Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.8 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI KINH DOANH ĐA CẤP BẤT CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : HỒNG THỊ NGA.
KHĨA: 30

MSSV: 3020119.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN VĂN HÙNG.
THS. NGUYỄN THỊ THANH LÊ.

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu trong khóa luận này là của riêng tơi. Các
trích dẫn và số liệu nêu trong khóa luận là trung thực, chính xác. Tơi xin chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Hoàng Thị Nga


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 3
6. Cơ cấu khóa luận .......................................................................................... 3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP VÀ HÀNH VI KINH DOANH ĐA
CẤP BẤT CHÍNH
1.1. Khái quát về kinh doanh đa cấp ............................................................... 4
1.1.1. Khái niệm kinh doanh đa cấp ................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh đa cấp .............................................................. 6
1.1.3 Sơ lược về kinh doanh đa cấp trên thế giới ................................................ 9
1.1.4 Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam ............................................................... 11
1.2 Một số nội dung cơ bản về hành vi kinh doanh đa cấp bất chính ............. 13
1.2.1 Khái niệm hành vi kinh doanh đa cấp bất chính ...................................... 13
1.2.2 Phân biệt giữa kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính 15
1.2.3. Tác động từ kinh doanh đa cấp bất chính đối với nền kinh tế thị trường .. 19

CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI KINH DOANH ĐA CẤP BẤT CHÍNH
2.1. Pháp luật một số nước về chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính ...... 21
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính 23
2.2.1. Quy định của pháp luật về hành vi bán hàng đa cấp bất chính .................. 24
2.2.2. Pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp ....................................................... 29
2.2.2.1. Thẩm quyền quản lý .................................................................. 29
2.2.2.2. Đối tượng quản lý...................................................................... 30
2.2.2.2.1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp ................................................. 30
2.2.2.2.2. Người tham gia bán hàng đa cấp ............................................... 34
2.2.2.2.3. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp .......... 36
2.2.2.2.4. Hợp đồng bán hàng đa cấp........................................................ 37

2.2.2.2.5. Những hành vi bị cấm trong bán hàng đa cấp ........................... 39
2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật trong bán hàng đa cấp bất chính......................... 41
2.2.3.1. Thẩm quyền xử lý..................................................................... 41
2.2.3.2. Nguyên tắc xử lý ...................................................................... 42
2.3. Những vướng mắc trong pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính và
một số kiến nghị ................................................................................................ 45
2.3.1. Những vướng mắc ................................................................................... 45
2.3.2. Một số kiến nghị ...................................................................................... 48
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 52


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kinh doanh đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp trong đó hàng hóa được bán
từ cá nhân tới cá nhân, không thông qua địa điểm bán lẻ cố định mà thông qua mạng
lưới người tham gia độc lập gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Đây là một
phương thức bán hàng khá phổ biến ở các nước Âu- Mỹ. Song, ở Việt Nam, phương
thức này mới chỉ du nhập từ những năm 1990- 2000. Cũng như các nước khác khi
phương thức kinh doanh này mới xuất hiện, một mặt nó ngày càng phát triển rộng
rãi, được nhiều người ngưỡng mộ đồng thời cũng khơng ít người phản đối. Một trong
những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự nghi ngờ hoặc phản đối chính là sự lẫn lộn
giữa kinh doanh đa cấp, dạng kinh doanh hợp pháp với hình tháp ảo là dạng lừa đảo
đang bị cấm trên thế giới1. Ở nước ta hiện nay kinh doanh đa cấp bất chính vẫn tồn
tại dưới nhiều hình thức, gây thiệt hại rất lớn cho người tham gia và người tiêu dùng2.
Vậy tại sao kinh doanh đa cấp bất chính vẫn tồn tại và làm sao để phân biệt giữa kinh
doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính? Hiện nay, pháp luật nước ta
điều chỉnh về lĩnh vực này vẫn chưa nhiều3 và vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo,
chưa có sự thống nhất4. Trong bối cảnh hiện tại nước ta đã là thành viên của WTO
(Tổ chức thương mại thế giới), cùng với tiến trình mở cửa thị trường sẽ có nhiều
doanh nghiệp nước ngồi kinh doanh theo phương thức kinh doanh đa cấp thâm nhập

vào thị trường Việt Nam, việc ban hành khung pháp lý để xác định và ngăn chặn
hành vi kinh doanh đa cấp bất chính là hết sức cần thiết, thơng qua đó bảo vệ được
nền kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các chủ thể
kinh doanh trong và ngoài nước, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Với mong
muốn tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện pháp luật chống hành vi kinh
doanh đa cấp bất chính, tác giả xin mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật chống hành vi
kinh doanh đa cấp bất chính tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính vẫn là một vấn đề chưa được
nghiên cứu một cách chuyên sâu, các bài viết trên các tạp chí, báo…về hành vi kinh
1

Http:// www.kinhdoanhtheomang.com/hinhthap.asp
Xem thêm Như Kiến- Lịch Trẻ, Đường dây mờ ám về thương mại điện tử,
Http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=279379, ngày 20/09/2008
3
Hiện nay chúng ta chỉ có Luật cạnh tranh 2004, Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ
về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp (sau đây gọi tắt là Nghị định 110/2005/NĐ-CP), Thông tư số
19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số điều của Nghị định 110/2005/NĐCP ngày 28/08/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số
19/2005/TT-BTM).
4
Ts Bùi Ngọc Cường, Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004, trang 133.
2

1


doanh đa cấp bất chính chỉ xoay quanh những vụ lừa đảo cụ thể và ý kiến của những
người trong cuộc, chỉ mang ý nghĩa truyền thông. Thời gian trước đây, đã có nhiều

cơng trình nghiên cứu khoa học được thực hiện về lĩnh vực kinh doanh đa cấp như đề
tài nghiên cứu khoa học “Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh đa cấp” của tác giả
Nguyễn Thị Diệu Linh và Võ Minh Huân năm 2004; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
luật “ Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp” của tác giả
Trương Thị Ánh Nguyệt năm 2005; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật “ Pháp luật về
quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện”
của tác giả Nguyễn Mai Sương Thảo năm 2006; Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về kinh
doanh đa cấp”của tác giả Hà Ngọc Sơn năm 2006…… Tuy nhiên, các cơng trình trên
chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh doanh đa cấp và vai trò của Nhà nước
trong hoạt động quản lý kinh doanh đa cấp, mà khơng đề cập nhiều đến tính bất chính
trong hoạt động kinh doanh đa cấp, những vấn đề lí luận cần thiết về hành vi kinh
doanh đa cấp bất chính cũng như chưa nhấn mạnh được thực trạng pháp luật chống
hành vi kinh doanh đa cấp bất chính ở nước ta hiện nay. Do đó việc nghiên cứu về
hành vi kinh doanh đa cấp bất chính vẫn cịn là một vấn đề khá mới mẻ.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Thông qua việc đưa ra những lập luận để chứng minh sự tồn tại của hành vi kinh
doanh đa cấp bất chính là một trở ngại lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, trên cơ sở đối chiếu thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh doanh đa cấp, thực
trạng của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính, đề tài xác định những vấn
đề cần làm sáng tỏ và đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp luật để hạn chế tình trạng
kinh doanh đa cấp bất chính, bảo đảm lợi ích cho người tham gia và người tiêu dùng,
tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các chủ thể, thu hút đầu tư trong và
ngoài nước.
Quản lý hành vi kinh doanh đa cấp bất chính trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề
hết sức phức tạp do năng lực quản lý của chúng ta vẫn còn yếu kém và bắt buộc Nhà
nước phải dùng nhiều biện pháp khác nhau như ban hành chủ trương, chính sách ,
pháp luật, tuyên truyền, vận động nhân dân…Trong phạm vi nghiên cứu đề tài tập
trung tìm hiểu về pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính mà chủ yếu là
dựa trên các quy định của Luật cạnh tranh 2004, Nghị Định 110/2005.NĐ-CP ngày
24/08/2005 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp và Thông Tư số

19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số điều của
Nghị Định 110/2005/NĐ-CP.

2


4. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, nghiên cứu về lịch sử hình thành và biểu hiện của
hình thức kinh doanh đa cấp, trong đó có hành vi kinh doanh đa cấp bất chính trên
thực tế. Đề tài cũng sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh các quy định về
pháp luật kinh doanh đa cấp hiện hành của Việt Nam cũng như một số nước trên thế
giới. Những dữ kiện trong nội dung khóa luận được thu thập theo phương pháp quan
sát, tìm hiểu và nghiên cứu từ thực tiễn cũng như phân tích tổng hợp thơng tin từ báo
chí, Internet…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của khóa luận này có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo bổ sung vào pháp luật thực định. Một số kiến nghị của Đề tài có thể có giá trị
tham khảo đối với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu nói riêng.
Với những trình bày, phân tích tại khóa luận này phần nào phản ánh được những ảnh
hưởng tiêu cực mà hành vi kinh doanh đa cấp bất chính mang lại cho nền kinh tế
cũng như đời sống xã hội, những bất cập của pháp luật nước ta khi điều chỉnh về vấn
đề này, qua đó góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật chống hành vi kinh doanh
đa cấp bất chính tại Việt Nam.
6. Cơ cấu khóa luận:
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồn 2
chương:
- Chương 1: Tổng quan về kinh doanh đa cấp và hành vi kinh doanh đa cấp bất chính.
- Chương 2: Pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính.


3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP VÀ HÀNH VI KINH
DOANH ĐA CẤP BẤT CHÍNH.
1.1.

Khái quát về kinh doanh đa cấp:

1.1.1. Khái niệm về kinh doanh đa cấp:
Mua bán hàng hóa là lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại. Để hàng hóa có thể
lưu thơng trên thị trường và đến được tay người tiêu dùng, thương nhân có thể lựa
chọn nhiều phương thức bán hàng khác nhau sao cho cơng việc kinh doanh của mình
có thể được tiến hành một cách có hiệu quả nhất. Từ xưa đến nay, phương thức bán
hàng hóa được hầu hết các thương nhân lựa chọn là bán hàng hóa thơng qua các tổng
đại lý và các đại lý bán buôn bán lẻ. Theo phương thức này, hàng hóa từ nơi sản xuất
sẽ được đưa tới các tổng đại lý, các đại lý bán buôn bán lẻ và đến với người tiêu
dùng. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng như các thương nhân trung gian muốn đến
được với người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, họ còn phải tiến
hành các hoạt động xúc tiến thương mại như khuyến mãi, quảng cáo thương mại,
triển lãm…để giới thiệu, quảng bá, khuyến khích việc mua hàng và tìm kiếm cơ hội
bán hàng cũng như để xây dựng một hình ảnh đẹp về chính họ. Như vậy, theo
phương thức kinh doanh truyền thống này, để hàng hóa tới được tay người tiêu dùng
phải trải qua rất nhiều khâu trung gian, mỗi khâu là một hành động kinh doanh của
thương nhân, và mục đích của thương mại là tìm kiếm lợi nhuận, chính vì thế để thu
được lợi nhuận thì các thương nhân này phải tăng giá qua mỗi khâu. Kết quả là giá
thành của sản phẩm mà người tiêu dùng phải trả sẽ bị đẩy lên cao hơn rất nhiều so
với chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. Đây có lẽ cũng là một hạn chế của phương thức
bán hàng truyền thống này. Từ những hạn chế đó của phương thức kinh doanh truyền
thống, một hình thức bán hàng mới ra đời và đã được nhiều thương nhân áp dụng, đó

là phương thức bán hàng trực tiếp để tiêu thụ sản phẩm. Theo phương thức này, ban
đầu nhân viên tiếp thị bán lẻ sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng và hưởng hoa
hồng trên số lượng sản phẩm tiêu thụ được. Hình thức bán hàng này gọi là hình thức
bán hàng đơn cấp. Dần dần để mở rộng thị trường các nhân viên tiếp thị vừa bán lẻ
sản phẩm cho người tiêu dùng vừa tuyển thêm nhân viên tiếp thị khác làm nhà phân
phối cho mình và được hưởng hoa hồng trên số sản phẩm do chính mình và nhà phân
phối của mình bán được. Đây chính là hình thức bán hàng đa cấp hay còn gọi là kinh
doanh đa cấp.
Kinh doanh đa cấp ngày nay tượng trưng cho mơ hình kinh doanh mà doanh số có
thể là hàng tỷ đơ la. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều cơng ty áp dụng mơ hình
4


kinh doanh này cho phương thức kinh doanh của họ. Ngày nay kinh doanh đa cấp đã
trở thành một trong những mơ hình kinh doanh phát triển nhất của nền kinh tế thế
giới ở thế kỷ 21. Ngày càng có nhiều hình thức khác của kinh doanh đa cấp ra đời.
Chính điều này đã khiến cho kinh doanh đa cấp hứa hẹn sẽ trở thành mơ hình kinh
doanh của tương lai.5
Kinh doanh đa cấp hay “Multi - level marketing” là một phương thức kinh
doanh đầy sáng tạo, một giải pháp tiêu thụ hàng hóa hiện đại, thể hiện sự sáng tạo và
nghệ thuật trong kinh doanh, phương thức này có những ưu điểm vượt trội so với các
phương thức kinh doanh vẫn thường được sử dụng từ trước đến nay. Đây là hoạt
động kinh doanh mà doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thơng qua người
tham gia ở nhiều cấp khác nhau, theo đó, người tham gia sẽ nhận được tiền hoa hồng,
tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng, cung ứng dịch vụ của
mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra và được doanh
nghiệp chấp nhận.6
Trên thế giới hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh doanh đa cấp. Richard
Poe, tác giả cuốn “Làn sóng thứ ba- kỷ nguyên mới trong ngành kinh doanh theo
mạng” định nghĩa về kinh doanh đa cấp như sau:

“Kinh doanh theo mạng là bất kỳ phương pháp kinh doanh nào cho phép một cá thể
kinh doanh độc lập tiếp nhận vào cơng việc của mình các cá thể kinh doanh khác và
lấy ra được các khoản tiền hoa hồng từ công việc kinh doanh của các cá thể mà họ
thu hút được”.
Theo Don Failla, tác giả cuốn “Kinh doanh theo mạng: Từ A đến Z” thì “Multi level marketing là hình thức kinh doanh sử dụng những người hợp thành một tổ chức
để lưu hành hàng hóa và dịch vụ từ điểm sản xuất đến người tiêu dùng bằng phương
pháp tiếp xúc trực tiếp giữa con người với con người”.
Trong khi đó, ở nước ta, kinh doanh đa cấp được đề cập dưới nhiều tên gọi khác
nhau như “truyền tiêu đa cấp”, “kinh doanh theo mạng”, “kinh doanh đa cấp”, “tiếp
thị đa tầng”… nhưng thực chất đây là những cách dịch khác nhau từ cụm từ tiếng
Anh “Multi - level marketing”.
Các thuật ngữ “kinh doanh theo mạng” hay “kinh doanh đa cấp” là hai từ gần
giống nghĩa nhau và phản ánh khá rõ khái niệm “Multi - level marketing”. “Kinh
doanh” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư,
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi7, do đó từ “kinh doanh” đã bao qt tồn bộ nội hàm của “Multi - level
5

Http: //www.my.opera.com/mlm/blog/kinh-doanh-theo-mang-mlm.
Quy định cụ thể tại khoản 11 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 và Điều 3 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP.
7
Theo khoản 2 Điều 3 Luật doanh nghiệp 1999.
6

5


marketing” từ việc tiếp thị, bán sản phẩm cho đến việc tuyển người, xây dựng mạng
lưới phân phối…
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh đa cấp:

Đây là phương thức kinh doanh rất đặc biệt bởi nó có rất nhiều điểm khác biệt so với
phương thức kinh doanh truyền thống, điều này thể hiện qua những đặc điểm của
phương thức này, cụ thể là:
- Thứ nhất, đây là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa với nhiều người tham gia
vào mạng lưới phân phối. Thường thì người tham gia xuất thân là người tiêu dùng
của doanh nghiệp, bởi kinh doanh đa cấp là phương thức tiêu thụ sản phẩm thông qua
việc sử dụng người tiêu dùng như một phương tiện để quảng cáo. Khi đã sử dụng sản
phẩm, người tiêu dùng sẽ cảm nhận và hiểu biết về nó, cho nên việc quảng bá cho sản
phẩm sẽ rất hữu hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng được tiêu thụ rộng
rãi. Người tham gia phải chủ động tìm đến người tiêu dùng để tiếp thị và bán sản
phẩm. Khách hàng tiềm năng trong kinh doanh đa cấp là những người thân quen của
người tham gia, nhưng kinh doanh đa cấp không phải là lợi dụng bạn bè và người
thân của bạn, mặc dù việc chia sẽ sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như cơ hội cho những
người bạn quen biết thì vẫn cịn là nền tảng của ngành kinh doanh này.
Để trở thành người tham gia kinh doanh đa cấp rất đơn giản, hầu như khơng có
sự địi hỏi nào về kiến thức chuyên môn hay bất cứ ràng buộc nào về thời gian, địa
điểm làm việc, tất cả mọi người khơng phân biệt tuổi tác, trình độ, giới tính… đều có
thể tham gia kinh doanh đa cấp. Người muốn tham gia phải ký hợp đồng tham gia
bán hàng đa cấp8 với doanh nghiệp, mua một số tài liệu liên quan đến sản phẩm, đến
doanh nghiệp cũng như kỹ năng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mạng lưới, chính sách
trả thưởng…, sau đó tham dự các buổi huấn luyện đào tạo nghiệp vụ kinh doanh do
doanh nghiệp tổ chức. Đến lúc này, công việc mới thật sự bắt đầu, đó là tìm kiếm cơ
hội tiêu thụ sản phẩm và xây dựng mạng lưới phân phối, theo pháp luật Việt Nam thì
người tham gia khơng phải đăng kí kinh doanh khi tham gia bán hàng đa cấp9.
Mặc dù đã ký hợp đồng với doanh nghiệp nhưng giữa doanh nghiệp và người
tham gia không tồn tại quan hệ lao động, mà ở đó chỉ là mối quan hệ hợp tác tiêu thụ.
Người tham gia tiến hành các hoạt động một cách độc lập, không phải nhân viên
công ty, không nhân danh công ty để bán sản phẩm mà nhân danh chính mình, tự
mình quyết định và tự chịu trách nhiệm, tư cách pháp lý này được quy định trong hợp
8


Xem thêm tại Phụ lục II.
Ts. Lê Danh Vĩnh, Ts. Hoàng Xuân Bắc, Th.s Nguyễn Ngọc Sơn,“Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam”, Nhà
xuất bản Tư pháp Hà Nội 2006, trang 190.
9

6


đồng và doanh nghiệp đương nhiên không bị ràng buộc trách nhiệm bởi những hành
động mà họ gây ra, kể cả khi đó là hành vi gian dối, lừa đảo10. Đây là điều rất đáng
lưu tâm trong kinh doanh đa cấp, bởi nếu người tham gia thực hiện những hành vi sai
trái nhưng những lợi ích có được từ kết quả của hành vi đó thì khơng chỉ người tham
gia được hưởng mà doanh nghiệp cũng có phần. Trong khi đó doanh nghiệp lại
khơng phải chịu trách nhiệm về những hành vi này.
Người tham gia trực tiếp đưa hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng thông
qua việc chia sẻ kinh nghiệm bản thân về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Nơi làm
việc của người tham gia rất đa dạng, có thể là nhà hoặc nơi làm việc của người tham
gia hoặc người tiêu dùng... Như vậy, việc tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới
người tham gia có những ưu điểm riêng mà những hoạt động khác khơng thể có
được, đó là khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn với một thị trường tiêu thụ ổn định, chắc
chắn. Tương ứng với sự gia tăng số lượng người tham gia là việc mở rộng thị trường
tiêu thụ cũng như doanh số tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp không cần quảng cáo
sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời doanh nghiệp cũng không
cần thành lập hệ thống chi nhánh, đại lý phân phối sản phẩm rộng lớn mà chỉ cần trả
hoa hồng cho phân phối viên theo khối lượng sản phẩm mà họ tiêu thụ được. Với các
khoản tiết kiệm trên, doanh nghiệp sẽ có thêm lợi nhuận và có đủ khả năng để chi trả
hoa hồng cao cho người tham gia.
- Thứ hai, mạng lưới người tham gia được tổ chức thành nhiều cấp khác nhau.
Mỗi người tham gia ngoài việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì họ cịn tạo

ra mạng lưới phân phối cho riêng mình và hưởng những lợi ích kinh tế nhất định từ
kết quả bán hàng, cung ứng dịch vụ của những người trong mạng lưới phân phối
riêng đó11. Đây là cơ hội có thật, tuy nhiên cơ hội này thường chỉ dành cho những
người tham gia sớm nhất, những người tham gia sau thường phải đối mặt với việc
nắm giữ một khối lượng hàng hóa đắt tiền mà khơng thể tiêu thụ được, vì vậy kinh
doanh đa cấp chỉ dành cho những người thật sự năng động, làm việc hết mình mà
khơng dành cho những người lười lao động, chỉ thích ngồi hưởng thụ kết quả lao
động của người khác.
Như vậy, những người tham gia mới lại tạo lập thành một hệ thống phân phối
mới, cứ như thế, mạng lưới phân phối này được tổ chức thành các cấp khác nhau và
ngày càng mở rộng vì số người tham gia ở cấp sau bao giờ cũng nhiều hơn cấp trước
đó. Tuy nhiên việc phân chia thành nhiều cấp khác nhau trong hoạt động kinh doanh
đa cấp chỉ mang tính hình thức, ở đó khơng có sự phục tùng mệnh lệnh giữa “cấp
10

Theo Điều 6 Nghị định 110/2005/NĐ- CP về trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp không quy định
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hành vi của người tham gia mạng lưới.
11
Điểm c, khoản 11, Điều 3 Luật cạnh tranh 2004.

7


trên” và “cấp dưới”. Những người tham gia kinh doanh đa cấp dù ở cấp nào đi nữa
thì họ cũng hồn tồn độc lập trong hoạt động, khơng chịu sự ràng buộc của nhau.
Việc phân cấp này chỉ mang ý nghĩa thực tiễn trong chính sách trả thưởng của doanh
nghiệp dành cho người tham gia.
Khi một cá nhân tham gia kinh doanh đa cấp tức là họ cũng đang bắt đầu xây
dựng cho riêng mình một hệ thống phân phối cấp dưới, khi hệ thống phân phối cấp
dưới này đạt đến một quy mơ nhất định thì cá nhân tham gia ban đầu có thể giảm bớt

việc bán lẻ để tập trung quản lý, đỡ đầu người tham gia cấp dưới nhưng vẫn có nguồn
thu nhập đáng kể từ kết quả tiêu thụ sản phẩm của mạng lưới người tham gia tuyến
dưới.
- Thứ ba, hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ theo phương thức kinh doanh đa cấp không
phải là tất cả sản phẩm tiêu dùng nói chung mà là những sản phẩm tiêu dùng có phân
khúc thị trường rộng lớn, phù hợp với hầu hết mọi người và có những ưu điểm vượt
trội so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây thường là những sản phẩm thiết
thực, hợp pháp phục vụ nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng với giá cả phải
chăng. Don Failla đã nói về đặc điểm này như sau: “Trong kinh doanh theo mạng,
chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi hàng chúng ta dễ bán. Hầu hết các công ty kinh doanh
theo mạng đều phải chọn hàng hóa dễ bán, cịn khi hàng hóa thuộc loại khó bán thì
người ta đã bán qua mạng bán lẻ thông thường”. Richard Poe đã bổ sung thêm: “Sản
phẩm thích hợp nhất cho các cơng ty kinh doanh đa cấp phải là những sản phẩm đặc
biệt mà người tiêu dùng ít biết đến và khơng thể mua được ở các siêu thị. Chúng
thường là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, những sản phẩm chất lượng cao
bởi vì chúng có sức thu hút và tác động đến con người”.
Kinh doanh đa cấp là phương thức tổ chức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ có rất nhiều ưu
điểm cho cả doanh nghiệp, người tham gia lẫn người tiêu dùng:
- Đối với doanh nghiệp: áp dụng phương thức kinh doanh đa cấp giúp họ giảm tối đa
chi phí quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng và chi phí thành lập, duy
trì hệ thống chi nhánh, đại lý bán hàng…Thay vào đó doanh nghiệp sẽ sử dụng số
tiền này để chi trả các khoản lợi ích kinh tế cho các phân phối viên, đầu tư nâng cao
chất lượng sản phẩm, sáng tạo ra những sản phẩm ưu việt hơn để phục vụ đời sống
kinh tế xã hội ngày càng tốt hơn. Đồng thời chống được hàng giả vì sản phẩm được
phân phối đến tận tay người tiêu dùng.
- Đối với người tham gia: kinh doanh đa cấp góp phần giải quyết vấn đề việc làm,
tăng thu nhập cho người dân, huy động được nguồn vốn và sức lao động nhàn rỗi

8



hoặc dư thừa trong nhân dân, có thêm quyền được kinh doanh, thêm ý tưởng kinh
doanh sáng tạo.
- Đối với người tiêu dùng: kinh doanh đa cấp đem đến cho họ sự tiện dụng tối đa vì
được các phân phối viên phục vụ tận tình từ khâu giới thiệu cho đến việc đặt mua và
giao sản phẩm. Hơn nữa, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội được
sử dụng hàng chất lượng cao với giá phải chăng.
Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu thì kinh doanh đa cấp không tránh khỏi những
nhược điểm nhất định:
- Thứ nhất, do việc tiếp thị sản phẩm đến những đối tượng là những người thân quen
của người tham gia nên việc bán hàng phải dựa trên uy tín, danh dự của người tham
gia. Nếu không am hiểu đầy đủ về sản phẩm, người tham gia có thể gây thiệt hại cho
người tiêu dùng và làm tổn hại đến mối quan hệ thân quen giữa họ.
- Thứ hai, kinh doanh đa cấp chân chính thực sự khơng dễ thành cơng như nhiều
người lầm tưởng. Để tiêu thụ được sản phẩm và xây dựng mạng lưới phân phối vững
mạnh đòi hỏi người tham gia phải đầu tư rất nhiều công sức trong một khoảng thời
gian dài. Trong khi đó, do bị lơi cuốn bởi những lời hứa hẹn sẽ đạt mức thu nhập cao
mà không cần tốn nhiều công sức nên rất nhiều người vì khơng hiểu rõ về kinh doanh
đa cấp nên đã trở thành nạn nhân của mơ hình lừa đảo dạng kim tự tháp (kinh doanh
đa cấp bất chính).
1.1.3. Sơ lược về kinh doanh đa cấp trên thế giới:
Kinh doanh đa cấp ra đời trong nền kinh tế thị trường ở Liên bang Mỹ. Lịch sử ra đời
của phương thức kinh doanh đa cấp gắn liền với tên tuổi của cơng ty Amway và dịng
sản phẩm bổ sung dinh dưỡng của nó.
Kinh doanh đa cấp hay “Multi - level marketing” là phương thức tiêu thụ sản phẩm
do nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973) sáng tạo trong khoảng thời gian
từ năm 1927 đến năm 193412. Cụ thể là vào khoảng năm 1927, ông bắt đầu sự nghiệp
kinh doanh của mình bằng việc chế biến những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và
đưa cho bạn bè dùng thử, nhưng sau một thời gian ông đến thăm bạn bè và xem kết
quả như thế nào, ông thấy sản phẩm của mình bị lãng qn. Điều này đã đưa ơng đến

một ý tưởng mới, ơng chia sản phẩm của mình cho bạn bè, họ sử dụng chúng, nếu
thích chúng thì chia sẻ cho bạn bè họ và họ sẽ nhận được hoa hồng. Khơng dừng lại ở
đó, ơng cịn quyết định trả hoa hồng cho người quen của bạn mình nếu những người
này tiếp tục mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm trong các mối quan hệ mà họ có được.
12

Http: // www.kinhdoanhtheomang.com/lichsu.asp

9


Nhờ đó mà ơng đã giải quyết được các khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và
doanh thu bán hàng tăng ngồi sức tưởng tượng. Đây chính là thời điểm kinh doanh
đa cấp ra đời.
Hoạt động kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng bổ sung của Renborg bắt đầu từ công ty
California Vitamin, đổi tên là Nutrilite Products năm 1939. Theo báo cáo thì hoạt
động kinh doanh đa cấp bắt đầu nở rộ từ năm 1945 khi công ty do Lee S.Mytinger và
William S. Caselberry lãnh đạo, sản phẩm được phân phối tồn quốc. Doanh thu
cơng ty lên đến 500 000 USD/tháng nhưng những người sáng lập doanh nghiệp cũng
bắt đầu gặp rắc rối về mặt pháp lý. Từ năm 1947, Mytinger, Casselberry, Renborg
liên tục phải hầu tịa vì những vụ kiện tụng có liên quan đến hoạt động của cơng ty.
Năm 1951, Tịa án ra bản án cấm bất kì ai phân phối các sản phẩm dinh dưỡng bổ
sung của Nutrilite trong hoạt động kinh doanh đa cấp mà quảng cáo quá mức về các
sản phẩm này. Quyết định này còn đưa ra một danh sách dài những điều được phép
và không được phép tuyên bố về các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung.
Rich DeVos và Jay Van Andel đã từng là bạn bè và cùng tham gia phân phối các sản
phẩm của Nutrilite sau khi tốt nghiệp trung học. Khi làm người phân phối cho
Nutrilite, họ đã xây dựng mạng lưới với trên 2000 người tham gia. Tuy nhiên khi
nhận thấy Nutrilite có dấu hiệu khó khăn về tài chính, họ thành lập một cơng ty mớicơng ty American Way Association, thường được gọi là Amway. Họ bắt đầu tung ra
thị trường các sản phẩm tẩy rửa và sau đó là hàng loạt các sản phẩm khác như mỹ

phẩm, nữ trang, đồ nội thất, điện tử… Doanh thu tăng nhanh từ nửa triệu USD năm
1959 lên đến hơn 1 tỷ USD vào đầu những năm 1980. Thật thú vị khi biết rằng rất
nhiều công ty tiên phong trong mơ hình kinh doanh đa cấp điều xuất phát từ những
công ty bán hàng trực tiếp sau khi khám phá sức mạnh kinh doanh đa cấp qua những
thành công đáng kể của tập đồn Amway và những cơng ty khác. Những cơng ty bán
hàng trực tiếp này có xu hướng áp dụng mơ hình kinh doanh đa cấp ngày càng nhiều,
Richard Poe đã viết, vào năm 1990, 75% các công ty thành viên của hiệp hội các
công ty bán hàng trực tiếp họat động theo hình thức hưởng hoa hồng trực tiếp nhưng
đến những năm cuối thập niên số lựợng các cơng ty này giảm xuống cịn 23% và hiện
nay mơ hình kinh doanh đa cấp được khoảng 77% các công ty ở Mỹ áp dụng.
Theo các chuyên gia kinh tế thì lịch sử ra đời của kinh doanh đa cấp từ trước cho đến
nay được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (giai đoạn hình thành) từ năm 1940 đến 1979: kinh doanh đa cấp
được hình thành từ nền kinh tế thị trường của Mỹ, giai đoạn này kinh doanh đa cấp
còn trong thời kỳ sơ khai nên chưa có pháp luật điều chỉnh, hoạt động kinh doanh đa

10


cấp cịn mang tính tự phát, phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng không tốt cho nền kinh
tế và xã hội.
Giai đoạn 2 (giai đoạn đấu tranh và tồn tại) từ năm 1979 đến 1990: kinh doanh
đa cấp được phổ biến rộng rãi, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải
đối mặt với hàng loạt vụ kiện tụng khắp nơi. Kết quả là pháp luật về kinh doanh đa
cấp ra đời và từng bước đưa hoạt động này vào khuôn khổ.
Giai đoạn 3 (giai đoạn ổn định và phát triển) từ năm 1990 đến nay: kinh doanh
đa cấp được phổ biến rộng rãi, pháp luật về kinh doanh đa cấp tương đối hoàn thiện,
kinh doanh đa cấp được nhiều quốc gia thừa nhận và ban hành văn bản pháp luật điều
chỉnh13.
1.1.4. Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam:

So với các nước trên thế giới, kinh doanh đa cấp xuất hiện ở Việt Nam khá muộn, khi
mà ở các nước kinh doanh đa cấp đã bước vào thời kỳ ổn định và pháp luật về kinh
doanh đa cấp đang dần được hoàn thiện. Với lượng dân số gần 80 triệu người, Việt
Nam là thị trường rất tiềm năng của kinh doanh đa cấp. Kinh doanh đa cấp xuất hiện
ở Việt Nam trong khoảng thời gian những năm 1990- 200014, khi công ty Nikken
(kinh doanh thiết bị y tế) áp dụng kinh doanh đa cấp cho việc phân phối các sản
phẩm của mình. Vào thời điểm đó, hoạt động này chưa được dư luận chú ý vì chưa
phổ biến. Khoảng năm 2001 trở đi, hàng loạt công ty áp dụng hoạt động kinh doanh
đa cấp ra đời như Sinh Lợi, Thiên Sư, Châu Thành Phát, Avon, Oriflame…các sản
phẩm đa phần đều được nhập khẩu từ nước ngoài, số lượng người tham gia nhanh
chóng tăng lên, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp nhanh chóng mở rộng mạng lưới
phân phối tại nhiều địa phương khác nhau trong cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Hải
Phịng, Đăklăk…và kèm theo đó là hàng loạt vụ bê bối xẩy ra của các doanh nghiệp
kinh doanh đa cấp bất chính. Đã có nhiều ý kiến cho rằng nên cấm hoạt động này
song đây là một phương thức kinh doanh có rất nhiều ưu điểm vượt trội, pháp luật
không thể cấm kinh doanh đa cấp. Nhà nước ta đã gián tiếp thừa nhận kinh doanh đa
cấp chân chính thơng qua việc quy định những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất
chính tại Điều 48 Luật cạnh tranh ngày 03/12/2004 và ban hành Nghị định 110/NĐCP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Thông
Tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số
điều của Nghị Định 110/2005/NĐ-CP, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với

13
14

Leonard W. Clements, Inside network marketing.
Http: // www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2005/04/3B9DD8D7/

11



hoạt động kinh doanh đa cấp đồng thời chấm dứt cuộc tranh luận nên hay không nên
cấm kinh doanh đa cấp.
Ở nước ta, pháp luật chỉ nhìn nhận kinh doanh đa cấp dưới góc độ là “bán hàng đa
cấp” và được định nghĩa như sau:
“Bán hàng đa cấp được hiểu là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các
điều kiện sau:
1. Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thơng qua mạng
lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều khách hàng khác nhau;
2. Hàng hóa được người tham gia tiếp thị trực tiếp cho người tiêu
dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác
không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc
người tham gia;
3. Người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp sẽ được hưởng tiền
hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị
bán hàng của mình và của người tham gia cấp dưới trong mạng lưới
do mình tổ chức ra và mạng lưới đó được doanh nghiệp chấp
thuận”15.
Tuy nhiên, do đây là mơ hình kinh doanh còn khá mới ở Việt Nam, nhận thức của
người dân chưa hiểu thực sự bản chất về ngành kinh doanh này nên có hai xu hướng
đánh giá: Một là phủ nhận hoàn toàn, hai là khuếch đại quá lớn về cơ hội kinh doanh,
về sản phẩm. Hơn thế nữa, pháp luật của ta còn nhiều lỗ hỗng, các quy định về doanh
nghiệp bán hàng đa cấp còn chưa rõ ràng, nhiều điểm rất dễ để các doanh nghiệp làm
ăn khơng minh bạch lợi dụng, gây mất lịng tin với nhân dân. Điển hình là cơng ty cổ
phần Sinh Lợi trước đây. Kiểu kinh doanh theo mạng ở Việt Nam hiện nay khá phổ
biến. Và dường như nó đã trở nên biến trướng, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp
bất chính cố tình làm trái quy định của pháp luật để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, rất cần có sự quản lý của Nhà nước đối
với hoạt động bán hàng đa cấp, cần phải xây dựng cơ chế kiểm soát hợp lý, đảm bảo
cho kinh doanh đa cấp tồn tại và phát huy tối đa những ưu điểm của nó và hạn chế
các khuyết tật nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường.

1.2. Một số nội dung cơ bản về hành vi kinh doanh đa cấp bất chính:
1.2.1. Khái niệm hành vi kinh doanh đa cấp bất chính:
Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hợp pháp và minh bạch; trên thị
trường Việt Nam cũng xuất hiện khá nhiều các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng
15

Khoản 11 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 và Điều 3 Nghị định 110/2005/NĐ-CP.

12


có dấu hiệu kinh doanh bất hợp pháp, lừa đảo người tiêu dùng, mà Nghị định
110/2005/NĐ- CP của Chính phủ gọi là “hoạt động bán hàng đa cấp bất chính”, hay
bán hàng đa cấp theo mơ hình kim tự tháp.
Kinh doanh đa cấp bất chính hay “Pyramid scheme” là hiện tượng xuất hiện vào cuối
những năm 1960 bởi thương nhân người Hoa Kỳ Glen Turner. Đây là hoạt động bất
chính vì nó đi ngược lại với đạo đức truyền thống kinh doanh, vi phạm pháp luật
(cạnh tranh không lành mạnh), hậu quả là gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đối thủ
cạnh tranh (các doanh nghiệp khác) và những người tham gia trong hệ thống kinh
doanh.
Hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ dùng để phản ánh cụm từ “Pyramid scheme” như “
mơ hình lừa đảo dạng kim tự tháp”, “mơ hình tháp ảo”, “ kinh doanh đa cấp bất
chính”…Trong kinh doanh đa cấp bất chính, việc bán lẻ sản phẩm cho người tiêu
dùng chỉ là thứ yếu, thậm chí là vỏ bọc cho việc tuyển người nên nền tảng của việc
kinh doanh khơng có, giá trị hàng hóa thật sự khơng được tạo ra, khơng có sự lưu
thơng hàng hóa, lợi nhuận thu được không phải từ kết quả bán hàng hay cung ứng
dịch vụ mà từ việc tuyển người tham gia hệ thống phân phối. Vì vậy, cho đến khi
khơng cịn người để tuyển thêm nữa thì lợi nhuận cũng khơng cịn, lúc này những
người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính đã “cao chạy xa bay”
cùng với số tiền rất lớn, đây chính là lúc mơ hình tháp ảo sụp đổ và thể hiện rõ bản

chất lừa đảo của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính.
Việc đưa ra khái niệm cụ thể về kinh doanh đa cấp bất chính là rất khó, bởi lẽ hiện
nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sử dụng những thủ đoạn tinh vi và
đa dạng nhằm thu lợi bất chính. Pháp luật các nước trên thế giới cũng đưa ra nhiều
định nghĩa về kinh doanh đa cấp bất chính, theo Luật chống mơ hình tháp ảo năm
2003 của Hoa kỳ thì “Kinh doanh đa cấp bất chính là một kế hoạch mà trong đó
người tham gia quan tâm đến quyền được nhận tiền hoa hồng chủ yếu từ việc tuyển
người mới tham gia vào mạng lưới hơn là từ tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho
những người tham gia hoặc bởi những người tham gia cho người khác.”
Pháp luật một số nước khác như Canada, Singapore… cũng đưa ra định nghĩa tương
tự bằng cách chỉ ra mục đích thực sự của kinh doanh đa cấp bất chính là tuyển thêm
người mới và thu nhập của doanh nghiệp cũng như những người tham gia thuộc tầng
trên có nguồn gốc chủ yếu từ tiền đóng góp của những người mới tham gia hơn là từ
tiền lời thu được qua việc bán lẻ sản phẩm16.
Đối với pháp luật Việt Nam, kinh doanh đa cấp bất chính được nhìn nhận dưới góc
độ là hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, và hoạt động bán hàng đa cấp chỉ bị coi là
16

Hà Ngọc Sơn, Luận văn Thạc sỹ “Pháp luật về kinh doanh đa cấp” 2006.

13


đối tượng của pháp luật cạnh tranh khi có dấu hiệu không lành mạnh, theo Luật cạnh
tranh năm 2004, việc bán hàng đa cấp bị coi là bất chính khi có đủ hai điều kiện sau:
- Thứ nhất, thực hiện một trong các hành vi mà luật liệt kê.
Theo Điều 48 Luật cạnh tranh năm 2004, các hành vi được liệt kê bao gồm:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số
lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền
tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa
đã bán cho người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích
kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới
bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thơng tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng
lưới bán hành đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, cơng dụng của
hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
- Thứ hai, nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới17.
Nói tóm lại, dù được thể hiện dưới nhiều định nghĩa khác nhau nhưng bản chất của
kinh doanh đa cấp bất chính khơng thay đổi, rõ ràng đây là một hình thức lừa đảo,
gây phương hại cho những người tham gia, những người tiêu dùng và những doanh
nghiệp làm ăn chân chính khác. Vì vậy mà pháp luật các nước trên thế giới đều cấm
kinh doanh đa cấp bất chính để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong kinh doanh cũng như người tiêu
dùng.
1.2.2. Phân biệt giữa kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp
bất chính:
Mặc dù giữa kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính có
nhiều điểm tương đồng như cùng tổ chức mạng lưới người tham gia thành các tầng
khác nhau, trong đó mỗi người có quyền tuyển thêm người mới và có kế hoạch chi trả
hoa hồng qua nhiều cấp nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt rõ nét xuất phát từ
bản chất của chúng.
Dấu hiệu đầu tiên để có thể phân biệt hoạt động kinh doanh đa cấp hợp pháp hay
khơng đó là mơ hình trả thưởng của thành viên của mạng lưới bán hàng. Nếu hoa
hồng của một thành viên có được từ doanh số bán hàng của thành viên đó thì đó là
17

Về vấn đề này, xem thêm Ts. Lê Danh Vĩnh, Ts. Hoàng Xuân Bắc, Th.s Nguyễn Ngọc Sơn,“Pháp luật cạnh
tranh tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội 2006, trang 198 đến 201.


14


dấu hiệu của kinh doanh đa cấp hợp pháp, nhưng nếu khoản thu nhập được doanh
nghiệp trả cho thành viên do đã giới thiệu thêm các thành viên khác vào mạng lưới
thì đó chính là dấu hiệu của doanh nghiệp kinh doanh bất chính. Mục đích của kinh
doanh đa cấp chân chính là bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận cho
nên việc bán lẻ sản phẩm là công việc chủ yếu của mọi phân phối viên và thu nhập
của doanh nghiệp cũng như phân phối viên đều phụ thuộc vào doanh thu bán lẻ sản
phẩm. Trái lại, kinh doanh đa cấp bất chính với mục đích lừa đảo nhằm chiếm đoạt
tài sản của những người tham gia nên kinh doanh đa cấp bất chính khơng quan tâm
đến việc bán lẻ sản phẩm mà quan tâm đến việc tuyển thêm người mới để chiếm đoạt
tài sản của họ, do đó mà lợi nhuận từ việc bán lẻ sản phẩm trong kinh doanh đa cấp
bất chính hầu như khơng có hoặc nếu có cũng khơng đáng kể, thu nhập của người
tham gia trong mạng lưới kinh doanh đa cấp bất chính có nguồn gốc chủ yếu từ tiền
đóng góp của những người mới tham gia xây dựng mạng lưới. Ta có thể lấy ví dụ về
quy định của công ty Nino Vina, một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở
Việt Nam. Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân
phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu
đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3
người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được
hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản phẩm. 3 người sau này được
coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu thêm được 3 người
khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng thêm 5%
tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm. Theo tính tốn, khi mạng
lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được chuyển về tài khoản của
“người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người này khơng phải làm gì
ngồi việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới phân phối. Như vậy theo
mơ hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát việc bán sản phẩm

mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới18.
Dấu hiệu tiếp theo có thể dễ nhận biết để xác định được một doanh nghiệp kinh
doanh đa cấp bất chính là bắt buộc người tham gia phải mua một lượng hàng hóa ban
đầu với giá tiền cao hơn giá trị bán ngoài thị trường nhiều lần mà khơng được hồn
lại. Ví dụ, máy ozone được Cơng ty Sinh Lợi bán với giá 3 triệu đồng, gấp 3 lần giá
thị trường của sản phẩm, đầu đĩa DVD giá 4,5 triệu đồng, đồng hồ đeo tay 3,5 triệu
đồng, bộ mỹ phẩm 3 triệu đồng, … Thông thường, các sản phẩm của các cơng ty
kinh doanh đa cấp bất chính không được quảng cáo và rao bán trong các chợ và siêu
18

Http: // www.nciec.gov.vn/index.nciec?1334

15


thị và để có thể trở thành viên của mạng lưới bán hàng, một điều kiện bắt buộc là
phải mua sản phẩm của công ty. Sau khi sản phẩm đã được bán cho thành viên đầu
tiên, công ty sẽ không chịu trách nhiệm hồn lại tiền cũng như khơng có chính sách
bảo hành, hậu mãi gì đối với các sản phẩm bán ra. Mục đích của người mua khơng
phải là để sử dụng sản phẩm mà là để trở thành thành viên của mạng lưới và lôi kéo
được những người khác tham gia và hưởng hoa hồng trên chính việc tham gia của
những người đó. Với việc giá thành sản phẩm cao hơn rất nhiều giá thực tế (ngay cả
khi đã cộng cả tiền hoa hồng trả cho đại lý phân phối các cấp), doanh nghiệp kinh
doanh đa cấp bất chính sẽ thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ mà không cần
quan tâm nhiều lắm tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm mình bán ra.
Nhìn từ góc độ sản phẩm, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính khơng quan tâm
đến việc bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng nên sản phẩm của họ không có chất
lượng hoặc chất lượng khơng cao. Cịn đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân
chính, họ muốn tạo ra uy tín trong kinh doanh để thu hút người tiêu dùng và mở rộng
quy mô tiêu thụ nên họ phải đầu tư nâng cao chất lượng, đưa ra thị trường những sản

phẩm ưu việt nhất.
Xét về khía cạnh quản lý, một doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính sẽ khơng
minh bạch về địa điểm đặt trụ sở chính, khơng có con dấu và khơng đăng ký hoạt
động kinh doanh với các cơ quan có trách nhiệm, hoặc có đăng ký trụ sở chính nhưng
lại khơng đăng ký kinh doanh cho các chi nhánh mới mở19. Ở Việt Nam, nhiều công
ty kinh doanh đa cấp chuyển địa bàn hoạt động sang các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi
người dân (chủ yếu là nơng dân) ít có điều kiện tiếp cận với các thông tin mới và dễ
bị “lôi kéo” tham gia vào mạng lưới bán hàng. Các công ty kinh doanh đa cấp bất
chính cũng thường tổ chức các buổi tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và hình thức
bán hàng thu hút một số lượng rất đông người đến xem, dễ gây mất ổn định trật tự xã
hội. Trên các tờ rơi, tờ quảng cáo của các công ty này cũng khơng đóng dấu của cơng
ty, việc chi trả tiền hoa hồng cho các thành viên cũng không kèm theo các hóa đơn,
chứng từ hợp lệ.
Trong mạng lưới kinh doanh đa cấp chân chính, phân phối viên cấp dưới có thể có
thu nhập cao hơn phân phối viên cấp trên và thường có sự bứt phá, vượt cấp giữa các
phân phối viên. Do các phân phối viên độc lập với nhau trong hoạt động kinh doanh
nên nếu phân phối viên cấp dưới có khả năng tiếp thị bán lẻ tốt và biết cách đào tạo,
xây dựng mạng lưới phân phối vững mạnh thì hồn tồn có thể tổ chức tiêu thụ lượng
sản phẩm nhiều hơn và đạt mức thu nhập cao hơn phân phối viên cấp trên. Còn trong
kinh doanh đa cấp bất chính, người ở tầng cao hơn ln có thu nhập cao hơn so với
19

Nguyễn Hồng Thanh, “Dấu hiệu bán hàng đa cấp bất chính và các quy định pháp luật chống bán hàng đa
cấp bất chính”, 20/05/2009.

16


người ở tầng dưới, do sản phẩm thường có giá cao hơn so với giá trị sử dụng của
chúng nên người tiêu dùng thuần túy sẽ không chấp nhận, mà sản phẩm chỉ bán được

cho những người muốn tham gia mạng lưới, vì vậy những người tham gia mạng lưới
ít khi tổ chức tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn hơn so với phân phối viên trực tiếp
đỡ đầu họ nên họ khơng thể có thu nhập cao hơn được.
Chúng ta có thể lấy hai ví dụ về doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính và kinh
doanh đa cấp bất chính để làm rõ những điểm trên. Ví dụ điển hình về kinh doanh đa
cấp bất chính trong thời gian gần đây là Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã
thực hiện hàng loạt sai phạm về hoạt động bán hàng đa cấp tại Cao Bằng20. Công ty
Thiên Ngọc Minh Uy được Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh số 4102025581 ngày 30/6/2006 và được Sở Thương mại
thành phố Hà Nội cấp giấy phép tổ chức bán hàng đa cấp số 01-02-000007 ngày
25/7/2006. Trụ sở chính của cơng ty nằm ở 36, đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, huyện
Từ Liêm, Hà Nội. Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy thực hiện việc bán hàng đa
cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ tháng 01/2007, đến nay đã thu hút được khá nhiều
người tham gia vào mạng lưới bán hàng. Trong thời gian hoạt động, công ty đã gây
nhiều bức xúc trong dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, các cơ quan chức
năng đã nhận được nhiều đơn từ khiếu nại của người dân, lực lượng quản lý thị
trường cũng đã xử phạt hành chính 5 triệu đồng do những hành vi vi phạm quy chế
ghi nhãn mác hàng hóa.
Để làm rõ sự việc, Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Cao Bằng đã thành lập đoàn thanh
tra việc chấp hành pháp luật của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy. Theo kết luận
của thanh tra, công ty đã có những sai phạm trong quy định bán hàng đa cấp như: bán
hàng không đúng mặt hàng đã đăng kí; khơng thơng báo trung thực, đầy đủ danh sách
khách hàng tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; khi khách hàng muốn trả lại hàng
thì từ chối hoặc chỉ trả một phần giá trị; các nhân viên của công ty yêu cầu những
người muốn tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp phải mua một lượng hàng hóa
trước rồi mới được ký hợp đồng; trong quá trình bán hàng đa cấp tại Cao Bằng, cơng
ty chưa có đại diện chính thức để giải quyết các quan hệ phát sinh, không thực hiện
được việc thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia, những nhân viên
mới tham gia vào mạng lưới đã không nhận được thông tin đầy đủ…
Trong khi đó, Cơng ty mỹ phẩm Avon được đánh giá là một trong số hiếm những

doanh nghiệp thực hiện tốt phương thức bán hàng đa cấp tại Việt Nam21. Avon đã
đầu tư nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam- Singapore với tổng vốn đầu
tư là 3 triệu USD. Tồn bộ sản phẩm mà cơng ty đang phân phối đều được sản xuất
20
21

Cao bằng trade &tourism- 13/5/2008.
Theo Vietnamnet ngày 15/12/2004.

17


trong nước (nguyên liệu nhập từ Philippines) nên giá thành vừa phải và đặc tính sản
phẩm phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Điểm nổi bật đáng chú ý đầu tiên của Avon là trên mỗi cuốn catalogue sản phẩm đều
in rõ dòng chữ “sản phẩm được đổi hoặc trả lại trong vòng 30 ngày, kể từ ngày mua
với điều kiện còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng”.
Để trở thành đại diện bán hàng của Avon, khách hàng chỉ đóng một khoản phí là 100
ngàn đồng sau đó nhận một túi xách (dùng đựng sản phẩm khi đi bán hàng), ba món
hàng trị giá trên 100 ngàn đồng để dùng thử trước khi đi tư vấn cho khách hàng và
được tham gia vào các buổi huấn luyện nghiệp vụ (cách trang điểm, chăm sóc da).
Sau khi hồn thành thủ tục đăng kí như vậy thì đại diện bán hàng sẽ nhận được các
cuốn catalogue trong đó có đầy đủ hình ảnh các sản phẩm của công ty, giá thành sản
phẩm và cơng dụng…Nếu đại diện bán hàng khơng có vốn cũng không cần phải mua
hàng, chỉ cần giới thiệu catalogue đến bạn bè, người thân và khi có khách đặt mua
hàng (theo mẫu trong catalogue) thì quay về cơng ty lấy hàng giao để kiếm thêm thu
nhập.
Đại diện bán hàng của Avon chỉ được hưởng hoa hồng từ 20-30%/doanh số bán
hàng, trong khi đó giá thành sản phẩm của Avon thì rất thấp (từ 29-185 ngàn
đồng/sản phẩm). Ngoài ra, nếu tuyển dụng được người tham gia vào nhóm mình thì

đại diện bán hàng được hưởng hoa hồng 7%/doanh số bán hàng/người do mình trực
tiếp tuyển, và từ 1%-2%/người do cấp dưới mình tuyển. Như vậy, Avon chỉ tính hoa
hồng cho mạng lưới bán hàng của mình ở mức độ là 2 cấp.
Mỗi sản phẩm Avon bán ra đều có hóa đơn bán hàng (người mua chịu 10% thuế giá
trị gia tăng), với các đại diện bán hàng được hưởng hoa hồng từ nhóm của mình thì
đến kỳ lương sẽ bị giữ lại 5% để đóng thuế thu nhập cá nhân cho họ.
Với cách làm như thế, dù mới có mặt tại Việt Nam cuối tháng 4/2004 vừa qua, nhưng
Avon đã phát triển được hơn 8.000 đại diện bán hàng, một đại diện bán hàng giỏi tại
Đồng Nai đã đạt doanh số bán hàng khoảng 150 triệu đồng/tháng. Như vậy, có thể
thấy doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính ln quan tâm đến việc cung cấp cho
người tiêu dùng sản phẩm có giá thành rẻ (nhờ giảm được chi phí qua các khâu trung
gian như khuyến mãi,quảng cáo lớn…), chứ không phải là tạo ra nhiều tầng lớp trung
gian, với tỷ lệ hoa hồng cao để đội giá thành lên gấp nhiều lần.
Có thể nói, nếu nắm vững bản chất của hoạt động bán hàng đa cấp sẽ khơng khó khăn
để có thể nhận biết các dấu hiệu của bán hàng đa cấp bất chính và trên cơ sở đó có
thể đề ra chính sách quản lý thích hợp đối với hoạt động kinh doanh bất chính này,
phải đặt ra pháp luật chống lại nó nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các

18


doanh nghiệp kinh doanh chân chính cũng như làm trong sạch môi trường kinh
doanh.
1.2.3. Tác động từ kinh doanh đa cấp bất chính đối với nền kinh tế thị
trường:
Kinh doanh đa cấp bất chính là hành vi của doanh nghiệp gây thiệt hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị
trường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, trong đó sử
dụng những biện pháp mang tính gian dối, phân biệt đối xử, thiếu trung thực.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc

đẩy các chủ thể kinh doanh, nhưng chính lợi nhuận cũng làm phát sinh những thủ
đoạn không lành mạnh, không trung thực trong kinh doanh. Kinh doanh đa cấp bất
chính tạo nên mơi trường cạnh tranh không lành mạnh, thể hiện ở việc lôi kéo, dụ dỗ,
giành giật người tham gia với những thông tin gian dối về lợi ích vật chất sẽ được
hưởng cũng như thông tin về sản phẩm, làm cho sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
không tiêu thụ được. Một khi đã có quá nhiều người tiêu dùng bị lợi dụng và họ bắt
đầu cảnh giác với hành vi kinh doanh này thì sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh
của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính do hai hành vi này có nhiều
điểm giống nhau, người tiêu dùng khó phân biệt cộng thêm tâm lý “sợ” bị lừa của
người tiêu dùng, phương thức kinh doanh đa cấp khó có thể mà tồn tại.
Kinh doanh đa cấp bất chính là lơi kéo, là dụ dỗ, người tham gia khi biết mình
đã bị lừa thì sẽ cố gắng lơi kéo bất kì ai có thể là người thân, bạn bè, hàng xóm…để
có thể lấy lại vốn, điều này có thể tạo ra tâm lý thù ghét khi những người bị lơi kéo
phát hiện ra rằng mình cũng bị lừa bởi chính người đã kêu gọi mình tham gia. Đây là
hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng nông thôn khi mà số tiền họ bỏ ra để tham gia
mạng lưới là không nhỏ so với thu nhập của người nông dân để rồi kết quả nhận
được là những sản phẩm đôi khi họ cũng không biết sử dụng để làm gì, do tâm lý tiếc
tiền nên họ lại cố gắng dụ dỗ người khác tham gia và cứ thế một vịng luẩn quẩn cứ
hình thành.
Về mặt xã hội, kinh doanh đa cấp bất chính làm gia tăng tỉ lệ những hành vi vi
phạm pháp luật ở một số tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quảng cáo gian dối…

19


CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI KINH DOANH ĐA CẤP BẤT
CHÍNH.
2.1. Pháp luật một số nước về chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính:
Pháp luật chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính ln được xem là một bộ
phận quan trọng trong pháp luật cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ,

Trung Quốc, Canada, Pháp, Singapore…
Ở Hoa Kỳ, pháp luật về chống kinh doanh đa cấp bất chính là một bộ phận
khơng thể tách rời của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng vì chúng được ban hành
nhằm mục đích bảo vệ các cá nhân khỏi sự lừa đảo của mơ hình tháp ảo. Theo đó,
pháp luật Hoa Kỳ xác định một chương trình kinh doanh đa cấp hợp pháp hay khơng
hợp pháp là dựa trên dấu hiệu quy định trả thưởng của doanh nghiệp, nếu doanh
nghiệp trả tiền cho người tham gia nhờ việc bán hàng của những người mà anh ta đã
tuyển dụng và cả những người do mạng lưới của anh ta tuyển dụng thì đó là kinh
doanh đa cấp hợp pháp; còn nếu doanh nghiệp trả tiền cho những người tham gia chỉ
vì anh ta giới thiệu hoặc tuyển dụng người mới vào tham gia vào mạng lưới thì đó là
kinh doanh đa cấp bất hợp pháp. Bên cạnh dấu hiệu trên thì cơ quan có thẩm quyền
của Hoa Kỳ cịn có thể xác định được tính hợp pháp hay bất hợp pháp thơng qua việc
tìm hiểu phân phối viên sử dụng thời gian chủ yếu để tuyển người hay bán hàng. Nếu
xác định được thời gian chủ yếu của phân phối viên được dùng vào việc tuyển người
thì bị coi là mơ hình tháp ảo.
Theo pháp luật của Trung Quốc, bán hàng hình tháp (kinh doanh đa cấp) là
việc bán hàng trực tiếp từ một doanh nghiệp sản xuất cho khách hàng thơng qua đại
lý bán hàng hình tháp trung gian mà không thông qua các cửa hàng, bao gồm cả việc
bán hàng hình tháp đa cấp hay đơn cấp. Bán hàng hình tháp đa cấp là một phương
thức bán hàng thông qua nhiều hơn hai cấp đại lý bán hàng trong đó sản phẩm liên
quan sẽ được chuyển từ cấp này sang cấp khác22. Ở Trung Quốc, kinh doanh đa cấp
xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 90, đến giữa thập niện 90 thì phương
thức kinh doanh này bị lên án mạnh mẽ. Hiện nay, Trung Quốc chỉ thừa nhận tính
hợp pháp của hoạt động này nhưng có những quy định rất chặt chẽ như:
- Bắt buộc doanh nghiệp phải có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
- Không được tập trung quá đông người làm mất trật tự an ninh xã hội.
- Sản phẩm phải bán đến tận tay người tiêu dùng.
- Sản phẩm dinh dưỡng phải được Bộ Y Tế cấp giấy phép.

22


Điều 2 Quy định về quản lý bán hàng hình tháp của Trung Quốc 2007.

20


- Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình bán đến tay
người tiêu dùng, nếu người tiêu dùng bị ảnh hưởng đến sức khỏe theo giám định của
cơ quan thẩm định mà do sản phẩm gây nên.
- Không được buộc người tham gia phải mua một lượng hàng hóa q nhiều
mà người bình thường trong một thời gian ngắn không thể bán được…
Theo pháp luật Canada thì vấn đề kinh doanh đa cấp được ghi nhận tại điều 55
Luật Cạnh Tranh năm 1933 dưới hình thức là quy định cấm mơ hình tháp ảo. Cụ thể
hơn thì Pháp luật Canada nhìn nhận mơ hình tháp ảo dưới góc độ là hành vi cạnh
tranh khơng lành mạnh và đưa ra dấu hiệu để phân biệt kinh doanh đa cấp chân chính
và kinh doanh đa cấp bất chính dựa vào cách thức kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, mục đích của kinh doanh đa cấp bất chính là lấy tiền của người tham gia và
dùng người tham gia để tuyển dụng những người dễ lừa gạt khác, trong khi đó mục
đích của kinh doanh đa cấp chân chính là bán hàng, tiêu thụ sản phẩm theo nguyên
tắc là càng nhiều người tham gia mạng lưới phân phối, càng có nhiều hành hóa được
bán cho người tiêu dùng. Pháp luật Canada quy định biện pháp chế tài cho những
người thành lập hoặc tham gia mơ hình kinh doanh đa cấp bất chính có thể là bị phạp
tiền đến 200.000 đô-la Canada hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm hoặc cả hai hình phạt
trên.
Ở Pháp, những quy định chống mơ hình tháp ảo được quy định cụ thể trong bộ
luật tiêu dùng của Pháp, ví dụ như doanh nghiệp phải mua lại sản phẩm đã bán cho
người tham gia theo những điều kiện trong hợp đồng tham gia; cấm doanh nghiệp
yêu cầu người tham gia muốn nhận hoa hồng, tiền thưởng thì phải giới thiệu được
người mới tham gia; doanh nghiệp không được buộc người tham gia phải nộp bất kì
một khoản tiền nào dưới danh nghĩa “tiền đầu tư”; người tham gia có thể nhận được

tiền hoa hồng từ việc giới thiệu người mới tham gia với điều kiện khơng phải trả bất
kì một khoản phí nào cho doanh nghiệp để có quyền đó…
Năm 1973, Singapore ban hành Luật chống mơ hình tháp ảo nhằm bảo vệ
người tiêu dùng trước mơ hình tháp ảo. Nội dung cơ bản của đạo luật là đưa ra khái
niệm để nhận biết mơ hình tháp ảo và quy định biện pháp xử lý đối với các tổ chức,
cá nhân thành lập hoặc tham gia mơ hình tháp ảo. Theo pháp luật Singapore, mơ hình
tháp ảo có ba đặc điểm cơ bản là:
- Doanh nghiệp thổi phồng về việc kiếm tiền rất dễ trong một khoảng thời gian ngắn
và cách để đạt được điều đó là tuyển người tham gia mạng lưới.
- Giá cả sản phẩm được mua từ doanh nghiệp không ở mức giá mà người ta sẽ mua
trong điều kiện bình thường.

21


- Người tham gia bị yêu cầu phải đầu tư tiền vào hệ thống cho dù dưới hình thức mua
hàng hay đóng phí tham gia.
Pháp luật Singapore cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể để một doanh nghiệp tiến
hành kinh doanh đa cấp hợp pháp như không được yêu cầu người tham gia phải đóng
bất kỳ khoản tiền nào hoặc phải mua bất cứ hàng hóa gì để tham gia mạng lưới;
doanh nghiệp khơng được trình bày về việc tham gia mạng lưới của mình như một cơ
hội làm giàu nhanh chóng; khơng được lừa dối, ép buộc người tham gia vào mạng
lưới…Bất kỳ người nào thành lập hoặc tham gia kinh doanh đa cấp bất chính đều có
thể bị tòa án xử phạt với mức tối đa là 200.000 đô-la Singapore hoặc 5 năm tù giam
hoặc cả hai hình phạt.
Đối với pháp luật của Đài Loan, hành vi kinh doanh đa cấp bất chính thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật Cạnh Tranh lành mạnh, ngoài các quy định của Luật này, họ còn
ban hành quy chế hướng dẫn quản lý vấn đề này, theo đó một doanh nghiệp muốn
kinh doanh đa cấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý về tổ chức, kế hoạch bán hàng,
công thức tính tốn, điều hành…23

Đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay đều ban hành những văn bản pháp luật có
giá trị hiệu lực cao để điều chỉnh kinh doanh đa cấp như Luật về kinh doanh đa cấp
1990 của Anh, Luật cạnh tranh 1993 của Canada, Đạo luật bán hàng trực tiếp và kinh
doanh trực tiếp 2002 của Thái Lan, Luật bán hàng tận cửa của Hàn Quốc 1999…
Như vậy, pháp luật của các nước trên hầu hết đều đưa ra các dấu hiệu nhận biết của
kinh doanh đa cấp bất chính, họ khơng tập trung nhiều vào hoạt động kinh doanh đa
cấp chân chính mà tập trung làm rõ những đặc điểm của kinh doanh đa cấp bất chính
để giúp mọi người nhận biết được và tự bảo vệ mình trước mơ hình lừa đảo này. Đây
là nguồn tham khảo quan trọng giúp chúng ta xây dựng tốt pháp luật về kinh doanh
đa cấp nói chung và chống hành vi kinh doanh đa cấp bất chính nói riêng.
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chống hành vi kinh doanh đa cấp bất
chính:
Khi trình bày về thực trạng pháp luật chống kinh doanh đa cấp bất chính, tác giả sử
dụng thuật ngữ “bán hàng đa cấp” cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp ở nước ta bao
gồm các văn bản sau:
- Luật Cạnh Tranh 2004;

23

Http: // www.mail.saigon.com/piper/vnbiz/1997-january/000297.htlm

22


×