Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

So sánh pháp luật WTO và pháp luật việt nam về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ qua vụ kiện dầu thực vật (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 82 trang )

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

LUẬN VĂN CAO HỌC

SO SÁNH PHÁP LUẬT WTO VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP TỰ VỆ QUA VỤ KIỆN DẦU THỰC VẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NĂM 2014

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

SO SÁNH PHÁP LUẬT WTO VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP TỰ VỆ QUA VỤ KIỆN DẦU THỰC VẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế


Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Việt Dũng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tác
giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Việt Dũng. Mọi
tài liệu tham khảo đã được trích dẫn theo đúng quy định pháp luật.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Thị Trà My


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

ATIGA

ASEAN Trade In Goods
Agreement


Hiệp định Thương mại Hàng
hóa ASEAN

DSB

Dispute Settle Body

Cơ quan Giải quyết Tranh chấp

DSU

Dispute Settlement

Thỏa thuận về Giải quyết Tranh

Understanding

chấp

European Community

Cộng đồng Châu Âu

EC

GATT 1994 General Agreement on Tariffs
and Trade 1994

Hiệp định chung về Thuế quan

và Thương mại 1994
Hiệp định Tự vệ thương mại

SA

Safeguard Agreement

USITC

United States International Trade Ủy ban Thương mại Quốc tế

VCAD
WTO

Commission

Hoa Kỳ

Vietnam Competition Authority

Cục Quản lý Cạnh tranh Việt

Department

Nam

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Tên

Trang

Bảng 1. Sản phẩm giày dép nhập khẩu vào Argentina từ 1991 đến 1996

19

Bảng 2. Tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa

20

Bảng 3. Sản lượng hàng hóa thuộc đối tượng điều tra nhập khẩu vào
Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012

21

Bảng 4. Gia tăng của hàng nhập khẩu so với ngành sản xuất nội địa

22

Bảng 5. Phân loại hải quan hàng hóa thuộc đối tượng điều tra

41

Bảng 6. Thị phần ngành sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu

52


Bảng 7. Lượng bán hàng của ngành sản xuất trong nước

53

Bảng 8. Tổng công suất và sản lượng thực tế của sản xuất trong nước

53

Bảng 9. Doanh thu từ bán hàng nội địa và tổng doanh thu bán hàng hóa
thuộc đối tượng điều tra giai đoạn 2009 – 2012

54

Bảng 10. Lượng tồn kho giai đoạn 2009 – 2012

55

Bảng 11. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành sản xuất trong nước

55

Bảng 12. Tình hình nhân cơng giai đoạn 2009 – 2012

56

Bảng 13. Tình hình đầu tư giai đoạn 2009 – 2012

56


Bảng 14. Giá bán của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra 2009 – 2012

57

Biểu đồ 1. Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra nhập khẩu vào Việt Nam

21

Hình vẽ 1. Sơ đồ hệ thống pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới

9


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................................2
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu .....................4
4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu ..........................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .............................................5
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................5

CHƢƠNG 1. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ GIA TĂNG ĐỘT BIẾN
SẢN PHẨM NHẬP KHẨU ............................................................................ 7
1.1. Sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của những diễn biến không
lƣờng trƣớc đƣợc và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một
Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhƣợng thuế quan .............7
1.2.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ...................................7
1.2.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ....15
1.2. Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tƣơng đối ..............................................................18

1.3.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới .................................18
1.3.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ....20
1.3. Phân tích khuynh hƣớng của sản phẩm nhập khẩu ......................................23
1.4.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới .................................23
1.4.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ....29
1.4. Giai đoạn điều tra .............................................................................................31
1.5.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới .................................31
1.5.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ....33

CHƢƠNG 2. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI CỦA NGÀNH
SẢN XUẤT TRONG NƢỚC ........................................................................ 34
2.1. Khái niệm ngành công nghiệp nội địa ............................................................34
2.2.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới .................................34
2.2.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ....35
2.2. Sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa ................................................41


2.3.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới .................................41
2.3.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ....48

CHƢƠNG 3. MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA SỰ GIA TĂNG ĐỘT
BIẾN CỦA HÀNG NHẬP KHẨU VÀ THIỆT HẠI CỦA NGÀNH SẢN
XUẤT TRONG NƢỚC ................................................................................. 57
3.1. Sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa .................................57
3.2.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới .................................57
3.2.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ....63
3.2. Yêu cầu không-quy-kết ....................................................................................66
3.3.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới .................................66

3.3.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ....68

KẾT LUẬN .................................................................................................... 70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ trở thành xu thế chung của tồn cầu.
Minh chứng cho điều đó là sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia trên thế
giới khơng phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều hình thức
khác nhau: hợp tác thương mại song phương, hợp tác thương mại khu vực – liên
khu vực và hợp tác thương mại đa phương. Theo đó, các bên nhượng bộ cho nhau
những quyền lợi nhất định về thuế quan và phi thuế quan, dần tiến tới xóa bỏ các
rào cản thương mại. Nhờ vậy, một số ngành công nghiệp mũi nhọn nội địa được mở
rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ gây
tác động tiêu cực đến những ngành sản xuất trong nước còn non yếu do hoạt động
nhập khẩu của các đối tác. Trước tình hình đó, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy
rằng cần phải xây dựng biện pháp hữu hiệu để ứng phó kịp thời.
Trong khn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới, biện pháp đó có tên gọi là
biện pháp tự vệ thương mại (safeguard measure). Về bản chất, biện pháp tự vệ
thương mại là một ngoại lệ của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới, theo đó
trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp, quốc gia Thành viên được phép miễn thực hiện
một số nghĩa vụ nhất định. Nó là một hình thức “van an tồn” mà hầu hết các nước
nhập khẩu đều mong muốn. Với chiếc van này, các nước Thành viên có thể ngăn
chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa tránh những đổ vỡ
trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn.1
Việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại là nhằm đối phó với hành vi thương
mại hồn tồn bình thường, tức ở đây khơng có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh

tranh không lành mạnh, cho nên xét về hình thức, nó bị coi là đi ngược lại với chính
sách tự do hóa thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới.2 Bởi lẽ đó mà hệ
thống pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới quy định các điều kiện khá khắt khe
bắt buộc các Thành viên phải tuân thủ khi sử dụng biện pháp này để tránh tình trạng
lạm dụng bảo vệ sản xuất nội địa. Như vậy, quy định về các điều kiện áp dụng biện
pháp tự vệ thương mại có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chính
sách tự do hóa thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới nói chung và lợi ích
1

truy cập ngày 08/11/2013.
truy cập ngày 08/11/2013.
2


2

hợp pháp của các Thành viên nói riêng. Từ ý nghĩa đó, tác giả quyết định chọn đề
tài nghiên cứu liên quan đến điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.
Đối với Việt Nam, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bắt đầu từ sau Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản năm 1986: năm 1993 nối lại quan
hệ với Quỹ Tiền tệ Thế giới và Ngân hàng Thế giới; năm 1995 gia nhập Hiệp hội
các Quốc gia Đông Nam Á; năm 1998 trở thành thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp
tác Á – Âu; ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại Thế giới…. Khi bước vào sân chơi kinh tế chung của tồn
cầu, Việt Nam khơng những đứng trước những cơ hội mà cịn là thử thách. Đặc biệt
là khó khăn cho các ngành cơng nghiệp cịn non yếu khi hàng hóa, dịch vụ nước
ngoài nhập khẩu gia tăng ồ ạt. Do đó, Việt Nam nhất thiết phải xây dựng pháp luật
tự vệ thương mại trên cơ sở tiếp thu thành tựu lập pháp của nước ngồi, có dung
hịa với chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta, đặc biệt lưu tâm đến sự
phù hợp với các điều ước quốc tế mà mình tham gia, trong đó có hệ thống pháp luật

Tổ chức Thương mại Thế giới.
Theo Điều XII.1 Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, sau khi
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Thành viên sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ
theo Hiệp định này và các Hiệp định thương mại đa biên kèm theo, trong đó có nội
dung về biện pháp tự vệ thương mại. Như vậy, với tư cách là Thành viên Tổ chức
Thương mại Thế giới, pháp luật tự vệ thương mại Việt Nam nhất thiết phải phù hợp
với pháp luật tự vệ thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới. Để có thể kết
luận về tính phù hợp, cần tiến hành so sánh hai hệ thống pháp luật đó ở tất cả các
quy định về biện pháp tự vệ thương mại và thực tiễn áp dụng của chúng. Tuy nhiên,
vì sự hạn chế về mặt thời gian, nên ở luận văn này, tác giả chỉ tiến hành so sánh
những vấn đề pháp lý về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại qua vụ kiện
dầu thực vật.
Từ những lý luận và thực tiễn nói trên, tác giả quyết định chọn đề tài luận văn
thạc sĩ luật học của mình là: “So sánh pháp luật WTO và pháp luật Việt Nam về
điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ qua vụ kiện dầu thực vật”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới đã trở thành đề tài nghiên
cứu quen thuộc của nhiều học giả trong nước và nước ngồi. Trong những tác phẩm
đó, biện pháp tự vệ thương mại được đề cập đến như một khung pháp lý quan trọng
trong hệ thống pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới nói chung. Có thể kể ra đây


3

một số tác phẩm sau:
Tác phẩm nước ngoài: “Luật thương mại quốc tế: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” của tác giả Raj Bhala; “The World Trade Organization: law, practice,
and policy” của nhóm tác giả Mitsuo Matsushita, Thomas J. Schoenbaum, Petros C.
Mavroidis; “The political economy of the world trading system” của nhóm tác giả
Bernard M. Hoekman, Michel M. Kostecki; “The law and economics of contingent

protection in the WTO” của nhóm tác giả Petros C. Mavroidis, Patrick A. Messerlin,
Jasper M. Wauters….
Tác phẩm trong nước: “Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Phần I” của
trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; “Luật thương mại quốc tế” của đồng
tác giả Mai Hồng Quỳ và Trần Việt Dũng; “Giáo trình Tổ chức Thương mại Thế
giới” của Nguyễn Anh Tuấn….
Bên cạnh đó, cịn có các tác phẩm khác nghiên cứu chun sâu về biện pháp tự
vệ thương mại như: “Tự vệ thương mại theo quy định WTO – Một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam” của tác
giả Châu Q Quốc; “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam”
của tác giả Lý Thúy Phượng; “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước
ngồi vào Việt Nam” của tác giả Trịnh Văn Minh; “Thực tiễn áp dụng biện pháp tự
vệ thương mại của các thành viên WTO” của tác giả Nguyễn Thanh Phương….
Trong các tác phẩm kể trên, mỗi tác phẩm lại có một cách tiếp cận khác nhau
khi nghiên cứu điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại: một số tác phẩm chỉ
dừng lại ở việc tổng hợp quy định pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới hay pháp
luật Việt Nam, một số tác phẩm khác thì khơng chỉ tổng hợp mà cịn phân tích nội
dung dựa trên các vụ kiện Tổ chức Thương mại Thế giới, từ đó kiến nghị hồn thiện
pháp luật Việt Nam nhưng vẫn cịn chung chung, chưa chi tiết hóa.
Ở luận văn này, một mặt tác giả kế thừa những thành tựu mà các công trình
nghiên cứu trước đó đạt được (tổng hợp quy định pháp luật Tổ chức Thương mại
Thế giới và Việt Nam về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, một số
phân tích về nội dung pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới dựa trên thực tiễn xét
xử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam). Mặt khác, tác giả bổ sung một số
nội dung mà các tác phẩm trước đó chưa làm được, cụ thể là: phân tích điều kiện áp
dụng biện pháp tự vệ thương mại theo pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới ở tất
cả các khía cạnh liên quan, phân tích pháp luật Việt Nam qua vụ việc điều tra, áp
dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt



4

Nam, so sánh tất cả các quy định đã làm rõ ở hai hệ thống pháp luật này, cuối cùng
là rút ra điểm chưa phù hợp ở pháp luật Việt Nam so với pháp luật Tổ chức Thương
mại Thế giới và kiến nghị hoàn thiện, đây cũng là điểm mới của đề tài.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm ra những quy định chưa phù hợp ở pháp luật
Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới về điều kiện áp dụng biện
pháp tự vệ thương mại, từ đó kiến nghị hồn thiện pháp luật tự vệ thương mại Việt
Nam.
Theo đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn là: (1) điều kiện áp dụng biện
pháp tự vệ thương mại theo pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới và (2) điều
kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam. Ở đây, tác giả
chỉ nghiên cứu điều kiện về nội dung chứ không nghiên cứu điều kiện về thủ tục áp
dụng.
Trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới, biện pháp tự vệ thương mại
bao gồm biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa và biện pháp tự vệ thương mại dịch
vụ. Tuy nhiên, ở luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu điều kiện áp dụng biện pháp
tự vệ thương mại hàng hóa.
Văn bản pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới điều chỉnh biện pháp tự vệ
thương mại hàng hóa ngồi Điều XIX.1a Hiệp định chung về Thuế quan và Thương
mại 1994, Hiệp định Tự vệ thương mại, còn có Điều 5 Hiệp định Nơng nghiệp điều
chỉnh riêng biệt đối với sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với cơng trình khoa
học này, tác giả sẽ khơng đề cập đến những điều chỉnh riêng biệt đó, mà chỉ phân
tích điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa theo Điều XIX.1a Hiệp
định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 và Hiệp định Tự vệ thương mại.
Ở Việt Nam, văn bản pháp luật điều chỉnh điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
thương mại hàng hóa là Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 05
năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 về tự vệ trong nhập khẩu hàng
hóa nước ngồi vào Việt Nam và Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12

năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập
khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật Tổ chức
Thương mại Thế giới cũng như Biểu Cam kết gia nhập của Việt Nam. Đồng thời,
quán triệt tư tưởng lãnh đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, Hiến pháp và


5

pháp luật Việt Nam có liên quan.
Phương pháp đầu tiên được sử dụng ở luận văn này là phương pháp tổng hợp,
phân tích. Tác giả tổng hợp, phân tích các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương
mại hàng hóa theo pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới và theo pháp luật Việt
Nam. Ngồi ra, tác giả cịn tổng hợp, phân tích các phán quyết của Cơ quan Giải
quyết Tranh chấp Tổ chức Thương mại Thế giới cũng như thực tiễn áp dụng ở Việt
Nam, để từ đó làm rõ hơn nội hàm của các quy định về điều kiện áp dụng biện pháp
tự vệ thương mại hàng hóa.
Để có thể hồn thành mục tiêu đề tài, phương pháp không thể không nhắc đến
ở đây là phương pháp so sánh. Tác giả tiến hành so sánh pháp luật Việt Nam với
pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới về những quy định đã được tổng hợp, phân
tích. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những điểm chưa phù hợp ở pháp luật Việt Nam
so với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới, và cuối cùng là đưa ra kiến nghị
hoàn thiện.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Thiết nghĩ, luận văn này sẽ có giá trị tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu
khoa học về sau liên quan đến biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa nói chung và
điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa nói riêng.
Đồng thời, với những kiến nghị hướng hồn thiện pháp luật Việt Nam phù hợp
với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ

thương mại hàng hóa, tác giả tin rằng luận văn này có giá trị ứng dụng trong việc
sửa đổi, bổ sung pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt
Nam liên quan đến điều kiện áp dụng.
6. Bố cục của luận văn
Biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa là cơng cụ pháp lý hữu hiệu giúp ngành
sản xuất trong nước tránh được tình trạng đổ vỡ do sự gia tăng đột biến của sản
phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, nó đi ngược lại xu thế chung của toàn cầu là tự do hóa
thương mại quốc tế. Do vậy, điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng
hóa cần phải khắt khe.
Trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới, một quốc gia Thành viên
được quyền áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa khi chứng minh có sự gia
tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng


6

cho ngành công nghiệp nội địa.3
Pháp luật Việt Nam cũng quy định tương tự: cơ quan chức năng ra quyết định
áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa khi chứng minh được có sự gia tăng
đột biến sản phẩm nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước.4
Như vậy, cả pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới và pháp luật Việt Nam
đều thống nhất có ba điều kiện cần chứng minh khi áp dụng biện pháp tự vệ thương
mại hàng hóa: (1) có sự gia tăng đột biến sản phẩm nhập khẩu; (2) sự gia tăng đó
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa; (3)
mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng đột biến sản phẩm nhập khẩu và thiệt hại của
ngành sản xuất trong nước.
Để có thể hoàn thành mục tiêu luận văn, tác giả tiến hành làm rõ ba điều kiện
trên lần lượt ở ba chương sau đây trong phép so sánh pháp luật Việt Nam với pháp
luật Tổ chức Thương mại Thế giới:

Chương 1: Xác định và đánh giá sự gia tăng đột biến sản phẩm nhập khẩu;
Chương 2: Xác định và đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;
Chương 3: Mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng đột biến sản phẩm nhập khẩu
và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Đây là bố cục của luận văn.

Điều XIX.1a Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, Điều 2.1 Hiệp định Tự vệ
thương mại.
4
Điều 6 Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 05 năm 2002 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội khóa 10 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam.
3


7

CHƢƠNG 1. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ GIA TĂNG ĐỘT BIẾN
SẢN PHẨM NHẬP KHẨU
1.1. Sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của những diễn biến không
lƣờng trƣớc đƣợc và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một
Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhƣợng thuế quan
1.2.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới
1.2.1.1. Mối quan hệ giữa Điều XIX.1a GATT 1994 và SA
Ở một số vụ kiện trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)5, Cơ
quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) đã chứng minh mối quan hệ giữa Điều XIX.1a
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) và Hiệp định Tự
vệ thương mại (SA) bởi các điểm pháp lý sau:
Một là Điều II Hiệp định Thành lập WTO (hay còn gọi là Hiệp định
Marrakesh) được ký kết vào ngày 15 tháng 04 năm 1994 tại Maroc và có hiệu lực
ngày 01 tháng 01 năm 1995.

Hiệp định Marrakesh giữ vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật WTO, có
bốn phụ lục tương ứng với bốn nội dung sau: (1) thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở
hữu trí tuệ; (2) quy tắc, thủ tục giải quyết tranh chấp; (3) cơ chế rà sốt chính sách
thương mại; (4) thương mại nhiều bên. Các Hiệp định thuộc phụ lục 1, 2, 3 gọi là
Hiệp định thương mại đa biên có giá trị pháp lý ràng buộc tất cả Thành viên WTO6.
Còn Hiệp định thương mại nhiều bên chỉ tạo ra quyền và nghĩa vụ đối với Thành
viên chấp nhận chúng.7
Trong phụ lục 1 lại bao gồm nhiều Hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề
cụ thể khác nhau. Để có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc phức tạp của hệ thống pháp luật
WTO, tác giả khái quát chúng thành sơ đồ sau :
Hình vẽ 1. Sơ đồ hệ thống pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới
5

Vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu (Argentina – Footwear
Safeguards), WT/DS121, (1999); Vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu
(Korea – Dairy Safeguards), WT/DS98, (1999); Vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thịt cừu
nhập khẩu (U.S – Lamb Safeguards), WT/DS177, 178, (2001); Vụ kiện Argentina – Biện pháp tự
vệ đối với đào nhập khẩu (Argentina – Peach Safeguards), WT/DS238, (2003); Vụ kiện Hoa Kỳ –
Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S – Steel Safeguards), WT/DS248, 249, 251, 252, 253,
254, 258, 259, (2003).
6
Điều II. 2 Hiệp định Thành lập WTO.
7
Điều II.3 Hiệp định Thành lập WTO.


8

Hiệp định Thành lập WTO


Phụ lục 1

Phụ lục 1A

Phụ lục 1B

Phụ lục 1C

GATT 1994

GATS

TRIPS

Phụ lục 2

Phụ lục 3

Phụ lục 4

Thỏa thuận
về Giải
quyết
Tranh chấp

Cơ chế Rà
sốt Chính
sách
Thương mại


Hiệp định
Thương mại
Nhiều bên

Hiệp định Nông nghiệp
Hiệp định Các biện pháp kiểm dịch động thực vật
Hiệp định Hàng dệt may và may mặc
Hiệp định Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Hiệp định Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Hiệp định Chống bán phá giá
HIệp định Định giá hải quan
Hiệp định Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng
Hiệp định Quy tắc xuất xứ
Hiệp định Cấp phép nhập khẩu
Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Hiệp định Tự vệ thương mại

Theo sơ đồ trên, GATT 1994 và SA đều thuộc Hiệp định thương mại đa biên,
trong đó, GATT 1994 là khung pháp lý chung về thuế quan và thương mại, SA là
Hiệp định bổ trợ cho GATT 1994, quy định cụ thể vấn đề tự vệ thương mại hàng
hóa.
Theo Điều II.2 Hiệp định thành lập WTO, Hiệp định thương mại đa biên là
những phần không thể tách rời Hiệp định thành lập WTO và ràng buộc tất cả Thành
viên. Từ đó suy ra, GATT 1994 và SA là những phần không thể tách rời Hiệp định
thành lập WTO và ràng buộc tất cả Thành viên. Hay nói cách khác, các quy định ở
GATT 1994 và SA là những điều khoản của cùng một Hiệp định – Hiệp định Thành


9


lập WTO. Chính lẽ đó, khi nghiên cứu các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
thương mại hàng hóa theo pháp luật WTO, cần phải xem xét Điều XIX.1a GATT
1994 và SA như “một gói khơng thể tách rời các quyền lợi và nghĩa vụ”.8
Hai là Điều 1 SA và Điều 11.1 (a) SA:
Điều 1 SA quy định: “Hiệp định này thiết lập quy tắc áp dụng các biện pháp tự
vệ được hiểu theo nghĩa các biện pháp được quy định tại Điều XIX của GATT
1994”.
Điều 11.1 (a) SA quy định:
Một Thành viên sẽ khơng áp dụng hoặc tìm kiếm bất cứ hành động khẩn
cấp nào trong việc nhập khẩu hàng hóa cụ thể theo quy định tại Điều
XIX GATT 1994 trừ khi hành động này phù hợp với những quy định của
Điều này được áp dụng phù hợp với Hiệp định này.
Khơng có bất kỳ ngơn từ nào ở Điều 1 và Điều 11.1 (a) SA cho thấy ý định của
các nhà đàm phán tại vòng đàm phán Uruguay là nội dung Điều XIX.1a GATT
1994 đã được thể hiện trọn vẹn ở Điều 2.1 SA, bởi vậy cần phải chấm dứt sự áp
dụng đối với Điều XIX.1a GATT 1994.
Tại Điều 1 SA, các nhà đàm phán thỏa thuận về mục đích của Hiệp định: “thiết
lập quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ được hiểu theo nghĩa các biện pháp được
quy định tại Điều XIX của GATT 1994”. Quy định này cho thấy Điều XIX.1a GATT
1994 có giá trị pháp lý song song với SA khi điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
thương mại hàng hóa. Và Điều 11.1 (a) SA làm rõ hơn giá trị pháp lý đó khi nó
nhấn mạnh mệnh đề: “trừ khi hành động này phù hợp với những quy định của Điều
này được áp dụng phù hợp với Hiệp định này”.
Như vậy, ý nghĩa thông thường của Điều 1 và Điều 11.1 (a) SA đã xác nhận ý
định của các nhà đàm phán: Điều XIX.1a GATT 1994 và SA sẽ được áp dụng “tích
lũy”, trừ khi có mâu thuẫn giữa những quy định cụ thể. Mặt khác, Cơ quan phúc
thẩm trong vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu
(Argentina – Footwear Safeguards, WT/DS121) khẳng định Điều XIX.1a GATT
1994 và SA khơng có mâu thuẫn giữa những quy định cụ thể. Do đó, các nước
Thành viên có nghĩa vụ phải áp dụng tất cả các quy định ở Điều XIX.1a GATT


Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu
(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/AB/R, (1999), đoạn 81.
8


10

1994 và SA khi đánh giá các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng
hóa.9
Tóm lại, Điều XIX.1a GATT 1994 và SA có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
chúng là “một gói khơng thể tách rời quyền lợi và nghĩa vụ”, được áp dụng “tích
lũy” khi xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa.
1.2.1.2. Sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của những diễn biến không
lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một
Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan
Làm phép so sánh về mặt ngôn ngữ giữa Điều XIX.1a GATT 1994:
Nếu, do kết quả của những diễn biến không lường trước được và của
việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo Hiệp
định này, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan, một sản phẩm đang được
nhập khẩu vào lãnh thổ của Thành viên đó với số lượng gia tăng và theo
những điều kiện như vậy gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm
trọng cho các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp
trong nước, Thành viên đó có quyền ngừng hồn tồn hoặc một phần
nghĩa vụ của mình, rút bỏ hoặc điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối
với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc
phục thiệt hại
với Điều 2.1 SA:
Một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với một
sản phẩm chỉ khi Thành viên đó đã chứng minh, theo những điều khoản

quy định dưới đây, được rằng sản phẩm đó đang được nhập khẩu vào
lãnh thổ của mình có sự gia tăng về số lượng, tuyệt đối hoặc tương đối
so với sản xuất nội địa, và theo những điều kiện như vậy gây ra hoặc đe
dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản
xuất ra sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp.
Ta dễ dàng nhận ra rằng: Điều 2.1 SA không nhắc đến đoạn mở đầu “do kết
quả của những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện những
nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo Hiệp định này, bao gồm cả nhân nhượng
thuế quan” ở Điều XIX.1a GATT 1994.
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu
(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/AB/R, (1999), từ đoạn 83 đến 89.
9


11

Thiết nghĩ, sự bỏ qua này không mang theo bất kỳ một thơng điệp nào từ vịng
đàm phán Uruguay, bởi vì Điều XIX.1a GATT 1994 và SA là “một gói khơng thể
tách rời quyền lợi và nghĩa vụ”.
Phân tích Điều XIX.1a GATT 1994 từ góc độ cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh có
thể thấy điều khoản này được xây dựng theo câu điều kiện, trong đó mệnh đề điều
kiện là:
Nếu, do kết quả của những diễn biến không lường trước được và của
việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo Hiệp
định này, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan, một sản phẩm đang được
nhập khẩu vào lãnh thổ của Thành viên đó với số lượng gia tăng và theo
những điều kiện như vậy gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm
trọng cho các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp
trong nước….
Về nguyên tắc, muốn thực hiện mệnh đề kết quả, cần chứng minh tất cả các

mệnh đề có trong mệnh đề điều kiện trên. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng mệnh
đề “do kết quả của những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện
những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân
nhượng thuế quan” không cần thiết phải chứng minh khi áp dụng biện pháp tự vệ
thương mại hàng hóa.
Chẳng hạn trong vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu
(Korea – Dairy Safeguards, WT/DS98), Ban hội thẩm đã kết luận: mệnh đề “do kết
quả của những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện những
nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng
thuế quan” phục vụ như một lời giải thích lý do vì sao biện pháp nêu ở Điều XIX
GATT 1994 là cần thiết10 hay mô tả trường hợp mà tính bắt buộc của các nghĩa vụ
quy định tại Điều II và Điều XI GATT 1994 có thể hỗn thực hiện trong khoảng
thời gian nhất định11. Do vậy, khi áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa,
khơng nhất thiết phải chứng minh mệnh đề “do kết quả của những diễn biến không

10

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu (Korea –
Dairy Safeguards), WT/DS98/R, (1999), đoạn 7.42.
11

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu (Korea –
Dairy Safeguards), WT/DS98/R, (1999), đoạn 7.43.


12

lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên
theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan”.
Quan điểm này bị chỉ trích bởi chính Cơ quan phúc thẩm WTO. Trong khuyến

nghị giải quyết tranh chấp của mình về vụ việc, Cơ quan phúc thẩm đã khẳng định
rằng: mệnh đề “do kết quả của những diễn biến không lường trước được và của việc
thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả
nhân nhượng thuế quan” phải có ý nghĩa của nó12. Sự tin tưởng này được xây dựng
trên cơ sở xem xét các nguyên tắc liên quan đến giải thích điều ước quốc tế. Trước
hết, Cơ quan phúc thẩm lưu ý đến Điều 3.2 Thỏa thuận về Giải quyết Tranh chấp
(DSU): “…Các Thành viên thừa nhận rằng hệ thống này ra đời… nhằm làm rõ
những điều khoản hiện hành của những Hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các
quy tắc tập quán giải thích cơng pháp quốc tế…”.
Và ở đây, Cơng ước Viên về Luật Điều ước quốc tế ký kết ngày 23 tháng 05
năm 1969 được xem là quy tắc tập qn cơng pháp quốc tế để giải thích các quy
định trong khuôn khổ WTO, cụ thể là Điều 31, 32:
Điều 31. Quy tắc chung về việc giải thích
1. Một điều ước cần được giải thích với thiện chí phù hợp với nghĩa
thông thường được nêu đối với những thuật ngữ của điều ước trong
nguyên bản của chúng và chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều
ước.
2. Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngồi chính nội dung văn
bản, gồm lời nói đầu và các phụ lục, sẽ bao gồm:
a) Mọi thỏa thuận liên quan đến điều ước đã được tất cả các bên tham
gia tán thành trong dịp ký kết điều ước;
b) Mọi văn kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra trong dịp ký kết điều ước
và được các bên khác chấp thuận là một văn kiện có liên quan đến điều
ước.
3. Cùng với nội dung văn bản, sẽ phải tính đến:
a) Mọi thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc
về việc thi hành các quy định của điều ước;

12


Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu
(Korea – Dairy Safeguards), WT/DS98/AB/R, (1999), đoạn 82.


13

b) Mọi thực tiễn sau này trong khi thực hiện điều ước được các bên thỏa
thuận liên quan đến việc giải thích điều ước;
c) Mọi quy tắc thích hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan
hệ giữa các bên.
4. Một thuật ngữ sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt nếu có sự xác định
rằng đó là ý định của các bên.
Điều 32. Những cách giải thích bổ sung
Có thể dựa thêm vào những cách giải thích bổ sung, kể cả những công
việc trù bị điều ước và hoàn cảnh ký kết điều ước, nhằm khẳng định
nghĩa theo như việc thi hành Điều 31, hoặc để xác định nghĩa khi giải
thích phù hợp với Điều 31:
a) Khi nghĩa là mập mờ hay khó hiểu; hoặc
b) Khi dẫn đến một kết quả rõ ràng là phi lý hay không hợp lý.
Trên cơ sở đó, trong tiền lệ xét xử của DSB, một nguyên tắc giải thích điều ước
quốc tế hiệu quả đã được công nhận: “…Phải đem lại ý nghĩa và hiệu lực với tất cả
các thuật ngữ của Hiệp định. Người giải thích luật khơng được tùy tiện áp dụng
cách đọc mà sẽ làm giảm các khoản hoặc các đoạn của điều ước quốc tế cho là
thừa hoặc vơ ích13”.
Hệ quả quan trọng của ngun tắc này là Điều XIX.1a GATT 1994 cần được
diễn giải một cách toàn diện để mang lại ý nghĩa và hiệu lực pháp lý cho tất cả các
bộ phận của nó. Do vậy, Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự
vệ đối với sữa nhập khẩu (Korea – Dairy Safeguard, WT/DS98) khẳng định: mệnh
đề “do kết quả của những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện
những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân

nhượng thuế quan” phải có ý nghĩa của nó.
Khi xem xét ngữ pháp của mệnh đề điều kiện, ta thấy phần mở đầu14 có sự liên
kết với phần thứ hai15 bởi cụm từ “do kết quả của” (“as a result of”). Cụm liên từ
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu
(Korea – Dairy Safeguards), WT/DS98/AB/R, (1999), đoạn 80.
14
“do kết quả của những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ
cam kết bởi một Thành viên theo Hiệp định này, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan”.
15
“một sản phẩm đang được nhập khẩu vào lãnh thổ của Thành viên đó với số lượng gia tăng và
theo những điều kiện như vậy gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản
xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước”.
13


14

này dùng để diễn đạt mối quan hệ nhân quả. Do vậy, hai phần này có mối quan hệ
nhân quả với nhau, trong đó phần mở đầu đóng vai trị nguyên nhân làm phát sinh
phần thứ hai. Đặc biệt, phần thứ hai là phần thiết lập nên ba điều kiện cần chứng
minh khi áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa: (1) tiền đề về sự gia tăng
sản phẩm nhập khẩu, (2) tiền đề về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, (3) tiền
đề về mối quan hệ nhân quả giữa sản phẩm nhập khẩu và thiệt hại của ngành cơng
nghiệp trong nước. Do vậy, ta có thể diễn giải như sau: những diễn biến không
lường trước được và việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên
theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan là nguyên nhân dẫn đến sự
gia tăng sản phẩm nhập khẩu và sự gia tăng đó gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại
nghiêm trọng cho các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp trong nước. Hay có thể nói: sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của
những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam

kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan.
Mặt khác, theo Cơ quan phúc thẩm ở vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối
với sữa nhập khẩu (Korea – Dairy Safeguards, WT/DS98), mệnh đề “do kết quả
của những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ
cam kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan”
không tạo thành một điều kiện độc lập cần chứng minh khi áp dụng biện pháp tự vệ
thương mại hàng hóa, mà nó mơ tả một tình huống của thực tế cần chứng minh để
biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa được áp dụng thống nhất với các biện pháp
khẩn cấp khác ở Điều XIX GATT 1994.16
Tiếp đến, chúng ta cần phải xác định ý nghĩa của mệnh đề “do kết quả của
những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam
kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan”.
Trong trường hợp này, “không lường trước được” (“unforeseen”) đồng nghĩa với
“bất ngờ” (“unexpected”), nghĩa là “khơng thể đốn trước” (“unpredictable”),
“khơng có khả năng để lường trước, báo trước hay dự kiến” (“incapable of being
foreseen, foretold or anticipated”) tại thời điểm đàm phán GATT 1994. Từ đó, ta có
thể hiểu được ý nghĩa thông thường của cụm từ “do kết quả của những diễn biến
khơng lường trước được”: những tình huống gây ra sự gia tăng cho sản phẩm nhập
16

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu
(Korea – Dairy Safeguards ), WT/DS98/AB/R, (1999), đoạn 85.


15

khẩu và gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành cơng nghiệp nội
địa phải có yếu tố “bất ngờ” và diễn ra sau khi đàm phán GATT 1994. Còn đối với
cụm từ “do kết quả… của việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành
viên theo Hiệp định này, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan”, theo Cơ quan phúc

thẩm ở vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu (Korea – Dairy
Safeguards, WT/DS98), đây đơn giản chỉ là một vấn đề thực tế cần chứng minh
rằng: do nước nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ theo GATT 1994, bao gồm cắt giảm
thuế quan nên sản phẩm nhập khẩu có sự gia tăng về số lượng, từ đó gây ra hoặc đe
dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.17
Tóm lại, mệnh đề “do kết quả của những diễn biến không lường trước được và
của việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo GATT 1994,
bao gồm cả nhân nhượng thuế quan” là vấn đề thực tế cần chứng minh khi áp dụng
biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa. Nó có sự kết nối hợp lý với các điều kiện áp
dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa. Ta có thể diễn giải sự kết nối này theo
cách sau: do kết quả của những diễn biến không lường trước được và của việc thực
hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả
nhân nhượng thuế quan, một sản phẩm được nhập khẩu vào một bên ký kết có sự
gia tăng về số lượng, sự gia tăng đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành
sản xuất trong nước. Chứng minh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của
những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam
kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan là
làm rõ những tình huống gây ra sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu có yếu tố bất ngờ,
diễn ra sau khi đàm phán GATT 1994, đồng thời sự gia tăng đó là hậu quả của việc
nước nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ theo GATT 1994, bao gồm cả việc cắt giảm
thuế quan.
1.2.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới
Cả Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam
2002 lẫn Nghị định số 150/2003/NĐ-CP đều không có bất kỳ quy định nào yêu cầu
chứng minh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của những diễn biến không
lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên
theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan.
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hàn quốc – Biện pháp tự vệ đối với sữa nhập khẩu
(Korea – Dairy Safeguards ), WT/DS98/AB/R, (1999), từ đoạn 84 đến 89.
17



16

Vấn đề đặt ra là có thể áp dụng trực tiếp Điều XIX.1a GATT 1994 không? Sau
khi tra cứu Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
2002 cũng như Nghị định số 150/2003/NĐ-CP, tác giả nhận thấy: khơng có bất kỳ
điều khoản nào dẫn chiếu đến pháp luật WTO. Như vậy, ở pháp luật Việt Nam,
khơng có căn cứ pháp lý nào cho việc chứng minh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu
là kết quả của những diễn biến không lường trước được và của việc thực hiện những
nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng
thuế quan.
Mặc dù pháp luật tự vệ thương mại hàng hóa Việt Nam khơng quy định nhưng
trong thực tiễn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa, Cục Quản lý
Cạnh tranh Việt Nam (VCAD) thuộc Bộ Công Thương vẫn xem xét kỹ lưỡng và
luôn yêu cầu bên khiếu kiện phải chứng minh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết
quả của những diễn biến không lường trước được.
Trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật
tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là vụ kiện dầu thực vật), khi điều
tra dầu nành tinh luyện, dầu cọ tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước,
vùng lãnh thổ khác nhau với mã HS (Harmonized Commodity Description and
Coding System – Hệ thống hài hòa mơ tả và mã hóa hàng hóa) là 1507.90.90,
1511.90 91, 1511.90 92, 1511.90.99 (sau đây gọi là hàng hóa thuộc đối tượng điều
tra), VCAD diễn giải và kết luận về những diễn biến khơng lường trước được có
liên quan đến nghĩa vụ cam kết của Việt Nam ở Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) và sự thay đổi đột ngột về giá.
Theo biểu thuế mới của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 thì thuế mà Việt Nam áp dụng cho dầu thực
vật tinh luyện và thô nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ giảm lần lượt từ 5% và 3%
xuống còn 0%. Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với mặt hàng dầu thực vật đã tạo

điều kiện cho sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Trong điều kiện ngành
sản xuất dầu thực vật nội địa còn phát triển chậm, việc giảm thuế nhập khẩu xuống
còn 0% năm 2012 đã tạo ra một áp lực vượt ngồi sự tính tốn của ngành sản xuất
trong nước.
Bên cạnh đó, giá hàng hóa nhập khẩu cũng giảm khá đột ngột trong năm 2012,
đi ngược với xu hướng tăng giá đều trong giai đoạn 2009 – 2011. Việc giảm giá bán
đột ngột của hàng hóa nhập khẩu có thể được xem là sự thay đổi đáng kể “điều kiện
cạnh tranh” của hàng hoá nhập khẩu so với hàng hóa được sản xuất nội địa, làm cho


17

hàng nhập khẩu đã được bán với giá thấp hơn so với hàng hóa được sản xuất nội
địa. Việc thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn của điều kiện cạnh tranh của
các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trên thị trường Việt Nam cũng là một yếu tố
mà các nhà sản xuất trong nước không lường trước được.
Do vậy, lượng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra giai đoạn 2009 –
2012 tăng đột biến, cụ thể lượng nhập khẩu của năm 2012 tăng khoảng 46% so với
năm 2011 và tăng 75% so với trung bình của giai đoạn 3 năm 2009 – 2011. Lượng
nhập khẩu năm 2012 đạt gần 570 ngàn tấn với giá trị đạt khoảng 592 triệu đô, tăng
khoảng 179 ngàn tấn so với năm 2011.18
Mặt khác, nếu so sánh với pháp luật tự vệ thương mại hàng hóa WTO thì Báo
cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu
thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Báo cáo sơ bộ) thiếu sót
chứng minh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của việc thực hiện cam kết
theo GATT 1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan.
Ở mục 1.2.1, tác giả đã làm rõ yêu cầu của pháp luật WTO rằng: chứng minh
sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của việc thực hiện cam kết theo GATT
1994, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan là nghĩa vụ bắt buộc đối với các Thành
viên WTO khi điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa. Như vậy, rõ

ràng Việt Nam đã tuân thủ không triệt để các quy định về điều tra áp dụng biện
pháp tự vệ thương mại hàng hóa ở Điều XIX.1a GATT 1994 và SA. Một lẽ tất
nhiên, Việt Nam có khả năng đứng trước nguy cơ bị kiện ra trước DSB và kéo theo
sau đó là những nghĩa vụ pháp lý bất lợi.
Tóm lại, chứng minh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là “kết quả của những
diễn biến không lường trước được” mặc dù được làm rõ ở thực tiễn áp dụng biện
pháp tự vệ thương mại hàng hóa – vụ kiện dầu thực vật, nhưng lại thiếu cơ sở pháp
lý. Còn về chứng minh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả “của việc thực
hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một Thành viên theo Hiệp định này, bao gồm cả
nhân nhượng thuế quan”, cả văn bản pháp luật lẫn thực tiễn áp dụng đều khơng đề
cập. Như vậy, để có thể phù hợp với pháp luật WTO, cần thiết phải pháp điển hóa
nội dung sau: “sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là kết quả của những diễn biến
không lường trước được và của việc thực hiện những nghĩa vụ cam kết bởi một
Xem thêm Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm
dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 18.
18


18

Thành viên theo Hiệp định này, bao gồm cả nhân nhượng thuế quan”. Từ đó, các
bên khiếu kiện hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của mình khi yêu cầu áp dụng biện pháp tự
vệ thương mại cũng như tạo sự áp dụng thống nhất của VCAD trong tất cả các vụ
kiện, đồng thời hạn chế tranh chấp ra trước WTO.
1.2. Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tƣơng đối
1.3.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới
Cho đến nay, trong khn khổ WTO, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào đưa
ra định nghĩa chính thức về sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối. Tuy nhiên, chúng
ta có thể tìm hiểu nó thơng qua thực tiễn giải quyết tranh chấp của DSB.
Xem xét tổng quan các báo cáo của Ban hội thẩm cũng như Cơ quan phúc

thẩm qua nhiều vụ kiện có liên quan, tác giả nhận thấy: cách hiểu về sự gia tăng
tuyệt đối hoặc tương đối là gần như đồng nhất. Do vậy, trong phần này, để đưa ra
được khái niệm về sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối, chúng ta chỉ cần tìm hiểu
một vụ kiện cụ thể, đơn cử vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép
nhập khẩu (Argentina – Footwear Safeguards, WT/DS121).
Trong vụ kiện này, Argentina sử dụng hai bảng số liệu làm cơ sở lý luận cho
sự gia tăng hàng nhập khẩu của mình.
Thứ nhất là bảng số liệu về tổng sản phẩm giày dép nhập khẩu vào Argentina
từ năm 1991 đến năm 1996:
Bảng 1. Sản phẩm giày dép nhập khẩu vào Argentina từ 1991 đến 199619
Số lượng
(triệu đôi)

Trị giá
(triệu đô la)

1991

8,86

44,41

1992

16,63

110,87

1993


21,78

128,76

1994

19,84

141,48

1995

15,07

114,22

1996

13,47

116,61

Trước Ban hội thẩm, Argentina tiến hành so sánh tổng số lượng giày dép nhập
khẩu năm 1991 (8,86 triệu đôi) với tổng số lượng giày dép nhập khẩu năm 1995
(15,07 triệu đôi), cũng như so sánh tổng giá trị giày dép nhập khẩu năm 1991 (44,41
Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu
(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8.144.
19



×