Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong tố tụng hình sự (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ CHÍNH QUY
KHĨA 34 (KHĨA HỌC 2009 - 2013)

NGUN TẮC “BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƢỚC
TỊA ÁN” TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

SINH VIÊN: MAI NGUYỄN HỒNG LÂM
MSSV: 0955060047
LỚP: CHẤT LƢỢNG CAO 34
GVHD: TS. VÕ THỊ KIM OANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này đƣợc hồn thành là một thành công đối với tác giả. Tác giả không thể
quên đƣợc sự giúp đỡ của những ngƣời đã hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn Giáo viên hƣớng dẫn là Tiến sĩ Võ Thị Kim Oanh vì cơ đã
nhiệt tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện đƣợc khóa luận
này. Cảm ơn những ngƣời bạn thân thiết, đặc biệt là Hoàng Minh Dự đã ở bên cạnh
và giúp đỡ mình trong những giờ phút cam go nhất. Cảm ơn mẹ và em đã cho con
động lực vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách để hồn thành khóa luận đúng hạn. Cảm
ơn tất cả những ngƣời đã tiếp xúc và giúp tác giả hình thành nên thế giới quan độc
lập về một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, bình đẳng.



Khóa luận này nghiên cứu về một vấn đề có tầm lý luận vĩ mơ do đó có thể có nhiều
điểm gây tranh cãi. Tác giả rất mong nhận đƣợc những sự phản biện thiện chí và tích
cực để giúp nó trở nên hồn thiện hơn. Nếu nhƣ khóa luận này có thể giúp ích cho
q trình cải cách tƣ pháp của đất nƣớc thì đó quả là một điều rất may mắn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu khoa học do tác giả tự mình thực hiện
với sự hỗ trợ từ Giáo viên hƣớng dẫn là Tiến sĩ Võ Thị Kim Oanh. Những kết quả
nghiên cứu hay sản phẩm trí tuệ của ngƣời khác mà tác giả sử dụng trong khóa luận
này đều đƣợc tác giả ghi chú nguồn đầy đủ. Với nhận thức cao độ về trách nhiệm của
ngƣời nghiên cứu khoa học, tác giả không thực hiện bất kỳ hành vi đạo văn hay gian
lận nào.
Tác giả chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có bất kỳ vi phạm nào đƣợc phát hiện
mâu thuẫn với những cam kết trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2013
Tác giả

Mai Nguyễn Hoàng Lâm


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN
BÌNH ĐẲNG TRƢỚC TỊA ÁN .................................................................................. 4
1.1 Khái niệm chung về nguyên tắc Tố tụng hình sự và ngun tắc bảo đảm

bình đẳng trƣớc Tịa án .......................................................................................... 4
1.1.1 Định nghĩa nguyên tắc Tố tụng hình sự ............................................................... 4
1.1.2 Nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án ........................................... 6
1.1.3 Đặc điểm, ý nghĩa của nguyên tắc........................................................................ 8
1.2 Mối quan hệ giữa nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” với
một số ngun tắc khác trong Tố tụng hình sự .................................................. 13
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng
trƣớc Tịa án trong Tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 tới trƣớc năm
2003 ........................................................................................................................ 17
CHƢƠNG II: NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG
TRƢỚC TỊA ÁN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH ...................... 20
2.1 Các chủ thể của nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án ............. 20
2.2 Các chủ thể có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật . 24
2.3 Các chủ thể có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra yêu cầu trƣớc Tịa án ....... 28
2.4 Các chủ thể có quyền bình đẳng tranh luận dân chủ trƣớc Tòa án ................. 31
2.5 Trách nhiệm của Tòa án trong việc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án 38
CHƢƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN
BÌNH ĐẲNG TRƢỚC TỊA ÁN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG CỦA NGUYÊN TẮC ...................................................................................... 44


3.1 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án trong
Tố tụng hình sự ...................................................................................................... 44
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng
trƣớc Tịa án .......................................................................................................... 52
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật ........................................................................... 53
3.2.2 Giải pháp khác .................................................................................................... 55
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 57



1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ một xã hội hay nhà nƣớc dân chủ nào cũng có nhu cầu về một hệ thống
Tịa án xét xử cơng minh để giữ gìn trật tự xã hội. Để đảm bảo tính hiệu quả của việc
xét xử thì cần phải có một hệ thống nguyên tắc chặt chẽ, thể hiện đầy đủ các yêu cầu tố
tụng hình sự cần thiết. Bình đẳng là một thuộc tính quan trọng của hoạt động xét xử.
Nó là cơ sở để các chủ thể bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời giúp cho tòa án hiểu
rõ sự thật khách quan vụ án để đƣa ra phán quyết chính xác. Vì tính chất quan trọng đó
nên yếu tố này phải đƣợc quy định trong một nguyên tắc tố tụng hình sự nhất định.
Thực tiễn hoạt động xét xử của tịa án hình sự Việt Nam cho thấy quyền bình
đẳng của các chủ thể tham gia phiên tòa vẫn chƣa đƣợc bảo đảm. Phổ biến vẫn là các
trƣờng hợp mà ngƣời bị buộc tội, ngƣời bào chữa cho ngƣời buộc tội không đƣợc tạo
các điều kiện để phát biểu ý kiến và chứng minh cho các ý kiến của mình. Kiểm sát
viên trong phiên tịa vẫn là một vị trí quyền lực chi phối quyết định của Tòa án. Tòa án
chƣa thực hiện đúng chức năng xét xử trung lập và chƣa bảo đảm đƣợc cho các chủ thể
đƣợc thực hiện quyền bình đẳng của mình. Đây là thực trạng đã diễn ra ở Việt Nam
một thời gian dài và đang đƣợc nghiên cứu khắc phục.
Cải cách tƣ pháp trong thời kỳ mới đã đặt ra các yêu cầu mới cho ngành Tòa án
phải đổi mới cách thức làm việc và tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ
nghĩa, phải tiến hành chính xác và chỉ đƣợc tiến hành các hoạt động của mình trong
phạm vi luật định. Vì thế, vấn đề bình đẳng trong việc xét xử lại đƣợc đặt ra để giải
quyết. Nhà nƣớc yêu cầu nâng cao vị thế và quyền của luật sƣ tại phiên tòa để cân
bằng với sức mạnh buộc tội của Viện kiểm sát. Các vị trí khác trong phiên tịa cũng
cần đƣợc tơn trọng hơn. Đặc biệt, Tòa án phải thể hiện sự cơng tâm và khách quan của
mình hơn nữa thơng qua việc tạo điều kiện cho các hoạt động của Viện kiểm sát, bị
cáo, luật sƣ cũng nhƣ các đối tƣợng khác đƣợc diễn ra bình đẳng.



2

Tóm lại, ngun tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc tịa án” tuy cũ nhƣng lại
là một ngun tắc ln nhận đƣợc một sự quan tâm của nhà nƣớc trong việc xem xét,
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Với nhận thức đó, khóa luận này sẽ phân
tích làm rõ nguyên tắc về cả lý luận và thực tiễn nhằm đƣa ra những kiến nghị phù hợp
giải quyết các vấn đề mà thực tiễn và nhà nƣớc đặt ra.
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” chƣa đƣợc
nghiên cứu riêng lẻ nhiều. Tác giả chỉ tìm thấy một khóa luận nghiên cứu về đề tài này
của tác giả Trần Thị Tuyết Nhung năm 2003. Tuy nhiên, khóa luận này nghiên cứu
nguyên tắc này dƣới quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 nên khơng đảm
bảo tính cập nhật. Chủ yếu, các nghiên cứu khoa học khác chỉ đề cập tới một phần của
nguyên tắc này nhƣ vấn đề về tranh luận, về cung cấp chứng cứ chứ hầu nhƣ không
nghiên cứu nào tiến hành trên một sự tổng hợp chung. Do đó, có thể nói đề tài này vừa
cũ vừa mới. Mới là vì khơng nhiều ngƣời nghiên cứu riêng về nguyên tắc này nhƣng
cũ là vì từng vấn đề trong nguyên tắc đã đƣợc đƣa ra tranh luận, nghiên cứu rất nhiều ở
các đề tài khác.
3 Mục đích đề tài
Mục đích của khóa luận là thơng qua việc nghiên cứu quan hệ của các quy định
pháp luật liên quan đến nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án” và thực
tiễn áp dụng để chỉ ra các bất cập và đƣa ra hƣớng hoàn thiện trong pháp luật Tố tụng
hình sự tại Việt Nam. Đây là một vấn đề khơng chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà cịn
có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt thực tiễn, đem lại một nền tƣ pháp trong sạch và
vững mạnh, đảm bảo quyền con ngƣời trong thời đại mới.
4 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này tập trung nghiên cứu Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm
2003 về nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án” và các điều luật cụ thể
thể hiện nguyên tắc này. Đồng thời, khóa luận này cũng tìm hiểu và đƣa ra các quan



3

điểm, đánh giá của các chuyên gia thông qua các bài nghiên cứu khoa học của họ về
vấn đề này. Từ đó, tác giả sẽ tổng hợp và phân tích, đƣa ra nhận định và giải pháp mới
cho yêu cầu mà đề tài đặt ra.
5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng phối hợp các phƣơng pháp tƣ duy logic,
so sánh, chứng minh, tổng hợp, phân tích, đánh giá nghiên cứu các quy định của pháp
luật cũng nhƣ các ý kiến của chuyên gia.
6 Ý nghĩa khoa học – Thực tiễn
Khóa luận có ý nghĩa nhƣ một nghiên cứu có hệ thống các quy định hiện hành
về nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” giúp ngƣời đọc có cái nhìn
đúng đắn, tổng quan về nguyên tắc này, là nguồn tài liệu tham khảo cho những ngƣời
hoạt động trong ngành Tịa án hình sự. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp
dụng về quyền bình đẳng trƣớc Tịa án, khóa luận đã phân tích và tìm ra những điểm
bất cập, thiếu sót trong quy định của pháp luật về vấn đề này và đề xuất những kiến
nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật.
7 Bố cục khóa luận
Lời mở đầu
Phần nội dung
CHƢƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN
BÌNH ĐẲNG TRƢỚC TỊA ÁN
CHƢƠNG II: NỘI DUNG NGUN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG
TRƢỚC TỊA ÁN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
CHƢƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN
BÌNH ĐẲNG TRƢỚC TỊA ÁN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG CỦA NGUYÊN TẮC
Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo


4

CHƢƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN
BÌNH ĐẲNG TRƢỚC TỊA ÁN
1.1 Khái niệm chung về ngun tắc Tố tụng hình sự và nguyên tắc bảo đảm bình
đẳng trƣớc Tịa án
1.1.1 Định nghĩa ngun tắc Tố tụng hình sự
Khái niệm nguyên tắc
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “nguyên tắc là điều cơ bản định ra nhất thiết
phải tuân theo trong một loạt việc làm”1.
Đối với một lĩnh vực cụ thể, những việc làm có tính chất chung bắt buộc phải
thực hiện theo một nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này vừa thể hiện tính
khách quan vừa thể hiện tính chủ quan. Do mỗi hoạt động đều có một số tính chất nhất
định cho nên các ngun tắc để thực hiện một hoạt động cụ thể phải tuân theo các quy
luật khách quan của một quan hệ xã hội mà hoạt động đó hƣớng tới2. Đồng thời, các
quy luật này đƣợc phản ánh thơng qua q trình nhận thức của con ngƣời do đó các
ngun tắc cịn có tính chủ quan.
Khái niệm ngun tắc Tố tụng hình sự
Xây dựng và áp dụng pháp luật là các hoạt động đặc thù mang tính chun mơn
cao của nhà nƣớc, do đó những nguyên tắc của các hoạt động này cũng có những đặc
thù nhất định. Tính đặc thù này thể hiện bản chất quan hệ pháp luật theo từng ngành
luật cụ thể. Khơng nằm ngồi quy luật đó, Tố tụng hình sự cũng có những ngun tắc
nhất định. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đƣa ra các quan điểm khác nhau về khái
niệm nguyên tắc Tố tụng hình sự. Một số quan điểm chính đó là:

1


Từ điển Tiếng Việt – Nxb Khoa học xã hội. Trung tâm từ điển học Hà Nội – Việt Nam, 1994, tr. 672

2

Lƣơng Thị Mỹ Quỳnh, Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong Tố tụng

hình sự Việt Nam và Thụy Điển, Khóa luận thạc sĩ luật học, Tp. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 13


5

Quan điểm thứ nhất cho rằng “Các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình
sự là những phƣơng châm, những định hƣớng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động Tố
tụng hình sự, đƣợc các văn bản pháp luật ghi nhận.”3.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Nguyên tắc của bộ luật Tố tụng hình sự là những
tƣ tƣởng chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động Tố tụng hình sự hoặc đối với một loạt hoạt
động nhất định”4.
Quan điểm thứ ba, Vụ Công tác lập pháp, Viện Khoa học kiểm sát phân tích
những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự là “những nguyên tắc quan trọng, chủ
đạo trong hoạt động Tố tụng hình sự mà mọi chủ thể tham gia vào quá trình Tố tụng
hình sự, mọi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân phải quán triệt và tuân thủ để bảo đảm thực
hiện nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự cũng nhƣ để đạt đƣợc mục đích của Tố
tụng hình sự là nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác,
nhanh chóng và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội
phạm, không làm oan ngƣời vô tội.”5.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng đã có một số điểm chung trong việc xác
định khái niệm thế nào là “nguyên tắc”. Các quan điểm đều cho rằng đóng vai trị là
xƣơng sống của ngành luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc Tố tụng hình sự là tất cả
những điều kiện, giới hạn hay phƣơng hƣớng chỉ đạo mà từ đó các quy định pháp luật
cụ thể đƣợc thiết lập một cách thống nhất từ trật tự sắp xếp cho đến nội dung, thể hiện

một cách đầy đủ và không mâu thuẫn với ý chí của nhà làm luật. Từ những điểm nhƣ
trên, tác giả đƣa ra khái niệm nguyên tắc Tố tụng hình sự nhƣ sau: “Nguyên tắc của
Luật Tố tụng hình sự là những tư tưởng, những quan điểm, những phương châm và
định hướng chi phối hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự.”

3

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự, trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2005, tr. 27

4

Trần Thế Vƣợng: Những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự VIệt Nam và yêu cầu của việc sửa đổi toàn

diện Bộ Luật Tố tụng hình sự, kỷ yếu hội thảo của UBPL của Quốc hội, TP.HCM tháng 8/1999, tr. 12
5

Những sửa đổi cơ bản của Bộ Luật Tố tụng hình sự Năm 2003, Nhà xuất bản Tƣ Pháp, tr. 11


6

Trong phạm vi của khóa luận này, tác giả khơng đi sâu vào nghiên cứu đặc
điểm của nguyên tắc cơ bản trong Tố tụng hình sự mà chỉ trình bày một cách khái quát
nhằm làm cơ sở để phân tích rõ hơn về nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc
Tịa án.
1.1.2 Ngun tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án
Định nghĩa ngun tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án
Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “bình đẳng” có nghĩa là ngang hàng với
nhau về địa vị và quyền lợi6, “bảo đảm” nghĩa là “nhận chắc chắn và chịu trách nhiệm
về một việc”7.

Kết hợp với định nghĩa ngun tắc Tố tụng hình sự ở phía trên, tác giả đƣa ra
khái niệm nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án” là tư tưởng chỉ đạo
việc xây dựng và áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự để duy trì sự ngang hàng về quyền
lợi của các chủ thể có liên quan tới vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử.
Nội dung nguyên tắc
Quyền bình đẳng trong việc đưa ra quan điểm và sử dụng phương tiện chứng
minh
Những chủ thể tham gia vào quá trình xét xử của một vụ án hình sự đều có một
sự tƣơng tác nhất định với những chủ thể khác và Tòa án. Sự tƣơng tác này thể hiện ở
việc họ phải hoặc đƣợc đƣa ra quan điểm của mình về các vấn đề cần chứng minh
trong vụ án. Tuy rằng sự tham gia của họ có phần khác nhau về địa vị pháp lý và phạm
vi vấn đề cho ý kiến nhƣng những thơng tin họ đƣa ra đều góp phần đóng góp vào việc
giải quyết vụ án cho nên những ý kiến đó cần đƣợc tơn trọng nhƣ nhau. Để chứng
minh cho những quan điểm của mình thì họ cần đƣợc sử dụng các phƣơng tiện chứng
minh và đƣợc đáp ứng các điều kiện thuận lợi cho việc chứng minh. Các phƣơng tiện
chứng minh có thể là chứng cứ và lý lẽ. Các chứng cứ và lý lẽ này dù là phục vụ cho

6

Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân Lãm. Từ điển Tiếng Việt – Nxb Thanh Hóa 1999, tr. 85

7

Từ điển Tiếng Việt 2008, Nguyễn Văn Xô chủ biên, NXB Thanh niên.


7

việc buộc tội hay gỡ tội thì chúng cũng cần phải đƣợc đặt ngang hàng về mặt giá trị
chứng minh. Chứng cứ và lý lẽ nào có sức thuyết phục hơn thì sẽ phải đƣợc chấp nhận.

Việc đƣa chứng cứ khơng có nhiều khác biệt giữa các mơ hình tố tụng nhƣng việc đƣa
ra lý lẽ thì đƣợc thể hiện bằng nhiều cách khác nhau trong pháp luật các nƣớc. Việc
đƣa ra lý lẽ ở mơ hình thẩm vấn thể hiện bằng việc trình bày câu trả lời cho các chủ thể
xét hỏi cịn ở mơ hình tranh tụng thì qua hình thức tranh luận tại phiên tịa. Các điều
kiện thuận lợi cho việc chứng minh là những điều kiện mà chỉ khi có đầy đủ các điều
kiện đó việc chứng minh mới đƣợc tiến hành một cách tốt nhất. Do sự thuận lợi là một
yếu tố rất khó xác định nên tùy vào trƣờng hợp mà ngƣời chứng minh cần những điều
kiện thích hợp riêng cho mình, tuy nhiên vẫn có một số điều kiện chung mà tất cả các
trƣờng hợp đều cần tới. Những điều kiện này theo thời gian trở thành những điều kiện
cơ bản cần phải đảm bảo cho việc chứng minh trong ngành luật Tố tụng hình sự. Do đã
trở thành những điều kiện cơ bản nên việc đƣợc sử dụng các điều kiện đó trở thành
quyền bình đẳng của tất cả những ngƣời tham gia vào hoạt động chứng minh.
Các chủ thể có quyền bình đẳng trong nguyên tắc này là các chủ thể có liên
quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Các chủ thể này đƣợc chia thành hai nhóm
chính đó là nhóm buộc tội và nhóm gỡ tội. Nhóm buộc tội bao gồm những chủ thể có
quyền buộc tội. Trong các hệ thống pháp luật Tố tụng hình sự khác nhau thì các chủ
thể này cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn ở một số quốc gia bên cạnh quyền cơng tố của
các cơ quan nhà nƣớc thì nhà nƣớc cịn cho phép ngƣời bị hại có quyền tƣ tố. Một số
nƣớc khác thì chỉ có cơ quan nhà nƣớc giữ quyền công tố nhằm buộc tội một chủ thể
nào đó. Ví dụ ở Việt Nam, cơ quan có quyền cơng tố là Viện kiểm sát, ở Pháp cơ quan
đó là Viện cơng tố. Nhóm gỡ tội bao gồm ngƣời bị buộc tội và ngƣời bào chữa cho họ.
Ngƣời bị buộc tội là chủ thể trung tâm của quá trình tố tụng. Mọi hành vi tố tụng đều
đƣợc thực hiện nhằm xác định họ có phạm tội hay khơng và trách nhiệm hình sự dành
cho hành vi phạm tội đó nếu có. Ngƣời bào chữa là chủ thể thực hiện chức năng bào
chữa cho ngƣời bị buộc tội để chứng minh sự vơ tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình
sự cho họ.


8


Bên cạnh đó cịn có một số chủ thể khác mà quyền và lợi ích của họ gắn liền với
vụ án hình sự. Những chủ thể đó là ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và những ngƣời bảo vệ quyền lợi cho họ.
Tuy không phải là những ngƣời thực hiện chức năng buộc tội hay gỡ tội nhƣng do
quyền và lợi ích của họ gắn liền với vụ án hình sự nên họ đƣợc tham gia phiên tòa và
đƣợc thực hiện các quyền phù hợp với địa vị pháp lý của mình. Những ngƣời này có
quyền đƣa đƣa ra yêu cầu cho các quyền và lợi ích liên quan của họ và đƣợc chứng
minh tính đúng đắn cho các quyền và lợi ích đó. Việc chứng minh này cũng cần phải
đƣợc thực hiện thông qua việc đƣa ra chứng cứ, lý lẽ với các điều kiện thuận lợi đƣợc
bảo đảm cho nên quyền bình đẳng trƣớc Tịa án không chỉ giới hạn ở bên buộc tội hay
gỡ tội mà cịn đƣợc áp dụng cho nhóm các đối tƣợng này.
Trách nhiệm của Tòa án trong việc Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án
Quyền đƣợc đƣa ra quan điểm và sử dụng phƣơng tiện chứng minh là quyền
bình đẳng mà các chủ thể tham gia phiên tòa cần phải có khi thực hiện các hoạt động
nhằm thực hiện nhiệm vụ hay bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây là vấn đề mang tính lý
luận liên quan tới cơ chế đảm bảo công bằng tự động giữa các bên tham gia hoạt động
buộc tội, gỡ tội cũng nhƣ các chủ thể khác. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng và lý luận
ln có một khoảng cách nhất định. Bởi vì tính xung đột về quyền lợi nên các bên
buộc tội, gỡ tội cũng nhƣ các chủ thể khác luôn muốn quyền của mình đƣợc ƣu tiên
hơn, quan điểm của mình đƣợc tôn trọng hơn. Khi không ai nhƣợng bộ ai hoặc một
bên lạm dụng quyền của mình để gây khó khăn cho việc thực hiện quyền của các chủ
thể khác thì vụ án hoặc sẽ đi vào bế tắc hoặc sẽ khơng thể tìm đƣợc một kết luận chính
xác. Tịa án với vai trò là ngƣời thực hiện hoạt động xét xử và là ngƣời dẫn dắt các
hoạt động tố tụng tại phiên tịa, hơn ai hết, họ phải có trách nhiệm duy trì sự bình đẳng
giữa các bên. Sự vơ tƣ, khách quan của Tịa án góp phần đảm bảo một môi trƣờng xét
xử trong sạch để phán quyết đƣa ra chỉ phụ thuộc vào sự thật khách quan của vụ án.


9


1.1.3

Đặc điểm, ý nghĩa của nguyên tắc

Đặc điểm:
Thứ nhất, nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” thể hiện tính
dân chủ trong hoạt động xét xử. Dân chủ là một yêu cầu thiết yếu đối với một xã hội
văn minh phát triển. Mặc dù khơng có sự thống nhất về khái niệm dân chủ nhƣng thuật
ngữ “dân chủ” có thể đƣợc hiểu khái quát là dân làm chủ. Dân làm chủ nghĩa là mọi
ngƣời đều có quyền tham gia quyết định một việc nào đó thơng qua sự bình đẳng trong
việc đƣa ra ý kiến và các ý kiến này sẽ đƣợc xử lý theo một nguyên tắc nhất định để
chọn ra ý kiến đƣợc nhiều ngƣời đồng tình nhất. Bản chất của dân chủ đó là việc cho
phép mỗi ngƣời tham gia vào quá trình định đoạt những việc liên quan tới quyền lợi
hay nghĩa vụ của họ với tƣ cách là một thành viên không chịu sự phân biệt đối xử của
xã hội. Ý kiến của mỗi ngƣời đều đƣợc tôn trọng nhƣ nhau. Dân chủ đƣợc xây dựng
trên sự bình đẳng hay nói cách khác bình đẳng chính là một thuộc tính của dân chủ.
Trong việc xét xử, dân chủ có thể đƣợc hiểu rằng các chủ thể tham gia phiên tòa, bao
gồm bên buộc tội, bên gỡ tội và các chủ thể khác đƣợc phép tham gia vào việc định
đoạt các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới mình thơng qua việc trình bày các ý kiến
của họ trƣớc Tịa án. Việc trình bày ý kiến này phải đƣợc thực hiện trên cơ sở bình
đẳng, khơng chủ thể nào đƣợc ƣu tiên hơn các chủ thể cịn lại. Ngƣời thực hiện quyền
cơng tố đƣợc quyền buộc tội bị cáo, bị cáo đƣợc quyền tự bào chữa cho mình, luật sƣ
có quyền bào chữa cho bị cáo và những chủ thể khác có quyền đƣa ra các ý kiến để
bảo vệ quyền lợi của mình. Những ngƣời này khơng chịu sự phân biệt đối xử nào của
Tòa án dựa trên địa vị pháp lý của họ. Vì những chủ thể tham gia phiên tịa khi thực
hiện quyền bình đẳng trƣớc Tịa án hồn tồn có thể tham gia vào q trình định đoạt
những vấn đề của mình một cách bình đẳng cho nên, nguyên tắc bình đẳng trƣớc Tịa
án đã thể hiện đƣợc tính dân chủ trong hoạt động xét xử.
Thứ hai, nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” mang tính quốc
tế. Bình đẳng là một phạm trù mà giá trị của nó đã đƣợc phát triển, bảo tồn xuyên suốt

lịch sử phát triển của xã hội lồi ngƣời. Bình đẳng là giá trị chung của nhân loại và


10

không thuộc về riêng bất cứ một quốc gia hay xã hội nào. Dù là bình đẳng trƣớc pháp
luật hay bình đẳng trƣớc Tịa án thì các sự bình đẳng đó đều đƣợc ghi nhận trong các
văn bản có tính quốc tế. Một số văn bản đó có thể đƣợc kể đến nhƣ Tuyên ngôn thế
giới về quyền con ngƣời, Công ƣớc quốc tế về những quyền dân sự và chính trị hay
Cơng ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời châu Âu. Ở tại các văn bản này, các quốc gia
cùng thừa nhận bình đẳng trƣớc Tịa án là một quyền mà tất cả mọi ngƣời đều phải
đƣợc hƣởng. Dù ở bất kỳ quốc gia nào, trƣớc Tòa án, mỗi ngƣời đều phải đƣợc phát
biểu ý kiến của mình và đƣợc mọi ngƣời lắng nghe, tơn trọng. Tịa án phải có trách
nhiệm giữ gìn sự vơ tƣ, khách quan để đảm bảo cho các chủ thể tham gia phiên tòa
đƣợc bình đẳng phát biểu ý kiến, chứng minh cho các quyền và lợi ích của mình. Với
sự thừa nhận rộng rãi của các nƣớc trên thế giới nhƣ trên, nguyên tắc “Bảo đảm quyền
bình đẳng trƣớc Tịa án” là một nguyên tắc mang tính quốc tế.
Thứ ba, nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” là ngun tắc gắn
liền với hoạt động tranh tụng. “Tranh tụng đƣợc nhìn nhận nhƣ một quá trình tồn tại,
vận động, đấu tranh nhằm phủ định lẫn nhau giữa hai chức năng cơ bản (chức năng
buộc tội và chức năng bào chữa) là hai chức năng có định hƣớng ngƣợc chiều nhau,
đối trọng nhau, có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ ý kiến, lập luận, lợi ích và phản
bác ý kiến, lập luận, lợi ích của phía bên kia mà đỉnh điểm của q trình này diễn ra tại
phiên tịa sơ thẩm trƣớc Tòa án với vai trò là trọng tài.”8. Giải thích về ngun tắc
“Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án”, các quyền cung cấp chứng cứ, tranh luận
của các bên liên quan đến vụ án đều phát sinh gắn liền với địa vị pháp lý của họ trong
phiên tòa. Do chức năng buộc tội và gỡ tội phát sinh cùng lúc và đối trọng nhau nên
các thuộc tính của nó cũng cần phải đối trọng nhau. Việc đƣa chứng cứ, yêu cầu hay
tranh luận xét cho cùng cũng là biểu hiện của hoạt động buộc tội và gỡ tội, do đó,
8


Nguyễn Thái Phúc: Vấn đề tranh tụng và tăng cƣờng tranh tụng trong Tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tƣ

pháp, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 8,2008, tr. 58-67; Nguyễn Trƣờng Tín: Một số vấn đề về mối quan hệ
giữa tranh tụng trong Tố tụng hình sự với chức năng xét xử của Tịa án trong bối cảnh cải cách tƣ pháp, Tạp chí
Nhà nƣớc và Pháp luật, số 10, 2008, tr. 75-8


11

chúng cần nhận đƣợc sự tôn trọng nhƣ nhau trƣớc Tịa án. Bị cáo và ngƣời bào chữa
phải có quyền không kém hơn kiểm sát viên để đảm bảo bất cứ sự buộc tội nào đều có
thể đƣợc phản hồi bằng một sự gỡ tội tƣơng xứng, phù hợp với sự thật khách quan.
Ý nghĩa:
Thứ nhất, nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” góp phần bảo
đảm quyền con ngƣời. Quyền tiếp cận công lý là một quyền tự nhiên mà với quyền đó,
con ngƣời có thể đƣợc tham gia vào quá trình xác minh sự thật vụ án để bảo đảm
quyền và lợi ích cho mình. Quyền tiếp cận công lý trong nguyên tắc này đƣợc thể hiện
ở việc mỗi ngƣời tham gia tố tụng đều có quyền đƣợc trình bày ý kiến và chứng minh
cho các ý kiến đó nhằm bảo vệ quyền lợi thiết thân nhất của họ. Khi tham gia phiên
tòa, mỗi ngƣời với địa vị pháp lý nhất định đều mong muốn quyền lợi của mình đƣợc
bảo vệ một cách tốt nhất. Ví dụ, ngƣời bị buộc tội và ngƣời bào chữa cho họ phải đƣợc
phép đƣa ra các quan điểm bào chữa để chứng minh ngƣời bị buộc tội vô tội hoặc chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự thấp hơn mức bị buộc tội. Ngƣời bị hại phải đƣợc trình
bày về các vấn đề liên quan tới quyền lợi của họ đã bị thiệt hại từ hành vi phạm tội. Bị
đơn dân sự phải có quyền đƣợc chứng minh mình khơng phải chịu những trách nhiệm
mà nguyên đơn dân sự yêu cầu. Việc mỗi ngƣời đƣợc tham gia trình bày ý kiến đã thể
hiện sự công nhận của nhà nƣớc về quyền đƣợc tham gia vào việc định đoạt các quyền
lợi liên quan tới mình. Tịa án qua đó phải lắng nghe và thể hiện sự tiếp thu của mình
qua việc đƣa ra bản án chứa đựng những ý kiến phù hợp. Đây là ý nghĩa gắn liền với

đặc điểm dân chủ của nguyên tắc, thể hiện rõ quan điểm tiến bộ của ngành luật Tố tụng
hình sự về quyền con ngƣời.
Thứ hai, ngun tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” đảm bảo cho
việc tiếp cận khách quan trong việc tìm ra sự thật vụ án. “Chỉ những chứng cứ đƣợc
thu thập, thẩm tra đánh giá tại phiên tịa cơng khai mới có ý nghĩa quyết định trong
việc đƣa ra bản án, quyết định của Tòa án. Chỉ qua tranh luận cơng khai tại phiên tịa
sự thật khách quan mới đƣợc làm sáng tỏ. Dựa vào những chứng cứ mà các bên đƣa ra,
Tịa án mới có thể giải quyết đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt kẻ


12

phạm tội và không làm oan ngƣời vô tội.”9. Tác giả đồng ý với quan điểm này của
Giáo trình Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Sự thật khách quan của vụ án là
những gì trên thực tế đã diễn ra và khơng phụ thuộc vào q trình tái hiện của con
ngƣời. Vì lẽ đó, sự thật khách quan tồn tại duy nhất và mang tính độc lập. Để buộc tội,
cơ quan thực hành quyền cơng tố phải tìm các chứng cứ và sử dụng chứng cứ đó để
làm sáng tỏ sự thật vụ án. Tuy nhiên, nếu việc buộc tội chỉ tiến hành trên cơ sở đơn
phƣơng thì sự thật vụ án chƣa chắc đã đƣợc xác định chính xác. Chỉ khi nào có sự
cung cấp chứng cứ và chứng minh tƣơng xứng đến từ nhiều phía và đƣợc sàng lọc
thơng qua tranh luận dân chủ thì cái sai mới đƣợc loại bỏ và cái đúng mới đƣợc lựa
chọn. Điều này cũng rất phù hợp với Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối
lập trong triết học Mác – Lênin. Vì buộc tội và gỡ tội là hai mặt phát sinh đồng thời
nhƣng đối lập, sự đấu tranh đến cùng giữa hai mặt đó sẽ giải quyết đƣợc tình huống vụ
án đặt ra bằng việc tìm ra đƣợc cái đúng. Cái đúng ở đây khơng gì khác ngồi sự thật
khách quan của vụ án, thứ duy nhất tồn tại độc lập với ý chí chủ quan của con ngƣời.
Do đó, nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án”, bằng việc duy trì sự
bình đẳng giữa các chủ thể tố tụng, đã tạo nên một cơ chế xác định sự thật khách quan
vụ án mạnh mẽ, phù hợp với các cơ sở lý luận của triết học.
Thứ ba, nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án” là nguyên tắc thể

hiện quan điểm và ý chí của nhà nƣớc về vấn đề nhân quyền trong lĩnh vực Tố tụng
hình sự. Trong thời đại hiện nay, đa số các nƣớc trên thế giới đã đạt đến một ngƣỡng
văn minh tƣ pháp nhất định. Họ đặt nặng giá trị về quyền con ngƣời và lấy sự tôn trọng
quyền con ngƣời ở mỗi nƣớc để đánh giá tình trạng xã hội ở nƣớc đó. Các giá trị nền
tảng của con ngƣời hay xã hội, chẳng hạn nhƣ “dân chủ”, “cơng bằng”, “bình đẳng”
hay việc thực thi các quyền con ngƣời là các vấn đề luôn đƣợc xem xét để làm điều
kiện trong các hoạt động hay lễ nghi đối ngoại. Việt Nam là một trong những nƣớc Xã
hội chủ nghĩa còn tồn tại trên thế giới. Do đặc thù lịch sử và chính trị mà Việt Nam
9

Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Luật Tố tụng hình sự 2008 - 2009, tr.56


13

ln chịu sự dịm ngó và cơng kích của các nƣớc phát triển về lĩnh vực nhân quyền,
đặc biệt là về vấn đề lạm dụng quyền lực và không thực thi đầy đủ quyền con ngƣời
trong xét xử. Trong bối cảnh đó, việc luật định một nguyên tắc riêng về quyền bình
đẳng trong cung cấp chứng cứ, yêu cầu, tranh luận của các bên buộc tội, gỡ tội nhƣ là
một sự khẳng định mơ hình xét xử của Việt Nam là công bằng, đảm bảo cơ chế xác
định sự thật, bảo vệ các quyền con ngƣời cơ bản trƣớc pháp luật. Hơn thế nữa, bình
đẳng là giá trị chung của nhân loại, thành quả của sự phát triển xã hội từ lâu đời và
đƣợc cả thể giới thừa nhận. Bình đẳng tồn tại ở mọi nơi và càng quan trọng hơn trong
lĩnh vực tƣ pháp. Bằng việc công nhận quyền bình đẳng trƣớc Tịa án, Việt Nam cũng
đã cho thấy sự tiếp thu của mình đối với một vấn đề mang tính quốc tế, tạo điều kiện
cho những tiếng nói chung trong sự phối hợp tƣ pháp trong tƣơng lai.
1.2 Mối quan hệ giữa nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án”
với một số nguyên tắc khác trong Tố tụng hình sự
Tố tụng hình sự với đặc thù là một ngành luật gắn liền với sự tồn tại của nhà
nƣớc và trật tự xã hội nên cần phải đƣợc quy định chặt chẽ hơn các ngành luật khác.

Các quy định này đƣợc thiết lập nhằm mục đích khơng để lọt tội phạm nhƣng cũng
đồng thời không làm oan ngƣời vô tội. Để các quy định đƣợc thống nhất và đạt đƣợc
hiệu quả cao thì cần phải có một hệ thống nguyên tắc Tố tụng hình sự đầy đủ và có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Do nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc
Tịa án” là một nguyên tắc trọng tâm nằm trong hệ thống nguyên tắc Tố tụng hình sự
nên để tìm hiểu rõ hơn đặc điểm của ngun tắc này thì cần phải đặt nó trong mối quan
hệ với các nguyên tắc khác trong Tố tụng hình sự.
Mối quan hệ với nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật.
Nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc pháp luật là tiền đề cho nguyên tắc
Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án. Mặc dù đều là các nguyên tắc nhằm bảo vệ
quyền bình đẳng của con ngƣời trong hoạt động pháp luật nhƣng hai nguyên tắc này
tiếp cận vấn đề bình đẳng trên những góc độ khác nhau. Ban đầu, nguyên tắc Bảo đảm


14

quyền bình đẳng trƣớc pháp luật đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu đƣợc đối xử bình
đẳng giữa các công dân trƣớc pháp luật. Mọi ngƣời không ai đƣợc quyền có đặc ân hay
phải chịu sự phân biệt đối xử so với ngƣời khác trƣớc pháp luật. Nói cách khác, sự
điều chỉnh của pháp luật đối với mỗi ngƣời chỉ dựa trên pháp luật và không phụ thuộc
vào địa vị xã hội của họ hay bất kỳ yếu tố nào khác. Ai có tội thì cũng phải chịu sự
trừng phạt của pháp luật. Nguyên tắc này đặc biệt chú trọng áp dụng cho vị trí ngƣời bị
buộc tội để đảm bảo pháp luật đƣợc thực thi công bằng với tất cả mọi ngƣời. Với sự
mở rộng của yếu tố bình đẳng trên các lĩnh vực khác, nguyên tắc Bảo đảm quyền bình
đẳng trƣớc Tịa án cụ thể hóa ngun tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc pháp luật
trong hoạt động xét xử. Khơng chỉ nhắm riêng tới sự bình đẳng đối với vị trí ngƣời bị
buộc tội, nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án mở rộng quyền bình đẳng
cho những chủ thể tố tụng khác nhƣ ngƣời bị hại, bị đơn dân sự hay những ngƣời có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo nguyên tắc, những ngƣời này không bị phân biệt
đối xử và chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong các hoạt động diễn ra tại giai đoạn

xét xử. Đồng thời, nguyên tắc này cũng cụ thể hóa sự bình đẳng thơng qua một số hoạt
động cụ thể, chẳng hạn nhƣ hoạt động cung cấp chứng cứ hay tranh luận. Nhƣ vậy,
nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án tuy ra đời sau nhƣng đã phát triển
khái niệm “bình đẳng” theo một góc độ khác, bổ sung thêm vào sự hồn thiện của
ngun tắc Bảo đảm quyền bình bình đẳng trƣớc pháp luật.
Mối quan hệ với nguyên tắc Bảo đảm pháp chế trong Tố tụng hình sự:
Bất cứ một điều luật hay một nguyên tắc nào cũng sẽ trở nên vơ nghĩa nếu
khơng có sự thi hành của ngun tắc bảo đảm pháp chế. Đây là nguyên tắc bất di bất
dịch của bất cứ một nhà nƣớc pháp quyền nào. Theo Lý luận nhà nƣớc và pháp luật,
nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc mà mọi hoạt động của nó đều phải tuân thủ theo
pháp luật. Hiến pháp Việt Nam khẳng định Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa10, nhƣ vậy các cơ quan của nó, cụ thể
10

Điều 2, Hiến Pháp 1992, sửa đổi bởi nghị quyết số 51/2001/QH10


15

là Tịa án, có nghĩa vụ phải tn theo Hiến pháp và pháp luật liên quan. Trong mối
quan hệ với ngun tắc “Bảo đảm ngun tắc bình đẳng trƣớc Tịa án”, nguyên tắc Bảo
đảm pháp chế cung cấp một sự ràng buộc về trách nhiệm của Tòa án trong việc xét xử
công bằng và tạo điều kiện để giúp đỡ tốt nhất các bên tham gia buộc tội, gỡ tội thực
hiện chức năng và các quyền của mình. Các bên thực hiện quyền bình đẳng của mình
cũng là đã thực hiện các quyền mà pháp luật trao cho họ. Mặt khác, quyền bình đẳng
đó giữa các chủ thể cũng là một phƣơng tiện phát hiện những vi phạm pháp luật trong
q trình Tịa án xét xử. Nhƣ vậy, ngun tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án
đã góp phần bảo đảm thực hiện tốt pháp luật, tuân thủ nguyên tắc pháp chế.
Mối quan hệ với nguyên tắc Xác định sự thật của vụ án:
Nguyên tắc Xác định sự thật vụ án là nguyên tắc xác định những chủ thể có

trách nhiệm làm rõ sự thật vụ án và nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án
tạo cơ sở cho những chủ thể này thực hiện trách nhiệm của mình. Hệ thống pháp luật
của bất cứ quốc gia nào cũng phải chỉ ra những chủ thể có trách nhiệm làm rõ sự thật
vụ án. Các cơ quan đó thơng thƣờng là Tịa án và cơ quan có chức năng thực hiện
quyền công tố. Cơ quan thực hiện quyền cơng tố phải xác định sự thật vụ án vì họ là
ngƣời thực hiện hoạt động buộc tội. Muốn buộc tội thì cần phải có các chứng cứ, cơ sở
thể hiện đúng sự thật khách quan để chứng minh hành vi phạm tội của ngƣời bị buộc
tội. Tòa án là cơ quan xét xử nên bắt buộc phải xác định đƣợc sự thật khách quan để
không đƣa ra phán quyết sai lầm bỏ sót tội phạm hoặc làm oan ngƣời vơ tội. Ngun
tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án hỗ trợ cho các chủ thể có trách nhiệm thực
hiện nhiệm vụ làm sáng tỏ vụ án thông qua việc cung cấp một cơ chế cơng bằng, bình
đẳng để các chủ thể tố tụng đƣợc phát biểu ý kiến, đƣa ra chứng cứ và tranh luận.
Thông qua hoạt động giải quyết mâu thuẫn từ các ý kiến, chứng cứ hay hoạt động
tranh luận thì sự thật khách quan vụ án sẽ đƣợc sàng lọc. Những thông tin này sẽ là cơ
sở để giúp Tòa án thực hiện chức năng xét xử theo đúng nguyên tắc Xác định sự thật
vụ án.


16

Mối quan hệ với nguyên tắc Tranh tụng
Mối quan hệ giữa nguyên tắc Tranh tụng và nguyên tắc Bảo đảm quyền bình
đẳng trƣớc Tịa án thể hiện ở chỗ quyền bình đẳng trƣớc Tịa án là cơ sở để hoạt động
tranh tụng diễn ra hiệu quả. Nguyên tắc Tranh tụng thể hiện ở việc sự thật vụ án phải là
kết quả cuối cùng của quá trình tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Bản thân
nguyên tắc tranh tụng địi hỏi phải có sự bình đẳng của hai bên buộc tội và bên bào
chữa trong hoạt động chứng minh. Đó là sự thừa nhận khả năng nhƣ nhau của các bên
trong hoạt động chứng minh, trong việc đƣa ra những yêu cầu và giải quyết những yêu
cầu đó trƣớc tịa11. Nhƣ vậy, bình đẳng chính là yếu tố quan trọng để có hoạt động
tranh tụng hiệu quả. Ngƣợc lại, trong mối quan hệ biện chứng giữa nguyên tắc Tranh

tụng và nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc thì nguyên tắc Tranh tụng sẽ đặt ra
những yêu cầu cụ thể cho các quyền bình đẳng để hoạt động Tranh tụng diễn ra thuận
lợi. Các yêu cầu cụ thể đó có thể là sự giới hạn về quyền của một số chủ thể hoặc cũng
có thể là tăng phạm vi bình đẳng cho một số hoạt động, chủ thể khác. Các sự điều
chỉnh này sẽ đƣợc thay đổi theo thời gian để đáp ứng yêu cầu của Tranh tụng theo từng
giai đoạn nhất định. Với sự tƣơng tác mạnh mẽ nhƣ vậy, nguyên tắc Tranh tụng chính
là một trong những nguyên tắc có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ nhất với nguyên
tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án.
Mối quan hệ với nguyên tắc Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
Là một trong hai nhánh buộc tội – gỡ tội của quá trình xét xử, bào chữa là hoạt
động không thể thiếu trong bất kỳ phiên tòa nào. Bằng hoạt động bào chữa, bị cáo hay
ngƣời bào chữa cho họ có thể đƣa ra chứng cứ và chứng minh để gỡ tội, hoặc làm
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ, đối nghịch với sự buộc tội của Viện kiểm sát.
Trong mối quan hệ cung cấp chứng cứ, không thể giới hạn bị cáo, ngƣời bào chữa cho
bị cáo trong việc đƣa ra các bằng chứng vì sự thiếu sót của bất kỳ một chi tiết nào cũng
có thể dẫn đến những phán quyết sai lầm. Điều đó càng đúng nếu xét tới yếu tố nhân
11

Lƣơng Thị Mỹ Quỳnh, tlđd 2, trang 32


17

đạo đối với bị cáo. Ở một số quốc gia có có xã hội và hệ thống pháp luật phát triển,
chú trọng quyền con ngƣời, họ chấp nhận cho việc bỏ lọt tội phạm hơn là phải bắt một
ai đó chịu hình phạt khi chƣa có những sự chứng minh đầy đủ và thuyết phục. Nhƣ vậy
có thể thấy đƣợc quyền bào chữa là vơ cùng quan trọng và nó chắc chắn không thể
đƣợc đặt dƣới so với quyền buộc tội của Viện kiểm sát. Nguyên tắc “Bảo đảm quyền
bình đẳng trƣớc Tòa án” với ý nghĩa này đã tạo nên một sự bảo đảm pháp lý cho quyền
bào chữa của những ngƣời bị buộc tội.

Mối quan hệ với nguyên tắc Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành
hoặc người tham gia tố tụng
Nằm trong sự thống nhất phải đảm bảo một mơ hình xét xử khách quan, cơng
bằng, ngồi việc cung cấp quyền bình đẳng cho các bên buộc tội và gỡ tội, nhà lập
pháp còn yêu cầu Tịa án phải đảm bảo vị trí trung lập của mình khi thực hiện chức
năng xét xử. Tịa án chỉ đƣợc phép dựa vào pháp luật và sự thật khách quan để đƣa ra
các yêu cầu, phán quyết của mình. Bất kỳ sự thiên vị nào cũng khơng đƣợc chấp nhận
trong hoạt động của cơ quan tƣ pháp nhân danh nhà nƣớc này. Ngay cả khi về mặt cá
nhân, những ngƣời điều khiển phiên tòa và đƣợc giao nhiệm vụ xét xử hoàn toàn độc
lập, chuyên nghiệp nhƣng khi có một yếu tố cho thấy những ngƣời này có mối liên hệ
với một trong các bên liên quan vụ án thì sự vơ tƣ của họ cũng khơng cịn đảm bảo.
Chỉ khi nào sự vơ tƣ của Tịa án đạt đƣợc cả trong mặt chủ quan và khách quan thì việc
xét xử mới đƣợc đảm bảo cơng bằng, những ngƣời liên quan tới vụ án mới đƣợc đảm
bảo sẽ đƣợc bảo vệ quyền bình đẳng một cách tốt nhất.
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng
trƣớc Tịa án trong Tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 tới trƣớc năm 2003
“Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” là một ngun tắc cơ bản của Tố tụng
hình sự Việt Nam và nó gắn liền với các văn bản pháp luật điều chỉnh tƣơng ứng từng
thời kỳ.
Sau 1945, với đặc thù là một nhà nƣớc vừa giành độc lập lại tiếp tục kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhà nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ chƣa thể


18

có đủ tiềm lực để thành lập một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh ngay đƣợc. Việc quản
lý xã hội giai đoạn đó chỉ có thể tiến hành thơng qua các Sắc lệnh rời rạc điều chỉnh
những vấn đề cấp bách. Trong lĩnh vực Tố tụng hình sự, để đảm bảo cho việc xử lý tội
phạm đƣợc nhạy bén, kịp thời, chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 21 ngày 14-2-1946
để thành lập Tòa án quân sự, sắc lệnh số 13, ngày 24-1-2946 quy định việc thành lập

Tòa án với sự tham gia của phụ thẩm nhân dân hay sắc lệnh số 85 ngày 22-5-1950 đổi
tên Tòa án thƣờng thành Tịa án nhân dân ... Tuy khơng ghi nhận ngun tắc “Bảo đảm
quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” vào một sắc lệnh nào nhƣng trong thực tiễn xét xử, các
Tòa án vẫn dành một sự chú trọng nhất định trong việc trao quyền để các bên đƣa ra
chứng cứ và chứng minh của mình.
Từ 1975, sau khi thống nhất lại hệ thống hành chính, nhà nƣớc bắt đầu có điều
kiện để tập trung phát triển hệ thống pháp luật riêng của mình. Năm 1980 Quốc Hội
thơng qua Hiến Pháp mới và đó là cơ sở để các Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cũng nhƣ các luật mới ra đời. Nhƣ là một kết quả tất
yếu của nhu cầu xã hội, ngày 28-6-1988, Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên của Việt
Nam đƣợc thông qua, tạo các cơ sở pháp lý nền tảng cho các hoạt động tố tụng ở Việt
Nam từ đó trở đi. Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” đƣợc luật định
chính thức lần đầu tiên tại Điều 20, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988. Nội dung của
nguyên tắc này lúc đó nhƣ sau: “Kiểm sát viên, bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
những ngƣời đại diện hợp pháp của họ đều có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra
chứng cứ, đƣa ra yêu cầu và tranh luận trƣớc Tòa án.”
Do mới chỉ là lần đầu tiên đƣợc ghi nhận nên ngun tắc Bảo đảm quyền bình
đẳng trƣớc Tịa án tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 vẫn cịn một số thiếu sót nhất
định. Trong khi ghi nhận quyền bình đẳng cho các chủ thể tham gia tố tụng thì ngun
tắc này lúc đó khơng ghi nhận một cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm quyền bình
đẳng đó. Vì sự thiếu hồn chỉnh trong cặp phạm trù quyền và nghĩa vụ này nên khi bị
xâm phạm các quyền này thì các chủ thể tố tụng cũng khơng thể yêu cầu ai bảo vệ các


19

quyền đó cho mình. Từ đó, ngun tắc chỉ mang tính hình thức mà khơng có sự ràng
buộc cần thiết. Ngồi ra, ngun tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” trong
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 vẫn chƣa có sự thống nhất với các điều luật cụ thể,

đặc biệt là về quyền cung cấp chứng cứ cho nên các chủ thể tham gia tố tụng vẫn chƣa
thể thực hiện tốt nhất quyền bình đẳng của mình. Các thiếu sót này là cơ sở để hồn
thiện ngun tắc trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.
Có thể nói ngun tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” là một nguyên
tắc kế thừa các giá trị Tố tụng hình sự của dân tộc ta từ xƣa đến nay, tuy nhiên, do giới
hạn kỹ thuật lập pháp, nguyên tắc này chỉ chính thức đƣợc ghi nhận vào Bộ Luật Tố
tụng hình sự lần đầu tiên năm 1988. Tuy khơng đƣợc hồn chỉnh nhƣ hiện nay nhƣng
có thể tin rằng nguyên tắc này ở Bộ Luật cũ là một thành tựu trong lĩnh vực lập pháp
và nó đã đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu của những ngƣời liên quan tới hoạt động
buộc tội – gỡ tội ở giai đoạn xét xử trong việc làm rõ sự thật vụ án.


20

CHƢƠNG II: NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG
TRƢỚC TỊA ÁN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
Ngun tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án” tại Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003 đƣợc quy định tại Điều 19 nhƣ sau:
“Kiểm sát viên, bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời đại diện hợp pháp của
họ, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự đều có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra
chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đƣa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trƣớc Tồ án. Tịa án có
trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách
quan của vụ án.”
2.1. Các chủ thể của ngun tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án
Chủ thể của nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc tịa án” bao gồm các
chủ thể có quyền bình đẳng và chủ thể bảo đảm quyền bình đẳng là tịa án.
Các chủ thể có quyền bình đẳng thể hiện ở nguyên tắc này là Kiểm sát viên, bị
cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời đại diện hợp pháp của họ, ngƣời bảo vệ quyền

lợi của đƣơng sự.
Kiểm sát viên là ngƣời tiến hành tố tụng12 đƣợc phân công thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình
sự13. Với tƣ cách là ngƣời thay mặt nhà nƣớc thực hiện các chức năng phòng chống tội
phạm, Kiểm sát viên đƣợc tạo điều kiện đầy đủ để thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình. Thậm chí, vào một số giai đoạn lịch sử nhất định, quyền hạn của Kiểm sát viên
là rất lớn và áp chế cả hoạt động bào chữa của ngƣời bị buộc tội hay ngƣời bào chữa
cho ngƣời bị buộc tội. Đây là một giới hạn cho hoạt động xét xử công bằng cho nên xã

12

Điều 33 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003

13

Điều 37 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003


×