạm xảy ra.
Tuy nhiên, phạt vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế 1989

mang tính trừng phạt nhiều, thể hiện sự quá khắt khe đối với bên vi phạm và sự
can thiệp quá sâu của Nhà nước đối với quyền tự do hợp đồng của các bên.
Để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, ngày 7 tháng 5
năm 1991, Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự số 52 ban hành, trong đó Điều 55 quy
định chế tài phạt vi phạm là khoản tiền phạt mà bên vi phạm phải nộp cho bên bị
phạm nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; mức tiền phạt do


25

các bên thỏa thuận nếu pháp luật không quy định. Tuy nhiên, chế định phạt vi
phạm trong văn bản chưa cụ thể, cịn mang tính chung chung.
Đến khi Bộ luật Dân sự 1995 ra đời, trong đó, Điều 377 đã quy định rõ
hơn về chế định phạt vi phạm và mức phạt. Tuy nhiên theo Điều 377 thì phạt vi
phạm là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, “được áp dụng theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp
một khoản tiền phạt cho bên có quyền bị vi phạm”. Quy định này phải chăng
được kế thừa bởi truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa, xem “Điều khoản phạt
vi phạm là điều khoản, để đảm bảo thực hiện hợp đồng” (Điều 1226 Bộ luật Dân
sự Pháp) và “Điều khoản phạt vi phạm là sự đền bù các thiệt hại do việc khơng
thực hiện nghĩa vụ chính gây ra cho người có quyền” (Điều 1229 Bộ luật Dân sự
Pháp). Để với sự phân biệt hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế nên quy định của
Bộ luật Dân sự 1995 chỉ giới hạn áp dụng đối với lĩnh vực vi phạm nghĩa vụ dân
sự.
Để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại, Luật
Thương mại năm 1997 ra đời. Trong đó, Điều 222, 226, 227, 228 đã quy định
phạt vi phạm là một loại chế tài trong thương mại với những căn cứ và mức phạt
cụ thể do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, Điều 227 quy định cụ thể căn cứ để
áp dụng chế tài như “Không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đúng hợp
đồng”, Điều 228 cũng quy định mức phạt cụ thể đối với một vi phạm nghĩa vụ

hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận
nhưng không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên, khi Luật
Thương mại 1997 có hiệu lực, Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế vẫn không bị bãi bỏ,
tạo tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn của các quy định pháp luật khi áp dụng để
điều chỉnh các quan hệ kinh doanh, thương mại, trong đó có chế định phạt vi
phạm.
Bộ luật Dân sự 2005 ra đời thay thế Bộ luật Dân sự 1995, theo đó phạm vi
điều chỉnh của Bộ luật được mở rộng quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý
cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác, quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể về nhân thân và tài sản không chỉ trong lĩnh vực dân sự mà còn cả
trong kinh doanh, thương mại và một số lĩnh vực khác. Đồng thời, phạt vi phạm
khơng cịn là biện pháp bảo đảm thực nghĩa vụ mà là một trong các nội dung


×