Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VI PHẠM PHÁP LUẬT về môi TRƯỜNG TRONG LĨNH vực CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.45 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG AN

HäC VIÖN C¶NH S¸T NH¢N D¢N

NGUYỄN QUẢNG ĐẠI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA
VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
A

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hµ néi – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG AN

HäC VIÖN C¶NH S¸T NH¢N D¢N

NGUYỄN QUẢNG ĐẠI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA
VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG


TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Trinh sát phòng, chống tội phạm về môi trường
Mã số: 52860102

Người hướng dẫn khoa học:
GV: Tống Sơn Huy

Hµ néi – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực, chính xác và khách quan. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Quảng Đại


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

CAND


: Công an nhân dân

CBCS

: Cán bộ chiến sĩ

CNH_HĐH

: Công nghiệp hóa _ Hiện đại hóa

CSBM

: Cơ sở bí mật

CSMTr

: Cảnh sát môi trường

CSND

: Cảnh sát nhân dân

CSPCTP

: Cảnh sát phòng chống tội phạm

CTNH

: Chất thải nguy hại


KCN

: Khu công nghiệp

KT_XH

: Kinh tế xã hội

MLBM

: Mạng lưới bí mật

ST

: Sưu tra

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VPPL

: Vi phạm pháp luật

XDLL


: Xây dựng lực lượng

XMHN

: Xác minh hiềm nghi

XNK

: Xuất nhập khẩu


MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1:

1.1
1.2

Chương 2:

2.1
2.2

2.3

2.4

2.5


Trang
1
Những lí luận về vi phạm pháp luật môi trường trong
7
lĩnh vực công nghiệp và hoạt động phòng ngừa vi
phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công
nghiệp của lực lượng Cảnh sát môi trường
Nhận thức chung về công nghiệp và vi phạm pháp luật
7
môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
Nhận thức lý luận và các biện pháp tiến hành hoạt động
12
phòng ngừa vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh
vực công nghiệp
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh
vực công nghiệp của lực lượng Cảnh sát phòng chống
tội phạm về môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc
Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Thực trạng hoạt động phòng ngừavi phạm pháp luật môi
trường trong lĩnh vực công nghiệp của lực lượng Cảnh
Sát môi trường tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Những nhận xét, đánh giá về hoạt động phòng ngừa vi
phạm pháp luậ tmôi trường trong lĩnh vực công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Dự báo tình hình liên quan đến hoạt động phòng ngừa vi
phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trườngVĩnh
Phúc

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
ngừa vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

26

26
34

47

54

59

70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đang trong quá trình phát triển mạnh
mẽ và là một trong những địa phương có nền công nghiệp phát triển nhất cả
nước. Tính đến năm 2013, tỉ trọng công nghiệp chiếm 60,39% trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh, đến năm 2011 tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 681 dự án

trong đó có 127 dự án FDI với tổng số vốn đăng kí là hơn 2,4 tỷ USD và 554
dự án DDI với tổng số vốn đăng kí là 32.829,8 tỷ đồng.
Sự phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh, ngành công nghiệp của tỉnh đã thu hút và giải quyết
việc làm cho hang chục ngàn lao động trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân
cận. Đồng thời làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng
CNH-HĐH, nâng cao thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân và
người lao động.
Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố tích cực, thì quá trình phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã và đang có
những tác động tiêu cực đến môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe của
người dân và điều kiện sống của các loài sinh vật.Tình trạng ô nhiễm môi
trường và những VPPL về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
đang diễn phổ biến, gây ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, bức xúc trong dư
luận làm mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tại nhiều khu công
nghiệp hiện nay vẫn chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có
đầu tư nhưng chỉ mang tính hình thức, đối phó với cơ quan chức năng. Tình
trạng thải khí thải độc hại, chất thải rắn chưa qua xử lý ra môi trường vẫn diễn
ra nghiêm trọng, một số doanh nghiệp, cơ sở SXKD, làng nghề lợi dụng sơ hở
thiếu sót trong công tác quản lý đã ngang nhiên thải bỏ chất thải rắn, chất thải
nguy hại ra môi trường vào các lưu vực sông, khu vực vắng người... Từ đó


2

dẫn đến môi trường nước tại nhiều lưu vực sông bị ô nhiễm, có nơi hàm
lượng chất thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 5 lần. Môi trường không
khí tại một số khu vực tập trung nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp có hàm
lượng bụi vượt tiêu chuẩn tới 7 lần, trong đó có chứa cả các khí thải độc hại.
Nhiều bãi rác tự phát xuất hiện trên địa bàn tỉnh, gây ô nhiễm môi trường và

làm ảnh hưởng tới người dân khu vực xung quanh.
Trong những năm qua, công tác phòng ngừa VPPL môi trường trong
lĩnh vực công nghiệp đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chức năng
tuy nhiên các hành viVPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp vẫn không
ngừng diễn biến phức tạp. Với thực tế đó lực lượng CSMTr Công an tỉnh
Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ để chủ động phòng ngừa
các hành vi VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy vậy công tác
phòng ngừa, điều tra xử lý các hành vi VPPL môi trường trong lĩnh vực công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp nhiều khó khăn hạn chế. Sự phân
công, phân cấp chưa rõ ràng, chưa đồng bộ dẫn đến quản lý chồng chéo, bất
cập về cơ sở pháp lý; chế tài xử lý vi phạm chưa đủ tính chất răn đe, VPPL
môi trường trong lĩnh vực công nghiệp vẫn còn xảy ra nhiều, gây thiệt hại về
kinh tế và ảnh hường tới sức khỏe của người dân. Do đó, chủ động phòng
ngừa để hạn chế các hành vi VPPL môi trường có vai trò quyết định, có tác
dụng rất lớn để hạn chế hậu quả thiệt hại xảy ra, đảm bảo các quy định về
BVMT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúcđược thực thi có hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, việc chủ động phòng
ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
là một yêu cầu cấp thiết.Vì vậy, việc nghiên cứu khóa luận: “ Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường
trong lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trường trên


3

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ” làm khóa luận tốt nghiệp là cần thiết và phù hợp về cả
yêu cầu lý luận, cũng như thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu khóa luận
Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong thời gian qua đã có một số công trình

khoa học nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên hoạt động phòng ngừa VPPL
trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc theo chức năng của lực lưọng
CSMTr là một trong những vấn đề mới cả về lí luận và thực tiễn. Tính đến thời
điểm hiện nay đã có một số công trình nghiêncứu vềcông tác phòng ngừa VPPL
môi trường trong lĩnh vực công nghiệpở các góc độ khác nhau như:
-Lê Quang Đồng (2013), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt
động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật môi trường tại các khu công nghiệp
theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trường”, luận án thạc sĩ, Học
viện CSND.
-Nguyễn Quang Huy (2011), “ Hoạt động phòng ngừa tội phạm và
vi phạm pháp luật về môi trường trong các khu công nghiệp theo chức
năng của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trên
địa bàn Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện CSND.
Dưới góc độ là chủ thể chuyên trách – Cảnh sát PCTP môi trường trong
phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của
lực lượng Cảnh sát PCTP môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc thì chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp và toàn diện về đề tài
này dưới góc độ pháp lý trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
- Mục đích nghiên cứu
+ Làm rõ những vấn đề lý luận về công tác phòng ngừa VPPL môi
trường trong lĩnh vực công nghiệp.


4

+ Khảo sát, đánh giá đúng tình trạng VPPL môi trường trong lĩnh vực
công nghiệp và thực trạng công tác phòng ngừa các VPPL môi trường trong
lĩnh vực công nghiệptại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Tìm ra nguyên nhân, dự báo tình hình và đề xuất những giải pháp góp

phần nâng cao hiệu quà công tác phòng ngừa các VPPL môi trường trong lĩnh
vực công nghiệp tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Thu thập và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phòng ngừa VPPL
môi trường nói chung và phòng ngừa VPPL mỏi trường trong lĩnh vực công
nghiệp nói riêng.
+ Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của công nghiệp ở Vĩnh Phúc
để tìm ra những ảnh hưởng đến VPPL môi trường.
+ Thu thập, phân tích tình trạng VPPL môi trường, nguyên nhân, điều
kiện của VPPL trong lĩnh vực công nghiệp tai địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, so sánh
đối chiếu với tình trạng VPPL môi trường trong các lĩnh vực khác trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phân tích làm rõ hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh
vực công nghiệp của lực lượng CSMTr Vĩnh Phúc. Từ đó làm rõ những tồn
tại và nguyên nhân nảy sinh những tồn tại đó.
+ Trên cơ sở đánh giá tình trạng VPPL môi trường trong lĩnh vực công
nghiệp, những tồn tại hạn chế trong hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường
đưa ra những giải pháp góp phần phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh
vực công nghiệp của lực lượng CSMTr - Công an Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận từ hoạt động phòng ngừa VPPL
môi trường trong lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của lực lượng CSMTr
tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu


5

Khóa luận chỉ nghiên cứu trong phạm vi hoạt động phòng ngừa VPPL môi

trường trong lĩnh vực công nghiệp tại các KCN, CCN thuộc chức năng của lực
lượng CSMTr - Công an Vĩnh Phúc. Thời gian khảo sát nghiên cứu: Từ năm
2011 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận
phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa tội phạm.
Nghiên cứu để tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể như: phương pháp tổng kết thực tiễn, thống kê tội phạm, nghiên cứukhảo
sát địa hình, hội thảo, tọa đàm, trao đổi, nghiên cứu các báo cáo sơ kết, tổng
kết báo cáo chuyên đề về tình hình và kết quả công tác tổ chức phòng ngừa
các VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp thuộc chức năng của lực
lượng CSMTr - Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó sử dụng các tài liệu,
báo cáo của các Bộ, Sở ngành có liên quan như Sở Tài nguyên môi và trường
Vĩnh Phúc.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận
Kết quả nghiên cứu khóa luận bổ sung thêm vào hệ thống lý luận chung
về hoạt động phòng ngừa tội phạm VPPL môi trường trong lĩnh vực công
nghiệp của lực lượng CSMTr góp phần đảm bảo chất lượng, chăm lo sức
khỏe, đời sống nhân dân trong quá trình thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất
nước. Khóa luận có thề sử dụng để làm lài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường CAND.
Kết quả nghiên cứu khóa luận có thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn
góp phần nâng cao hiệu quà hoạt động phòng ngừa VPPL môi trường trong
lĩnh vực công nghiệp của lực lượng CSMTr - Công an tỉnh Vĩnh Phúc và một
số địa phương trong thời gian tới.


6


Chương 1
NHỮNG LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG
NGỪA VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHIỆP CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
1.1. Nhận thức chung về công nghiệp và vi phạm pháp luật môi
trường trong lĩnh vực công nghiệp
1.1.1. Nhận thức về công nghiệp
Ở Việt Nam, ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công ngành công
nghiệp Việt Nam đã ra đời. Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mỗi giai đoạn phát triển của công
nghiệp Việt Nam đều gắn liền với những bước tiến của cách mạng và lịch sử đất
nước. Trong hoàn cảnh nào công nghiệp Việt Nam cũng có những đóng góp
quan trọng cùng cả nước xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Sau giải phóng
miền Nam năm 1975, tại Đại hội Đảng lần thứ IV của Đảng năm 1976 đã xác
định nội dung chủ yếu của công nghiệp trong chặng đường trước mắt là:”Tập
trung sức phát triển công nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa
nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản
xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng”,
với mục tiêu đó cả nước cùng với ngành công nghiệp đã ra sức hoàn thành tốt
mục tiêu. Tuy vậy trong quá trình thực hiện, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn
gặp nhiều khó khăn do sự chi phối của cơ chế bao cấp, chỉ sau Đại hội Đảng lần
thứ VI năm 1986, chủ trương đổi mới kinh tế trong đó có đổi mới phát triển
công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, ngành công nghiệp Việt Nam mới thực
sự mới có những bước tiến nhảy vọt, tốc độ và tỉ trọng ngày càng tăng mạnh, đặc
biệt giai đoạn 2001-2004 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đạt


7


15,6%/năm. Cho đến nay thực hiện đường lối của Đảng, ngành công nghiệp đã
đạt tốc độ tăng trưởng ổn định vượt qua những khó khăn và khủng hoảng kinh tế
thế giới, ngành công nghiệp vẫn đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ
USD mỗi năm, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và nâng
cao đời sống của nhân dân…
Ở nước ta ngay từ năm 1966 tại quyết định 468-TCTK/CN của Tổng cục
Thống Kê đã quy định rõ khái niệm về công nghiệp, cụ thể như sau:” Công
nghiệp là một nghành sản xuất vật chất bao gồm các hoạt động khai thác của
cải vật chất sẵn có trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động
vào; hoạt động chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm
của nông nghiệp; hoạt động sửa chữa máy móc thiết bị và và vật phẩm tiêu
dùng”.[25]
Trong từ điển tiếng Việt cũng quy định rõ:” Công nghiệp là một ngành
chủ đạo của kinh tế quốc dân, bao gồm các xí nghiệp khai thác chế biến nguyên
vật liệu, nhiên liệu, chế tạo công cụ lao động và hang tiêu dùng, chế biến sản
phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.”
Từ đó ta có thể định nghĩa về công nghiệp như sau :” Công nghiệp là một
bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm
được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh tế,
sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy của các tiến bộ về công nghệ,
khoa học kĩ thuật.”
Như vậy, Công nghiệp là một vấn đề không hề mới cả về lý luận và thực
tiễn ở nước ta. Trong quá trình phát triển, công nghiệp đã có nhiều đóng góp
quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta; đã và
đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tăng khả năng thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước; nhận chuyển giao công nghệ mới, đẩy mạnh sản
xuất tăng nguồn hàng xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập cho người lao động;
việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch, có chiến lược đã tránh được sự phát



8

triển tự phát, phân tán, tiết kiệm được đất và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát
triển hạ tầng, đặc biệt là góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất
thải công nghiệp gây ra. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện đòi hỏi phải có
quá trình đánh giá tổng kết về mọi mặt hoạt động của công nghiệp cũng như
những tác động của nó đối với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn để có những
điều chỉnh phù hợp nhằm phát triển kinh tế và đồng thời phải đảm bảo ổn định
trật tự xã hội, BVMT.
1.1.2.Vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
Theo giáo trình Lý luận chung Nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà
Nội đưa ra khái niệm: “Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi,
do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ” [20]
Theo giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường của Tổng cục Xây
dựng lực lượng Công an nhân dân năm 2005 thì:Vi phạm pháp luật về môi
trường là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường,
do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm hại đến các quan hệ xã hội về quản lý Nhà nước về môi trường, khai thác
sử dụng và bảo vệ các yếu tố của môi trường ở mức độ đáng kể. Hành vi đó
sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc các chế tài theo quy định của
ngành luật [23]
Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp thực chất là thực hiện
những nội dung quản lý nhà nước về BVMTtrong lĩnh vực công nghiệp.
Những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực công nghiệp chính là những hành vi vi phạm các quy
định của pháp luật về BVMT. Những hành vi này được thực hiện bởi các cơ
quan, tổ chức hay một cá nhân một cách cố ý hay vô ý. Như vậy, có thể hiểu
VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp như sau:



9

Vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp là hành vi
của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực công nghiệp và theo quy định của pháp luật, chủ thể vi phạm sẽ bị
áp dụng các biện pháp cưỡng chế do chế tài của ngành luật quy định.
- Pháp luật Hành chính:
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
vi phạm các qưy định quản lý nhà nước về BVMT nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Theo nghị định 179/2013/NĐ-CP thì các vi phạm hành chính trong lĩnh
vực BVMT bao gồm:
+ Các hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo
cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
+ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
+ Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra,
xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ
môi trường.[12]
- Tội phạm về môi truờng theo pháp luật hình sự:
Điều 8 - BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý



10

hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa .
Tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại tới các quan hệ xã hội về giữ gìn, bảo vệ
môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo môi
trường sống an toàn cho con người và sinh vật.
- Từ những phân tích trên và trên cơ sở quy định về tội phạm tại Điều 8
- BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 ta có thể đưa ra khái niệm về tội
phạm về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp như sau:
Tội phạm về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm vào
các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khỏe, tính
mạng của mỗi con người và theo nguyên tắc phải bị xử lý theo quy định của
pháp luật hình sự tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu
quả của nó gây ra.
Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có những điều luật sau quy định về tội
phạm và hình phạt trong quản lý, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp:
Điều 182.Tội gây ô nhiễm môi trường.
Điều 182a.Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Điều 182b. Tội vi phạm các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường.


11

Điều 185.Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam.[6]
Như vậy, khi xem xét ở góc độ tội phạm hình sự, các tội phạm và hình
phạt có liên quan đến tội phạm về môi trường trong quản lý, bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực công nghiệp gồm 04 Điều, được quy định tại chương
XVII của BLHS năm 1999.
- Trong phạm vi của khóa luận chúng tôi chỉ xin nêu các dấu hiệu pháp
lý chung của tội phạm về môi trường trong quản lý, bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực công nghiệp:
+ Khách thể: Những tội phạm này xâm phạm vào các quy định của Nhà
nước về bảo vệ môi trường.
+ Mặt khách quan: Tội phạm thể hiện ở hành vi nguy hiểm cho xã hội,
gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho tính
mạng, sức khỏe của con người và môi trường sinh thái.
+ Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào
có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
+ Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý hoặc vô ý, động
cơ mục đích chủ yếu là vì vụ lợi hoặc vì lý do cá nhân khác nhưng không phải
là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
1.2. Nhận thức lý luận và các biện pháp tiến hành hoạt động phòng
ngừa vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật
về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Phòng ngừa được đề cập trong hoạt động của nhiều lĩnh vực, trong lĩnh

vực đấu tranh phòng, chống tội phạm thì phòng ngừa được hiểu là hệ thống
các biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục nguyên nhân và điều
kiện làm phát sinh tội phạm. Phòng ngừa tội phạm là tư tưởng chỉ đạo trong


12

đấu tranh phòng, chống tội phạm, bao gồm các hình thức và biện pháp đuợc
thực hiện nhằm ngăn ngừa không để tội phạm xảy ra, nếu tội phạm xảy ra thì
phải hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra.
Phòng ngừa VPPL về BVMT trong lĩnh vực công nghiệp là một bộ
phận của công tác phòng ngừa tội phạm và các VPPL nói chung. Dưới góc
độ nghiên cứu của Tội phạm học thì phòng ngừa tội phạm được hiểu là tổng
thể các biện pháp do các Cơ quan, tổ chức và mọi công dân tiến hành nhằm
tác động vào các yếu tố phát sinh tội phạm nhằm ngăn chặn và loại trừ tội
phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam năm 2005 tập 3 thì phòng
ngừa tội phạm được hiểu là: "Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện
phápcủa Nhà nước và của xã hội nhằm để phòng và ngăn ngừa tội phạm, tìm
ra nguyên nhân phát sinh tội phạm và áp dụng các biện pháp loại trừ tội
phạm ”.[16]
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân năm 2005 thì phòng ngừa
tội phạm là: “Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước
và cùa xã hội nhằm chủ động ngăn chặn không cho tội phạmxảy ra... Nếu có
tội phạm xảy ra thì phải kịp thời phát hiện; xử lý đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật. Tiến hành cải tạo, giáo dục người phạm tội thành công dân có ích
cho xã hội. "[17]
Tổng hợp các quan điểm trên và nghiên cứu trong lĩnh vực BVMT, tác
giả đưa ra quan điểm về phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công
nghiệp như sau: Phòng ngừa VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp

là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân nhằm
tìm ra các nguyên nhân, điểu kiện phát sinh; áp dụng các biện pháp ngăn
chặn loại trừ VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp ra khỏi đời sống
xã hội.


13

1.2.1.2. Nhiệm vụ
Công tác phòng ngừa VPPL trong quản lý, bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực công nghiệp của lực lượng Cảnh Sát PCTP về môi trường là quá
trình lực lượng Cảnh Sát PCTP về môi trường từ trung ương đến địa phương
sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm phòng ngừa, phát
hiện, điều tra, xử lý, các hành vi VPPL trong quản lý, bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực công nghiệp của các tổ chức, cá nhân.
Xem xét mục đích phòng ngừa VPPL trong quản lý, bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực công nghiệp có thể khái quát các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là: Nghiên cứu làm rõ về tình hình VPPL về môi trường, nguyên
nhân, điều kiện của tình trạng VPPL trong quản lý, bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực công nghiệp.
Hai là: Xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện VPPL.
Ba là: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa VPPL trong quản lý, bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực công nghiệp.
Bốn là: Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa VPPL trong quản
lý, bảo vệ môi trườngtrong lĩnh vực công nghiệp.
Năm là: Đấu tranh có hiệu quả với VPPL về môi trường nói chung và
trong quản lý, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng.
1.2.2. Cơ sở pháp lí của hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về
môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
Phòng ngừa tội phạm và VPPL về môi trường trong lĩnh vực công

nghiệp được các lực lượng chức năng tiến hành trên cơ sở các quy định của
Hiến pháp và pháp luật. Có thể xem xét cơ sở pháp lý của hoạt động phòng
ngừa tội phạm và VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệptheo những
phương diện sau đây:


14

Hệ thống các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý của hoạt động phòng
ngừa tội phạm và VPPL về môi trường tronglĩnh vực công nghiệp bao gồm
các quy định của Hiến pháp, quy định của các văn bản luật, các nghị định của
Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ban, ngành có liên quan.Bao gồm:
+ Hiến pháp năm 2013, Điều 29 quy định: "Cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang, đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực
hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và BVMT. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên, hủy hoại
môi trường".[5]
+ Luật BVMT năm 2014 tại Điều 65, 66, 67, 68 quy định về BVMT
đối với, khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu
công nghệ cao, các cơ sở SXKD dịch vụ… như sau: Ban quản lý khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, chủ các cơ sở SXKD

phối

hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức
kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường; báo cáo về hoạt động bảo vệ môi
trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định
của pháp luật; ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
các cơ sở SXKD phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường; chủ đầu
tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công

nghệ cao, chủ các cơ sở SXKD phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Quy hoạch các khu chức năng, các loại hình hoạt động phải phù hợp
với các hoạt động bảo vệ môi trường;
Đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; có thiết
bị đo lưu lượng nước thải;
Bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
môi trường.[9]


15

+ Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại
Chương XVII quy định các tội phạm về môi trường. Trong đó, có 11 tội
danh về môi trường được quy định dùng làm cơ sở, căn cứ cho công tác
phòng ngừa, đấu tranh, phát hiện và xử lý các tội phạm về môi trường.[6]
+ Bộ Luật tố tụng hình sự, Điều 26, quy định: “trong phạm vi trách
nhiệm của mình các cơ quan Nhà nước phải áp dụng mọi biện pháp phòng
ngừa tội phạm; phối hợp với các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
trong việc phòng ngừa và chống tội phạm...”.[7]
+ Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy
định quyền hạn của lực lượng Cảnh sát nhân dân nói chung và Cảnh sát PCTP
về môi trường nói riêng trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và hành
vi VPPL về môi trường.[15]
Bên cạnh các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cho công tác
phòng ngừa tội phạm và VPPL về môi trường trong lĩnh vực công
nghiệpcòn có hệ thống các quy định trong các Nghị định, Thông tư, điển
hình như: Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
22 tháng 4 năm 2003 về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”; Nghị định số19/2015/NĐ-CP

ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật BVMT năm 2014; Nghị định số 179/2013/ NĐ-CP của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; Thông tư liên tịch
số 02/2009/ TTLT- BCA- BTNMT ngày 06/02/2009 của Bộ Công an và
Bộ TNMT về hướng dẫn mối quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội
phạm và VPPL về BVMT; Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 8/7/2010 của
Chính phủ thì Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và VPPL về môi
trường là lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường thuộc ngành Công an; Nghị
định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá


16

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT; Thông
tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, cam kết BVMT.
Bên cạnh các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và VPPL về môi
trường còn có các quy định của Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường. Điển hình như:
Quyết định số 449/QĐ-BCA ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Cục Cảnh sát PCTP về môi trường; Quyết định số 10955/QĐ-X11
ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng
lực lượng CAND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức bộ máy của Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường thuộc Công an các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Thông tư số 18, 19, 20, 21,
22/2013-TT/BCA của Bộ Trưởng Bộ Công an năm 2013 quy định về

công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong đó có
lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường.
1.2.3. Các biện pháp tiến hành hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp
luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
1.2.3.1. Phòng ngừa xã hội
Sử dụng các biện pháp phòng ngừa xã hội trong phòng ngừa tội phạm
và VPPL về môi trường là sử dụng tổng hợp các biện pháp về chính trị, kinh
tế, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... được thực hiện trong quá trình xây dựng và
phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Bản chất đó là quá trình giải quyết
những mâu thuẫn xã hội, các vấn đề khó khăn phức tạp, khắc phục những


17

nhược điểm thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Quá trình
này tạo ra những tiền đề về vật chất, tư tưởng, tinh thần nhằm xóa bỏ những
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và các VPPL về môi
trường.Trong hoạt động phòng ngừa xã hội đối với tội phạm và VPPL về môi
trường trong lĩnh vực công nghiệp với chức năng và nhiệm vụ được giao lực
lượng Cảnh sát PCTP về môi trường cần tập trung thực hiện tốt các nội dung cụ
thể sau:
Thứ nhất, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền về các biện pháp
BVMT, phòng ngừa tội phạm và VPPL về môi trường nói chung và trong lĩnh
vực công nghiệp nói riêng.
Thứ hai, vận động quần chúng, công nhân viên, những người đang hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp tham gia BVMT, tuân thủ các quy định của
pháp luật về BVMT, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về
môi trường.
Thứ ba, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền giáo
dục pháp luật về BVMT cho cá nhân, tổ chức, người lao động, đầu tư sản

xuất, kinh doanh dịch vụ, làm việc trong lĩnh vực công nghiệp.
Thứ tư,thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật
về BVMT trong lĩnh vực công nghiệp.
1.2.3.2. Phòng ngừa nghiệp vụ
Sử dụng các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ là việc áp dụng các biện pháp
mang tính đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng để tập trung
phòng ngừa tội phạm và VPPL về môi trường nói chung, phòng ngừa nhóm hành
vi và từng hành vi vi phạm cụ thể.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, công tác phòng ngừa nghiệp vụ về môi
trường do lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường tiến hành được chia thành hai
nhóm biện pháp cụ thể sau:


18

Một là, các hoạt động phòng ngừa do lực lượng Cảnh sát PCTP về môi
trường là cơ quan chuyên trách trong đấu tranh phòng chống tội phạm, VPPL môi
trường trong lĩnh vực công nghiệp. Lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường vừa
có trách nhiệm trực tiếp tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trinh sát như: Công tác
điều tra cơ bản, Công tác sưu tra; xác minh hiềm nghi; đấu tranh chuyên án công
tác xây dựng và sử dụng CTVBM. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác
giả nghiên cứu, khảo sát từ năm 2011 đến năm 2014, theo đó phân tích công tác
NVCB của lực lượng CSND theo Chỉ thị số 02/CT-BCA-C41 của Bộ trưởng Bộ
Công an ngày 01 tháng 4 năm 2013 về việc tập trung chấn chỉnh, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác NVCB của lực lượng CSND trong tình hình mới và các
Thông tư 18, 19, 20, 21, 22 - TT/BCA của Bộ trưởng Bộ Công an năm 2013.
Công tác điều tra cơ bản: Tiến hành công tác ĐTCB, nắm tình hình là cơ
sở quan trọng để xác định hệ loại đối tượng; nắm vững tuyến, địa bàn, lĩnh vực
trọng điểm, phức tạp về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp; phát hiện việc,
hiện tượng, con người có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm và VPPL

về môi trường trong lĩnh vực này. Khi tiến hành hoạt động này, cần nắm vững
tình hình kinh tế - chính trị - xã hội có liên quan, tập trung vào những tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp, cơ sở SXKD, dịch vụ, nhóm nghề phức tạp có nguy cơ cao
xảy ra các VPPL về môi trường. Từ đó, làm cơ sở đề ra các chủ trương, kế hoạch;
tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, lãnh đạo Bộ Công an và các cơ
quan chức năng có liên quan các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Công tác sưu tra: lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường tiến hành hoạt
động sưu tra đối tượng tội phạm và VPPL về môi trường trong lĩnh vực công
nghiệp. Công tác ST tập trung điều tra, nghiên cứu đối với những người đã có
tiền án, tiền sự, có điều kiện, khả năng phạm tội hoặc không có tiền án, tiền sự
nhưng có biểu hiện nghi vấn thực hiện tội phạm và VPPL về môi trường. Trên


19

cơ sở đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp, nhằm xóa bỏ nguyên nhân, điều
kiện phạm tội ở các đối tượng trên.
Xác minh hiềm nghi: Xác lập hiềm nghi về người, hiềm nghi về việc,
hiện tượng trong lĩnh vực công nghiệp để tiến hành xác minh làm rõ các hành
vi, dấu hiệu có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, tính chất mức độ của
hành vi có liên quan đến đối tượng hiềm nghi đang xác minh, nhằm kịp thời
phòng ngừa các hành vi xâm hại đến môi trường trong lĩnh vực này.
Công tác xây dựng, sử dụng công tác viên bí mật: công tác xây dựng và
sử dụng CTVBM của lực lượng CSND để tăng cường công tác nắm tình hình,
phát huy các khả năng của các thành phần xã hội tham gia sự nghiệp bảo vệ trật
tự an toàn xã hội. Lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường tiến hành xây dựng
và sử dụng CTVBM trong công tác đấu tranh PCTP và VPPL về môi trường
trong lĩnh vực công nghiệp. Đây là hoạt động rất cần thiết để thực hiện có hiệu
quả các hoạt động phòng ngừa VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp.
Cộng tác viên bí mật của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường bao gồm: đặc

tình, cơ sở bí mật, cộng tác viên danh dự, người quản lý hộp thư bí mật.
Lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường tuyển chọn, tổ chức hoạt
động chặt chẽ theo quy định của pháp luật nhằm thu thập những thông tin, tài
liệu phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và VPPL về môi
trường trong lĩnh vực công nghiệp.
Công tác đấu tranh chuyên án: công tác đấu tranh chuyên án của lực
lượng CSND là hoạt động điều tra trinh sát được thực hiện bởi việc sử dụng
đồng bộ các lực lượng, phương tiện, biện pháp, chiến thuật nghiệp vụ dưới sự
chỉ đạo tập trung, thống nhất nhằm ngăn chặn, khám phá và có biện pháp xử lý
kịp thời, có hiệu quả những đối tượng phạm tội nguy hiểm trong những trường
hợp phức tạp.


20

Hai là, phối hợp với các lực lượng khác tiến hành các hoạt động phòng
ngừa tội phạm và VPPL về môi trường như: Lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, lực lượng Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội, cơ quan cảnh sát điều tra... trong hoạt động trao đổi,
cung cấp thông tin về tội phạm và VPPL về môi trường trong lĩnh vực công
nghiệp, từ đó nhằm phát hiện nguyên nhân điều kiện phát sinh các hành vi
VPPL môi trường trong lĩnh vực công nghiệp để có kế hoạch phòng ngừa toàn
diện và mang tính khả thi cao.
1.2.3.3.Quan hệ phối hợp trong hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi
phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp
Lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường được xác định là lực lượng
nòng cốt, xung kích trong công tác phòng ngừa VPPL về môi trường nói
chung, tội phạm và VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp nói
riêng. Do đó, công tác này được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ giữa
lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường với các lực lượng khác trong và

ngoài ngành Công an. Trong công tác phòng ngừa tội phạm và VPPL về môi
trường trong lĩnh vực công nghiệplực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường
phối hợp với các cơ quan khác theo các nội dung sau:
Một là, phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến các hoạt động tội
phạm và VPPL về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, chủ yếu là những
thông tin về các vụ việc xảy ra, phương thức thủ đoạn cũng như quy luật hoạt
động của các đối tượng trong thực hiện hành vi vi phạm góp phần giúp lực
lượng CSMTr phát hiện nhanh các hành vi vi phạm, kịp thời có biện pháp
ngăn chặn và xử lí .
Hai là, phối hợp triển khai kế hoạch phòng ngừa vi phạm như: các hoạt
động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thanh tra, kiểm tra VPPL
nhằm răn đe, xử lý và phòng ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra; tổng kết rút
kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa; phối hợp tổ chức các


×