Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại 2005 với hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của bộ luật dân sự 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

NGÔ TÚ NGÂN
SO SÁNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO LUẬT
THƢƠNG MẠI 2005 VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
ChunngànhLuậtThƣơngMại

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

SO SÁNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
THEO LUẬT THƢƠNG MẠI 2005 VỚI HỢP ĐỒNG
MUA BÁN TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ 2005

Sinh viên thực hiện
MSSV
Khóa
Giáo viên hƣớng dẫn


:
:
:
:

NGƠ TÚ NGÂN
3220124
32
Th.s TRẦN THỊ PHƢƠNG HẠNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 7 – 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Ngô Tú Ngân là tác giả của khóa luận tốt nghiệp “So Sánh Hợp Đồng Mua
Bán Hàng Hóa Theo Luật Thương Mại 2005 Với Hợp Đồng Mua Bán Tài Sản
theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2005.” năm 2011. Tơi cam đoan khóa luận tốt
nghiệp là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham
khảo hoặc bất kỳ đối tƣợng thuộc quyền sở hữu của các tác giả khác đã đƣợc nêu rõ
trong phần trích dẫn và tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa
luận là hồn tồn trung thực. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tồn bộ nội dung và
hình thức khóa luận của bản thân.
Ngô Tú Ngân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MBHH

Mua bán hàng hóa.


MBTS

Mua bán tài sản.

BLDS

Bộ luật dân sự.

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự.

CISG

Convention of International Sale of Goods

PICC

Principles of International commercial Contracts.


MỤC LỤC
Lời nói đầu ................................................................................................................. 1
1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng MBHH theo Luật thƣơng
mại 2005 và hợp đồng MBTS theo quy định của BLDS 2005 ............................... 5
1.1Về khái niệm hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS ....................................... 5
1.2 Về đặc điểm của hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS ............................... 11
1.3 Về pháp luật điều chỉnh hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS. .................. 13
1.4 Về chủ thể của hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS .................................. 17

1.5 Về đối tƣợng của hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS .............................. 19
1.6 Về mục đích của hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS ............................... 24
1.7 Về nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng MBHH và hợp
đồng MBTS .................................................................................................... 25
1.8 Về vấn đề chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro trong hợp đồng MBHH và
hợp đồng MBTS ............................................................................................. 32
1.9 Về các chế tài và phạm vi áp dụng chế tài trong hợp đồng MBHH và hợp
đồng MBTS .................................................................................................... 35
1.10 Về vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHH và hợp đồng
MBTS .................................................................................................................. 44
2. Vai trò của việc phân biệt hợp đồng MBHH với hợp đồng MBTS trong hoạt động
thực tiễn và kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hợp MBHH và hợp
đồng MBTS........................................................................................................... 47
2.1 Mối quan hệ giữa hợp đồng MBHH và hợp đồng MBHH ........................... 47
2.2 Vai trò của việc phân biệt hợp đồng MBHH với hợp đồng MBTS trong thực
tiễn .................................................................................................................. 50
2.2.1 Vai trò của việc phân biệt hợp đồng MBHH với hợp đồng MBTS trong
hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể trong mối quan hệ
mua bán .......................................................................................................... 50
2.2.2 Vai trò của việc phân biệt hợp đồng MBHH với hợp đồng MBTS trong
hoạt động xét xử của tòa án ............................................................................ 52
2.3 Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hợp đồng MBHH và hợp
đồng MBTS .................................................................................................... 55
Kết luận .................................................................................................................... 60


PHẦN MỞ ĐẦU
SO SÁNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO LUẬT THƢƠNG
MẠI 2005 VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005.

1. Tính thực tiễn của đề tài.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển sôi động, các hoạt động mua bán diễn ra
đa dạng và sơi nổi dƣới nhiều hình thức thì vai trị của hợp đồng - một hình thức
pháp lí của quan hệ mua bán ngày càng đƣợc thể hiện là một cơng cụ quan trọng
trong q trình giúp các chủ thể trong quan hệ mua bán đạt đƣợc mục đích của
mình. Hiện nay tồn tại nhiều loại hợp đồng mà trong đó hợp đồng MBTS và hợp
đồng MBHH là hai loại hợp đồng cơ bản đƣợc các bên lựa chọn khi tham gia vào
quan hệ mua bán.
Ở Việt Nam, xét cả quá trình hình thành và phát triển thì chế định hợp đồng có
tính phân tán, tách biệt hay nói khác hơn là thừa nhận tƣ cách độc lập của hợp đồng
kinh tế bên cạnh hợp đồng dân sự. Bằng chứng cho sự tách biệt đó là sự tồn tại của
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Tuy
nhiên khi BLDS 2005 ra đời thì chế định hợp đồng trong BLDS đã trở thành nền
tảng chung nhất cho pháp luật hợp đồng, đây là sự thay đổi tiến bộ, phù hợp với
khoa học lập pháp của các nƣớc trên thế giới. Chế định hợp đồng trong BLDS sự
trở thành chế định chung nhất về pháp luật hợp đồng, còn việc các loại hợp đồng
đặc thù đƣợc điều chỉnh bởi các luật chun nghành là hồn tồn hợp lí. Và điều đó
cho thấy hợp đồng khơng chỉ chịu sự điều chỉnh của BLDS mà còn bị điều chỉnh
bởi nhiều luật khác. Sự ra đời của các loại hợp đồng đặc thù và các quy định của
pháp luật nhằm điều chỉnh các hợp đồng đặc thù để đáp ứng với sự phát triển ngày
càng nhanh chóng và đa dạng của các quan hệ trên làm cho pháp luật hợp đồng
ngày càng đƣợc mở rộng và các chủ thể khi tham gia vào quan hệ trên sẽ tìm kiếm
cho mình một loại hợp đồng phù hợp nhất. Hợp đồng MBTS và hợp đồng MBHH
có những đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt với nhau. Chúng đƣợc phân loại dựa
trên những tiêu chí nhất định. Việc làm rõ sự khác nhau giữa hai loại hợp đồng này
là một trong những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn to lớn, có nhiều tiêu chí để
phân loại hai hợp đồng trên, trong đó có tiêu chí dựa vào đối tƣợng của hợp đồng để
phân loại. Tuy nhiên, hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng MBHH theo Luật thƣơng
mại 2005 và tài sản là đối tƣợng của hợp đồng MBTS theo BLDS 2005 là tiêu chí
đặc trƣng vì đối tƣợng của hợp đồng là yếu tố chi phối chủ yếu đến quyền và nghĩa

vụ của các bên trong hợp đồng. Ngoài ra, những vấn đề cịn tồn tại xung quanh khái
niệm hàng hóa và tài sản theo pháp luật hiện hành có ảnh hƣởng nhất định đến việc
xác định và phân loại hai hợp đồng trên. Hơn nữa pháp luật cho phép một số trƣờng
hợp các chủ thể có thể chọn hợp đồng MBTS hay hợp đồng MBHH làm hình thức
pháp lí cho việc mua bán của mình. Việc chọn hợp đồng MBTS hay hợp đồng
1


MBHH làm hình thức pháp lí tạo ra những ảnh hƣởng nhất định đến quá trình giao
kết cũng nhƣ thực hiện hợp đồng và các vấn đề liên quan phát sinh, điều này sẽ làm
ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng.
Vậy làm rõ sự khác biệt và phạm vi áp dụng của hai loại hợp đồng này mang ý
nghĩa thực tiễn về mặt áp dụng pháp luật khi các bên tham gia vào quan hệ mua bán
và cả việc xác định luật áp dụng của tòa án. Việc nhận định hợp đồng đƣợc giao kết
giữa các bên có hình thức pháp lý gì có ý nghĩa trong q trình thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, việc xác định loại hợp đồng đang tranh chấp là hợp đồng MBHH hay hợp
đồng MBTS cịn có ý nghĩa trong việc xác định tranh chấp là tranh chấp dân sự hay
tranh chấp kinh doanh thƣơng mại, từ đó xác định luật áp dụng để giải quyết tranh
chấp. Điều này quyết định đến quyền lợi của các bên. Việc nhận dạng và phân biệt
hai loại hợp đồng trên có ý nghĩa trong việc bổ sung và hoàn thiện chế định hợp
đồng, một trong những vấn đề quan trọng mà cá nhân cũng nhƣ các tổ chức kinh tế
rất quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến quyền lợi của họ. Qua sự phân biệt trên
còn đánh giá đƣợc mối quan hệ giữa hai loại hợp đồng trên, đánh giá các tiêu chí
phân loại theo quy định của pháp luật là phù hợp hay chƣa, từ đó đƣa ra các kiến
nghị về việc hồn thiện các quy định pháp luật hiện có trong việc đều chỉnh các vấn
đề về hai loại hợp đồng trên và xây dựng thêm những quy định cần thiết nhằm làm
cho chế định hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS theo quy định của BLDS 2005
và Luật thƣơng mại 2005 đƣợc hoàn thiện hơn và làm cho Luật thƣơng mại và
BLDS ngày càng làm tốt hơn vai trò điều chỉnh các quan hệ mua bán trên thực tế.
Xuất phát từ những lợi ích khi nghiên cứu những vấn đềđã đƣợc phân tích, tơi chọn

đề tài “So Sánh Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Luật Thương Mại 2005
Với Hợp Đồng Mua Bán Tài Sản Theo Quy Định Của Bộ Luật Dân Sự 2005”làm
đề tài luận văn của mình. Mong rằng tính thực tiễn của đề tài sẽ đƣợc ứng dụng và
mang lại những lợi ích nhất định cho các chủ thể trong việc chọn hình thức pháp lí
cho quan hệ mua bán của mình cũng nhƣ trong hoạt động tố tụng của tịa án. Ngồi
ra, việc đánh giá các tiêu chí phân loại của pháp luật hiện hành sẽ góp phần vào việc
nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của BLDS, Luật thƣơng mại, nhất là trong
bối cảnh BLDS 2005 sắp đƣợc sửa đổi.
2. Đối tuợng nghiên cứu và phạm vụ nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS mà cụ
thể là đi nghiên cứu chế định về hợp đồng MBTS theo quy định của BLDS 2005 và
chế định hợp đồng MBHH theo quy định của Luật thƣơng mại 2005. Tìm hiểu các
vấn đề đặc trƣng mang tính bản chất của hai loại hợp đồng trên, từ các quy định về
chủ thể giao kết hợp đồng, hình thức, đối tƣợng, nội dung quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng cho đến vấn đề giải quyết tranh chấp để làm rõ các vấn đề
pháp lí xung quanh hợp đồng này, đồng thời xem xét chúng trong mối tƣơng quan

2


với nhau để phân biệt đƣợc hai loại hợp đồng này trên thực tế, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc áp dụng pháp luật.

3. Phuơng pháp nghiên cứu.
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận biện chứng của chủ
nghĩa Mác-Lênin, vận dụng các lí luận từ phƣơng pháp luận này để giải quyết các
vấn đề đang tồn tại, từ đó làm rõ nội dung nghiên cứu của đề tài.
Luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp so sánh: là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ
vấn đề mà đề tài đặt ra. So sánh hai loại hợp đồng trên trên cơ sở so sánh các

quy định pháp luật điều chỉnh chúng.
- Phƣơng pháp phân tích: Làm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề đang
nghiên cứu trên những cơ sở đánh giá việc áp dụng các quy định về hợp
đồng MBTS và hợp đồng MBHH vào thực tế.
- Ngồi ra luận văn cịn sử dụng phƣơng pháp tổng quát và sử dụng các bản
án, hợp đồng...nhằm làm cho đề tài mang tính thực tiễn cao hơn và có gia trị
chứng minh thuyết phục hơn.
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài truờng.
Vấn đề về hợp đồng MBTS cũng nhƣ hợp đồng MBHH đƣợc nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh khác nhau nhƣng ngƣời thực hiện đề tài chƣa thấy có đề tài nào
nghiên cứu so sánh hai loại hợp đồng trên mà chỉ là các đề tài nghiên cứu về từng
khía cạnh của một trong hai loại hợp đồng. Cụ thể:
- Pháp luật về hợp đồng trong thương mạiđầu tư , TS. Nguyễn Thị Dung,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Bình luận các hợp đồng thơng dụng trong pháp luật Việt Nam, TS. Nguyễn
NgọcĐiện, NXB trẻ, TP.HCM.
- Hướng dẩn pháp luật hợp đồng thương mại, ThS Đặng Văn Đƣợc, NXB lao
động – Xã hội, Hà Nội.
- Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán tài sản, Nguyễn Hồi Nam
Phƣơng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học luật TP.HCM.
- Mua bán hàng hóa- hành vi thương mại chủ yếu của thương nhân trong hoạt
động thương mại”, Nguyễn Hoàng Thiên An, Luận văn cử nhân, Đại học
luật TP.HCM.
- “Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án”, Đỗ Văn Đại, NXB
Chính Trị Quốc Gia.
Các cơng trình nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích các khía cạnh khác nhau của
hai loại hợp đồng trên, mang lại những ứng dụng nhất định vào thực tế trong lĩnh
vực hợp đồng. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chƣa đƣa ra đƣợc cách
đánh giá tổng quát về sự giống nhau và khác nhau cũng nhƣ các tiêu chí để phân
biệt hai loại hợp đồng trên. Riêng với đề tài của mình thì tác giả sẽ tập trung xem

3


xét các yếu tố cấu thành nên hai loại hợp đồng trên duới góc độ so sánh. Làm rõ các
tiêu chí phân loại hai loại hợp đồng này trên thực tế nhằm mang lại những giá trị
thực tiễn trong lĩnh vực hợp đồng. Nhất là trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng
giữa các chủ thể trong quan hệ mua bán và trong việc áp dụng pháp luật vào hoạt
động xét xử của tịa án. Từ đó đánh giá đƣợc những vƣớng mắc còn đang tồn tại để
đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn chế định hợp đồng trong pháp luật
Việt Nam.
5. Bố cục của đề tài.
Đề tài đuợc chia làm hai chuơng.

Chƣơng 1: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa Hợp đồng Mua bán
hàng hóa theo Luật thƣơng mại 2005 và Hợp đồng Mua bán tài sản theo
quy định của BLDS 2005.
Chƣơng 1 là phần so sánh về điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng
MBHH và hợp đồng MBTS. Trong chƣơng này, tác giả tập trung phân tích các yếu
tố cơ bản cấu thành nên hai loại hợp đồng trên nhƣ khái niệm, chủ thể, đối
tuợng…của hai loại hợp đồng duới góc độ so sánh hai loại hợp đồng trên với nhau
và so sánh với pháp luật nuớc ngồi nhằm có cách đánh giá toàn diện về điểm giống
nhau và khác nhau giữa hai loại hợp đồng trên.

Chƣơng 2: Vai trò của việc phân biệt Hợp đồng Mua bán hàng hóa với
Hợp đồng Mua bán tài sản trong hoạt động thực tiển và kiến nghị giải
phápnhằm hoàn thiện chế định Hợp đồng mua bán hàng hóa và Hợp đồng
mua bán tài sản
Chƣơng 2 là phần chỉ ra mối quan hệ giữa hợp đồng MBHH và hợp đồng
MBTS, ý nghĩa thực tiễn của việc phân biệt hai loại hợp đồng trên trong thực tiễn
giao kết và thực hiện hợp đồng cũng nhƣ vai trò của việc phân biệt trên trong hoạt

động áp dụng pháp luật của tịa án. Từ đó đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa
chế định hợp đồng trong pháp luật Việt nam.

4


SO SÁNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO LUẬT THƢƠNG
MẠI 2005 VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005.
Những điểm giống nhau và khác nhau giữa Hợp đồng Mua bán hàng hóa theo
Luật thƣơng mại 2005 và Hợp đồng Mua bán tài sản theo quy định của
BLDS 2005.
Mua bán là một hoạt động tồn tại từ lâu đời, từ khi năng suất lao động đƣợc cải
thiện đáng kể, của cải tăng lên làm xuất hiện sự dôi dƣ và nhu cầu trao đổi nhằm
thỏa mãn những mục đích nhất định trong đời sống. Đó là nguồn gốc sơ khai của
hoạt động mua bán ngày nay. Hành vi mua bán là hành vi khách quan của các chủ
thể dù cho trong nền kinh tế bao cấp hay kinh tế thị trƣờng. Tính tất yếu của hành vi
này tác động bởi quy luật giá trị, quy luật cung cầu... Mua bán đóng vai trị quan
trọng trong sự vận động của nền kinh tế, bắt đầu từ sản xuất qua các giai đoạn trao
đổi, lƣu thơng và kết thúc ở khâu tiêu dùng.
Dƣới góc độ kinh tế học, mua bán diễn ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
lẫn trong đời sống dân sự, mua bán giữ vai trò to lớn và chi phối đối với sự vận
động xã hội. Mua bán là hành vi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa để lấy tiền.
Điều quan trọng đƣợc đặt ra đối với quan hệ mua bán là giá trị trao đổi của đối
tƣợng phải tính đƣợc bằng tiền. Để hiểu đƣợc bản chất của hành vi mua bán, phải
xem xét hành vi này dƣới góc độ hành vi thƣơng mại phổ biến và so sánh với hành
vi khác có cùng đặc điểm tƣơng ứng nhƣ trao đổi, gia cơng...Tuy có cùng tính chất
là chuyển giao tài sản hay hàng hóa và nhận tiền hay một vật có giá trị tƣơng đƣơng
nhƣng bản chất của mỗi hành vi là khác nhau nên chúng có những đặc trƣng riêng.
Dƣới góc độ pháp lí, mua bán là hành vi nhằm thiết lập, thay đổi, chấm dứt các

quan hệ giữa các chủ thể với nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu về kinh doanh, lợi nhuận,
tiêu dùng... Mua bán là hoạt động chủ yếu diễn ra trong đời sống kinh tế cũng nhƣ
trong giao lƣu dân sự. Trong đó, MBHH là hành vi chủ yếu của thƣơng nhân trong
hoạt động thƣơng mại, còn MBTS là hoạt động của nhiều chủ thể khác nhau đáp
ứng đƣợc điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của BLDS. Do
đó, hợp đồng MBHH với vai trị là hình thức pháp lí chủ yếu của hoạt động MBHH
và Hợp đồng MBTS với vai trị là hình thức pháp lý của quan hệ MBTS có vai trị
quan trọng, là cơng cụ pháp lí hữu hiệu để bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể
tham gia vào quan hệ mua bán.
Về khái niệm Hợp đồng Mua bán hàng hóa và Hợp đồng Mua bán tài sản.
Hợp đồng là chế định có từ rất lâu đời. Thuật ngữ “hợp đồng” (contractus) có
nguồn gốc từ động từ “contrahere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “ràng buộc” và
xuất hiện đầu tiên trong Luật La mã vào khoảng thế kỉ V-IV trƣớc công nguyên.
Hợp đồng đóng vai trị là một thiết chế cơ bản của luật dân sự, là hình thức pháp lí
5


của quan hệ trao đổi hàng hóa. C. Mác đã từng nói: “Tự chúng, hàng hố khơng thể
đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với
nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí
nằm trong các vật đó.”1 Trong giao lƣu dân sự thì khơng thể khơng nói đến vai trị
của hợp đồng, nơi mà ở đó hợp đồng là nền tảng của quan hệ trao đổi, mua bán và
hợp đồng đƣợc ví: “Nếu sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm trên cơ
sở những quy định của luật hình sự thì sự an tồn và trật tự trong thế giới kinh
doanh lại phụ thuộc vào luật hợp đồng.”2 Hợp đồng ra đời gắn liền với việc trao đổi
hàng hóa để thỏa mãn những nhu cầu vật chất nhất định khi nền sản xuất có những
tiến bộ đáng kể và xuất hiện sự dơi dƣ. Hợp đồng có vai trị quan trọng, là một công
cụ nâng cao giá trị hàng hóa, làm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu. “Hợp đồng là cỗ
máy, là cơng cụ pháp lí mà qua đó nhu cầu trao đổi, giao lưu của con người được
thực thi và bảo đảm; những cam kết được thực hiện và tôn trọng cho đến khi kết

thúc, giúp cho luồng lưu thơng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người
và xã hội.”3
Khái niệm hợp đồng đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử lập pháp của nƣớc ta,
đƣợc thừa nhận và tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển từ BLDS 1995 đến BLDS
2005. Điều 388 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Qua quy định
trên cho thấy nhà nƣớc thừa nhận hợp đồng là sự thống nhất ý chí để các bên đi đến
một thỏa thuận mà thỏa thuận đó có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những
nghĩa vụ nhất định. Tuy nhiên, dựa trên nền tảng chung đó thì mổi loại hợp đồng lại
có những đặc thù riêng biệt, xuất phát từ những đặc trƣng riêng của các yếu tố cấu
thành nên quan hệ hợp đồng đó. Hợp đồng mua bán là một loại hợp đồng rất phổ
biến, là loại hợp đồng mang tính song vụ và có đền bù. Quyền và nghĩa vụ đặc
trƣng của hợp đồng mua bán là bên bán có nghĩa vụ giao đối tƣợng của hợp đồng
mua bán cho bên mua và có quyền nhận lại một khoản tiền nhƣ đã thỏa thuận. Về
phần mình thì bên mua có quyền nhận đƣợc đối tƣợng của hợp đồng và đƣợc bên
bán chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, bên mua cũng có nghĩa vụ thanh tốn cho
bên bán một khoản tiền nhƣ đã giao kết trong hợp đồng. Hợp đồng MBHH và hợp
đồng MBTS đều là loại hợp đồng có những đặc trƣng chung về quyền và nghĩa vụ
trên. Cho nên để thấy đƣợc sự tƣơng đồng hay khác biệt của các loại hợp đồng với
nhau trƣớc hết ta phải đi xem xét các khái niệm về chúng, mà vấn đề đƣợc quan tâm
ở đây là khái niệm hợp đồng MBHH và Hợp đồng MBTS.

1 C. Mác (1973), Tư bản, Nxb. Sự thật, quyển 1, tập 1, tr. 163.
2 Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà nội, tr.5.

3 Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Tư
Pháp, Hà nội, 2005, tr.6.
6



Hợp đồng mua bán hàng hóa là một chế định của Luật thƣơng mại, là sự thỏa
thuận của các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp
đồng MBHH giữa các nƣớc nhƣng xét về bản chất thì nó có sự tƣơng đồng. Theo
Luật bán và cung cấp hàng hóa của Anh thì “một hợp đồng mà bởi nó người bán
chuyển giao hoặc đồng ý chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua để
nhận lại một khoản đối ứng bằng tiền mà được gọi là giá.”4Còn Ở Việt Nam Luật
thƣơng mại 2005 khơng có quy định nào về khái niệm hợp đồng MBHH. Tuy nhiên
ta có thể dựa trên các nguyên tắc của Bộ luật dân sự và hoạt động MBHH đƣợc điều
chỉnh bởi Luật thƣơng mại 2005 để đƣa ra khái niệm hợp đồng MBHH. Theo Điều
388 BLDS 2005 thì: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Theo Luật thƣơng mại 2005
thì hoạt động “MBHH là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn, bên mua có
nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và sở hữu hàng hóa như đã thỏa
thuận.”5 Từ đó có thể rút ra khái niệm: Hợp đồng MBHH là sự thỏa thuận giữa các
chủ thể của quan hệ MBHH theo quy định của luật thƣơng mại để thực hiện hoạt
động MBHH. Cụ thể, hợp đồng MBHH là hình thức pháp lí của mối quan hệ
MBHH giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa và chuyển
dịch quyền sở hữu đối với hàng hóa đó cho bên mua và bên mua có quyền đƣợc
nhận hàng, đồng thời thanh toán tiền hàng cho bên bán nhƣ đã thỏa thuận trong hợp
đồng. Hợp đồng MBHH đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng, là cầu
nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu. Hợp đồng MBHH không chỉ là cơ
sở pháp lí cho hoạt động MBHH đƣợc diễn ra nhanh chóng trên thị trƣờng mà cịn
là cơng cụ pháp lí thực hiện quyền tự do và chủ động kinh doanh của thƣơng nhân.
Về hợp đồng MBTS thì theo quy định tại Điều 428 BLDS 2005 quy định:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận tài
sản và trả tiền cho bên bán.”
Hợp đồng MBTS vừa mang những đặc điểm chung của một hợp đồng dân sự

với nền tảng là sự tự do thỏa thuận của các bên và các nguyên tắc đặc thù trong giao
lƣu dân sự, vừa mang những đặc thù riêng của một loại hợp đồng mua bán, loại hợp
đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên có đặc trƣng là bên bán có nghĩa vụ giao tài
sản và có quyền nhận một khoản tiền, cịn bên mua có quyền nhận tài sản và có
nghĩa vụ thanh tốn. Hợp đồng MBTS là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán
nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp

4
/>5 Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005.

7


đồng để đổi lấy quyền nhận tài sản. Ngƣợc lại bên bán thực hiện các nghĩa vụ của
mình trong hợp đồng để đổi lấy quyền nhận tiền thanh toán.
Vậy qua phân tích cho thấy hợp đồng MBHH và Hợp đồng MBTS có sự giống
nhau là đều đƣợc hình thành trên nền tảng chung là sự thỏa thuận của các bên về
quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ mua bán trên cơ sở tuân theo những
nguyên tắc chung của BLDS, những nguyên tắc mang tính nền tảng trong giao lƣu
dân sự mà đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận, tôn trọng quyền tự định đoạt
của các bên, tơn trọng lợi ích nhà nƣớc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời khác.
Tuy nhiên, khi đi sâu xem xét khái niệm trên về hợp đồng MBTS ta thấy có một
vấn đề pháp lí cịn tồn tại. Để thấy rõ vấn đề này ta có thể tiến hành so sánh khái
niệm MBTS trên với khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản đƣợc quy định tại Điều
465 BLDS 2005 “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó
bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho
mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”. Và khái niệm
MBHH tại khoản 8 Điều 3 Luật thƣơng mại 2005 “Mua bán hàng hố là hoạt động
thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa

cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán,
nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” So sánh khái niệm hợp
đồng MBTS đƣợc quy định tại Điều 428 BLDS 2005 với khái niệm hợp đồng tặng
cho tài sản đƣợc quy định tại Điều 465 BLDS 2005 và khái niệm MBHH tại khoản
8 Điều 3 Luật thƣơng mại 2005 ta thấy các khái niệm trên có khác nhau về một vấn
đề pháp lí đó là nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Với khái
niệm hợp đồng MBTS thì luật chỉ quy định bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho
bên mua cịn đối với hợp đồng tặng cho tài sản thì bên bán vừa có nghĩa vụ giao tài
sản vừa có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và khái niệm MBHH
cũng bao gồm nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu. Tại sao lại có sự khác nhau đó? Phải
chăng vì Điều 428 BLDS 2005 đang nói về hợp đồng MBTS cịn Điều 465 BLDS
2005 lại nói về tặng cho tài sản và Điều 3 Luật thƣơng mại đang nói về MBHH?
Thiết nghĩ đây khơng phải là một lí do mang tính thuyết phục vì suy cho cùng thì dù
là quan hệ tặng cho hay mua bán thì tài sản phải đƣợc chuyển quyền sở hữu, dù đối
tƣợng của hợp đồng có là hàng hóa hay tài sản thì quyền sở hữu cũng cần phải đƣợc
chuyển cho bên mua theo đúng bản chất của quan hệ mua bán. Quan hệ tặng cho
khác với quan hệ mua bán ở chổ là quan hệ tặng cho khơng mang tính chất đền bù
tƣơng xứng nhƣ quan hệ mua bán, cho nên không thể nói vì tặng cho và mua bán là
khác nhau nên dẫn đến sự khác nhau trên. Hơn nữa, dù cho là chúng khác nhau
nhƣng trong quan hệ tài sản trên thì tài sản phải thuộc về bên mua theo đúng nghĩa
bên mua là chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, có thể hiểu nghĩa vụ giao tài sản mà Điều
428 BLDS 2005 đề cập đến là bao hàm cả việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên
8


mua. Nhƣng lại có ý kiến cho rằng hiểu nhƣ vậy là khơng thể đƣợc.6Lí do đƣợc đƣa
ra là Điều 463 và Điều 465 BLDS 2005 có các định nghĩa nhƣ sau: “Hợp đồng trao
đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển
quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau” và “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở

hữu cho bên được tặng cho mà khơng u cầu đền bù, cịn bên được tặng cho đồng
ý nhận.” Ta thấy với hai loại hợp đồng trên thì BLDS đã tách bạch đƣợc hai vấn đề
là giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản nhƣng tại sao với hợp đồng MBTS
thì lại khơng tách bạch. Có ngƣời lí giải là do viện dẫn định nghĩa về hợp đồng
trong pháp luật Pháp, cụ thể là Điều 1582 BLDS Pháp quy định “Hợp đồng mua
bán là sự thỏa thuận theo đó một bên có nghĩa vụ giao một vật và người kia có
nghĩa vụ trả tiền cho vật ấy.” Tuy nhiên các lí giải trên cũng khơng thật sự thuyết
phục vì nếu điều 1582 BLDS Pháp chỉ đề cập đến nghĩa vụ giao hàng mà khơng nói
đến nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu thì tại điều 1583 của bộ luật này đã quy
định rất rõ ràng điều đó “Việc mua bán được hoàn thành khi quyền sở hữu vật
đương nhiên chuyển sang cho người mua sau khi đã thỏa thuận về vật bán và giá
cả, tuy rằng vật chưa được giao và tiền chưa được trả.”7
Tuy nhiên, vấn đề đang đƣợc phân tích ở trên hầu nhƣ chỉ mang ý nghĩa về mặt
lí luận về quyền sở hữu trong khái niệm về hợp đồng MBTS chứ trên thực tế thì các
hoạt động mua bán vẫn đƣợc tiến hành theo nhƣ đúng bản chất của nó là bên bán
giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và
thanh toán cho bên bán nhƣ đã thỏa thuận. Có thể cho đó là thiếu xót của các nhà
làm luật khi đƣa ra khái niệm về hợp đồng MBTS chứ khơng phải là sự thiếu xót
trong cả chế định hợp đồng MBTS trong BLDS 2005 vì bằng chứng là trong các
quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có những quy
định liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu nhƣ:
Điều 434 BLDS 2005 quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến
việc chuyển quyền sở hữu
“Trong trường hợp khơng có thoả thuận và pháp luật khơng quy định về chi phí
vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu, thì bên bán phải
chịu chi phí về vận chuyển đến địa điểm thực hiện nghĩa vụ và chi phí liên quan đến
việc chuyển quyền sở hữu.”
Điều 436 BLDS 2005 quy định về bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với
tài sản mua:
Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua

không bị ngƣời thứ ba tranh chấp.
6
/>7
/>
9


Trong trƣờng hợp tài sản bị ngƣời thứ ba tranh chấp, thì bên bán phải đứng về
phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu ngƣời thứ ba có quyền sở hữu
một phần hoặc tồn bộ tài sản mua bán, thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng và
yêu cầu bên bán bồi thƣờng thiệt hại.
Trong trƣờng hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của
ngƣời thứ ba mà vẫn mua, thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và khơng có quyền
u cầu bồi thƣờng thiệt hại.
Từ hai quy định trên ta thấy vấn đề quyền sở hữu đối với tài sản mua bán đã
đƣợc đề cập và rõ ràng là bên bán có nghĩa vụ đảm bảo về quyền sở hữu tài sản mà
mình bán cho bên mua và cịn có nghĩa vụ trả các chi phí liên quan đến việc chuyển
quyền sở hữu. Từ đó cho thấy có thể việc khơng quy định nghĩa vụ chuyển quyền
sở hữu bên cạnh nghĩa vụ giao vật trong khái niệm về hợp đồng MBTS trong BLDS
2005 chỉ là một thiếu xót chứ khơng phải là chủ ý vì một mục đích gì khác.8Một
bằng chứng rất rõ ràng là có những quy định cụ thể về vấn đề chuyển quyền sở hữu,
mà ở đó ta thấy phần lớn nghĩa vụ liên quan đến vấn đề này là thuộc về bên bán.
Vậy từ đó ta thấy, hợp đồng MBTS là sự thỏa thuận của các bên về quyền và
nghĩa vụ của mình trong việc mua bán một loại tài sản nhất định. Theo đó, bên bán
có nghĩa vụ giao tài sản và có quyền nhận lại một khoản tiền thanh tốn, cịn bên
mua có quyền nhận tài sản và phải có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán một khoản
tiền nhƣ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này thể hiện tính chất song vụ, đền bù
của quan hệ MBTS. Đặc điểm này làm cho hợp đồng MBTS và hợp đồng tặng cho
tài sản có sự khác biệt.
Hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS đều có những quyền và nghĩa vụ cơ bản

trên cho các bên trong hợp đồng. Dù quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
MBHH và hợp đồng MBTS có thể khác nhau do nhiều yếu tố chi phối nhƣ đối
tƣợng của hợp đồng, cách thức giao hàng…nhƣng về cơ bản thì những quyền và
nghĩa vụ cơ bản là bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho bên
mua và bên mua có nghĩa vụ thanh tốn và nhận hàng. Đây là quyền và nghĩa vụ cơ
bản mà các bên luôn quan tâm đến khi giao kết hợp đồng. Từ đặc trƣng trên về
quyền và nghĩa vụ ta thấy hợp đồng MBTS và hợp đồng MBHH đều là hợp đồng
song vụ, quyền của bên này tƣơng ứng với nghĩa vụ của bên kia. Bên mua có quyền
nhận hàng nhƣng bù lại phải có nghĩa vụ thanh tốn, bên bán có nghĩa vụ giao hàng
nhƣng có quyền đƣợc bên mua thanh tốn một khoản tiền nhƣ đã thỏa thuận. Yếu tố
này còn cho thấy hợp đồng MBTS và hợp đồng MBHH là hợp đồng có đền bù. Đây
là một đặc điểm quan trọng để phân biệt hợp đồng mua bán và hợp đồng tặng cho vì
hợp đồng tặng cho là loại hợp đồng khơng mang tính đền bù. Ngồi ra, dù cho trong
khái niệm MBTS thì khơng bao hàm nghĩa vụ bên mua chuyển quyền sở hữu cho

8
/>
10


bên bán. Nhƣng đó chỉ là vấn đề mang tính lí luận. Cịn trên thực tế, các quan hệ
mua bán vẩn diễn ra theo đúng bản chất của nó dù là MBTS hay là MBHH thì nghĩa
vụ của bên bán là giao đối tƣợng của hợp đồng và chuyển quyền sở hữu cho bên
mua và bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
Về đặc điểm của Hợp đồng Mua bán hàng hóa và Hợp đồng Mua bán tài sản.
Về chủ thể của Hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS.
Hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS đƣợc hình thành giữa ít nhất hai chủ thể,
đó là bên mua và bên bán. Đây là đặc điểm mang tính chất đặc trƣng của quan hệ
hợp đồng và là điểm giống nhau về chủ thể trong hợp đồng MBHH và hợp đồng
MBTS. Ngồi điểm giống nhau trên thì tính chất của chủ thể trong hợp đồng

MBHH và hợp đồng MBTS có nhiều điểm khác nhau. Sự khác nhau này sẽ đƣợc
phân tích rõ hơn ở mục 1.4.
Về nền tảng hình thành nên quan hệ hợp đồng.
Hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS đều đƣợc hình thành trên nền tảng chung
đó là sự thỏa thuận nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm phục
vụ nhu cầu nhất định của mình. Tuy nhiên các thỏa thuận này muốn làm phát sinh
hợp đồng thì thỏa thuận trên phải làm phát sinh nghĩa vụ đặc thù của hợp đồng mua
bán là nghĩa vụ giao hàng và nghĩa vụ thanh toán. Trong đó nổi bật là có sự biểu lộ
ý chí và thống nhất ý chí của bên mua và bên bán. Nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí
của mình và khơng đƣợc bên kia chấp nhận thì khơng thể hình thành quan hệ hợp
đồng. Do đó hợp đồng chỉ hình thành trên sự thống nhất ý chí của các bên về các
vấn đề đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ phát sinh hiệu
lực khi nó phù hợp với ý chí của nhà nƣớc, có nghĩa các bên đƣợc tự do thỏa thuận
với nhau nhƣng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đó là điểm tƣơng đồng
về nền tảng hình thành hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS.
Hợp đồng MBTS và hợp đồng MBHH đều là hợp đồng song vụ.
Tính song vụ của một hợp đồng thể hiện ở cấu trúc nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng. Tính song vụ là việc cả hai bên trong hợp đồng đều có nghĩa vụ với nhau,
trong hợp đồng mua bán thì tính song vụ đƣợc thể hiện rõ nhất và tính song vụ của
hợp đồng mua bán cịn mang tính đối xung, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên
kia và ngƣợc lại. Theo đó, trong hợp đồng MBHH cũng nhƣ hợp đồng MBTS thì
bên mua có quyền nhận đƣợc đối tƣợng của hợp đồng tƣơng ứng với nghĩa vụ của
bên bán là giao đối tƣợng của hợp đồng, và ngƣợc lại bên bán có quyền nhận tiền
thanh tốn sẽ tƣơng ứng với nghĩa vụ phải thanh toán của bên mua.
Hợp đồng MBTS và hợp đồng MBHH đều là hợp đồng mang tính đền bù.
Tính chất đền bù lợi ích đƣợc coi là một trong những đặc trƣng cơ bản của quan
hệ dân sự và tính chất đền bù đó đƣợc thể hiện một cách rõ nét nhất trong chế định
hợp đồng. Hợp đồng mang tính đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên sau
khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận đƣợc những lợi ích vật chất ngƣợc
11



lại từ phía bên kia. Hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS đều mang tính chất này,
theo đó bên mua nhận đối tƣợng của hợp đồng và có nghĩa vụ thanh toán cho bên
bán một khoản tiền nhƣ đã thỏa thuận. Ngƣợc lại, để nhận đƣợc tiền thanh tốn thì
bên bán phải giao đi đối tƣợng của hợp đồng và chuyển quyền sở hữu đối tƣợng đó
cho bên mua. Cả bên bán và bên mua đều có đƣợc sự cân bằng tƣơng đối về mặt lợi
ích, một bên nhận đƣợc đối tƣợng của hợp đồng và một bên nhận đƣợc tiền thanh
toán khi giao đi đối tƣợng của hợp đồng. Hợp đồng mua bán là một loại hợp đồng
mang tính đền bù ngang giá.
Hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS có sự tƣơng đồng về mặt hình thức
“Hình thức của hợp đồng là sự thể hiện ra bên ngoài bằng một cách thức nhất
định ý chí của các bên, hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể hiện nội dung của
hợp đồng và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp
đồng phải tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng nhất định”9. Thơng qua sự thể
hiện đó có thể xác định đƣợc hợp đồng đã đƣợc giao kết hay chƣa và với nội dung
cụ thể nhƣ thế nào. Hình thức của hợp đồng đóng vai trị xác nhận các mối quan hệ
đang tồn tại, có ý nghĩa quan trọng trong q trình tố tụng. Hình thức của hợp đồng
có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 2005
và Luật thƣơng mại 2005 thì hình thức của hợp đồng trong những trƣờng hợp nhất
định có ảnh hƣởng đến hiệu lực của hợp đồng. Cụ thể:
Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể đƣợc giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể, khi pháp luật khơng quy định loại hợp đồng đó phải đƣợc giao kết
bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trƣờng hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải đƣợc thể hiện bằng
văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân
theo các quy định đó.”
BLDS 2005 quy định nhiều hình thức của hợp đồng, trong đó có một số loại hợp
đồng thì có quy định bắt buộc về mặt hình thức. Với hợp đồng mua bán một số tài

sản đặc biệt thì hợp đồng buộc phải lập thành văn bản, có cơng chứng, chứng thực.
Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá đƣợc thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
đƣợc xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải đƣợc
lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Theo điều 24 luật thƣơng mại thì hợp đồng MBHH có thể đƣợc thực hiện bằng
lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể. Ngoài ra, do sự tiến bộ của khoa học và
công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nên các hình thức nhƣ điện báo, telex,
9 Minh an (2009), Hình thức của hợp đồng kinh doanh- yếu tố không thể xem nhẹ, Nxb TP. Hồ Chí
Minh, tr 3.

12


fax,...cũng đƣợc coi là hình thức văn bản. Ngồi ra, tùy vào từng loại hàng hóa mà
pháp luật có bắt buộc hình thức của hợp đồng.
Theo Bộ nguyên tắc về hợp đồng của Unidroit (PICC) thì “khơng có một chi tiết
nào của PICC yêu cầu một hợp đồng phải được kí kết bằng văn bản hoặc phải
chứng minh có sự thỏa thuận bằng văn bản. Sự tồn tại của một hợp đồng có thể
được chứng minh bằng bất kì hình thức nào kể cả nhân chứng.”10 Tƣơng đƣơng là
Công ƣớc Viên về hợp đồng MBHH quốc tế (CISG) có quy định “hợp đồng mua
bán khơng cần phải được kí kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ bất
cứ yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể chứng minh bằng
mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng.”11 Pháp luật một số nƣớc Anh, Mỹ
khơng giới hạn hình thức của hợp đồng tuy nhiên nhằm đảm bảo cho lợi ích của nhà
nƣớc và xã hội thì có 1 số trƣờng hợp quy định về hình thức nhƣ:
Theo pháp luật Pháp, Anh, Mỹ thì họ dựa vào giá trị của hợp đồng cụ thể là đối
với các khiếu kiện tài sản lớn hơn 50 Fr, tòa án yêu cầu hợp đồng làm chứng phải
đƣợc thực hiện bằng văn bản, hay nhƣ pháp luật Anh đã đƣa ra các quy định cụ thể

đối với các loại hợp đồngbuộc phải kí kết dƣới hình thức văn bản, cịn theo pháp
luật Mỹ, hợp đồng có giá trị từ 500USD trở lên cần đƣợc thể hiện dƣới hình thức
văn bản, song điều này chỉ có ý nghĩa bắt buộc trong trƣờng hợp các bên yêu cầu
tòa án bảo vệ quyền lợi của mình (điều 2-201 UCC)12
Vậy qua phân tích hai quy định trên của BLDS 2005 và Luật thƣơng mại 2005
về hình thức của hợp đồng MBTS và hợp đồng MBHH thì ta thấy pháp luật quy
định giống nhau là cả hai loại hợp đồng trên đều có thể đƣợc thể hiện dƣới hình
thức bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể...khi nào pháp luật có quy định
về hình thức của hợp đồng thì mới bắt buộc các bên khi giao kết phải tn theo hình
thức đó. Đây là một trong những điểm giống nhau của hai loại hợp đồng trên.
Về Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng Mua bán hàng hóa và Hợp đồng Mua bán
tài sản.
Hợp đồng MBHH:
Trƣớc khi Luật thƣơng mại 1997 ra đời thì vấn đề hợp đồng MBHH chủ yếu
đƣợc thể hiện trong các nội dung của chế độ hợp đồng kinh tế.
- NĐ 04/TTg 04/01/1960 về chế độ hợp đồng kinh tế. Bản điều lệ tạm thời này đã
quy định rõ các bên tham gia hợp đồng kinh tế, trong đó bao gồm cả các giao
dịch mua bán hàng hóa là các đơn vị kinh tế cơ sở, các tổ chức xã hội chủ nghĩa
với nội dung kí kết hợp đồng nhằm thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch của nhà nƣớc.
Sau đó, với việc ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo
10 Lê Nết (1999), Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb TP.HCM, tr9.
11 Xem thêm Điều 11 CISG.
12 Lê Hồng Anh (2007), Bình luận các vấn đề mới của luật thương mại trong điều kiện hội nhập, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp số 06, tr8.

13


NĐ 54/CP ngày 10/03/1975, bản điều lệ đã khẳng định rõ nhiệm vụ kí kết hợp
đồng kinh tế, trong đó có hợp đồng MBHH.

- QĐ 735/TTg 10/04/1975 Của thủ tƣớng chính phủ ban hành kèm theo điều lệ
tạm thời về hợp đồng kinh doanh
Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986), các quan hệ hợp đồng kinh tế mà chủ
yếu là quan hệ hợp đồng MBHH đã mang những nội dung mới. NĐ 54/CP khơng
cịn phù hợp. Nhà nƣớc ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 với những quy
định tiến bộ hơn. Bên cạnh đó các quy định về MBHH hàng hóa ngoại thƣơng cũng
đƣợc quan tâm điều chỉnh, điển hình là quy định số 61299-TMDL/XNK 9/4/1992
của Bộ thƣơng mại và du lịch về việc kí kết và quản lí hợp đồng MBHH ngoại
thƣơng.
Nhìn chung trƣớc khi Luật thƣơng mại 1997 ra đời thì việc MBHH khơng đƣợc
quy định một cách riêng biệt mà chỉ đƣợc quy định chung cùng với các quy định về
hợp đồng kinh tế
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và Luật thƣơng mại 1997 là những văn bản
chủ yếu điều chỉnh quan hệ hợp đồng này trƣớc giai đoạn 2005. Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế ra đời từ những năm đầu của thời kì quá độ sang kinh tế thị trƣờng, là văn
bản điều chỉnh các vấn đề về quan hệ kinh tế một cách chung nhất trong thời kì đổi
mới. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời mang lại thành cơng về một số mặt nhƣ
quản lí nền kinh tế, tăng cƣờng hồn thiện khung pháp lí cho hoạt động kinh doanh,
tạo đà cho nền kinh tế ngày càng phát triển thì sau một thời gian áp dụng pháp lệnh
hợp đồng kinh tế ngày càng tỏ ra có nhiều bất cập trƣớc sự phát triển nhanh chóng
và đa dạng của bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng. “Những quy định bất hợp lý trong
pháp luật về hợp đồng kinh tế đã “đóng khung” các hoạt động kinh doanh vốn dĩ
hết sức mềm dẻo, linh hoạt, năng động và nhiều tính sáng tạo. Trong điều kiện mới,
pháp luật về hợp đồng kinh tế không những không tạo được sự điều chỉnh pháp lý
thuận lợi hơn cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mà cịn gây những trở ngại,
thậm chí là thiệt hại về kinh tế cho các chủ thể”13. Vấn đề đặt ra là nên xây dựng hệ
thống các quy phạm pháp luật nhƣ thế nào cho hợp lí. Đây là vấn đề đƣợc tranh cãi
khá sôi nổi. Và cũng trong thời kì này, khi pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã bộc lộ
những thiếu xót của mình thì đã xuất hiện nhiều quan điểm là nên sửa đổi pháp lệnh
trên cho phù hợp hay đƣa các chế định về hợp đồng trong pháp lệnh này vào BLDS

vì hai loại hợp đồng này có bản chất pháp lý giống nhau. Nhƣng cũng có quan điểm
cho rằng cần tiếp tục phân biệt rõ hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự bởi hai loại
hợp đồng này tuy thống nhất với nhau ở bản chất của hợp đồng, ở tính chất hàng
hóa – tiền tệ nhƣng nghĩ cho cùng chúng khơng đồng nhất với nhau mà có những
đặc điểm khác nhau. Theo Tiến sĩ Hồng Thế Liên thì “hợp đồng sản xuất – kinh
13 Nguyễn Văn Hùng (2000), Một số vấn đề về hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương
mại và các giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật hợp đồng. Luận văn cử nhân, tr 5.

14


doanh đặt ra nhiều yêu cầu đặc thù mà Bộ luật Dân sự chưa thể đáp ứng một cách
đầy đủ.”14 Còn Tiến sĩ Dƣơng Đăng Huệ cho rằng “nên duy trì khái niệm hợp đồng
kinh tế bên cạnh khái niệm hợp đồng dân sự nhằm tạo điều kiện cho việc điều chỉnh
chúng một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn.”15 Tuy nhiên, dù có nhiều quan điểm
tranh cãi nhƣng cả thực tiễn và lí luận đều cho thấy khơng cần phải duy trì khái
niệm hợp đồng kinh tế riêng, cụ thể:
- Trong thời kì có nhiều đổi mới trong nền kinh tế, hợp đồng kinh tế và hợp
đồng dân sự có bản chất thống nhất với nhau, đó là những thỏa thuận dựa trên tính
tự nguyện nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ liên quan đến
tính chất hàng hóa - tiền tệ. Việc tìm các tiêu chí để cố phân biệt hai loại hợp đồng
trên trong nhiều trƣờng hợp là mang tính gƣợng ép.
Việc duy trì khái niệm hợp đồng kinh tế địi hỏi phải hồn thiện hệ thống pháp
luật điều chỉnh nó. Trong khi đó việc duy trì một hệ thống pháp luật riêng là khơng
cần thiết chƣa kể đến những nguy cơ có thể mắc phải nhƣ sự trùng lắp, mâu thuẫn
giữa các văn bản pháp luật trong việc cùng điều chỉnh vấn đề hợp đồng, từ đó tạo ra
khó khăn, thiếu đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật. Ví dụ nhƣ trong Bộ luật Dân
sự năm 1995 và Pháp lệnh hợp đồng năm 1989 đều có những quy định chung về
hợp đồng đã phát sinh sự trùng lặp trong sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng chứ chƣa
có quy định gì để cho thấy sự liên kết, hổ trợ lẫn nhau giữa các văn bản trên. Cho

nên việc duy trì một hệ thống pháp luật riêng sẽ có nhiều khả năng sẽ gây khó cho
việc áp dụng pháp luật. Và quan trọng hơn nữa là cần xóa đi những khác biệt không
cần thiết trong pháp luật quốc gia so với pháp luật quốc tế.
- Tóm lại, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần khơng nên duy trì khái
niệm hợp đồng kinh tế và hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh chúng. Hợp đồng,
dù đƣợc giao kết với mục đích gì và bởi chủ thể nào thì cũng mang bản chất rất đặc
trƣng là sự thỏa thuận trên nền tảng tự nguyện của các bên thì vẫn xem là hợp đồng
và chịu sự điều chỉnh của BLDS còn những đặc điểm đặc thù của từng loại hợp
đồng thì cịn có thể chịu thêm sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên
ngành khác.
Còn về Luật thƣơng mại 1997, đây là văn bản pháp lí quan trọng lúc bấy giờ để
điều chỉnh các vấn đề thƣơng mại, trong đó có điều chỉnh vấn đề MBHH. Nhƣng
qua một thời gian thực thi đã bộc lộ những thiếu xót nhƣ mâu thuẫn với BLDS 1995
14 Nguyễn văn Hùng (2004), Một số vấn đề về hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế,
hợp đồng thương mại và các giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật hợp đồng,
Luận văn cử nhân, tr7.
15 Nguyễn văn Hùng (2004), Một số vấn đề về hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế,
hợp đồng thương mại và các giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật hợp đồng,
Luận văn cử nhân, tr8.
15


cũng nhƣ một số luật khác. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ đã phân
tích ở trên chứ không chỉ riêng những yếu kém trong bản thân Luật thƣơng mại
1997. Đó là có sự trùng lắp, thiếu nhất quán và không đồng bộ giữa các văn bản
pháp luật trong cùng một hệ thống về việc điều chỉnh một vấn đề pháp lí là hợp
đồng. Các văn bản điều chỉnh vấn đề hợp đồng khơng có tính liên thông, hỗ trợ lẩn
nhau. Luật thƣơng mại 1997 chƣa phát huy hết vai trị là một cơng cụ quản lí và
khuyến khích nền kinh tế của nhà nƣớc. Một số hạn chế chủ yếu nhƣ về khái niệm
hàng hóa trong luật này đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, điều này vô tình gây khó khăn

cho các chủ thể trong q trình kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa một định
nghĩa về hàng hóa nhƣ vậy là chƣa phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên nhu cầu đặt ra là cần cải cách một cách có
hệ thống và logic các chế định hợp đồng sao cho pháp luật hợp đồng trở nên hồn
thiện, tạo mơi trƣờng pháp lí an tồn cho các giao dịch phát triển. Trƣớc yêu cầu đó,
các văn bản luật quan trọng lần lƣợt ra đời. BLDS 2005, Luật thƣơng mại 2005 ra
đời, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, đánh dấu bƣớc
phát triển vƣợt bậc về pháp luật hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. BLDS đóng
vai trị nền tảng trong việc điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng nói chung, ngồi ra
các hợp đồng đặc thù cịn đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành.
Nhìn chung, hợp đồng MBHH là hình thức pháp lí của quan hệ MBHH, loại hợp
đồng này đƣợc hình thành trên cơ sở những nguyên tắc chung về hợp đồng và kèm
theo những đặc trƣng riêng biệt của quá trình giao kết và thực hiện hoạt động
MBHH, một hoạt động thƣơng mại chủ yếu. Từ đó ta thấy, hợp đồng MBHH vừa
mang những điểm tƣơng đồng mang tính bản chất của một loại hợp đồng vừa mang
những đặc điểm riêng có của hoạt động thƣơng mại.
Hợp đồng MBTS:
Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 do Hội đồng bộ trƣởng ban hành đã đặt nền
tảng cho việc điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng một cách tổng quát và có hệ thống.
Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 quy định khá đầy đủ các vấn đề về hợp đồng, từ
khái niệm, nguyên tắc giao kết hợp đồng cho đến các vấn đề hợp đồng vô hiệu và
xử lí hợp đồng vơ hiệu. Pháp lệnh hợp đồng dân sự ra đời cùng với sự ra đời của
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, với sự ra đời của hai pháp lệnh trên cho thấy có sự
phân biệt và điều chỉnh các hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Qua một thời gian
thực hiện thì Pháp lệnh hợp đồng dân sự đã bộc lộ những điểm yếu và khi BLDS
1995 ra đời thì vấn đề hợp đồng đƣợc chuyển sang điều chỉnh một cách thống nhất
và toàn diện hơn.
BLDS 2005 là một bộ luật cơ bản đƣợc xây dựng trên cơ sở khung pháp luật
kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta và trình độ lập pháp tƣơng đối tiến bộ. BLDS 1995 đã
dành nhiều điều quy định về chế định hợp đồng nói chung và hợp đồng MBTS nói

riêng. Trong bối cảnh của nền kinh tế lúc bấy giờ thì sự ra đời của BLDS 1995 với
16


những chế định khá tiến bộ về hợp đồng thì BLDS 1995 đã hồn thành vai trị là
hƣớng dẫn và tạo hành lang pháp lí cho các giao dịch dân sự, trong đó có hợp đồng
MBTS. Tuy nhiên, qua một thời gian đƣa vào áp dụng, cùng với những vƣớng mắc
mang tính nội tại tồn tại ngay trong BLDS cùng với những sự thay đổi nhanh chóng
và ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội thì Bộ luật Dân sự đã bộc lộ những
thiếu xót của mình và vẫn chƣa thể hiện hết vai trò của một đạo luật chủ yếu trong
việc điều chỉnh các quan hệ dân sự . Pháp luật hợp đồng trong thời kì này cịn chƣa
đƣợc hồn thiện nhƣ ngày nay, bằng chứng là BLDS 1995 chƣa điều chỉnh đƣợc
một cách khái quát các quan hệ hợp đồng trong đời sống xã hội, bên cạnh BLDS
cịn có pháp lệnh hợp đồng kinh tế (đƣợc ban hành 25/9/1989), việc đƣợc điều
chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật nhƣ vậy khó tránh đƣợc sự chồng chéo, mâu
thuẫn trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế.
Trƣớc bối cảnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế đổi
mới, năm 2005 quốc hội thông qua BLDS 2005, đánh dấu một bƣớc phát triển mới
của pháp luật dân sự của Việt Nam. BLDS 2005 có nhiều quy định tiến bộ về hợp
đồng nói chung và hợp đồng MBTS nói riêng. Đặc biệt, BLDS 2005 với vai trò là
luật chung, vai trò nền tảng nhất trong việc điều chỉnh các loại hợp đồng. Và chế
định về hợp đồng MBTS đã đƣợc xây dựng tƣơng đối phù hợp với xu hƣớng biến
đổi của tình hình kinh tế, xã hội.
Về chủ thể của Hợp đồng Mua bán hàng hóa và hợp đồng Mua bán tài sản
Để xác định chủ thể của hợp đồng MBHH thì phải xác định đối tƣợng điều chỉnh
của Luật thƣơng mại. Điều 2 Luật thƣơng mại 2005 quy định về đối tƣợng điều
chỉnh bao gồm thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại theo điều 1 của Luật thƣơng
mại, các tổ chức cá nhân khác có hoạt động liên quan đến thƣơng mại. Ngồi ra,
theo quy định của Chính phủ thì luật này cịn áp dụng đối với cá nhân hoạt động
thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Theo

quy định trên ta thấy đối tƣợng điều chỉnh của Luật thƣơng mại là các thƣơng nhân
hoạt động thƣơng mại và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thƣơng
mại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Điều 1 Luật thƣơng mại cịn có quy
định Luật thƣơng mại cịn điều chỉnh hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi của
một bên trong giao dịch với thƣơng nhân thực hiện trên lãnh thổ nƣớc Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong trƣờng hợp bên thực hiện hoạt động khơng nhằm mục
đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.16 Vậy ta thấy đối tƣợng điều chỉnh của luật
thƣơng mại bao gồm:
- Thƣơng nhân có hoạt động thƣơng mại theo quy định của luật thƣơng mại;
- Các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến thƣơng mại;

16

Khoản 3 Điều 3 Luật thương mại 2005.

17


Tổ chức cá nhân có giao dịch với thƣơng nhân đƣợc thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam không nhằm mục đích sinh lợi mà bên đó chọn áp dụng Luật
thƣơng mại là luật điều chỉnh cho quan hệ của mình.
Qua phân tích trên, ta xác định đƣợc đối tƣợng điều chỉnh của Luật thƣơng mại
không chỉ là thƣơng nhân với phạm vi điều chỉnh là khi thực hiện các hoạt động
thƣơng mại, là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi mà Luật thƣơng mại còn điều
chỉnh khi một bên giao dịch với thƣơng nhân mà khơng vì mục đích sinh lợi mà bên
đó chọn áp dụng Luật thƣơng mại để điều chỉnh quan hệ của mình. Mà mua bán
hàng hóa là một hoạt động thƣơng mại chủ yếu. Cho nên từ đó ta có thể xác định
chủ thể của hợp đồng MBHH là thƣơng nhân hoạt động vì mục đích sinh lợi; và
một bên trong giao dịch với thƣơng nhân khơng vì mục đích sinh lợi mà bên đó
chọn áp dụng luật này. Ngoài ra, nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh thì Luật thƣơng

mại cịn quy định các đối tƣợng điều chỉnh là các cơ quan, tổ chức khác có hoạt
động liên quan đến thƣơng mại hay các cá nhân có hoạt động thƣơng mại thƣờng
xun khơng phải đăng kí kinh doanh. Đó là các chủ thể của hợp đồng MBHH.
Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hợp đồng MBHH ít nhất một bên phải
là thƣơng nhân. Vì hàng hóa trong hợp đồng MBHH vừa có thể là đối tƣợng đƣợc
dùng trong sản xuất kinh doanh vừa có thể là hàng tiêu dùng. Vì vậy dù cùng thực
hiện hành vi MBHH nhƣng mục đích của các chủ thể là khác nhau: có thể là mua
bán, có thể là tiêu dùng song nhất thiết phải có một bên là thƣơng nhân tham gia
vào quan hệ hợp đồng MBHH vì mục đích lợi nhuận. Nhƣ vậy mới đúng bản chất
của hoạt động thƣơng mại. Hợp đồng MBHH là hoạt động gắn liền với thƣơng
nhân.
Vậy Thƣơng nhân là ai? Trả lời cho câu hỏi trên giúp xác định đƣợc chủ thể chủ
yếu trong quan hệ hợp đồng MBHH. Thƣơng nhân, tiếng Anh gọi là “merchant”
tiếng Pháp gọi là “conmercant” là một khái niệm quen thuộc trong luật thƣơng mại
của các nƣớc. Điều 6 Luật thƣơng mại 2005 định nghĩa:
“ Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”
Từ đó cho thấy các yếu tố hợp thành khái niệm thƣơng nhân là: tổ chức kinh tế
đƣợc thành lập hợp pháp hoặc là cá nhân; hoạt động thƣơng mại một cách độc lập
và thƣờng xun; có đăng kí kinh doanh. Khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định
trên thì đƣợc xem là thƣơng nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật của Pháp quy định thƣơng nhân là tất cả “những người kí kết hợp đồng
thương mại, thực hiện các hoạt động thương mại và coi việc kí kết thực hiện các
hợp đồng thương mại đó là nghề nghiệp thường xuyên của mình”
Xác định chủ thể của hợp đồng MBHH và so sánh với chủ thể của hợp đồng
MBTS thì thấy rằng chủ thể của hợp đồng MBTS sẽ rộng hơn vì theo điều 428
BLDS 2005 thì “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa
-


18


vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.” Qua khái niệm trên cho thấy chủ thể của
hợp đồng MBTS là đa dạng, đó là các bên có thỏa thuận với nhau về việc mua bán
một loại tài sản nhất định. Các bên này không quy định rõ ràng là các đối tƣợng nào
nhƣng suy cho cùng cũng là các chủ thể tham gia vào các giao dịch dân sự đƣợc
quy định trong BLDS 2005, đó là cá nhân, tổ chức, pháp nhân, hộ gia đình...Tuy
nhiên khi tham gia vào các giao dịch dân sự thì vấn đề đƣợc quan tâm là hiệu lực
của giao dịch dân sự đó, trong đó vấn đề về năng lực chủ thể sẽ đƣợc trú trọng để
xem xét. Điều 122 BLDS 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự là ngƣời tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự. Do đó, có khả năng
ngƣời chƣa thành niên vẫn có thể trở thành chủ thể của hợp đồng MBHH. Vì theo
quy định của BLDS 2005 thì ngƣời chƣa thành niên cũng có thể tham gia xác lập
các giao dịch dân sự mà mua bán là một quan hệ dân sự phổ biến. Cụ thể khoản 2
Điều 20 BLDS 2005 có quy định: “Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự
mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà khơng cần phải có sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Từ đó,
ta thấy chủ thể của hợp đồng MBTS sẽ có phạm vi rộng hơn so với chủ thể của hợp
đồng MBHH, nó chỉ cần đáp ứng điều kiện là ngƣời tham gia giao dịch có năng lực
hành vi dân sự, đây là điều kiện về chủ thể mà BLDS 2005 buộc các bên trong giao
dịch phải đáp ứng đƣợc và đƣợc xem nhƣ là một điều kiện quan trọng để hợp đồng
MBTS có hiệu lực. Ngồi ra, với một số chủ thể khơng phải là cá nhân nhƣ tổ chức,
hộ gia đình, tổ hợp tác... thì phải tuân theo quy định của BLDS 2005 khi xem xét về
năng lực giao kết hợp đồng của các bên đó.
Từ đó ta thấy, chủ thể của hợp đồng MBHH buộc phải có ít nhất một bên là
thƣơng nhân, trong khi hợp đồng MBTS thì có thể là cá nhân, tổ chức tham gia vào
giao dịch và đáp ứng đƣợc điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đây là điểm khác
biệt cơ bản khi xem xét hợp đồng MBHH và hợp đồng MBTS.

Về đối tƣợng của Hợp đồng Mua bán hàng hóa và Hợp đồng Mua bán tài sản.
Đối tƣợng của hợp đồng là yếu tố đóng vai trò quan trọng, là yếu tố chủ yếu
trong việc chi phối, ảnh hƣởng đến việc thiết lập các điều khoản khác của hợp đồng,
nhất là các điều khoản về quyền và nghĩa vụ. Vì tính chất đặc thù của đối tƣợng
buộc các bên phải có những quyền và nghĩa vụ nhất định để giúp các bên đạt đƣợc
mục đích khi giao kết hợp đồng. Phần này sẽ đƣợc làm rõ hơn sau khi phân tích đối
tƣợng của hợp đồng MBTS và hợp đồng MBHH.
Đối với hợp đồng MBHH:
Đối tƣợng của hợp đồng MBHH chính là hàng hóa.

19


Theo từ điển tiếng Việt phổ thơng thì “hàng hóa là sản phẩm do lao động làm ra
được mua bán trên thị trường”17. Theo Karl Marx định nghĩa thì hàng hóa trƣớc hết
là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con ngƣời nhờ vào các tính
chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:
- Tính ích dụng đối với ngƣời dùng;
- Giá trị (kinh tế), nghĩa là đƣợc chi phí bởi lao động;
- Sự hạn chế để đạt đƣợc nó, nghĩa là độ khan hiếm.
Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu
hàng hóa khơng nhƣ các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi
ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị.
Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao
động,... đƣợc xem là hàng hóa trong khi chúng khơng nhất thiết có những tính chất
nhƣ đã liệt kê trên. Theo phép biện chứng duy vật lịch sử của Marx thì phạm trù
hàng hóa có thể chỉ là đặc điểm riêng của chủ nghĩa tƣ bản mà thơi.
Cịn theo nghĩa khoa học pháp lí thì hàng hóa đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Theo pháp
luật Hoa kì “ hàng hóa bao gồm tất cả mọi thứ có thể dịch chuyển đƣợc (quyền sở
hữu) vào một thời gian xác định theo hợp đồng MBHH; hàng hóa có thể là hàng hóa

đã có ở hiện tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tƣơng lai” 18 . Còn theo Uniform
commercial code (UCC) thì hàng hóa khơng chỉ bao gồm những hàng hóa ở hiện tại
mà cịn bao gồm hàng hóa ở tƣơng lai. Theo pháp luật của một số nƣớc thành viên
của hiệp định GATT, công ƣớc Viên 1980 về MBHH quốc tế (CISG)...thì “hàng
hóa_đối tƣợng mua bán thƣơng mại đƣợc hiểu bao gồm những loại tài sản có thuộc
tính là có thể đƣa vào lƣu thơng và có tính chất thƣơng mại”.19
Theo Bộ luật thƣơng mại Sài Gịn 1972 thì xem việc mua bán, cho thuê các tài
vật, hàng hóa bất kì loại gì (bao gồm cả bất động sản) đều là hành vi thƣơng mại và
đƣợc điều chỉnh bởi Bộ luật thƣơng mại. Ở đây khái niệm hàng hóa đã đƣợc hiểu
theo nghĩa rộng.
Theo quy định tại điều 3 Luật thƣơng mại 2005 thì hàng hóa là:
“Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật
gắn liền với đất đai”
Cách quy định này là phù hợp với thơng lệ quốc tế và có phần tiến bộ hơn so với
quy định của Luật thƣơng mại 1997. Vì theo Luật thƣơng mại 1997 thì hàng hóa
bao gồm: “máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các
động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình

17

TS Chu Bích Thu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, TS. Nguyễn Thúy Khanh,
TS Phạm Hùng Việt (2005), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr56.
18
Trường đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật thương mại tập 2, NXB cơng an nhân dân, Hà Nội,
tr34.
19 Trường đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật thương mại tập 2, NXB cơng an nhân dân, Hà
Nội, tr 39.

20



×