Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
----------

TRẦN THỊ PHƢƠNG TRANG

ĐỀ TÀI:

TÀI SẢN “ẢO” TRÊN MẠNG – THỰC TRẠNG
PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
PHÁP LUẬT

GVHD: THẠC SĨ ĐỖ THÀNH CƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
NIÊN KHÓA: 2008 – 2012


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

ĐỀ TÀI:

TÀI SẢN “ẢO” TRÊN MẠNG – THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT


VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ PHƢƠNG TRANG
KHÓA: 33 - MSSV: 0855020150
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: THẠC SĨ ĐỖ THÀNH CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2012


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận
tình của các thầy cô Khoa luật Dân sự, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt là từ Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Thành Công với những hướng
dẫn quý báu về mặt học thuật cũng như kiến thức thực tế. Bên cạnh đó, sự ủng hộ
của gia đình cũng như tất cả bạn bè là nguồn lực để em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp một cách xuất sắc nhất. Khóa luận này chính là lời cám ơn chân thành đến
quý Thầy cô, cha mẹ và bạn bè đã luôn bên cạnh và ủng hộ em suốt thời gian qua.


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. VINNIC: (Vietnam Internet Network Information Center): Trung tâm

Internet Việt Nam.

2. VIAC: (Vietnam International Arbitration Center): Trung tâm Trọng tài
quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt
Nam
3. WOW:

World of Warcraft.

4. EULA: (End User License Agreemen): Thỏa thuận ngƣời dùng cuối.

5. M4G:

Market for Gamer


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TÀI SẢN “ẢO” VÀ CÁC GIAO DỊCH VỀ TÀI SẢN “ẢO”
HIỆN NAY ......................................................................................................... 6
1.1. Tài sản “ảo” trên mạng ........................................................................... 6
1.1.1.
Định nghĩa tài sản “ảo” ................................................................ 6
1.1.2.
Các loại tài sản “ảo” trên thực tế ................................................. 8
1.1.3.

Tính chất của tài sản “ảo” .......................................................... 18
1.1.3.1. Là phần mềm mơ phỏng đặc tính của thế giới thực ............. 18
1.1.3.2. Tính “duy trì liên tục” .......................................................... 19
1.1.3.3. Tính “độc quyền” (Exclusive) hay tính cạnh tranh
(Rivalrousness) .................................................................................. 19
1.1.3.4. Tính chuyển hóa, thay đổi giá trị một cách đặc thù
(Characteristics transmutational)....................................................... 20
1.1.3.5. Tính chuyển giao được (Transferable) ................................. 21
1.2. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo” và những bất
cập trong việc giải quyết tranh chấp hiện nay tại nƣớc ta ................. 22
1.2.1.
Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo” ............. 22
1.2.1.1.
Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến mạng xã hội, tài
khoản email, tài khoản trực tuyến ............................................. 22
1.2.1.2.
Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến Tên miền ....... 24
1.2.1.3.
Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo” trong
các trò chơi trực tuyến ............................................................... 25
1.2.2. Những bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp hiện nay ....... 27
1.2.2.1.
Đối với tranh chấp giữa nhà cung cấp và người chơi trong trò
chơi trực tuyến, giữa người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch
vụ ........................................................................................... 27
1.2.2.2.

Đối với tranh chấp giữa người chơi với nhau ................... 29

KẾT LUẬN CHƢƠNG I ............................................................... 30



Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

CHƢƠNG II: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TÀI SẢN “ẢO” CỦA
VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................. 32
2.1. Hệ thống pháp luật về tài sản “ảo” ........................................................... 32
2.1.1.
2.1.2.

Pháp luật về Tên miền................................................................ 32
Pháp luật về tài khoản email ...................................................... 34

2.1.3.
Pháp luật về tài khoản trực tuyến, mạng xã hội, mạng cá
nhân ................................................................................................... 37
2.1.4.
Pháp luật về tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến .................... 38
2.2. Xu hƣớng của các dự luật thay thế hiện nay............................................. 40
2.3. Vấn đề địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong pháp luật Việt Nam hiện nay
.................................................................................................... 42
2.4. Các quan điểm khác nhau về địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong trò chơi
trực tuyến .................................................................................................... 49
2.4.1.
Quan điểm của các nhà soạn luật ............................................... 49
2.4.2.
Quan điểm của các doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến trên
thị trường Việt Nam .......................................................................... 51
2.4.3.

Quan điểm của các luật gia ........................................................ 52
2.5. Quan điểm của một số nƣớc trên thế giới về địa vị pháp lý của tài sản “ảo”
.................................................................................................... 53

KẾT LUẬN CHƢƠNG II .............................................................................. 55

CHƢƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN “ẢO” TRÊN MẠNG .......................... 57
3.1. Hệ quả của việc công nhận hay không công nhận tài sản “ảo” trong các
trò chơi trực tuyến là tài sản theo pháp luật dân sự .............................. 58
3.1.1.
Hệ quả của việc công nhận ........................................................ 58
3.1.2.
Hệ quả của việc không công nhận ............................................. 60
3.2. Sự hợp lý trong việc công nhận tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến là
tài sản theo pháp luật dân sự .................................................................... 60


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Cơng – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

3.2.1.
Tính phi vật thể (tính “ảo”) và tính “tương đối” khơng làm ảnh
hưởng đến việc sở hữu hợp pháp tài sản “ảo” ................................... 62
3.2.2.
3.2.3.

Tài sản “ảo” có tính hàng hóa và giá trị sử dụng ....................... 63
Những lý thuyết pháp lý hỗ trợ lập luận cho rằng, người chơi nên là


đối tượng được công nhận quyền sở hữu tài sản “ảo” hơn so với nhà sản
xuất trò chơi ....................................................................................... 64
3.2.3.1.
Lý thuyết vị lợi .................................................................. 65
3.2.3.2.
3.2.3.3.

Lý thuyết Lockean ............................................................. 65
Lý thuyết nhân cách .......................................................... 66

3.3. Thực tế cho thấy tài sản “ảo” đang dần đƣợc thừa nhận địa vị pháp lý
và đƣợc bảo hộ bởi pháp luật – dù vẫn còn những bất cập chƣa đƣợc
giải quyết
........................................................................................... 67
3.3.1.
Vụ án Yan Yifan, Trung Quốc, năm 2007 ................................. 67
3.3.2.
Vụ trộm “1000 viên Long Châu cấp 12” trong trị chơi “Thế Giới
Hồn Mỹ”, năm 2010 ........................................................................ 68
3.4. Hoàn thiện pháp luật theo hƣớng bảo hộ tài sản “ảo” ....................... 70
3.4.1.
Đối với các quy định pháp luật .................................................. 72
3.4.2.
Đối với các cơ quan chức năng .................................................. 74
3.4.3.

Đối với nhà sản xuất, nhà phát hành và người chơi................... 74

KẾT LUẬN CHƢƠNG III ............................................................................ 77
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Cơng – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

LỜI NĨI ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự vận động tất yếu của lịch sử, xã hội loài người ngày nay đã có những
bước phát triển vượt bậc, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Cách đây
vài thập niên ít ai có thể nghĩ rằng thậm chí chúng ta có thể đi chợ, mua sắm hay
đơn giản là tra cứu thư viện tri thức khổng lồ của loài người chỉ bằng động tác
“click” chuột trên màn hình vi tính mà không cần ra khỏi nhà, không cần tốn quá
nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc - Tất cả là nhờ sự ra đời của Internet.1
Ban đầu con người cố gắng tạo ra vơ vàn những tiện ích giải trí như chơi các trị
chơi, âm nhạc, học tập, mua sắm, lưu trữ thông tin…nhằm đáp ứng nhu cầu nâng
cao cuộc sống của con người, sau đó là sự phát triển ý tưởng nhằm tạo ra một thế
giới “thứ hai” bên cạnh thế giới thật, tồn tại trong Internet. Tại đó, bạn có thể biến
mình thành một doanh nhân thành đạt với một công ty nổi tiếng, khối tài sản kếch
xù bằng chính ý tưởng và cơng sức bỏ ra, bạn kinh doanh, tìm việc làm hay thậm
chí là làm quen, trị chuyện, kết hơn với “một ai đó”.2 Trong một số trị chơi trực
tuyến, bạn có thể nhập vai thành một nhân vật trong trị chơi, tìm kiếm tài sản có giá
trị trong những cuộc đấu và bạn có thể nắm giữ những tài sản “rất có giá trị” trong
trị chơi này.3 Chính từ đây thuật ngữ “thế giới ảo” và “tài sản ảo” ra đời.
Tương tự như các nước trên thế giới, tại Việt Nam, những người quan tâm đến
thế giới trên Internet cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi: Thế giới thực bên ngoài được
con người quản lý bằng pháp luật, cịn thế giới ảo thì sao? Liệu tài sản “ảo” có được
coi là tài sản? Và nếu là tài sản thì tài sản đó thuộc về ai? Khi có tranh chấp về tài
sản “ảo” trong thế giới “ảo” thì luật nào được áp dụng để điều chỉnh?...
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay, các tranh chấp liên quan đến tài sản

“ảo” ngày càng tăng cả về số lượng lẫn giá trị nhưng pháp luật vẫn chưa là công cụ
bảo vệ hiệu quả cho các bên, nhu cầu pháp luật điều chỉnh ngày càng bức thiết.

1

“Hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập cơng cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với
nhau”– Theo Wikipedia.
2
Trong trò chơi trực tuyến “Second Life” do Linden Labs phát hành.
3
Trong trò chơi trực tuyến “Võ Lâm Truyền Kì” do cơng ty VinaGame phát hành.

1


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

Nhận thức được vấn đề đó cùng với một số kiến thức có được trong lĩnh vực
cơng nghệ thơng tin, tính thực tế và sự gần gũi với thế giới mạng đối với bản thân,
tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Tài sản “ảo”
trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay tại Việt Nam, các nghiên cứu về tài sản “ảo” dưới góc độ học thuật rất
ít dù đây đang là đề tài nóng gây tranh cãi.
Ngồi bài viết “Tài sản ảo – Từ nhận thức đến bảo hộ” của Tiến sĩ Trần Lê
Hồng viết trên Tạp chí Luật học số tháng 7/2007 và nghiên cứu bằng tiếng Anh
“Virtual property rights in online game: A Vietnammes perspective”của Thạc sĩ
Đỗ Thành Công, Giảng viên Khoa Dân sự tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
viết về vấn đề “Quyền sở hữu tài sản “ảo” thuộc về người chơi hay nhà phát hành”,

năm 2009, các nghiên cứu còn lại về tài sản “ảo” chủ yếu là các bài báo nhưng lại
chưa có cách nhìn sâu sắc dưới góc độ học thuật mà chủ yếu dừng ở nhận xét chủ
quan của người viết hoặc đưa ra những bức xúc trên thực tế mà không nêu được giải
pháp cuối cùng.
Một phần nguyên nhân là bởi mặc dù Internet du nhập vào nước ta khá lâu
tuy nhiên chưa xuất hiện nhiều tranh chấp như hiện nay, phải mất một thời gian nữa
pháp luật mới hoàn thiện các chế định mới liên quan đến các vấn đề này. Trong khi
đó, tại một số nước phát triển trên thế giới, tài sản “ảo” lại được các nhà nghiên cứu
quan tâm đặc biệt bởi sự phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như giá trị của
chúng. Có thể nêu một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
 Daniel C.Miller, “Determining ownership in virtual worlds: Copyrights and
License Agreement”, 2003.
 Gregory Lastowka và Dan Hunter, “Laws of the virtuals worlds”, 2004.
 Joshua A.T. Fairfield, “Virtual property”, 2005.
 Allen Chein, “A practical look at virtual property”, 2006.4
 Jamie J. Kayser, “The new new-world: Vitual property and the end user
license Agreement, 2006.
 Nelson DaCunha, “Virtual property-Real concern”, 2010.
4

Chein, Allen (2006), “A Practical Look at Virtual Property”, St. John‟s Law Review.

2


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

Trong những bài nghiên cứu này, đáng chú ý là nghiên cứu của Giáo sư Gregory
Lastowka và Dan Hunter, “Laws of the vituals worlds”, 2004, bàn về thế giới ảo và

sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh trong thế giới “ảo”, bài nghiên cứu của
Nelson Dacunha, “Virtual property - Real concern”, đây là một trong những nghiên
cứu rất sâu sắc và gần gũi với đề tài tác giả đang thực hiện.

3. Mục tiêu nghiên cứu:
Bài viết này nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn nhằm góp phần làm rõ
hơn về địa vị pháp lý của tài sản “ảo”, phân tích những giao dịch về tài sản “ảo”
hiện nay, đồng thời tìm ra những điểm cịn hạn chế của pháp luật và kiến nghị hoàn
thiện.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận là tài sản “ảo”. Thực tế Việt Nam cũng
như trên thế giới, tài sản “ảo” rất đa dạng, trong đó phổ biến và có nhiều tranh chấp
nhất là tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến. Tuy nhiên, bởi đây là bài viết về
đề tài còn khá mới cũng như với dung lượng hạn chế của một luận văn tốt nghiệp,
người viết khơng đi sâu phân tích một tài sản “ảo” nào cụ thể mà hướng đến phân
tích một cách tổng qt nhằm cho người đọc có cái nhìn tồn diện nhất về tài sản
“ảo” và những vấn đề liên quan đến tài sản “ảo”.
Với bài viết này, tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình
thơng qua nghiên cứu của bản thân, sự tham khảo từ các bài viết trong và ngồi
nước có liên quan, làm rõ hơn địa vị pháp lý của tài sản “ảo”, tạo cho tài sản “ảo”
một cách nhìn đúng hơn dưới góc độ pháp lý từ đó cung cấp một bài viết tham khảo
có ý nghĩa cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để có thể giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong mục tiêu và phạm vi nghiên cứu,
khóa luận đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Những phân tích,
nhìn nhận và nghiên cứu các vấn đề đều dựa trên các quan điểm, tư tưởng của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Triết học Mác-Lê nin và tư

3



Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
đặc thù của ngành khoa học pháp lý, trong đó có thể kể đến:
 Phương pháp pháp lý truyền thống: Đây là phương pháp cơ bản nhất trong
nghiên cứu pháp lý, trong đó việc nghiên cứu thực hiện thơng qua việc giải
thích, diễn giải, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật được áp
dụng để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn.5
 Phương pháp so sánh: Là cách thức nghiên cứu sự vật bằng cách đặt chúng
bên cạnh nhau và tìm ra những điểm khác biệt cũng như tương đồng giữa
chúng.
 Phương pháp pháp lý lịch sử: Là cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề
pháp lý nhất định trong bối cảnh lịch sử và sự phát triển của chúng. Xét về
bản chất, pháp luật ln có tính lịch sử và luôn bị chi phối bởi các yếu tố lịch
sử, cho nên, khi tiếp cận hay nghiên cứu một hệ thống pháp luật cần phải thực
hiện trên phương diện lịch sử.
6. Bố cục luận văn:
Luận văn được chia làm ba chương, trình tự như sau:
 Chƣơng I: Tài sản “ảo” và các giao dịch về tài sản “ảo” hiện nay – Trong
chương này tác giả đi sâu phân tích về tài sản “ảo” đồng thời nêu ra những
giao dịch liên quan đến tài sản “ảo”, các tranh chấp hiện nay và sự khó khăn
trong việc giải quyết các tranh chấp đó như thế nào.
 Chƣơng II: Pháp luật điều chỉnh về tài sản “ảo” của Việt Nam hiện nay:
Chương này tác giả nêu lên thực trạng và bất cập của pháp luật trong việc
điều chỉnh về tài sản “ảo”, từ đó có những nhận định về địa vị pháp lý của tài
sản “ảo” trong các quy định pháp luật Việt Nam.
 Chƣơng III: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các vấn đề liên quan đến
tài sản “ảo” trên mạng: Từ những phân tích tại Chương I và II tác giả xây

dựng cho mình quan điểm cho rằng tài sản “ảo” là tài sản theo pháp luật dân
sự và chứng minh bằng các lập luận. Thơng qua đó, đưa ra những kiến nghị
của bản thân trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật.
5

Aulis Aarnio, “Reason and authority – A treatise on the Dynamic Paradigm of Legal Dogmatics”, (Ashgate
Darmouth, Aldershot 1997).

4


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

Đây là một đề tài rất mới, có ít tài liệu tham khảo chuyên sâu trong nước mà chủ
yếu nguồn tham khảo là các bài viết từ các tác giả nước ngoài, cho nên trong q
trình viết tác giả khơng tránh khỏi những thiếu sót và cũng chưa thực sự chính xác
về mặt lý luận hay đôi lúc thiên về ý kiến chủ quan, rất mong quý Thầy cô và các
bạn đọc có những ý kiến đóng góp cho tác giả theo địa chỉ email:


5


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

CHƢƠNG I:
TÀI SẢN “ẢO” VÀ CÁC GIAO DỊCH VỀ TÀI SẢN “ẢO” HIỆN NAY.


1.1. Tài sản “ảo” trên mạng:
1.1.1. Định nghĩa tài sản “ảo”:
Theo Từ điển Tiếng Việt:
 “Tài sản” có nghĩa là: “Của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ
sở hữu”6 ; “Của cải, vật chất dành cho sản xuất hoặc tiêu dùng”.7
Theo Black‟s Law Dictionary:8
 Tài sản (Property): “là bất kì những gì tồn tại bên ngồi mà ở đó quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt được thực hiện”.9
Từ “Ảo” (Virtual) có nghĩa là: “giống như thật, nhưng khơng có thật”.10 Trái
nghĩa với từ này là “thật” (Real).
Như vậy, theo cách hiểu thông thường, tài sản “ảo” là của cải, vật chất có giá trị
với chủ sở hữu nhưng không tồn tại trong thế giới thật, “giống như thật nhưng lại
khơng có thật”, người sử dụng các tài sản “ảo” này có thể nhìn thấy bằng “thị giác”
nhưng thơng qua màn hình vi tính mà không thể trực tiếp cầm nắm.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tài sản “ảo” thực chất là những đoạn mã
máy tính được con người tạo ra trên nền Internet, ở đó chúng được lập trình các
chức năng theo ý muốn của con người.
Xét ở góc độ pháp lý, có thể nói ở nước ta hiện nay chưa có một định nghĩa
mang tính pháp lý liên quan đến tài sản “ảo”, tên gọi tài sản “ảo” chỉ là cách hiểu
thông thường của người dùng Internet và các phương tiện thông tin đại chúng dành
cho những đoạn mã hay các chương trình máy tính này mà thơi. Cũng chính cách
6

Viện ngơn ngữ học (2006), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng , trang 884.
Nguyễn Văn Xô (2008), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Thanh Niên, tái bản lần V, trang 631.
8
Từ điển pháp luật được sử dụng rộng rãi tại Mỹ do Henry Campbel Black là tác giả, ấn bản đầu tiên được
phát hành năm 1891. Theo: />9
Bryan A.Garner (2001), “Black’s Law Dictionary”, Second pocket Edition, ST. Paul, Minn.
10

Viện ngôn ngữ học (2006), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng, trang 8.
7

6


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

gọi không chính thức đã gây ra khá nhiều tranh cãi lẫn những ngộ nhận đáng tiếc11,
bởi, còn tồn tại nhiều câu hỏi mà hiện nay cả những nhà làm luật cũng chưa giải
quyết được đó là: Những tài sản “ảo” này thực chất có phải là một loại tài sản? Tại
sao lại gọi chúng là “ảo” và rằng chúng có thực sự “ảo” như cách gọi đó hay
khơng?... Cho nên, cụm từ tài sản “ảo” mà người viết sử dụng trong luận văn chỉ
được hiểu theo nghĩa tương đối và việc sử dụng dấu ngoặc kép “ ” là để nhấn mạnh
điều này.
Một lý giải cho cách gọi tài sản “ảo” là bởi trong các trò chơi, chúng là “tài sản”
của người chơi giống với ngoài đời như: Quần áo, vật dụng cá nhân, trang sức, tiền
vàng, nhà, bất động sản, xe hơi thậm chí là những vũ khí như kiếm, đao, súng đạn,
và, chỉ khác với tài sản ở thế giới thật ở chỗ những tài sản này không hiện hữu trên
thực tế mà chỉ tồn tại trong trò chơi. Bên cạnh đó, đối với các trang Website cá
nhân, Mạng xã hội12, Gmail13 thì tài sản “ảo” là những tài liệu, thơng tin, hình ảnh
cá nhân nằm trên mạng Internet, được mã hóa bằng các con số nhằm đáp ứng nhu
cầu lưu trữ, trao đổi của riêng người sử dụng, việc cho người khác sử dụng thông tin
này là do cá nhân đó quyết định. Mỗi người chơi được cung cấp một tài khoản đăng
nhập cùng với mật khẩu giúp người chơi lẫn nhà cung cấp quản lý trò chơi của
mình.
Tham khảo một số cách hiểu về tài sản “ảo” của các nhà nghiên cứu trong nước
và trên thế giới cho thấy tài sản “ảo”:
 Là “phần mềm và mã được thiết kế để hành xử như thể và có những phẩm

chất vật lý của một thế giới thật”.14

11

Dù chưa có quy định cụ thể nào trong pháp luật nước ta quy định về công nhận quyền sở hữu tài sản “ảo”
nhưng hiện nay người chơi trong các trò chơi trực tuyến “mặc nhiên” coi đó là tài sản của mình và đem ra
mua bán, trao đổi trên thị trường bằng tiền mặt bất chấp nguy cơ pháp luật sẽ khó bảo vệ cho họ khi rủi ro
xảy ra.
12

Hay cịn gọi là Mạng xã hội ảo, (Tiếng Anh: Social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở
thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng
xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận, theo:
/>13

Một dịch vụ e-mail trên nền Web, bản beta được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào 1/4/2004, với hình thức
chỉ dành cho thư mời và được mở rộng thành bản beta cho tất cả mọi người vào tháng 2 năm 2007, theo:
/>14
Nelson Dacunha (2010), “Virtual property-Real concern” .

7


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

 Được hiểu là tài sản có được khi chơi trị chơi trực tuyến như vũ khí, quần
áo, ngân lượng, kim hồn, đất đai hay những hàng hóa khác được cho là có
“giá trị” hoặc thậm chí là chính bản thân nhân vật tồn tại trong thế giới của
một trò chơi trực tuyến nào đó. Về bản chất tự nhiên, tài sản ảo là có thể hiểu

là một phần của một chương trình phần mềm máy tính.15
Hai cách hiểu này gần như dùng để chỉ thế giới “ảo”16 và những loại “tài sản”
của người chơi trang bị cho nhân vật của mình Tuy nhiên cách hiểu này khá hẹp và
chưa nêu được hết nội hàm của tài sản “ảo” bởi trong bài viết của mình các tác giả
chỉ tập trung phân tích các tài sản trong trò chơi trực tuyến đang là đề tài nóng, chưa
đưa ra phân tích những loại tài sản “ảo” khác.
Như vậy, đúc kết các cách hiểu đã phân tích ở trên cho thấy mặc dù chưa có
cách hiểu thống nhất cũng như chưa xây dựng được một định nghĩa mang tính pháp
lý tuy nhiên, điểm chung của các nhà nghiên cứu khi phân tích về tài sản “ảo” vẫn
là việc nhận định một cách tổng quát rằng: Tài sản “ảo” là các mã, phần mềm máy
tính - nằm trong thế giới được tạo trên nền Internet và có giá trị đối với người có
quyền sử dụng chúng.
Trong phần tiếp theo, từ các phân tích trên người viết sẽ đưa ra một số các loại
tài sản “ảo”, tuy nhiên các loại tài sản “ảo” này cũng chỉ dựa trên cách hiểu thơng
thường chứ chưa có tiêu chí nào để phân chia.

1.1.2. Các loại tài sản “ảo” trên thực tế:
Xuất phát từ việc chưa có cách hiểu một cách thống nhất về tài sản “ảo” kéo
theo hệ quả là việc xác định những gì được coi là tài sản “ảo” cũng khơng rõ ràng.
Khơng phải tất cả những gì thuộc về và phát triển trên nền Internet đều tạo ra
tài sản “ảo”.17 Các phần mềm sáng tạo như AutoCAD, Adobe Photoshop hay thông
dụng hơn như Microsoft Word cũng như sản phẩm tạo ra từ chúng được coi là tài
15

/>16

Hay còn gọi là “Thế giới thứ hai”, được tạo ra từ phần mềm, đoạn mã máy tính bắt chước tính năng vật lý
của thế giới thật với: Nhà cửa, cây cối, ngày, đêm, mưa, nắng, các nhà máy, công ty, khu dân cư, bất động
sản…điển hình là “Second Liffe” do Linden Laps phát hành.
17

Michael Meehan (2006), “Virtual property: Protecting Bits in context”.

8


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

sản “vô hình”18, khơng phải tài sản “ảo”.Với AutoCAD, người ta có thể tạo ra thiết
kế của các loại động cơ, thiết bị, máy móc; Với Adobe Photoshop, chúng ta tạo ra
các hình ảnh; Microsoft Word tạo ra các tài liệu, các câu chuyện…Tất cả thuộc sự
điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ cụ thể là lĩnh vực quyền tác giả.
Bên cạnh đó, có những tài sản “ảo” được cơng nhận là tài sản “vơ hình” như
các tài khoản email. Việc xác định những gì được gọi là tài sản “ảo” để tránh sự
nhầm lẫn là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định có các loại tài sản
“ảo” nào là vấn đề còn chưa được thống nhất.
Trong một bài phỏng vấn vào tháng 3 năm 2006, trả lời cho câu hỏi tài sản
“ảo” có những loại nào, ơng Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện
tử - Bộ Thương mại (Bộ Công thương hiện nay) cho rằng: Theo nghĩa hẹp, tài sản
“ảo” là đối tượng “ảo” trong thế giới “ảo”; hiểu theo nghĩa rộng, tài sản “ảo” bao
gồm tên miền, địa chỉ email, các đối tượng “ảo” trong thế giới “ảo”.19
Theo Báo cáo thương mại điện tử 2009 do Bộ Công Thương20 ban hành, tài
sản “ảo” bao gồm tên miền, tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến, tài khoản
email, tài khoản trực tuyến và một số tài nguyên khác trên môi trường Internet.
Vào thời điểm hai ý kiến trên được đưa ra, sự phát triển của các loại hình trị
chơi trực tuyến cũng như hình thức thư điện tử đang rất thịnh hành, tuy nhiên, các
trang mạng xã hội, mạng các nhân còn chưa phổ biến. Ngày nay, bên cạnh các tài
sản “ảo” như trên, người dùng là thành viên của Facebook, Twitter, Blog…cũng
xem đây là tài sản “ảo” của mình dựa trên cách sử dụng và tính chất cá nhân của
chúng.

Đồng thời, Bộ Cơng thương trong Báo cáo thương mại điện tử năm 2009 có
nhắc đến một hình thức tài sản “ảo” đó là “các tài nguyên khác trên Internet” nhưng
lại không làm rõ những tài nguyên này cụ thể là gì. Tài nguyên trên Internet là tất cả
các thơng tin, tiện ích có thể truy cập được thông qua Internet như âm nhạc, phim
ảnh, tài liệu, dữ liệu thống kê, phần mềm, thư viện điện tử, tin tức.21 Khoản 2 Điều

18

Sẽ được phân tích tại Chương II của khóa luận, phần liên quan đến các quy định của pháp luật.

19

/>
20

/> />
21

9


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

3 Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thơng tin điện tử trên Internet giải thích một cách khái quát như sau:
“Tài nguyên Internet bao gồm hệ thống tên miền, địa chỉ Internet và số hiệu mạng
dùng cho Internet, được ấn định thống nhất trên phạm vi tồn cầu.”
Cách quy định này khá rộng và khó có thể liệt kê cụ thể tài nguyên Internet
bao gồm những gì và, trong số này, những gì được coi là tài sản “ảo”? Thiết nghĩ,

để được xem là tài sản “ảo”, các nguồn tài nguyên trên phải đáp ứng các tính chất
của tài sản “ảo”, những tính chất này sẽ được phân tích trong mục 1.1.3 của khóa
luận.
Như vậy, hiện nay, các tài sản “ảo” phổ biến có thể kể đến đó là:
 Tên miền.
 Vật phẩm trong trị chơi trực tuyến.
 Tài khoản email.
 Tài khoản trực tuyến.
 Các trang mạng xã hội, mạng cá nhân.
Dưới đây là những giới thiệu sơ lược các hình thức này:
 Tên miền:
Cách hiểu thông thường: Tên miền là một địa chỉ Website trên Internet giúp
mọi người tìm kiếm, ghi nhớ và truy nhập một cách dễ dàng trong xa lộ thông tin
rộng lớn. Mục đích của Tên miền là giúp người sử dụng kết nối Internet tìm một địa
chỉ Website hay gửi đến một địa chỉ mail với tên thân thiện dễ nhớ như Yahoo.com
mà không cần phải nhớ những con số địa chỉ IP.22
Theo Thông tư 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008:23 Tên miền là tên được sử
dụng để định danh địa chỉ Internet của máy tính gồm dãy kí tự cách nhau bằng dấu
chấm.

22

IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet, là một địa chỉ đơn nhất mà những
thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử
dụng giao thức Internet, mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng, theo:
/>23
/>
10



Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

Theo cách hiểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ: Tên miền tạo thành từ
các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.), những nhãn này giới hạn ở
các chữ cái ASCII24 từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và
dấu gạch ngang (-), kèm theo những giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu gạch
ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối của nhãn, và
chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một Tên
miền không được vượt quá 255… Người đăng kí Tên miền thường được gọi là chủ
Tên miền, mặc dù việc một người đăng kí Tên miền khơng đồng nghĩa với việc họ
là người sở hữu hợp pháp cái tên đó, mà chỉ là độc quyền sử dụng nó mà thơi.25
 Ý nghĩa của một số Tên miền phổ biến hiện nay:26
.com
.net
.org
.edu
.info
.name
.biz
.gov

Website thương mại.
Các công ty về Network hay nhà cung cấp dịch vụ
mạng.
Dùng cho chính phủ hay các tổ chức, nhóm,...
Lĩnh vực giáo dục.
Website thông tin.
Sử dụng cho các trang cá nhân.
Dùng cho thương mại trực tuyến.


.mil

Sử dụng cho các tổ chức chính phủ.
Sử dụng cho các tổ chức thương mại hoặc cá nhân
(Samoa).
Sử dụng cho quân đội.

.us
.mobi
.eu
.vn

Dành cho cá nhân hay công ty Mỹ.
Dành cho lĩnh vực điện thoại.
Dành cho khối liên minh Châu Âu.
Tên miền Việt Nam.

.ws

Các Tên miền quốc tế được xem là hàng hóa và được bán rộng rãi dưới nhiều
hình thức, giá cả tùy theo thị trường. Tên miền “.vn” được coi là một phần tài
24

Mã tiêu chuẩn Mỹ cho thơng tin Interchange – Một chương trình mã hóa kí tự ban đầu dựa trên bảng chữ
cái tiếng Anh, theo: />25
/>26
/>
11



Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

nguyên quốc gia và quản lý theo chế độ đăng kí – cấp phát khá chặt chẽ.27 Như vậy,
người đăng kí Tên miền này sẽ được pháp luật bảo vệ và được hỗ trợ kĩ thuật để
đảm bảo tên miền không bị chiếm đoạt. Thống kê của Trung tâm Internet Việt nam
(VNNIC) cho thấy tính đến thời điểm tháng 3/2012 tổng lượng Tên miền “.vn” đã
đăng kí là 283.086 địa chỉ.
 Tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến:
Bản thân các trị chơi trực tuyến khơng phải là một loại tài sản “ảo”. Mặc dù bản
chất vẫn là các mã hay dữ liệu máy tính nhưng những trị chơi này là đối tượng của
pháp luật Sở hữu trí tuệ, được cơng nhận địa vị pháp lý và thuộc sở hữu của người
lập trình hay nhà phát hành chúng.28 Điều này trái ngược với các tài sản “ảo” được
tạo ra từ chính các trò chơi này.
Các tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến là hình thức phổ biến nhất về tài sản
“ảo” hiện nay. Tài sản “ảo” là thuật ngữ mà các phương tiện thông tin đại chúng
thường dùng để chỉ hình ảnh của các đồ vật, nhân vật, vũ khí…trong các trò chơi
trực tuyến.29 Các loại tài sản “ảo” này chỉ tồn tại trong các trò chơi trực tuyến và
người chơi có thể sử dụng chúng thơng qua mật khẩu và tài khoản đăng nhập dành
cho người dùng.
Xét về mặt công nghệ, các tài sản “ảo” này “là những đoạn mã lập trình thể hiện
hình ảnh, cơng dụng của một vật phẩm trong trò chơi 30, bản chất vẫn là một loại dữ
liệu máy tính. Cần lưu ý rằng, khơng phải bất kì trị chơi trực tuyến nào cũng có khả
năng tạo ra tài sản “ảo”, cách hiểu chung của các nhà phát hành lẫn người chơi cho
thấy, chỉ những loại trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi - thường gọi
là MMORPG (Viết tắt của Massively Multiplayer Online Role-Playing Game) - là
một dạng trò chơi nhập vai nhưng có người chơi giao tiếp với các nhân vật do người

27


Bộ Công thương, Báo cáo thương mại điện tử 2009.
Điểm m, Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều 736, Điều 737 Bộ
luật Dân sự 2005.
29
Bộ Công thương, Báo cáo Thương mại điện tử 2009.
30
Ý kiến của ông Lê Hồng Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị VinaGame, theo: />28

12


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

điều khiển thay vì chỉ giao tiếp với các nhân vật do máy tính điều khiển thơng qua
một máy chủ chung do nhà cung cấp quản lý31, chứa đựng các tài sản “ảo”.
Các trị chơi MMORPG đặc biệt được u thích vì cách chơi đầy bất ngờ và thú
vị, địi hỏi trí tuệ của người chơi, điển hình như: World of Warcraft, Second Life,
Con Đường Tơ Lụa, Thuận Thiên Kiếm, Thiên Long Bát Bộ, Võ Lâm Truyền Kì...
Hình thức cịn lại của các trị chơi trực tuyến là các trị chơi thơng thường, khơng
mang tính nhập vai, hình thức này khơng xuất hiện các tài sản “ảo”.
Tại Việt Nam, các tài sản “ảo” trong trị chơi MMORPG có thể kể đến như:
 Trong trị chơi Võ Lâm Truyền Kì: Trị chơi này chia làm 2 loại: Bản có thu
phí và bản khơng thu phí. Các nhân vật trong trị chơi Võ Lâm Truyền Kì có
thể sở hữu những bộ giáp dành cho chiến đấu, các loại vũ khí chiến đấu như:
đao, kiếm, các loại trang bị khác…Cụ thể, một số vật phẩm “rất có giá trị”
như:
 Nhẫn Càn Khơn Giới Chỉ - được định giá 350 triệu đồng.
 Ngựa Xích Long Câu cực phẩm.

 Đồ Bạch Kim Thiên
 Đồng Cừu Phi Long đầu hoàn (loại mũ dành cho nhân vật Cái Bang
rồng) - 70 triệu đồng.
 Lăng Nhạc Thái Cực kiếm (kiếm môn phái Võ Đang) - 75 triệu đồng.
Các vật phẩm này đã từng được đấu giá tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bởi
website Market4Gamer, một trang web chuyên đấu giá các vật phẩm có giá trị trong
Võ Lâm Truyền Kì thu phí.
 Với Chinh Đồ32, MU – Xứng danh anh hùng33, Thiên Long Bát Bộ34: Tương
tự như Võ Lâm Truyền Kì, người chơi sở hữu những vật phẩm giúp tăng sức

31

/>Chính thức có mặt ở thị trường Trung Quốc từ năm 2006, Chinh Đồ nhanh chóng trở thành một trong
những thành công lớn nhất trong lịch sử ngành cơng nghiệp trị chơi trực tuyến nước này. Ở Việt Nam, chỉ
12 giờ sau khi phiên bản Open Beta được giới thiệu, Chinh Đồ đã phá kỷ lục PCU nội bộ của VinaGame.
Hiện tại, Chinh Đồ đã thu hút được hơn 70.000 người chơi trên khắp mọi miền đất nước. Theo:
/>33
Là một trong những trò chơi phát triển đầu tiên ở Hàn Quốc, có sự hội tụ đầy đủ các tính năng của trị
chơi 3D MMORPG trực tuyến, phát hành bởi WebZen.Với những hình ảnh tuyệt đẹp, sinh động và những
kỹ thuật tiên tiến, lấy bối cảnh tại lục địa MU thuộc Antonias, đây là trò chơi thu hút số lượng người chơi rất
32

13


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

chiến đấu cho nhân vật của mình bằng sưu tầm thơng qua việc đánh quái vật,
tham gia các trận đấu để dành phần thưởng, bỏ tiền mua các trang bị trong trò

chơi từ những người chơi khác.
Không chỉ các hệ thống trang bị cho các nhân vật trong trò chơi mới là tài sản
“ảo”, ngay cả chính nhân vật trong trị chơi đó là một tài sản “ảo”, điển hình là việc
“đại gia” Phạm Trường Sơn bỏ ra số tiền 1,8 tỷ đồng mua hai nhân vật trong Võ
Lâm Truyền Kì cho thấy sức hút cũng như giá trị của những tài sản “ảo” này là rất
lớn.35
Với người chơi, lẽ đương nhiên họ xem đây là “tài sản” của mình cho nên họ tự
do mua bán, trao đổi chúng trên thị trường mạng. Tuy nhiên, xung quanh những
đoạn mã chương trình này xảy ra rất nhiều tranh cãi về quyền sở hữu hay sự phát
triển nhanh của các loại giao dịch liên quan tới chúng. Người viết sẽ đi sâu phân
tích nội dung này trong phần tiếp theo về các tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo”
hiện nay.
Điểm qua một số trò chơi nhập vai trên thế giới, dẫn đầu về số lượng người chơi
có thể kể đến đó là Second Life và World of Warcraft. Trong World of Warcraft
(WoW), trò chơi nhập vai trực tuyến, người chơi sẽ được thưởng Vàng của WoW
khi thăng cấp trong trò chơi. Đồng vàng này được nhiều người săn đuổi tới mức nó
được mua bán cả ở chợ đen. Những lao động thu nhập thấp ở Trung Quốc vẫn được
biết tới như những người chuyên luyện trò chơi (“cày game”) để kiếm sống bằng
cách bán lại những tài sản “ảo” trong WoW cho những người cần, dù trong thực tế
các nhà cung cấp trò chơi ngăn cấm hành vi này.36
Với Second Life, trò chơi có số lượng người chơi rất lớn tại Châu Âu, Linden
Laps với vai trò là nhà sản xuất và phát hành đã tạo ra trong trò chơi một thế giới
sống động và sáng tạo. Second Life là một thế giới cấu hình ảo nơi mọi người sử
lớn khi vừa mới phát hành ở Việt Nam. Theo: />34
Do FPT phát hành tại thị trường Việt Nam, Thiên Long Bát Bộ là trò chơi mang phong cách võ hiệp,
đƣợc nhà sản xuất lấy cảm hứng từ kiệt tác cùng tên của nhà văn Kim Dung. Theo:
/>35

/>36
Blizzard – nhà sản xuất và phát hành của World of Warcraft không thừa nhận và bảo hộ các tài sản “ảo”

trong trò chơi.

14


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

dụng những hộp thư tự tạo (Avatar), tải hình ảnh lên mạng để tự giới thiệu và giao
tiếp với người khác. Bạn có thể mua và phát triển bất động sản trên mạng, tải hình
ảnh về máy để tự mình sáng tạo hay tham gia một nhóm đánh trống cùng những
hình ảnh động – do những người sử dụng khác tạo ra trên khắp thế giới. Đây là nơi
giải trí thật sự của người sử dụng với cơ hội kết hợp chơi và làm việc. Đó là mơi
trường làm việc – của riêng giới doanh nghiệp - có lẽ là độc nhất vô nhị đối với
Second Life.37
Trên trang web của Second Life, những lĩnh vực kinh doanh làm ví dụ điển hình
về các doanh nghiệp do cư dân mạng quản lý như sau:

• Tổ chức tiệc và tiệc cưới.




Cung cấp vật ni.
Xăm hình.
Sản xuất ơ tơ.

• Thiết kế thời trang.
• Chế tác đồ trang sức.
• Kiến trúc.

• Lập trình viên.
• Cộng tác viên kịch bản.
• Thiết kế trị chơi.
• Hướng dẫn viên du lịch.
• Bất động sản.


Quảng cáo.

Từ những loại hình kinh doanh trên, người dùng có cơ hội làm giàu cho mình
khơng chỉ dừng lại trong khn khổ trị chơi mà còn thu lợi nhuận trong cả thế giới
thực. Trái với WoW, chính sách của Linden Laps nhằm thu hút người chơi đó là:
 Sử dụng đơn vị tiền tệ để trao đổi: Tiền Linden – Loại tiền dùng riêng cho
người chơi trong Second Life nhưng dễ dàng đổi ra Đô la Mỹ trên mạng.
 Cho phép người chơi giữ lại bản quyền trò chơi họ đã tạo ra.
Đây cũng là cơ hội tạo ra các tài sản “ảo” với giá trị rất lớn.
37

/>
15


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

Hiện nay, trên cộng đồng mạng Việt Nam, bên cạnh Tên miền, các tài sản “ảo”
trong trị chơi trực tuyến cịn có các hình thức chứa thơng tin, hình ảnh người dùng
như các trang mạng cá nhân, Gmail, Twitter, Picasa, Friendter... nhưng thơng dụng
ở nước ta có thể kể đến như: Gmail, Facebook, Website cá nhân, Twitter. Mặc dù
chúng khơng có những nét đặc thù rõ ràng như các vật phẩm trong trò chơi nhưng

người dùng vẫn xem như là tài sản của mình trong thế giới Internet, ở đây, những
thơng tin cá nhân có trên các dịch vụ này được chủ tài khoản xem là “tài sản” của
mình. Cụ thể:
 Địa chỉ emai gồm: Địa chỉ Gmail 38, Yahoo 39 và thơng tin cá nhân, hình
ảnh, tài liệu chứa đựng trong tài khoản Gmail, Yahoo:
Khi sử dụng Gmail, chủ tài khoản có thể sử dụng các tiện ích như: Gửi và nhận
thư điện tử, lưu giữ chúng như thông tin riêng, đăng ảnh lên Gmail thông qua lưu
lượng lưu trữ miễn phí mà Goole cung cấp. Đồng thời bạn cũng có thể trị chuyện
trực tiếp với những ngươi bạn của mình. Các tính năng tương tự trong việc lưu trữ
dữ liệu và thông tin các nhân qua các thư điện tử cũng có mặt trong Yahoo! mail
với dung lượng khơng giới hạn cho phiên bản miễn phí.
Theo cách hiểu của những người sử dụng dịch vụ này, bên cạnh các thông tin cá
nhân, hình ảnh, tài liệu chứa đựng trong các tài khoản này thì bản thân các địa chỉ
Gmail và Yahoo! cũng là một hình thức của tài sản “ảo” thuộc sở hữu của người
dùng, thể hiện thông qua mật khẩu quản lý từng tài khoản – chúng thuộc về người
dùng. Tuy nhiên, vẫn có những tranh cãi liên quan đến vấn đề này bởi, có ý kiến
cho rằng địa chỉ email, yahoo thuộc sở hữu của Google và Yahoo!, người dùng chỉ
được cấp quyền sử dụng và quyền chiếm hữu mà thơi. Người viết sẽ đi sâu phân
tích vấn đề này trong phần 1.2.2 của khóa luận về các tranh chấp liên quan đến tài
sản “ảo”.
 Địa chỉ trực tuyến:
Nếu như địa chỉ email ra đời với chức năng trao đổi, lưu trữ thơng tin, trị
chuyện trực tuyến thì các địa chỉ trực tuyến được tạo ra với chức năng giải trí và
38

Một dịch vụ e-mail trên nền Web của Google, bản beta được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào 1/4/2004,
với hình thức chỉ dành cho thư mời và được mở rộng thành bản beta cho tất cả mọi người vào tháng 2 năm
2007, theo: />39
Là một dịch vụ Email trên nền web (email) của Yahoo!, nhà cung cấp e-mail lớn nhất trên Internet.


16


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

học tập hay kinh doanh trực tuyến. Bạn có thể tạo một tài khoản trực tuyến để kinh
doanh chứng khoán, học tiếng anh, tài khoản truy cập vào các trang tài liệu như
tailieu.vn; violet.vn, luatvietnam.vn… và thụ hưởng những dịch vụ từ các trang
website này. Các dịch vụ này có tính phí sử dụng, người dùng phải bỏ tiền của mình
để sử dụng, cho nên đây cũng được coi như một loại tài sản “ảo”.
 Thơng tin cá nhân, hình ảnh, những chia sẻ trên Facebook40; Twitter;
Website cá nhân; Blog cá nhân:
Là một trong những hình thức của mạng xã hội, Facebook ngày càng thu hút
sự quan tâm của số đông giới trẻ hiện nay. Tại đây người tham gia có thể đưa hình
ảnh của mình lên trang cá nhân của mình chia sẻ cho cộng đồng hoặc cho bạn bè,
viết những suy nghĩ của bản thân. Đây là kho thông tin lưu trữ và chia sẻ của cá
nhân người dùng. Theo số liệu thống kê tại checkfacebook.com41, tính đến tháng 5
năm 2012, tổng số người dùng tham gia vào Facebook trên tồn thế giới là hơn 840
triệu người, trong đó Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước có số người dùng cao
nhất với hơn 27 triệu thành viên. Đây là con số rất lớn so với dân số nước ta hiện
nay hơn 86 triệu người.42
Đối với Twitter, đứng thứ 5 trong top 5 mạng xã hội có số lượng truy cập
nhiều nhất Việt Nam với hơn 3,9 triệu lượt truy cập43, “tiểu blog” Twitter mang đến
cho người công cụ để kết bạn, chia sẻ ảnh, video, trò chuyện với bạn bè, kênh thông
tin giao tiếp - hỗ trợ khách hàng, tiếp thị sản phẩm, viết nhật ký, tìm hiểu tình hình
thế giới và những vấn đề mọi người đang quan tâm, trau dồi khả năng ngoại ngữ…
Không kể đến những hình ảnh cá nhân, thay vì viết nhật kí bằng tay, người dùng
viết trên Twitter để chia sẻ với bạn bè những cảm xúc, những câu chuyện, kinh
nghiệm… chúng được coi như một loại tài sản cá nhân, tương tự như vậy là các

website do các cá nhân tạo lập hay các Blog cá nhân.
Điểm chung của Gmail, Facebook, Twitter hay các trang web cá nhân là
người dùng được sử dụng tài khoản và mật khẩu riêng, hầu hết đều coi những thông
40

Là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do cơng ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân.
Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực
để liên kết và giao tiếp với người khác. Theo: />41
www.checkfacebook.com: Website cập nhật liên tục số lượng tài khoản facebook trên toàn cầu, danh sách
10 nước có số lượng tham gia nhiều nhất và 10 nước có tốc độ phát triển về số lượng nhanh nhất.
42
Số liệu năm 2010 của Tổng cục dân số tại />43
Công bố của Burson Marsteller - công ty truyền thông và quan hệ cộng đồng lớn nhất thế giới có trụ sở
tại New York, Mỹ - vào tháng 8/2011 về thị phần các mạng xã hội ở các nước châu Á.

17


Đề tài: Tài sản “ảo” trên mạng – Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
GVHD: Th.s Đỗ Thành Công – SVTH: Trần Thị Phƣơng Trang

tin cá nhân này là “tài sản” thuộc sở hữu của mình và được pháp luật bảo hộ, tuy
vậy cho đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự rõ ràng trong việc cơng nhận
quyền sở hữu này. Đơn cử một ví dụ: Khi chủ của một tài khoản Gmail qua đời, sau
một thời gian, đơn vị quản lý Gmail là Google đóng băng tài khoản người đó, liệu
những người thân trong gia đình cá nhân đó có thể có quyền lấy các thông tin của
người này không, đặc biệt là với các thơng tin có ý nghĩa với họ? Bên cạnh những
nội dung mang tính nhân thân phi tài sản, một phần những thông tin này được xem
là tài sản, liệu chủ sở hữu có thể để lại thừa kế khi qua đời khơng? Google có quyền
hạn tới đâu trong việc định đoạt số phận của các tài sản cá nhân đó? Đến nay, vẫn

chưa có câu trả lời xác đáng.
Như vậy, từ các loại tài sản “ảo” trên cho thấy một thực tế là ở nước ta, với
sự gia tăng của các dịch vụ trên mạng, tài sản “ảo”cũng được tạo ra với số lượng
ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn địi hỏi pháp luật phải có những quy định nhằm
kịp thời điều chỉnh.
1.1.3. Tính chất của tài sản “ảo”:
Xuất phát từ việc phân tích các cách hiểu về tài sản “ảo” hiện nay chúng ta
có thể bước đầu đưa ra một số tính chất của tài sản “ảo”. Nhắc đến cụm từ tài sản
“ảo” chúng ta liên tưởng đến tính “ảo” của loại “tài sản”này. Phân tích trong phần
định nghĩa cho thấy “ảo” có nghĩa là “có thật mà khơng thật”, khơng tồn tại ngồi
đời thật. Chúng ta khơng thể cầm nắm chúng bằng xúc giác, tuy nhiên có thể thấy
bằng mắt, nghe bằng tai, “cảm nhận” chúng đang hiện hữu trong trị chơi, trong thế
giới mạng – Tính ảo này còn được gọi là “phi vật thể”.
Mặc dù vậy, tài sản “ảo” bên cạnh đó vẫn có thể có những đặc điểm khác. Theo
nghiên cứu của tác giả Nelson DaCunha trong bài viết “Virtual property – Real
Concern” 44, tài sản “ảo” tồn tại một số những đặc điểm sau:
1.1.3.1.

Là phần mềm mơ phỏng các đặc tính của thế giới thực:

Đặc tính này phù hợp với các loại vật phẩm mà người chơi nắm giữ trong các
trò chơi trực tuyến. Các nhà phát hành trị chơi ln muốn đưa vào trong sản phẩm
của mình những vũ khí, trang bị hay các vật phẩm giống với thế giới bên ngoài
44

Nelson Dacunha (2010), “Virtual property – Real concern”.

18



×