Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách bằng đường bộ tự thực tiễn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH
VỰC KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẰNG

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH
VỰC KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẰNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG


HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và không trùng
lặp với các đề tài khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Hằng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ ........................................................... 13
1.1. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm kinh doanh vận tải hành khách ............................................ 13
1.1.2. Các loại hình kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ........................ 16
1.2. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ .......................................................................................................... 19
1.3. Các yếu tố tham gia đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong kinh
doanh vận tải hành khách đường bộ .............................................................. 19
1.4. Lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ...................................................... 23
1.4.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực

kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ....................................................... 23
1.4.2. Vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ....................................................... 24
1.4.3. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ....................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................. 29
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ...................................................... 29
2.1.1. Quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ................................ 29


2.1.2. Đánh giá các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ....................... 36
2.2. Thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải hành khách đường bộ .............................................................. 43
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa
bàn thành phố Hà Nội .................................................................................... 43
2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong phát hiện và xử lí vi phạm ..................... 54
2.2.3. Những hạn chế, yếu kém trong quản lí nhà nước .................................. 58
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................... 64
3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ ...................................................... 64
3.2. Khắc phục tình trạng vi phạm các quy định về an tồn giao thơng đường
bộ của lái xe...................................................................................................... 68
3.3. Tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vận

tải hành khách ở Hà Nội................................................................................. 72
3.4 Tăng cường vai trò của các Hội Bảo vệ người tiêu dùng ......................... 76
3.5. Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội vận tải thành phố Hà Nội và Hiệp
hội vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội .................................... 77
3.6. Tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông trong bảo vệ quyền lợi
của hành khách ................................................................................................ 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81
PHỤ LỤC............................................................................................................. 87


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mong muốn xây dựng một xã hội công dân, thực hiện mục tiêu “dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì ngồi việc tạo ra khung pháp
lý cho sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, pháp luật cịn có một nhiệm vụ
hết sức quan trọng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong đó có
người tiêu dùng, một lực lượng chủ yếu và đông đảo trong xã hội.
Việc thừa nhận nền kinh tế thị trường, hội nhập đang làm thay đổi căn bản
những vấn đề về nhận thức và trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt
Nam. Từ vai trò của người buộc phải chấp nhận sản phẩm trong cơ chế kinh tế cũ,
người tiêu dùng Việt Nam đã dần trở thành người định hướng cho nhà sản xuất.
Người tiêu dùng là “thượng đế” do họ có khả năng, điều tiết nhà sản xuất thông qua
nhu cầu tiêu dùng của mình. Tất nhiên, khả năng lựa chọn của người tiêu dùng
cũng không thể vượt quá giới hạn khả năng sản xuất và cung ứng sản phẩm của nhà
sản xuất, kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, nền kinh tế thị trường đã mang lại
cho người tiêu dùng nhiều lợi ích, nhiều cơ hội mua, sử dụng những hàng hóa, dịch
vụ có chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường
cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại cho người tiêu dùng (hàng giả, hàng kém
chất lượng…). Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã

tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của nhiều phương thức kinh
doanh hiện đại chứa đựng khơng ít rủi ro cho người tiêu dùng. Bởi vậy, trong điều
kiện các thiết chế của thị trường chưa hồn thiện, tính minh bạch chưa được đảm
bảo thì “thượng đế” ln có nguy cơ trở thành “nạn nhân” trước sự lạm dụng ưu thế
của nhà kinh doanh thông qua phương thức kinh doanh gian dối, thiếu trung thực và
được ngụy trang dưới nhiều hình thức tinh vi.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu ngày càng trở thành lĩnh vực quan trọng ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Hệ thống pháp luật các quốc gia phát triển luôn đặt ra các tiêu
chuẩn khắt khe trong sản xuất, phân phối lưu thông, cung cấp các dịch vụ cho người
1


tiêu dùng. Bên cạnh đó, các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng luôn
được đề cao nhằm tăng cường tối đa hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong thời gian gần đây, ở nước ta ngày càng có nhiều vụ xâm hại tới quyền
lợi người tiêu dùng. Do vậy, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang ngày càng trở
nên cấp thiết, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải hành khách đường bộ tại thành phố Hà Nội vì hành vi xâm phạm
quyền lợi người tiêu dung trong vận tải hành khách là hành vi gây ra những thiệt hại
rất nghiêm trọng. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước; là nơi
mà nhu cầu vận tải hành khách rất lớn, do vậy rất cần được quan tâm bảo vệ quyền
lợi của hành khách.
Ở nước ta, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa 12
thơng qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 17/11/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày
1/7/2011. Sau khi Luật chính thức có hiệu lực, nhiều Nghị định, Thông tư đã được
ban hành tạo một hành lang pháp lí tương đối đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng. Đặc biệt, Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ đã quy định ngày 15 tháng 3 hàng năm là Ngày Quyền người
tiêu dùng Việt Nam. Tính đến nay, sau trịn 6 năm Luật có hiệu lực, có thể nói,
quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng đã được bảo vệ tương đối tốt. Hàng

năm, trên tồn quốc đã có hàng chục nghìn vụ vi phạm pháp luật liên quan đến
người tiêu dùng được giải quyết. Thống kê của cục Quản lý cạnh tranh – Bộ công
thương, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng đài 18006838 đã ghi nhận có 3.356 cuộc
gọi đến, trong đó đã tiếp nhận và trả lời 2.090 cuộc đến, chiếm 62,28%. Trong số
2.090 cuộc gọi đến có đến 567 cuộc gọi liên quan đến khiếu nại hoặc phản ánh vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng.[17]. Cũng trong thời gian 6 năm qua, một trong
những thành công của Luật là đã khuyến khích được các doanh nghiệp sản xuất và
các địa phương tích cực tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn
những bất cập, hạn chế. Thời gian qua đã xảy ra hàng loạt các vụ vi phạm, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi người tiêu dùng. Các vi phạm quyền lợi người
tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng vụ việc cũng như về tính chất,
2


mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và đời
sống của người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn thành
phố Hà Nội, mặc dù thời gian qua đã có nhiều văn bản được sửa đổi hoặc ban hành
liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách; các ngành, các cấp trong cả
nước đang tích cực nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, điều kiện cơ sở hạ tầng
giao thông nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng như
tình trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, việc bảo vệ quyền lợi hành
khách tham gia các loại hình kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn thành phố
Hà Nội vẫn đang còn nhiều bất cập, hạn chế. Vẫn còn tình trạng một số quy định
của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng. Hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính
nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn thành
phố vẫn còn nhiều hạn chế. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách vẫn chưa tự
giác thực hiện đúng các quy định của pháp luật để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của

hành khách. Ngược lại, một số đơn vị, cá nhân kinh doanh vẫn tìm mọi cách vi
phạm nghiêm trọng quyền lợi của hành khách, như tăng giá vé vào dịp lễ tết, nhồi
nhét khách, phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách… Mặt khác, ý thức, hiểu biết
của hành khách về pháp luật cũng như cơ chế bảo vệ quyền lợi của mình vẫn cịn
thấp. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tham gia
vận tải hành khách trên địa bàn thành phố Hà Nội là một vấn đề cấp bách đặt ra
trong giai đoạn hiện nay. Từ ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ từ thực tiễn thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với
mong muốn có thể đưa ra được những giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi
hành khách trong các loại hình kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan
đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, trong đó chủ yếu là các cơng trình có liên quan
3


đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. Chỉ có một số bài viết trên
các báo có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của hành khách trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách. Có thể nhóm các cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài theo 2 nhóm cơ bản:
* Nhóm thứ nhất: Các cơng trình nghiên cứu làm rõ trách nhiệm cũng như
những qui định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thuộc nhóm này có các cơng
trình nghiên cứu sau:
- Luận văn thạc sỹ “Trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, trường
Đại học Luật Hà Nội, 2011;
- Bài viết “Trách nhiệm của nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”, của tác giả Nguyễn Đức Minh, đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Số 12/2008, tr. 36 - 41, 64;
- Bài viết “Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các hiệp hội
nghề nghiệp”, của tác giả Viên Thế Giang, Lê Tuấn Tú đăng trên Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 2/2014, tr. 36 – 40;
- Bài viết “Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
của tác giả Nguyễn Văn Vân, đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 4/2000, tr. 36;
- Bài viết “Vai trị của tồ án trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
của tác giả Tưởng Duy Lượng, đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, Tịa án nhân dân
tối cao, Số 18/2007, tr. 29 – 35;
- Bài viết “Về một số quyền của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng”, của tác giả Nguyễn Thị Thư đăng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2011, tr. 55 – 59;
- Bài viết “Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số
nước trên thế giới”, của tác giả Lê Thị Thanh Bình đăng trên Tạp chí Quản lý nhà
nước, Học viện Hành chính, Số 1/2012, tr. 68 – 71;
- Bài viết “Tính cắt khúc trong việc xây dựng và thực thi luật ở Việt Nam: Từ
thực tiễn soạn thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010”, của tác giả
4


Nguyễn Văn Cương đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và
Pháp luật, Số 5/2012, tr. 32 – 38;
- Bài viết “Đặc điểm của quan hệ tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng”, của tác giả Nguyễn Thị Thư đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 10/2012, tr. 86 – 90;
- Bải viết “Bàn về một số quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Số 12/2012, tr. 3 – 7;
- Bài viết “Một số ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng”, của tác giả Bùi Nguyên Khánh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 2/2010, tr. 78 – 84;
- Bài viết “Kinh nghiệm lập pháp từ Quốc triều hình luật với việc hồn thiện
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, của tác giả Lương Văn Tuấn đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phịng Quốc hội, Số 23/2013, tr. 15 – 19;
* Nhóm thứ 2: Các cơng trình nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu
quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thuộc nhóm này có thể nghiên cứu sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Tăng cường năng lực các thiết chế thực
thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” của Bộ Tư pháp, Viện
Khoa học Pháp lý do Nguyễn Thị Vân Anh chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2014;
- Bài viết “Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng”, của tác giả Nguyễn Đức Minh đăng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 5/2008, tr. 22 – 30;
- Bài viết “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thể - kinh
nghiệm nước ngoài và các gợi ý hoàn thiện pháp luật”, của tác giả Quách Thúy
Quỳnh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Văn phòng Quốc hội, Số 16/2013,
tr. 53 – 58;
- Bài viết “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử
qua Internet”, của tác giả Trần Văn Biên đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Văn phòng Quốc hội, Số 20/2010, tr. 29 – 33;
5


- Bài viết “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thể - kinh
nghiệm nước ngoài và các gợi ý hoàn thiện pháp luật”, của tác giả Quách Thúy
Quỳnh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Văn phòng Quốc hội, Số 16/2013,
tr. 53 – 58;
- Bài viết “Giải pháp toàn diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, của tác giả
Phạm Thu Hằng, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chun
đề 1/2014, tr. 16 – 20;

Ngồi các cơng trình nghiên cứu khoa học trên, trong lĩnh vực bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tại
thành phố Hà Nội, cũng có một số bài viết trên các báo. Các bài viết này tuy khơng
mang tính nghiên cứu khoa học, nhưng lại cung cấp những thông tin quan trọng về
những trường hợp vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận
tải đường bộ tại thành phố Hà Nội. Đây thường là các bài viết nêu ra các vụ việc
hoặc các số liệu về hành vi vi phạm quyền lợi hành khách trong kinh doanh vận tải
đường bộ tại thành phố Hà Nội. Có thể đưa ra một số bài viết sau đây:
- Bài viết “Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Chỉ đạo của Phó Thủ tướng bị biến
thành “ma trận”, của tác giả Vũ Văn Tiến trên Báo Dân trí điện tử, nguồn:
/>- Bài viết “Truy tìm “thủ phạm” gây ra hàng loạt vụ tai nạn giao thơng kinh
hồng”, của tác giả Hà Minh trên Báo điện tử VTC news, nguồn: />- Bài viết “Ba năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, của tác giả
Phương Lan, nguồn: />- Bài viết “Chuyện đăng kiểm viên ra đường tìm xe ... “hết đát”, của tác giả
Huy lộc trên Báo Giao thông điện tử, nguồn: />6


- Bài viết “ Vác cháu bé, rượt đuổi xe khách trên đường Hà Nội” của tác giả
Đoàn Bổng trên báo Vietnamnet, nguồn: />- Bài viết “ Náo loạn xe khách rượt đuổi, lao vào nhau như phim hành động”
của tác giả Như Sỹ trên báo Vietnamnet, nguồn: />- Bài viết “Lái xe ngủ gật: Hậu quả luôn vượt xa tưởng tượng”, của tác giả
Ngân Tuyền trên Báo điện tử An ninh Thủ đô, nguồn: />- Bài viết “Xe giành khách kiểu 'xã hội đen' tuyến Hà Nội - Hải Phịng”, của
tác giả Đồn Loan trên Báo Điện tử Vnexpress, nguồn: />- Bài viết “ Kinh hoàng xe 42 chỗ nhồi 103 khách vượt đèo Tây Bắc” của tác
giả Hữu Tuấn trên báo Gia thông , nguồn: />- Bài viết “ Hà Nội mạnh tay với xe khách vi phạm giao thông đường bộ” của
tác giả Thiên Minh trên báo Petro Times, nguồn: />- Bài viết “Đang điều tra vụ xe giường nằm cháy rụi trên đường cao tốc”, trên
Báo tuổi trẻ online, của tác giả Tân Đình nguồn: />- Bài viết “2.000 ô tô ở Hà Tĩnh hết hạn đăng kiểm vẫn lưu hành”, của tác giả
Đức Hùng trên Báo Vnexpress điện tử, nguồn: />Đánh giá chung:
Các cơng trình nghiên cứu khoa học cũng như các bài viết thuộc nhóm 1 đã
phân tích làm rõ trách nhiệm của một số chủ thể trong bảo vệ quyền lợi ngươi tiêu
7



dùng như trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của Hội bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng của các hiệp hội nghề, trách nhiệm của thương nhân, sự phối hợp của các
cơ quan nhà nước... Các cơng trình nghiên cứu cũng đã kiến nghị nhiều giải pháp
có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở
nước ta. Đây là những nền tảng tri thức quan trọng để luận văn có thể kế thừa trong
quá trình nghiên cứu của đề tài của mình.
Tuy nhiên, tính đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tại thành
phố Hà Nội. Trên cơ sở kế thừa các tri thức khoa học từ cơng trình nghiên cứu trên,
luận văn đi sâu để phân tích rõ lí luận và thực tiễn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ từ đó kiến nghị đề xuất các
giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh vận tải
hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hướng đến mục tiêu đề xuất các giải pháp
tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, Luận văn cần thực hiện ba nhiệm vụ sau:
Một là, trên cơ sở lí luận chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, luận văn
phân tích làm rõ lí luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh
vận tải hành khách đường bộ.
Hai là, trên cơ sở các số liệu thống kê, các vụ việc cũng như từ kết quả khảo
sát của tác giả, luận văn sẽ tiến hành phân tích làm rõ thực trạng kinh doanh vận tải
hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, làm rõ những khó khăn,
vướng mắc, bất cập, hạn chế trong thực tiễn kinh doanh vận tải hành khách đường
bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế,
vướng mắc đó.


8


Ba là, trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, những khó khăn, vướng mắc và nguyên
nhân của những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận văn kiến nghị các giải pháp tăng
cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ và thực tiễn áp
dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận
tải hành khách đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Luật Kinh tế.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện
hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ và quá trình áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà
Nội giai đoạn 2011-2014.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ và quá trình áp
dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận
tải hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về các loại hình kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn
thành phố Hà Nội: Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ơ tơ quy
định năm loại hình kinh doanh vận tải hành khách đường bộ, bao gồm: Kinh doanh

vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe buýt; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; Kinh doanh vận tải hành

9


khách theo hợp đồng và Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô. Trong phạm
vi nghiên cứu của mình, Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu vào ba loại hình
kinh doanh chính trong năm loại hình kinh doanh vận tải hành khách nói trên là:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ Hà Nội đi các địa
phương và từ các địa phương đến Hà Nội; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là ba loại hình kinh doanh chính chiếm tỷ trọng
vận tải hành khách lớn nhất trong các loại hình kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hai loại hình kinh doanh: Kinh doanh vận
tải hành khách theo hợp đồng và Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ơ tơ là
những loại hình kinh doanh chiếm tỷ trọng không lớn và năng lực vận tải hành
khách cũng không cao.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tại
Thành phố Hà Nội; những chủ trương, đường lối của Đảng bộ Thành phố Hà Nội
trong quy hoạch, phát triển mạng lưới giao thông đường bộ cũng như chủ trương
phát triển các loại hình kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tại Hà Nội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học, cụ thể
như: phương pháp thống kê, quy nạp, phân tích, so sánh, hệ thống, diễn dịch, logic,

xã hội học; nghiên cứu tài liệu và các phương pháp của khoa học xã hội.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên
cứu. Các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, bình luận, nghiên cứu
lí luận... được sử dụng trong chương 1 của Luận văn nhằm tập trung làm rõ lí luận
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ tại thành phố Hà Nội.
10


Các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, bình luận, quy nạp, diễn dịch,
suy luận logic, thống kê, nghiên cứu tài liệu, khảo sát bằng phiếu hỏi... được sử
dụng trong chương 2 của Luận văn nhằm làm rõ những quy định của pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ phân tích làm rõ những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong các quy định
của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải
hành khách đường bộ phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của
những hạn chế, bất cập trong dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để có thêm tài liệu phục vụ việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ tại Thành phố Hà Nội tác giả luận văn đã tiến hành một số điều tra, khảo
sát bằng phiếu điều tra.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách
đường bộ. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hồn thiện pháp luật về bảo vệ người
tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh doanh vận tải hành khách.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn, nhất là các giải pháp có thể được vận dụng

trong thực tiễn nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh
viên, học viên của các cơ sở đào tạo luật.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn có kết cấu gồm 03 chương:
11


Chương 1: Một số vấn đề lí luận và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ.
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

12


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ
1.1. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1.1. Khái niệm kinh doanh vận tải hành khách
* Khái niệm vận tải hành khách đường bộ
Vận tải hành khách đường bộ chính là việc di chuyển hành khách từ nơi này đến
nơi khác đáp ứng nhu cầu đi lại của các cá nhân trong xã hội. Điều 3 khoản 30 Luật

Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng
phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ”.
Định nghĩa này cho thấy hai đặc điểm nổi bật của vận tải đường bộ là: Thứ
nhất, vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ.
Khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ định nghĩa “Phương tiện giao thông
đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông
thô sơ đường bộ”. Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định “Phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tơ; máy kéo;
rơ mc hoặc sơ mi rơ mc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe
mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”. Kết hợp
hai định nghĩa này, có thể định nghĩa: Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng
phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và
phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Thứ hai, vận tải đường bộ sử dụng để vận
chuyển người, hàng hóa trên đường bộ. Như vậy, theo đặc điểm thứ hai này, vận tải
đường bộ bao gồm cả vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.
Giáo trình nhập môn vận tải ô tô của Trường Đại học Giao thông vận tải cũng
định nghĩa: Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hố, hành
khách trong không gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con

13


người.[11,GT nhập môn, tr.4]. Khác với định nghĩa trên, định nghĩa này lại làm rõ
hai đặc trưng cơ bản của vận tải là: Thứ nhất là sự thay đổi (di chuyển) vị trí của
hàng hóa hay hành khách; Thứ hai là đáp ứng nhu cầu của con người.
Trong khuôn phổ phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ giới hạn phạm
vi nghiên cứu vào phương tiện giao thông cơ giới sử dụng trong vận tải đường bộ
và giới hạn đối tượng vận chuyển là hành khách. Trong các loại phương tiện giao
thơng cơ giới nói tại Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, luận văn cũng chỉ
giới hạn vào phương tiện xe ơ tơ. Từ đó có thể đưa ra định nghĩa vận tải hành khách

đường bộ trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của luận văn như sau:
Vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô là hoạt động sử dụng phương
tiện xe ô tô để vận chuyển hành khách trên đường bộ đáp ứng nhu cầu đi lại của
con người.
* Khái niệm kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội
Điều 3 khoản 1 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy
định: “Kinh doanh vận tải bằng xe ơ tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa,
hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu
tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp”.
Từ quy định trên, và các quy định khác của Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP có
thể rút ra hai đặc điểm cơ bản của kinh doanh vận tải hành khách đường bộ như sau:
+ Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ sử dụng phương tiện xe ô tô để di
chuyển hành khách từ nơi này đến nơi khác theo nhu cầu của họ;
+ Mục đích của kinh doanh vận tải hành khách đường bộ là nhằm mục đích
sinh lợi;
Các chủ thể có thẩm quyền kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của
khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP bao gồm “doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.” Theo quy định này thì có ba
nhóm chủ thể tiến hành kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là doanh nghiệp, hợp tác xã
và hộ kinh doanh.
Từ quy định này và nội dung kinh doanh vận tải hành khách đường bộ như
phân tích ở trên, có thể đưa ra định nghĩa:

14


Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tại thành phố Hà Nội là việc các
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với mục đích sinh lợi, sử dụng xe ô tô để
vận tải hành khách trên hệ thống đường bộ có điểm đầu, cuối hành trình hoặc tồn

bộ hành trình thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, đáp ứng nhu cầu đi lại trên địa bàn
thành phố Hà Nội, đến hoặc đi khỏi thành phố Hà Nội.
* Đặc điểm của loại hình kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa
bàn Hà Nội
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra các đặc điểm của loại hình kinh doanh vận tải
hành khách đường bộ trên địa bàn Hà Nội như sau:
- Kinh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội là hoạt
động hướng đến mục đích sinh lợi. Cũng giống như các loại hình kinh doanh khác
trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn
Thành phố Hà Nội hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Đây là mục tiêu không thể thiếu
của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, loại hình kinh
doanh vận tải hành khách là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượng chuyên
chở của loại hình kinh doanh này là con người, thứ tài sản vô giá, nên vấn để bảo
đảm quyền lợi của hành khách, đặc biệt là các quyền được bảo đảm an tồn về tính
mạng, sức khỏe phải được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến mục đích lợi nhuận.
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội là
loại hình kinh doanh do các đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh thực hiện. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh muốn được
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trong phạm vi nghiên cứu của luận văn
phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điều từ Điều 13 đến Điều 17 Nghị định
86/2014/NĐ-CP. Cụ thể, đơn vị kinh doanh phải đăng kí kinh doanh vận tải bằng xe
ô tô theo quy định; phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với
hình thức kinh doanh (Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP); xe ô tô kinh doanh vận
tải hành khách đường bộ phải gắn thiết bị giám hành trình (Điều 14 Nghị định
86/2014/NĐ-CP). Ngồi ra, tùy theo mỗi loại hình kinh doanh cụ thể có các điều
kiện kinh doanh quy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định 86/2014/NĐ-CP).

15



- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ Thành phố Hà Nội là loại hình
kinh doanh sử dụng các phương tiện là các xe ô tô các loại theo quy định của pháp
luật. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ kinh doanh tùy theo điều kiện của mình đang cố gắng đầu tư các phương tiện
vận tải là các xe ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Có thể thấy,
chất lượng các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội đang ngày càng
được cải thiện.
- Các loại hình kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn Thành
phố Hà Nội bao gồm: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố
định (Điều 4 Nghị định 86/2014/NĐ-CP); Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
buýt (Điều 5 Nghị định 86/2014/NĐ-CP); Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi (Điều 6 Nghị định 86/2014/NĐ-CP); Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp
đồng (Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP); Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng
xe ô tô (Điều 9 Nghị định 86/2014/NĐ-CP). Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu
vào ba loại hình kinh doanh chính trong các loại hình kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội là: 1) Kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ Hà Nội đi các địa phương và từ các địa
phương đến Hà Nội; 2) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt và 3) Kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
1.1.2. Các loại hình kinh doanh vận tải hành khách đường bộ
- Thứ nhất: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
Đây là loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến có xác
định bến đi, bến đến; xe chạy theo lịch trình, hành trình qui định. Kinh doanh vận
tải hành khách đường bộ tuyến cố định chỉ vận chuyển hành khách theo những
tuyến cố định do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố, được xác định bởi
hành trình, bến đi, bến đến phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến được phê duyệt,
bao gồm: tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét
trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 (bốn) trở lên. Quy chuẩn bến xe
được thực hiện theo Điều 7 của Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010
của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ


16


và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Đặc thù của Hà Nội là có hệ thống xe buýt phủ
kín các tuyến cố định nội ngoại thành. Do vậy, Hà Nội khơng có các tuyến xe khách
cố định nội tỉnh mà thay vào đó là các tuyến xe buýt cố định chạy trong thành phố.
- Thứ hai: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Đây là loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô không theo tuyến.
Thời gian và hành trình theo yêu cầu của khách, cước tính theo đồng hồ tính tiền.
Đối tượng phục vụ theo yêu cầu của cá nhân không phải là đối tượng được ưu đãi.
Loại hình này cũng được phát triển như các loại hình kinh doanh vận tải hành khách
bằng ơ tơ khác. Hiện nay chỉ có loại hình kinh doanh vận tải bằng xe buýt là được
xem xét ưu tiên phát triển.
-Thứ ba: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được thực hiện trên tuyến cố
định, theo biểu đồ chạy xe phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành
khách bằng xe buýt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuyến xe bt khơng
được vượt quá phạm vi 02 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặc điểm cuối của
tuyến xe buýt thuộc đô thị loại đặc biệt thì khơng vượt q phạm vi 03 tỉnh, thành
phố. Tuyến xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách. Khoảng cách tối đa giữa hai
điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700 mét, ngoại thành,
ngoại thị là 3.000 mét. Giãn cách thời gian tối đa giữa các chuyến xe liền kề là 30
phút đối với các tuyến trong nội thành, nội thị; 60 phút đối với các tuyến khác; thời
gian hoạt động tối thiểu của tuyến không dưới 12 giờ trong một ngày; riêng các
tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không
hoạt động theo lịch trình phù hợp với thời gian hoạt động của cảng hàng không.
- Thứ tư: Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng: là việc kinh doanh
vận tải hành khách bằng ô tô không theo tuyến cố định, được thực hiện hợp đồng
được ký kết giữa bên người thuê vận tải và người vận tải.

- Thứ năm: Kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tơ: là kinh doanh
vận tải theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch. Khi vận chuyển hành khách du
lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ
hành (bản chính hoặc bản photo có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch), chương
trình du lịch và danh sách hành khách, khơng được bán vé cho hành khách đi xe.

17


Ngồi những loại hình kinh doanh vận tải hành khách nói trên, cịn có thêm
hình thức kinh doanh taxi uber, grap taxi. Hiện nay 2 loại hình kinh doanh này đang
cịn gây tranh cãi rất nhiều vì có nhiều lý do khác nhau:
- Taxi uber: Ra đời năm 2009 tại Mỹ và chính thức hoạt động năm 2010, ứng
dụng Uber được xây dựng dành cho người dùng thiết bị di động thơng minh có thể
tìm kiếm một phương tiện chun chở thích hợp cho mình, cũng như tài xế có thể
tìm thấy khách hàng nhanh nhất, giảm thiểu chi phí. Cũng chính từ ưu điểm đó mà
sau khi ra mắt được vài tháng dịch vụ Uber nhanh chóng được người dùng lựa chọn.
Với giá thành rẻ, xe sang trọng và hình thức đặt xe tiện lợi, loại hình này có sức
cạnh tranh mạnh khiến cả ngành taxi phải “đau đầu”. Tuy nhiên ngồi những lợi ích
lớn dành cho khách hàng mà các dịch vụ này mang lại, vẫn còn những bất cập và
rủi ro tiềm ẩn. Điều đáng ngại hơn nữa khi sử dụng các dịch vụ như Uber chính là
sự an toàn dành cho khách hàng. Việc Uber chỉ tự nhận mình là cơng ty cung cấp
giải pháp cơng nghệ kết nối tài xế với khách hàng, phủ nhận mình là một cơng ty
kinh doanh vận tải và đứng ngoài các vấn đề giữa tài xế và hành khách đã tạo ra
những rủi ro lớn về sự an toàn cho hành khách khi sử dụng dịch vụ.
Tại Việt Nam, Uber xuất hiện ở TP HCM từ đầu tháng 7/2014. Ngày
30/8/2014 UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dịch
vụ taxi Uber và Bộ Giao thông cùng các cơ quan liên quan đang trong quá trình
nghiên cứu cấp phép hoạt động cho taxi Uber.
Dịch vụ Grabtaxi cũng là dịch vụ gọi taxi ứng dụng trên điện thoại thông

minh. Người dùng sẽ phải cài đặt một phần mềm có tên của hãng này trên máy tính
hoặc điện thoại di động của mình. Để có thể ứng dụng, người dùng phải cập nhật
tên và địa chỉ email. Với mã code mà phần mềm đưa ra, họ mới có thể thực hiện
thao tác đặt xe cho hành trình của mình. Khác với taxi Uber, tháng 11/2015,
Grabtaxi đã được Chính phủ cho phép hoạt động thí điểm tại 5 thành phố lớn: Đà
Nẵng, TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phịng. Thời gian thí điểm đến hết năm
2018 sau đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm có cho phép nhân rộng hay khơng.
Như trên đã nói, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu sâu
về ba loại hình kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà
Nội là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; kinh doanh
vận tải hành khách bằng xe buýt và kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

18


1.2. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh vận tải hành
khách đường bộ
Khái niệm người tiêu dùng trong kinh doanh vận tải hành khách đường bộ
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng định nghĩa: “Người
tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Khoản 26 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ
năm 2008 quy định “Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành
khách đường bộ, có trả tiền”. Từ các quy định này, có thể đưa ra định nghĩa về
người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn
thành phố Hà Nội, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ
tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, trên địa bàn thành phố Hà Nội là những người trả
tiền để sử dụng dịch vụ vận tải hành khách của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tuyến cố

định, xe buýt hoặc taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.3. Các yếu tố tham gia đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong
kinh doanh vận tải hành khách đường bộ
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổng hợp các biện pháp (bao gồm các biện
pháp pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội) được nhà nước quy định và đảm bảo thực
hiện để đảm bảo quyền lợi của người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ; ngăn chặn
những nhà sản xuất có hành vi gian lận… để thu lợi bất chính. Nói cách khác, bảo
vệ người tiêu dùng chính là bảo đảm cho các quyền của người tiêu dùng được thực
hiện trên thực tế.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực kinh doanh vận tải hành khách đường bộ là tổng hợp các biện pháp được nhà
nước quy định và đảm bảo thực hiện để đảm bảo quyền lợi của hành khách sử dụng
các dịch vụ kinh doanh vận tải đường bộ; ngăn chặn những chủ thể kinh doanh vận
tải đường bộ có hành vi gian lận, vi phạm pháp luật để thu lợi bất chính, gây thiệt

19


hại cho hành khách.
Các yếu tố tham gia bảo vệ quyền lợi hành khách trong kinh doanh vận tải
hành khách đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm:
- Thứ nhất là hệ thống các quy định của pháp luật
Trong xã hội, pháp luật là phương tiện không thể thiếu để điều chỉnh các quan
hệ xã hội. Pháp luật qui định các quyền của người tiêu dùng, thông qua các qui định
đó cho hành khách biết quyền của mình là được làm gì và nghĩa vụ của mình phải
làm gì. Cùng với đó là các biện pháp nhà nước được quy định cụ thể để bảo vệ
người tiêu dùng, đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện.
Pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi khách hàng trong
lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hành khách. Trước hết pháp luật quy định rõ trách
nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, trách nhiệm của lái xe trong bảo

vệ quyền lợi khách hàng. Pháp luật cũng quy định trách nhiệm của các cá nhân, tổ
chức trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Ngoài ra, pháp luật cũng trao quyền và
quy định trình tự thủ tục bảo đảm cho khách hàng có thể thực hiện các hoạt động
nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia sử dụng các dịch vụ kinh doanh vận
tải hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có thể thấy, pháp luật là
yếu tố quan trọng hàng đầu trong bảo đảm bảo vệ quyền lợi hành khách. Hệ thống
pháp luật càng đầy đủ, hồn thiện thì quyền lợi của hành khách càng được bảo đảm
và ngược lại.
- Thứ hai là các cơ quan quản lí hành chính nhà nước
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, với vai trị là cơ quan tổ chức thi
hành pháp luật, có vai trò rất lớn trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các cơ
quan quản lí hành chính nhà nước trước hết bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh
vận tải hành khách tuyến cố định, xe buýt, taxi được tổ chức và hoạt động theo đúng
quy định của pháp luật. Khi có các sai phạm xảy ra, có nguy cơ đe dọa xâm hại đến
quyền lợi của hành khách, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền sẽ phải
phát hiện nhanh chóng, kịp thời, tiến hành xử phạt các vi phạm này, qua đó bảo đảm
quyền lợi tối đa cho hành khách sử dụng các dịch vụ. Các cơ quan hành chính nhà
nước chính là các cơ quan bảo đảm cho pháp luật về bảo vệ quyền lợi của hành

20


×