Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.22 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

LÊ THỊ KIM MIỀN

Đề tài:

SỰ KIỆN BẢO HIỂM
TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành: Luật Thƣơng Mại
Niên khoá: 2006 – 2010

TPHCM – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

-------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

SỰ KIỆN BẢO HIỂM
TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN

SVTH


: LÊ THỊ KIM MIỀN

MSSV

: 3120103

KHÓA

: 2006 – 2010.

GVHD

: Th.S PHAN THỊ THÀNH DƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi viết trong khóa luận này là kết quả
của q trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin và các dữ liệu mà tơi đưa
vào khóa luận là có cơ sở và được trích dẫn rõ ràng.

Người cam đoan

Lê Thị Kim Miền


MỤC LỤC


Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ KIỆN BẢO HIỂM VÀ PHÁP
LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ SỰ KIỆN BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI
SẢN .................................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm sự kiện bảo hiểm và sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản ................ 5
1.2. Phân loại sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản ................................................. 12
1.2.1. Sự kiện bảo hiểm gây hậu quả làm tài sản được bảo hiểm bị hư hỏng ................ 12
1.2.2. Sự kiện bảo hiểm gây hậu quả làm tài sản bị mất mát ........................................ 13
1.2.3. Sự kiện bảo hiểm gây hậu quả làm chậm chuyển giao tài sản ............................. 14
1.3. Các đặc trưng của sự kiện bảo hiểm ....................................................................... 15
1.3.1. Các đặc trưng ....................................................................................................... 15
1.3.1.1. Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là sự kiện pháp lý............................. 15
1.3.1.2. Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản được các bên quy định trong
hợp đồng bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm soạn sẵn và có thể thay đổi ................ 17
1.3.1.3. Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là các sự kiện khách quan ................ 19
1.3.1.4. Đối tượng tác động của sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là các tài
sản đang được bảo hiểm ................................................................................................. 20
1.3.2. Phân biệt sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản với sự kiện bảo hiểm
trong các loại bảo hiểm khác của bảo hiểm thương mại ................................................ 20
1.3.2.1. Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự ............................................................... 20
1.3.2.2. Đối với bảo hiểm con người.............................................................................. 21
1.4. Điều kiện để một sự kiện trở thành sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản ........ 22
1.4.1. Về hình thức – phải được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ................. 22
1.4.2. Về nội dung .......................................................................................................... 23
1.4.2.1. Có rủi ro trong phạm vi bảo hiểm ..................................................................... 23
1.4.2.2. Có thiệt hại ........................................................................................................ 24
1.4.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và rủi ro xảy ra .................................. 25
1.5. Hậu quả pháp lý khi xảy ra sự kiện bảo hiểm ......................................................... 26
1.5.1. Đối với bên nhận bảo hiểm .................................................................................. 26

1.5.1.1.Quyền của bên nhận bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản xảy ra ........................................................................................................................ 27


1.5.1.2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra......................... 30
1.5.2. Đối với bên được bảo hiểm .................................................................................. 31
1.5.2.1. Quyền của bên được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra ............................ 32
1.5.2.2. Nghĩa vụ của bên được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra ........................ 32
1.6. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.......................... 34
1.6.1. Khi bên được bảo hiểm khơng cịn lợi ích đối với tài sản được bảo hiểm .......... 34
1.6.2. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra là do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm ..................... 36
1.6.3. Trong trường hợp tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có
của tài sản ....................................................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: VƢỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ SỰ KIỆN BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ
HƢỚNG HOÀN THIỆN ............................................................................................. 39
2.1. Vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về sự kiện bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản .................................................................................................... 39
2.2. Hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về sự kiện bảo hiểm trong bảo
hiểm tài sản .................................................................................................................... 53
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 58


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật về bảo hiểm tài sản là lĩnh vực không mới trên thế giới. Tuy

nhiên, đối với Việt Nam đây là lĩnh vực cịn khá mới mẻ. Năm 1993, Chính phủ
ban hành Nghị định số 100/CP/1993 ngày 18/12/1993 quy định về kinh doanh
bảo hiểm thì chúng ta mới có mảng pháp luật riêng cho lĩnh vực này. Qua đó, đã
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói riêng và bảo hiểm tài
sản nói chung. Trên cơ sở đó, thị trường kinh doanh bảo hiểm ở nước ta ngày
một sơi động và ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, đặc biệt là bảo hiểm tài sản. Các doanh nghiệp này ngày càng đưa ra nhiều
sản phẩm bảo hiểm khác nhau để thu hút khách hàng. Các nghiệp vụ bảo hiểm tài
sản ngày một phong phú, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn sản
phẩm bảo hiểm cũng như lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm mà mình tin cậy để
tham gia mua bảo hiểm cho tài sản của mình.
Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một nâng cao.
Con người khơng chỉ muốn bảo vệ mình và những người thân của mình mà ngày
càng có nhu cầu bảo vệ tài sản của mình, tránh những mất mát q lớn về mặt tài
chính. Trong cuộc sống, khơng ai có thể tránh được những rủi ro khơng may sẽ
đến với mình. Do đó, con người cần phải có khả năng tài chính đủ mạnh để có
thể khắc phục được những tổn thất do rủi ro mang lại. Tuy nhiên, trên thực tế
khơng phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để khắc phục những sự cố đó, nhanh
chóng ổn định cuộc sống của mình. Do đó, họ có nhu cầu chuyển rủi ro của mình
sang cho người khác bằng cách tham gia vào bảo hiểm. Họ mua bảo hiểm cho tài
sản của mình tại doanh nghiệp bảo hiểm mà họ tin cậy. Khi đó, họ đã chuyển rủi
ro mà mình có khả năng gánh phải sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Khi có rủi
ro xảy ra, gây tổn thất về tài chính của họ, thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra
bồi thường kịp thời, giúp họ nhanh chóng khơi phục lại cuộc sống và hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Như vậy, bên mua bảo hiểm khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản,
điều mà họ hướng đến là khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ nhanh chóng thực hiện lời cam kết của mình – bồi thường cho người được bảo
hiểm – để họ có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Doanh nghiệp bảo hiểm chân chính cũng muốn nhanh


GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

1


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

chóng thực hiện lời hứa của mình để lấy uy tín cho doanh nghiệp mình. Qua đó,
thu hút khách hàng về doanh nghiệp mình.
Qua đó cho thấy, nhu cầu tham gia vào quan hệ bảo hiểm nói chung và
bảo hiểm tài sản nói riêng ngày một tăng. Tuy nhiên, vì đây là lĩnh vực cịn khá
mới mẻ ở Việt Nam, quy định của pháp luật còn nhiều vấn đề cho rõ ràng. Trong
đó, các quy định của pháp luật về sự kiện bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản
nói riêng cịn ít và tản mạn. Trong khi đó, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản đóng một vai trị rất quan trọng trong quan hệ bảo hiểm tài sản. Đó là căn cứ
để xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm. Chính sự quy định thiếu rõ ràng của pháp luật cùng với sự phức tạp của
lĩnh vực này làm cho các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản khơng có
cách hiểu thống nhất về sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản. Vì vậy, việc
vận dụng pháp luật về sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản để giải quyết
tranh chấp giữa các bên còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất và chưa có tính
thuyết phục cao. Điều này, dẫn đến long tin của nhân dân vào pháp luật không
cao, các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản thường lợi dụng kể hở của
pháp luật để thu lợi bất chính.
Do đó, để tránh tình trạng này, nêu cao được vai trò của bảo hiểm tài sản
trong đời sống, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào quan hệ
bảo hiểm tài sản, tránh tình trạng thu lợi bất chính từ việc tham gia vào thị trường

bảo hiểm tài sản, thì việc nghiên cứu về sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
cả về mặt lý luận và thực tiễn là hoàn toàn cần thiết. Do đó, tác giả đã chọn đề
tài: “ Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản” để làm khoá luận tốt nghiệp của
mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong bảo hiểm tài sản có rất nhiều mảng nhỏ khác nhau như: Vấn đề về
hợp đồng bảo hiểm tài sản, chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, sự kiện bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản….Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý, thì khố
luận chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về sự kiện bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ
bảo hiểm tài sản khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Các vấn đề khác có liên quan trong
bảo hiểm tài sản như hợp đồng bảo hiểm tài sản, chủ thể trong bảo hiểm tài sản,
… khố luận sẽ khơng đề cập tới.

GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

2


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu các quy định của pháp luật về sự kiện bảo hiểm trong bảo
hiểm tài sản, chúng ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu . Các
sự vật hiện tượng đều có mối liện hệ với nhau. Do đó, để có cái nhìn tồn diện về
một sự vật hiện tượng nào đó, con người thường sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lê nin với phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch
sử để nghiên cứu về sự vật hiện tượng đó. Vì vậy, để bài khố luận của mình có

cái nhìn tồn diện về sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản tác giả cũng sử
dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Tác giả sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp. Phân tích các quy định của pháp luật , qua đó, tổng hợp
lại để có nhận diện sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, nắm được các đặc
trưng của nó. Ngồi ra, tác giả còn sử dụng phương pháp liệt kê, liệt kê các quy
định của pháp luật để có một cái nhìn tồn diện hơn về sự kiện bảo hiểm trong
bảo hiểm tài sản. Phương pháp so sánh cũng được áp dụng, để so ánh sự kiện bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản với sự kiện bảo hiểm trong các loại hình bảo hiểm
khác.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khố luận là nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản. Phân tích các nội dung của pháp luật về sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản, cũng như thực tiễn áp dụng như thế nào, tìm ra những bất cập hạn chế cần
được bổ sung, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ pháp luật về sự
kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản.
5. Ý nghĩa khoa học của khoá luận
Với việc tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cũng
như các quy định của pháp luật về sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, khố
luận cũng đã đóng góp một số ý nghĩa nhất định:
Thứ nhất, khố luận đã phân tích các vấn đề mang tính lý luận về
sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, từ đó, làm rõ hơn các đặc trưng cũng
như bản chất của sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản.
Thứ hai, khoá luận phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam
về sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, cũng như thực trang áp dụng các quy
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

3



Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

định của pháp luật trên thực tế. Qua đó, làm rõ những bất cập hạn chế của pháp
luật trong lĩnh vực này, cũng như ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động kinh
doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng.
Thứ ba, khố luận đưa ra một số giải pháp cụ thể cho việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản. Qua đó, góp phần làm lành mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi lời mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về sự kiện bảo hiểm và pháp luật điều chỉnh về
sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản.
Chương 2: Vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về sự
kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản và hướng hoàn thiện.

GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

4


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

CHƢƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ KIỆN BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH VỀ SỰ KIỆN BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
1.1.


Khái niệm sự kiện bảo hiểm và sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản
Trong đời sống xã hội, con người phải thường xuyên có mối quan hệ tác

động qua lại với tự nhiên và xã hội. Chính q trình tác động đó, giúp cho con
người tạo ra những sản phẩm, những giá trị cần thiết phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống của mình. Trong mối quan hệ tác động qua lại đó, con người ln chịu sự
chi phối của các quy luật khách quan của tự nhiên, cũng như sự tác động của điều
kiện kinh tế xã hội. Những tác động đó có thể là những tác động tích cực hoặc
tiêu cực. Những tác động tiêu cực diễn ra một cách ngẫu nhiên, đôi khi không
lường trước được. Chúng gây ra những tác hại to lớn đối với đời sống của con
người, gây thiệt hại cho tài sản của con người. Những tác hại tiêu cực này được
gọi là những rủi ro.
Như vậy, rủi ro là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro, chẳng
hạn:
Theo Frank Knight: “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”.1
Theo Allan Willett: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc
xuất hiện một biến cố không mong đợi”.2
Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất.3
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuỷ thì: “ Rủi ro là những tình huống
bất trắc xảy ra ngoài ý muốn của con người là nguyên nhân gây ra những tổn thất
nhất định về mặt vật chất hoặc tinh thần”.
Tác giả đồng tình với quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn thị Thuỷ về rủi ro.
Bởi vì,nhìn chung, dù định nghĩa dưới góc độ nào, thì thuật ngữ rủi ro cũng chứa
đựng sự không chắc chắn; tổn thất hoặc hậu quả do một hoặc nhiều nguyên nhân
gây ra. Chúng xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Nó tồn tại và
gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Con người không thể triệt tiêu rủi

1


PTS. Nguyễn Ngọc Định – Nguyễn Tiến Hùng – Hồ Thuỷ tiên, (1997), Lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài
chính,
2
PTS. Nguyễn Ngọc Định – Nguyễn Tiến Hùng – Hồ Thuỷ tiên, (1997), Lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài
chính,
3
PTS. Nguyễn Ngọc Định – Nguyễn Tiến Hùng – Hồ Thuỷ tiên, (1997), Lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài
chính,

GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

5


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

ro mà chỉ có thể giảm thiểu rủi ro, hạn chế những ảnh hưởng của rủi ro mang lại
cho con người và xã hộ.Rủi ro chỉ là sự không chắc chắn, là nguyên nhân của tổn
thất chứ không phải là tổn thất. Do đó, con người nghĩ ra nhiều phương thức
khác nhau để xử lý rủi ro bao gồm: tránh né rủi ro, gánh chịu rủi ro, hoán chuyển
rủi ro, giảm thiểu rủi ro.
Tránh né rủi ro: Con người không thể né tránh tất cả rủi ro và trên
thực tế chỉ có thể tránh né rủi ro khi có thể có sự lựa chon và trong đó việc chấp
nhận rủi ro này tránh né rủi ro kia là hợp lý. Vì vậy, khi khơng thể áp dụng
phương thức này người ta nghĩ đến việc áp dụng phương thức khác.
Gánh chịu rủi ro: Đây là phương thức dễ thực hiện nhất khi con
người khơng cịn sự lựa chọn nào khác để giải quyết tốt hơn.

Hoán chuyển rủi ro: Rủi ro khơng thể tránh né. Do đó, con người
tìm cách chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro sang người khác. Ngày nay, con
người hoán chuyển rủi ro bằng cách tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Qua đó, họ
đã chuyển một phần hoặc tồn bộ rủi ro mà mình có khả năng gánh phải sang cho
doanh nghiệp bảo hiểm. Mặt khác, thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
các nhà kinh doanh bảo hiểm cịn có thể thống kê tương đối chính xác khả năng
xảy ra tổn thất trong tương lai. Qua đó, có thể đưa ra nhiều biện pháp để giảm
thiểu rủi ro.
Giảm thiểu rủi ro: Rủi ro luôn tồn tại một cách khách quan và gắn
liền với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, con người có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro.
Tóm lại, trong các phương thức xử lý rủi ro, thì hốn chuyển rủi ro và
giảm thiểu rủi ro có tác động qua lại nhau và là các phương pháp tối ưu nhất để
xử lý rủi ro. Thơng qua q trình hốn chuyển rủi ro, con người có thể tìm ra
nhiều cách thức để giảm thiểu rủi ro.mặt khác, nhờ rủi ro được giảm thiểu tới
mức có thể sẽ giảm khả năng gánh chịu tổn thất của các chủ thể tham gia vào quá
trình hốn chuyển rủi ro. Do đó, con người để bảo vệ tài sản của mình đã tham
gia vào các quan hệ bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm cho tài sản đó.
Hiện nay, vấn đề bảo hiểm đang được nhiều người quan tâm. Bảo hiểm có
vai trị rất lớn trong đời sống xã hội của con người. Nhờ có bảo hiểm, khi gặp
những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đời sống mà hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì, con người nhanh chóng
khắc phục tổn thất ổn định cuộc sống của mình. Từ đó, họ n tâm lao động sản
xuất, đạt hiệu quả cao trong lao động, góp phần vào sự phát triển chung của toàn
xã hội. Như vậy, bảo hiểm là một trong những cách thức xử lý rủi ro có hiệu quả.
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

6



Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

Vậy bảo hiểm là gì? Và bảo hiểm tài sản là gì?
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm như:
“Bảo hiểm là sự đóng góp của số đơng vào sự bất hạnh của số ít.”4
“Bảo hiểm là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp
một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất
cộng đồng và có thể dự tính được.”5
“ Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít
người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng
cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và
từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho những thành viên trong cộng đồng không
may bị thiệt hại do những rủi ro gây ra.”6
Như vậy, dù định nghĩa bảo hiểm dưới góc độ nào đi nữa, thì bảo hiểm
phải là sự kết hợp của nhiều người để hình thành một quỹ tiền tệ nhất định. Trên
cơ sở đó, khi có rủi ro xảy ra đối với các thành viên trong nhóm thì chủ thể quản
lý quỹ tiền tệ này có trách nhiệm trích một phần tiền từ quỹ để chi trả cho người
bị tổn thất, căn cứ vào mức đóng góp của người đó cũng như sự thoả thuận của
các bên trước đó. Như vậy, trong quan hệ bảo hiểm này, cần phải có một bên
đóng góp tiền vào quỹ tài chính chung; một bên là bên quản lý quỹ tài chính đó
và cam kết chi trả bảo hiểm cho các đối tượng đóng góp vào quỹ tài chính chung
đó.
Bảo hiểm tài sản là gì?
- “Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm.
Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, huỷ hoại về vật chất người
bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị
thiệt hại thực tế và mức đảm bảo đã thỏa thuận trong hợp đồng.”7
- “ Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm

thu phí bảo hiểm của người mua bảo hiểm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định
trên giá trị của tài sản và cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi có
sự kiện bảo hiểm xảy ra.”8
4

PTS. Nguyễn Ngọc Định – Nguyễn Tiến Hùng – Hồ Thuỷ Tiên, (1997), Lý thuyết bảo hiểm , NXB Tài
chính,
5
PTS. Nguyễn Ngọc Định – Nguyễn Tiến Hùng – Hồ Thuỷ Tiên, (1997), Lý thuyết bảo hiểm , NXB Tài
chính,
6
Lý Minh triết, (2006), Pháp luật về bảo hiểm tài sản thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ
luật học,
7
PTS. Nguyễn Ngọc Định – Nguyễn Tiến Hùng – Hồ Thuỷ Tiên, (1997), Lý thuyết bảo hiểm , NXB Tài
chính,
8
Nguyễn Thị Thuỷ, (1997), Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Luận án tiến
sĩ luật học,

GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

7


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

Như vậy, từ các định nghĩa về bảo hiểm và bảo hiểm tài sản thì khơng

phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường một khoản tiền cho
người được bảo hiểm. Theo các định nghĩa trên, chỉ khi nào xảy ra sự kiện bảo
hiểm theo đúng nội dung hai bên đã thỏa thuận và bên mua bảo hiểm đã đóng phí
bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm mới bồi thường cho bên được bảo hiểm. Từ
đó, có thể nói nghĩa vụ bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm trong bảo hiểm là
nghĩa vụ phát sinh có điều kiện, tức là khi các điều kiện đó xảy ra thì trách nhiệm
bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm mới phát sinh.
Như vậy, sự kiện bảo hiểm là gì? Hiện nay, chưa có một khái niệm rõ ràng
nào về sự kiện bảo hiểm, theo quan điểm của một số tác giả thì sự kiện bảo hiểm
được hiểu như sau:
“Sự kiện bảo hiểm có thể hiểu là các sự kiện khách quan do hai
bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm.” 9
Như vậy, sự kiện bảo hiểm trước tiên đó phải là các sự kiện khách quan.
yếu tố khách quan ở đây có thể hiểu là khơng phụ thuộc vào ý chí của các bên
tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm không
xác định được thời điểm xảy ra sự kiện, cũng như mức độ, tác hại do sự kiện đó
gây ra. Mặt khác, tại sao khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả
tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm?. Điều này xuất phát từ bản chất của các sự
kiện bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là các sự kiện khách quan đối với các bên tham
gia vào quan hệ bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ ảnh xấu đối với bên
được bảo hiểm. Do đó, họ khơng mong muốn các sự kiện này xảy ra. Tuy nhiên,
họ lại khơng kiểm sốt được các sự kiện bảo hiểm này, nên họ mua bảo hiểm cho
các trường hợp đó để khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
chi trả tiền bảo hiểm. Qua đó cho thấy, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, nó tìm ẩn
các rủi ro mà các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm đều khơng mong muốn các
rủi ro đó xảy ra. Bởi vì, như ở trên đã nêu, rủi ro là nguyên nhân gây ra những
tổn thất về mặt vật chất và tinh thần. Như vậy, có thể nói sự kiện bảo hiểm là
những sự kiện làm phát sinh các rủi ro.
Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro đều được xem là rủi ro được bảo

hiểm. Rủi ro bảo hiểm là mức độ hay khả năng xảy ra sự cố, tức là một hoặc
nhiều sự cố dự tính trong các điều kiện bảo hiểm mà khi những sự cố này xảy ra
thì người bảo hiểm bắt buộc phải tiến hành trả tiền bồi thường tổn thất cho người

9

PGS.TS. Dương Thị Bình Minh chủ biên (1997), Luật tài chính, NXB TP. HCM,

GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

8


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

tham gia bảo hiểm. Từ đó có thể thấy, rủi ro được bảo hiểm là một trong những
căn cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là trả tiền bồi thường
hoặc không trả cho người được bảo hiểm.
Do đó, để rủi ro được xem là rủi ro được bảo hiểm thì phải thỏa mãn các
điều kiện:
Rủi ro phải có khả năng xảy ra: Tức là rủi ro này có khả năng xảy
ra trên thực tế trong quá trình bên mua bảo hiểm sở hữu hay sử dụng tài sản được
bảo hiểm. Bởi vì, nguyên lý của bảo hiểm là khơng có rủi ro thì sẽ khơng có bảo
hiểm.
-

Rủi ro phải có tính chất khơng xác định: Khơng xác định được rủi


ro có xảy ra hay khơng. Bởi vì, nếu biết chắc rủi ro sẽ xảy ra hoặc khơng xảy ra
thì đó khơng cịn là rủi ro nữa và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chấp nhận bảo
hiểm cho những trường hợp đó. Mặt khác, người mua bảo hiểm cũng như doanh
nghiệp bảo hiểm cũng không xác định được thời điểm rủi ro sẽ xảy ra . Đồng
thời, các bên tham gia quan hệ bảo hiểm cũng không xác định được mức độ tổn
thất do rủi ro mang lại đối với tài sản được bảo hiểm.
Rủi ro phải mang tính khách quan , xảy ra ngồi ý muốn và hành vi
của người tham gia bảo hiểm mới có thể được bảo hiểm. Nếu rủi ro xảy ra do
chính hành vi của người tham gia bảo hiểm thực hiện thì rủi ro đó phải được xem
xét trong mối quan hệ với lỗi và động cơ của người thực hiện hành vi mới được
coi là rủi ro được bảo hiểm hoặc rủi ro không thuôc diện bảo hiểm.
Rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro mang tính ngẫu nhiên.
Tức là những rủi ro được bảo hiểm khơng phải là những rủi ro mang tính tất yếu.
Những rủi ro này có thể xảy ra hoặc khơng xảy ra trên thực tế.
Tương tự với khái niệm về sự kiện bảo hiểm được nêu ở trên, tại khoản 10
Điều 3 luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì: “Sự kiện bảo hiểm là sự kiện
khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy
ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc
bồi thường cho người được bảo hiểm”.
Như vậy, theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, thì sự
kiện bảo hiểm trước tiên phải là sự kiện khách quan. Tuy nhiên, Luật kinh doanh
bảo hiểm năm 2000 không đưa ra khái niệm như thế nào là sự kiện khách quan.
Sự kiện khách quan ở đây có thể hiểu là các sự kiện tự nhiên như bão, động
đất,..., nhưng cũng có thể là do con người gây ra như hành vi của người thứ ba.
Mặt khác, các sự kiện khách quan này có được xem là sự kiện bất khả kháng hay
khơng? Theo Điều 161 Bộ luật dân sự 2005 thì: “ Sự kiện bất khả kháng là sự
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

9



Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và cũng không thể
khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép.” Như vậy, để trở thành sự kiện bất khả kháng phải thoả mãn ba điều kiện:
Đây phải là các sự kiện xảy ra một cách khách quan.
Đây phải là các sự kiện không thể lường trước được.
Sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Qua đó cho thấy, sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc do pháp
luật quy định trong luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có thể là sự kiện bất khả
kháng và cũng có thể khơng phải là sự kiện bất khả kháng. Như vậy, khi sự kiện
bảo hiểm là sự kiện bất khả kháng thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường
hay khơng? Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành không
đề cấp đến vấn đề này. Như vậy, có thể hiểu khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đúng
như trường hợp các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm và cũng không
thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có
nghĩa vụ phải bồi thường cho bên được bảo hiểm.
Tương tự Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Bộ luật dân sự 2005 cũng
đưa ra khái niệm về sự kiện bảo hiểm: “ Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan
do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì
bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, trừ trường hợp quy
định tại K2 Điều 346 của bộ luật này.”
Như vậy, khái niệm sự kiện bảo hiểm theo Bộ luật dân sự 2005 khơng có
gì khác mấy so với khái niệm sự kiện bảo hiểm trong lụât kinh doanh bảo hiểm
năm 2000. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2005 đưa ra trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm không phải bồi thường cho người được bảo hiểm mà sẽ bồi thường trực tiếp

cho bên nhận thế chấp, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong trường hợp tài sản được
bảo hiểm đã thế chấp cho người nhận thế chấp. Quy định này hồn tồn phù hợp,
bởi vì tại thời điểm đó bên nhận tài sản thế chấp mới là người có quyền lợi nhất
đối với tài sản được bảo hiểm. Khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại thì bên nhận
thế chấp tài sản là người bị thiệt hại nhiều nhất. Tuy nhiên, để nhận được tiền bồi
thường từ doanh nghiệp bảo hiểm, thì bên nhận tài sản thế chấp phải thông báo
cho daonh nghiệp bảo hiểm biết là tài sản đang được dùng để thế chấp.
Khái niệm sự kiện bảo hiểm được áp dụng chung cho tất cả các loại hình
bảo hiểm( bảo hiểm tài sản; bảo hiểm trách nhiệm dân sự; bảo hiểm con người).
Điều đặc biệt là luật không đưa ra khung cứng về các sự kiện là sự kiện bảo hiểm
( trừ đối với các loại hình bảo hiểm bắt buộc), mà cho phép các bên tự thoả
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

10


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

thuận. Điều này, tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tính
chủ động. Qua đó, tạo ra tính đa dạng của các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường.
Bảo hiểm tài sản cũng là một loại hình bảo hiểm trong bảo hiểm thương
mại. Do đó, nó cũng chịu sự chi phối của các đặc điểm chung của bảo hiểm
thương mại.Chính vì vậy, từ khái niệm sự kiện bảo hiểm chúng ta có thể đưa ra
khái niệm sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản. “ Sự kiện bảo hiểm trong bảo
hiểm tài sản là những sự kiện khách quan do các bên thảo thuận trong hợp đồng
hoặc do pháp luật quy định( Đối với bảo hiểm bắt buộc ) mà khi sự kiện đó xảy
ra gây tổn thất cho tài sản được bảo hiểm thì bên bảo hiểm phải bồi thường cho
bên được bảo hiểm”.

Nhìn chung, khái niệm sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản khơng có
gì khác so với sự kiện bảo hiểm nói chung, bởi vì bảo hiểm tài sản là một trong
ba loại hình bảo hiểm trong bảo hiểm thương mại. Tuy nhiên, đối tượng mà các
sự kiện trong bảo hiểm tài sản hướng đến chỉ có thể là tài sản được bảo hiểm. Do
đó, khi một sự kiện xảy ra nhưng không gây thiệt hại cho tài sản đang được bảo
hiểm thì sự kiện đó khơng phải là sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản.
Như vậy, các sự kiện xảy ra được xem là sự kiện bảo hiểm khi chúng
mang đến những rủi ro và những rủi ro này gây ra thiệt hại cho tài sản đang được
bảo hiểm. Khi sự kiện đó xảy ra, nó buộc bên bảo hiểm phải xác định được có
tổn thất cho tài sản mà mình đang nhận bảo hiểm hay không?, mức độ tổn thất
như thế nào? ...Tuy nhiên, để xác định dược những điều này, khi có một hoặc
nhiều sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên bảo hiểm phải nhanh chóng triển khai các
nghiệp vụ của mình. Qua đó, có thể nói, khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra chúng
có ý nghĩa nhất định trong quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói
riêng. Đó chính là tiền đề làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp
bảo hiểm đối với bên được bảo hiểm. Là căn cứ để các bên tham gia vào quan hệ
bảo hiểm tài sản thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi sự kiện bảo hiểm
tài sản xảy ra. Qua việc thực hiện hàng loạt các quyền và nghĩa vụ của các bên,
để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện trách nhiệm bảo hiểm của
mình hay khơng. Đó chính là trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi
thường thiệt hại cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
1.2. Phân loại sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản.
Tác giả xin đưa ra một số tiêu chí để phân loại sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm
tài sản.
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

11



Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

♦ Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất cho tài sản được bảo hiểm thì sự
kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản được chia thành: Sự kiện bảo hiểm trong
bảo hiểm cháy, nổ; sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm trộm cắp; sự kiện bảo hiểm
trong bảo hiểm va chạm.
♦ Căn cứ vào dạng tài sản đang được bảo hiểm thì sự kiện bảo hiểm trong
bảo hiểm tài sản có thể được phân thành: Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm thân
tàu; sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa; sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm
nhà; sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm xe; sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng
không.
♦ Nếu căn cứ vào hậu quả do rủi ro mang lại thì sự kiện bảo hiểm trong
bảo hiểm tài sản được chia thành: Sự kiện bảo hiểm gây ra hậu quả làm tài sản
được bảo hiểm bị hư hỏng; sự kiện bảo hiểm gây ra hậu quả làm tài sản được bảo
hiểm bị mất mát; sự kiện bảo hiểm gây hậu quả làm chậm chuyển giao tài sản.
Như vậy, trên thực tế, các sự kiện bảo hiểm xảy ra rất đa dạng. Khi một sự
kiện này xảy ra nó dẫn đến rủi ro và khả năng gây ra những hậu quả tương ứng
với các rủi ro đó. Ngược lại, với một sự kiện khác thì sẽ mang đến rủi ro khác
dẫn đến thiệt hại khác nhau. Như vậy, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
luôn luôn chứa đựng các rủi ro có khả năng gây ra những tổn thất nhất định.
Đưới đây, tác giả xin phân tích một số sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
gây ra những tổn thất nhất định đối với từng loại tài sản.
1.2.1. Sự kiện bảo hiểm gây hậu quả làm tài sản đƣợc bảo hiểm bị hƣ hỏng
Trong cuộc sống, các sự kiện bảo hiểm xảy ra rất phức tạp, con người
không thể lường trước được và cũng không thể triệt tiêu các sự kiện đó. Khi một
sự kiện bảo hiểm xảy ra nó tác động xấu đến tài sản đang được bảo hiểm. Sự tác
động đó có thể làm cho tài sản đang được bảo hiểm bị hư hỏng. Gây ra những
thiệt hại nhất định về vật chất cho người được bảo hiểm. Do đó, con người mua

bảo hiểm tài sản cho những trường hợp này nhằm hoán chuyển những tổn thất đó
cho bên nhận bảo hiểm.
Ví dụ: A là chủ sở hữu một chiếc tàu. A mua bảo hiểm thân tàu tại doanh
nghiệp bảo hiểm B. Trên đường vận chuyển hàng hoá, chiếc tàu này bị một tàu
khác đâm vào, tàu bị vỡ và chìm. Sự việc trên đã làm cho tàu của A bị hư hỏng
nặng. Như vậy, trong trường hợp này, A đã mua bảo hiểm thân tàu cho tài sản
của mình. Trong hợp đồng bảo hiểm, bên nhận bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm
cho trường hợp tàu bị va đâm, bị chìm. Do đo, khi sự kiện tàu của A bị tàu khác
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

12


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

đâm vào gây ra sự cố chìm tàu dẫn đến thiệt hại về tài sản cho A, thì doanh
nghiệp bảo hiểm B có trách nhiệm thực hiện lời cam kết của mình là bồi thường
thiệt hại cho A theo như thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã ký
kết.
Tương tự, B mua bảo hiểm vật chất cho ơ tơ của mình tại doanh ngiệp bảo
hiểm C. Sau đó, xe bị tai nạn trên đường lưu thơng làm đầu xe bị hư hỏng tồn
bộ. Sự việc này nằm trong trường hợp mà B đã mua bảo hiểm tại doanh nghiệp
bảo hiểm C. Do đó, C có trách nhiệm bồi thường cho B.
Qua các ví dụ trên cho thấy, đối với các sự kiện bảo hiểm dẫn dến tài sản
bị hư hỏng thì khi các sự kiện đó xảy ra, chúng mang đến những rủi ro có nguy
cơ gây ra cho tài sản đang được bảo hiểm những hư hỏng làm cho giá trị tài sản
bị giảm sút. Trên thực tế, có rất nhiều sự kiện bảo hiểm đáp ứng yêu cầu này, nên
doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào đó để đưa ra những sản phẩm bảo hiểm khác

nhau. Tạo nên tính đa dạng cho các sản phẩm trên thị trường bảo hiểm.
1.2.2. Sự kiện bảo hiểm gây hậu quả làm tài sản bị mất mát
Tương tự với các sự kiện bảo hiểm gây hậu quả tài sản bị hư hỏng, thì
cũng có những sự kiện bảo hiểm mà khi những sự kiện đó xảy ra, sẽ làm cho tài
sản đang được bảo hiểm bị mất mát. Tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh
chịu khi những sự kiện bảo hiểm này xảy ra là tài sản của họ khơng cịn nữa, họ
khơng thể thực hiện quyền chiếm hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản hoặc cả
hai quyền năng này. Trong khi đó, đối với quyền định đoạt tài sản thì chủ sở hữu
tài sản vẫn thực hiện được quyền này. Thiệt hại về mặt vật chất mà người được
bảo hiểm phải gánh chịu đó là tồn bộ giá trị của tài sản.
Ví dụ 1: A mua bảo hiểm cháy nổ cho lô hàng của mình được lưu giữ tại
kho. Tuy nhiên, khơng may là kho hàng bị cháy do chập điện làm số hàng trong
kho bị thêu cháy toàn bộ. Như vậy, khi sự kiện cháy kho hàng xảy ra dẫn đến hậu
quả là toàn bộ hàng trong kho đều bị cháy. Trong trường hợp này, chủ hàng phải
gánh chịu một tổn thất rất nặng nề là tài sản khơng cịn nữa.
Ví dụ 2: A mua bảo hiểm trộm cắp cho kho hàng của mình tại doanh
nghiệp bảo hiểm B. Sau đó, trộm đột nhập vào kho hàng của A lấy đi một số
hàng để trong kho. Như vậy, với sự kiện trộm đột nhập vào kho hàng dẫn đến rủi
ro có khả năng tài sản đang được bảo hiểm sẽ mất. Trong trường hợp này tài sản
trong kho hàng được bảo hiểm đã mất và thiệt hại đã xảy ra. Như vậy, doang
nghiệp bảo hiểm B đã nhận bảo hiểm cho trường hợp này thì khi sự kiện bảo
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

13


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền


hiểm xảy ra B có nghĩa vụ phải bồi thường cho A tổn thất mà A phải gánh chịu
theo như hợp đồng bảo hiểm hai bên đã ký kết.
Tóm lại, đối với những sự kiện gây ra hậu quả làm tài sản bị mất mát,
doanh nghiệp bảo hiểm có thể dựa vào đó đưa ra mức phí cho những sản phẩm
bảo hiểm của mình. Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể căn cứ vào hậu
quả do sự kiện bảo hiểm gây ra để xác định mình có nghỉa vụ phải bồi thường
hay khơng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
1.2.3. Sự kiện bảo hiểm gây hậu quả làm chậm chuyển giao tài sản
Ngày nay, tài sản được đem ra để thực hiện các giao dịch ngày một phổ
biến. Tại một thời điểm tài sản có thể thuộc quyền quản lý của chủ thể này,
nhưng vào thời điểm khác tài sản đó lại thuộc quyền quản lý của chủ thể khác.
Như vậy, để có sự chuyển dịch này thì các chủ thể phải có thời gian để chuyển
giao tài sản. Tuy nhiên, con người luôn phải đối mặt với các nguy cơ có khả năng
làm thiệt hại đến tài sản. Nếu những sự kiện này xảy ra gây thiệt hại cho tài sản
thì khơng thể thực hiện giao dịch,mà cần phải có thời gian để khắc phục tổn thất
- tức là việc chuyển giao tài sản đã bị hỗn lại.Các sự kiện có khả năng gây ra
hậu quả làm chậm chuyển giao tài sản có thể là các sự kiện bảo hiểm gây ra hậu
quả tài sản bị hư hỏng , bị hao hụt....
Ví dụ 1: A mua bảo hiểm cho căn nhà của mình tại doanh nghiệp bảo
hiểm B. Sau đó, A bán căn nhà này cho C và hẹn ngày 20/02/2010 sẽ bàn giao
nhà cho C. Tuy nhiên, vào ngày 16/02/2010, căn nhà này bị cháy và rơi vào
trường hợp mà B đã nhận bảo hiểm. Do đó, A cần phải sữa chữa lại căn nhà
trước khi bàn giao cho C. Vì vậy, khơng thể bàn giao nhà đúng như thời hạn mà
A và C đã thoả thuận.
Như vậy, trong ví dụ này, sự kiện nhà bị cháy gây ra thiệt hại cho căn nhà
đã dẫn đến hậu quả là A không thể bàn giao căn nhà này cho C đúng như thoả
thuận. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là sự kiện này cũng là sự kiện dẫn đến tài
sản bị hư hỏngnhư đã phân tích ở phần trên.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A mua bảo hiểm cho lơ hàng của mình tại cơng ty
bảo hiểm M,và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với lơ hàng đó. Sau đó, A bán lơ

hàng này cho doanh nghiệp B. Hàng đang để trong kho đợi đến ngày thoả thuận
giao cho B. Tuy nhiên, kho hàng bị trộm đột nhập lấy đi một số trong kho. Do
đó, A cần có thêm thời gian để làm đủ số hàng giao cho B. Vì vậy, khơng thể
giao hàng đúng hẹn được.
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

14


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

Như vậy, trong trường hợp này, sự kiện bảo hiểm xảy ra không chỉ làm
mất mát tài sản mà còn làm chậm chuyển giao tài sản. Vấn đề cần xem xét ở đây
là, với những sự kiện gây ra hậu quả chậm chuyển giao tài sản, thì bên được bảo
hiểm ngồi việc chịu tổn thất về tài sản,cịn phải gánh chịu trách nhiệm do chậm
chuyển giao tài sản trong giao dịch với B. Như vậy, đối với những trường hợp
này, bên được bảo hiểm đồng thời phải gánh chịu một lúc hai tổn thất.
Tóm lại, các sự kiện bảo hiểm trên thực tế rất đa dạng và phức tạp. Cùng
một sự kiện nhưng có thể mang đến nhiều hậu quả cho tài sản. Do đó, doanh
nghiệp bảo hiểm phải lựa chọn những hậu quả nào mình có thể chấp nhận bảo
hiểm và đưa ra từng mức phí cho các loại sản phẩm bảo hiểm cho phù hợp.
1.3. Các đặc trƣng của sự kiện bảo hiểm
1.3.1. Các đặc trƣng
1.3.1.1. Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là sự kiện pháp lý
Như đã trình bày ở phần trên, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, sẽ làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản. Sự
kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là căn cứ để xác định trách nhiệm của bên
bảo hiểm đối với bên được bảo hiểm. Như vậy, sự kiện bảo hiểm xảy ra gắn với

các hậu quả pháplý nhất định, buộc các bên phải tuân thủ. Qua đó, có thể thấy, sự
kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là một sự kiện pháp lý. Vậy sự kiện pháp lý
là gì?
Sự kiện pháplý là những điều kiện, hồn cảnh, tình huống của đời sống
thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với
sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật.10
Qua đó cho thấy, các điều kiện, hồn cảnh, tình huống của đời sống thực
tế là các sự kiện khách quan do thiên nhiên hoặc con người tạo ra. Sự xuất hiện
hay mất di của các yếu tố này không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong quan
hệ pháp luật đó. Đồng thời, sự xuất hiện hay mất đi của các sự kiện này sẽ gắn
với các hậu quả pháp lý nhất định. Như vậy, theo khái niệm sự kiện bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản đã được phân tích ở phần trên, thì sự kiện bảo hiểm trong
bảo hiểm tài sản cũng là các sự kiện khách quan mà sự xuất hiện hay mất đi của
chúng cũng không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong quan hệ pháp luật bảo
hiểm tài sản. Mặc khác, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản xảy ra sẽ làm
10

Tài liệu hướng dẫn môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật ( 2004), trường Đại học luật thành phố
Hồ Chí Minh, lưu hành nội bộ,

GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

15


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Như vậy, một lần nữa có thể khẳng định sự kiện

bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là sự kiện pháp lý. Vì sự kiện bảo hiểm trong
bảo hiểm tài sản là sự kiện pháp lý nên nó buộc các bên phải tuân thủ những quy
định của pháp luật khi sự kiện đó xảy ra. Khi sự kiện đó xảy ra nếu một trong các
bên trong quan hệ pháp luật bảo hiểm tài sản khơng thực hiện nghĩa vụ của mình
thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lý, bên còn lại trong quan hệ pháp luật đó
có quyền khởi kiện bên vi phạm nghĩa vụ ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết
tranh chấp.
Tuy nhiên, bảo hiểm tài sản là một lĩnh vực có tính chất đặc thù. Do đó, sự
kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản cũng có những nét riêng so với sự kiện
pháp lý trong các lĩnh vực khác. Đối với sự kiện pháp lý trong một số lĩnh vực thì
chỉ cần sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật quy định gắn
với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật thì khi sự kiện đó xuất
hiện nó sẽ được xem là sự kiện pháp lý.
Thế nhưng trong sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản thì không như
vậy. Khi một sự kiện do các bên trong quan hệ bảo hiểm tài sản thoả thuận hoặc
do pháp luật quy định xuất hiện thì chưa hẳn sẽ làm phát sinh trách nhiệm bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cho bên được bảo hiểm. Nghĩa vụ của doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi sự kiện đó xuất hiện gắn với các hậu quả nhất
định ( tức là sự kiện đó xuất hiện mang lại thiệt hại về tài sản cho bên được bảo
hiểm, đồng thời sự kiện đó xảy ra không do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm và
không rơi vào các trường hợp loại trừ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm,
bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm).
Ví dụ: Ơng A mua bảo hiểm cháy cho căn nhà của mình tại doanh nghiệp
bảo hiểm B. Sau đó, do mâu thuẫn với vợ, ơng A mua xăng về đốt căn nhà của
mình. Trong trường hợp này mặc dù sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng do lỗi
của ông A nên doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường trong trường hợp
này( Tức là trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đã bị loại trừ).
Như vậy, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là một sự kiện pháp lý
nhưng không phải tất cả các sự kiện bảo hiểm xảy ra đều được xem là một sự
kiện pháp lý, mà nó còn phải thoả mãn một số điều kiện nhất định.


GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

16


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

1.3.1.2. Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản đƣợc các bên quy định
trong hợp đồng bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm soạn sẵn và có thể thay
đổi
Hợp đồng là phương tiện phản ánh và ghi nhận sự thoả thuận và cam kết
giữa các bên chủ thể. Là nơi thể hiện ý chí của các bên khi tham gia vào quan hệ
pháp luật.
Trong bảo hiểm tài sản, trừ một số nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc do nhà
nước quy định, đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác thì các chủ thể được quyền
lựa chọn có tham gia vào quan hệ bảo hiểm đó hay khơng. Đồng thời, các bên
tham gia vào các quan hệ bảo hiểm này được quyền thoả thuận các điều khoản
trong hợp đồng ( bao gồm các điều khoản về phạm vi bảo hiểm, các điều khoản
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm…).
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, mục đích của họ khi tham gia vào quan
hệ bảo hiểm là nhằm tìm kiếm lợi nhuận do hoạt động này mang lại. Do đó, họ
phải tính tốn, dự liệu các trường hợp có thể xảy ra mang lại thiệt hại cho tài sản
của người được bảo hiểm. Để từ đó họ đưa ra các nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau
cho từng loại tài sản và từng hoàn cảnh khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng. Mặt khác, họ cũng phải dự liệu được xác xuất của các rủi ro có
thể xảy ra, những rủi ro nào họ có thể bảo hiểm và những rủi ro nào họ khơng
bảo hiểm để có thể thu hút được khách hàng và cạnh tranh được với các doanh

nghiệp bảo hiểm khác. Do đó, khi đưa ra thị trường một nghiệp vụ bảo hiểm nào
thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã liệt kê ra các trường hợp có thể bảo hiểm và
các trường hợp khơng thể bảo hiểm. Các trường hợp này chính là các loại rủi ro
mà sự kiện bảo hiểm có khả năng mang đến cho tài sản đang được bảo hiểm. Vì
vậy, doanh nghiệp bảo hiểm đã quy định sẵn những điều khoản bảo hiểm trong
hợp đồng.
Mặt khác, người được bảo hiểm là người hiểu rõ được tất cả các yếu tố có
liên quan đến tài sản của mình, những nguy cơ nào có khả năng xảy ra gây thiệt
hại cho tài sản của mình. Do đó, họ sẽ mua bảo hiểm cho tài sản của mình để
chuyển những rủi ro đó sang cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Như đã nói, hợp đồng là nơi thể hiện ý chí của các bên, tuy trong quan hệ
bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm là người đưa ra hợp đồng mẫu quy định
những điều khoản chủ yếu của hợp đồng như phạm vi bảo hiểm, đối tượng bảo
hiểm ( hợp đồng mẫu do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo). Thế nhưng, trong
một số trường hợp, nếu người mua bảo hiểm không đồng ý với những điều khoản
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

17


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

đó và muốn sữa đổi, bổ sung thì hai bên có thể thỏa thuận. Vì đối với mỗi một
hợp đồng bảo hiểm mẫu, nó thể hiện là một sản phẩm bảo hiểm của doanh ngiệp
bảo hiểm. Do đó, trong hợp đồng, họ đưa ra những phạm vi bảo hiểm chung cho
một số loại tài sản tương ứng với sản phẩm bảo hiểm đó. Tuy nhiên, trên thực tế,
có một số khách hàng họ muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm cho phù hợp với tính
chất tài sản của mình. Do đó, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm họ có thể yêu cầu

doanh nghiệp bảo hiểm sửa đổi, bổ sung những điều khoản đó. Như vậy, doanh
nghiệp bảo hiểm có thể xem xét lời đề nghị này, và có quyền chấp nhận hoặc
khơng chấp nhận.
Ví dụ: A mua bảo hiểm cháy nổ cho hàng hố của mình tại doanh nghiệp
bảo hiểm B. Tuy nhiên, trong hợp đồng mà B đưa ra khơng có trường hợp được
bảo hiểm mà A thấy cần phải mua. Do đó, A có thể yêu cầu B mở rộng phạm vi
bảo hiểm luôn cả trường hợp này, B có quyền chấp nhận hoặc khơng chấp nhận.
Nếu B chấp nhận thì trong hợp đồng bổ sung thêm trường hợp này.
Một vấn đề nữa khi đề cập đến hợp đồng bảo hiểm thì cũng cần phải nhắc
tới bộ quy tắc bảo hiểm. Bộ quy tắc bảo hiểm là một phần không thể thiếu trong
hợp đồng bảo hiểm. Các bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm ngoài việc phải
tuân thủ các nội dung trong hợp đồng bảo hiểm còn phải tuân thủ các quy định
trong bộ quy tắc bảo hiểm. Đối với một số loại sản phẩm bảo hiểm, thì bộ quy tắc
bảo hiểm do nhà nước xây dựng, chẳng hạn trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên,
cũng có những bộ quy tắc do danh nghiệp bảo hiểm xây dựng. Trong những
trường hợp mà bên mua bảo hiểm muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm không được
quy định trong hợp đồng bảo hiểm cũng như trong bộ quy tắc bảo hiểm cho
nghiệp vụ bảo hiểm đó cũng khơng quy định thì có thể thoả thuận với doanh
nghiệp bảo hiểm về vấn đề này và nó được xem là một điều khoản trong hợp
đồng bảo hiểm đó.
Thế nhưng, đặc điểm này không áp dụng đối với loại hình bảo hiểm bắt
buộc, bởi lẽ, trong bảo hiểm bắt buộc những điều khoản trong hợp đồng được cơ
quan nhà nước quy định sẵn. Các chủ thể khi rơi vào trường hợp phải mua bảo
hiểm bắt buộc thì phải mua bảo hiểm bắt buộc đó với những điều khoản về phạm
vi bảo hiểm đã được quy định sẵn, mà không được phép thoả thuận, làm thay đổi
những điều khoản đó.
Ví dụ: Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nhà nước
đã quy định về điều kiện bảo hiểm thì các bên trong quan hệ bảo hiểm không
được thoả thuận thay đổi điều kiện bảo hiểm.


GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

18


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

Mặt khác, sự kiện bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng – là căn cứ làm phát
sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm – để tránh xảy ra tranh
chấp giữa các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm khi sự kiện bảo hểm xảy ra, thì
sự kiện bảo hiểm nói riêng và sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản cần phải
được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Vì vậy, điều khoản về sự kiện bảo hiểm là
điều khoản bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ( Được thể hiện ở điều
khoản phạm vi bảo hiểm). Vấn đề này được quy định tại khoản 1 điều 13 Luật
kinh doanh bảo hiểm năm 2000, theo đó, trong hợp đồng bảo hiểm phải có nội
dung về phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm. Trong hợp
đồng bảo hiểm tài sản, điều khoản phạm vi bảo hiểm thường liệt kê ra các loại rủi
ro mà doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho nghiệp vụ bảo hiểm tài
sản đó. Như vậy, đây là một trong những điều khoản chính trong hợp đồng bảo
hiểm.
1.3.1.3. Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là các sự kiện khách quan
Như trong phần khái niệm đã nêu, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
là các sự kiện khách qua do các bên trong quan hệ bảo hiểm tài sản tự thỏa thuận
hoặc do pháp luật quy định. Yếu tố khách quan ở đây được xác định là khách
quan đối với các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm đó, sự kiện xảy ra sẽ khơng
phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản. Đồng
thời, nguyên nhân xảy ra các sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản có thể là
do thiên nhiên hoặc do con người gây ra.

1.3.1.4. Đối tƣợng tác động của sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là
các tài sản đang đƣợc bảo hiểm
Trong bảo hiểm tài sản, đối tượng chính là các tài sản đang được bảo
hiểm. Do đó, khi một sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản xảy ra thì nó sẽ
hướng sự tác động đến tài sản đang được bảo hiểm. Cụ thể trong những trường
hợp này, thì sẽ tác động vào tài sản gây ra những tổn thất nhất định cho tài sản
đang được bảo hiểm. Trong khi đó, đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự , khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra nhằm làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người được bảo
hiểm đối với người thứ ba. Trong bảo hiểm con người, đối tượng mà sự kiện bảo
hiểm chính là con người mà cụ thể là tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ của con
người.
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

19


Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

SVTH: Lê Thị Kim Miền

1.3.2. Phân biệt sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản với sự kiện bảo
hiểm trong các loại bảo hiểm khác của bảo hiểm thƣơng mại
1.3.2.1. Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm theo đó,doanh
nghiệp bảo hiểm tiến hành thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và
cam kết chi trả phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm theo cách
thức và trong phạm vi mức độ đã được hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Như vậy, trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì đối tượng bảo hiểm chính
là phần trách nhiệm dân sự - trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm
cho người thứ ba. Tuy nhiên, theo Điều 53 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000

thì: “ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu
cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho
người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm”. Từ quy định của pháp luật, có thể thấy
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ
phát sinh khi:
Có sự cố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của người được bảo
hiểm đối với người thứ ba, theo như sự thoả thuận của doanh nghiệp bảo hiểm và
người được bảo hiểm ( tức là có sự kiện bảo hiểm xảy ra).
Có u cầu địi bồi thường thiệt hại từ người bị thiệt hại đối với
người được bảo hiểm.
Như vậy, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự phải có lỗi
của người được bảo hiểm. Trong khi đó, đối với bảo hiểm tài sản, nếu sự kiện
bảo hiểm xảy ra do lỗi cố ý của người được bảo hiểm thì trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ không phát sinh. Chẳng hạn, một người mua bảo hiểm tài sản
cho lơ hàng của mình tại doanh nghiệp bảo hiểm A. Nếu chủ hàng đốt lô hàng đó
để nhận tiền bảo hiểm thì trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm A không
phải bồi thường.
Trong bảo hiểm tài sản, sự kiện bảo hiểm được thể hiện rõ qua điều
khoản về phạm vi bảo hiểm, thế nhưng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì
khơng có sự quy định cụ thể.
1.3.2.2.

Đối với bảo hiểm con ngƣời

Bảo hiểm con người là loại hình bảo hiểm có mục đích thanh toán những
khoản trợ cấp hoặc số tiền ấn định cho người được bảo hiểm hoặc người thụ
GVHD: Ths. Phan Thị Thành Dƣơng

20



×