Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.42 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TÊN ĐỀ TÀI
TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THEO PHÁP
LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRỊNH VĂN HƯNG

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THEO PHÁP
LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

TRỊNH VĂN HƯNG
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ

: 60380107


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SĨ: BÙI NGỌC CƯỜNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào. Các số
liệu, ví dụ trích dẫn trong luận văn là tin cậy và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng đã
được công bố.
Tác giả luận văn

Trịnh Văn Hưng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thày, cô khoa sau đại học Viện
Đại học mở Hà Nội đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình tác giả học tập,
nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Bùi Ngọc Cường về sự hướng dẫn
chu đáo để tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả

Trịnh Văn Hưng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1


Chữ viết tăt
BVNTD

Xin đọc là
Bảo vệ người tiêu dùng
Tổ chức quốc tế người tiêu dùng ( Consumers

2

CI

3

NTD

Người tiêu dùng

4

LHQ

Liên hợp quốc

5

Thương nhân

Tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

6


VINASTAR

7

EU

8

OECD

9

UNEP

International)

Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
(Vietnam Standard and Consumer Association)
Liên minh Châu Âu (European Union)
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development)
Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc (United
Nations Environment Programme)


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG .................................................................................................1
1.1. Cơ sở xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng ...................................................................................1
1.1.1. Quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hố, dịch vụ và người
tiêu dùng ...............................................................................................................1
1.1.2. Thói quen tiêu dùng và năng lực tự bảo vệ của NTD ................................5
1.1.3. Nhu cầu bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng..........................................7
1.2. Vai trò của pháp luật đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.............10
1.2.1. Khái quát về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng........................10
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và vận hành cơ chế pháp lý bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ......................................................................................17
1.3.1. Khái quát về tình hình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới ...17
1.3.2. Những nỗ lực quốc tế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .........................19
1.3.3. Kinh nghiệm xây dựng và vận hành cơ chế pháp lý BVNTD ở một số
nước trên thế giới ...............................................................................................21
1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ...................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH
DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM ................................................26
2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bảo vệ quyền
lợi NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ................................26
2.1.1. Trách nhiệm đối với việc cung cấp thơng tin trung thực về hàng hóa, dịch
vụ cho NTD ........................................................................................................26
2.1.2. Trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ ...32


2.1.3. Trách nhiệm trong việc bảo đảm trung thực về giá cả hàng hóa, dịch vụ35
2.1.4. Trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của NTD đối với các
hợp theo đồng mẫu, các điều kiện giao dịch chung ...........................................39
2.1.5. Trách nhiệm đối với hoạt động quảng cáo, khuyến mại khơng trung thực,

xâm phạm lợi ích của NTD ................................................................................46
2.1.6. Trách nhiệm trong việc bảo hành và thu hồi hàng hóa khuyết tật ...........52
2.1.7. Trách nhiệm đối với sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp ( Trách nhiệm
sản phẩm ) ..........................................................................................................59
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc quyền lợi người tiêu dùng. ...................64
2.2.1 Các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi NTD cịn mang tính tun ngơn, thiếu tính
khả thi .................................................................................................................64
2.2.2 Một số quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các văn bản
pháp luật còn trùng lặp và mâu thuẫn ................................................................65
2.2.3. Cơ chế xử lý vi phạm còn phức tạp, hệ thống chế tài áp dụng đối với các
hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng cịn chưa hợp lý .............................66
2.2.4. Chưa có những quy định hữu hiệu giúp khơi phục lợi ích cho người tiêu dùng67
2.2.5. Chưa có những quy định về yêu cầu bảo vệ đặc biệt đối với người tiêu dùng ..70
2.2.6. Pháp luật hiện hành chưa tạo ra một cơ chế phối hợp và phân công trách
nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng...................................................................................................70
2.2.7. Pháp luật hiện hành chưa tạo ra một cơ chế hữu hiệu cho các tổ chức bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động tích cực, hiệu quả ...............................71
CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM...72
3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. ...............................................................................................................72


3.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. ...............................................................................................................74
3.2.1.Sửa đổi bổ xung các quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin............74

3.2.2. Sửa đổi bổ xung các quy định về ghi nhãn hàng hoá ...............................76
3.2.3. Sửa đổi bổ xung các quy định về trách nhiệm đảm bảo chất lượng, số
lượng hàng hoá, dịch vụ. ....................................................................................76
3.2.4. Sửa đổi, bổ xung các quy định về trách nhiệm quảng cáo trung thực,
chính xác.............................................................................................................77
3.2..5. Sửa đổi, bổ xung các quy định về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao
dịch chung ..........................................................................................................77
3.2..6. Sửa đổi, bổ xung các quy định về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh
kiện, phụ kiện .....................................................................................................78
3.2.7. Hồn thiện các quy định về trách nhiệm sản phẩm của tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hố, dịch vụ.............................................................................79
3.2.8. Hồn thiện thiết chế thực thi pháp luật BVQLNTD ................................86
3.2.9. sửa đổi, bổ xung các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi
NTD bằng biện pháp hành chính và dân sự .......................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thời đại nào cũng vậy, con người luôn là chủ thể xây dựng và là khách thể
được quan tâm bảo vệ của hệ thống pháp luật. Với mong muốn xây dựng một xã hội
công dân, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” thì ngồi việc tạo ra một khung pháp lý cho sự tự do cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, pháp luật cịn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ quyền
lợi của NTD.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy tầm quan trọng và sự cấp thiết của
cơng tác BVNTD, đã có chính sách tơn trọng các quyền của NTD, có biện pháp
chống lại sự lạm dụng của các nhà sản xuất, kinh doanh. Kể từ sau năm 1986, khi
Việt Nam thừa nhận nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã làm

thay đổi căn bản những vấn đề về nhận thức và phương pháp điều tiết của Nhà nước
trong việc BVNTD ở Việt Nam. Từ vai trò của người buộc phải chấp nhận sản
phẩm, chấp nhận giá cả… trong cơ chế kinh tế cũ, thì ngày nay, NTD Việt Nam đã
trở thành “thượng đế” do họ có khả năng, điều kiện và một phạm vi lựa chọn rộng
lớn – quyền bỏ phiếu bằng đồng tiền. Song cách hiểu này cũng cần phải có điều
kiện vì khả năng lựa chọn của NTD không thể vượt quá giới hạn khả năng sản xuất
và sự cung ứng của nhà kinh doanh. Thực tế đã minh chứng, nền kinh tế thị trường
bên cạnh việc mang lại cho NTD nhiều lợi ích với việc họ có cơ hội mua, sử dụng
những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt với giá cả hợp lý, cũng tiềm ẩn những
nguy cơ gây thiệt hại cho quyền lợi NTD (hàng giả, kém chất lượng…). Cùng với
đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự ra đời và phát triển của nhiều phương thức kinh doanh hiện đại và khơng ít
trong số đó đã du nhập vào Việt Nam. Bởi vậy, trong điều kiện các thiết chế thị
trường chưa hồn thiện, tính minh bạch chưa được đảm bảo thì “thượng đế” ln có
nguy cơ trở thành “nạn nhân” trước sự lạm dụng ưu thế của nhà kinh doanh thông
qua phương thức kinh doanh gian dối, thiếu trung thực và được ngụy trang dưới


nhiều hình thức tinh vi, Vì vậy, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc BVNTD là việc làm cần thiết và
cấp bách hơn lúc nào hết, góp phần đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh,
công bằng và minh bạch.
Từ nhận thức đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Trách nhiệm bảo vệ người tiêu
dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
BVNTD, pháp luật BVNTD và đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc BVNTD là những nội dung nghiên cứu khá
mới mẻ ở Việt Nam. Có thể nêu ra một số cơng trình tiêu biểu:
Luận văn Thạc sỹ “Pháp luật về BVNTD ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thị

Long (2007); Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu vai trò của Hội
BVNTD trong việc BVNTD ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ
nhiệm đề tài (2011); Bài viết “Bảo vệ quyền lợi NTD trong pháp luật cạnh tranh”
của Thạc sỹ Ngô Vĩnh Bạch Dương, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11/2000; Bài
viết “Pháp luật và vấn đề BVNTD” của tác giả Đặng Vũ Huân đăng trên tạp chí Dân
chủ và Pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng 1/2005; Bài viết “Gian lận
chuyện thực thi pháp luật BVNTD” của tác giả Nguyễn Ngọc Anh đăng trên tạp chí
Nhà nước và pháp luật số 11/2007; Bài viết “NTD và pháp luật BVNTD” của tác giả
Nguyễn Ngọc Sơn đăng trên Nghiên cứu lập pháp số 1/2009; Tham luận “Pháp luật
về các thiết chế BVNTD” của GS.TS. Lê Hồng Hạnh tại Hội thảo khoa học của Viện
Konrad Adenauer và Bộ Tư pháp Việt Nam (7/2010, tại TP Hồ Chí Minh); Bài viết
“Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi NTD” của PGS. TS.
Nguyễn Như Phát đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2010 v.v. Các bài
viết nói trên chỉ dừng lại ở mức độ thơng tin cho người đọc về thực trạng pháp luật
BVNTD; hoặc xem xét vấn đề BVNTD dưới góc độ của Luật Cạnh tranh, Luật
Thương mại v.v.


Tạp chí NTD và một số báo điện tử như: Vietnamner, Vietnamexpress v.v.
có một số bài viết giới thiệu chung những thông tin đơn thuần về những vụ vi phạm
pháp luật BVNTD. Những bài viết này chưa mang tính nghiên cứu cao.
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống
và tồn diện về “ Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay” là thực sự cần thiết cả về
phương diện lý luận và thực tiễn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống lý luận, quan điểm, tài liệu khoa học về trách nhiệm
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
- Hệ thống các quy định pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hố dịch vụ. Trong đó chủ yếu
nghiên cứu các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
của Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một đề tài luận vănThạc sỹ luật học, luận văn khơng có
tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD mà chỉ tập trung phân tích, đánh
giá vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NTD theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trên cơ sở
đó đưa ra những đánh giá mang tính tổng quát về thực trạng pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ. Về thời gian, luận văn lấy mốc từ tháng 7 năm 2011 ( ngày có hiệu lực
của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD) để nghiên cứu. Về không gian, luận văn nghiên
cứu trên lãnh thổ Việt nam.


4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, trong quá trình thực
hiện đề tài, tác giả đã sử tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp phân
tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, thống kê, khái quát hóa, xã hội học để giải quyết
nội dung khoa học của đề tài. Đặc biệt, luận văn rất chú trọng phương pháp so sánh
luật; kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm bằng các
ví dụ thực tế.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực trạng pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo
vệ quyền lợi NTD; phân tích, đánh giá, chứng minh trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho NTD; từ đó đưa ra những giải

pháp hồn thiện, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo vệ quyền lợi nguời tiêu dùng ở
Việt Nam.
Để thực hiện được những mục đích đó, nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn là:
- Làm rõ cơ sở xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với
quyền lợi NTD;
- Phân tích vai trị của pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và vận hành cơ chế
pháp lý BVNTD và bài học đối với Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi NTD;
- Từ những nghiên cứu, phân tích trên, luân văn đưa ra giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật cũng như thực thi có hiệu quả pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.


6. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là cơng trình chun khảo tương đối hệ thống về chế định trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền
lợi NTD ở nước ta hiện nay. Bằng việc nghiên cứu khá sâu chế định này, luận văn
đem đến cái nhìn khái qt nhất về vai trị, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh đối với việc BVNTD, trên cơ sở những đánh giá, phân tích bằng những ví dụ
thực tế luận văn hy vọng sẽ góp phần thiết thực vào việc thực thi có hiệu quả Luật
Bảo vệ quyền lợi NTD trong thời gian tới.
7 Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi
nghiên cứu. Ngồi phần lời nói đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết
luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở Việt nam


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ TRONG
VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1. Cơ sở xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.1.1. Quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người
tiêu dùng
Tiêu dùng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội, nhất là
trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay. Tiêu dùng gồm hai loại: tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng đời sống. Trong quá
trình sản xuất, con người cần phải tiêu dùng một số nguyên liệu nhất định và cơng
cụ sản xuất bị bào mịn. Đây chính là tiêu dùng sản xuất, loại này được tiến hành
trong lĩnh vực sản xuất, gồm có q trình sản xuất và quá trình liên quan trực tiếp
tới sản xuất. Do vậy, người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất,
kinh doanh khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật BVNTD. Tiêu dùng đời
sống là sự tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt bảo đảm cho con người tồn tại và phát
triển. Mác nói “Trong quá trình ăn uống, một trong những hình thức tiêu dùng con
người sản xuất ra bản thân cơ thể của mình điều đó hồn tồn đã rõ… nhưng điều
đó cũng có giá trị với mọi hình thức tiêu dùng khác, những hình thức tiêu dùng này
về mặt này hay mặt khác, mỗi hình thức một kiểu, đang góp phần vào việc sản xuất
ra con người” [36, tr.864]. Nghĩa là tư liệu tiêu dùng được sử dụng trong đời sống
là cần thiết để tái sản xuất và phát triển văn hóa của bản thân con người. Ngồi ra,

tiêu dùng sản xuất khơng phải là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế của loài
người mà chỉ là phương tiện làm cho tiêu dùng đời sống có thể liên tục phát triển.
Với ý nghĩa ấy, tiêu dùng sản xuất cần phải dựa vào tiêu dùng đời sống, phục vụ

1


cho tiêu dùng đời sống. Đương nhiên, khơng có sản xuất thì cũng khơng thể có tiêu
dùng thực sự. Nhưng khơng có tiêu dùng đời sống của lồi người thì sản xuất cũng
mất hết ý nghĩa và trở thành sản xuất khơng có mục đích, biến thành sản xuất dự trữ
lãng phí. Chính vì thế, sản xuất cần có tiêu dùng đời sống, đó là một q trình, tiêu
dùng đời sống là một mặt đối lập với với sản xuất đồng thời lại là sợi dây liên kết
giữa sản xuất và tiêu dùng [55, tr.8]. Điều đó cũng cho thấy mối quan hệ biện
chứng, không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng và trong trong mối quan hệ ấy
thương nhân và NTD đã xuất hiện.
Trong quá trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa thương nhân và NTD, tác
giả luận văn đã nhận thấy rằng, mối quan hệ này luôn gắn liền với quan điểm của
Nhà nước Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới về “tính yếu thế” của NTD
trong quan hệ với nhà sản xuất, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (thường được gọi
chung là “thương nhân”1).
Tính yếu thế đó thể hiện ở 4 khía cạnh quan trọng sau:
- Yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hóa, dịch vụ
trong quan hệ mua bán, trao đổi. Trong quan hệ giao dịch trên thị trường, mối quan
hệ giữa bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ và NTD thường có sự khơng cân xứng về
thơng tin, hiểu biết về chất lượng, tính năng, cơng dụng, độ bền, các ích lợi của
hàng hóa, dịch vụ. Người mua hàng hóa, dịch vụ, do khơng được trực tiếp tham gia
vào q trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, cũng như do hạn chế trong hiểu biết về
chuyên môn, kỹ thuật thường không hiểu được đầy đủ về tính năng, cơng dụng, chất
lượng, các rủi ro liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ khi so sánh với
nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

- Yếu thế trong việc đàm phán, thiết lập hợp đồng, giao dịch. Do phía người
bán trong quan hệ mua bán với NTD là các thương nhân hoạt động thường xuyên
Khái niệm “thương nhân” trong các đạo luật về BVNTD của các nước trên thế giới (như
Pháp, Canada, Nhật Bản v.v.) thường được hiểu rộng hơn khái niệm “thương nhân” trong pháp
luật thương mại. Khái niệm “thương nhân” trong các đạo luật về BVNTD còn được hiểu bao
gồm các tổ chức cung ứng dịch vụ có tính nghề nghiệp như bệnh viện, cơ sở đào tạo

1

2


liên tục trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nên các thương nhân
này nói chung có tính chuyên nghiệp cao hơn trong kinh nghiệm đàm phán, thiết lập
hợp đồng, giao dịch. Ngoài ra, với tiềm lực tài chính thường lớn hơn so với NTD,
các thương nhân này có thể tự trang bị cho mình các phương tiện, sử dụng nguồn
nhân lực (chẳng hạn sử dụng luật sư, các chuyên gia tư vấn v.v.) có chất lượng cao
để giành ưu thế trong việc đàm phán, thiết lập hợp đồng, quan hệ với NTD. Trong
thực tiến giao dịch hiện nay giữa các thương nhân và người NTD, hầu hết các
thương nhân đều sử dụng các loại hợp đồng mẫu trong đó có nhiều điều khoản
trong hợp đồng được coi là quy định mặc nhiên, NTD khơng có cơ hội thảo luận.
thay đổi các điều khoản này (ngoài các điều khoản về giá cả và số lượng)
- Yếu thế về khả năng chi phối giá cả, các điều kiện kinh doanh, giao dịch
trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, một số thị trường bị chi phối bởi chỉ một
vài (thậm chí là một) thương nhân tiến hành kinh doanh trên thị trường đó. Thị
trường về xăng dầu, điện, nước, gas, điện thoại, điện thoại di động, hàng không,
đường thủy, đường sắt, ngân hàng, bảo hiểm v.v. là các ví dụ điển hình. Trong
trường hợp này, với mong muốn tối đa hóa lợi nhuận, nếu khơng có sự can thiệp
hợp lý của Nhà nước, các thương nhân có thể có các hành động gây thiệt hại cho
quyền lợi của NTD bằng việc áp đặt cho NTD phải chịu những nghĩa vụ không

hợp lý
- Yếu thế về khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Do
tiềm lực tài chính có hạn, khi xảy ra các rủi ro (tai nạn) phát sinh trong q trình sử
dụng hàng hóa, dịch vụ, NTD sẽ rơi vào tình trạng khó khăn khi phải tự mình trang
trải các chi phí khắc phục các loại rủi ro này. Trong khi đó, nếu gánh nặng chi phí
ngăn ngừa, gánh chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm (mà NTD khơng có
lỗi) được chuyển sang cho nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, thì khả năng
trang trải các chi phí này sẽ cao hơn.
Ngoài ra, trong quan hệ mua bán, giao dịch với các thương nhân, NTD cịn
có thể gặp các bất lợi khác như không nắm bắt được các thông tin về giá cả của các

3


loại hàng hóa, dịch vụ tương tự, chất lượng dịch vụ hậu mãi, hiểu biết pháp luật
thấp, không nắm bắt được các thơng tin về uy tín của chính thương nhân trên thị
trường, v.v.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010, thì “NTD là người
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia
đình, tổ chức”. Như vậy, quan hệ giữa NTD và người bán, người cung cấp hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trên cơ sở hợp đồng dân sự và tranh chấp từ quan hệ đó cần
được hai bên tự giải quyết theo nguyên tắc hòa giải hoặc theo thủ tục tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, bên cạnh pháp luật tố tụng dân sự hay pháp luật trọng tài, trong hệ thống
pháp luật của nhiều quốc gia chúng ta cịn tìm thấy nhóm quy phạm pháp luật về
bảo vệ quyền lợi NTD với quy định về trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ và quyền lợi, trách nhiệm của NTD. Sự tồn tại của nhóm quy
phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD cho thấy sự “can thiệp” của Nhà nước vào
quan hệ kinh doanh của các chủ thể dân sự.
Mục tiêu trước hết của Pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD là bảo đảm sự cân
bằng về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Ai cũng biết, trong quan

hệ mua bán, trao đổi, do những hạn chế về thông tin, kiến thức chuyên môn, về các
nguồn lực, về khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng và khả năng tự bảo vệ khi có
tranh chấp nên NTD thường ở vị thế yếu hơn so với người sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ. Trong xã hội cơng nghiệp và nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa
như hiện nay, hàng hóa, dịch vụ khơng cịn là sản phẩm của sự sản xuất giản đơn
hay do một thương nhân cung cấp mà là sự kết tinh của thành tựu khoa học, cơng
nghệ, là kết quả của q trình sản xuất mang tính chun mơn hóa cao, của sự tham
gia của nhiều nhà sản xuất, phân phối, kinh doanh ở các vùng lãnh thổ khác nhau.
Như vậy, với kinh nghiệm và sự cảm nhận thông thường không thông qua sự trợ
giúp của các phương tiện kỹ thuật thì NTD tự mình khó có thể đánh giá đúng được
giá trị thực tế, chất lượng sản phẩm, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ… cũng như phát
hiện được các khuyết tất của hàng hóa, dịch vụ. Ngồi ra, sự phức tạp của các quy
định pháp luật cũng làm cho NTD thêm khó khăn trong việc hiểu và vận dụng
4


chúng. Trái lại, giới thương nhân do hoạt động chuyên nghiệp, thường xuyên với
một loại nhóm hàng hóa, dịch vụ cũng như do giao dịch với nhiều đối tượng khách
hàng khác nhau nên có nhiều kiến thức chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp
hơn so với NTD. Thêm vào đó, số lượng có hạn người sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ (trong sự so sánh với số lượng NTD) cũng như việc sử dụng các hợp
đồng được soạn thảo sẵn và nghệ thuật quảng cáo của nhà sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ cũng làm hạn chế thêm cơ hội lựa chọn và chi phối, tác động đến
ý thức của NTD khi quyết định trong đàm phán, ký kết hợp đồng. Cũng cần phải
nói thêm rằng với khối tài sản, vốn kinh doanh, bộ máy giúp việc, các phương tiện
kỹ thuật nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh, giới thương nhân có nhiều lợi thế hơn
hẳn NTD về phương diện nguồn lực tài chính, kỹ thuật, nhân sự. Trong quan hệ
pháp luật với thương nhân, NTD là đối tượng được điều chỉnh của pháp luật về
quyền công dân và bảo vệ quyền công dân. Trong quan hệ mua bán, trao đổi, NTD
có các quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa họ với người bán, người

kinh doanh. Quyền phát sinh trên cơ sơ hợp đồng là quyền thứ phát, là cấp độ thể
hiện thứ hai của quyền công dân và được tạo ra trên cơ sở năng lực pháp luật và từ
sự thể hiện năng lực hành vi của công dân. Ở đây, quyền lợi của NTD trong quan hệ
với người bán, người cung cấp dịch vụ được bảo vệ theo các nguyên tắc của hợp
đồng, luật Dân sự, luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa… Và tranh chấp, thiệt hại
phát sinh từ quan hệ đó được giải quyết theo các nguyên tắc và thủ tục của pháp luật
Tố tụng dân sự hoặc luật Trọng tài. Sự tồn tại của Pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD
bên cạnh pháp luật về quyền công dân và bảo vệ quyền công dân như Hiến pháp,
luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự… chính là một trong những hiện tượng cho thấy sự
bảo vệ của Nhà nước đối với NTD trong quan hệ giữa họ với người bán, người cung
cấp dịch vụ.
1.1.2. Thói quen tiêu dùng và năng lực tự bảo vệ của NTD
Qua quá trình nghiên cứu có thể rút ra một số đặc điểm của NTD Việt Nam
hiện nay như sau:

5


Thứ nhất, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế giúp cho mức sống
của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên.
Sự phân hóa giàu nghèo cũng ngày càng gia tăng và tạo ra nhu cầu tiêu dùng khác
nhau. Tâm lý sính ngoại khá phổ biến cho mọi loại hàng hoá sử dụng và xu thế thay
thế hàng sử dụng ngày một tăng so với các thế hệ trước. Việc mua hàng hóa qua
thơng tin quảng cáo, truyền miệng khá phổ biến. Bên cạnh đó, nhiều người mua
hàng đắt tiền nhưng hiệu quả sử dụng thấp (như điện thoại, ô tô…) đang trở thành
một xu thế tiêu dùng. Với thực trạng này, nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi của NTD
ở Việt Nam là rất lớn.
Thứ hai, nhận thức về quyền của NTD rất thấp. Cho đến nay, số người nắm
rõ những quyền cơ bản của NTD không nhiều và cũng khơng có sự quan tâm thực
sự đến những quyền này. Quyền được thơng tin đầy đủ của NTD cịn bị hạn chế,

nhiều thông tin không nắm được làm hạn chế rất lớn đến quyền lợi của NTD. Các
quyền khác như quyền được giáo dục về tiên dùng, quyền được sống trong mơi
trường lành mạnh, quyền được lắng nghe,… cịn chưa có khái niệm đầy đủ ở nhiều
cấp nên NTD vẫn chưa được biết hết và hưởng các quyền của mình.
Thứ ba, việc ghi nhận hệ thống quyền của NTD hiện nay còn chưa đầy đủ so
với hệ thống 8 quyển trong Bản hướng dẫn của Liên hợp quốc năm 1985 về
BVNTD. Hơn nữa, những quyền của NTD hiện nay chỉ mới được quy định chính
thức ở Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và một số văn bản điều tiết ngành. Bên cạnh đó,
việc phổ biến tuyên truyền pháp luật BVNTD còn chưa đạt hiệu quả cao nên dẫn
đến một thực trạng là bản thân NTD khơng biết mình có những quyền nào, cách
thức để bảo vệ khi bị xâm phạm ra sao. Điều này đã làm cho NTD Việt Nam khơng
đủ khả năng tự bảo vệ mình trong một chừng mực nhất định. Ngược lại, bản thân
NTD Việt Nam cũng chưa có ý thức tìm hiểu về quyền lợi của chính bản thân mình,
dẫn đến khó khăn trong việc tự bảo vệ quyền lợi cho mình.
Thứ tư, ý thức phản kháng của NTD Việt Nam cịn hạn chế: khơng có thái độ
tẩy chay hàng tiêu dùng khi vi phạm đã bị phát hiện, không quan tâm thực hiện

6


những nghĩa vụ của NTD như trong quy định của pháp luật. Điều này cũng xuất
phát một phần từ tư tưởng “cá nhân”, “cục bộ”.
Thứ năm, theo cơ chế hiện nay, khi có vi phạm, NTD phải có trách nhiệm
chứng minh, do vậy, NTD phải tự bỏ tiền để đi giám định, kiểm nghiệm. Điều này
đã dẫn đến tâm lý khơng muốn tốn thêm cơng sức, tiền bạc của mình nữa nên dễ
cho qua, không khiếu kiện nữa.
Thứ sáu, theo đánh giá chung, tâm lý của NTD Việt Nam là ngại va chạm,
ngại tham gia các thủ tục hành chính. Mặc dù thực trạng vi phạm xảy ra nhiều
nhưng các cơ quan quản lý nhà nước ít nhận được khiếu nại của NTD. Lý do cơ bản
là tâm lý của NTD từ trước đến nay bị chi phối bởi quan điểm là mình “được” mua

hàng hóa, nhiều trường hợp khơng dám khiếu kiện vì nghĩ là khơng thể thắng; thói
quen của NTD trong việc khơng giữ hóa đơn hoặc cố tình khơng lấy hóa đơn để có
thể trốn thuế VAT cũng làm cho việc khiếu nại của NTD khó khăn hơn bởi khơng
có chứng cứ. Bên cạnh đó, thực tế có nhiều khiếu nại khơng thể xử lý được, bản
thân nhận thức của NTD cũng còn yếu (theo đánh giá chủ quan của các cán bộ được
khảo sát thì chỉ khoảng 60% NTD khi mua hàng thực phẩm có biết thông tin quan
trọng nhất cần quan tâm là hạn sử dụng).
1.1.3. Nhu cầu bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
Sản xuất và tiêu dùng là hai mặt thiết yếu của bất cứ nền kinh tế và xã hội
nào. Muốn có tiêu dùng thì phải có sản xuất nhưng sản xuất là để tiêu dùng. Chính
vì thế, ngay từ thưở bình mình của lịch sử, NTD đã tồn tại. “NTD” với tư cách là
một khái niệm pháp lý, được coi là đối tượng quan tâm bảo vệ đặc biệt của pháp
luật chỉ mới xuất hiện vào khoảng những năm 1950 – 1960 của thế ký trước khi các
đạo luật BVNTD ra đời [64]. Điều này cho thấy, nhu cầu BVNTD bằng pháp luật
chỉ mới xuất hiêun một cách cấp thiết vài chục năm trước ở các quốc gia công
nghiệp phát triển và với Việt Nam thì hiện nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chun mơn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế, nhu cầu đó ngày càng hiện hữu. Pháp luật BVNTD, vì thế, là sản phẩm
có tính chất lịch sử.
7



×