Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghĩa vụ của người quản lý công ty trong pháp luật anh và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

NGUYỄN THỊ HỒI THƯƠNG

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY
TRONG PHÁP LUẬT ANH
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY
TRONG PHÁP LUẬT ANH
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HỒI THƯƠNG
Khóa: 38

MSSV: 1353801011236

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TỪ THANH THẢO



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Nghĩa vụ của người quản
lý công ty trong pháp luật Anh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là kết quả nghiên
cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Từ
Thanh Thảo, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú
thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2017

Nguyễn Thị Hoài Thương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

LDN 2005

Luật Doanh nghiệp 2005

LDN 2014

Luật Doanh nghiệp 2014

CA 2006


Luật công ty Anh năm 2006

HĐTV

Hội đồng thành viên

HĐQT

Hội đồng quản trị

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

GĐ/TGĐ

Giám đốc hoặc tổng giám đốc

CTCP

Công ty cổ phần

Người QLCT

Người quản lý công ty


VA

Vietnam Airlines


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI
QUẢN LÝ CÔNG TY ............................................................................................... 5
1.1

Khái niệm người quản lý công ty ..................................................................5

1.1.1 Định nghĩa người quản lý công ty .............................................................. 5
1.1.2 Đặc điểm người quản lý công ty .............................................................. 10
1.2

Khái niệm nghĩa vụ người quản lý công ty .................................................18

1.3

Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ người quản lý công ty ........................18

CHƯƠNG 2: CÁC NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY TRONG
PHÁP LUẬT ANH, THỰC TRẠNG VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ
CÔNG TY Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ......................... 22
2.1 Nghĩa vụ của người quản lý công ty trong pháp luật Anh...............................22
2.1.1 Nghĩa vụ hành động trong phạm vi quyền hạn của mình (duty to act
within power) ..................................................................................................... 22
2.1.2 Nghĩa vụ thúc đẩy sự thành công của công ty (duty to promote the success

of the company) .................................................................................................. 23
2.1.3 Nghĩa vụ thực hiện phán quyết một cách độc lập (duty to exercise
independent judgment) ....................................................................................... 25
2.1.4 Nghĩa vụ thực hiện công việc một cách cẩn trọng và tận tụy (duty to
exercise reasonable care, skill and diligence) .................................................... 26
2.1.5 Nghĩa vụ tránh xung đột lợi ích (duty to avoid conflicts of interest) ........ 29
2.1.6 Nghĩa vụ khơng nhận lợi ích từ các bên thứ ba (duty not to accept benefits
from third parties) ............................................................................................... 31
2.1.7 Nghĩa vụ cơng khai lợi ích trong những giao dịch liên quan với công ty
(duty to declare interest in proposed transaction or arrangement) ..................... 32
2. 2 Thực trạng ở Việt Nam về nghĩa vụ của người quản lý công ty ....................33
2.2.1 Thực trạng của các quy định pháp luật...................................................... 33
2.2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật .................................................................... 39
2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty
...............................................................................................................................43
2.3.1 Ngun tắc hồn thiện pháp luật ............................................................... 43
2.3.2 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về nghĩa vụ của người
quản lý công ty ................................................................................................... 45
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 52


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người quản lý công ty (người QLCT) là một trong những chế định quan
trọng trong pháp luật về doanh nghiệp bởi chủ thể này có quyền hạn to lớn khi nắm
quyền quản lý, điều hành cơng ty. Do đó, nghĩa vụ của người QLCT là một trong
những vấn đề cốt lõi của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam để đảm bảo tăng cường

hiệu quả cho hoạt động quản trị cơng ty. Ngồi ra, nghĩa vụ của người QLCT còn là
một vấn đề rất đáng được lưu ý để bảo vệ quyền lợi của cơng ty nói chung và của
thành viên, cổ đơng cơng ty nói riêng.
Tuy nhiên, có thể nói các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người
QLCT trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa phát huy vai trò một
cách hiệu quả. Cụ thể, Luật doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) tuy quy định nhiều
nghĩa vụ của người QLCT như nghĩa vụ trung thành, trung thực, cẩn trọng v.v..,
nhưng LDN 2014 cũng như những văn bản hướng dẫn giải thích luật lại khơng có
một hướng dẫn chi tiết về định nghĩa cũng như về phạm vi, nội hàm của những
thuật ngữ này. Điều này dẫn đến hiện trạng là trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc
mà người QLCT vi phạm nghĩa vụ của mình nhưng các tịa án lại khơng có một cơ
sở pháp lý vững chắc nào để xử lý. Một vài trường hợp tòa áp dụng một tội danh hết
sức chung chung trong Bộ luật hình sự để quy trách nhiệm cho người QLCT, đó là
tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng, nhiều trường hợp các chủ thể vi phạm nghĩa vụ của người QLCT thậm chí
khơng phải gánh chịu bất cứ chế tài nào. Trong khi đó ở nước ta hiện nay, các vụ
việc vi phạm nghĩa vụ người QLCT xảy ra ngày càng nhiều và với mức độ ngày
càng phức tạp và nghiêm trọng hơn. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của
cơng ty, thành viên cơng ty và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và
xã hội. Vì vậy, những quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về nghĩa vụ
của người QLCT cần phải được hoàn thiện hơn nữa. Một trong những biện pháp
khá hiệu quả để hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam là tiếp thu có chọn lọc
những điểm tiến bộ của pháp luật nước ngoài khi mà trình độ lập pháp của nước ta
vẫn cịn được đánh giá là khá non trẻ so với các nước trên thế giới, đặc biệt là so với
những nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ. Qua quá trình nghiên cứu pháp luật các
nước về quy định nghĩa vụ của người QLCT, tác giả nhận thấy pháp luật Anh có
những quy định khá toàn diện và đầy đủ về nghĩa vụ của người QLCT mà cụ thể là
giám đốc công ty. Cùng với đó, Anh quốc có một hệ thống án lệ khá “đồ sộ” có thể
giải quyết được hầu hết các vấn đề phát sinh liên quan đến nghĩa vụ của người
QLCT. Vì vậy, việc phân tích những điểm tiến bộ trong pháp luật Anh cùng với

1


việc đưa ra những hạn chế của pháp luật Việt Nam thông qua những vụ việc xảy ra
trên thực tế sẽ giúp chúng ta học hỏi được kinh nghiệm từ pháp luật Anh để hoàn
thiện hơn nữa những quy định của LDN 2014 về nghĩa vụ của người QLCT, làm
cho người QLCT thực hiện tốt hơn vai trị của mình, từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả quản trị cơng ty, và giúp tịa án có những cơ sở pháp lý vững chắc hơn khi xử lý
những trường hợp vi phạm.
Vì vậy, nhằm phân tích những điểm hạn chế trong pháp luật doanh nghiệp
Việt Nam cũng như những điểm tiến bộ trong pháp luật Anh về nghĩa vụ của người
QLCT và quan trọng hơn là đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để góp phần khắc phục
những bất cập của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này, tác giả lựa chọn
đề tài “Nghĩa vụ của người quản lý công ty trong pháp luật Anh và kinh nghiệm cho
Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian gần đây, vấn đề về nghĩa vụ của người QLCT đã và đang được khá
nhiều học giả Việt Nam nghiên cứu. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có thể
kể đến như:
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2005
“Thẩm quyền và trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần đại chúng” của tác
giả Lưu Thị Hương Ly. Luận văn này nghiên cứu sâu về nghĩa vụ của người QLCT
giới hạn trong CTCP đại chúng.
- Luận văn thạc sỹ luật học Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2011
“Kiểm sốt giao dịch tư lợi của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005”
của tác giả Lý Đăng Thư. Luận văn có phân tích chế định người quản lý cơng ty và
đề cập đến nghĩa vụ của người QLCT nhưng giới hạn trong vấn đề về kiểm soát
giao dịch tư lợi của người QLCT.
- Luận văn thạc sỹ luật học Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2010
“Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật doanh nghiệp 2005 - Thực trạng và

hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Thị Thái Vân. Luận văn có nội dung chính là
nghĩa vụ của người QLCT nhưng chỉ nghiên cứu pháp luật Việt Nam mà chưa có
nhiều so sánh với nghĩa vụ của người QLCT trong pháp luật các nước khác.
- Bài viết của tác giả Bùi Xuân Hải “Người quản lý cơng ty theo luật doanh
nghiệp 1999 - Nhìn từ góc độ luật so sánh” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số
4/2005. Bài viết phân tích chế định người QLCT trong pháp luật Việt Nam và so
sánh nó với pháp luật Anh-Mỹ, nhưng không đề cập đến nghĩa vụ của người QLCT.
- Bài viết “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt
Nam” đăng trên tạp chí khoa học pháp lý số 4/2007 và bài viết “Bảo vệ cổ đông,
2


mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật doanh nghiệp 2005” đăng trên tạp chí
khoa học số 1/2009 của tác giả Bùi Xuân Hải. Hai bài viết này có liên quan nhưng
cũng khơng phân tích những vấn đề cụ thể về nghĩa vụ của người QLCT.
- Bài viết “Một số nghĩa vụ của người quản lý công ty trong công ty cổ phần
theo luật Doanh nghiệp năm 2005” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đăng trên tạp
chí nghề luật số 2/2012. Bài viết phân tích từng nghĩa vụ cụ thể của người QLCT
nhưng chỉ giới hạn trong CTCP mà khơng phân tích nghĩa vụ của người QLCT nói
chung.
- Bài viết “Nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty cổ phần” của tác
giả Đỗ Minh Tuấn đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2016. Bài viết phân
tích khá chi tiết nghĩa vụ trung thành của người QLCT và có so sánh với nghĩa vụ
trung thành của giám đốc trong pháp luật Anh và Hoa Kỳ để rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam nhưng lại không đề cập đến các nghĩa vụ khác như nghĩa vụ
cẩn trọng, nghĩa vụ cơng khai lợi ích v.v..
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có cơng trình nghiên cứu
nào đề cập đến việc phân tích chi tiết các quy định của pháp luật Anh về nghĩa vụ
của người QLCT để làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt
Nam. Bên cạnh đó, ngồi bài viết của tác giả Đỗ Minh Tuấn, các cơng trình nghiên

cứu trên đều được thực hiện trong phạm vi Luật doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, tất
cả những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp các cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn hết sức quan trọng về nghĩa vụ của người QLCT mà dựa trên nền tảng đó
tác giả có thể tiến hành nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phân tích những điểm tiến bộ của
pháp luật Anh về nghĩa vụ của người QLCT, phân tích thực trạng quy định của pháp
luật doanh nghiệp Việt Nam về nghĩa vụ của người QLCT thông qua những vụ việc
vi phạm xảy ra trên thực tế, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy
định về nghĩa vụ của người QLCT trong LDN 2014.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định về nghĩa vụ của người
QLCT trong pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong những quy định của Luật công
ty Anh năm 2006 (Companies Act 2006 – CA 2006) và các án lệ của Anh về những
vấn đề liên quan đến nghĩa vụ của người QLCT, cùng với đó là các quy định về
nghĩa vụ của người QLCT trong LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3


Khái niệm “người quản lý công ty” trong đề tài này bao gồm giám đốc công
ty trong pháp luật Anh và những chức danh được quy định trong LDN 2014, gồm
thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV),
thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên
HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc (GĐ/TGĐ) và cá nhân giữ chức danh quản lý
khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định
tại Điều lệ công ty trong các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên,
công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần (CTCP).
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Để hoàn thành được đề tài, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu khác nhau như phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp.
Phương pháp phân tích giúp tác giả có thể phân tích rõ nội dung các quy định
pháp luật của Anh cũng như pháp luật Việt Nam.
Phương pháp so sánh giúp tác giả nhìn nhận được những điểm khác nhau cơ
bản giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam dựa trên những điểm tiến bộ của pháp luật Anh
cũng như những điểm hạn chế trong pháp luật Việt Nam.
Phương pháp chứng minh giúp tác giả liệt kê những điểm hạn chế của pháp
luật doanh nghiệpViệt Nam dựa trên các vụ việc vi phạm nghĩa vụ của người
QLCT. Đồng thời phương pháp này còn giúp tác giả đưa ra những điểm tiến bộ của
pháp luật Anh dựa trên các quy định pháp luật và hệ thống án lệ của Anh quốc.
Phương pháp tổng hợp giúp tác giả kết hợp các lý thuyết riêng lẻ thành một
chỉnh thể thống nhất.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nghĩa vụ của người quản lý công ty.
Chương 2: Các nghĩa vụ của người quản lý công ty trong pháp luật Anh, thực trạng
về nghĩa vụ của người quản lý công ty ở Việt Nam và định hướng hoàn thiện.

4


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI
QUẢN LÝ CƠNG TY
1.1 Khái niệm người quản lý cơng ty
1.1.1 Định nghĩa người quản lý công ty
1.1.1.1 Định nghĩa người quản lý công ty trong pháp luật Anh
Định nghĩa người QLCT được quy định khá khác nhau trong hệ thống pháp

luật các nước trên thế giới. Theo pháp luật về tổ chức các loại hình doanh nghiệp
của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Thông Luật1 như Úc, Singapore, New
Zealand và Canada, việc xác định ai là người QLCT dựa trên các nguyên tắc sau
đây2:
(i)
(ii)

Là thành viên Ban giám đốc;
Giữ vị trí hoặc thực hiện vai trị trong vị trí của giám đốc;

(iii) Người đưa ra các chỉ đạo để giám đốc làm theo.
Còn theo pháp luật Anh thì người QLCT là giám đốc cơng ty. Giám đốc
cơng ty là những người mà luật pháp quy định là người quản lý công việc của một
công ty thay mặt chủ sở hữu công ty3. Tuy nhiên CA 2006 lại không quy định về
định nghĩa giám đốc công ty. Theo Điều 250 CA 2006 thì giám đốc bao gồm những
người chiếm giữ vị trí giám đốc, khơng kể tên gọi là gì4. Điều đó có nghĩa là để xác
định liệu một người nào đó là giám đốc của một cơng ty hay khơng thì khơng những
chỉ phải tính đến việc người đó được bổ nhiệm và đăng ký hợp pháp theo đúng thủ
tục quy định, mà còn phải xét đến việc liệu người đó có đang hoặc đã thực hiện các
chức năng pháp lý thực tế của một giám đốc hay không.
Trong khi CA 2006 không đưa ra bất kỳ sự phân biệt nào giữa các loại giám
đốc khác nhau thì trên thực tế các tên loại giám đốc sau đây đã và đang được sử
dụng rộng rãi ở Anh:
Một là, “giám đốc điều hành” (executive director) và “giám đốc không điều
hành” (non-executive director hay independent director). Giám đốc điều hành là
giám đốc làm việc tồn thời gian cho cơng ty của mình, cho dù có theo hợp đồng
làm việc hay khơng. Nhìn chung, thuật ngữ "giám đốc điều hành” thường được sử
dụng trong các công ty lớn nhằm phân biệt giữa những giám đốc có cam kết và
khơng có cam kết làm việc tồn thời gian cho cơng ty của họ. Những giám đốc
1


Hệ thống pháp luật Thông luật (Common law) là một hệ thống luật pháp chủ yếu được phát triển bởi các
phán xét thông qua các phán quyết của tòa án hơn là những quyết định của các cơ quan lập pháp hay hành
pháp (luật thành văn).
2
Nguyễn Thị Vân Anh (2012), “Một số nghĩa vụ của người quản lý công ty trong công ty cổ phần theo luật
doanh nghiệp 2005”, Tạp chí Nghề luật, Số 2, tr23 và 24.
3
John Davies (2007), A guide to directors’ responsibilities under the Companies Act 2006, tr10.
4
Nguyên văn tiếng Anh: “In the Companies Acts “director” includes any person occupying the position of
director, by whatever name called.”

5


không phải là “giám đốc điều hành” là những “giám đốc không điều hành”. Tuy
nhiên, để quyết định một vấn đề liên quan đến hoạt động của cơng ty thì địi hỏi
phải có sự tham gia của cả “Hội đồng Giám đốc”. Trong trường hợp đó, các giám
đốc đều có nghĩa vụ như nhau mà khơng có sự phân biệt giữa “giám đốc điều hành”
và “giám đốc không điều hành”5.
Hai là, giám đốc luật định (de jure director) và giám đốc thực tế (de facto
director). Giám đốc luật định (de jure director) là người được bổ nhiệm làm giám
đốc theo thủ tục thơng thường, ví dụ như được bầu bởi đại hội cổ đơng (a general
meeting) hoặc do HĐQT có thẩm quyền theo Điều lệ công ty bổ nhiệm, và được
đăng ký hợp lệ tại Nha thông tin doanh nghiệp6. Trong khi đó, giám đốc thực tế (de
facto director), khác với một giám đốc luật định ở chỗ người đó sẽ không được bổ
nhiệm theo thủ tục thông thường nhưng họ vẫn sẽ tham gia vào việc ra quyết định
của HĐQT như các giám đốc khác. Giám đốc thực tế vẫn phải tuân theo các quy
định của pháp luật về các nghĩa vụ của giám đốc giống như giám đốc luật định.

Ba là, “giám đốc giấu mặt” (shadow director). Đây là khái niệm dùng để chỉ
những người hành động như một giám đốc mặc dù khơng được bổ nhiệm chính thức.
Khái niệm “giám đốc giấu mặt” đã xuất hiện trong luật công ty Anh năm 1985 và
hiện nay được ghi nhận trong Luật công ty Anh năm 2006. Khoản 1, Điều 2517 CA
2006 có nêu ra khái niệm “giám đốc giấu mặt” là “một người mà đưa ra sự chỉ dẫn
hoặc hướng dẫn cho các giám đốc công ty hành động theo, và những người này đã
quen với việc làm như vậy”. Bên cạnh đó, nhiều án lệ của Anh đã có các giải thích
mở rộng khái niệm của “giám đốc giấu mặt”, cũng như chỉ ra hướng chứng minh
một “giám đốc giấu mặt” trong một vụ án8.
Bốn là, tổng giám đốc (managing director, hay còn được gọi là giám đốc
điều hành). Các điều khoản trong Điều lệ công ty thường cho phép các giám đốc
của họ quyền chỉ định một tổng giám đốc (hoặc một thuật ngữ tương tự, chẳng hạn
như CEO) để đảm nhận các quyền hạn cao trong bộ phận giám đốc điều hành.
Quyền hạn chính xác của họ sẽ phụ thuộc vào các điều khoản trong Điều lệ công ty
và hợp đồng lao động của người đó với cơng ty.
Ngồi ra, Điều lệ cơng ty cũng có thể cho phép các giám đốc thể nhân của
cơng ty chỉ định một người thay thế (an alternate) để đại diện cho họ khi họ không
5

Nguyễn Thị Vân Anh, tlđd (2), tr.23 và 24.
Thuật ngữ gốc: “Companies House”, tác giả nhận thấy khơng có tên cơ quan nào mang nghĩa thật chính xác
trong tiếng Việt nên ở đây tác giả tạm dịch thuật ngữ này là “Nha thông tin doanh nghiệp”.
7
Nguyên văn Điều 251(1): “a person in accordance with whose directions or instructions the directors of a
company are accustomed to act. ”
8
Trịnh Huyền Nhung, Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Minh Tiến (2016), Quy định về giám đốc “giấu mặt”
(Shadow director) trong pháp luật Anh và kinh nghiệm cho Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr 12.
6


6


thể tham dự các cuộc họp hoặc thực hiện nhiệm vụ của mình với tư cách là giám
đốc. CA 2006 không đưa ra bất kỳ điều khoản nào quy định về đối tượng này, vì
vậy nếu Điều lệ cơng ty khơng quy định về vấn đề này thì các giám đốc không được
chỉ định người thay thế9.
1.1.1.2 Định nghĩa người quản lý công ty trong pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 LDN 2014 thì người quản lý doanh
nghiệp là người QLCT và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh
nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch
công ty, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ và cá nhân giữ chức danh
quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của cơng ty theo
quy định tại Điều lệ cơng ty.
Từ đó có thể kết luận, người QLCT theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
bao gồm thành viên hợp danh, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty,
Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ và cá nhân giữ chức danh quản lý
khác có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định
tại Điều lệ công ty. Như vậy, nếu như luật công ty của Anh quy định giám đốc là
người QLCT thì LDN 2014 quy định nhiều chức danh giữ vai trò người QLCT, như
được đề cập ở trên.
Cũng có thể thấy rằng LDN 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành
luật không định nghĩa như thế nào là người QLCT mà luật chỉ liệt kê người QLCT
bao gồm những đối tượng nào. Bên cạnh đó, một điều đáng chú ý nữa là Điều 4
LDN 2014 quy định về người quản lý doanh nghiệp và người QLCT nói chung, mà
khơng quy định rõ về người QLCT trong từng loại hình cơng ty cụ thể. Xuất phát từ
sự thiếu rõ ràng này mà hiện nay có hai quan điểm về người QLCT trong công ty
TNHH hai thành viên trở lên. Quan điểm thứ nhất cho rằng tất cả các thành viên
HĐTV (tức là tất cả thành viên của công ty) đều là người QLCT. Quan điểm thứ hai

cho rằng chỉ có chủ tịch HĐTV, GĐ/TGĐ và những chức danh khác được quy định
tại Điều lệ công ty mới là người QLCT. Quan điểm thứ hai tỏ ra hợp lý hơn cả, xuất
phát từ các cách thức xác lập tư cách thành viên trong công ty TNHH hai thành viên
trở lên. Cụ thể, có những cách thức xác lập tư cách thành viên trong công ty TNHH
hai thành viên trở lên như sau: một là, pháp nhân hoặc cá nhân có thể trở thành
thành viên công ty bằng việc tham gia thành lập công ty khi làm thủ tục đăng ký
doanh nghiệp theo quy định; hai là, pháp nhân, cá nhân có thể mua lại phần vốn góp
của thành viên cơng ty TNHH hai thành viên trở lên; ba là, có thể trở thành thành
viên cơng ty thơng qua việc góp vốn vào công ty khi công ty tăng thêm vốn điều lệ
9

John Davies, tlđd (3), tr 15.

7


bằng cách tiếp nhận vốn góp từ các tổ chức, cá nhân bên ngồi; bốn là, trở thành
thành viên cơng ty thơng qua việc được thừa kế phần vốn góp của các thành viên là
cá nhân chết; năm là, pháp nhân, cá nhân nhận phần vốn góp được thành viên cơng
ty tặng cho cũng có thể trở thành thành viên công ty; và sáu là, khi pháp nhân, cá
nhân nhận phần vốn góp được thành viên cơng ty dùng để thanh tốn nợ cũng có thể
trở thành thành viên cơng ty TNHH hai thành viên trở lên (tuy nhiên người nhận chỉ
có thể trở thành thành viên nếu được HĐTV chấp thuận)10. Như vậy, người chưa
thành niên có thể trở thành thành viên công ty thông qua việc được thừa kế phần
vốn góp của các thành viên là cá nhân chết. Từ đó cho thấy, nếu quy định tất cả các
thành viên HĐTV (tức là tất cả thành viên của công ty) đều là người QLCT theo
như quan điểm thứ nhất, thì người QLCT sẽ bao gồm ln cả đối tượng người chưa
thành niên được nhận thừa kế phần vốn góp, và như vậy sẽ vi phạm điều kiện về độ
tuổi đối với người QLCT (Điểm đ Khoản 2 Điều 18 LDN 2014 quy định người
chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực

hành vi dân sự khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam).
Đồng tình với quan điểm thứ hai, tác giả cho rằng người QLCT trong công ty
TNHH hai thành viên trở lên chỉ bao gồm Chủ tịch HĐTV, GĐ/TGĐ và những
người quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Trong công ty TNHH một thành viên thì việc người QLCT bao gồm những
đối tượng nào sẽ phụ thuộc vào vấn đề chủ sở hữu công ty là tổ chức hay cá nhân.
Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có hai mơ hình cơ cấu tổ
chức quản lý. Đối với mơ hình một, cơ cấu cơng ty gồm có Chủ tịch cơng ty,
GĐ/TGĐ, và kiểm sốt viên. Như vậy, người QLCT trong công ty TNHH một
thành viên được tổ chức theo mơ hình một sẽ bao gồm Chủ tịch công ty và
GĐ/TGĐ công ty. Đối với mơ hình hai, cơ cấu cơng ty gồm có HĐTV, GĐ/TGĐ,
và kiểm sốt viên. Như vậy, người QLCT trong cơng ty TNHH một thành viên
được tổ chức theo mơ hình thứ hai sẽ bao gồm thành viên HĐTV và GĐ/TGĐ công
ty. Trong công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì cơ cấu tổ
chức cơng ty bao gồm Chủ tịch công ty và GĐ/TGĐ công ty, những chủ thể này
cũng chính là người QLCT. Người QLCT của CTCP là thành viên HĐQT,
GĐ/TGĐ công ty và các chức danh khác được quy định tại Điều lệ công ty; người
QLCT của công ty hợp danh là thành viên hợp danh và các chức danh khác do Điều
lệ công ty quy định. Đặc biệt, đối với các công ty đại chúng, Điều 28 Điều lệ mẫu
áp dụng cho các công ty đại chúng ban hành kèm theo Thông tư 121/2012/TT-BTC
cịn quy định ngồi các thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ, cơng ty cịn cần phải có thêm
10

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, NXB Hồng Đức - Hội
luật gia Việt Nam, tái bản lần thứ nhất năm 2016, tr 80-82.

8


một hoặc một số Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc điều hành, một Kế toán

trưởng.
Từ những quy định trên có thể rút ra kết luận rằng pháp luật doanh nghiệp
Việt Nam quy định khái niệm người QLCT theo hướng mở rộng. Bởi vì ngồi các
chức danh được liệt kê trong Khoản 18 Điều 4 nêu trên thì luật còn quy định cá
nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết giao dịch
của cơng ty cũng có thể trở thành người QLCT nếu Điều lệ cơng ty quy định. Vì
luật khơng quy định hiểu như thế nào là “những chức danh quản lý khác theo quy
định tại Điều lệ công ty” nên các cơng ty có thể có thêm các chức danh như Phó
Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế tốn trưởng, các Trưởng phịng v.v..11.
Ở một góc độ khác, theo tác giả thì quy định này cũng cho thấy cách tiếp cận
của luật Việt Nam theo hướng tên gọi không phải là yếu tố quan trọng nhất để xác
định một người có phải là người QLCT hay khơng. Nói cách khác, để được xem là
người QLCT thì điều quan trọng là phải dựa vào hành động thực tế của người đó12.
Điểm này đặc biệt giống với khái niệm giám đốc trong pháp luật Anh. Bởi Điều 250
CA 2006 quy định khái niệm giám đốc bao gồm những người chiếm giữ vị trí giám
đốc, khơng kể tên gọi là gì. Tương tự như vậy, theo Khoản 18 Điều 4 LDN 2014 thì
yếu tố cơ bản để xác định người QLCT là thẩm quyền nhân danh công ty ký kết
giao dịch của công ty.
Cũng cần lưu ý thêm rằng pháp luật Việt Nam khơng có khái niệm nào tương
ứng với khái niệm “Director” theo pháp luật các nước13. Mặc dù vậy, ở một góc độ
nhất định, người QLCT được quy định trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
cũng có những đặc điểm pháp lý tương tự như chế định giám đốc trong CA 2006 (sẽ
được phân tích trong các phần sau). Họ mang trong mình những quyền hạn nhất
định, họ có quyền họp, có quyền biểu quyết những vấn đề quan trọng của cơng ty,
có quyền điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh hằng ngày của cơng ty. Bên
cạnh đó, họ phải có nghĩa vụ với cơng ty, chịu trách nhiệm cá nhân khi có những
hành vi vi phạm pháp luật14.

11


Nguyễn Thị Thái Vân (2010), Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật doanh nghiệp 2005 - Thực
trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr 11.
12
Trịnh Huyền Nhung, Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Minh Tiến (2016), tlđd (8), tr 32.
13
Trên thực tế đã có những nhầm lẫn về chức danh và vị trí quản lý trong giao dịch kinh doanh quốc tế của
các công ty Việt Nam khi các công ty này ghi chức danh Giám đốc là Director khiến cho các doanh nhân
nước ngoài nhầm tưởng Director này là Director trong board of directors trong công ty của các nước theo mơ
hình pháp luật Anh-Mỹ. Nhận định này được tham khảo từ những vụ việc thực tế từ nguồn Internet và bài
viết của Nguyễn Thị Thái Vân (2010), Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật doanh nghiệp 2005 Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr 13.
14
Bùi Xuân Hải (2005), “Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so
sánh”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 4/2005, tr 14.

9


1.1.2 Đặc điểm người quản lý công ty
1.1.2.1 Đặc điểm người quản lý công ty trong pháp luật Anh
Dựa vào các quy định về giám đốc được nêu trong CA 2006, có thể thấy
giám đốc là người QLCT theo luật cơng ty Anh có những đặc điểm pháp lý chủ yếu
sau đây15:
Một là, giám đốc là thể nhân hoặc có thể là pháp nhân. Pháp luật công ty của
Anh cho phép giám đốc có thể là thể nhân (natural person director) và cả pháp nhân
(corporate director)16. Trên thực tế, có khoảng 1.2% cơng ty ở Anh có giám đốc là
pháp nhân17. Tuy nhiên, Điều 155 CA 2006 cũng đã có quy định mỗi cơng ty phải
có một giám đốc là thể nhân, áp dụng cho các công ty thành lập từ ngày 1 tháng 10
năm 2007 và có giai đoạn để các công ty thành lập trước ngày này đáp ứng yêu cầu
nói trên18. Theo tác giả, việc pháp luật Anh cho phép pháp nhân trở thành giám đốc
công ty xuất phát từ quan niệm về pháp nhân của Anh Quốc. Từ điển Oxford

Reference định nghĩa pháp nhân là “một thực thể, chẳng hạn như công ty
(corporation), được thừa nhận có tư cách pháp nhân, nghĩa là nó có khả năng hưởng
quyền và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. Thực thể này tương phản với con người tự
nhiên (natural person)”19. Từ đó có thể thấy, một trong những đặc trưng pháp lý của
pháp nhân theo quan niệm của Anh quốc là: pháp nhân là con người nhân tạo có
năng lực pháp lý quan trọng thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ, chẳng hạn như
được tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng; bị kiện hoặc có quyền khởi kiện
v.v…Ngồi ra, các tiêu chí để xác định tư cách pháp nhân trong pháp luật Anh là:
pháp nhân tồn tại độc lập; tài sản của pháp nhân riêng biệt với tài sản của cá nhân;
có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, có
quyền hành động nhân danh pháp nhân đó; trở thành nguyên đơn hay bị đơn trước
tòa án; và chịu trách nhiệm độc lập20. Như vậy pháp luật Anh quy định pháp nhân
có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý để tham gia được vào hầu hết các quan hệ
pháp luật. Trên cơ sở đó, pháp nhân có thể trở thành giám đốc, quản lý điều hành
cơng ty.
15

Về vấn đề này, tác giả có sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học do mình làm đồng tác giả, xem thêm tại
Trịnh Huyền Nhung, Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Minh Tiến (2016), tlđd (8), tr 5-10.
16
Giám đốc là pháp nhân (corporate director) được quy định tại Điều 164 CA 2006.
17
United Kingdom Department for Business, Innovation & Skills (2014), Corporate Directors - Scope of
exceptions to the prohibition of corporate directors, tr 8.
18
Penningtons Manches LLP, “Deadline for appointing a natural person (a human) as director”,
/>Truy cập ngày 14/5/2017.
19
Oxford Reference, Juristic person
/>Truy cập ngày 07/5/2017.

20
Nguyễn Bằng Tú (2005), “Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành-những bất cập và
phương hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr 23.

10


Hai là, giám đốc là người lao động đặc biệt và chịu sự kiểm sốt của chủ sở
hữu cơng ty. Khơng giống như những nhân viên bình thường khác, giám đốc phải
gánh vác trách nhiệm quản lý, điều hành cả cơng ty. Do đó, việc bổ nhiệm và miễn
nhiệm giám đốc thường được thực hiện thông qua thủ tục và quy trình cụ thể quy
định trong pháp luật hoặc Điều lệ của công ty. Về nguyên tắc, giám đốc chịu sự
kiểm sốt của chủ sở hữu cơng ty. Tuy nhiên, mức độ kiểm sốt có sự khác nhau
trong luật cơng ty các nước, phụ thuộc vào cấu trúc quản trị nội bộ của công ty. Cụ
thể, Hội đồng Giám đốc của các cơng ty ở Anh có rất nhiều quyền lực. Mọi quyền
lực và các vấn đề của công ty được pháp luật đặt vào tay của hội đồng giám đốc, trừ
những vấn đề mà pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định phải thuộc về Đại hội
đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). Quyền lực của hội đồng giám đốc trong các cơng ty theo
mơ hình Anh-Mỹ cao hơn rất nhiều so với những người đồng nghiệp của họ trong
HĐQT công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam và trong
nhiều trường hợp hội đồng giám đốc là người lao động cịn quyết định ln cả việc
chia cổ tức cho các cổ đơng chính là những người sử dụng lao động21.
Ba là, giám đốc có thể phải đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc điều kiện nhất định.
Luật công ty Anh không đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn hay điều kiện nào về trình độ
chun mơn (qualification) đối với giám đốc. Tức là không cần bất cứ bằng cấp gì
để có thể trở thành giám đốc cơng ty. Viện Giám đốc Vương quốc Anh (The UK
Institute of Directors) đưa ra tiêu chuẩn về “giám đốc đặc quyền”22 nhằm trang bị
cho cá nhân những kỹ năng cần thiết của giám đốc nhưng điều này khơng có ý
nghĩa về mặt pháp lý23. Luật pháp Vương quốc Anh cho phép mọi người từ mọi
thành phần có thể trở thành giám đốc công ty. Tuy nhiên, những hạn chế pháp lý

chủ yếu đối với việc đảm nhận vai trò giám đốc có thể được tìm thấy trong Luật
truất quyền giám đốc công ty (the Company Directors Disqualification Act 1986 –
CDDA 1986). Điều 11 của Đạo luật này quy định rằng những người bị tuyên bố phá
sản hoặc bị hạn chế về phá sản đều không được làm giám đốc của công ty TNHH.
CDDA 1986 còn đưa ra một số căn cứ khác mà một người cịn có thể bị luật pháp
cấm làm giám đốc được nêu trong Chương 10 của đạo luật này. CA 2006 thì đưa ra
hai hạn chế về việc đủ điều kiện để đảm nhận vai trò giám đốc công ty. Thứ nhất là
một người phải từ 16 tuổi trở lên khi được bổ nhiệm chức vụ giám đốc (Điều 157
CA 2006). Trường hợp một người chưa đủ 16 tuổi khi Điều 157 có hiệu lực (vào
tháng 10 năm 2008), người đó sẽ bị ngừng tư cách giám đốc vào thời điểm đó. Quy
21

Bùi Xuân Hải (2006), “So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mơ hình
điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 6/2006, tr 36.
22
Thuật ngữ gốc “chartered director”. Ở đây tác giả tạm dich là “giám đốc đặc quyền”.
23
John Davies, tlđd(3), tr 16.

11


định này có thể xuất phát từ một trường hợp nổi tiếng đầu thế kỷ 20 (trường hợp của
Marquis of Bute) khi một đứa trẻ 6 tháng tuổi được bổ nhiệm làm giám đốc của một
công ty TNHH. Theo tác giả, CA 2006 đưa ra hạn chế về tuổi tác đối với giám đốc
nhằm hạn chế những trường hợp tương tự như Marquis of Bute. Hạn chế thứ hai do
CA 2006 đưa ra là, trong khi một công ty A (pháp nhân) có thể làm giám đốc của
một cơng ty B khác, thì điều này chỉ có thể được thực hiện nếu cơng ty B đã có ít
nhất một giám đốc là thể nhân (Điều 155 CA 2006). Ngoài ra, từng cơng ty có thể
đưa ra những hạn chế bổ sung trong Điều lệ cơng ty về việc ai có thể và không thể

trở thành giám đốc công ty24.
Bốn là, giám đốc có một số nghĩa vụ nhất định với cơng ty (sẽ được phân
tích ở chương sau). Các nghĩa vụ cơ bản của giám đốc theo luật công ty của các
nước nói chung có thể kể đến nghĩa vụ hành động một cách trung thực (bona fide)
vì lợi ích của công ty; nghĩa vụ cẩn trọng (duty of care) trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ; và nghĩa vụ trung thành (duty of loyalty). Theo quan điểm của tác giả thì
pháp luật Anh có những quy định khá tồn diện và đầy đủ về nghĩa vụ của giám đốc
với công ty, cụ thể có bảy nghĩa vụ được quy định từ Điều 171 đến Điều 177 CA
2006 và sẽ được phân tích cụ thể ở chương 2. Bảy nghĩa vụ này bao gồm nghĩa vụ
hành động trong phạm vi quyền hạn của mình, nghĩa vụ thúc đẩy sự thành cơng của
công ty, nghĩa vụ thực hiện phán quyết một cách độc lập, nghĩa vụ thực hiện công
việc một cách cẩn trọng và tận tụy, nghĩa vụ tránh xung đột lợi ích, nghĩa vụ không
nhận lợi ích từ các bên thứ ba và nghĩa vụ cơng khai lợi ích trong những giao dịch
liên quan với công ty.
1.1.2.2 Đặc điểm người quản lý công ty trong pháp luật Việt Nam
Dựa trên những quy định về người QLCT được nêu trong LDN 2014, có thể
thấy người QLCT trong pháp luật Việt Nam có một số đặc điểm pháp lý chủ yếu
sau đây25:
Một là, người QLCT chỉ có thể là cá nhân. Khác với pháp luật Anh với quy
định rằng giám đốc công ty có thể là thể nhân hoặc pháp nhân (khi đáp ứng điều
kiện trong cơng ty đã có ít nhất một giám đốc là thể nhân), pháp luật doanh nghiệp
Việt Nam quy định người QLCT chỉ có thể là cá nhân mà không được là pháp nhân.
Điều này xuất phát từ các học thuyết về pháp nhân, điển hình là hai học thuyết sau
đây. Đầu tiên, học thuyết pháp nhân là một hư cấu pháp lý (học thuyết cổ điển) cho
rằng pháp nhân chỉ là sự hư cấu, là một chủ thể giả định của pháp luật mang một số
đặc trưng sau: thứ nhất, pháp nhân do ý chí của nhà làm luật đặt ra hay nói cách
24

John Davies, tlđd(3), tr 16.
Về vấn đề này, tác giả có sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học do mình làm đồng tác giả, xem thêm tại

Trịnh Huyền Nhung, Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Minh Tiến (2016), tlđd (8), tr 33-37.
25

12


khác nó được hình thành từ những văn bản pháp luật và chỉ có những quyền theo
quy định của pháp luật; thứ hai, pháp nhân chỉ có thể hành động thơng qua hành vi
của người đại diện cho mình; thứ ba, lúc nào nhà nước cũng có quyền ra quyết định
giải tán pháp nhân do mình lập ra26. Theo đó, học thuyết này cho rằng ngoài thể
nhân (cá nhân con người), thì các chủ thể khác chỉ là những chủ thể giả tạo, do luật
pháp tạo ra; tất cả các pháp nhân đều từ ý chí nhà lập pháp mà có. Ngồi ra, học
thuyết phủ nhận pháp nhân kết luận rằng ngồi thể nhân thì khơng tồn tại bất cứ một
chủ thể nào khác, từ đó học thuyết này khơng công nhận pháp nhân là chủ thể của
các quan hệ pháp luật27. Từ đó có thể hiểu việc pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
quy định giám đốc công ty không thể là pháp nhân xuất phát từ nguyên nhân pháp
nhân là chủ thể hư cấu nên khơng thể tự mình tham gia trực tiếp vào các quan hệ
pháp luật, mọi hành vi của pháp nhân đều phải được thực hiện thông qua người đại
diện của pháp nhân.
Hai là, người QLCT giữ vai trị quản lý, điều hành cơng ty. Việc quản lý
cơng ty có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng
loại hình cơng ty và quy mô công ty. Mỗi người QLCT sẽ có các quyền hạn khác
nhau theo sự phân chia quyền lực thể hiện trong Điều lệ công ty và các quy định của
pháp luật. Trong công ty TNHH một thành viên, mỗi thành viên HĐTV đều là
người QLCT và có quyền biểu quyết tương ứng với số vốn nắm giữ. Tuy nhiên
HĐTV không thể hoạt động thường trực được và hoạt động theo cuộc họp nên để
điều hành hoạt động hàng ngày của cơng ty TNHH phải có GĐ/TGĐ. Cơ cấu tổ
chức quản lý của công ty TNHH hai thành viên và một thành viên được quy định
tương ứng tại các Điều 55, 78 và 85 LDN 2014. Đối với CTCP, do CTCP có nhiều
cổ đơng nên cổ đơng khơng thể trực tiếp quản lý công ty như thành viên trong công

ty TNHH mà phải thực hiện quyền quản lý thông qua các đại diện được lựa chọn
vào HĐQT28. Cũng giống như HĐTV của công ty TNHH, HĐQT không hoạt động
thường trực nên phải có GĐ/TGĐ để điều hành hoạt động hằng ngày của CTCP. Cơ
cấu tổ chức quản lý của CTCP bao gồm hai mơ hình được quy định cụ thể tại Điều
134 LDN 2014.
Ba là, người QLCT chịu sự kiểm soát và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu
công ty. Đặc điểm này giống với đặc điểm giám đốc cơng ty trong pháp luật Anh
chịu sự kiểm sốt của chủ sở hữu công ty. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở
lên, từng thành viên HĐTV là chủ sở hữu cơng ty, cịn trong cơng ty TNHH một
26

Nguyễn Bằng Tú, tlđd (20), tr 15.
Nguyễn Văn Lâm (2011), Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật, Luận văn thạc sỹ
luật học, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 6.
28
Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009) , Cơng Ty - Vốn, Quản Lý & Tranh Chấp Theo Luật Doanh
Nghiệp 2005, Nhà xuất bản tri thức, tr. 287.
27

13


thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, thành viên HĐTV do chủ sở hữu công ty bổ
nhiệm và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu29. HĐTV hoặc Chủ tịch công ty bổ
nhiệm hoặc thuê GĐ/TGĐ và GĐ/TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐTV hoặc chủ
tịch công ty, tổ chức, thực hiện các nghị quyết của HĐTV hoặc chủ tịch công ty30.
Trong CTCP, thành viên HĐQT khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của
mình phải tuân thủ đúng quy định của Điều lệ công ty và nghị quyết của ĐHĐCĐ.
GĐ/TGĐ chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT31.
Bốn là, người QLCT phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định theo

quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Đây là một trong những điều kiện cơ bản
để một cá nhân trở thành người QLCT. Ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được
quy định tại LDN 2014, cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện trở thành người
QLCT được quy định tại Điều lệ công ty (nếu Điều lệ cơng ty có quy định). Đặc
điểm này tuy giống với đặc điểm của giám đốc công ty trong pháp luật Anh về việc
phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định, nhưng cũng có phần khác biệt
với quy định về giám đốc trong CA 2006. Trong khi pháp luật Anh khơng quy định
về trình độ chun mơn đối với giám đốc cơng ty thì điều kiện đầu tiên của người
QLCT trong pháp luật Việt Nam là phải có trình độ chun mơn và kinh nghiệm
trong việc quản lý kinh doanh của công ty32. Việc quy định người QLCT phải đáp
ứng điều kiện về kiến thức chuyên môn trước tiên là nhằm mục đích đảm bảo người
QLCT có đủ khả năng để gánh vác công việc kinh doanh của cơng ty. Từ đó giúp
nâng cao hiệu quả hoạt động hoặc ít nhất là bảo tồn vốn cho các doanh nghiệp mà
đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh trình độ chun mơn thì người QLCT cịn phải đáp ứng một số
điều kiện khác. Đối với công ty con của cơng ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngồi các tiêu chuẩn và điều kiện quy định
tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 65 LDN 2014, GĐ/TGĐ không được là vợ hoặc
chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em
ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người QLCT mẹ và người đại diện phần
vốn nhà nước tại công ty đó33. GĐ/TGĐ cơng ty TNHH một thành viên phải đáp
ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại Điều 81 LDN 2014. GĐ/TGĐ

29

Khoản 1 Điều 79 Luật doanh nghiệp 2014.
Khoản 2 Điều 64 và Khoản 1 Điều 81 Luật doanh nghiệp 2014.
31
Khoản 2 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014.
32

Điều 65 LDN 2014 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện làm GĐ/TGĐ công ty TNHH hai thành viên trở lên;
Điều 81 LDN 2014 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện làm GĐ/TGĐ công ty TNHH một thành viên; Điều 92
LDN 2014 quy định Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên Doanh nghiệp nhà
nước; Điều 100 LDN 2014 quy định Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc Doanh nghiệp nhà
nước; Điều 151 LDN 2014 quy đinh tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị CTCP;
33
Khoản 3 Điều 65 Luật doanh nghiệp 2014.
30

14


công ty TNHH hai thành viên trở lên phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện được
quy định tại Điều 65 LDN 2014. Thành viên Hội đồng quản trị CTCP phải đáp ứng
đủ tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại Điều 151 LDN 2014.
Đáng lưu ý, người QLCT phải không thuộc đối tượng được quy định tại
Khoản 2 Điều 18 LDN 2014, cụ thể là các đối tượng sau:

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức;

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức
quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý
phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước, trừ
những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;



Người chưa thành niên;


Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành
vi dân sự;


Tổ chức khơng có tư cách pháp nhân;


Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù,
quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm
công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;


Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản và phòng,
chống tham nhũng.
Việc pháp luật đưa ra quy định cấm các đối tượng trên quản lý doanh nghiệp
đến từ nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân cơ bản nhất là để bảo vệ lợi
ích cơng cộng, lợi ích xã hội nói chung (tránh sự lạm quyền và ảnh hưởng xấu đến
công vụ đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, qn nhân, cơng an)
và bảo vệ lợi ích của cơng ty, chủ sở hữu nói riêng.
Một điểm khác biệt của LDN 2014 so với Luật Doanh nghiệp 2005 (LDN
2005) là ở chỗ nếu như Khoản 2 Điều 116 LDN 2005 quy định rằng GĐ/TGĐ của
CTCP không được đồng thời là giám đốc hay tổng giám đốc của doanh nghiệp khác
thì LDN 2014 đã bãi bỏ hạn chế này, vốn gây cản trở cho hoạt động của doanh
nghiệp. Có ý kiến cho rằng việc quy định GĐ/TGĐ của CTCP không được đồng

15


thời là giám đốc hay tổng giám đốc của doanh nghiệp khác là để bảo vệ cổ đơng của
CTCP vì các cổ đông này không trực tiếp điều hành cũng như kiểm sốt cơng ty,
quyền lợi của họ dễ bị xâm hại khi các giám đốc trục lợi ở doanh nghiệp khác34. Ý
kiến này khá hợp lý vì việc quy định như trên sẽ góp phần giảm bớt các giao dịch có
nguy cơ tư lợi của các GĐ/TGĐ CTCP khi mà quyền hạn của những chủ thể này
này thực sự rất lớn. Tuy nhiên, quy định này cũng là một cản trở đối với hoạt động
của các công ty lớn bởi trên thực tế, có nhiều cơng ty “lách luật” bằng cách quy
định trong Điều lệ CTCP rằng Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật để
cá nhân đó có thể đồng thời làm Giám đốc các doanh nghiệp khác. Cộng thêm tiêu
chuẩn và điều kiện để trở thành giám đốc phải “sở hữu ít nhất 10% vốn Điều lệ”
trong Điều 57 LDN 2005 được áp dụng với CTCP thì quy định hạn chế này được
xem là bất hợp lý, bởi trên thực tế, một cổ đông sở hữu được từ 10% vốn Điều lệ là
không nhiều ở các CTCP có quy mơ lớn. Do vậy quy định này sẽ hạn chế cơ hội
tham gia quản lý với tư cách là GĐ/TGĐ của rất nhiều “cổ đông lớn” trong CTCP35.
Từ đó có thể thấy quy định mới của LDN 2014 sẽ giúp nhiều nhà đầu tư có cơ hội
làm người đại diện công ty và việc bỏ đi quy định này giúp đáp ứng được nhu cầu
của các doanh nghiệp lớn.
Năm là, người QLCT chịu sự kiểm soát của pháp luật về các giao dịch với
người có liên quan. Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam đặt ra sự kiểm sốt đối với
giao dịch giữa cơng ty với những người QLCT vì đây là các giao dịch có nguy cơ
phát sinh tư lợi. Việc kiểm soát các giao dịch này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp và bảo vệ môi trường kinh doanh
lành mạnh, công bằng36. Cụ thể, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên theo
quy định tại Điều 67 LDN 2014 thì hợp đồng, giao dịch giữa công ty với những
người QLCT như thành viên HĐTV, GĐ/TGĐ và người có liên quan37 của những

34


Trần Thị Minh Thu, “Vai trò điều hành của giám đốc trong hệ thống bộ máy quản lý nội bộ công ty cổ
phần”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr 29.
35
Hãng luật INCIP, “Bất hợp lý về tiêu chuẩn và điều kiện làm giám đốc trong luật doanh nghiệp 2005”,
/>Truy cập ngày 16/05/2017.
36
Trần Thị Bảo Ánh (2010), “Kiểm sốt các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo luật doanh nghiệp
năm 2005”, Tạp chí Luật học số 9/2010, tr 12.
37
Khái niệm người có liên quan được quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 bao gồm: (1)
Công ty mẹ, người quản lý cơng ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với cơng ty
con trong nhóm cơng ty; (2) Cơng ty con đối với cơng ty mẹ trong nhóm cơng ty; (3) Người hoặc nhóm
người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thơng qua cơ quan quản lý
doanh nghiệp; (4) Người quản lý doanh nghiệp; (5) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành
viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; (6) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những
người, công ty (1), (2), (3), (4), (5); (7) Doanh nghiệp trong đó những người, cơng ty (1), (2), (3), (4), (5) và
(8) có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó; (8) Nhóm

16


đối tượng nêu trên phải được HĐTV chấp thuận. Đối với cơng ty TNHH một thành
viên là tổ chức thì hợp đồng, giao dịch giữa công ty với những người QLCT được
pháp luật quy định (bao gồm thành viên HĐTV, GĐ/TGĐ và người có liên quan
của những người nêu trên) phải được HĐTV hoặc chủ tịch công ty, GĐ/TGĐ và
kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu
biểu quyết38.
Đối với CTCP, Điều 162 LDN 2014 quy định các hợp đồng, giao dịch giữa

công ty với những người QLCT (bao gồm thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ và người có
liên quan của họ) phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận. Các hợp đồng, giao
dịch khi được giao kết không đúng quy định và gây thiệt hại cho công ty sẽ bị vô
hiệu và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người ký kết hợp đồng, người QLCT
có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hồn trả cho cơng ty các
khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó39.
Sáu là, người QLCT có những nghĩa vụ nhất định đối với cơng ty. LDN 2014
có từng điều luật riêng biệt quy định về nghĩa vụ của người QLCT trong công ty
TNHH40 và CTCP41. Thông qua các điều luật nêu trên, tác giả có thể rút ra được các
nghĩa vụ chung của người QLCT theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam như sau:


Nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.



Nghĩa vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung

thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và
chủ sở hữu cơng ty.


Nghĩa vụ trung thành với lợi ích của cơng ty.


Nghĩa vụ thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơng ty về doanh
nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần,
phần vốn góp chi phối.
Ngồi ra người QLCT cịn có một số nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật và Điều lệ cơng ty. Ở đây có thể thấy giống như pháp luật Anh, pháp luật doanh

nghiệp Việt Nam cũng quy định người QLCT có những nghĩa vụ “trung thành”,
“trung thực”, “cẩn trọng”. Tuy nhiên, những nghĩa vụ này lại khơng được giải thích
một cách chi tiết, khiến cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế gặp khơng ít khó
khăn. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn ở Chương 2.

người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối
việc ra quyết định của công ty.
38
Điều 86 Luật Doanh nghiệp 2014.
39
Điều Khoản 3 Điều 67, Khoản 4 Điều 86 và Khoản 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014.
40
Khoản 1 Điều 71 và Điều 83 Luật Doanh nghiệp 2014.
41
Khoản 1 Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2014.

17


1.2 Khái niệm nghĩa vụ người quản lý công ty
Nghĩa vụ của người QLCT đối với công ty (các cổ đông) được coi là hạt
nhân cơ bản trong luật công ty của các nước theo mơ hình luật cơng ty Anh-Mỹ42. Ở
Việt Nam, nghĩa vụ của người QLCT cũng được xem là một vấn đề rất quan trọng
trong pháp luật về công ty và trong hoạt động quản lý công ty.
Theo từ điển tiếng Việt, nghĩa vụ là việc bắt buộc phải làm đối với xã hội,
đối với người khác mà pháp luật hoặc đạo đức quy định43. Trong khoa học pháp lý,
nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải thực hiện công việc hoặc
không được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể
khác44. Có phần khác biệt với khái niệm về nghĩa vụ, thuật ngữ “trách nhiệm” dùng
để chỉ hậu quả pháp lý bất lợi mà người có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh

chịu trước nhà nước do hành vi vi phạm của mình gây ra45.
LDN 2014 đã sửa lại thuật ngữ “nghĩa vụ” trong LDN 2005 thành thuật ngữ
“trách nhiệm”. Về mặt ngữ nghĩa thì cả nghĩa vụ và trách nhiệm đều là một việc
phải làm nhưng có tính ‘cưỡng bách’ khác nhau. Cụ thể, trách nhiệm thì nghiêng
nhiều về các vấn đề đạo đức, thuộc bổn phận trong khi nghĩa vụ nhấn mạnh đến
việc cưỡng bách thực hiện46. Tuy nhiên đây không phải là điểm quan trọng vì Luật
DN 2014 cũng đã cụ thể hóa rất nhiều các khái niệm về bổn phận theo tiêu chuẩn
trong thông luật47. Và tương tự như luật công ty Anh, luật doanh nghiệp Việt Nam
cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định khái niệm nghĩa vụ người
QLCT mà chỉ liệt kê những nghĩa vụ này. Các vấn đề về nghĩa vụ của người QLCT
trong LDN 2014 chịu ảnh hưởng nhiều của luật công ty Anh-Mỹ và được tiếp thu
nhiều qua các nghĩa vụ về trung thành (loyalty), trung thực (good faith), cẩn trọng
(care and diligence), không tư lợi (personal interests)48.
1.3 Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ người quản lý cơng ty
Có thể thấy rằng nghĩa vụ của người QLCT là một chế định hết sức quan
trọng. Vì vậy, việc quy định những nghĩa vụ này trong pháp luật về doanh nghiệp là

42

Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí
khoa học pháp lý, Số 4, tr 11,18.
43
Từ điển tiếng Việt />Truy cập ngày 26/5/2017.
44
Điều 274 Bộ luật dân sự 2015.
45
Khoản 5 Điều 3 BLDS 2015 quy định “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”.
46
Theo Immanuel Kant, triết gia Đức, thì bổn phận gần với một hành động có tính đạo đức hơn là một nghĩa

vụ ràng buộc chặt chẽ.
47
Việt-Nam Cổng-luật, Fiduciary duty (phần 1).
/>Truy cập ngày 26/5/2017.
48
Nguyễn Thị Thái Vân, tlđd (11), tr 31.

18


điều tất yếu. Cụ thể, việc ghi nhận nghĩa vụ của người QLCT trong pháp luật doanh
nghiệp ở Việt Nam có những ý nghĩa sau đây:
Một là, quy định nghĩa vụ người QLCT nhằm bảo vệ lợi ích cho cơng ty nói
chung và bảo vệ lợi ích cho cổ đơng, thành viên cơng ty nói riêng. Điều này xuất
phát từ nguyên nhân giữa công ty và người QLCT tồn tại quan hệ ủy quyền mà toàn
bộ hoạt động, tài sản của công ty được trao cho những người QLCT quyết định. Vì
vậy nên trên thực tế tồn tại khơng ít trường hợp xung đột lợi ích phát sinh giữa cơng
ty và người QLCT. Những xung đột lợi ích này chủ yếu là trong những giao dịch có
nguy cơ tư lợi khi mà một người QLCT đứng ở cả hai bên của giao dịch và đạt được
một số lợi ích nhất định từ giao dịch đó. Adam Smith đã cho rằng với đặc tính của
cơng việc quản lý, các cổ đơng không nên kỳ vọng và tin tưởng rằng người QLCT
sẽ hành động như họ muốn, bởi lẽ người QLCT luôn có xu hướng thiếu siêng năng,
mẫn cán và lợi dụng vị trí của mình để tìm kiếm lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là
cho các cổ đơng và cơng ty49. Ơng cịn cho rằng những người QLCT sẽ không bao
giờ bảo vệ tài sản/tiền bạc của người khác một cách cẩn trọng như cách mà những
người chủ sở hữu các công ty tư nhân bảo vệ tài sản của họ50; và “các giám đốc
công ty, hoạt động như người quản lý tiền bạc của người khác, chứ không phải của
riêng mình, vì thế chúng ta khơng thể kỳ vọng rằng họ sẽ trơng nom khoản tiền đó
với sự thận trọng như những người quản lý trong một doanh nghiệp tư nhân thường
bảo vệ đồng tiền của chính mình”51. Ngoài ra, lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả

hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người QLCT) đều muốn tối đa hóa lợi
ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người QLCT sẽ khơng ln ln hành động vì
lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông và công ty52. Cụ thể, theo quan điểm
của lý thuyết về đại diện, sự phân tách giữa sở hữu và quản lý có thể dẫn tới việc
nhà quản lý hành động không nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đơng, mà có
thể vì lợi ích của chính bản thân họ, do đó một cơ chế kiểm sốt cần được thiết kế
để bảo vệ lợi ích của các cổ đơng53. Trong lý thuyết này, các cổ đông là các chủ sở
hữu hoặc là người đứng đầu công ty, thuê những người khác thực hiện công việc.
Những người đứng đầu ủy quyền hoạt động của công ty cho các giám đốc hoặc
những người quản lý, họ là người đại diện cho các cổ đông. Trong khi các cổ đông

49

Adam Smith (1776), The Wealth of Nations, tr. 800.
Trích bởi Harwell Wells (2010), “The birth of corporate governance”, Seatle University Law Review,
Vol.33, No.4, tr 1251.
51
Trần Thị Hồng Liên (2011), Quản trị công ty: Lịch sử phát triển và mơ hình tổng thể, Kỷ yếu hội thảo khoa
học pháp luật về quản trị công ty - những vấn đề lý luận và thực tiễn. Trường Đại học Kinh tế - Luật, Tp.
Hồ Chí Minh, 12/2011, tr 129.
52
Thomas W. Joo (2004), Theory and Policy, tr. 53.
53
Michael C. Jensen and William H. Meckling (1976), Theory of the firm: managerial behavior, agency
costs and ownership structure, tr 306.
50

19



×