Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ NGA

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thư
Học viên: Đặng Thị Nga
Lớp: CHL - K26

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng” là công trình nghiên
cứu của bản thân tơi được sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thư. Nội
dung của luận văn này là do tơi tìm hiều, nghiên cứu và soạn thảo một cách độc lập,
không sao chép bất kỳ luận án, luận văn hay các văn bản, tài liệu tương tự nào khác.


Các dữ liệu cũng như thông tin trong luận văn này đều đảm bảo tính trung thực. Các
phần nội dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ và nghiêm túc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về các lời cam đoan nêu trên đây của mình.
Tác giả luận văn

Đặng Thị Nga


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Từ/Cụm từ đầy đủ

1

ATTP

An toàn thực phẩm

2

BTTH

Bồi thường thiệt hại

3

GMP

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn

thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản
xuất tốt

4

Luật ATTP 2010

Luật An toàn thực phẩm năm 2010

5

Luật BVQL NTD
năm 2010

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010

6

Luật QC năm 2012 Luật Quảng cáo năm 2012

7

NTD

Người tiêu dùng

8

QC


Quảng cáo

9

TP

Thực phẩm

10

TPBS

Thực phẩm bổ sung

11

TPBVSK

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

12

TPCN

Thực phẩm chức năng

13

TPDCCĐAĐB


Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt

14

TPDDYH

Thực phẩm dinh dưỡng y học


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ...............9
1.1. Khái quát về người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng ..... 9
1.1.1. Nhận diện người tiêu dùng .........................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng .13
1.2. Khái quát về kinh doanh thực phẩm chức năng .......................................... 17
1.2.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm thực phẩm chức năng ............................17
1.2.2. Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm ........................................21
1.2.3. Phân biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc ........................................23
1.2.4. Khái niệm về kinh doanh thực phẩm chức năng ......................................25
1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong mối quan hệ với
tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng............................................ 27
1.4. Nội dung quyền của người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức
năng ........................................................................................................................... 29
1.4.1. Quyền được bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe khi giao dịch, sử dụng
thực phẩm chức năng .........................................................................................31
1.4.2. Quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về thực phẩm chức năng .33
1.4.3. Quyền được tư vấn, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng thực phẩm chức năng

............................................................................................................................35
1.4.4. Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại ................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT....................................................40
2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh
thực phẩm chức năng .............................................................................................. 40


2.1.1. Thực trạng về quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của
người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng ..................................40
2.1.2. Thực trạng về quyền được cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác trong
kinh doanh thực phẩm chức năng ......................................................................49
2.1.3. Thực trạng về quyền được tư vấn, hướng dẫn kiến thức tiêu dùng thực
phẩm chức năng .................................................................................................58
2.1.4. Thực trạng về quyền được bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng thực
phẩm chức năng .................................................................................................60
2.1.5. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức,
cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng.........................................................64
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong kinh doanh thực phẩm chức năng............................................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ là quan hệ dân sự phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, trong mối quan hệ
này, đặc biệt là ở Việt Nam, người tiêu dùng luôn là bên yếu thế và cần được bảo
vệ. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của tồn xã hội và của chính
bản thân mỗi người tiêu dùng.
Xuất phát từ nhu cầu được bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và từ nhu
cầu bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội, pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng ở mỗi nước được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để tạo sự bình đẳng
nhất định cho mối quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ. Ở nước ta, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
được xem là chính thức hình thành với sự ra đời của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 04
năm 1999 và theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành. Sau hơn 10 năm thi hành,
Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn cơ bản đã đi vào cuộc sống và tạo được hành
lang pháp lý để người tiêu dùng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ
nhiều bất cập và hạn chế. Để công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thực
sự có hiệu quả và giảm thiểu tối đa tình trạng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng (Luật số 59/2010/QH12) đã được Quốc Hội thông qua
ngày 17 tháng 11 năm 2010 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm
2011. Sự ra đời của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã xác lập được sự ổn
định phần nào trong quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh, hình thành nền tảng tư duy mới trong công tác quản lý và chung tay
bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay chỉ quy định các cơ chế
chung nhất để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tùy theo từng lĩnh vực, cơ chế
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đan xen trong các quy định pháp luật
chuyên ngành. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực
phẩm mà cụ thể hơn là đối với mảng thực phẩm chức năng đã và đang là vấn đề

nhận được sự quan tâm của nhiều người nghiên cứu pháp luật. Thực tế, quyền lợi


2
của người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm chức năng chưa được bảo vệ đúng
mức và một phần cũng chính là do quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội
này còn chưa thật sự đầy đủ và hồn chỉnh.
Mặc khác, có thể thấy, thực phẩm chức năng đã có mặt và phát triển Việt
Nam khoảng hơn 17 (mười bảy) năm nay, từ chỗ chỉ có hơn 60 (sáu mươi) sản
phẩm, đến nay đã có khoảng hơn một vạn sản phẩm thực phẩm chức năng giúp
chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho con người được bán trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển của thực phẩm chức năng hiện nay đang tồn tại
nhiều tình trạng hàng giả, hàng nhái hoặc vì lợi nhuận, một bộ phận các doanh
nghiệp đã sử dụng thành phần kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, sử dụng tinh
bột trộn cùng các thành phần khác của sản phẩm rồi bán với giá ngất ngưởng, chất
lượng mập mờ, công dụng lại mơ hồ, nhầm lẫn thực phẩm chức năng với thuốc. Cứ
như vậy, thực phẩm chức năng giả, nhái, kém chất lượng được đưa ra thị trường,
đánh lừa người tiêu dùng và xâm hại nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của người
tiêu dùng. Hơn nữa, rất nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay đã và đang
đề cao công dụng thực tế của loại thực phẩm này, khiến nhiều người tiêu dùng bị
đánh lừa và chưa kể là phải gánh chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Một vấn đề
pháp lý nữa cũng cần được quan tâm đúng mức hơn là trách nhiệm đào tạo, hướng
dẫn về thực phẩm chức năng cho người tiêu dùng để giúp họ có cái nhìn đúng đắn,
đầy đủ hơn khi lựa chọn sản phẩm mà mình thật sự cần. Ngồi ra, việc xử lý vi
phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng vi
phạm liệu đã đáp ứng được tiêu chí giáo dục và răn đe cần thiết. Như vậy, thực
trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng đặt trong
mối quan hệ với quyền lợi người tiêu dùng hiện nay như thế nào và liệu đã đủ để
điều chỉnh kịp thời trước sự phát triển mạnh mẽ của dạng thực phẩm này hay chưa
sẽ là những câu hỏi lớn được giải đáp thông qua bài viết này.

Xuất phát từ các lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài: Pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng để tìm hiểu
và nghiên cứu. Tác giả mong muốn qua bài nghiên cứu này của mình có thể giúp
người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về quy định pháp luật hiện hành để bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tiêu dùng thực phẩm chức năng. Đồng thời, thơng
qua các kiến nghị của mình, tác giả mong muốn có thể góp thêm ý kiến về việc
hồn thiện các quy định về kinh doanh thực phẩm chức năng theo các tiêu chí minh


3
bạch, thống nhất, khả thi và hợp lý khi đi vào thực tế và bảo vệ được tối ưu quyền
lợi chính đáng của người tiêu dùng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền lợi người tiêu dùng cũng như các cơ chế để bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng nói chung và ở một số khía cạnh khơng phải là vấn đề nghiên cứu quá
mới trong khoa học pháp lý.
Ngay từ trước khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được
thơng qua và có hiệu lực cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu việc hồn thiện
pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. Một số cơng trình
tiêu biểu có thể kể đến như sau:
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thư (2008), Hoàn thiện pháp luật
về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong cơng trình này, tác giả đã làm sáng tỏ
các yếu tố thuộc cơ chế pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: quan
điểm của ngươi tiêu dùng, các cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền và
nghĩa vụ của người tiêu dùng, cơ chế bảo đảm được bồi thường thiệt hại khi quyền
lợi bị xâm phạm. Trên cơ sở phân tích chuyên sâu quy định pháp luật, tác giả đã
phân tích thực trạng pháp luật và từ đó đề xuất các kiến nghị của mình. Cơng trình
nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng ngày 27 tháng 04 năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành

và đã phân tích chuyên sâu các cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung,
trên mọi lĩnh vực mà khơng đi sâu phân tích một lĩnh vực cụ thể như thực phẩm hay
thực phẩm chức năng.
- Tiếp sau Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thư, một cơng trình
nghiên cứu cũng đáng quan tâm khi tìm hiểu về pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng là Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Thúy Diễm (2009), Pháp luật về
bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp
luật, Luật văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung
trong cơng trình này, tác giả cũng căn cứ vào Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 1999 và đi sâu phân tích các cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như chế định về
quyền của người tiêu dùng được ghi nhận trong các văn bản hiện hành. Trên cơ sở
đó, tác giả đã có đánh giá chung về khung pháp lý, về chế định quyền, thực thi


4
quyền của người tiêu dùng. Đồng thời, tác giả cũng đã có những kiến nghị xác đáng
để hồn thiện hơn những bất cập của pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Ngồi ra, một số cơng trình nghiên cứu khác về khía cạnh nhất định của
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đáng quan tâm như: Phạm Thị
Thanh Nhàn (2010), Pháp luật về Hợp đồng mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, Luật văn thạc sĩ, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị
Phương Châu (2010), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua phương thức giải
quyết tranh chấp tại Tòa án, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh.
- Sau khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành (ngày 17 tháng 11
năm 2010) cũng đã có khá nhiều cơng trình pháp lý nghiên cứu về các vấn đề xoay
quanh việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu
tiếp cận theo hướng chung về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Về sách có thể kể đến Giáo trình của Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo
trình luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Văn

Cương đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
- Về các cơng trình nghiên cứu có thể kể đến các luận văn thạc sĩ như:
Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các
phương thức giải quyết tranh chấp, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh; Võ Thị Hạnh (2015), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Luật Hà Nội.
- Một số bài báo liên quan về các chế định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
nói chung có thể kể đến như: Nguyễn Thị Minh Thư (2012), “Đặc điểm của quan hệ
tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 10(294); Nguyễn Thị Vân Anh (2012), “Bàn về một số quy định của
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Luật học, số 12(151); Lê Thị Hải
Ngọc (2014), “Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sau 3 năm đi vào cuộc sống”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 268.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu được liệt kê trên đây đều tiếp cận pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên diện rộng ở mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Các cơng trình này đã mang đến cái nhìn bao quát về hành lang pháp lý bảo vệ


5
quyền lợi người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, khi đề cập đến một lĩnh vực chuyên
ngành cụ thể thì các cơng trình nghiên cứu trên đây chưa đủ để mang lại cái nhìn
cận cảnh và sâu sắc.
Các cơng trình nghiên cứu trực tiếp đi sâu nghiên cứu cơ chế bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng gần như không nhiều. Thực
phẩm chức năng là một dạng thực phẩm đặc biệt nên bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng cũng gần như cơ chế bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm nói chung nhưng quy định khắt khe
hơn, cao hơn. Theo tìm hiểu của mình, tác giả hiện khơng tìm được tài liệu nghiên
cứu trực tiếp vấn đề mà tác giả mong muốn nghiên cứu mà chỉ có một số cơng trình

nghiên cứu có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh
thực phẩm. Chẳng hạn:
- Khóa luận của Vũ Thị Linh (2015), Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực kinh doanh sữa. Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội; Trong khóa luận này, tác giả Vũ Thị Linh chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu đối với loại thực phẩm cụ thể là sữa và đánh giá các quy
định pháp luật hiện hành liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sữa, đặc
biệt là đối tượng trẻ em.
- Một số bài báo có liên quan cũng có thể đề cập như: Đặng Cơng Hiến
(2013), “Hồn thiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17(249). Nội dung bài viết này chú trọng về
các quy định hiện hành điều chỉnh lĩnh vực an toàn thực phẩm nói chung mà chưa
đi sâu phân tích tác động của pháp luật chuyên ngành này đến quyền lợi người tiêu
dùng. Hoặc bài viết của tác giả Hà Thị Thanh Mai (2015), “Nhận thức của người
kinh doanh về vệ sinh an tồn thực phẩm”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2. Bài viết
này thiên về khía cạnh kinh tế nhiều hơn pháp luật và cũng không đi sâu phân tích
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng chịu sự tác động như thế nào thông qua ý
thức của người kinh doanh. Tác giả Phạm Văn Hảo cũng có bài viết mang tiêu đề
“Quyền và các phương thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trong điều
kiện nước ta hiện nay” đăng trên tạp chí Thanh Tra Chính Phủ số 9/2016. Trong bài
viết này, tác giả phân tích đánh giá thực tế tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng
và mức độ khả thi của các quyền mà người tiêu dùng được pháp luật ghi nhận so
với thực tiễn áp dụng. Hoặc một bài viết về quảng cáo thực phẩm chức năng đáng


6
quan tâm chính là bài viết của tác giả Trần Thị Trúc Minh (2016), “Một số ý kiến về
quảng cáo thực phẩm chức năng” đăng trong kỷ yếu hội thảo, trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, tác giả đã có diễn giải, phân tích và đưa
ra nhiều kiến nghị đáng ghi nhận xoay quanh các khía cạnh của thực trạng pháp luật

quảng cáo thực phẩm chức năng. Năm 2017, tác giả Trà Long cũng có bài viết “Sẽ
có nghị định quản lý thực phẩm chức năng” đăng trên báo pháp luật Việt Nam số 19
(301) với nội dung chính là sự cần thiết của việc ban hành một văn bản pháp luật
chuyên biệt điều chỉnh lĩnh vực thực phẩm chức năng và các trích dẫn ý kiến của
các chuyên gia đầu ngành về sự ra đời của văn bản mới này.
Nhìn chung theo khảo sát của tác giả thì hiện chưa có cơng trình nghiên cứu
trực tiếp tiệm cận vấn đề pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh
doanh thực phẩm chức năng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn quy định pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng. Trên cơ sở đó, tác giả cũng
đưa ra một số kiến nghị để góp phần hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu: (i) Các quy định pháp liên quan đến quyền được bảo đảm an tồn tính
mạng, sức khỏe của người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng; (ii)
Các quy định pháp lý liên quan đến quyền được cung cấp thơng tin đầy đủ, chính
xác về thực phẩm chức năng, cụ thể gồm: Quy định về việc ghi nhãn, quy định về
quảng cáo thực phẩm chức năng; (iii) Các quy định pháp lý nhằm bảo vệ được
quyền tư vấn, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng sản phẩm thực phẩm chức năng;
(iv) Các quy định pháp lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng
nhằm bảo vệ quyền được bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng thực phẩm chức
năng; (v) Các quy định về xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm pháp luật về kinh
doanh thực phẩm chức năng đặt trong mối quan hệ với việc bảo vệ các nhóm quyền
lợi trên của người tiêu dùng thực phẩm chức năng. Trọng tâm của việc phân tích các
quy định pháp lý nói trên đều xoay quanh việc bảo vệ cho các nhóm quyền lợi chính
đáng của người tiêu dùng hiện nay.



7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng khá
rộng gồm nhiều khía cạnh có thể xem xét. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài này, tác giả tập trung làm rõ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ một số
quyền của người tiêu dùng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực
phẩm chức năng. Cụ thể các quyền được đề cập bao gồm: Quyền được an toàn;
Quyền được cung cấp thông tin; Quyền được tư vấn, đào tạo kiến thức và Quyền
được bồi thường thiệt hại.
Đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu các trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh thực phẩm chức năng, cũng như các chủ thể khác có liên quan trong mối
quan hệ với các nhóm quyền cần được bảo vệ hơn hết của người tiêu dùng thực
phẩm chức năng như đã đề cập trên đây. Việc phân tích các quy định của pháp luật
chuyên ngành về thực phẩm chức năng chỉ giới hạn ở những quy định có liên quan
đến quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, những quy định mang tính chất kỹ
thuật, hành chính, quản lý nhà nước trong mảng kinh doanh thực phẩm chức năng
sẽ không được đưa ra xem xét trong luận văn này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích các quy định pháp luật để xem xét theo các tiêu chí
tính minh bạch, tính thống nhất, tính khả thi và tính hợp lý; Phân tích các vụ việc vi
phạm về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chức năng trên thực tế để có cơ sở đánh giá
hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn.
- Phương pháp tổng hợp dựa trên các kết quả phân tích pháp luật để hình
thành nên cái nhìn tổng quát về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc so sánh các cơ chế bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 với
các quy định tương tự liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trong văn bản
chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chức năng; So sánh các chế

định tương tự về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng, quảng cáo, trách
nhiệm bồi thường, trách nhiệm đào tạo, chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm


8
của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng trong các văn bản pháp luật
chuyên ngành khác nhau.
6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
Trong luận văn này, tác giả sẽ phân tích thực trạng các quy định pháp luật
trong lĩnh vực chuyên ngành thực phẩm chức năng đặt trong mối quan hệ với việc
bảo vệ các nhóm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Việc phân tích thực
trạng quy định pháp luật như đề cập trên sẽ bao gồm cả việc phân tích thực trạng
thực thi của các quy định này.
Các quy định pháp luật liên quan đến bốn nhóm quyền lợi của người tiêu
dùng mà tác giả nhận thấy cần phải được bảo vệ trên hết trong lĩnh vực kinh doanh
thực phẩm chức năng (bao gồm: Quyền được an tồn về tính mạng, sức khỏe;
Quyền được cung cấp thơng tin; Quyền được hướng dẫn, tư vấn kiến thức về thực
phẩm chức năng; Và quyền được bồi thường thiệt hại) lần được sẽ được phân tích,
bình luận, đánh giá cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện tương ứng.


9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Trên các phương tiện truyền thông hàng ngày, chúng ta vẫn thường nghe các
cụm từ “NTD”, “TPCN” hay “BVQL NTD”. Tuy nhiên, bản chất và đặc điểm của
các khái niệm này không phải bất kỳ người nghe nào cũng có thể hiểu rõ. Trước khi
đi sâu phân tích các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc BVQL NTD
trong KD TPCN, tác giả mong muốn người đọc có thể nhận diện đầy đủ được các

vấn đề khái quát như: NTD; TPCN; KD TPCN và các quyền của NTD trong KD
TPCN cần được bảo vệ. Trong phạm vi chương 1 này, tác giả sẽ lần lượt trình bày
các vấn đề khái quát liệt kê trên đây.
1.1. Khái quát về người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng
1.1.1. Nhận diện người tiêu dùng
NTD là khái niệm được sử dụng xuyên suốt trong hệ thống các quy phạm
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Vì là trọng tâm của hệ thống pháp luật BVQL
NTD nên nội hàm của khái niệm này chính là kim chỉ nam cho các nội dung khác
được quy định trong pháp luật BVQL NTD.
Để có thể tiếp cận sâu hơn khái niệm NTD, trước hết, tác giả sẽ đề cập sơ
lược về quan điểm của các nhà kinh tế học đối với nội hàm của thuật ngữ này. Xét ở
khía cạnh kinh tế học, NTD là một khái niệm chỉ những chủ thể tiêu thụ của cải
được tạo ra bởi nền kinh tế1. NTD luôn là lực lượng đơng đảo, chiếm ưu thế và có
ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế
thị trường vận hành theo quy luật cung cầu thông qua việc tác động trực tiếp đến cơ
cấu sản xuất. Nhu cầu và thị hiếu của NTD có vai trị dẫn dắt thị trường, định hướng
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong xã hội. Sự
thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc NTD có bỏ phiếu cho họ bằng
những đồng tiền thông qua việc mua sản phẩm của doanh nghiệp đó hay khơng.2
Trong khoa học pháp lý, định nghĩa NTD cũng được ghi nhận trong hệ thống
các quy phạm pháp luật BVQL NTD của hầu hết các nước. Nội hàm của khái niệm
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nguyễn Thị Vân
Anh, Nguyễn Văn Cương, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr. 7.
2
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd (1), tr.14.
1


10
này có ảnh hưởng nhất định đến tồn bộ hệ thống quy định pháp luật về BVQL

NTD. Một khi xác định phạm vi chủ thể cần được bảo vệ, điều chỉnh thì các nhà
làm luật mới xây dựng tiếp hành lang pháp lý liên quan cần thiết. Xoay quanh nội
hàm khái niệm NTD, pháp luật các nước khác nhau sẽ có những cách nhìn nhận
khác nhau và tựu chung có ba cách quy định: Cách quy định thứ nhất chỉ quy định
NTD là thể nhân (hoặc cá nhân); Cách quy định thứ hai là quy định rõ cả thể nhân
và pháp nhân; Cách quy định thứ ba là không nêu rõ chỉ là cá nhân hay gồm cả cá
nhân và pháp nhân. Cách quy định này chỉ nói là “người nào” hoặc “những ai”3.
NTD chỉ bao gồm cá nhân là quan điểm được ghi nhận trong hệ thống pháp
luật BVQL NTD của một số quốc gia như Anh, Đức, Nhật…Cụ thể, trong Luật
BVQL NTD năm 2015 của Anh, NTD được hiểu là cá nhân hoạt động cho những
mục đích mà khơng thuộc các mục đích sau: kinh doanh, thương mại, gia công hoặc
hoạt động nghề nghiệp4. Hay ở Đức, định nghĩa NTD được quy định tại Bộ luật dân
sự Đức năm 2002 là bất kỳ thể nhân nào tham gia vào giao dịch mà khơng nhằm
mục đích kinh doanh, thương mại hay hoạt động nghề nghiệp5. Khoản 1, Điều 2,
Luật Hợp đồng tiêu dùng năm 2000 của Nhật cũng định nghĩa NTD là cá nhân
nhưng không bao gồm cá nhân là một bên của hợp đồng kinh doanh hoặc tham gia
quan hệ hợp đồng cho mục đích kinh doanh6. Nhìn chung, các quốc gia nói trên đều
nhận dạng NTD là những cá nhân tham gia vào quan hệ tiêu dùng và mục đích giao
dịch sẽ khơng bao hàm các mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Nhìn nhận nội hàm NTD bao gồm cả cá nhân và tổ chức là cách nhìn nhận
điển hình của các nhà làm luật Thái Lan. Bên cạnh đó, các nhà làm luật ở Đài Loan,
Malaysia lại chọn cách tiếp cận NTD theo hướng không chỉ rõ NTD là cá nhân hay
gồm cả cá nhân, tổ chức. Nhìn chung, với từng cách tiếp cận nội hàm khái niệm
NTD sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.
Trong khoa học pháp lý Việt Nam, khái niệm NTD được ghi nhận chính thức
lần đầu tiên tại Điều 1 của Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Ủy ban
Trang thông tin pháp luật Công Thương, “Khái niệm người tiêu dùng là thể nhân hay pháp nhân ở một số
nước trên thế giới?”, />656, 03/3/2020
4
“Consumer Right Act 2015”, www.legislation.gov.uk/ukpga/2015/15/section/2/enacted, 17/03/2020

5
“Germany Civil Code 2002”, 17/03/2020
6
“Consumer Contract Act (Act No. 61 of 2000)”, />17/03/2020
3


11
thường vụ Quốc hội ngày 27 tháng 04 năm 1999 về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Cụ thể tại Pháp lệnh này quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng
hàng hố, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ
chức”. Đến năm 2010, Luật BVQL NTD năm 2010 được ban hành để thay thế cho
Pháp lệnh nói trên thì khái niệm NTD một lần nữa được lặp lại tại khoản 1, điều 3
của Luật này và nội dung không thay đổi.
Với định nghĩa NTD trong pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể hiểu khái
quát NTD bao gồm các nhóm người sau: (i) Người mua và sử dụng hàng hóa dịch
vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của mình; (ii) Người mua hàng hóa, đặt cung
ứng dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân khác, của gia đình, của
tổ chức; (iii) Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác
mua hoặc bằng con đường khác như nhận tặng, cho. Trong trường hợp này, NTD là
chủ thể khơng có quan hệ trực tiếp với nhà cung cấp.
Ngoài ra, NTD trong Luật BVQL NTD năm 2010 nên được hiểu bao gồm hai
nhóm chủ thể là cá nhân và tổ chức hay chỉ đơn thuần là chủ thể ở vị thế yếu thế cá nhân như thông lệ nhiều nước Đức, Anh, Nhật mà tác giả đã đề cập trên đây.
Nghĩa là trường hợp người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt của tổ chức thì cá nhân người mua, sử dụng hàng hóa đó là NTD hay tổ
chức mua, sử dụng hàng hóa mới là NTD. Bàn luận về vấn đề nội hàm chủ thể
NTD, hiện nay trong khoa học pháp lý vẫn còn tồn tại hai luồng quan điểm khác
nhau. Có quan điểm cho rằng: “Khái niệm NTD trong Pháp lệnh BVQL NTD đã
chính thức được đưa vào quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD năm 2010.
Theo định nghĩa này, NTD có thể là cá nhân, tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch

vụ. Nhưng bên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cũng không phải là NTD nếu họ
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ khơng phải để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của
mình….”.7 Tương tự, cũng có tác giả khác cho rằng: “Khác với cách quan niệm của
nhiều quốc gia trên thế giới như Cộng hòa Liên Bang Đức, Cộng hòa Pháp,…và cả
Liên minh Châu Âu chỉ là cá nhân, NTD của Việt Nam bao gồm cả cá nhân và tổ
chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và khơng
nhằm mục đích bán lại”8. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tác giả cho rằng chủ thể NTD
Lê Minh Hùng (2013), “Hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung – Nhìn từ góc độ bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng”, Kỷ yếu hội thảo: Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong lĩnh vực dân sự (Trường ĐH Luật
Thành phố Hồ Chí Minh), tr.30-31
8
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd (1), tr.177
7


12
chỉ là cá nhân. Chẳng hạn, có tác giả nhận định: “Xác định NTD là cá nhân xuất
phát từ chính mục đích cho ra đời của lĩnh vực pháp luật này là hỗ trợ những NTD
yếu thế trong quan hệ với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ….Chính vì vậy, nhìn
chung, đa số pháp luật BVQL NTD các nước và vùng lãnh thổ không coi tổ chức là
NTD.”9 Hoặc cũng có quan điểm nhấn mạnh rằng: “Với ngụ ý tổ chức cũng là NTD
thì một mặt nó khơng phù hợp với thông lệ chung, làm giảm bớt ý nghĩa cũng như
lãng phí nguồn lực cho chính sách bảo vệ NTD của Nhà nước ta. Đồng thời, các tổ
chức cũng có thể lạm dụng, giành những lợi thế bất chính với bên giao dịch còn lại
bằng cách sử dụng các quyền của NTD.”10
Mặc dù, có nhiều quan điểm khác nhau nhưng với quy định NTD tại Khoản
1, Điều 3 Luật BVQL NTD năm 2010 cho thấy các nhà làm luật đã thừa nhận tổ
chức cũng có thể là NTD nếu mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt của tổ chức đó11. Tại phần trả lời của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ
Công thương, cơ quan này cũng chính thức khẳng định: “Theo quy định của pháp

luật Việt Nam, NTD bao gồm các đối tượng khơng chỉ là cá nhân tiêu dùng riêng lẻ
mà cịn là tổ chức (như doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành
nghề, tổ chức xã hội, đoàn thể,…) tiến hành mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho
mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức đó.”12
Nhìn chung, NTD là người mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng
trong chuỗi quan hệ tiêu dùng nhưng không phải người mua hàng hóa, sử dụng dịch
vụ nào cũng là NTD. Một chủ thể là NTD phải có các dấu hiệu sau: (i) NTD là cá
nhân hoặc tổ chức; (ii) Đối tượng của giao dịch là hàng hóa, dịch vụ; (iii) Việc tham
gia vào quan hệ khơng nhằm mục đích kinh doanh sinh lợi, mà nhằm mục đích duy
nhất là tiêu dùng. Trong quan hệ tiêu dùng, chủ thể ln có một bên là NTD và chủ thể
cịn lại ln là nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Quan hệ tiêu dùng
trước hết là quan hệ dân sự. Hợp đồng tiêu dùng (Hợp đồng với NTD) trước hết là hợp
đồng dân sự (thường là hợp đồng mua bán)13. Tuy nhiên, quan hệ dân sự này được điều
chỉnh bởi hành lang pháp lý riêng biệt mà không chỉ bao hàm bởi các quy định vốn sẵn
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd (1), tr.10-11
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd (1), tr.28-29
11
Lê Thị Hồng Vân (2018), “Bàn về quy định người tiêu dùng là tổ chức theo Luật bảo vệ quyền lợi Người
tiêu dùng Việt Nam, Tạp chí khoa học pháp lý, số 3 (115), tr.43
12
Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, “Hỏi - Đáp Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
Hỏi - Đáp Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NXB Hồng Đức, 2016, tr.11
13
Nguyễn Thị Thư (2012), “Đặc điểm của quan hệ tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
Nhà nước và Pháp luật, Số 10 (294), tr.86
9

10



13
có của pháp luật dân sự. Phải chăng xuất phát từ những đặc điểm đặc trưng của dạng
chủ thể - NTD mà pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết các nước đều có những quy
định riêng để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội đặc biệt này.
1.1.2. Đặc điểm của người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm chức năng
Quan hệ tiêu dùng mang bản chất là quan hệ dân sự. Tuy nhiên, các quy định
trong hệ thống pháp luật về BVQL NTD nói chung và NTD TPCN nói riêng đã
“phá vỡ nguyên tắc cơ bản nhất của pháp luật dân sự, đó là nguyên tắc tự do, tự
nguyện thỏa thuận”14. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà làm luật lại xây dựng
khung pháp lý riêng để bảo vệ cho NTD, một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
mà vì xuất phát từ sự yếu thế, bất cân xứng về vị thế trong giao dịch của NTD. Theo
đó, pháp luật BVQL NTD ra đời là để tạo sự cơng bằng và góp phần duy trì trật tự
xã hội cần thiết. Thêm vào đó, dựa trên những đặc điểm đặc trưng của NTD trên
thực tế mà các quy định pháp luật bảo vệ cho quyền lợi của nhóm chủ thể này sẽ
được xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp.
Qua việc khảo sát, tìm hiểu, tác giả nhận thấy NTD TPCN có một số đặc
điểm điển hình như sau:
- Thứ nhất là tính yếu thế của NTD TPCN trong mối quan hệ với các tổ chức,
cá nhân kinh doanh. Tính yếu thế là một đặc điểm chung của NTD trong mọi lĩnh
vực tiêu dùng, bao gồm cả lĩnh vực TPCN. Tuy nhiên với TPCN, một sản phẩm đặc
biệt, tính yếu thế này càng được thể hiện rõ. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận định
tính yếu thế của NTD TPCN có thể kể đến sau: Năng lực tự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình trước những nguy cơ rủi ro và thiệt hại; Khả năng giải quyết và
giành lại quyền lợi chính đáng của mình khi đã phát sinh rủi ro và thiệt hại sau giai
đoạn tham gia vào mối quan hệ tiêu dùng15. Có thể thấy, TPCN khơng phải là hàng
hóa tiêu dùng thơng thường mà có những đặc thù riêng và nhất là sản phẩm này sẽ
có những tác động trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của NTD. Nếu khơng phải là
những NTD “thơng thái” thì NTD gần như khơng có năng lực tự BVQL chính đáng
của mình, mà trước tiên là quyền được an toàn khi tham gia vào giao dịch với tổ
chức, cá nhân kinh doanh TPCN. Một trong những lý do NTD TPCN khơng có

Nguyễn Thị Thư (2011), “Về một số quyền của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”, Nhà nước và pháp luật, số 11(283), tr.57
15
Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Trọng Điệp (2018), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng yếu thế trong pháp luật
Việt Nam và Đài Loan”, Tạp chí Luật học, số 2, tr. 25
14


14
năng lực tự bảo vệ mình là xuất phát từ sự bất cân xứng về thông tin giữa hai chủ
thể là NTD và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh16. Thông tin về sản phẩm
TPCN không phải là dạng thơng tin đơn thuần mà nó chứa đựng các yếu tố chun
ngành, đặc thù. Do đó, khơng phải NTD nào cũng có thể hiểu đúng đắn thơng tin về
sản phẩm TPCN mà mình sử dụng. Cũng từ sự thiếu thơng tin cần thiết này mà
NTD TPCN đã tự đánh mất khả năng tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó, khi quyền lợi bị
xâm phạm, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, NTD TPCN vẫn khơng thể giành
lại quyền lợi chính đáng của mình. Thật vậy, khơng phải NTD TPCN nào cũng
nhận thức được cách thức, phương hướng của “con đường” giành lại quyền lợi cho
mình. Họ gần như khơng biết phải bắt đầu từ đâu, có những hành động gì để giành
lại những lợi ích đã bị xâm hại. Đa phần, NTD TPCN nói riêng và NTD TPnói
chung chọn giải pháp im lặng và gánh chịu thiệt hại. Nghĩa là họ không hề tận dụng
được các công cụ mà pháp luật đã ghi nhận để tự bảo vệ mình. Trong một khảo sát
của Bộ Công thương năm 2015, tỷ lệ NTD chọn phương án im lặng, từ bỏ vụ việc
khi quyền lợi của mình bị xâm hại là 44%17. Có thể nhận thấy số lượng NTD từ bỏ
quyền khiếu nại, khiếu kiện của mình và chấp nhận phần thua thiệt là khơng nhỏ.
Như vậy, với tính yếu thế của mình, NTD TPCN cần được pháp luật bảo vệ trước
hết ở quyền được an tồn về tính mạng, sức khỏe, quyền được cung cấp đầy đủ
thông tin và cả quyền được BTTH thỏa đáng. Đây cũng là một trong số những
nhóm quyền của NTD TPCN mà ở các nội dung sau, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực
trạng pháp luật có liên quan.

- Tính dễ bị tổn hại là đặc điểm tiếp theo của NTD TPCN. Với các sản phẩm
tiêu dùng khác, việc tiêu dùng có thể chưa hoặc ngay lập tức xâm hại đến quyền lợi
của NTD, nhất là quyền an tồn. Nhưng với TPCN, chỉ cần có quyết định tiêu dùng
sai lầm thì việc bị tổn hại sẽ phát sinh hậu quả ngay lập tức sau đó. Chẳng hạn, bài
viết về một nữ sinh viên ở Anh tử vong vì uống TPgiảm cân mua trên mạng đã từng
gây xơn xao dư luận. Chỉ vì bao bì sản phẩm này cũng không cảnh báo nguy hại nếu
sử dụng quá liều mà nữ sinh này đã uống liên tục các viên TPCN giảm cân, dẫn đến
không thể cứu chữa vì khơng có thuốc giải liều lượng độc cao như vậy.18 Hay bài
Nguyễn Như Phát (2010), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ người tiêu dùng”, Nhà nước và
Pháp luật, số 2, tr. 33.
17
Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương (2015), Báo cáo kết quả khảo sát người tiêu dùng, Bộ Công
Thương, tr.10.
18
Gia Hân, “Tràn lan Thực phẩm chức năng “dỏm””, dom-73164.html, 03/03/2020.
16


15
viết về các cảnh báo nguy hiểm chết người vì sử dụng TPCN dạng thuốc cho trẻ với
các phân tích về hệ lụy đáng tiếc khi lạm dụng TPCN cho trẻ em19. Những ví dụ
trên đây chỉ là một trong số những hệ lụy đáng tiếc khi sử dụng TPCN sai lầm. Có
thể thấy, việc sử dụng TPCN khơng đúng cách dù ở phương diện nào cũng sẽ làm
NTD bị tổn thương ngay tức thì. Cũng chính vì đặc điểm này mà quyền được an
tồn về tính mạng, sức khỏe là nhóm quyền của NTD được Luật ATTP năm 2010
và các văn bản hướng dẫn thi hành đặt sự quan tâm hàng đầu. ATTP có thể xem là
kim chỉ nam, định hướng cho các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TPnói chung
và TPCN nói riêng.
- Tâm lý nhẹ dạ, cả tin cũng là một đặc điểm nổi bật của NTD TPCN hiện
nay. Đa số NTD TPCN dễ bị lôi cuốn bởi các chiến lược, thậm chí là thủ đoạn dụ

dỗ, lôi kéo của các tổ chức, cá nhân kinh doanh20. Thực trạng thị trường TPCN hiện
nay, công dụng của sản phẩm đang được “thổi phồng” quá mức, đánh vào đúng tâm
lý cả tin của NTD với các nhu cầu về làm đẹp, giảm cân, tăng cường sinh lực, cải
thiện bệnh ung thư, bệnh mãn tính…. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, những thông tin về cơng dụng TPCN sai sự thật như “Cải tử hồn đồng”;
“Duy trì sắc đẹp tuổi thanh xuân”, “hạn chế ung thư”, “chữa các bệnh nan y”…
càng nhanh chóng được lan rộng và được tiếp cận bởi đông đảo NTD. TPCN đã và
đang được “thần thánh hóa” qua những chiêu trị QC để mang đến cho NTD một
niềm tin về sự vi diệu khi sử dụng21. Trước những vấn đề chưa hoàn thiện của bản
thân hay trước sự bất lực của những căn bệnh mãn tính, NTD rơi vào trạng thái dễ
bị “xao động” ngay khi có loại sản phẩm nào đó đáp ứng nhu cầu của mình. Cũng vì
hiểu rõ tâm lý của đối tượng NTD TPCN mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất
chấp mọi thủ đoạn, kể cả vi phạm pháp luật để có thể tìm kiếm nhiều đối tượng
khách hàng tiêu dùng tiềm năng. Trên trang thông tin điện tử của Cục ATTP – Bộ Y
tế, hàng loạt tổ chức, cá nhân bị công bố về các hành vi vi phạm như QC lừa dối
NTD, không ghi nhãn hay không tuân thủ quy định về điều kiện ATTP trước khi

Hồng Hải, “Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm chết người vì TPCN dạng thuốc cho trẻ”, .
vn/suc-khoe/chuyen-gia-canh-bao-nguy-hiem-chet-nguoi-vi-thuc-pham-chuc-nang-dang-thuoc-cho-tre-2017
0703222600022.htm, 03/3/2020
20
Vũ Yến, “Thị trường thực phẩm chức năng cần gì có đó”, 12/03/2020
21
Hằng Nga, Gia Hân, “Ma trận thực phẩm chức năng bủa vây người tiêu dùng”, />html, 22/04/2020
19


16
đưa ra thị trường22. Cũng chính vì tâm lý nhẹ dạ, cả tin đặc trưng của NTD TPCN
mà thực tế đã dẫn đến nhiều hê lụy đáng tiếc cho NTD. Do đó, nhóm quyền an tồn

về tính mạng, sức khỏe và quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về TPCN cần
được chú trọng để có thể khắc phục phần nào thiệt hại phát sinh từ đặc điểm tâm lý
“không vững vàng” của NTD TPCN.
- Thiếu kiến thức chuyên môn về sản phẩm mà mình tiêu dùng là một đặc
điểm tiếp theo ở NTD TPCN. Số lượng NTD thiếu kiến thức và nhầm lẫn giữa TPCN
và thuốc khá nhiều23. TPCN vốn là TPnhưng là một dạng TPđặc thù và càng không
phải là dược phẩm trị bệnh. Các sản phẩm TPCN hiện nay được bày bán với bao bì,
chai lọ giống hệt thuốc hay dạng bào chế là viên nén, viên nang giống như viên thuốc
càng làm gia tăng sự nhầm lẫn giữa TPCN và thuốc cho NTD. Đại đa số NTD TPCN,
họ thường nhầm tưởng những sản phẩm TPCN là thuốc với những công dụng trị bệnh
hữu hiệu. Thực trạng NTD tự kê đơn bệnh của mình bằng các sản phẩm TPCN dường
như trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Một khảo sát gần đây cho thấy, có hơn
90% nhà thuốc trên tồn quốc có bán TPCN24. Thêm vào đó, trong các đơn thuốc của
các y, bác sỹ, sản phẩm TPCN vẫn được kê đơn sử dụng càng làm cho sự nhầm lẫn
của NTD càng trở nên trầm trọng25. Với cách nhìn nhận sai lầm nói trên mà rất nhiều
NTD phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng, mất đi cơ hội và thời gian để trị bệnh26.
Trước thực tế này, quyền được tư vấn, hướng dẫn kiến thức về TPCN của NTD cần
được bảo vệ và thực thi bởi các chủ thể có liên quan mà trước hết là bởi chính các tổ
chức, cá nhân kinh doanh TPCN – những chủ thể có khả năng am hiểu tường tận nhất
về sản phẩm mà mình cung cấp cho thị trường.
- Một đặc điểm nữa của NTD TPCN ở nước ta hiện nay chính là tính
“hướng ngoại” hay nói khác đi là việc coi trọng sản phẩm TPCN nhập khẩu hơn
sản phẩm sản xuất trong nước. NTD cho rằng với các sản phẩm TPCN có xuất xứ
từ các quốc gia phát triển thì chất lượng và cơng dụng sẽ tốt hơn sản phẩm được
“Cập nhật cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP”, 22/04/2020
23
Lê Quốc Thịnh, “Nhầm lẫn giữa thực phẩm chức năng và thuốc”, 22/04/2020
24
Trà Long (2017),“Sẽ có Nghị định quản lý thực phẩm chức năng”, Doanh nhân & Pháp luật, Báo Pháp
luật Việt Nam, Số 19 (301), tr.6

25
Lê Thanh Hà, “Siết kê đơn thực phẩm chức năng”, 22/04/2020
26
Nguyễn Hữu Đức, “”Thực phẩm chức năng – Dùng sao cho đúng”, 22/04/2020
22


17
sản xuất trong nước. Nắm bắt được đặc điểm này mà nhiều tổ chức, cá nhân nhập
khẩu, thậm chí là những cá nhân buôn bán nhỏ lẻ rao bán TPCN nhập khẩu, “xách
tay” ồ ạt. Điều đáng nói ở đây chính là sản phẩm TPCN “xách tay” là những sản
phẩm chưa được kiểm sốt về mặt chất lượng, khơng được ghi nhãn đầy đủ và
NTD các sản phẩm này đa phần chỉ tin theo những lời QC từ người bán với niềm
tin về chất lượng của hàng ngoại27. Cũng vì vậy mà NTD đang từ bỏ chính quyền
được an tồn của chính mình. Để có thể bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của NTD sử
dụng sản phẩm TPCN nhập khẩu, pháp luật cần có những ràng buộc nhất định với
các chủ thể thực hiện việc nhập khẩu, “xách tay” TPCN. Nội dung này cũng sẽ
được tác giả phân tích khi đề cập đến các quy định liên quan đến nhóm quyền an
tồn của NTD TPCN ở phần sau.
Nếu như đặc điểm của NTD nói chung là lý do sâu xa để dẫn đến sự ra đời
của pháp luật BVQL NTD thì chính các đặc điểm của NTD TPCN cũng là cơ sở để
các hình thành và hồn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành về TPCN đặt
trong mối quan hệ với nhóm chủ thể yếu thế cần được bảo vệ.
1.2. Khái quát về kinh doanh thực phẩm chức năng
1.2.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm thực phẩm chức năng
1.2.1.1. Khái niệm
Tên gọi TPCN xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản từ những năm 1984 và
sau đó loại TP này nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia, khu vực khác trên
phạm vi toàn thế giới. Ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tên gọi của sản phẩm
TPCN là khác nhau. Chúng ta có thể biết đến các tên gọi khác của TPCN như TP

– thuốc, dược phẩm dinh dưỡng, TPBS dinh dưỡng, TP bổ dưỡng bảo vệ sức
khỏe, TP đặc biệt.28
Ở Nhật Bản, tại điều 21 của Luật vệ sinh TP Nhật Bản, TPCN được viết tắt
FOSHU (Foods for specified health use) với hàm ý là loại TP được mong đợi để
duy trì và cải thiện sức khỏe của con người, những người mà sử dụng TP cho mục
đích rõ ràng là duy trì và cải thiện sức khỏe29.
“Cẩn trọng khi mua thực phẩm chức năng xách tay”, 22/04/2020
28
Trần Đáng (2017), Thực phẩm chức năng, NXB Y học, tr.10
29
“Food Sanitation Law in Japan”, 18/04/2020
27


18
Tại Trung Quốc, khi nhắc đến TPCN người ta sẽ hiểu đó là TP bao gồm các
chất dinh dưỡng như TP bình thường nhưng đặc biệt hơn bởi có các yếu tố khác có
tác dụng phịng chống bệnh như là dược liệu30. Hay ở Canada, TPCN được hiểu là
TP tăng cường các chất có hoạt tính sinh học có tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng
hạn như sữa chua men probiotic, hoặc bánh mì và mì ống với đậu Hà Lan.31
Ở nước ta hiện nay, tại Khoản 23, Điều 2 của Luật ATTP năm 2010 có quy
định: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể
con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ
mắc bệnh, bao gồm TPBS, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, TPDDYH.”
Theo pháp luật Việt Nam thì TPCN trước hết là TP với các chất dinh dưỡng
nhưng không phải là TP đơn thuần mà còn chứa đựng các hoạt chất sinh học có tác
dụng hỗ trợ các chức năng của cơ thể và phòng ngừa bệnh. Một điều cần nhấn mạnh
trong định nghĩa này là TPCN không phải là thuốc chữa bệnh và sự đặc biệt của
TPCN chính là ở cơng dụng của nó - duy trì, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa
bệnh tật cho con người. Trong khái niệm TPCN ở nước ta cịn có thêm một chức

năng “tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái”. Có quan điểm bình luận về chức năng
này như sau: “Khơng phải sản phẩm TPCN nào cũng tạo cho con người tình trạng
thoải mái. TPCN là dạng TP phi truyền thống, được phát triển dựa trên các kết quả
nghiên cứu, tổng hợp từ các nguồn TP trong tự nhiên nhằm cải thiện sức khỏe của
con người. Do đó, bên cạnh những mặt có lợi, TPCN vẫn chứa đựng những nguy cơ
nhất định đối với sức khỏe của con người và không phải TPCN nào cũng mang lại
cho người sử dụng tình trạng thoải mái32.”
Nhìn chung, dù là tồn tại với những tên gọi khác nhau nhưng bản chất TPCN
đều thống nhất ở hầu hết pháp luật các nước là các sản phẩm TP thay thế hay bổ
sung các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và có 02 (hai) cơng dụng chính là
giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.
1.2.1.2. Phân loại
Việc phân loại TPCN hiện nay cũng có nhiều cách dựa trên các tiêu chí khác
nhau, cụ thể như sau:
Dương Thanh Liêm (2010), Thực phẩm chức năng – Sức khỏe bền vững, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, tr. 9-10.
“Functional foods and natural health products sector”, 22/05/2020.
32
Phạm Văn Hảo (2016), “Pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và nhu cầu bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng”, Nhà nước và Pháp luật, Số 10 (342), tr.40.
30
31


19
- Dựa vào tiêu chí cơng dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng của
từng nhóm, TPCN được chia thành: TPBS vi chất dinh dưỡng; TPBS; TPDDYH;
TPBVSK33. Đến năm 2010, Luật ATTP ra đời và phân chia TPCN thành: TPBS,
TPBVSK, TPDDYH34. Tiếp đó, tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Điều 2,
Thông tư 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 24/11/2014 quy định về quản lý thực
phẩm chức năng, TPCN được phân chia thành: TPBS, TPBVSK, TPDDYH và

TPDCCĐAĐB. Quy định mới nhất hiện nay có đề cập đến việc phân loại TPCN là
Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 02 tháng 2 năm 2018 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật ATTP năm 2010. Trong Nghị định này, các nhà
làm luật không khẳng định cụ thể TPCN gồm những loại nào nhưng chỉ đưa ra các
định nghĩa về TPBVSK, TPDDYH và TPDCCĐAĐB. Nhìn chung, cách phân loại
TPCN trong các văn bản pháp luật nước ta chưa có sự thống nhất cao. Chỉ riêng cách
phân loại trong Luật ATTP năm 2010 và chính nghị định hướng dẫn thi hành luật này
cũng chưa có sự đồng bộ. Trong Luật ATTP năm 2010, chúng ta không thể tìm thấy
cụm từ “TPDCCĐAĐB” nhưng trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP lại có định nghĩa về
sản phẩm này và theo các quy định trong văn bản này thì việc quản lý sản phẩm
TPDCCĐAĐB này đang áp dụng như các loại sản phẩm TPCN khác. Trong phạm vi
bài viết này, khi phân tích các khía cạnh pháp lý về TPCN, tác giả sẽ thống nhất áp
dụng cách phân loại của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Căn cứ theo phương thức chế biến, TPCN có thể được phân loại thành:
nhóm sản phẩm bổ sung vitamin, bổ sung khống chất, bổ sung hoạt chất sinh học
và nhóm sản phẩm được bào chế từ thảo dược35.
- Theo tác dụng, chúng ta có thể chia TPCN thành 26 (hai mươi sáu) dạng
khác nhau như: Nhóm sản phẩm hỗ trợ chống lão hóa; Hỗ trợ tiêu hóa; Hỗ trợ giảm
huyết áp; Hỗ trợ giảm đái tháo đường; Tăng cường sinh lực; Phịng ngừa rối loạn
tuần hồn não; Hỗ trợ thần kinh; Bổ dưỡng; Bổ sung chất xơ; Tăng cường miễn
dịch; Giảm béo; Bổ sung calci, ngăn ngừa lỗng xương; Phịng ngừa thối hóa
khớp; Bổ mắt; Hỗ trợ làm đẹp; Phịng chống bệnh gout; Giảm mệt mỏi, căng thẳng;
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh nội tiết; Hỗ trợ phòng và giải độc; Hỗ trợ an thần, ngăn
ngừa mất ngủ; Hỗ trợ phòng ngừa ung thư; Hỗ trợ phòng ngừa bệnh răng miệng;
Điều 2, Mục I, Thông tư số 08/2004/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 23 tháng 08 năm 2004 về hướng dẫn quản
lý các sản phẩm thực phẩm chức năng
34
Khoản 23, Điều 2, Luật ATTP năm 2010
35
Trần Đáng (2017), tlđd (28), tr.251

33


×