Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

chế định người làm chứng trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.2 KB, 62 trang )

Chế
Chếđịnh
địnhngười
ngườilàm
làmchứng
chứngtrong
trongBLTTHS
BLTTHS2003
2003

GVHD:
GVHD:Th.s
Th.sMạc
MạcGiáng
GiángChâu
Châu

TRƯỜNGLỜI
ĐẠICẢM
HỌCTẠ
CÀN THƠ
KHÒALUẬT
----T&.
OQ JSS
rb*£ũl«és

Qua bốn năm học tập ở trường Đại học cần Thơ, em đã tích lũy được những
kiến thức vô cùng quý giá và học hỏi được nhiều điều từ tấm gương của quý thầy cô
trong trường. Em sẽ cố gắng sử dụng những vốn kiến thức này để phục vụ cho quê
hương, đất nước sau khi ra
trường.


Trước
hoàn thành luận văn này em xin chân
LUẬN
VĂN
TỐTkhi
NGHIỆP
thành cảm ơn đến:
NlỂN KHÓA: 2008 - 2012
- Cha mẹ, anh chị em trong gia đình và những người thân luôn nhắc nhở và

Đề Tài
động viên em trong suốt quá trình học tập.
CHẾ ĐỊNH NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG
- Quý thầy cô bộ môn luật Tư pháp cũng như tất cả các giáo viên của khoa
Bộ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự 2003
Luật
••••
trường Đại học cần Thơ đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn
sâu sắc.
- Các bạn sinh viên trường Đại học cần Thơ đặc biệt là các bạn lóp Luật

Thương Mại n, K34 đã quan tâm giúp đỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Mạc Giáng Châu, bộ môn Tư pháp,

trường Đại Học cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu, để em có thể thực hiện tốt luận văn này.
Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Mạc Giáng Châu
Bộ môn Tư pháp


Sinh viênXin
thực
hiện:
chân
thành cảm ơn!
Huỳnh Thị cẩm Hồng
MSSV: 5085804
Lớp: Thưong Mại 2- K34

Cần Thơ, 01/2012

SVTH:
SVTH:Huỳnh
HuỳnhThị
Thịcẩm
cẩmHồng
Hồng

21


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

3



Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-

NLC: người làm chứng

-

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

-

VKS: Viện kiểm sát

-

CQĐT: Cơ quan điều tra

-

TA: Tòa án

-


BLDS: Bộ luật dân sự

-

BLHS: Bộ luật hình sự

-

NBH: người bị hại

-

VAHS: Vụ án hình sự

-

TTHS: Tố tụng hình sự

-

CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

4


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu


MỤC LỤC
LỜI NÓIĐẰU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG.................5

1.1. Khái quát chung về ngưòi làm chứng.................................................5
1.1.1. Định nghĩa người làm chứng...........................................................5
1.1.2. Đặc điểm..........................................................................................6
1.1.3. Phân loại........................................................................................10

1.2. Cơ sở lý luận của chế định NLC trong TTHS Việt Nam...................12
1.2.1. Bản chất pháp lý của việc làm chứng.............................................12
1.2.2. Vai trò của của lời khai của NLC trong TTHS...............................15
1.2.2.1. Lời khai NLC là một nguồn chứng cứ quan trọng trong việc giải

quyết
đúng đắn VAHS..........................................................................................15
1.2.2.2..............................................................................................................

khai NLC trong nghĩa vụ chứng minh....................................................16

Lời

a) Lời khai của NLC đối với việc làm sáng tỏ sự thật vụán..........17
b) Lời khai của NLC đối với việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ những

quyền
cơ bản của công dân........................................................................19
c) Vai trò lời khai của NLC trong nghĩa vụ chứng minh đối với công


cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.......................................................20
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự
HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA vụ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG.. .22
2.1............................................................................................................................. Quyề

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

5


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003
2.2.2.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

Nghĩa vụ khai báo trung thực........................................................31

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BÁT CẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
CHẾ
ĐỊNH NGƯỜI LÀM CHỨNG............................................................33
3.1. Tồn tại về mặt pháp lý..........................................................................33
3.1.1. Quy định quyền làm chứng của NLC............................................33
3.1.2. Quy định đối tượng không được trở thành NLC...........................35
3.1.3. về đảm bảo quyền công dân của NLC...........................................36

3.1.4 về đảm bảo quyền tố tụng của NLC.................................................38
3.1.5.

Vấn đề đãi ngộ NLC.....................................................................41


3.1.6.

Quy định trách nhiệm của CQTHTT và người tiến hành tố tụng. 44

3.1.7.

Quy định về quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,

tài
sản, quyền và lọi ích khác của NLC và người thân của NLC..........................45
3.1.8.

3.2.

về quyền khiếu nại của NLC.........................................................47

Vấn đề thực tiễn...................................................................................49
3.2.1.

Quy định về NLC là trẻ em............................................................49

3.2.2.

Quy định về quyền miễn trừ làm chứng........................................51

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

6



Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

LỜI NÓI ĐẦU

l.Tính cấp thiết của đề tài
Đi đôi với quá trình hội nhập phát triển kinh tế là yêu cầu xây dựng một xã hội
có những thiết chế pháp luật chặt chẽ và cụ thể, theo đó chế định “người làm chứng”
phải được quy định cụ thể đảm bảo tính phù hợp với thực tế khách quan và đảm bảo
tính thi hành. Chế định “người làm chứng” được quy định trong BLTTHS Việt Nam là
cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ NLC, là chủ thể góp phần xác định rõ sự thật khách
quan của vụ án. Là một trong những chế định lâu đời trong hệ thống pháp luật nước ta
cũng như nhiều nước trên thế giới, xuất phát từ lời khai của NLC là một trong những
chứng cứ có vai trò rất quan trọng giúp vụ án được sáng tỏ. Cùng với quá trình hội
nhập, sự hoàn thiện chế định pháp luật NLC và sự bảo đảm của nhà nước về địa vị
pháp lý của NLC sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi của con người,
quyền lợi của toàn xã hội nói chung cũng như quyền lợi của NLC nói riêng; góp phần
củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật, của Nhà nước và đồng
thời góp phần quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa vững
mạnh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - chính trị xã hội thì vấn đề tội phạm
cũng ngày càng tinh vi và nguy hiểm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức. Hoạt động xét
xử
ở nước ta cũng như ở một số nước trên thế giới hiện nay đang gặp phải trở ngại to lớn
là sự tác động của giới tội phạm đối với những NLC và người thân của họ. Các hình
thức cưỡng bức NLC để họ không họp tác với CQTHTT thông qua việc trình bày lời
khai gian dối, phản cung, không khai báo... ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do điều
kiện khách quan cũng như chủ quan, nên việc ban hành chế định NLC trong BLTHHS

năm 2003 còn có nhiều bất cập, công tác áp dụng pháp luật vào thực tiễn thì còn chưa
nghiêm chỉnh. Đòi hỏi cấp thiết đặt ra là cần phải xây dựng một chế định NLC hoàn
thiện hơn, cụ thể hơn. Đồng thời cũng cần có nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu về
đề tài này hơn nữa để đáp ứng được tình hình mới là một trong những yêu cầu rất cấp
thiết được đặt ra.
Việc bất cập trong pháp luật cũng như trong thực tiễn về NLC, dẫn đến thực
trạng NLC không nhiệt tình trong khi hợp tác với CQTHTT, nhiệm vụ của hoạt động
hoạt động tố tụng không hoàn thành, gây thiệt hại đáng kể cho nhà nước và xã hội.
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng
7


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

Đồng thời cũng gây hoang mang trong dư luận, là một “mảng” để các phàn tử phản
động lợi dụng chống phá Đảng và Chính quyền nhà nước.
Các chế định về NLC ở nước ta đã trải qua những thăng trầm nhất định. Hiện
nay, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi ngày càng hoàn thiện chế định NLC trong
BLTTHS. Theo đó, chế định NLC đã được thay đổi theo hướng mở rộng quyền của họ
và những biện pháp bảo đảm tố tụng cho các quyền đó. Tuy nhiên, những quy định về
NLC trong BLTTHS năm 2003 vẫn chưa tạo cơ sở pháp lý phù hợp để khuyến khích
NLC tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của mình - hợp tác với Nhà nước trong đấu
tranh phòng chống tội phạm và xác minh sự thật khách quan của vụ án - chưa thực sự
bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của NLC ... Trong khi đó, hoạt động của tội
phạm thì lại ngày càng nguy hiểm và táo tợn hơn trong việc trả thù, đe dọa hành hung,
hành hung NLC. Hiện nay, những quy định về NLC trong pháp luật hiện hành còn khá
nhiều những bất cập trong nội dung cũng như chưa có cơ chế giải quyết.
Từ những vấn đề trên, NLC trong VAHS nhất là trong các vụ án lớn NLC

thường ít ra làm chứng, từ chối làm chứng, khi khai báo thì lại chịu tác động của nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan chi phối... gây ra thiệt hại lớn cho nhà nước và xã hội.
Cùng với việc đẩy mạnh hội nhập phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta
cũng đã tiến hành cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, phù hợp
với quá trình hội nhập quốc tế, trong đó chế định về NLC là một dẫn chứng cụ thể.
Qua những phân tích trên, nhiệm vụ tìm hiểu và hoàn thiện chế định về NLC
trong BLTTHS là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Từ những lý do trên, cùng với
mong muốn tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về NLC ở Việt Nam
trong thời gian qua, sinh viên đã mạnh dạn chọn đề tài: “C/zê định người làm chứng
trong bộ luật tổ tụng hình sự Việt nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Phạm vỉ nghiên cứu đề tài
Vì thòi gian có hạn nên sinh viên chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu tất cả các
quy định về NLC, mà chỉ nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NLC được quy định
trong BLTTHS năm 2003 Việt Nam bao gồm đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của
NLC...từ đó thấy được những bất cập trong quy định của Luật cũng như trong thực
tiền áp dụng, mà không đi sâu phân tích trình tự thủ tục triệu tập NLC, quá trình tham

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

8


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

gia tố tụng của NLC. Vì sinh viên muốn tập trung nghiên cứu những quy định cơ bản
của BLTTHS năm 2003 về NLC để có cái nhìn tổng quát và rút ra những kết luận làm
căn cứ trong việc bảo vệ quyền con người của NLC, nâng cao tính thực thi của pháp
luật trong vấn đề bảo vệ NLC cũng như những ưu đãi cho họ để góp phần nâng cao

hiệu quả tố tụng.
4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn của chế định NLC ở Việt Nam bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò, ý nghĩa cũng như quyền và nghĩa vụ của

chế định NLC theo quy định của BLTTHS năm 2003;
- Phân tích, đánh giá tính khả thi của pháp luật về chế đinh NLC trong thực

tiễn,
từ đó nêu lên những bất cập tồn tại trong quy định của Luật cũng như trong quá trình
áp dụng luật;
- Tìm hiểu đề ra những giải pháp, phương hướng hoàn thiện các quy định pháp

luật và việc áp dụng thống nhất pháp luật của chế định này, nhất là vấn đề tạo cơ sở
pháp lý vững chắc trong hoạt động bảo vệ NLC;
- Góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho mọi người nhất là cho NLC, giúp

họ ra tố giác tội phạm và ra làm chứng bảo vệ công lý một cách mạnh dạn hơn;
- Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, lý luận của bản thân về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đe có được kết quả trình bày trong đề tài, trên cơ sở những kiến thức đã được
trang bị trong quá trình học tập tại trường, sinh viên đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, so sánh các quy định hiện hành của Luật: đây
là các phương pháp quan trọng và được sinh viên sử dụng chủ yếu trong quá trình thực
hiện đề tài của mình; thu thập, tổng hợp, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật, tài
liệu có liên quan đến chế định NLC; nghiên cứu thực tiễn như sưu tầm và phân tích các
bất cập trong các vụ án có NLC kết hợp chứng minh làm rõ vấn đề làm rõ chế định

này.
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

9


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

6. Bổ cục của đề tài

Đe tài nghiên cứu của sinh viên ngoài những viết tắt, lời nói đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm các phần sau:
Chưcmg 1. Lý luận chung về người làm chứng.
Chương 2. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền và
nghĩa vụ của người làm chứng.
Chương 3. Một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện chế định người làm
chứng.
Hy vọng rằng bằng lòng nhiệt huyết, sức trẻ và những kiến thức đã và đang
được trang bị, tích lũy trên ghế nhà trường, cùng sự với sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của
tập thể các thầy cô giáo Trường Đại Học cần Thơ, nhất là Thạc sỹ Mạc Giáng Châu bộ môn Tư pháp, Khoa Luật, trường Đại Học cần Thơ, đã tạo điều kiện để em có thể
đi sâu phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận mang tính khoa học, thực tế nhằm
góp phần hoàn thiện địa vị pháp lý của NLC đã hình thành và tồn tại trong quy định
của pháp luật.
Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu
khoa học mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức hiểu biết có
giới hạn. Vì vậy, có những thiếu sót, khiếm khuyết hay sai lầm trong đề tài nghiên cứu
này là điều không thể tránh khỏi. Sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
đánh giá, phê bình của thầy cô, các nhà nghiên cứu pháp luật và các bạn sinh viên.


SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

10


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHÚNG
1.1. Khái quát chung về nguôi làm chứng
1.1.1. Định nghĩa người làm chứng

Theo hệ thống pháp luật TTHS của nhiều nước trong đó có hệ thống pháp luật
TTHS của Việt Nam, chế định “người làm chứng” là một trong những chế định hình
thành từ rất lâu đời. Trải qua những thăng trầm nhất định trong quá trình hoàn thiện hệ
thống pháp luật TTHS, cho đến nay chế định NLC trong BLTTHS 2003 cơ bản đã
được xây dựng một cách đầy đủ và hoàn thiện, góp phần phát huy được vai trò tích cực
của NLC trong quá trình giải quyết các VAHS.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một văn bản nào đưa ra định nghĩa thống
nhất về NLC, và mặc dù BLTTHS năm 2003 không nêu một cách cụ thể khái niệm về
NLC nhưng căn cứ vào quy định tại Điều 55 là “người nào biết được những tình tiết
liên quan đến VAHS đểu có thể được triệu tập đến làm chứng” thì theo đó NLC được
hiểu là người biết được những tình tiết có liên quan đến VAHS chẳng hạn như thời
gian, địa điểm xảy ra vụ án, động cơ, mục đích, người thực hiện tội phạm... và được
CQTHTT như CQĐT, VKS, TA triệu tập đến để làm chứng, khai báo thành thật tất cả
những gì mình biết có liên quan tới vụ án với cơ quan có thẩm quyền để góp phần làm
sáng tỏ vụ án đó.

Thuật ngữ “người làm chứng” trong dân gian thường gọi là “nhân chứng” thì
chỉ
đơn thuần là người mà theo đó bằng mắt thấy tai nghe, họ chứng kiến hay nghe được
một hoặc một số tình tiết liên quan đến VAHS hoặc do một số nguồn thông tin khác
cung cấp mà biết.
Nói tóm lại, NLC là người biết được những tình tiết có liên quan đến VAHS
hoặc những tình tiết có giá trị chứng minh, làm sáng tỏ vụ án đó và tham gia vào quá
trình tố tụng để cùng với CQTHTT tìm ra sự thật khách quan của VAHS trên cơ sở
triệu tập của của những cơ quan có thẳm quyền.

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

11


1 “ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi
phạm
tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lôi hay không có lôi, do cổ ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm
hình sự Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003 hay
mục
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu không;
đích,
động
cơ phạm tội;
Những
tình tiết tăng nặng,
tình tiết
giảm nhẹ trách
1.1.2. Đặc điểm
nhiệm

hình
sự của
bị can, bị cáo VÀ
Cũng giống như các chế định khác trong hệ thống pháp luật TTHS thì NLC
những
đặc điểm về nhân
cũng

những
đặc
điểm
pháp

đặc
thù,
tìm
hiểu
về
những
đặc
điểm
đó
để

cách
thân
của bị can, bị cáo;
Tính hiểu thống nhất và đúng đắn từ đó khai thác và tận dụng vai trò của NLC trong TTHS chất VÀ mức độ
thiệt
hại

do
hành
một cách hiệu quả nhất và đạt mục đích tố tụng.
vi phạm
tội gây ra” (Điều
63
Trong khoa học pháp lý TTHS để được thừa nhận là NLC thì đòi hỏi phải thỏa BLTTHS 2003).
mãn hai yếu tố bắt buộc là NLC phải biết được những tình tiết liên quan đến VAHS và
phải được triệu tập bỏi CQTHTT. Trước hết, NLC phải là người biết những tình tiết
cần phải chứng minh, làm sáng tỏ trong VAHS,1 vì xuất phát từ mục đích của sự có
mặt của NLC, vai trò của NLC trong TTHS, mà yêu cầu NLC phải biết được các tình
tiết cần được chứng minh, cần được làm sáng tỏ trong VAHS là yếu tố bắt buộc. NLC
cùng với CQTHTT, người THTT và những người tham gia tố tụng khác cùng nhau đi
tìm sự thật khách quan của VAHS, do đó NLC khi tham gia vào quá trình tố tụng, phải
là người biết được những tình tiết có liên quan tới VAHS, bằng việc cung cấp lời khai
một cách cụ thể và thành thật, mới có thể tham gia vào quá trình làm sáng tỏ VAHS,
đạt được mục đích tố tụng và yêu cầu của BLTTHS đặt ra. Thứ hai, người đó phải
được CQTHTT triệu tập đến để tham gia vào quá trình điều tra, hợp tác và khai báo về
những tình tiết cần xác minh, làm sáng tỏ trong VAHS mà mình biết, NLC tham gia
vào vụ án trên cơ sở quyết định triệu tập của CQTHTT. Chỉ được trở thành NLC trong
TTHS nếu được CQTHTT triệu tập bởi vì BLTTHS chỉ coi việc làm chứng là nghĩa vụ
phải làm của công dân, chứ không phải là quyền mà công dân được hưởng, trên cơ sở
xác định và triệu tập của CQTHTT. Những cơ quan có thẩm quyền đó nhân danh Nhà
Nước, để triệu tập NLC đến và giao cho họ nhiệm vụ làm chứng trên cơ sở xác định họ
có đầy đủ điều kiện để trở thành NLC hoặc có khả năng làm tròn nghĩa vụ của NLC
hay không, chứ bản thân họ không tự có được quyền này. Ngoài ra, việc triệu tập NLC
phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định của BLTTHS để đảm bảo áp dụng thống

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng


12


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

nhất, đồng bộ và đạt được hiệu quả cao. Sở dĩ có quy định này là vì đảm bảo tính cần
thiết của việc lấy lời khai NLC. CQTHTT là cơ quan chuyên môn trong việc điều tra,
giải quyết VAHS trên cơ sở nghiệp vụ, kinh nghiệm và khả ngăn phân tích sẽ đánh giá
được mức độ cần thiết và tầm quan trọng như thể nào trong việc lấy lời khai của NLC
này mà không phải là người khác, giả sử nếu như ai biết được tình tiết có liên quan đến
vụ án đang được điều tra cũng đều đến khai báo với CQTHTT mà không cần thông qua
việc triệu tập của CQTHTT thì dẫn đến hiện tượng mất trật tự, không có hệ thống trong
việc lấy lời khai NLC, chưa kể đến việc làm mất thời gian, công sức và tiền bạc của
Ngân sách nhà nước khi bố trí nhân lực cho việc lấy lời khai của NLC nếu như những
người đó cung cẩp lòi khai không có giá trị chứng minh trong vụ án. Thêm vào đó, việc
này rất dễ xây ra tình trạng xuyên tạc, vu khống, cho lời khai giả nhằm làm mất danh
dự, uy tín của người khác. Từ đó, nhận thấy rằng, cả hai yêu cầu trên hên quan mật
thiết và bổ sung cho nhau. Biết những tình tiết có liên quan đến vụ án, những tình tiết
có tác dụng chứng minh, làm sáng tỏ trong VAHS là điều kiện về mặt nội dung để có
thể trở thành NLC, đó cũng là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết làm tiền đề đảm bảo
NLC có thể thực hiện vai trò tố tụng với tư cách NLC. Bên cạnh đó, sự triệu tập của
CQTHTT lại là điều kiện đủ và là điều kiện về mặt hình thức để hợp thức hóa vai trò
NLC trong TTHS.
Thứ 3, về chủ thể là NLC, theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam thì
những đối tượng sau đây không được trở thành NLC “Người bào chữa của bị can, bị
cáo; Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận
thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn’'’
(Khoản 2 Điều 55 BLTTHS). Theo đó người bào chữa có thể là “Luật sư; Người đại

diện hợp pháp của bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân” (Điều 35 BLTTHS 2003)
với vai trò tố tụng của mình là “Người bào chữa trong to tụng hình sự là người tham
gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người
bị buộc tội, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.2 Việc quy
định không cho người bào chữa của bị can, bị cáo được trở thành NLC vì hai lý do sau.
2

ThS. Trân Văn Bảy, Người bào chữa trong tô tụng hình sự, tạp chí khoa
hoc pháp lý, Trường Đại Học
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

13


3 “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người trong trường
hợp
khẩn cấp và Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia to
tụng từ Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003 khi có
quyết định tạm
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
giữ.
Trong
trường họp cần
giữ bí
mật điều tra đối với
tội xâm Thứ nhất là để bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo. Do đặc thù công việc, người bào phạm an ninh
quốc chữa tham gia tố tụng từ rất sớm,3 nên họ dễ dàng tiếp xúc với bị can, bị cáo và tìm
gia, thì
Viện trướng Viện

hiểu kỹ VAHS ngay từ đầu, họ biết rõ và thu thập được nhiều những thông tin, tình tiết
kiểm
sát quyết định đế
người của vụ án có lọi hoặc có hại cho bị can, bị cáo. Thế nên nếu được làm chứng rất có thể bào chữa tham gia
tổ tụng người bào chữa sẽ đưa ra những chứng cứ mà người bào chữa đã thu thập được trong từ khi kết thúc
điều
tra”
quá trình tìm hiểu vụ án mà đó có thể gây bất lợi hoặc là căn cứ để khởi tố bị can hoặc
(Khoản
1
Điều
58
là căn cứ buộc tội bị cáo, tình tiết tăng nặng, hoặc định khung hình phạt... Thêm vào BLTTHS 2003).
đó thì người bào chữa cũng đã làm trái đi nghĩa vụ của mình là “làm sáng tỏ những
tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý
nhằm bảo vệ quyển Vữ lợi ích hợp pháp của họ; Không được tiết lộ bí mật điểu tra mà
mình biết được khỉ thực hiện việc bào chữa” (Khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003) và họ
đã vi phạm vào một trong những quy định về hành vi bi nghiêm cấm “Tiết lộ thông tin
về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp
được khách hàng đong ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác’’ (Điểm c
Khoản 1 Điều 9 Luật Luật Sư 2006). Quy định cấm người bào chữa tham gia vào tố
tụng với tư cách là NLC cũng nhằm đảm bảo cho họ có thời gian để tập trung sức lực,
chuyên tâm thực hiện tốt vai trò bào chữa của mình, giúp bị can, bị cáo trong việc
chứng minh mình vô tội hoặc làm nhẹ trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của
pháp luật, hỗ trợ cần thiết về mặt pháp lý cho bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng.
Thứ hai, là để đảm bảo tính khách quan trong lời khai của NLC, như đã phân tích thì
người bào chữa là người biết rõ nhiều thông tin, tình tiết của vụ án, người bào chữa lại
tiếp xúc và có nhiều mối liên hệ chẳng hạn về vật chất, tinh thần với bị can, bị cáo, thế
nên nếu được làm chứng thì lòi khai của người bào chữa sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố

và không còn khách quan nữa, điều đó thì hoàn toàn đi ngược lại những gì mà
BLTTHS đang hướng tới, chẳng hạn để đảm bảo yếu tố khách quan trong lời khai của
NLC mà BLTTHS 2003 có quy định “Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án,
chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

14


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trong
trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa
phiên tòa có thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người
làm chứng” (Khoản 2 Điều 204 BLTTHS 2003). Loại người thứ hai không được luật
cho phép làm NLC đó là “Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà
không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng
khai báo đúng đắn” (Điểm b Khoản 2 Điều 55 BLTTHS 2003). Việc hạn chế quyền tố
tụng của loại người này trong việc trở thành NLC là điều dễ hiểu bởi khi tham gia tố
tụng với tư cách là NLC thì họ chẳng nhận thức được hoặc khai báo đúng đắn được sự
việc mà họ đã thấy hoặc nghe, tác dụng chứng minh và làm sáng tỏ vụ án từ lời khai
của họ không có, mục đích của TTHS không đạt được, thì việc hạn chế đó là điều hợp
lý.
Thứ 4, về quyền pháp lý mà pháp luật TTHS trang bị cho NLC. Không phụ
thuộc vào chức vụ, trình độ học vấn, công sức đóng góp làm sáng tỏ VAHS... khi tham
gia vào quá trình tố tụng thì NLC đều được hưởng một số quyền và một số nghĩa vụ
nhất định mà BLTTHS năm 2003 quy định. Điều 55 BLTTHS 2003 quy định NLC có

quyền “Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm,
tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; Khiếu nại
quyết định, hành vi tổ tụng của cơ quan, người có thẩm quyển tiến hành tổ tụng; Được
cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của
pháp luật’. NLC có nghĩa vụ “Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điểu tra, Viện
kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và
việc vẳng mặt của họ gây trở ngại cho việc điểu tra, truy tổ, xét xử thì có thể bị dẫn
giải; Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án”. BLTTHS 2003 tiến
bộ đã trao cho NLC một số quyền khi thực hiện nhiệm vụ tố tụng của mình thể hiện
tính nhân đạo của Nhà Nước trong việc tôn trọng “quyển con người” được quy định
trong Hiến Pháp 1992 và nguyên tắc “tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công
dân” được thừa nhận tại Điều 4 BLTTHS 2003. Nhung cần nhận thấy rằng BLTTHS
2003 đã trao cho NLC một số quyền nhất định chỉ là để đảm bảo cho NLC thực hiện
nghĩa vụ làm chứng của họ, hay chỉ để đề phòng, khắc phục những hậu quả, bù đắp
những mất mát của việc làm chứng gây ra, chứ ngoài ra NLC không có một quyền lợi
vất chất hay quyền lợi cá nhân nào từ những quy định về quyền của NLC.
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

15


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

1.1.3. Phân loại

Việc phân loại NLC thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào một hoặc một số
điểm chung như ngôn ngữ, tuổi tác hay quốc tịch... có ý nghĩa rất quan trọng trong

việc hình thành những quy định của pháp luật để điều chỉnh từng loại đối tượng, hoặc
có những phương pháp điều chỉnh, nghiệp vụ linh hoạt, thích hợp hơn cho từng loại
đối
tượng cụ thể. về cơ bản, có thể phân loại NLC thành những nhóm chính sau:
a) Căn cứ vào độ tuổi, có thể chia NLC thành hai loại

NLC là người đã thành niên: Tại điều 18 BLDS 2005 về người thành niên và
chưa thành niên có quy đinh cụ thể “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành
niên” theo đó NLC là người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. NLC loại này là
người đã trưởng thành về mặt tâm lý và sinh lý, họ có đầy đủ khả năng tự mình thực
hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Pháp luật TTHS quy định tương
đối đầy đủ về nghĩa vụ mà một NLC thành niên phải thực hiện.
NLC là người chưa thành niên: Tại điều 18 BLDS 2005 về người thành niên và
chưa thành niên có quy định cụ thể “Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa
thành
niên” theo đó NLC là người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. BLTTHS 2003
quy định NLC là người không thể thay thế trong tố tụng, tức là không thể tham gia tố
tụng thông qua chế định ủy quyền mà phải tham gia tố tụng để trực tiếp khai báo cho
CQTHTT về những điều mình biết hên quan đến vụ án và, khi cần thiết thì tham gia
đối chất với NBH, với các NLC khác khi có mâu thuẫn trong lời khai, hoặc tham gia
thực nghiệm điều tra để giúp làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án... thêm vào đó thì Luật
không khống chế độ tuổi để được trở thành NLC nên bất cứ người nào kể cả trẻ em,
người tàn tật, người bị hạn chế về thể chất nhưng chưa đến nỗi bị mất khả năng nhận
thức... thì họ sẽ được CQTHTT triệu tập để khai báo về những gì mà họ biết, thế nên
rất khó để bảo đảm cho họ các quyền mà luật chuyên ngành quy định hoặc có các quy
định không thống nhất giữa BLTTHS và Luật chuyên ngành điều chỉnh cho đối tượng
đó vì BLTTHS chưa phân loại NLC theo một tiêu chí cụ thể nào.
Một đối tượng đặt biệt trong nhóm này là NLC là trẻ em - loại NLC này là chủ
thể được bảo vệ bởi các văn bản pháp luật khác như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng


16


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

xã hội mà người lớn thường mắc phải, nên việc lấy lời khai của đối tượng này thu được
giá trị chứng minh cao trong VAHS. Cũng chính vì thế mà quá trình tố tụng đối với trẻ
em sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tâm hồn và nhận thức thơ ngây của trẻ. Thế nên, nếu
không có một quy định riêng về trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng trong việc lấy lời
khai của NLC là trẻ em thì sẽ mang lại những ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của loại
đối tượng này.
b) Căn cứ vào quốc tịch, có thể chia NLC thành hai loại

NLC là người việt nam: Tại khoản 1 điều 5 Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008 có
quy định “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam”. Vì thế NLC là người
Việt Nam có nghĩa là NLC có quốc tịch việt Nam.
NLC là người nước ngoài: Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt
Nam bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài mà không có quốc tịch Việt Nam và
người không quốc tịch. Như vậy NLC loại này bao gồm NLC không có quốc tịch Việt
Nam và NLC không có quốc tịch của bất cứ một quốc gia nào. Khi tiến hành tố tụng
với loại đối tượng này phải được tiến hành thông qua cơ quan tư pháp ở nước mà NLC
này có quốc tịch và phải được sự hỗ trợ, hợp tác của cơ quan này.
c) Căn cứ vào đặc điểm ngôn ngữ, có thể chia NLC thành hai loại

NLC nói được tiếng Việt: là NLC có thể giao tiếp được bằng tiếng Việt. Quá
trình tố tụng với loại đối tượng này rất dễ trong việc giao tiếp và lấy lời khai, trao đổi
thông tin trực tiếp mà không cần phải thông qua một người trung gian - người phiên

dịch.
NLC không nói được tiếng Việt: là người không giao tiếp được bằng tiếng Việt.
Thông thường đối tượng này bao gồm người nước ngoài và người dân tộc thiểu số, họ
không biết, không thể giao tiếp hoặc biết mà không diễn đạt ý mình muốn nói bằng
tiếng việt một cách trọn vẹn và đầy đủ. Quá trình tố tụng đối với đối tượng này không
thể thực hiện một cách trực tiếp mà phải thông qua người phiên dịch. BLTTHS năm
2003 không trao cho NLC quyền được lựa chọn người phiên dịch, điều đó không chỉ vi
phạm quyền tố tụng của NLC mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tố tụng.

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

17


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

d) Căn cứ vào lời khai của NLC có thể chia NLC thành hai loại

về bản chất thì tác dụng chính của lời khai của NLC chỉ là ở giá trị chứng minh
sự thật cho VAHS, mặc dù có những đối trọng với nhau trong lời khai NLC nhưng
chung quy tất cả những lời khai đều có tác dụng chứng minh, làm sáng tỏ các tình tiết
trong VAHS, nhưng thông thường thì lời khai của NLC có thể bất lợi hoặc có thể có lợi
cho bị can, bị cáo hoặc NBH, nên khi căn cứ vào đặc điểm này có thể chia NLC thành
hai loại sau.
NLC có lòi khai có giá trị bảo vệ người bị tình nghi: là loại NLC mà lời khai
của
họ có lợi cho bên bị can, bị cáo. Lòi khai của NLC loại này thì có vai trò bào chữa theo
hướng chứng minh những tình tiết trong VAHS giúp bị can, bị cáo trong việc chứng

minh mình vô tội hoặc làm nhẹ trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
NLC có lời khai buộc tội: Lời khai của NLC loại này thì trình bày những tình
tiết buộc tội, tăng nặng tội cho bị can, bị cáo. Tác dụng chứng minh tội phạm thể hiện
rõ gàng trong lời khai của NLC loại này. Tuy nhiên, trong một trường hợp đặc biệt lời
khai của NLC chẳng những bất lợi có bị can hoặc bị cáo mà còn trở thành một trong
những căn cứ để chống lại chính NLC - là một căn cứ khởi tố bị can đối với chính
NLCđó.
Ngoài ra, còn rất nhiều cách phân loại NLC khác nữa như căn cứ vào giới tính,
trình độ học vấn... Nhưng chung quy lại, thì tác dụng chính của việc phân loại chủ yếu
là xây dựng những quy định phù hợp và phương pháp nghiệp vụ điều chỉnh thích hợp
cho từng loại đối tượng NLC, giúp cho chế định NLC ngày càng phát huy vai trò tốt
hơn trong TTHS.
1.2. Cơ sở lý luận của chế định NLC trong TTHS Việt Nam
1.2.1. Bản chất pháp lý của việc làm chứng

Mỗi chế định trong BLTTHS đều có một địa vị pháp lý nhất định. Tìm hiểu vị
trí pháp lý của NLC sẽ thấy được vai trò và tầm quan trọng của chế định NLC trong
BLTTHS.

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

18


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

Địa vị pháp lý của NLC trong lý luận TTHS không được định nghĩa một cách
cụ

thể, nên đôi khi có sự nhầm lẫn hay những cách hiểu không thống nhất về bản chất
pháp lý của NLC. NLC là chủ thể tham gia tố tụng chỉ với tư cách là người phối hợp
với CQTHTT trong quá trình giải quyết và làm sáng tỏ vụ án, với mong muốn duy nhất
là tìm ra sự thật khách quan của VAHS. Nhìn chung, khi tham gia vào TTHS, NLC là
chủ thể không có sự quan tâm pháp lý về kết cục của vụ án. Lý do tham gia của NLC
trong TTHS không phải lợi ích cá nhân của họ, mà là lợi ích của bị can, bị cáo, NBH,
của CQTHTT và lợi ích chung của xã hội: đó là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ
án, NLC hoàn toàn không được bất cứ quyền lợi về mặt vật chất nào từ việc làm
chứng. Sự tham gia của họ góp phần vào việc chứng minh, làm sáng tỏ sự thật khách
quan của VAHS. Khi so sánh vai trò, chức năng tố tụng của NLC với NBH và bị can,
bị cáo sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt về tư cách tố tụng của NLC với các chủ thể khác
trong TTHS. Theo đó NBH tham gia tố tụng vói tư cách là chủ thể buộc tội, thực hiện
quyền công dân và quyền tố tụng, cùng với CQTHTT xác định có tội phạm xảy ra, bảo
vệ quyền lợi của mình. Cũng giống NBH, bị can, bị cáo tham gia vào tố tụng với tư
cách chủ thể rõ ràng là vì lợi ích cá nhân của mình. Trong khi đó, NLC tham gia tố
tụng chỉ với tư cách là người phối hợp với CQTHTT trong quá trình giải quyết vụ án,
tham gia tố tụng không vì lợi ích cá nhân. Bằng việc cung cấp lời khai mà mình biết có
hên quan vói VAHS, NLC làm sáng tỏ những tình tiết cần thiết trong quá trình điều
tra, chứng minh tội phạm. Đối với NLC thì tham gia vào vụ án và trình bày lời khai
trung thực tất cả những gì mà mình biết không những là quyền và nghĩa vụ công dân
mà là nghĩa vụ tố tụng của họ. Còn đối với nhà nước thì NLC chính là những người
phối họp với nhà nước, với CQTHTT và thật sự Nhà nước cần đến sự họp tác đó trong
công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Chức năng chính của NLC là hỗ trợ tư pháp. Sẽ dễ dàng nhận thấy được chức
năng TTHS của NLC hoặc sự khác biệt giữa chức năng TTHS của NLC với những
người tham gia tố tụng khác khi so sánh với vai trò TTHS của NBH. Theo đó, NBH là
nạn nhân trực tiếp của hành vi tội phạm nên lòi khai của họ có thể phản ánh đậm nét
hơn những đánh giá, cảm xúc chủ quan về các tình tiết của vụ án so với lời khai của
NLC. “Lời khai NBH không chỉ là nguồn chứng cứ làm sáng tỏ sự thật của vụ án mà
còn là lời buộc tội, là công cụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.

Trình bày lời khai không chỉ là nghĩa vụ tố tụng mà đong thời còn là quyền tổ tụng của
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

19


4 Nguyễn Thái Phúc, Bảo vệ NLC và quyền miễn trừ làm chửng trong tổ tụng hình sự, tạp chí khoa
học
pháp lý, Trường Đại Học Luật Thành phổ Hồ Chí Minh, số 3 (40), năm 2007.
Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
NBH”.4 Ở góc độ này NBH được nhìn nhận là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội.
Còn NLC là người trợ giúp cho CQTHTT trong quá trình điều tra, chứng minh có hay
không có hành vi phạm tội, là chủ thể của chức năng hỗ trợ tư pháp - chức năng không
cơ bản trong TTHS. Chức năng này hiện chưa được đề cập nhiều trong khoa học TTHS
ở nước ta. Sự hạn chế về lý luận khoa học này chính là nguyên nhân chậm thay đổi
trong tư duy lập pháp khi sửa đổi BLTTHS 2003 và thái độ đối xử không công bằng
với NLC trong thực tiễn tố tụng.
Lời khai NLC là loại chứng cứ được cung cấp và thể hiện bởi con người - tính
cá biệt cao. Những thông tin về vụ án được phản ánh và tái hiện lại qua lời khai của
những con người cụ thể hoàn toàn khác nhau về tâm lý, về kinh nghiệm xã hội, về tính
cách và nhân cách... Thêm vào đó, thì thông thường lời khai của NLC có thể bất lợi
hoặc có thể có lợi cho bị can, bị cáo hoặc NBH, nhưng về bản chất thì NLC là chủ thể
tham gia tố tụng không có sự quan tâm pháp lý về kết cục của vụ án, mà chỉ là làm
sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. NLC không có bất cứ một lợi ích vật chất nào
trong quá trình tham gia tố tụng. Dù lời khai của NLC có lợi cho bên nào thì đứng ở
góc độ của NLC đều có sự quan tâm duy nhất là sự thật khách quan của vụ án phải
được làm sáng tỏ và sự tham gia của họ góp phần cho nhiệm vụ đó.
Đối với NLC thì tham gia vào vụ án và trình bày lời khai trung thực về tất cả
những gì mà mình biết vừa là quyền và nghĩa vụ công dân vừa là nghĩa vụ tố tụng của

họ. Bằng việc tham gia vào TTHS, tham gia vào việc khai báo đúng đắn những gì đã
biết có liên quan đến VAHS, góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, NLC đã
thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân của mình trong việc “phái hiện, to giác
hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chong tội phạm, góp phần bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức” (Khoản 1 Điều
25 BLTTHS 2003) theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó, việc thực
hiện đầy đủ những yêu cầu mà BLTTHS quy định tại Khoản 4 Điều 55 BLTTHS 2003
“Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điểu tra, Viện kiểm sát, Toà án; Khai trung
thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án”, NLC cũng đã thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ tố tụng của mình, góp phần vào công cuộc phòng ngừa và phát hiện tội phạm.

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

20


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

1.2.2. Vai trò của của lời khai của NLC trong TTHS
1.2.2.1. Lời khai NLC là một nguồn chứng cứ quan trọng trong việc giải quyết

đúng đắn VAHS
Một VAHS xảy ra bao giờ cũng để lại dấu vết và những dấu vết đó được thể
hiện dưới những hình thức khác nhau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng
đắn VAHS, nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội. Các CQTHTT sẽ căn cứ
vào những dấu vết đã thu thập được để khỏi tố, truy tố hay xét xử một người đã có
hành vi phạm tội. Những dấu vết đó được gọi là chứng cứ. “Chứng cứ là nhũng gì có
thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra,

VKS và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người
thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết
đúng đắn vụ án” (Khoản 1 Điều 64 BLTTHS 2003). Bên cạnh các chứng cứ là “vật
chứng, lời khai của NBH, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Ket luận giám
định, Biên bản về hoạt động điểu tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác ...” (Khoản 2
Điều 64 BLTTHS năm 2003), thì lời khai của NLC là một nguồn chứng cứ rất quan
trọng cho việc giải quyết đúng đắn VAHS bởi lẽ NLC nắm được diễn biến hoặc một
hoặc một số tình tiết của VAHS, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội,
NBH... sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho CQTHTT trong việc chứng minh, làm sáng
tỏ vụ án. Thêm vào đó thì NLC tham gia tố tụng với tư cách là người vì lợi ích chung,
lợi ích xã hội, không có bất cứ lợi ích cá nhân, với mong muốn duy nhất là làm sáng tỏ
vụ án, nên lời khai không phiến diện như lòi khai của NBH, bị can, bị cáo... chính vì
vậy lời khai của NLC có tác dụng chứng minh càng cao.
Hoạt động tố tụng càng có tính tranh tụng bao nhiêu, sự bình đẳng về quyền của
các bên trong hoạt động chứng minh càng được thừa nhận đầy đủ bao nhiêu thì lời khai
NLC càng quan trọng và được sử dụng phổ biến bấy nhiêu. Lời khai NLC là loại
chứng
cứ mà được cung cấp và thể hiện qua những con người cụ thể. Cho nên lời khai sinh
động, dễ hiểu và cụ thể hơn vật chứng, nó luôn phản ánh đúng đắn những gì mà NLC
muốn biểu hiện, lời khai NLC luôn được hiểu một cách trực tiếp hơn là vật chứng phải phân tích, làm rõ và tổng hợp với các tình tiết khác mới hiểu được vật chứng đó
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

21


5Từ điển tiếng Việt NXB Đà Nang năm 2003. Tr 192
6 “Khi tham gia tố tụng dân sự, đương sự có các quyển và nghĩa vụ sau đây: Cung cấp chứng cứ,
chứng
minh để

bảo vệ
quyền vá lợi ích
Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003 pháp GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu của mình” Điểm
hợp
a
Khoản 2 Điều 58
năm
mình, luôn luôn bị ràng buộc về trách nhiệm pháp lý với những gì mình nói, “NLC BLTTDS
2004 phải cam đoan không khai gian doi” (Điều 204, BLTTHS 2003) nên tính chính xác,
xác minh càng cao.
Có thể nói là trong tương lai dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu đi nữa,
dù máy móc tự động có thể thay thế hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực khác
nhau đi chăng nữa thì lời khai NLC vẫn có vai trò to lớn trong hoạt động xét xử. Sự
phát triển của khoa học kỹ thuật chỉ có thể mở rộng khả năng, làm thuận tiện hơn, dễ
dàng hơn quá trình thu thập, lưu trữ, truyền tải và sử dụng lời khai NLC nhưng không
thể thay thế được lời khai của NLC. Lòi khai NLC vẫn là một trong những công cụ
không thể thiếu được trong quá trình chứng minh, làm sáng tỏ sự thật khách quan của
vụ án.

1.2.2.2. Lời khai NLC trong nghĩa vụ chứng minh

Chứng minh được hiểu “là làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc
hoặc bằng lý lẽ”.5 Theo đó, chứng minh trong TTHS là một dạng của hoạt động chứng
minh nói chung nhưng khác biệt ở chỗ hoạt động này là hoạt động mang tính chất pháp
lý được điều chỉnh bởi luật TTHS và pháp luật liên quan, được thực hiện bởi các chủ
thể có quyền, quá trình chứng minh có hay không có tội phạm đó là nghĩa vụ bắt buộc
của những cơ quan có chức năng như CQĐT, VKS, TA “Trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không
buộc phải chứng minh là mình vô lội” (Đoạn 2 Điều 10 BLTTHS 2003), chứ không
phải thuộc về đương sự như trong tố tụng dân sự 6 và kết quả của hoạt động này sẽ là

một bản án, quyết định của TA mang tính chất cưỡng chế thi hành. Đó công cụ để TA
có thể nhận thức được chính xác vụ việc đã xảy ra trên thực tế, làm cơ sở để đưa ra
phán quyết cho vụ án một cách nhanh chóng, chính xác và khách quan.

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

22


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

a) Lời khai của NLC đổi với việc lầm sáng tỏ sự thật vụ án

Như đã phân tích, thì về bản chất NLC tham gia TTHS với tư cách là người hỗ
trợ tư pháp, là người cộng tác với CQTHTT trong quá trình chứng minh, làm sáng tỏ
VAHS, chỉ với mong muốn duy nhất là tìm ra sự thật khách quan của vụ án, cho nên
tác dụng chính của lời khai của NLC là chứng minh, làm sáng tỏ vụ án, tìm ra sự thật
khách quan của vụ án như đúng như bản chất của NLC.
Quá trình chứng minh làm sáng tỏ vụ án trong TTHS là nghĩa vụ thuộc về
CQTHTT “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng”
(Điều 10 BLTTHS năm 2003), trong quá trình đi tìm sự thật của vụ án thì nghĩa vụ
chứng minh làm sáng tỏ VAHS là quan trọng nhất và luôn luôn tồn tại trong các giai
đoạn của quá trình tố tụng. Từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử CQTHTT luôn luôn cố
gắng chứng minh “Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và
những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có
lỗi hay không có lỗi, do cổ ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không;
mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính

chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” (Điều 63 BLTTHS 2003) và
trong hầu hết các giai đoạn của quá trình tố tụng, thì CQTHTT luôn cần đến sự cộng
tác của NLC. Bằng việc cung cấp lời khai cho CQTHTT thì khi đó vai trò lời khai của
NLC trong việc hỗ trợ CQTHTT trong quá trình chứng minh làm sáng tỏ VAHS được
tận dụng triệt để và phát huy tác dụng tối đa.
Vì lời khai của NLC chứa đựng những yếu tố mà “họ biết về vụ án, nhân thân
của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, NBH, quan hệ giữa họ với người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, NBH... ” (Điều 67 khoản 1 BLTTHS), nên khi
căn
cứ vào những gì NLC cung cấp trong lời khai sẽ có tác dụng rất lớn trong quá trình
CQTHTT chứng minh làm sáng tỏ vụ án. Bởi quá trình chứng minh làm sáng tỏ vụ án
là quá trình đi tìm những gì có liên quan đến vụ án, rồi bằng những phưcmg pháp
nghiệp vụ, trên cơ sở phân tích, đánh giá và tổng hợp những chứng cứ thu thập được
trong quá trình tố tụng, CQTHTT sẽ rút ra kết luận một cách khoa học và logic nhất về
vụ án đó làm căn cứ cho phán quyết của TA. Giống như các chứng cứ khác thì lời khai
của NLC luôn chứa đựng những yếu tố có giá trị chứng minh, làm sáng tỏ VAHS. Bên
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

23


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

cạnh đó, lòi khai của NLC khác với vật chứng ở chỗ là luôn luôn phản ánh đúng đắn và
sinh động những gì mà NLC muốn thể hiện hơn là vật chứng vì đó là sự phản ánh của
một con người thật, qua lời nói và hành động của mình. Đặc biệt, trong trường hợp đối
vói những vụ án không có chứng cứ nào khác ngoài lời khai của NLC, thì khi đó để
giải quyết loại án này, CQTHTT chỉ duy nhất căn cứ vào lời khai của NLC mà vẫn có

thể chứng minh, làm sáng tỏ vụ án một cách nhanh chóng và chính xác. Thì khi đó tác
dụng chứng minh đối với VAHS được thể hiện rõ nét.
Ví dụ như liên quan đến vụ án cứu người bị nạn, hai cảnh sát giao thông bị nghi
oan” như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh ngày 29-11-2011. Vào khoảng hơn 20 giờ
ngày 26-11, hai CSGT là Thiếu úy Nguyễn Thanh Tùng và Thiếu úy Đào Minh Lâm
(Đội cảnh sát giao thông An Lạc, Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt,
Công an TP.HCM) đang làm nhiệm vụ trên quốc lộ 1A (đoạn qua phường Bình Hưng
Hòa B, quận Bình Tân) thì được người dân thông báo có một vụ tai nạn gần đó, người
bị nạn là ông Phạm Viết Hưng (51 tuổi, ngụ quận Bình Tân) trong tình trạng nguy kịch.
Do đó, hai cảnh sát giao thông đó đến tìm cách đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, sau đó lại
xảy ra va chạm lần hai trên đường đi cấp cứu, và vì chậm trễ nên ông Hưng đã chết.
Khi thấy ông Hưng nằm chết trên xe ba gác và cạnh đó xe của hai cảnh sát giao thông
bị ngã bên đường nên nhiều người dân hiếu kỳ đã kéo đến xem rất đông, tưởng nhầm
hai cảnh sát giao thông gây tai nạn nên có những lời lẽ thóa mạ, xúc phạm hai cảnh sát
giao thông.
Hiện CQĐT Công an quận Bình Tân kêu gọi những nhân chứng có mặt tại hiện
trường như ngưòi đến báo tin tai nạn, người đàn ông tự nguyện điều khiển xe ba gác
chở nạn nhân từ trạm xá đến bệnh viện cấp cứu và xảy ra va chạm sớm đến làm việc để
phục vụ công tác điều tra.
Sau khi Công an quận Bình Tân tiến hành điều tra và xác minh sự việc trên cơ
sở lời khai của NLC, thì xác định nguyên nhân dẫn đến tử vong của nạn nhân là hoàn
toàn không liên quan đến hai cảnh sát giao thông, mà họ chỉ cứu giúp người bị nạn. 7

[23-3-2012]

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

24



Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

Trong trường hợp NLC cho lời khai không khách quan, không chính xác, lời
khai không đúng như những gì NLC biết được, thì điều đó không những làm cho quá
trình tố tụng trở nên khó khăn, phức tạp hơn mà đôi khi làm cho hướng điều tra bị sai
lệch, quá trình điều tra kéo dài, hao phí tiền của ngân sách nhà nước, thậm chí còn dẫn
đến oan sai, thiệt hại về công lý... Đặc biệt, lọi dụng sự ảnh hưởng của lòi khai NLC
đến quá trình tố tụng, phán quyết của TA... một số đối tượng đã mua chuộc NLC cho
lời khai không đúng, không khách quan, nhằm để che dấu hành vi tội phạm hoặc gây
khó khăn trong quá trình tố tụng cho CQTHTT, bằng lợi ích về vật chất hoặc đe dọa
tính mạng, sức khỏe, danh dự NLC hoặc người thân của họ. Từ đó, thấy được vai trò
quan trọng và sức ảnh hưởng vô cùng lớn của lời khai của NLC đối với việc làm sáng
tỏ sự thật của VAHS. Lời khai của NLC có thể giúp CQĐT định hướng được quá trình
điều tra, có thể là căn cứ cho VKS ra quyết định khởi tố, truy tố và có thể là cơ sở cho
TA ra phán quyết cuối cùng để giải quyết VAHS...Khi lời khai của NLC không khách
quan, không chính xác cũng có thể làm cho quá trình tố tụng khó khăn, kéo dài, thậm
chí gây oan sai, thiệt hại về người và tiền của...
b) Lời khai của NLC đối với việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ những quyển cơ bản

của công dân
Trong quy định về nhiệm vụ của BLTTHS năm 2003, thì một trong những
nhiệm vụ cơ bản đó là “không bỏ lọt tội phạm” và “bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”
(Điều 1 BLTTHS năm 2003) được coi là kim chỉ nam cho phương hướng hoạt động
trong TTHS. Theo đó, NLC cũng như các chủ thể khác trong quá trình tố tụng luôn cố
gắng chứng minh tội phạm, không để có người bị oan, không để cho những người lợi
dụng pháp luật làm những điều sai trái, hoặc những người vi phạm pháp luật sống
ngoài vòng pháp luật, thì đó cũng là một trong những cách bảo vệ pháp luật hữu hiệu
nhất. Bằng sự tham gia đóng góp vào quá trình chứng minh tội phạm, lời khai của

NLC
luôn chứng minh có hay không có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế, tìm ra tội phạm
để trừng trị theo đúng như những quy định của pháp luật hình sự, làm cho những quy
định của pháp luật hình sự, pháp luật TTHS được thực thi trên thực tế thể hiện trên qua
các mặt. Thứ nhất, pháp luật TTHS đã trừng trị những hành vi phạm tội, giáo dục được
công dân, phòng chống những kẻ xấu lợi dụng “khe hở” của pháp luật để xuyên tạc,
chống phá pháp luật nước ta. Như vậy, trong quá trình thực hiện theo những quy định
của pháp luật, góp phần tuyên truyền pháp luật trong xã hội thì NLC đã thực hiện chức
SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

25


Chế định người làm chứng trong BLTTHS 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu

năng bảo vệ pháp luật trên thực tế. Thứ hai, việc thực hiện đúng những quy định của
pháp luật tố tụng, tham gia cộng tác vói CQTHTT, cho lời khai một cách chính xác,
thành thật và cụ thể góp phần làm sáng tỏ vụ án, NLC đã góp phần “đảm bảo pháp chế
xã hội chủ nghĩa” trong TTHS, góp phần bảo vệ pháp luật TTHS.
BLTTHS coi việc đảm bảo các quyền của công dân là một trong những nguyên
tắc cơ bản của hoạt động TTHS. Điều này thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa luôn đề cao và tôn trọng các quyền của con người vì lợi ích của con người bao
gồm cả quyền Hiến định và luật định. Khi NLC tham gia tố tụng, cung cấp lời khai, hỗ
trợ tư pháp thì cũng đồng nghĩa với NLC đang thực hiện quyền của mình - quyền công
dân, một trong những quyền rất cơ bản của công dân được pháp luật khuyến khích và
tôn trọng trong công cuộc “đẩu tranh phòng ngừa và chổng tội phạm” được long trọng
tuyên bố tại Điều 25 BLTTHS “Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện,
tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyển, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức” (Khoản 1
Điều 25 BLTTHS năm 2003). Làm tốt vai trò của một NLC đồng nghĩa với việc bảo vệ
quyền lợi của mình - bảo vệ quyền công cơ bản công dân. Ngoài ra, NLC cung cấp lời
khai làm sáng tỏ vụ án cũng có nghĩa là NLC đang bảo vệ bị can, bị cáo tránh khỏi
những hàm oan, trả lại sự trong sáng và khôi phục danh dự cho họ trong thời gian bị
tạm giam, tạm giữ trong trường hợp họ không thực hiện tội phạm... hoặc làm cho sáng
tỏ vụ án, trả lại sự công bằng cho NBH, bù dấp những mất mát do những hành vi do tội
phạm gây ra, thì lúc đó lòi khai NLC đã có tác dụng bảo vệ cho NBH. Lúc đó thì
những quyền cơ bản của công dân như quyền được sống, quyền công bằng... đã được
bảo vệ, Do đó, lời khai của NLC chẳng những có tác dụng làm sáng tỏ vụ án, bảo vệ
công lý, bảo vệ pháp luật mà còn phát huy tác dụng trong việc bảo vệ quyền con người.
c) Vai trò lời khai của NLC trong nghĩa vụ chứng minh đối với công cuộc đấu

tranh phòng chong tội phạm
Mọi công dân trong xã hội dù ở vị trí nào thì cũng đều bị chi phối bởi pháp luật,
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều chịu sự điều chỉnh của những quy định của
pháp luật, không ai có quyền cho mình “đứng trên pháp luật”. Nhiệm vụ của công dân
trong xã hội là tuân theo pháp luật, biểu hiện cụ thể của quá trình này là tuân thủ theo
những quy định của pháp luật. Nhiệm vụ chính của TTHS không những là phát hiện tất

SVTH: Huỳnh Thị cẩm Hồng

26


×