Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của hoa kỳ tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hành xuất khẩu thủy sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.74 MB, 114 trang )

NGUYỄN VĂN TUẤN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN TUẤN

LUẬN VĂN CAO HỌC

RÀ SỐT HÀNH CHÍNH
TRONG CƠ CHẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
HOA KỲ: TÌM HIỂU TỪ CÁC VỤ KIỆN
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NĂM 2015

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN TUẤN

RÀ SỐT HÀNH CHÍNH
TRONG CƠ CHẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
HOA KỲ: TÌM HIỂU TỪ CÁC VỤ KIỆN CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN


VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THĂNG LONG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng mình. Các nội
dung được đề cập và trình bày trong luận văn là kết quả của quá trình Tác giả
nỗ lực lao động, nghiên cứu cùng với sự định hướng và hỗ trợ của Giảng viên
hướng dẫn. Tác giả cam kết danh dự không sao chép bất kỳ ý tưởng nào của
các Nhà khoa học khác, nếu sai trái xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Văn Tuấn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AB

: Cơ quan phúc thẩm

ADA


: Hiệp định chống bán phá giá

AFA

: Quyền áp dụng thông tin bất lợi sẵn có

A – to – A

: So sánh trung bình với trung bình

A – to – T

: So sánh trung bình với giao dịch

CAFC

: Tịa phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ

CBP

: Hải quan và biên phòng Hoa Kỳ

CDR

: Tiền ký quỹ hay đặt cọc

CEP

: Giá xuất khẩu được tính tốn


CFA

: Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ

CFR

: Bộ các quy định liên bang Hoa Kỳ

DOC

: Bộ thương mại Hoa Kỳ

EP

: Giá xuất khẩu

EU

: Liên minh châu Âu

GATT 1994

: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1994

GATT 1947

: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1947

ITA


: Cơ quan quản lý thương mại quốc tế thuộc DOC
ITC : Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ

LCBPG

: Luật chống bán phá giá

ME

: Nền kinh tế thị trường


NME
POR

: Nền kinh tế phi thị trường
: Kỳ rà soát hành chính chống bán phá giá

RSHC

: Rà sốt hành chính chống bán phá giá

QĐSB

: Quyết định sơ bộ

SRP
URAA


: Tỷ lệ phá giá đơn nhất giả định
: Luật về các hiệp định vịng đàm phán Uruguay

USD

: Đơ la Mỹ

USTR

: Đại diện thương mại Hoa Kỳ

VASEP

: Hiệp Hội chế biến và xuất khảu thủy sản Việt Nam

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Phụ lục I: Bảng tóm tắt quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Phụ lục II: Bảng tóm tắt quy trình ra sốt hành chính chống bán phá giá của
Hoa Kỳ.
Phụ lục III: Bảng thống kê các đợt ra sốt hành chính chống bán phá giá sản
phẩm Phile cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đến cuối năm
2014.
Phụ lục IV: Bảng thống kê các đợt ra sốt hành chính chống bán phá giá sản
phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đến cuối
năm 2014.



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ RÀ SỐT
HÀNH CHÍNH TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
HOA KỲ ............................................................................................................ 9
1.1. Một số quy định cơ bản của Hoa Kỳ về bán phá giá và quy trình chống bán
phá giá ......................................................................................................................... 9
1.1.1. Bán phá giá ........................................................................................................ 9
1.1.2. Sơ lược về quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ ....................................... 11
1.1.3. Thu thuế chống bán phá giá, biện pháp chống bán phá giá chủ yếu của Hoa
Kỳ ................................................................................................................................ 17
1.2. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về Rà sốt hành chính chống bán phá giá 19
1.2.1. Khái niệm “rà soát hành chính” ....................................................................... 20
1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của rà sốt hành chính .................................................... 21
1.2.3. Trình tự thủ tục tiến hành rà sốt hành chính chống bán phá giá.................... 24
1.2.4. Một số điểm khác biệt giữa “Rà sốt hành chính” và “Điều tra chống bán phá
giá” ........................................................................................................................................ 27
1.3. Một số vụ kiện tại WTO liên quan đến việc Hoa Kỳ tiến hành rà sốt hành
chính chống bán phá giá ........................................................................................... 31
1.3.1. Vụ kiện Hoa Kỳ- rà sốt hành chính chống bán phá giá và một số biện pháp
liên quan đến sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Brazil (DS382) .............................. 33
1.3.2. Trung Quốc kiện Hoa Kỳ tại WTO liên quan rà sốt hành chính chống bán
phá giá. ...................................................................................................................... 45

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH RÀ SOÁT HÀNH


CHÍNH TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ

DỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM VÀ
ĐỀ XUẤT. ........................................................................................................ 53
2.1. Một số vấn đề pháp lý chủ yếu DOC áp dụng trong rà soát hành chính
chống bán phá giá đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam .............. 54
2.1.1. Áp dụng quy chế đối xử với nền kinh tế phi thị trường trong rà sốt hành
chính chống bán phá giá ............................................................................................. 54
2.1.2. Về áp dụng phương pháp Zeroing để tính tốn biên độ phá giá trong rà sốt
hành chính ................................................................................................................... 70
2.2. Một số đề xuất nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thủy
sản Việt Nam trong các kỳ rà sốt hành chính chống bán phá giá của Hoa Kỳ .... 85
2.2.1. Một số nhận xét và dự báo ................................................................................ 85
2.2.2. Một số đề xuất ................................................................................................... 87

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (12/7/1995), quan
hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến triển vượt bật. Ngày
13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ được ký kết mở ra chương mới
trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới WTO ngày 11/1/2007 tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập thương mại
mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang (từ 24-26/7/2013) hai nước tuyên bố nâng quan hệ lên Đối
tác toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn về nhiều mặt trong đó có hợp tác

về thương mại. Hiện tại Việt Nam cũng đang đàm phán với Hoa Kỳ và 10 nước
khác (Brunei, Nhật bản, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Chile, Canada,
Peru, Mexico) để đi đến ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, Hiệp
định tự do thương mại của một thị trường gần 800 triệu dân và chiếm khoảng
1/3GDP toàn cầu.
Thực hiện chủ trương của Đảng về “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập
với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu”1, tận dụng các cơ chế, chính
sách thuận lợi của nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã không
ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Số liệu thống kê của Hải quan
Việt Nam từ năm 2012 đến nay cho thấy, Hoa Kỳ ln là thị trường xuất khẩu hàng
đầu của hàng hóa Việt Nam2. Chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã
xuất khẩu sang Hoa Kỳ với tổng kim ngạch 16 tỷ USD với mức tăng trưởng 24% và

1

Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại

hội lần thứ VIII năm 1996, nguồn: .
2

Nguồn: cập nhật ngày 14/1/2015.


2

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.3
Tuy nhiên, xu thế hội nhập cũng buộc hoàng hóa Việt Nam đối mặt với
những hình thức bảo hộ tinh vi ở các thị trường nhập khẩu trong đó có Hoa Kỳ. Văn
kiện đại hội XI của Đảng năm 2011, trong phần Dự báo tình hình thế giới và trong
nước những năm sắp tới nhận định:

Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng
vẫn cịn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều
hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh
mẽ ở các nước….4
Hiện vấn đề điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đang ngày càng được
các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ sử dụng như một công cụ hữu hiệu để hạn chế
hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Đối với điều tra chống bán phá giá, tính đến tháng
9/2014, Hoa Kỳ đã tiến hành 11 vụ điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm
nhập khẩu từ Việt Nam. Sớm nhất là vụ điều tra chống bán phá giá sản phẩm cá da
trơn nhập khẩu từ Việt Nam (ngày 31/1/2003) và gần đây nhất là điều tra chống bán
phá giá sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam (ngày 19/6/2014).5 Có thể nói,
Hoa Kỳ đang tiếp tục sử dụng các quy định về chống bán phá giá vốn gây nhiều
tranh cãi để bảo hộ nền sản xuất trong nước, áp đặt tiêu chuẩn và quy trình sản xuất
của Hoa Kỳ sang các nước có nhu cầu xuất khẩu vào thị trường này (như Việt Nam)
qua đó tận dụng sự khơng tương thích với nền sản xuất của Hoa Kỳ của các nền
kinh tế khác để hạn chế nhập khẩu.
3

Nguồn: cập

nhật ngày 2/3/2015.
4

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản

Việt Nam, phần III, mục 3, nguồn: .
5

Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam-VCCI (2014), Thống kê các vụ điều tra chống bán


phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tạ thị trường nước ngoài đến hết tháng 9/2014; nguồn
.


3

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang
Hoa Kỳ6, tuy nhiên đây cũng là mặt hàng của Việt Nam sớm bị các doanh nghiệp
thủy sản nội địa của Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá nhất. Cuối năm 2002 đầu năm
2003, căn cứ vào đơn kiện của Hiệp hội các chủ trại cá Nheo Hoa Kỳ (CFA), các cơ
quan hữu quan của nước này đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản
phẩm cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam. Đến ngày 23/6/2003 Hoa Kỳ đã ra quyết
định áp thuế từ 36,84%-63,88% đối với mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam vào
Hoa Kỳ. Ngày 31/12/2003 Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành điều tra chống bán phá giá đối
với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam và đến ngày
8/12/2004 đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 4,13%-25,76% đối với mặt
hàng xuất khẩu này của Việt Nam vào Hoa Kỳ.7 Mặc dù đã có quyết định cuối cùng
về áp thuế chống bán phá giá, tuy nhiên mức thuế trên vẫn có thể được thay đổi
hàng năm do luật pháp của Hoa Kỳ cho phép các bên được quyền yêu cầu các cơ
quan hữu quan của Hoa Kỳ tiến hành xem xét lại mức thuế này (thơng qua thủ tục
rà sốt hành chính (RSHC)) và áp một mức thuế cụ thể hàng năm. Tính đến hết năm
2014, Hoa Kỳ đã tiến hành xong 09 đợt rà sốt hành chính đối với quyết định áp
thuế chống bán phá giá mặt hàng cá da trơn và 08 đợt rà sốt hành chính đối với
quyết định áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt
Nam và vẫn đang tiếp tục tiến hành các đợt rà sốt hành chính tiếp theo đối với 2
mặt hàng này.8

6

Trong 11 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,6 tỷ USD tăng


16,2% so với cùng kỳ, xem thêm tại:
/>vn cập nhật ngày 3/3/2015.
7

Nguồn:

cập nhật ngày 12/12/2014.
8

Nguồn: cập nhật ngày

02/2/2015.


4

Là một bộ phận trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, các quy định
liên quan đến quy trình Rà sốt hành chính (Administrative reviews) và thực tiễn áp
dụng các quy định này có ý nghĩa rất quan trọng đến các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam do các quyết định Rà sốt hành chính sẽ xác định mức thuế chống bán
phá giá cụ thể, cuối cùng mà Hải quan Hoa Kỳ áp thuế đối với hàng hóa đã được
xác định là có bán phá giá của Việt Nam trong giai đoạn điều tra trước đó. Gần đây
nhất, các quyết định của DOC trong kỳ POR9 đối với mặt hàng phile cá tra, POR8
đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ đã gây nhiều tranh cãi. Hiệp Hội chế biến và xuất khảu thủy sản Việt Nam
(VASEP) đã lên tiếng phản đối quyết định này. Các vấn đề như việc tính biên độ
phá giá, chọn quốc gia thay thế, phương pháp Zeroing...của Hoa Kỳ trong các đợt rà
soát hành chính đang làm các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam rất bị động và bất
ngờ trước mỗi quyết định rà sốt hành chính. Nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề này tác

giả chọn đề tài: “Rà sốt hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của Hoa Kỳ:
tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam” làm
Luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ là đề tài được rất nhiều cá nhân, tổ
chức ở Việt Nam nghiên cứu và đã có rất nhiều cơng trình, sách chun khảo, kỷ yếu
hội thảo, bài viết… liên quan đến vấn đề này. Ví dụ như: Sổ tay luật thương mại chủ
yếu của Hoa Kỳ (nhà Xuất bản chính trị quốc gia, tháng 6/1995); Bán phá giá và biện
pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu (tác giả Đoàn Văn Trường, nhà xuất bản
thống kê 1998); Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU với thực trạng các
doanh nghiệp Việt Nam bị khởi kiện bán phá giá (tác giả: Dương Nguyệt Nga, đăng
trên Tạp chí kinh tế và phát triển, 2002); Tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá
giá (anti-dumping) của Mỹ (tác giả Đỗ Tuyết Khanh đăng trên Tạp chí Thời đại mới,
số 1-tháng 3/2004); Hội thảo về pháp luật chống bán phá giá Hoa Kỳ và EU năm


5

2003 do Bộ Thương mại tổ chức; Hỏi đáp pháp luật về chống bán phá giá WTO-Hoa
Kỳ-EU của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát hành năm 2009; Pháp
luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và tác động đối với Việt Nam (tác giả Lê Thị Ánh
Nguyệt, nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh năm 2009); Luận án tiến sĩ:
Thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối
với Việt Nam, tác giả Vũ Thị Phương Lan, Đại học luật Hà Nội năm 2012… Tuy
nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung giới thiệu tổng quan về chống bán phá giá
trong thương mại quốc tế, các quy định và thực tiễn tiến hành điều tra chống bán
phá giá của các nước trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ, so sánh pháp luật chống bán
phá giá của Hoa Kỳ với EU và với các Hiệp định của tổ chức WTO, phân tích một
hoặc một số vụ viêc, đưa ra các giải pháp để tránh các vụ kiện chống bán phá giá tại
Hoa Kỳ. Trong các nghiên cứu này, rà sốt hành chính được đề cập rất sơ lượt, chưa

được quan tâm nghiên cứu một cách thích đáng và có hệ thống.
Trong khả năng hiểu biết và nghiên cứu của mình, liên quan đến các tài liệu
bằng tiếng Anh tác giải được biết có một số cơng trình nghiên cứu có đề cập Rà
sốt hành chính chống bán phá giá của Hoa Kỳ, đáng chú ý như: U.S antidumping
Administrative reviews”, tác giả James Devault (1996) đăng trên The International
Trade Journal Vol.10; Dynamic Pricing in the Presence of Antidumping Policy:
Theory and Evidence (2001) của 2 tác giả Bruce A.Blonigen (University of Oregon
and NBER) và Jee-Hyeong Park (Wayne State University); Political Economy of
Discrection at the International Trade Administration, tác giả Sydney Gourlay và
Kara M. Reynolds, trường American University; Antidumping Duties – The
Administrative Process – Unrelated Importer & Producer của RIGGLE &
CRAVEN… Các nghiên cứu này đề cập rất khái quát về các quy định và việc áp dụng
cơ chế rà sốt hành chính của Hoa Kỳ cũng như tiếp cận chủ yếu ở khía cạnh chính trị
và kinh tế.
Qua nghiên cứu của tác giả và trao đổi với các chuyên gia của Bộ Công thương,


6

Bộ Tư pháp và VASEP, được biết hiện vẫn chưa có cơng trình nào đề cập một cách
tổng thể và có hệ thống các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về vấn đề này cũng như
việc các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ áp dụng trên thực tế. Nhất là, các nghiên
cứu về chống bán phá giá vẫn chưa xem xét thực tiễn áp dụng các quy định về Rà
sốt hành chính trong các vụ việc áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với các
sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, một quốc gia được các cơ quan hữu
quan Hoa Kỳ trong các vụ kiện chống bán phá giá đối xử với tư cách là một quốc
gia có nền kinh tế phi thị trường (NME).
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu các quy định pháp lý được đề cập trong các văn
bản pháp luật và các văn bản có liên quan khác của Hoa Kỳ, luận văn cung cấp tổng

quan về chế định Rà sốt hành chính trong pháp luật Chống bán phá giá của Hoa
Kỳ, trong đó bao gồm các vấn đề khái niệm, mục đích, ý nghĩa đến trình tự thủ tục
tiến hành rà sốt hành chính chống bán phá giá, làm rõ một số khác biệt cơ bản giữa
rà sốt hành chính với điều tra chống bán phá giá. Bên cạnh đó, thơng qua việc
nghiên cứu một số vụ kiện tại WTO, luận văn so sánh, làm rõ một số điểm không
tương đồng trong các quy định về rà sốt hành chính chống bán phá giá của Hoa Kỳ
với các quy định của WTO có liên quan.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quyết đinh Rà sốt hành chính chống
bán phá giá của Bộ thương mại Mỹ đối với sản phẩm tôm, phile cá tra, cá basa của
Việt Nam, các vụ kiện liên quan đến vấn đề này tại các tòa án của Hoa Kỳ và cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO, luận văn làm rõ một số vấn đề pháp lý gây
tranh cãi thường gặp mà Hoa Kỳ áp dụng trong tiến hành Rà sốt hành chính đối
với mặt hàng thủy sản Việt Nam. Từ đó, luận văn đưa ra một số đánh giá, dự báo và
giải pháp kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan Việt Nam và nhất là đối với các
doanh nghiệp thủy sản, VASEP nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào
thị trường Hoa Kỳ nói chung.


7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định luật thành văn bản và việc áp
dụng trên thực tiễn của chế định rà sốt hành chính trong pháp luật chống bán phá
giá của Hoa Kỳ, trong đó chủ yếu tiếp cận từ việc Hoa Kỳ áp dụng các quy định
liên quan đến vấn đề này đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tính
đến cuối năm 20149. Do chế định rà sốt hành chính là một bộ phận của pháp luật
chống bán phá giá của Hoa Kỳ nên luận văn cũng tiếp cận một cách tổng quát các
quy định chung của pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, do Việt
Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của WTO, luận văn cũng nghiên cứu một cách có
chọn lọc một số vụ kiện liên quan đến vấn đề này tại WTO nhằm làm rõ thêm sự

khác biệt hoặc mâu thuẫn của các quy định và việc áp dụng rà sốt hành chính
chống bán phá giá của Hoa Kỳ so với các quy định của WTO mà Hoa Kỳ là một
thành viên ký kết tham gia. Ngoài ra, một số sách báo, bài nghiên cứu, ý kiến bình
luận của các chuyên gia liên quan đến vấn đề này cũng được tác giả nghiên cứu đề
cập trong luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu và thực hiện bằng sự vận dụng quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac Lenin trong tiếp cận, nghiên cứu
và nhận xét vấn đề. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả ln qn triệt
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, coi
đây là nền tảng để định hướng và xây dựng các lập luận đánh giá cũng như đưa ra
các đề xuất của luận văn. Để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, luận văn được viết
dựa trên việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh, và tư duy
logic. Các vấn đề được tiếp cận trên cơ sở xem xét quan điểm bảo vệ lợi ích của tất
9

Gồm các quyết định, diễn giải, lập luận của các bên trong 08 kỳ rà sốt hành chính đối với vụ Tơm

và 09 kỳ rà sốt hành chính đối với vụ Cá, một số phán quyết của các tòa án Hoa Kỳ liên quan đến
vấn đề này được các bên liên quan trích dẫn làm căn cứ lập luận.


8

cả các bên để các thông tin dữ liệu đưa vào đề tài được khách quan, khoa học. Đặc
biệt, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã tiến hành hơn 10 cuộc phỏng vấn
đại diện các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có liên quan đến vấn đề này (đại diện
VASEP, tại Tp.Hồ Chí Minh; đại diện Bộ Công thương, Bộ Tư pháp tại Hà Nội).
6. Bố cục của luận văn
Với mục đích, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu như trên, luận

văn được viết chia thành 02 chương, bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề pháp lý cơ bản về rà sốt hành chính trong cơ chế
chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng chế định rà sốt hành chính trong pháp luật
chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam
và đề xuất.


9

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ RÀ SỐT HÀNH
CHÍNH TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
Rà sốt hành chính chống bán phá giá (Antidumping Administrative
Reviews) là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ quy trình chống bán phá giá
(AntiDumping Proceeding) của Hoa Kỳ. Đây là quy trình được áp dụng nhằm ngăn
chặn và trừng phạt hành vi được Hoa Kỳ xác định là “bán phá giá” hàng hóa nhập
khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Quy trình này, cùng với chế định về rà soát hành
chống bán phá giá, được Hoa Kỳ luật hóa thành các quy định gọi chung là pháp luật
chống bán phá giá của Hoa Kỳ (The US Antidumping Law) được đề cập chủ yếu tại
Mục VII luật Thuế quan năm 1930 (Title VII of the Tariff Act of 1930). Trong đó có
quy định sự tham gia thực thi của nhiều cơ quan hữu quan như ITC, DOC, Hải quan
và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ, Đại diện thương mại Hoa Kỳ...
Là nước đồng sáng lập ra Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như
tham gia soạn thảo và đàm phán các hiệp định của WTO trong đó có điều VI Hiệp
định GATT 1994 và Hiệp định Chống bán phá giá (ADA), các quy định cơ bản của
pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ có nhiều điểm tương đồng với các quy
định của WTO về chống bán phá giá. Tuy nhiên việc áp dụng trên thực tế pháp luật
chống bán phá giá của Hoa Kỳ lại là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất tại WTO10,
trong đó có Rà sốt hành chính chống bán phá giá.
1.1. Một số quy định cơ bản của Hoa Kỳ về bán phá giá và quy trình chống bán

phá giá
1.1.1. Bán phá giá
Khái niệm bán phá giá (dumping, dumped), theo quy định của pháp luật Hoa
10

Tính đến cuối năm 2014, trong số 123 vụ kiện tại WTO với tư cách là nguyên đơn, Hoa Kỳ phải

đối mặt với 48 vụ liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá của mình. Hoa Kỳ cũng là nước bị
kiện nhiều nhất (48/107 vụ) liên quan đến Hiệp định ADA. Vụ kiện mới nhất là DS488 do Hàn Quốc
khởi xướng ngày 22/12/2014.


10

Kỳ là hành vi bán (hoặc tương tự như bán) hàng hóa thấp hơn giá trị cơng bằng (fair
value)11. Cũng theo quy định này, khái niệm giá trị công bằng hay cịn gọi là giá trị
thơng thường12 được hiểu có thể là giá của chính hàng hóa đó hoặc là giá của sản
phẩm tương tự tại thị trường so sánh. Trong một số hồn cảnh nhất định, giá trị
thơng thường là giá trị mà các cơ quan hữu quan tự tính tốn bao gồm chi phí sản
xuất cộng với một khoản lợi nhuận hợp lý.
Thuật ngữ và nội hàm của khái niệm “bán phá giá” được quy định trong
pháp luật Hoa Kỳ cũng tương tự với khái niệm “bán phá giá” được quy định tại
điều VI:1 Hiệp định GATT 1994 của WTO. Theo đó, “bán phá giá” là hành vi “bán
sản phẩm ra thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn giá trị thông thường”.
Cũng tại điều luật này, WTO quy định “giá trị thông thường” là: giá trong nước
(nước xuất khẩu) có thể so sánh được của sản phẩm tương tự trong điều kiện thương
mại thông thường. Nếu khơng có giá trong nước thì “giá trị thơng thường” được xác
định là: giá cao nhất có thể so sánh được của sản phẩm tương tự xuất vào thị trường
nước thứ ba trong điều kiện thương mại thông thường hoặc giá được tính bằng chi
phí sản xuất ra sản phẩm đó tại nước xuất khẩu cộng với một số chi phí bán hàng và

lợi nhuận hợp lý. Chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá bán tại thị trường xuất
khẩu (ở đây là Hoa Kỳ) gọi là biên độ phá giá13.
Pháp luật Hoa Kỳ cũng coi bán phá giá là hành vi của chủ thể là các doanh
nghiệp nước ngồi thơng qua các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại lành mạnh. Tùy tính chất mức độ của

11

U.S.C §1677(34).

12

CFR 351.102.(b). (22). Thuật ngữ “giá trị công bằng” được thay thế bằng “giá trị thông thường”

tại bộ luật về các Hiệp định của vịng đàm phán Uruquay 1994-URAA 1994 có hiệu lực ngày
1/1/1995.
13

The US Antidumping Manual (2009), Chương 1, tr. 3.


11

hành vi bán phá giá, cụ thể là tùy thuộc vào biên độ phá giá14 được các cơ quan hữu
quan Hoa Kỳ điều tra tính tốn mà Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chống lại hành vi
bán phá giá theo 2 hướng, áp dụng thu thuế chống bán phá giá dưới dạng thuế nhập
khẩu bổ sung hoặc các cam kết về giá và đặt cọc15.
Đáng lưu ý là, pháp luật Hoa Kỳ cho phép nếu hàng hóa nhập khẩu từ các
nước có nền kinh tế phi thị trường (NME), các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ được
chọn giá của hàng hóa tương tự ở quốc gia thay thế (surrogate country) là giá trị

thông thường16.
1.1.2. Sơ lược về quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Nhằm đảm bảo công bằng, trừng phạt sự tiếp diễn các hành vi bán phá giá
của doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Hoa Kỳ, theo quy định của pháp luật
chống bán phá giá, các cơ quan hữu quan của Hoa kỳ sẽ tiến hành các thủ tục để áp
đặt các biện pháp chống bán phá giá trong đó có biện pháp thu một khoản thuế nhập
khẩu đặc biệt với mặt hàng bán phá giá xuất khẩu và thị trường Hoa Kỳ, còn gọi là
thuế chống bán phá giá, để bù lại những thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra.
Quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ được luật hóa trong nhiều văn bản
luật17, trong đó chủ yếu được đề cập tại Luật Thuế quan 1930 (được tập hợp trong
Chương IV, Quyển 19 Bộ luật Hoa Kỳ-U.S.C) và Quyển 19 Bộ quy định Liên bang
- C.F.R. Bên cạnh đó, các án lệ do Tòa án thương mại quốc tế Hoa Kỳ tuyên trong
các vụ xét xử về chống bán phá giá cũng được ghi nhận như là một hình thức quy
định pháp lý có thể được áp dụng, tuy nhiên đóng góp của các án lệ này vào các quy

14

Hoa Kỳ không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hành vi bán phá giá ở biên độ phá giá

dưới 2% được DOC tính tốn trong giai đoạn điều tra và 0,5% trong giai đoạn Rà soát hành chính.
15

Lê Thị Ánh Nguyệt (2009), Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và tác động đối với Việt

Nam, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 50-52.
16

U.S.C. § 1677b(c)(2).

17


Lê Thị Ánh Nguyệt, tlđd 15, tr. 16 - 27.


12

định nội dung trong pháp luật Hoa Kỳ là khá hạn chế18.
Pháp luật Hoa Kỳ giao cho 2 cơ quan là Bộ thương mại (DOC) và Ủy ban
thương mại quốc tế (ITC) của nước này chịu trách nhiệm trong điều tra, ra các
quyết định về chống bán phá giá (bao gồm cả mức thuế chống bán phá giá). Hải
quan và Biên phòng Hoa Kỳ-CBP (US Custom and Boder Protection) thuộc Bộ An
ninh Nội địa Hoa Kỳ-DHS có trách nhiệm thực thi các quyết định chống bán phá
giá, còn Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) được giao trách nhiệm đại diện cho
Hoa Kỳ trong các vụ tranh chấp tại WTO, trong đó có các vụ tranh chấp liên quan
đến các quyết định chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Cũng cần khẳng định thêm,
trong pháp luật Hoa Kỳ, vụ kiện chống bán phá giá là vụ kiện mang tính chất hành
chính19 và Tịa án thương mại quốc tế Hoa Kỳ-CIT được trao thẩm quyền giải
quyết các khiếu kiện đối với các quyết định chống bán phá giá, các bên có quyền
khiếu nại phán quyết của CIT lên Tịa phúc thẩm-CAFC.
Nhìn một cách tổng thể, trong quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ gánh
nặng công việc điều tra, đưa ra các kết luận và quyết định nội dung, hình thức của
biện pháp chống bán phá giá phụ thuộc hoàn tồn vào 02 cơ quan là ITC và DOC.
Trong đó, ITC chịu trách nhiệm chính điều tra về sự “bị thiệt hại” hoặc “đe dọa gây
thiệt hại” của hành vi bán phá giá sản phẩm nhập khẩu đối với ngành công nghiệp
nội địa sản xuất sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ. DOC, mà trực tiếp và chuyên
trách là Cơ quan quản lý thương mại quốc tế (International Trade
Administration-ITA) trực thuộc DOC, chịu trách nhiệm chính điều tra về sự tồn tại
của hành vi “bán phá giá” và tính tốn biên độ phá giá để đưa ra quyết định về mức
thuế chống bán phá giá.20


18

Vũ Thị Phương Lan (2012), Pháp Luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những

vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.75.
19

Lê Thị Ánh Nguyệt, tldd 15,tr. 185.

20

U.S Trade Remedy Law, Canada Experience, Second Edition, 1985-2000, Chương I, Mục 2, tr.2.


13

Để thực thi nhiệm vụ chống bán phá giá, các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ
tập trung vào 2 cơng việc chính theo thứ tự là điều tra bán phá giá và áp dụng biện
pháp chống bán phá giá. Tùy thuộc vào kết quả điều tra (sơ bộ, hoặc cuối cùng) và
đối tượng điều tra (nước xuất khẩu có nền kinh tế thị trường hay phi thị trường) mà
Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá như: cam kết về giá (cịn gọi là
thỏa thuận đình chỉ - suspension agreement)21, hạn chế số lượng nhập khẩu hoặc thu
thuế chống bán phá giá. Đây là một quy trình được tiến hành khá chặt chẽ với sự
tham gia của các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ cũng như sự cộng tác cung cấp
chứng cứ của các bên có liên quan (các nhà sản xuất nội địa, các nhà xuất khẩu, nhà
sản xuất sản phẩm xuất khẩu).
Các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ được triển khai tùy thuộc vào
kết quả của một quy trình điều tra chống bán phá giá có thể khái quát thành 04 bước
chính22 theo trình tự như sau:
Bước 1: các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ tiếp nhận đơn kiện của “các bên

liên quan”,23 hoặc tự quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá và ra thông
báo bắt đầu điều tra. Khi tiếp nhận đơn kiện của “các bên liên quan” (đơn được nộp
đồng thời cho DOC và ITC), DOC có 20 ngày để xem xét tính hợp pháp của đơn
21

Là thoả thuận giữa DOC với chính phủ nước ngoài, trong trường hợp nước NME, hoặc với các nhà

xuất khẩu/sản xuất nước ngoài, trong trường hợp nước ME trong đó nhà sản xuất-xuất khẩu tự
nguyện cam kết tăng giá lên hoặc ngừng/hạn chế khối lượng xuất khẩu vào nước nhập khẩu. Thỏa
thuận chỉ có thể được thực hiện sau khi có kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại.
DOC có quyền chấp thuận hoặc từ chối đề nghị cam kết giá của nhà sản xuất-xuất khẩu nước ngoài.
Nếu cam kết về giá được chấp thuận thì việc điều tra đối với nhà sản xuất-xuất khẩu đó sẽ được chấm
dứt. Nói cách khác, thỏa thuận đình chỉ ngăn chặn việc áp dụng thuế chống phá giá trong thời hạn
của thỏa thuận. DOC có trách nhiệm theo dõi việc tuân thủ thỏa thuận đó. Xem thêm về Thỏa thuận
đình chỉ tại WHITE & CASE LLP YKVN (2003), Luật chống phá giá của Hoa Kỳ: ngành thủy sản Việt
Nam cần biết gì, Chương IV.
22

Xem thêm tại Phụ lục I.

23

Nhà sản xuất nội địa Hoa Kỳ sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm bị kiện; cơng đồn,

hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm tương tự sản phẩm bị kiện.


14

kiện và tư cách hợp pháp của nguyên đơn24 từ đó ra thơng báo khởi xướng điều tra

về bán phá giá. Đối với ITC, 1 tuần sau khi đơn kiện được nộp, cơ quan này ra
thông báo điều tra về thiệt hại đối với hành vi bán phá giá bị kiện.
Bước 2: ITC và DOC tiến hành điều tra sơ bộ và ra quyết định sơ bộ.
Đối với ITC, cơ quan này có 45 ngày kể từ ngày đơn kiện được nộp để tiến
hành điều tra sơ bộ và ra quyết định sơ bộ về việc liệu hành vi bán phá giá bị kiện
có gây thiệt hại cho nền sản xuất nội địa Hoa Kỳ khơng. Nếu có gây thiệt hại, các
hoạt động điều tra của ITC và DOC được tiếp tục. Nếu không gây thiệt hại, cả ITC
và DOC ngay lập tức chấm dứt các hoạt động điều tra. Đáng chú ý, đối với các đơn
kiện hành vi bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ của doanh nghiệp nhiều nước khác
nhau, ITC sẽ tính tốn thiệt hại trên cơ sở “cộng gộp” chứ khơng tính tốn riêng lẻ
cho từng quốc gia xuất khẩu25.
Đối với DOC, trong vòng thời gian 160 ngày từ ngày ra quyết định khởi
xướng điều tra bán phá giá (có thể được gia hạn thêm trong những trường hợp được
xem là “đặc biệt phức tạp”), DOC phải tiến hành xong các hoạt động điều tra sơ bộ
và ra kết luận điều tra sơ bộ trong đó kết luận (bước đầu) liệu hàng hóa nhập khẩu
có bán phá giá hay không thông qua việc thu thập các thơng tin chứng cứ ban đầu
để tính tốn biên độ phá giá. Kết luận này không ảnh hưởng đến tiến trình điều tra
tiếp theo nhưng sẽ làm phát sinh nghĩa vụ đối với các bị đơn nếu biên độ phá giá
được DOC kết luận từ 2% trở lên. Theo đó, Hải quan Hoa Kỳ sẽ áp dụng “biện
pháp tạm thời” đối với bị đơn bằng cách thu thêm tiền ký quỹ bán phá giá đối với
24

Đơn kiện không chỉ đảm bảo các yêu cầu cung cấp thông tin khởi kiện như thơng tin về người khởi

kiện, hàng hóa khởi kiện, bằng chứng về việc bán phá giá… mà còn phải đảm bảo đơn kiện được các
nhà sản xuất trong nước sản xuất ra ít nhất 50% tổng sản lượng các sản phẩm tương tự có bày tỏ thái
độ (tán thành hoặc phản đối) đối với việc điều tra và các nhà sản xuất tán thành việc điều tra phải
chiếm 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự sản phẩm bị kiện.
25


Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2010), Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và

chống trợ cấp của Hoa Kỳ, Hà Nội, tr. 38.


15

các lô hàng nhập khẩu tiếp theo vào Hoa Kỳ. Nếu nguyên đơn thuyết phục được
DOC và ITC có sự tồn tại “tình hình nghiêm trọng” (crucial circumstance), thì việc
áp dụng “biện pháp tạm thời” có thể được áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu
vào Hoa Kỳ trong 90 ngày liền trước ngày công bố kết luận sơ bộ26.
Bước 3: Các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ tiến hành điều tra cuối cùng và
ra quyết định cuối cùng.
Đối với DOC, trong thời hạn 75 ngày kể từ khi ra kết luận điều tra sơ bộ (và
có thể gia hạn thêm), cơ quan này phải tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo
như: kiểm tra xác minh thêm thông tin, tổ chức nghe điều trần giữa các bên, thu
thập thêm thơng tin tài liệu, tính tốn… để ra kết luận điều tra cuối cùng. Đây là kết
luận cuối cùng về biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu. Nếu biên độ phá giá
được xác định ở mức dưới 2% thì xem như khơng đáng kể và điều tra của DOC và
ITC cùng chấm dứt. Nếu biến độ phá giá từ 2% trở lên, thì điều tra của ITC vẫn
được tiếp tục cho đến khi ITC ra kết luận cuối cùng về việc hành vi bán phá giá bị
kiện có gây thiệt hại cho nền sản xuất nội địa Hoa Kỳ hay khơng. Kể từ thời điểm
có kết luận điều tra cuối cùng, Hải quan Hoa Kỳ sẽ thu mức ký quỹ các lô hàng
nhập khẩu tiếp theo tương ứng với biên độ phá giá được đề cập trong kết luận điều
tra cuối cùng.
Đối với ITC, tùy thuộc vào thời điểm DOC ra kết luận điều tra sơ bộ và nội
dung của quyết định này cũng như thời điểm DOC ra kết luận điều tra cuối cùng mà
ITC có thời gian từ 45 đến 75 ngày27 để ra kết luận cuối cùng về việc có hay khơng
thiệt hại được gây ra bởi hành vi bán phá giá bị kiện. Từ sau khi ITC ra kết luận sơ
bộ xác định hành vi bán phá giá bị kiện có gây thiệt hại đối với nền sản xuất nội địa,

26

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tlđd 25, tr.54.

27

Nếu trong kết luận điều tra sơ bộ, DOC xác định biên độ phá giá dưới 2% nhưng trong quyết định

điều tra cuối cùng DOC xác định biên độ phá giá từ 2% trở lên thì ITC có 75 ngày kể từ ngày DOC ra
quyết định cuối cùng để ra quyết định cuối cùng. Nếu quyết định sơ bộ của DOC xác định biên độ phá
giá từ 2% trở lên, ITC chỉ có 45 ngày để ra quyết định cuối cùng.


16

ITC tiếp tục tiến hành một loạt các hoạt động điều tra tiếp theo bao gồm thu thập
đánh giá, phân tích các thơng tin về thiệt hại, nghe điều trần của các bên, bỏ
phiếu… để ra kết luận cuối cùng.
Bộ trưởng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) trong thời gian 1 tuần sau khi
ITC ra kết luận cuối cùng khẳng định có thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, trên cơ
sở kết quả điều tra bán phá giá cuối cùng sẽ đưa ra lệnh áp thuế chống bán phá giá
và đăng trên công báo liên bang. Kể thừ thời điểm này, các lô hàng nhập khẩu tiếp
theo vào Hoa Kỳ sẽ đặt cọc tiền thuế thay vì ký quỹ28.
Bước 4: các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ tiến hành các thủ tục rà soát lại
các quyết định trước đó. Đây là giai đoạn mà các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ
(DOC, ITC) tiến hành các hoạt động rà soát lại một cách tự động hoặc theo yêu cầu
của các bên về các kết luận cuối cùng của mình. Các thủ tục này bao gồm Rà sốt
hành chính: để tính tốn mức thuế chống bán phá giá cuối cùng phải thu đối với các
lơ hàng đã đóng tiền ký quỷ hay đặt cọc thuế để làm cơ sở cho Hải quan Hoa Kỳ thu
thêm hoặc hoàn trả lại cho bị đơn; rà soát chống lẫn tránh thuế: để xem xét mở rộng

phạm vi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm gần giống
hoặc các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ các quốc gia khác29, rà sốt hồng hơn:
được DOC và ITC tiến hành sau 5 năm30 kể từ ngày công bố các biện pháp chống
bán phá giá cuối cùng để xem xét có tiếp tục áp dụng lệnh chống bán phá giá thêm 5
năm nữa hay khơng. Bên cạnh đó, pháp luật Hoa Kỳ cho phép các bên có quyền
kháng kiện lên CIT lệnh áp thuế chống bán phá giá trong thời gian 30 ngày kể từ
ngày lệnh này được công bố. CIT chỉ xem xét các khía cạnh pháp lý của các quyết
28

Về định lượng, cả ký quỹ và đặt cọc thuế là như nhau, dựa trên bên độ phá giá mà DOC tính tốn

và thơng báo chính thức.
29

Năm 2008, DOC đã khởi xướng rà soát chống lẫn tránh thuế sản phẩm lị xo khơng bọc của Việt

Nam trên cơ sở điều tra gốc đối với sản phẩm này nhập khẩu từ Trung Quốc và áp mức thuế chống
bán phá giá 116,31%.
30

Do hiệu lực của lệnh chống bán phá chỉ có giá trị trong vịng 5 năm.


17

định hành chính do DOC và ITC đưa ra.
Như vậy, các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể chính thức được áp
dụng sau bước (2) nghĩa là sau khi các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ đưa ra các kết
luận điều tra sơ bộ. Bước (3) được xem là kết thúc khi DOC đưa ra “lệnh áp thuế
chống bán phá giá” (Antidumping duty order) và nó cũng kết thúc phần điều tra của

tồn bộ quy trình chống bán phá giá31. Do ở bước (4) các cơ quan hữu quan cũng
tiến hành một số hoạt động điều tra nên có thể xem giai đoạn từ bước (1) đến (3) là
giai đoạn điều tra ban đầu (original investigation) của tồn bộ quy trình bán phá giá
để phân biệt với điều tra rà sốt hành chính, điều tra rà sốt hồng hơn (sunset
review), điều tra rà sốt chống lẫn tránh thuế, điều tra rà soát các nhà xuất khẩu mới
(new shipper reviews).
1.1.3. Thu thuế chống bán phá giá, biện pháp chống bán phá giá chủ yếu của Hoa Kỳ
Thu thuế chống bán phá giá, khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu
thông thường, là biện pháp chống bán phá giá được Hoa Kỳ áp dụng rộng rãi và phổ
biến so với các biện pháp khác như Thỏa thuận đình chỉ32. Khác với phương pháp
thu thế chống bán phá giá được định cho giai đoạn tương lai33 của nhiều nước (như
Canada, Liên minh châu Âu…), Hoa Kỳ áp dụng cách thu thuế chống bán phá giá
dựa trên cơ sở hồi tố (retrospective duty assessment system)34. Pháp luật Hoa Kỳ
hiện cho phép các cơ quan chức năng thu thuế chống bán phá theo tỷ lệ bằng với

31

19 C.F.R § 351.211 (a).

32

So với số lượng lệnh áp dụng thuế chống phá giá của Hoa Kỳ, số lượng các thỏa thuận đình chỉ là

tương đối hiếm. Các thỏa thuận đình chỉ được đàm phán riêng cho từng vụ kiện cụ thể. Nguồn:
WHITE & CASE LLP YKVN, tlđd 21, tr. 5-6.
33

Thu thuế chống bán phá giá ngay sau khi có kết quả điều tra và có thể tiến hành hồn thuế nếu đủ

căn cứ và yêu cầu.

34

19 CFR § 351.213 (a).


×