Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH LONG

HOẠT ĐỘNG PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG
CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH LONG

HOẠT ĐỘNG PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG
CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY THUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực
hiện. Những số liệu, tài liệu trong luận văn là chính xác. Kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ

NGUYỄN MẠNH LONG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANTT
BCA
BLHS
BLTTHS
CAND
CAX
CBCS
CSMT
Cảnh sát ĐTTP
Cảnh sát QLHC
CSND
ĐTCB
HHR
TTQLKT và CV
TTXH
TAND
UBND

VKSND

An ninh trật tự
Bộ Cơng an
Bộ luật hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự
Cơng an nhân dân
Cơng an xã
Cán bộ chiến sĩ
Cảnh sát môi trường
Cảnh sát điều tra tội phạm
Cảnh sát quản lý hành chính
Cảnh sát nhân dân
Điều tra cơ bản
Hủy hoại rừng
Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
Trật tự xã hội
Toà án nhân dân
Ủy ban nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1:

Thống kê tình hình tội phạm kinh tế - môi trường trên địa bàn tỉnh
Đắk Nơng từ năm 2008-2012

Bảng 2.2:


Thống kê tình hình tội phạm về kinh tế - môi trường và tội phạm trong
lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm
2008 -2012

Bảng 2.3:

Bảng 2.4:
Bảng 2.5:

Bảng 2.6:
Bảng 2.7:

Thống kê tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng và hành vi phá rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ
năm 2008-2012
Thống kê tình hình tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008-2012
Thống kê tổng số vụ hủy hoại rừng và tỷ lệ điều tra khám phá các vụ
án này của lực lượng Cảnh sát ĐT TP về TTQLKT và CV Cơng an
tỉnh Đắk Nơng từ năm 2008-2012
Tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên các địa bàn trong tỉnh Đắk
Nông từ 2008-2012
Đặc điểm nhân thân của các đối tượng phạm tội hủy hoại rừng trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008-2012

Thống kê thời gian xẩy ra các vụ hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông từ năm 2008-2012
Bảng 2.9: Thống kê về các loại phương tiện sử dụng trong các vụ án hủy hoại
rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008-2012
Bảng 2.10: Thống kê về thủ đoạn gây án trong các vụ án hủy hoại rừng trên địa

bàn tỉnh Đắk Nông g từ năm 2008-2012
Bảng 2.11: Thống kê tổ chức lực lượng CSMT công an tỉnh Đắk Nông đến 31
tháng 12 năm 2010
Bảng 2.8:

Bảng 2.12: Thống kê tổ chức lực lượng CSMT công an tỉnh Đắk Nông đến 31
tháng 12 năm 2012
Bảng 2.13: Thống kê tổ chức đội phịng, chống tội phạm về mơi trường trong lĩnh
vực tài nguyên, khoáng sản, đa dạng sinh học, nơng nghiệp-nơng thơn,
làng nghề thuộc phịng PC49 Cơng an tỉnh Đắk Nông đến 31 tháng 12
năm 2012


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Chƣơng 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG VÀ
HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG
1.1 Đặc điểm, tình hình liên quan đến phịng ngừa tội phạm hủy hoại

5

rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội phạm hủy hoại rừng

5
7


1.3 Nhận thức chung về hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại
rừng của lực lượng Cảnh sát nhân dân

10

Chƣơng 2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI CỦA LỰC LƯỢNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NƠNG
2.1 Tình hình tội phạm và nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hủy
hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
2.2 Đặc điểm tội phạm học của tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Nơng
2.3 Thực trạng hoạt động phịng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực
lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC PHỊNG
NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG CỦA LỰC LƯỢNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NƠNG
3.1 Dự báo tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
3.2 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa
tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Kết luận

23
23
33
40

54

54
57
68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, có vai trị rất quan trọng
trong việc duy trì sự sống, đảm bảo sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Rừng
cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá về động, thực vật đáp ứng nhu cầu
sống của con người và sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, bảo vệ, phát triển, khai
thác hợp lý tài nguyên rừng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của đất
nước. Tuy nhiên trong những năm qua tình trạng rừng bị tàn phá, bị hủy hoại và
khai thác một cách bừa bãi vẫn diễn ra một cách phổ biến, phức tạp, diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp.
Đắk Nơng là một tỉnh được thành lập ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số
22/2003/NQ-QH11 Khóa XI kỳ họp thứ 4, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cơng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trong năm tỉnh Tây Nguyên được thiên nhiên
ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Với diện tích tự nhiên là
6.514,38 Km2, thì diện tích rừng chiếm 3.825,19 Km2 (Chiếm 60% diện tích tồn tỉnh).
Đây là địa bàn cực kỳ quan trọng về môi trường sinh thái không chỉ cho khu vực Tây
Ngun mà cịn đối với các tỉnh miền Đơng Nam Bộ - Thành phố Hồ Chí Minh và
vùng hạ lưu sơng Mê Kơng. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm hủy hoại
rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày càng có diễn biến phức tạp, loại tội phạm này
không chỉ tăng về số vụ mà tăng nhanh cả về đối tượng phạm tội. Theo số liệu thống kê
của Cơng an tỉnh Đắk Nơng trong vịng 5 năm từ 2008 đến 2012, tỉnh Đắk Nông đã
xảy ra 121 vụ HHR, làm thiệt hại 1398,97 ha rừng.
Trong bối cảnh đó, thực hiện chương trình trồng mới theo Quyết định

661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ bản nhận thức của các địa phương
cũng đã có những chuyển biến tích cực, việc triển khai cơng tác trồng rừng đã có
kết quả. Tuy nhiên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Đắk Nơng vẫn cịn
nhiều thiếu sót tồn tại cần phải được khắc phục. Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn
tội phạm HHR của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và lực lượng Công an
nhân dân tỉnh Đắk Nông chưa đạt hiệu quả như mong muốn, sự phối hợp giữa các
cơ quan chức năng chưa thật sự đồng bộ, lãnh đạo một số ban ngành chưa quan tâm
đến cơng tác phịng ngừa tội phạm HHR mà cho đây chỉ là trách nhiệm của cơ quan
Công an và Kiểm lâm tỉnh. Do đó, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng vẫn tiếp tục


2

xảy ra, thậm chí có biểu hiện ngày càng phức tạp. Nạn phá rừng để làm nương rẫy,
HHR vẫn ở mức nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng.
Hành vi HHR không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, mơi sinh mà cịn kéo
theo những vấn đề phức tạp khác như: tranh chấp đất đai, di dân tự do, chống người
thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt. Hành vi chống đối có tổ chức
(có nơi bầu người lãnh đạo, tổ chức canh gác, đặt bẫy chông, đập phá phương tiện,
tài sản…), dùng các thủ đoạn trắng trợn và côn đồ, như: đập phá phương tiện của
các cơ quan và cán bộ Công an, Kiểm lâm, đe doạ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài
sản của người thi hành công vụ và thân nhân, gia đình họ. Khi bị phát hiện hành vi
vi phạm, chúng dùng nhiều phương tiện tấn công, kể cả việc đâm xe vào lực lượng
đang thi hành cơng vụ.
Vì vậy, để góp phần vào cơng tác phịng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn
tỉnh Đắk Nơng có hiệu quả, tơi chọn vấn đề: “Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy
hoại rừng của lực lượng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm đề tài
luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Phịng chống các tội phạm xâm phạm lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là vấn

đề từ trước tới nay chưa được nhiều tác giả và nhà khoa học trong nước quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên trong thời gian qua đã có một số đề tài đề cập đến lĩnh vực
quản lý, khai thác và bảo vệ rừng như:
- Trần Văn thịnh (2005), Tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và
bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Đại học CSND, thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngô Văn Mạnh (2008), Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm vi
phạm các quy định về quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, luận văn thạc sỹ
luật học, Đại học CSND, thành phố Hồ Chí Minh .
- Cù Xuân Dũng (2009), Điều tra tội phạm HHR của lực lượng Cảnh sát
ĐTTP về TTQLKT và CV Công an tỉnh Đắk Nông, luận văn thạc sỹ luật học, Đại
học CSND, thành phố Hồ Chí Minh.
Các đề tài, cơng trình nghiên cứu trên có đề cập đến các nội dung về điều tra
và phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ rừng. Tuy
nhiên qua khảo sát tơi thấy chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về hoạt
động phịng ngừa tội phạm hủy hoại rừng nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng
nói riêng.


3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng cơng tác phịng ngừa tội phạm HHR của lực
lượng CSND trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau:

- Hệ thống, làm rõ nhận thức lý luận về tội phạm HHR và hoạt động phòng
ngừa tội phạm này.
- Thu thập, đánh giá đúng các thơng tin số liệu về tình trạng của tội phạm
HHR xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Làm rõ hệ thống đặc điểm tội phạm, nguyên nhân điều kiện của tội phạm
HHR xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Làm rõ thực trạng hoạt động phịng ngừa tội phạm HHR của lực lượng CSND
Cơng an tỉnh Đắk Nơng, từ đó rút ra ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của chúng.
- Đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm HHR xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông trong thời gian tới.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
phịng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy
hoại rừng của lực lượng CSND trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu phòng ngừa tội phạm HHR của lực
lượng CSND dưới góc độ tội phạm học.
+ Về khơng gian, khảo sát thực trạng phịng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông và công tác phòng ngừa tội phạm HHR của các chủ thể, trong đó lực
lượng CSND Cơng an tỉnh Đắk Nơng là nịng cốt.
+ Về thời gian, khảo sát thực trạng phòng ngừa tội phạm HHR của lực lượng
CSND trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008 đến nay.


4

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp luận của Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng ngừa tội phạm

nói chung và tội phạm HHR nói riêng.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra điển hình,
phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn
Luận văn đã hệ thống, làm rõ được những vấn đề lý luận về tội HHR.
Luận văn đã phân tích, làm rõ được thực trạng tình hình tội phạm HHR trên
địa bàn tỉnh Đăk Nông, chỉ ra được nguyên nhân, điều kiện của tội phạm này.
Luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn tỉnh Đăk Nơng
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ trong việc nghiên cứu về
phòng ngừa tội phạm, ngoài ra kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm
cơng tác phịng ngừa tội phạm HHR trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, giúp lãnh đạo và
cán bộ thực tiễn Cơng an tỉnh Đắk Nơng có định hướng, chỉ dẫn và tham khảo trong
tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1 Nhận thức chung về tội phạm hủy hoại rừng và hoạt động phòng
ngừa tội phạm hủy hoại rừng
Chương 2 Tình hình tội phạm và thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm
hủy hoại rừng của lưc lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm hủy
hoại rừng của lưc lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông


5

Chƣơng 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG

VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG
1.1 Đặc điểm, tình hình liên quan đến phịng ngừa tội phạm hủy hoại
rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
1.1.1 Đặc điểm địa lí, dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nơng
- Đắk Nơng có vị trí từ 11045’ đến 12050’ vĩ độ bắc và từ 107012’ đến
108007’ kinh độ đơng, ở phía Tây Nam của Tây Ngun. Tỉnh Đắk Nông được chia
tách từ tỉnh ĐakLak và thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004. Tồn tỉnh có diện
tích 6.514,38 Km2 chiếm khoảng 1,92% diện tích cả nước, trong đó diện tích đất
nơng nghiệp 1.633,24 km2, diện tích đất rừng 3.825,19 km2, diện tích đất khác
1.055,95 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Mulđulkiri - Campuchia với đường biên giới dài
130km, có 02 cửa khẩu Pubơrăng và Đakper thơng thương với nước bạn, phía
Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đơng giáp tỉnh ĐakLak, phía Tây giáp tỉnh Bình
Phước. Đắk Nơng có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng và kinh tế - xã hội,
là đầu mối giao lưu giữa Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh
đồng Bằng Nam bộ và các tỉnh duyên hải Miền Trung.
Tồn tỉnh có 07 huyện gồm: Krơngnơ, CưJút, Đakmil, Đaksong, Tuy Đức,
Đakrlấp, Đakglong và thị xã Gia Nghĩa với 61 xã, 05 thị trấn, 05 phường, có 02
tuyến quốc lộ 14 và 28 đi qua.
Nằm ở phía Tây dãy trường sơn do kiến tạo địa chất và lượng mưa lớn, tập
trung làm địa hình tỉnh Đắk Nơng bị chia cắt mạnh, địa hình đồi núi, đi lại khó
khăn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, trình
độ dân trí thấp, khơng đồng đều.
- Đến cuối năm 2012 tồn tỉnh có khoảng 543.075 người chiếm khoảng 0,6%
dân số cả nước, với 29 dân tộc khác nhau cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu
số chiếm 34,5% và chủ yếu là dân tộc M’Nông. Trong cơ cấu dân cư trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông đáng chú ý là số di dân tự do từ các địa phương khác đến sinh sống
tại địa bàn, nhất là số dân di cư từ phía bắc vào các địa bàn rừng núi. Qua công tác
quản lý nhân hộ khẩu cho thấy, hầu hết các huyện, thị trên địa bàn đều có một lượng
lớn dân di cư tự do từ các tỉnh vùng cao phía bắc như: Lạng Sơn, Lai Châu, Điện
Biên, Cao Bằng…với tập quán phổ biến của những vùng quê này là du canh du cư,

phát rừng làm nương rẫy, dân số tăng dẫn đến nhu cầu về đất ở, đất sản xuất tăng


6

theo, kéo theo tình trạng đốt, phá hàng trăm ha rừng hàng năm để lấy đất canh tác.
Tình trạng HHR, lấn chiếm đất rừng tại tỉnh Đắk Nông một phần do dân di cư tự do
những năm gần đây được coi là vấn nạn hết sức nóng bỏng trên hầu hết các huyện,
thị trong tỉnh. Theo số liệu báo cáo của phịng Cảnh sát quản lý hành chính về trật
tự xã hội Công an tỉnh Đắk Nông trên địa bàn tồn tỉnh tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2012 có khoảng 24.118 hộ, với 99.145 khẩu là dân di cư tự do từ nhiều tỉnh
phía Bắc vào Đắk Nơng và có mặt hầu hết trên địa bàn của 7 huyện, thị xã.
- Kinh tế tỉnh Đắk Nông chủ yếu là nơng nghiệp, cơ cấu cây trồng trên địa
bàn tồn tỉnh chủ yếu là cây công nghiệp với một số loại cây đặc thù như cà phê và
cao su, nhìn chung Đắk Nơng cịn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân trên địa bàn
tỉnh cịn gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động kinh tế nói trên
dẫn đến nhu cầu về đất sản xuất là rất cao, đây là một nguyên nhân có tác động ảnh
hưởng rất lớn đến nạn đốt phá rừng ngày càng diễn biến phức tạp trên địa bàn toàn
tỉnh và gây ra rất nhiều khó khăn trong cơng tác đấu tranh, ngăn chặn nạn HHR của
một bộ phận quần chúng nhân dân.
Cùng với đặc thù trên, Đắk Nơng cịn là một tỉnh vùng cao, cơng tác giáo dục
cịn nhiều bất cập, dẫn đến trình độ dân trí của một bộ phận quần chúng nhân dân
còn thấp, do vậy nhận thức về pháp luật nói chung, pháp luật về quản lý và bảo
vệ rừng nói riêng cịn rất hạn chế, điều đó đã dẫn đến tình trạng HHR trên địa
bàn tỉnh cịn khá phổ biến.
1.1.2 Đặc điểm tài nguyên rừng của tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về tài nguyên rừng.
Phần lớn rừng ở Đắk Nông giàu tài nguyên, rất phong phú về chủng loại động, thực
vật. Thực hiện sự chỉ đạo về việc rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng theo chỉ thị số
38/2005/CT-TTg, UBND tỉnh Đắk Nơng đã rà sốt và có quyết định 702/QĐ-UB về

việc phê duyệt kết quả rà sốt quy hoạch lại 3 loại rừng. Theo đó, tổng diện tích đất
lâm nghiệp được quy hoạch lại là 391.635 ha, chiếm 60% diện tích tự nhiên, trong
đó cơ cấu như sau:
- Rừng đặc dụng có diện tích là 33.248 ha, chiếm 8,5%.
- Rừng phịng hộ có diện tích là 40.523 ha, chiếm 10,3%.
- Rừng sản xuất có diện tích là 317.864 ha, chiếm 81,2%.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thực tế thì tính đến ngày 31/12/2012 tỉnh
Đắk Nơng cịn 323.700 ha đất có rừng trong tổng số 651.562 ha diện tích tự nhiên.
Độ che phủ của rừng chiếm gần 49,7%. Trong số diện tích đất có rừng thì rừng tự


7

nhiên có 311.011 ha, rừng trồng có 64.913 ha. Về cơ bản diện tích rừng và đất lâm
nghiệp đã được giao cho chủ rừng quản lý sử dụng: cụ thể 14 Cơng ty lâm nghiệp
với diện tích 221.940,9ha, 05 Ban quản lý rừng phịng hộ, đặc dụng với diện tích
62.617,8ha, 29 doanh nghiệp ngồi quốc doanh diện tích 32.616,9ha, Lực lượng vũ
trang 15.284,4ha, ủy ban nhân dân các cấp 53.901,92ha; Hộ gia đình và cộng đồng
9.132,58ha, các tổ chức khác 3.120,2ha.
Cơ cấu rừng như sau:
- Rừng đặc dụng có diện tích là 28.273 ha, chiếm 8,73%.
- Rừng phịng hộ có diện tích là 36.420 ha, chiếm 11,25%.
- Rừng sản xuất có diện tích là 253.917 ha, chiếm 78,44%.
- Ngồi 3 loại rừng trên có 1089 ha, chiếm 0,34%.
Rừng ở Đắk Nơng có nhiều loại gỗ q từ nhóm I đến nhóm VIII có chất
lượng cao. Rừng đặc dụng tập trung nhiều loại thực vật quý hiếm, đặc biệt là nhiều
loại gỗ nhóm IIA, cấm khai thác. Rừng phịng hộ là loại rừng để duy trì, bảo vệ
nguồn nước, chống xói mịn, là vành đai bảo vệ mơi trường và đảm bảo an ninh
quốc gia, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều loại gỗ quý hiếm. Rừng sản xuất
có diện tích lớn, phong phú về loại gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý nhóm IIA

như cẩm, giáng hương, gõ mật...
Với những ưu thế trên, Đắk Nơng có nhiều điều kiện thận lợi để phát triển
kinh tế rừng, kinh tế lâm nghiệp. Trong những năm qua, để phát huy được những
thế mạnh về rừng, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành của tỉnh Đắk Nông
đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế rừng, kinh
tế lâm nghiệp. Tuy vậy cũng chính bởi những ưu thế trên đã khiến cho Đắk Nông
trở thành một trong những tỉnh mà tội phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng
diễn biến phức tạp.
1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội phạm hủy hoại rừng
Việt Nam, một đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, diện tích rừng chiếm
đa phần diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích
rừng của nước ta đã và đang ngày càng suy giảm. Một trong những nguyên nhân
dẫn tới sự suy giảm diện tích rừng chính là sự phát sinh và phát triển của các loại tội
phạm xâm phạm tài nguyên rừng. Tình trạng xâm hại tài nguyên rừng trong thời
gian qua diễn ra hết sức phức tạp và nghiêm trọng, dưới nhiều hình thức khác nhau,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho mơi trường sinh thái, làm suy giảm tài nguyên
rừng, kéo theo những hậu quả cho kinh tế và đời sống con người. Trong đó, tình


8

trạng tội phạm HHR là đặc biệt nhức nhối. Vấn đề đặt ra là cần nhận thức đúng đắn
về loại tội phạm này để có thể xác định, đánh giá chính xác về nó, từ đó tìm ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa ngăn chặn.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi và bổ sung năm 2009),
189, trong đó, tại khoản 1 của điều luật này
quy định:
“Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không

giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”
Về mặt ngữ nghĩa có thể hiểu HHR là cố ý làm cho hư hỏng tài nguyên rừng,
dẫn tới cây rừng bị hủy hoại, bị chết hàng loạt. Kết hợp với nội dung quy định trong
khoản 1 nêu trên chúng ta có thể xác định được hành vi HHR là những hành vi cố ý
đốt, phá rừng trái phép hoặc có những hành vi khác cố ý làm cho rừng bị tan nát, bị
hư hỏng và cây rừng bị chết hàng loạt. Từ việc cây rừng bị chết hàng loạt đó tất yếu
sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về mặt môi sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời
sống kinh tế - xã hội. Như vậy, có thể thấy hành vi HHR là hành vi rất nguy hiểm
cho xã hội. Tuy nhiên, không phải hành vi HHR nào cũng được xem là tội phạm,
mà chỉ được xem là tội phạm khi hành vi HHR được thực hiện bởi người có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời tính chất mức độ của hành vi và hậu quả
gây ra phải nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên cơ sở quy định tại Điều 8, BLHS về khái niệm tội phạm và Điều 189,
BLHS về tội HHR cùng sự phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm tội phạm
HHR như sau:
HHR
, được quy định
trong Bộ luật hình s

Từ khái niệm trên có thể rút ra dấu hiệu pháp lý của tội phạm hủy hoại rừng
như sau:
tội phạm:
HHR
.
của tội phạm:


9

,c


,c

.

,b
thì theo quy định của thơng tư liên tịch số 19/2007 giữa Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Bộ tư pháp, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS năm 1999 về các tội
phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản th
*

:
).

*
.
+

:

:

(trên 10.000m2
.
,

, rải
.
.

Đ
.
-

:


10

Chủ thể của tội phạm hủy hoại rừng có thể là bất kỳ người nào có năng lực
trách nhiệm hình sự.
của tội phạm:

HHR

. Động cơ, mục đích

khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Về hình phạt, Điều 189 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy
định 4 khung hình phạt. Khung cơ bản có mức phạt tiền từ mười triệu đồng
đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 5 năm, khung 2 có mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm, khung 3 có
mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Về hình phạt bổ sung, người phạm tội cịn
có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
Như vậy, nghiên cứu dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội HHR qua điều 189
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 cùng thông tư liên tịch số 19/2007 giữa
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ

luật hình sự năm 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
các loại tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong
đó có tội phạm HHR, từ đó có biện pháp phịng ngừa và hình thức tổ chức đấu tranh
đối với loại tội phạm này, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
1.3 Nhận thức chung về hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng
của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân
1.3.1 Khái niệm hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng
Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề phòng ngừa tội phạm.
Từ điển Bách khoa CAND chỉ ra rằng phòng ngừa tội phạm là sự vận dụng
tổng hợp những biện pháp chính trị, tư tưởng, kinh tế, pháp luật... theo một kế
hoạch nhất định của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để chủ động ngăn ngừa
các hành vi phạm tội, loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Yêm thì: “Phịng ngừa tội phạm là tổng hợp các
biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau, được tiến hành bởi cơ quan Nhà nước


11

và các tổ chức xã hội nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và hạn chế, loại trừ
những nguyên nhân sinh ra tội phạm” 1
“Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang
tính xã hội và tính Nhà nước nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm, hạn chế và loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội” 2
Nghiên cứu nhiều quan điểm khác nhau, chúng tôi nhận thức được phịng
ngừa tội phạm bao gồm 2 khía cạnh:
Thứ nhất, phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội
phạm từ đó tiến hành các biện pháp nhằm ngăn ngừa không để tội phạm xảy ra.
Thứ hai, khi có tội phạm xảy ra cần nhanh chóng điều tra khám phá và xử lý
đúng đắn, nghiêm minh theo pháp luật. Theo chúng tôi, việc điều tra một cách

nhanh chóng, xử lý một cách nghiêm minh khơng những có ý nghĩa phịng ngừa cá
biệt mà cịn có ý nghĩa phòng ngừa chung. Việc trừng trị người phạm tội và ngăn
chặn khơng để cho người đó phạm tội mới cịn có ý nghĩa tác động đối với những
người xung quanh làm cho họ từ bỏ ý định phạm tội, thậm chí sự chuẩn bị hay âm
mưu tiến hành một tội phạm nào đó...
Thống nhất về mặt nhận thức và thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng chống
tội phạm có thể đưa ra khái niệm phòng ngừa tội phạm như sau: phòng ngừa tội
phạm là việc tiến hành đồng bộ và có hệ thống các biện pháp khác nhau của Nhà
nước và xã hội nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, từng bước
hạn chế, làm giảm, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Để có được quan niệm đúng đắn về phịng ngừa tội phạm HHR, trước hết
chúng ta phải có nhận thức chung về phòng ngừa tội phạm. Đồng thời phải xác định
trong cơ cấu tội phạm nói chung, tội phạm HHR là một loại tội phạm cụ thể, do vậy
công tác phịng ngừa đối với tội phạm này khơng thể tách rời cơng tác phịng ngừa
tội phạm nói chung. Muốn hạn chế, từng bước xóa bỏ và khơng để tội phạm HHR
nảy sinh, phát triển thì phải tiến hành tổng hợp các biện pháp nhằm hạn chế, xóa bỏ
các nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Mặt khác, phải phát hiện, ngăn chặn không để
tội phạm xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hành vi HHR gây ra, đồng
thời điều tra xử lý kịp thời, nhanh chóng, nghiêm minh khi có tội phạm HHR xảy ra
và giáo dục người phạm tội HHR thành người có ích cho xã hội.
Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phịng ngừa tội phạm, Nxb Cơng an Nhân dân,
Hà Nội, tr. 45.
2
Trường Đại Học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Tập bài giảng tội phạm học, tr.119.
1


12

Hiện nay, phòng ngừa tội phạm HHR được xác định là cơng tác có vị trí rất

quan trọng. Phịng ngừa tội phạm HHR, không để cho tội phạm HHR tiếp tục xảy ra
là nhân tố quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của rừng, bảo vệ nguồn lợi
kinh tế vơ giá do rừng mang lại, đồng thời cịn là vấn đề mang tính chất quyết định
trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và bảo vệ mơi trường. Có thể nói, phịng
ngừa tội phạm HHR là u cầu bức thiết nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người và
cho sự phát triển bền vững của đất nước.
1.3.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng
Cơ sở pháp lý quan trọng của hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng
là Hiến pháp năm 1992, Bộ luật hình sự năm 1999, Luật bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 cùng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, khai thác và
bảo vệ rừng, cụ thể:
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định:“Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, Đơn vị Vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh
chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm,
các vi phạm Hiến pháp và pháp luật”.
Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi và bổ sung năm 2009, tại Khoản
1, Điều 3 quy định về các nguyên tắc xử lý đã nêu rõ: “Mọi hành vi phạm tội phải
được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật”.
Như vậy, bất kỳ một hành vi phạm tội nào đều phải được xem xét, truy cứu
trách nhiệm hình sự. Và chính việc xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự mà Bộ
luật Hình sự qui định là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các biện pháp phòng
ngừa tội phạm nói chung, trong đó có hoạt động phịng ngừa tội phạm HHR. Bộ
luật hình sự cũng đã qui định cụ thể về việc xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự
về hành vi HHR tại Điều 189.
Bên cạnh Hiến pháp và Bộ luật Hình sự, trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát
triển và sử dụng rừng, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản qui phạm pháp
luật khác nhau làm cơ sở cho hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm trong lĩnh
vực quản lý, khai thác và bảo vệ rừng nói chung và tội phạm HHR nói riêng. Có thể
khái quát những văn bản pháp lý quan trọng đó như sau:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.

Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng. Cũng trong luật này tại Điều 12 qui định về các hành vi bị


13

cấm, trong đó có hành vi: Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép và huỷ hoại trái
phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành luật
bảo vệ và phát triển rừng. Tại Khoản 1 Điều 1 nêu rõ “Nghị định này quy định về
việc: quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu
hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho;
công nhận, đăng ký, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử
dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thống kê, kiểm kê, theo dõi
diễn biến tài nguyên rừng; tổ chức quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng
và sử dụng rừng”
- Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP ngày
06/12/2002 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng
an, hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, qn đội trong
cơng tác bảo vệ rừng. Trong đó nêu rõ: Để thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng
(1991); Luật phòng cháy, chữa cháy (2001); Chỉ thị số 286/TTg và 287/TTg ngày
02/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để
bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức kiểm tra truy quét những cá nhân, tổ chức phá
hoại rừng, Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Bộ Quốc phịng, Bộ Công an
thống nhất hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân
đội trong công tác bảo vệ rừng”
- Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003
tăng
và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày
08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách

ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép. Trong đó tại Chỉ
thị 08/2006/CT-TTg nêu rõ: “Trong những tháng cuối năm 2005, tình trạng chặt
phá rừng tiếp tục diễn ra nghiêm trọng tại nhiều vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, nhất là khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh Miền
Đông Nam Bộ. Tại các khu vực này, bọn lâm tặc ngang nhiên tổ chức chặt phá
rừng... ”. Và các Chỉ thị 12/2003/CT-TTg, 08/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ được ban hành là để nhằm chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, yếu kém
trong công tác tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng nêu trên, lập lại trật tự kỷ
cương, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện cịn.
- Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004 và Nghị định 159/2007/NĐCP ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí rừng,


14

bảo vệ rừng và quản lí lâm sản. Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 159 quy định: “Nghị
định này áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức trong nước
và nước ngoài (sau đây cịn gọi là người vi phạm) có hành vi vơ ý hoặc cố ý vi
phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự...”
- Chỉ thị số 05/CT-CT-UBND ngày 20/03/2006 của chủ tịch UBND tỉnh Đắk
Nông về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá
rừng, khai thác rừng trái phép.
- Quyết định số 591/QĐ-CTUBND ngày 17/05/2006 của Chủ tịch UBND
tỉnh Đắk Nông về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg
ngày 16/05/2003 và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/03/2006 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Quyết định số 1500/ QĐ-UB ngày 21/10/2008 của UBND tỉnh Đắk Nơng
về việc lập Đồn kiểm tra triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16
tháng 05 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ thị số 17/CT-CT-UBND-NL ngày 21/11/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Đắk Nông về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng mùa khô 2008 - 2009.
- Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 06/8/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk
Nông về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để quản lý bảo vệ rừng.
- Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng
và chống người thi hành cơng vụ.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát ĐTTP về KT và CV và lực lượng CSMT đã
tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh xây dựng và triển khai một số kế hoạch,
cơng văn và quyết định như:
- Phịng CSMT tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan CSĐT ra quyết định
240/QĐ-CAT(PC49) phân công, phân cấp địa bàn, tuyến, lĩnh vực, hệ loại đối
tượng cho từng phòng chức năng và từng huyện một cách cụ thể. Trên cơ sở đó
phịng CSMT và từng huyện chủ động làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản.
- Kế hoạch số 36/KH-CAT(PC36) ngày 20/02/2008: Công tác ĐTCB của lực
lượng CSMT Công an tỉnh phục vụ cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.


15

- Kế hoạch số 203/KH-CAT(PC36) ngày 25 tháng 09 năm 2009: Phịng
ngừa, đấu tranh và xử lý đối tượng có hành vi hủy hoại, xâm phạm tài nguyên rừng
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Kế hoạch số 12/KH-CAT(PC36) ngày 16/03/2010: Tấn công trấn áp các
đối tượng xâm phạm tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ nay đến
19/05/2010.
- Kế hoạch số: 222/KH-BCA-C41, ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng bộ Công an về triển khai thực hiện Chỉ thị số: 1685/CT-TTg, ngày 27 tháng
9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Kế hoạch số 38/KH-CAT ngày 05/01/2012 của Công an tỉnh Đắk Nông về
tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá
rừng và chống người thi hành cơng vụ.
Những văn bản nêu trên chính là cơ sở pháp lý quan trọng, là chỗ dựa để các
chủ thể theo quy định của pháp luật tiến hành hoạt động phòng ngừa tội phạm HHR.
1.3.3 Trách nhiệm của lực lượng cảnh sát nhân trong phòng ngừa tội phạm
hủy hoại rừng
Phòng ngừa tội phạm HHR là một hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ
thể bao gồm các cơ quan đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế và cá nhân. Mỗi chủ thể có vai trị, vị trí và nhiệm vụ khác nhau,
cùng thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm HHR. Tuy nhiên, để đảm bảo cho
hoạt động phòng ngừa tội phạm HHR đạt hiệu quả cao Nhà nước xác định vai trò cụ
thể của từng chủ thể tham gia, trong đó cần thiết xác định rõ chủ thể chính và chủ
thể tham gia phối hợp.
Khoản 6, Điều 14, Luật CAND quy định lực lượng CAND được “áp dụng
các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ
thuật, nghiệp vụ, vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội
Khoản 2, Điều 16, Luật Công an nhân dân quy định về nhiệm vụ, quyền hạn
của lực lượng CSND đã xác định: “Lực lượng CSND chủ động phòng ngừa, phát
hiện đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an tồn xã hội, bảo
vệ mơi trường; phát hiện ngun nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp
luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục... ’’. Theo đó trong phịng ngừa tội
phạm xâm phạm TTATXH nói chung lực lượng CSND ln là lực lượng nịng cốt.
Căn cứ vào Luật CAND 2005, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004,
Thơng tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004, Quyết định số


16

1164/2005/QĐ-X11(X13) ngày 01/4/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng

lực lượng CAND về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV thuộc Công an cấp tỉnh, Quyết
định số 1172/2005/QĐ-X11(X13) ngày 01/4/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục
xây dựng lực lượng CAND về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV thuộc Cơng an cấp huyện
thì lực lượng Cảnh sát ĐTTP về TTQLKT và CV có nhiệm vụ đấu tranh phịng
chống các tội phạm được quy định tại chương XVI, XVII và XXI của BLHS.
Nếu chỉ căn cứ vào những quy định trên có thể thấy lực lượng Cảnh sát ĐTTP
về TTQLKT và CV là chủ thể chính trong hoạt động phịng ngừa tội phạm HHR.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2007 sau khi lực lượng Cảnh sát môi trường được
thành lập, Tổng cục XDLL CAND đã ban hành Quyết định số 5687/2007/QĐ - X11
ngày 28/9/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Phịng CSMT thuộc cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào
quyết định này thì lực lượng Cảnh sát mơi trường có chức năng tổ chức thực hiện
các biện pháp phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về mơi
trường, trong đó có tội phạm HHR.
Từ đó có thể thấy rằng: lực lượng Cảnh sát ĐTTP về TTQLKT và CV là chủ
thể chính trong hoạt động phịng ngừa tội phạm HHR giai đọan trước năm 2008.
Còn từ 2008 đến nay thì chủ thể chính trong hoạt động phòng ngừa tội phạm HHR
là lực lượng CSMT, đây là lực lượng chủ công, mũi nhọn, là cơ quan chuyên trách
và là chủ thể chính trong hoạt động phịng ngừa tội phạm HHR.
Ngồi lực lượng CSMT là chủ thể chính nêu trên, trong hoạt động phòng
ngừa tội phạm HHR còn có các chủ thể khác tham gia như:
- Các cơ quan tổ chức Đảng:
Các cơ quan tổ chức Đảng các cấp thường xuyên lắng nghe và yêu cầu các
cơ quan, ban ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình báo cáo kết quả
cơng tác phịng chống tội phạm HHR. Trên cơ sở đó ban hành các đường lối, chủ
trương, chính sách trong phịng ngừa tội phạm HHR.
- Các cơ quan chính quyền (Ủy ban nhân dân):
UBND là cơ quan cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng về cơng tác phịng

ngừa tội phạm HHR bằng việc ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy chế bảo vệ
rừng, phòng ngừa tội phạm HHR. Do đó, UBND là chủ thể quan trọng trong phịng
ngừa tội phạm nói chung và tội phạm HHR nói riêng.


17

- Lực lượng Cảnh sát nhân dân phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân: thống nhất đưa truy tố, xét xử các vụ án HHR. Hàng quý,
năm tổng kết công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án HHR, kiến nghị với các
ngành, các cấp khắc phục những sơ hở thiếu sót trong cơng tác phịng ngừa tội
phạm HHR để khơng ngừng nâng cao hiệu quả phòng ngừa.
- Các cơ quan, ban ngành khác:
+ Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì, phối hợp với các cơ
quan trong việc chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp bảo đảm việc thực hiện các quy
định về bảo vệ rừng nói chung, trong đó có việc phịng ngừa tội phạm HHR. Ngồi
ra, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hội nghị Kiểm
lâm toàn quốc với thành phần là cán bộ cốt cán của các Chi cục Kiểm lâm để quán
triệt, bàn biện pháp phối hợp, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện
Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày
08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo
vệ rừng.
+ Ngành Quân đội có trách nhiệm phối hợp với ngành Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn thực hiện công tác bảo vệ rừng tại các vùng biên giới, hải đảo và
vùng xung yếu về quốc phòng, an ninh, tham gia đấu tranh phòng, chống các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, chỉ đạo các quân khu, quân đoàn,
ban chỉ huy quân sự địa phương, bộ đội biên phịng phối hợp với các lực lượng truy
qt xóa bỏ những tụ điểm chặt phá rừng, tổ chức kết hợp các đợt hành quân dã
ngoại để hỗ trợ lực lượng đang truy quét và tham gia bảo vệ rừng trong phạm vi
đóng qn.

+ Ngành Văn hố - Thơng tin có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền sâu rộng
trên các phương tiện truyền thông các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng để các
cấp, các ngành và nhân dân nhận thức đúng và chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần
vào hoạt động phòng ngừa tội phạm HHR.
1.3.4 Biện pháp phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực lượng Cảnh sát
nhân dân
Biện pháp phịng ngừa tội phạm HHR chính là cách thức tác động đến
nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội, khơng để cho tội phạm HHR xảy
ra tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.


18

Thống nhất về lí luận và thực tiễn thì hiện nay các biện pháp phòng ngừa tội
phạm được phân thành hai nhóm gồm: các biện pháp phịng ngừa chung (phịng
ngừa xã hội) và các biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ).
Đối với lực lượng CSND, trong phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm
HHR nói riêng cũng phải sử dụng đồng bộ hệ thống phòng ngừa tội phạm bao gồm
các biện pháp phòng ngừa chung và các biện pháp phòng ngừa riêng.
1.3.4.1 Các biện pháp phòng ngừa chung
Là hoạt động phòng ngừa tội phạm được tiến hành trên bình diện xã hội,
được áp dụng các biện pháp mang tính xã hội và có sự tham gia của các lực lượng
của toàn xã hội. Tuy nhiên những biện pháp phòng ngừa này phải được dựa trên cơ
sở hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn. Với chức năng của mình,
để sử dụng được các biện pháp phòng ngừa xã hội trong phòng ngừa tội phạm
HHR, lực lượng CSND nói chung và lực lượng Cảnh sát ĐTTP về TTQLKT và
CV, CSMT nói riêng cần tiến hành một số công tác cụ thể như sau:
- Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đề ra những chủ
trương, biện pháp phòng ngừa tội phạm HHR.
Căn cứ vào tình hình tội phạm HHR trên tồn quốc nói chung và ở địa

phương nói riêng, lực lượng CSND trực tiếp tham mưu cho các cấp ủy Đảng và
chính quyền ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định… để chỉ đạo các lực
lượng, các ngành trong công tác phịng ngừa tội phạm HHR, đồng thời xây dựng
chương trình, kế hoạch thực hiện những chủ trương đó.
- Xây dựng văn bản phục vụ phòng ngừa tội phạm HHR.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng CSND xây dựng các
văn bản có liên quan đến phịng ngừa tội phạm xâm phạm tại nguyên rừng nói
chung và tội phạm hủy hoại rừng nói riêng, như Bộ Cơng an, Tổng cục trưởng Tổng
cục Cảnh sát đã ban hành văn bản chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tăng cường phối hợp với cơ quan kiểm lâm trong cơng tác phịng cháy,
chữa cháy rừng, các hoạt động kiểm tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng… Các văn bản pháp luật này đóng vai trị quan
trọng trong phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng.
- Phối hợp các lực lượng chức năng (Kiểm lâm, Các công ty lâm nghiệp,
Quân đội) tổ chức tuần tra kiểm soát ở những tuyến, địa bàn trọng điểm về hoạt
động của các đối tượng phạm tội HHR.


19

Tuần tra kiểm sốt là hoạt động cơng khai, cơ động và có tác dụng to lớn
trong quản lý tuyến, địa bàn trọng điểm hoạt động phạm tội nói chung, hoạt động
phạm tội của các đối tượng phạm tội HHR nói riêng, hoạt động này góp phần tích
cực trong cơng tác phịng ngừa tội phạm. Vì vậy, thường xun tổ chức phối hợp
giữa lực lượng Công an, Kiểm lâm, lực lượng các Lâm trường, Quân đội tổ chức
tuần tra trên những tuyến, những địa bàn có nhiều điều kiện, khả năng xảy ra tình
trạng HHR như: tuyến biên giới, các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng… là
hoạt động có tác dụng phịng ngừa hiệu quả, đồng thời qua đó có thể kịp thời phát
hiện, ngăn chặn và bắt giữ ngay các đối tượng phạm tội.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin

đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện báo chí, truyền thơng
các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng để các cấp, các ngành và nhân dân nhận
thức đúng và chấp hành nghiêm chỉnh.
Công tác tuyên truyền giáo dục để quần chúng nhân dân thấy được tầm quan
trọng của rừng đối với cuộc sống, thấy được lợi ích mang lại từ việc bảo vệ, phát
triển và khai thác hợp lý tài nguyên rừng, thấy được những tác hại của việc tàn phá
rừng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân từ đó hình thành ở
họ ý thức bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đóng vai trị quan trọng
trong việc bảo vệ rừng cũng như phát triển và khai thác hợp lý tài ngun rừng. Vì
lẽ đó, đẩy mạnh tun truyền phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về bảo vệ phát
triển rừng nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong phịng ngừa tội phạm nói chung và tội
phạm hủy hoại rừng nói riêng.
- Thực hiện một số biện pháp khác:
+ Nâng cao hiệu quả công tác điều tra khám phá tội phạm HHR và xử lý
nghiêm minh theo pháp luật, phối kết hợp với Viện kiểm sát và Tòa án tiến hành xét
xử lưu động những vụ án HHR. Điều này khơng những có ý nghĩa phịng ngừa cá
biệt mà cịn có ý nghĩa phịng ngừa chung. Việc trừng trị người phạm tội và ngăn
chặn không để cho người đó phạm tội mới cịn có ý nghĩa tác động đối với những
người xung quanh làm cho họ từ bỏ ý định phạm tội.
+ Cùng với các cấp, các ngành phát động phong trào toàn dân xây dựng đời
sống văn hóa mới. Đồng thời tích cực chăm lo đời sống nhân dân, có những chính
sách hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo, hộ kinh tế khó khăn để họ ổn định cuộc sống,
làm ăn chính đáng, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa.


×