Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.25 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN DUY NHẬT

THỜI GIAN KHƠNG TÍNH VÀO
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

KHĨA LUẬN CHUN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6/2020

ỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN DUY NHẬT

THỜI GIAN KHƠNG TÍNH VÀO
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Nhật Thanh

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6/2020



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung được viết tắt

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLLĐ

Bộ luật Lao động

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

Luật TTTM

Luật Trọng tài thương mại

Nxb

Nhà xuất bản

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN KHƠNG TÍNH VÀO
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ ..........................................................5
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thời gian khơng tính vào thời hiệu
khởi kiện vụ án dân sự .......................................................................................5
1.1.1. Khái niệm thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự ..5
1.1.2. Đặc điểm của thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
........................................................................................................................10
1.1.3. Ý nghĩa của thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
........................................................................................................................14
1.2. Quy định về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
trong Bộ luật Dân sự năm 2015 .......................................................................16
1.2.1. Sự kiện bất khả kháng ..........................................................................17
1.2.2. Trở ngại khách quan .............................................................................20
1.3. Quy định của pháp luật nước ngồi về thời gian khơng tính vào thời hiệu
khởi kiện vụ án dân sự .....................................................................................24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN KHƠNG
TÍNH VÀO THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG BỘ LUẬT
DÂN SỰ, MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .......................30
2.1. Thuật ngữ “khách quan” trong khái niệm “trở ngại khách quan” – sự
kiện làm phát sinh thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự ........................................................................................................................30
2.1.1. Thực trạng áp dụng thuật ngữ “khách quan” trong khái niệm “trở ngại
khách quan” ....................................................................................................30
2.1.2. Bất cập khi áp dụng thuật ngữ “khách quan” trong khái niệm “trở ngại
khách quan” ....................................................................................................38
2.1.3. Kiến nghị giải thích áp dụng thuật ngữ “khách quan” trong khái niệm
“trở ngại khách quan”.....................................................................................40
ii



2.2. Hòa giải và thương lượng là sự kiện làm phát sinh thời gian khơng tính
vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự ..............................................................42
2.2.1. Thực trạng về hòa giải và thương lượng trong mối quan hệ với sự kiện
làm phát sinh thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự .....43
2.2.2. Bất cập khi không quy định về hòa giải và thương lượng là sự kiện làm
phát sinh thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự ............50
2.2.3. Kiến nghị bổ sung hòa giải và thương lượng là sự kiện làm phát sinh
thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự ............................53
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời hiệu khởi kiện là vấn đề không thể bỏ qua trong việc xác định quyền khởi
kiện khi giải quyết tranh chấp dân sự. Nó có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giải
quyết các vụ án dân sự. Quy định pháp luật về thời hiệu nói chung và thời gian khơng
tính vào thời hiệu khởi kiện nói riêng có lịch sử hình thành lâu đời từ cổ luật La Mã.
Chúng được các quốc gia trên thế giới kế thừa và phát triển cùng với sự phát triển
của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.
Quy định của pháp luật Việt Nam về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi
kiện vụ án dân sự đã và đang ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy
định này trong thực tiễn xét xử cịn các cách hiểu khơng thống nhất, dẫn đến một số
khó khăn, vướng mắc. Thực tiễn cho thấy, thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi
kiện vụ án dân sự là một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình giải
quyết tranh chấp của cơ quan tài phán. Pháp luật về khoảng thời gian này không chỉ
liên quan đến các quy định của luật nội dung trong Bộ luật Dân sự (BLDS) mà còn

liên quan đến các quy định của luật hình thức như Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS),
Luật Trọng tài thương mại (Luật TTTM) và các luật chuyên ngành khác. Vì thế, việc
áp dụng các quy định này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, dẫn tới chưa bảo đảm
tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ tranh chấp.
Chính thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu một cách riêng biệt về thời
gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Qua đó, tác giả mong muốn
góp một phần nhỏ nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như đưa
ra một số giải pháp khắc phục hạn chế đang tồn tại về vấn đề này. Đó là lý do tác giả
chọn đề tài “Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp
luật dân sự Việt Nam” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tiến hành tổng hợp các
cơng trình nghiên cứu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau:
- Nguyễn Thị Hoài Phương (Chủ nhiệm đề tài) (2007), Thời hiệu khởi kiện vụ
việc dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Hoài Thương (2011),

1


Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Việt Đức (2014),
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận
văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Bích Ly (2014), Thời
hiệu khởi kiện chia thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Thời gian khơng tính
vào thời hiệu khởi kiện là một phần trong tổng thể các đề tài nghiên cứu về thời hiệu
khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
- Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án,
tập 2, Nhà xuất bản (Nxb) Hồng Đức; Đỗ Văn Đại (2018), Luật Bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án, tập 1, Nxb. Hồng Đức; Đỗ Văn
Đại (2019), Luật Thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, tập 2, Nxb. Hồng
Đức: Tác giả phân tích thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự từ
góc độ thực tiễn xét xử thơng qua các bản án, quyết định của Tịa án các cấp.
- Jean Carbonnier (1937), La Règle Contra Non Valentem Agere Non Currit
Praescriptio, Nxb. Paris; Benjamin West Janke (2008), “Revisiting Contra Non
Valentem in Light of Hurricanes Katrina and Rita”, Louisiana Law Review, vol.68,
no.2; Benjamin West Janke v Franỗois-Xavier Licari (2011), “Contra Non Valentem
in France and Louisiana: Revealing the Parenthood, Breaking a Myth”, Louisiana
Law Review, vol.71, no.2: Các tác giả phân tích một nguyên tắc nổi tiếng trong cổ
luật La Mã làm nền tảng cho quy định về gián đoạn thời hiệu hay thời gian khơng
tính vào thời hiệu trong pháp luật các quốc gia.
- Ngồi ra, cịn có một số bài viết về thời hiệu và thời hiệu khởi kiện cũng đề
cập đến quy định về thời gian không tính vào thời hiệu như: Đinh Văn Thanh (2003),
“Về thời hạn và thời hiệu trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Luật học, số 11/2003; Lê
Minh Hùng (2004), “Thời hiệu khởi kiện thừa kế: Thực trạng pháp luật và hướng
hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5/2004 (24); Nguyễn Thanh Hải (2008),
“Bàn về thời hiệu đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất khi qua hòa giải”,
Tạp chí Tịa án nhân dân, số 21/2008; Trần Anh Tuấn (2011), “Thời hiệu dân sự nhìn từ góc độ lịch sử và so sánh”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 11/2011; Trịnh Duy
Tám (2013), “Xác định thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 15/2013 (247); Đỗ Văn Đại (2013), “Thời hiệu – một số bất cập và
hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 13/2013; Đỗ Văn Đại và Phạm
2


Thị Thúy (2019), “Tác động của thời gian hòa giải tới thời hiệu khởi kiện”, Tạp chí
Tịa án nhân dân, số 01/2019,… và nhiều bài viết trên các trang thông tin điện tử, tạp
chí điện tử khác.
Như vậy, cho đến nay, có khá nhiều đề tài, bài viết tạp chí chun ngành đã
nghiên cứu về thời gian khơng tính vào thời hiệu. Các tài liệu này cung cấp nhiều vấn

đề lý luận và thực tiễn cũng như nhiều góc nhìn và quan điểm pháp lý khác nhau về
vấn đề này. Đây là những tài liệu rất hữu ích để tác giả tham khảo để hồn thiện khóa
luận tốt nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Khóa luận góp phần làm sáng tỏ những vấn đề sau đây: thứ nhất, phân tích làm
rõ các vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thời gian khơng tính vào
thời hiệu khởi kiện; thứ hai, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy
định pháp luật hiện hành về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện; thứ ba, đưa
ra một số kiến nghị về áp dụng và hoàn thiện pháp luật, nhằm tạo cơ sở giải quyết các
tranh chấp phát sinh một cách linh hoạt và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể liên quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Pháp luật về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một
vấn đề pháp lý khá rộng, không chỉ giới hạn trong BLDS, mà còn liên quan đến các
quy định luật hình thức và các văn bản luật chuyên ngành khác. Tuy nhiên, trong giới
hạn phạm vi khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp
lý nổi bật của thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện trong BLDS 2015. Các
quy định pháp luật thương mại quốc tế, pháp luật nước ngồi và các bản án, quyết
định của Tịa án nhân dân các cấp có liên quan cũng sẽ được đề cập.
BLDS 2015 quy định về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự tại Điều 156 gồm hai căn cứ: một là, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan (khoản 1); hai là, một số trường hợp đặc biệt mà người có quyền khởi kiện chưa
có người đại diện. Do giới hạn phạm vi khóa luận, tác giả chỉ tập trung phân tích về
sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan. Vì đây là vấn đề cịn phát sinh nhiều
bất cập, vướng mắc trên thực tế. Ngồi ra, đây cịn là cơ sở để tác giả làm rõ các vấn
đề pháp lý trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm pháp luật nước ngoài.

3



5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trên cơ sở vận dụng
phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Qua đó, tác giả có
thể đưa ra được cách nhìn nhận khách quan, tồn diện, tránh phiến diện, chủ quan,
thể hiện tư duy nhận thức pháp luật và thực tiễn, cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng linh hoạt trong việc nghiên
cứu các các vấn đề lý luận ở Chương 1 và thực trạng pháp luật ở Chương 2. Phương
pháp này nhằm làm rõ các quan điểm pháp lý, quy định pháp luật; qua đó hình thành
các khái niệm, đặc điểm một cách rõ ràng, chính xác; làm rõ bản chất từng quy định
pháp luật, điều kiện áp dụng; rút ra các giá trị pháp lý, nhận xét và đánh giá trong quá
trình xem xét, giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: được sử dụng nhằm làm rõ sự tương quan
trong so sánh pháp luật từng ngành luật, từng thời kỳ, giữa pháp luật trong nước và
nước ngoài ở Chương 1; làm rõ tính tương thích giữa thực tiễn áp dụng của Toà án
với quy định của pháp luật hiện hành, từ đó rút ra giải pháp để khắc phục những
nhược điểm của quy định hiện hành trong Chương 2.
- Phương pháp suy luận – logic: được sử dụng trong toàn bộ khóa luận, giúp
tiếp cận các quan điểm, thơng tin liên quan có được trong q trình đánh giá các bản
án, quyết định của Tòa án, ý kiến của các tác giả, chun gia. Ngồi ra, nó cịn giúp
liên kết, sâu chuỗi các lập luận, thông tin trong các tài liệu tham khảo và thực tiễn xét
xử. Qua đó, tác giả có thể đưa ra những nhận định, đánh giá dưới góc độ cá nhân về
mức độ thống nhất, đồng bộ về nhận thức và vận dụng pháp luật.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của đề tài được thể hiện trong hai chương:
Chương 1: Khái luận chung về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ
án dân sự;
Chương 2: Thực trạng áp dụng quy định về thời gian khơng tính vào thời hiệu
khởi kiện vụ án dân sự, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện.


4


CHƯƠNG 1
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN KHƠNG TÍNH VÀO
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thời gian khơng tính vào thời hiệu
khởi kiện vụ án dân sự
Thời gian khơng tính vào thời hiệu là vấn đề quan trọng, cốt lõi khi tính thời
hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Việc phân tích khái niệm thời hiệu và thời hiệu khởi
kiện, quy định trong cổ luật nước ta và một nguyên tắc nổi tiếng trong cổ luật La Mã
sẽ góp phần làm sáng tỏ (i) khái niệm thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện.
Từ đó, nêu lên (ii) các đặc điểm cơ bản và (iii) ý nghĩa pháp lý của quy định này.
1.1.1. Khái niệm thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Xét từ góc độ triết học, thế giới vật chất ln ln vận động và biến đổi không
ngừng. Các sự vật, hiện tượng hay bất cứ quan hệ xã hội nào xung quanh chúng ta
đều có mối liên hệ mật thiết khơng gian và thời gian. “Khơng có vật chất tồn tại ngồi
khơng gian và thời gian; cũng khơng có khơng gian và thời gian tồn tại ở ngoài vật
chất vận động”1. Trong đó, thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, thể hiện
trình tự biến đổi của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất 2. Các sự vật, hiện
tượng này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Pháp luật dân sự cũng
quy định về việc “giới hạn” một khoảng thời gian, gọi là thời hạn.
BLDS 2015 định nghĩa “thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời
điểm này đến thời điểm khác”. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày,
tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra3. Thời gian mang bản chất
khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Trong khi đó, thời
hạn vừa mang tính khách quan của thời gian, vừa bao hàm cả tính chủ quan. Tính chủ
quan thể hiện ở ý chí giới hạn thời gian trong một khoảng nhất định. Không nằm
ngồi quy luật đó, Nhà nước cũng điều chỉnh một số quan hệ pháp luật trong một
khoảng thời gian nhất định, gọi là thời hiệu.


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, Phạm Văn Sinh và Phạm Quang Phan (Chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.45.
2
Viện Ngơn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.956.
3
Điều 144 BLDS 2015.
1

5


Theo khoản 1 Điều 149 BLDS 2015, “thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà
khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện
do luật quy định”. Thời hiệu là căn cứ pháp lý do luật định làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự4. Quy định về thời hiệu vừa nhằm ổn định các
mối quan hệ xã hội, vừa nâng cao trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các
quan hệ pháp luật. Nếu không quy định thời hiệu, mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ
dân sự luôn bị đe dọa bởi tranh chấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng đến
quyền lợi và cuộc sống của họ5. Đồng thời, nó cịn giúp tránh được trường hợp thời
gian trôi qua quá lâu, việc thu thập, xác minh các tài liệu, chứng cứ và chứng minh
sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thời hiệu theo Điều 150 BLDS 2015 gồm bốn loại: (i) thời hiệu hưởng quyền
dân sự; (ii) thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự; (iii) thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
và (iv) thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong đó, “khái niệm thời hiệu khởi
kiện nằm trong nội hàm của khái niệm thời hiệu nói chung”6. “Thời hiệu khởi kiện
vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó
kết thúc thì mất quyền khởi kiện”7. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ
dân sự là thời hiệu của luật nội dung nhằm cơng nhận một quyền dân sự; trong khi

đó, thời hiệu khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là thời hiệu tố tụng, là
phương thức để các chủ thể bảo vệ quyền dân sự của mình8. Quyền khởi kiện là quyền
mà pháp luật trao cho các chủ thể, việc có sử dụng hay khơng phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của họ; khi chủ thể khơng thực hiện trong thời hạn luật định, thì pháp luật
suy đốn họ từ bỏ quyền của mình9.

Hồng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Chính
trị Quốc gia (tập 1), tr.357.
5
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Những quy định chung về
luật dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức, tr.380.
6
Nguyễn Thị Hoài Phương (Chủ nhiệm đề tài) (2007), Thời hiệu khởi kiện vụ việc dân sự Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Luật
TP.HCM, tr.6.
7
Khoản 3 Điều 150 BLDS 2015.
8
Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, tr.207.
9
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.98.
4

6


Ở góc độ lịch sử, thời hiệu cũng như thời gian khơng tính vào thời hiệu khơng
phải là vấn đề pháp lý mới trong pháp luật Việt Nam. Nghiên cứu cổ luật nước ta cho
thấy, pháp luật thời kỳ phong kiến đã có quy định khơng tính vào thời hiệu. Theo

Điều 387 Bộ luật Hồng Đức10: “Con trai từ 16 tuổi, con gái từ 20 tuổi trở lên mà
ruộng đất của mình để người trong họ hay người ngồi cày hay ở, đã quá niên hạn
mới miễn cưỡng đòi lại, thì bị xử phạt 80 trượng và mất ruộng đất (niên hạn: người
trong họ 30 năm, người ngoài họ 20 năm). Nếu vì chiến tranh hay đi phiêu bạt mới
về thì khơng theo luật này”11. Như vậy, pháp luật triều Lê đã loại trừ trường hợp
“chiến tranh” hay “phiêu bạt” ra khỏi niên hạn trên. Quy định ngoại lệ này là “một
thành tựu thể hiện sự mềm dẻo và tinh tế trong tư duy lập pháp của ông cha ta” 12.
Pháp luật dân sự nước ta thời Pháp thuộc quy định hai loại thời hiệu gồm thời
hiệu thủ đắc và thời hiệu tiêu diệt. Thời hiệu được hiểu là thời hạn do luật định, có
hiệu lực biến sự chiếm hữu một tài sản thành quyền sở hữu (tức thời hiệu thủ đắc)
hoặc tiêu diệt món nợ của đương sự (tức thời hiệu tiêu diệt)13. Về cách tính thời hiệu,
thời kỳ này tồn tại hai quan điểm khác nhau: (i) quan niệm thời hạn bao khốn: “chỉ
cần tính số ngày cho đủ là được, khơng cần biết những ngày ấy có hữu ích cho đương
sự hay khơng”; ngược lại, (ii) quan niệm thời hạn hữu hiệu, chỉ tính “những giai đoạn
hữu hiệu hay hữu ích cho đương sự, nghĩa là những giai đoạn mà đương sự có thể
hoạt động được”14. Quy định pháp luật dung hòa cả hai quan điểm này, trong đó: “các
thời hạn tiêu diệt được đình chỉ đối với các người vô năng lực như các vị thành niên,
các người bị cấm quyền”; đồng thời “một án lệ khoan hồng cũng cho đình chỉ các
thời hạn khi có một trở lực mà đương sự không vượt nổi, khiến không thể hoạt động
được”15. Án lệ này áp dụng một nguyên tắc đã được công nhận trong cổ luật La Mã,
đó là contra non valentem.
Có bản dịch khác như sau: “Con trai từ 16 tuổi, con gái từ 20 tuổi trở lên, mà ruộng đất của
mình để người trưởng họ hay người ngoài cày hay ở, đã quá niên hạn mới cố cưỡng địi lại, thì phải
phạt 80 trượng và mất ruộng đất (niên hạn: người trưởng họ 30 năm, người ngồi 20 năm). Nếu vì
binh hoả hay đi siêu bạt mới về, thì khơng theo luật này” (Cao Nãi Quang, Nguyễn Sĩ Giác và Vũ
Văn Mẫu (1956), Quốc triều hình luật, Nxb. Nguyễn Văn Của trích theo Trần Anh Tuấn (2011),
“Thời hiệu dân sự - nhìn từ góc độ lịch sử và so sánh”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 11/2011, tr.2).
11
Viện Sử học (2017), Quốc triều Hình luật, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.132.
12

Trần Anh Tuấn (2011), “Thời hiệu dân sự - nhìn từ góc độ lịch sử và so sánh”, Tạp chí Tịa
án nhân dân, số 11/2011, tr.2.
13
Trần Anh Tuấn (2011), tlđd (12), tr.3.
14
Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, tr.373.
15
Vũ Văn Mẫu (1961), tlđd (14), tr.375.
10

7


Nguyên tắc contra non valentem là một nguyên tắc nổi tiếng ở châu Âu thời kỳ
Trung Cổ thế kỷ XIV, có thể được tìm thấy trong luật dân sự và luật chung La Mã
thời kỳ này16. Nguyên tắc này xuất phát từ một thành ngữ tiếng Latinh contra non
valentem agere non currit praescriptio, tạm dịch là “đối với người không thể hành
động thì thời hiệu bị gián đoạn” hay “thời hiệu không chống lại một người không thể
hành động”. Thông thường, đương sự phải tự ý thức về quyền lợi của mình đang bị
xâm phạm, khi thời hiệu đã trơi qua thì khơng thể quay trở lại nữa. Tuy nhiên, nguyên
tắc này đưa ra một ngoại lệ, đó là trường hợp xuất hiện một sự cản trở làm cho đương
sự khơng thể tự mình thực hiện quyền, làm ảnh hưởng đến việc khởi kiện trong thời
hiệu của họ17.
Một học giả người Pháp đã coi những ứng dụng của nguyên tắc này là khơng
thực tế, vì ơng tin tưởng rằng cơ quan lập pháp sẽ phát triển các biện pháp hữu hiệu
khi cần thiết18. Và thực sự ông đã đúng về mặt lịch sử, cơ quan lập pháp của Pháp đã
đình chỉ thời hiệu trong thời kỳ Chiến tranh Pháp – Phổ, tiếp đó là Đệ nhất thế chiến
và cả Đệ nhị thế chiến19. Một nghiên cứu về contra non valentem ở Pháp và bang
Louisiana (Hoa Kỳ) cho thấy một tình trạng chung rằng20: Ban đầu, các nhà lập pháp,
học giả và thậm chí cả Tịa án đều chỉ trích nó không phù hợp với các nguyên tắc

chung luật dân sự. Nhưng sau một thời gian ngắn, nguyên tắc này đã khẳng định được
vị thế của mình, vì các thẩm phán hiểu được tính tất yếu của nó.
Ngày nay, tại Pháp, tính hợp pháp của contra non valentem khơng cịn phải bàn
cãi nữa và nó được tổ chức như một nguyên tắc chung của luật tư21. Một quyết định
của Tòa Phá án Pháp lưu ý rằng, thời hiệu không chống lại một người không thể hành
động dù bất kỳ trở ngại nào, cho dù nguồn gốc của nó là luật pháp hay do tự nhiên22.

Benjamin West Janke (2008), “Revisiting Contra Non Valentem in Light of Hurricanes
Katrina and Rita”, Louisiana Law Review, vol.68, no.2, tr.505.
17
Mauro Tescaro (2006), Decorrenza della prescrizione e responsabilità La rilevanza
civilistica del principio contra non valentem agere non currit praescriptio, Nxb. Cedam, tr.60.
18
Jean Carbonnier (1937), La Règle Contra Non Valentem Agere Non Currit Praescriptio,
Nxb. Paris, tr.170-171.
19
Benjamin West Janke (2008), tld (16), tr.508.
20
Benjamin West Janke v Franỗois-Xavier Licari (2011), Contra Non Valentem in France
and Louisiana: Revealing the Parenthood, Breaking a Myth, Louisiana Law Review, vol.71, no.2,
tr.511.
21
Benjamin West Janke v Franỗois-Xavier Licari (2011), tlđd (20), tr.514.
22
Benjamin West Janke (2008), tlđd (16), tr.510.
16

8



Tòa án Pháp vẫn tiếp tục thừa nhận và áp dụng contra non valentem cho những trường
hợp thời hiệu bị đình chỉ nhưng khơng được quy định bởi bất kỳ điều khoản lập pháp
nào23. Hiện nay, pháp luật Canada cũng có một quy định chung về sự gián đoạn thời
hiệu theo nguyên tắc này. Cụ thể, tại Điều 2904 BLDS Québec: “Thời hiệu không
chống lại người mà thực tế họ khơng thể tự mình hành động hoặc khơng được đại
diện bởi người khác”24.
Trong pháp luật Việt Nam, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ
dân sự có đặt ra vấn đề gián đoạn thời hiệu. Tuy nhiên, về bản chất, quy định gián
đoạn thời hiệu này giống với quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Vì thời hiệu
hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến
khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau
khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt25. Lúc này, thời hiệu được “khởi động lại” kể từ
thời điểm chấm dứt căn cứ gián đoạn. Ngược lại, đối với thời gian khơng tính vào
thời hiệu, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bị tạm dừng kể từ thời điểm bắt đầu sự
kiện gián đoạn và tiếp tục được tính kể từ thời điểm kết thúc sự kiện này26.
Điều 156 BLDS 2015 quy định về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện
vụ án dân sự khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây: một là, sự kiện
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện khơng
thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu; hai là, người có quyền khởi kiện là người chưa
thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện; ba là, người có
quyền khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp: (i) người đại diện là cá
nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại và (ii) người đại diện vì lý do chính đáng mà
khơng thể tiếp tục đại diện được.

23

Pierre Catala (2007), Proposals for Reform of the Law of Obligations and the Law of

Prescription (English translation by John Carwright and Simon Whittaker), Nxb. Oxford, tr.215.
24
Nguyên gốc: “Prescription does not run against persons if it is impossible in fact for them to
act by themselves or to be represented by others. 1991, c. 64, a. 2904”.
25
Điều 153 BLDS 2015.
26
Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1), Đinh Văn
Thanh và Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, tr.171.

9


Từ những phân tích ở trên, tác giả đưa ra định nghĩa khái niệm thời gian khơng
tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như sau: Thời gian khơng tính vào thời hiệu
khởi kiện vụ án dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện mà theo quy
định của pháp luật khơng được tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Hay nói
cách khác, thời hiệu khởi kiện tạm thời khơng được tính từ thời điểm xảy ra sự kiện
gián đoạn đến thời điểm sự kiện đó kết thúc. Khoảng thời gian trước và sau khi xảy
ra sự kiện đó vẫn được tính vào thời hiệu theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự
Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện có những đặc trưng pháp lý mang
bản chất của thời hiệu khởi kiện. Đồng thời, nó cịn có những đặc điểm riêng, phân
biệt với bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Tác giả đưa ra năm đặc điểm (hay thuộc tính)
cơ bản của thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, cụ thể như sau:
Một là, tính giới hạn. Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện là một
khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Nó khơng phải
là thời gian theo nghĩa gốc, vốn khơng có điểm bắt đầu, khơng có điểm kết thúc, trôi
một cách vô cùng, vô tận. Với đặc điểm này, thời gian khơng tính vào thời hiệu giống

như thời hạn. Tuy nhiên, thời hạn có thể được xác định bằng nhiều đơn vị như phút,
giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. Cịn thời gian
khơng tính vào thời hiệu khởi kiện chỉ có thể được xác định bằng ngày. Bởi vì thời
hiệu khởi kiện nói riêng và thời hiệu nói chung đều được tính bằng ngày27.
Hai là, tính gián đoạn. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của thời gian khơng tính
vào thời hiệu khởi kiện, phân biệt với bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Sự kiện làm
phát sinh thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện là căn cứ làm gián đoạn thời
hiệu khởi kiện. Khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc sẽ khơng
tính vào thời hiệu. Lúc này, pháp luật ngăn sự tiếp diễn của thời hiệu, làm cho nó
“ngừng lại” nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể khi họ không thể thực hiện việc khởi
kiện. Thời hiệu khởi kiện bị “treo” nhưng không làm cho thời điểm bắt đầu thời hiệu
Theo Điều 151 BLDS 2015, thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời
hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Khoản 1 Điều 154 BLDS 2015
cũng quy định: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết
hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác”.
27

10


bị dịch chuyển. Trong khi đó, thời điểm tính thời hiệu khởi kiện sẽ khơng cịn được
giữ ngun như ban đầu khi bắt đầu lại thời hiệu. Đối với bắt đầu lại thời hiệu, thời
hiệu sẽ bị “vơ hiệu hóa” từ thời điểm căn cứ bắt đầu và “tái khởi động” sau thời điểm
chấm dứt căn cứ. Khoảng thời gian trước khi kết thúc căn cứ bắt đầu lại thời hiệu sẽ
khơng được tính vào thời hiệu khởi kiện28.
Ba là, tính phụ thuộc. Thời gian khơng tính vào thời hiệu chỉ có ý nghĩa khi nó
xảy ra có sự xuất hiện của thời hiệu và thời hạn của thời hiệu khởi kiện vẫn cịn,
“khơng đặt ra khi thời hiệu đã kết thúc”29. Trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết, mà
khoảng thời gian này mới xảy ra, thì sẽ khơng được tính. Việc xem xét thời gian

khơng tính vào thời hiệu xảy ra sau khi hết hạn thời hiệu là khơng có ý nghĩa. Trong
khi đó, căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện có thể phát sinh trong mọi thời điểm bất
kể trong hay ngồi tố tụng, cịn hay hết thời hiệu30. Thời điểm đó có thể là trước hoặc
sau khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, hoặc ngay tại phiên tịa đều được khơi phục lại
thời hiệu khởi kiện31.
Bốn là, tính pháp lý. Hay nói cách khác, thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi
kiện mang tính bắt buộc. Đặc điểm này xuất phát từ tính pháp lý của thời hiệu. “Các
chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự không thể thỏa thuận để kéo dài hoặc rút ngắn
thời hạn này”32. Bất cứ thỏa thuận nào của các bên về việc không áp dụng hay thay
đổi thời gian khơng tính vào thời hiệu đều sẽ khơng có giá trị pháp lý và xem như vơ
hiệu. Tuy nhiên, thời hiệu chỉ có một nguồn gốc duy nhất, đó là “do luật quy định” 33,
khơng được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật. Ngược lại, thời gian khơng tính
vào thời hiệu khởi kiện khơng chỉ được quy định trong văn bản luật do Quốc hội ban
hành, mà còn được quy định trong các văn bản dưới luật như:
Ví dụ như: Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991
Phùng Trung Tập (2013), “Hướng sửa đổi, bổ sung các quy định về thời hạn, thời hiệu trong
Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Luật học, số 10/2013 (161), tr.41.
29
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Những quy định chung về
Luật dân sự, Chế Mỹ Phương Đài và Nguyễn Xuân Quang (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức, tr.350.
30
Nguyễn Minh Hằng (2017), “Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”, Tạp chí Kiểm
sát, số 13/2017, tr.26.
31
Tưởng Duy Lượng (2018), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb. Chính trị Quốc gia,
tr.503-504.
32
Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), tlđd (26), tr.166.
33

Khoản 1 Điều 149 BLDS 2015.
28

11


(khoản 2 Điều 17); Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991
có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (khoản 2 Điều 39); Thông tư liên
tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/01/1999 của Toà án nhân dân
tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội (Mục 2 Phần II); Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày
10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng
pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (Tiểu mục 1.5
Mục 1, Tiểu mục 2.2 và 2.3 Mục 2 Phần I).
Năm là, tính khách quan. Các căn cứ gián đoạn thời hiệu theo quy định của
BLDS đều thể hiện tính khách quan, tức ít nhất phải khơng phụ thuộc vào ý chí của
bên có quyền. Chính các cản trở khách quan này làm cho họ không thể thực hiện việc
khởi kiện trong phạm vi thời hiệu, nên pháp luật mới loại trừ khoảng thời gian này ra
khỏi thời hiệu. Tuy nhiên, thực tế phát sinh nhiều trường hợp cản trở phát sinh xuất
phát từ ý chí của bên có quyền và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự. Liệu
các cản trở này có được xem là khách quan, yếu tố khách quan có thực sự được cơng
nhận trong bối cảnh này. Đây là vấn đề sẽ được làm rõ trong các nội dung tiếp theo
của khóa luận này.
Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có mối quan hệ mật
thiết đối với thời hiệu nói chung và thời hiệu khởi kiện nói riêng. Do đó, để áp dụng
các quy định về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện, trước hết cần đảm bảo
tuân thủ các quy định khi tính thời hiệu và thời hiệu khởi kiện.
Thứ nhất, về yêu cầu áp dụng thời hiệu, BLDS 2015 bổ sung quy định mới nhằm

“loại trừ can thiệp của cơ quan tố tụng”34 vào việc áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều
14935. Trường hợp đương sự không đưa ra yêu cầu hoặc đưa ra yêu cầu không đảm
bảo các điều kiện luật định, thì thời hiệu sẽ khơng được áp dụng và thời gian khơng
tính vào thời hiệu càng không phải là vấn đề cần quan tâm. Tương tự, BLDS 2015
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm
2015, Nxb. Hồng Đức, tr.193.
35
“Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc
các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết
định giải quyết vụ, việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng
thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”
34

12


cịn quy định các tranh chấp thuộc trường hợp khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện quy
định tại Điều 15536, kể cả trường hợp có yêu cầu áp dụng thời hiệu. Nếu tranh chấp
thuộc một trong các trường hợp này, thì vấn đề thời gian khơng tính vào thời hiệu
cũng khơng cần xem xét. Bởi vì, về bản chất, thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp
này là “không bị giới hạn”37.
Thứ hai, về phạm vi áp dụng đối với yêu cầu của đương sự, Điều 156 BLDS
2015 quy định về “thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”, tức áp
dụng đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Mở rộng ra, khoảng thời gian này
cũng nên áp dụng cho cả yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Yêu cầu phản tố của bị đơn có bản chất như một yêu
cầu khởi kiện của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan38. Tương tự, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có bản
chất như yêu cầu khởi kiện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với nguyên
đơn hoặc bị đơn.

Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ
điều kiện để khởi kiện một vụ án dân sự, nhưng việc xuất hiện vụ án dân sự giữa
nguyên đơn và bị đơn, khiến họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình39.
Quy định về yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập nhằm mục đích giải quyết vụ án được
chính xác và nhanh hơn, đảm bảo quyền lợi cho các đương sự40. Nếu khơng áp dụng
thời gian khơng tính vào thời hiệu cho hai loại u cầu này, thì khơng đảm bảo cơng
bằng giữa các đương sự. Hướng giải quyết này sẽ bảo vệ quyền lợi của bị đơn và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; khuyến khích các bên đưa ra yêu cầu giải
quyết trong cùng một vụ án, góp phần giải quyết nhanh chóng, chính xác các tranh
chấp dân sự.

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: “1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân
thân không gắn với tài sản. 2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác. 3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. 4.
Trường hợp khác do luật quy định”.
37
Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án,
Trọng tài – cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, Nxb. Lao động, tr.115.
38
Lê Thị Bích Phượng (2015), Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.2.
39
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn
Cơng Bình (Chủ biên), Nxb. Cơng an nhân dân, tr.109.
40
Điểm c khoản 2 Điều 200 và điểm c khoản 1 Điều 201 BLTTDS 2015.
36

13



Thứ ba, về phạm vi áp dụng đối với cơ quan tài phán, khoản 3 Điều 155 BLDS
2015 định nghĩa, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để
yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm. Quy định này chỉ đề cập đến chủ thể là “Tòa án”, nhưng nên áp dụng cho cả
tố tụng tại Trọng tài41. “Mặc dù Luật Trọng tài khơng có quy định viện dẫn đến các
quy định của BLDS về thời hiệu nhưng thiết nghĩ vấn đề về thời hiệu không được
quy định trong Luật Trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi BLDS” 42. Dù luật chỉ đề cập
đến tài phán cơng, nhưng vẫn có thể áp dụng cho tài phán tư, bởi: “(i) Đây là quy
định chung cho việc áp dụng thời hiệu đối với các vụ việc dân sự. Các tranh chấp
thuộc thẩm quyền Trọng tài cũng thuộc quan hệ dân sự; (ii) Cả hai Bộ luật nói trên
(BLDS và BLTTDS), Luật TTTM cũng như các luật khác có liên quan khơng có quy
định nào cấm áp dụng cho các tranh chấp thuộc thẩm quyền Trọng tài”43.
Các quy định này áp dụng cho các vụ án mà Trọng tài thụ lý giải quyết nhằm
bảo vệ việc áp dụng pháp luật được thống nhất đối với những vấn đề hồn tồn giống
nhau về chủ thể, tính chất (đều áp dụng trong tài phán), về quan hệ (đều là một loại
quan hệ)44. Việc áp dụng quy định về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ
án dân sự cho cả tố tụng tại Tòa án và Trọng tài vừa đảm bảo áp dụng thống nhất
pháp luật, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong trường hợp vì
lý do khách quan mà không thể thực hiện được việc khởi kiện. Thực tế, Trọng tài
thương mại cũng đã áp dụng quy định về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện
vụ án dân sự trong BLDS cho các vụ kiện được giải quyết tại Trọng tài45.
1.1.3. Ý nghĩa của thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có ý nghĩa trước hết
đối với người có quyền khởi kiện, tức chủ thể khơng thể thực hiện được quyền khởi
kiện của mình trong hạn định. Đồng thời, quy định này cũng có ý nghĩa nhất định đối
với bên có nghĩa vụ, cơ quan tài phán và đối với toàn xã hội.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (5), tr.377.
Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, Nxb.
Chính trị Quốc gia, tr.123.

43
Tưởng Duy Lượng (2016), Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại và
thực tiễn xét xử, Nxb. Tư pháp, tr.182.
44
Tưởng Duy Lượng (2016), tlđd (43), tr.182.
45
Xem thêm: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2019), Giải quyết tranh chấp hợp đồng:
những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Thanh niên, tr.308-309.
41
42

14


Đối với các bên trong quan hệ pháp luật tranh chấp: Quy định về thời gian
khơng tính vào thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của
các chủ thể vì những lý do khách quan khơng thể thực hiện quyền khởi kiện46. Trường
hợp có yêu cầu áp dụng thời hiệu, hệ quả của hết thời hiệu khởi kiện là chủ thể có
quyền có thể mất quyền khởi kiện, chủ thể có nghĩa vụ có thể khơng cịn chịu sự tác
động của cơ quan tài phán. Do đó, thời gian khơng tính vào thời hiệu sẽ giúp kéo dài
thời điểm kết thúc của thời hiệu khởi kiện; đồng thời, cũng kéo dài khoảng thời gian
chịu sự tác động từ cơ quan tài phán của bên có nghĩa vụ. Qua đó, giúp đảm bảo đủ
thời gian để bên có quyền tích cực, chủ động trong việc giải quyết tranh chấp47 và
bên có nghĩa vụ cũng ý thức được giới hạn thời gian mà mình cịn có thể bị khởi kiện.
Đối với cơ quan tài phán: Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện giúp cơ
quan tài phán xác định được chính xác phạm vi quyền khởi kiện của người khởi kiện
và giới hạn thẩm quyền giải quyết tranh chấp của họ. Tránh trường hợp cơ quan tài
phán xác định khơng chính xác thời hiệu, khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu, có thể
dẫn đến từ chối giải quyết khi thời hiệu vẫn còn hay vẫn giải quyết tranh chấp dù thời
hiệu đã hết. Qua đó, đảm bảo tính chính xác và khách quan trong quá trình tiến hành

tố tụng, giải quyết vụ án một cách nhanh chóng. Nếu Tịa án hay Trọng tài xác định
thời hiệu khởi kiện không đúng sẽ ảnh hưởng đến quyết định giải quyết toàn bộ vụ
án. Ngoài ra, việc áp dụng quy định này cũng thúc đẩy nghĩa vụ chứng minh của
đương sự cũng như ý thức được trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
Đối với xã hội: Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện giúp đảm bảo tăng
cường vai trò thực thi công lý. Cùng với ý nghĩa ổn định trật tự xã hội của thời hiệu48,
thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện cũng có ý nghĩa hạn chế sự xáo trộn các
quan hệ xã hội. Trường hợp vì lý do khách quan, người khởi kiện không thể thực hiện
được việc khởi kiện của mình, thì pháp luật bảo vệ họ bằng cách “loại trừ” khoảng
thời gian đó vào thời hiệu. Qua đó, đảm bảo cơng bằng cho các chủ thể có thời hạn
như nhau trong việc khởi kiện, cũng như tác động tích cực đến nhận thức chung của
xã hội về tính bình đẳng của hệ thống pháp luật và tính hiệu quả của hệ thống cơ quan
tài phán.

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), tlđd (9), tr.101.
Hồng Thế Liên (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (tập 1), Nxb. Chính
trị Quốc gia, tr.334.
48
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (5), tr.380.
46
47

15


1.2. Quy định về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
trong Bộ luật Dân sự năm 2015
BLDS 2015 quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự tại Điều 156 gồm ba khoản. Tuy nhiên, khóa luận chỉ tập trung phân tích quy định
về thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện trong trường hợp xảy ra sự kiện bất

khả kháng hoặc trở ngại khách quan ở khoản 1 Điều này49. Quy định này được giữ
nguyên từ khoản 1 Điều 161 BLDS 2005 và là sự kế thừa từ các Pháp lệnh trước đây
của Hội đồng nhà nước.
Trước BLDS 1995, pháp luật dân sự chỉ ghi nhận trở ngại khách quan đối với
thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện, mà không đề cập đến sự kiện bất khả
kháng50. BLDS 1995 lần đầu bổ sung căn cứ sự kiện bất khả kháng vào thời gian
khơng tính vào thời hiệu khởi kiện tại điểm a khoản 1 Điều 170: “Có sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm người có quyền khởi kiện khơng thể khởi
kiện trong phạm vi thời hiệu”. Tuy nhiên, BLDS 1995 chỉ định nghĩa khái niệm sự
kiện bất khả kháng, mà khơng định nghĩa khái niệm cịn lại là trở ngại khách quan.
Đến BLDS 2005, các nhà lập pháp đã bổ sung định nghĩa trở ngại khách quan vào
quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS 2005 và được giữ nguyên đến nay trong BLDS
2015.

Đây cũng là sự kiện làm phát sinh thời gian khơng tính vào thời hiệu phổ biến trong pháp
luật thương mại quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thế giới. Ví dụ, khoản 1 Điều 10.8 Bộ nguyên
tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế quy định: “Khi bên có quyền bị cản trở trong việc ngăn
chặn thực thi thời hiệu theo quy định của các điều khoản trên đây do một sự kiện nằm ngồi tầm
kiểm sốt, khơng thể báo trước và khơng thể vượt qua, thì thời hiệu theo luật chung sẽ bị tạm ngừng
và không thể chấm dứt trước một năm sau sự kiện gây cản trở này chấm dứt” (Nguyên gốc: 1. Where
the obligee has been prevented by an impediment that is beyond its control and that it could neither
avoid nor overcome, from causing a limitation period to cease to run under the preceding Articles,
the general limitation period is suspended so as not to expire before one year after the relevant
impediment has ceased to exist).
Điều 2234 BLDS Pháp cũng có quy định: “Thời hiệu khơng được tính hoặc bị đình chỉ đối với
một người mà họ khơng thể hành động do một trở ngại luật pháp, do một thỏa thuận, hoặc do bất khả
kháng” (Nguyên gốc: Prescription does not run or is suspended against one for whom it is impossible
to act following an obstacle resulting from the law, from an agreement, or from force majeure).
50
Khoản 2 Điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 quy định: “Trong trường hợp do trở ngại

khách quan mà không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, thì thời gian bị
trở ngại khách quan khơng tính vào thời hiệu khởi kiện”. Tương tự, khoản 3 Điều 36 Pháp lệnh thừa
kế 1990 cũng quy định như sau: “Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện
được quyền khởi kiện trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thời gian bị trở ngại
khách quan khơng tính vào thời hiệu khởi kiện”.
49

16


1.2.1. Sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force
majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức mạnh mà sức người không thể
kháng cự nổi”51. Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 định nghĩa: “Sự kiện bất khả kháng
là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc
phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Định
nghĩa này được giữ nguyên từ BLDS 1995 đến BLDS 2005 và nay là BLDS 2015.
Tuy nhiên, BLDS xây dựng theo phương pháp trừu tượng hoá, nên “việc hiểu rõ nội
hàm của khái niệm” và “việc áp dụng nó là rất khó”52.
Trong chế định nghĩa vụ, “nghĩa vụ không được thực hiện do sự kiện bất khả
kháng thì chúng ta khơng thể buộc người có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện” 53. Do đó,
bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm phát sinh do sự kiện bất khả kháng. Còn
trong chế định thời hiệu, sự kiện bất khả kháng dẫn đến bên có quyền khơng thể thực
hiện được việc khởi kiện bên có nghĩa vụ, để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ chưa thực
hiện hoặc thực hiện khơng đúng. Vì thế, bên có quyền được khơng tính vào thời hiệu
khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng. Theo định nghĩa của BLDS, một sự
kiện để được coi là sự kiện bất khả kháng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau
đây:
- Thứ nhất, sự kiện xảy ra một cách khách quan. Thông thường, tính khách quan
thể hiện ở chỗ nó hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý chí của con người. Do đó, sự kiện

bất khả kháng có thể là hiện tượng tự nhiên như bão lụt, động đất, núi lửa, sóng thần…
Tuy nhiên, liệu một sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý chí của các bên, nhưng
do một bên thứ ba gây ra, thì có được xem là “khách quan” hay không? Trước đây,
một số văn bản dưới luật cũng ghi nhận sự kiện bất khả kháng có thể là các sự kiện
nhân tai54. Pháp luật về thi hình án dân sự không chỉ xem sự kiện bất khả kháng là

Lê Văn Sua (2017), “Bàn về sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc suy đoán lỗi tại Điều 584
Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 09/2017 (42), tr.7.
52
Bùi Hưng Nguyên (2006), “Bình luận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Điều
294 Luật Thương mại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 07/2006, tr.15.
53
Đỗ Văn Đại (Chủ nhiệm đề tài) (2010), Vấn đề không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp
luật thực định Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.15.
54
Ví dụ: theo khoản 1 Điều 4 Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp
51

17


trường hợp thiên tai mà còn ghi nhận cả trường hợp hỏa hoạn và địch họa55, tức có
thể bao hàm cả yếu tố chủ quan của con người.
Có ý kiến cho rằng, “sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng
cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba”56. Tác giả đồng
ý với quan điểm này, tính khách quan của sự kiện bất khả kháng chỉ cần xét trong
mối quan hệ với ý chí của các bên, mà khơng quan tâm đến ý chí của bên thứ ba. Do
đó, các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, khủng bố… cũng

được xem là sự kiện bất khả kháng. Việc coi các hiện tượng thiên tai là sự kiện bất
khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước
trên thế giới; còn cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng nhân tai là sự kiện bất khả
kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất57.
- Thứ hai, sự kiện khơng thể lường trước được. Các bên không thể biết được và
cũng khơng thể dự đốn trước được có thể xảy ra một sự kiện trong thời hiệu, làm
cho bên có quyền không thể khởi kiện được. Ở đây, năng lực đánh giá sự xuất hiện
của một sự kiện được xét từ góc độ của một người bình thường chứ khơng phải một
chuyên gia58. Trường hợp bên có quyền có thể dự tính một cách rõ ràng rằng một sự
kiện sẽ xảy ra do dự báo trước, hoặc do tính chu kỳ của nó, thì sự kiện này sẽ khơng
được xem là sự kiện bất khả kháng.
- Thứ ba, sự việc này xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Do đó, có thể xác định được hậu quả do sự
kiện này phát sinh là tất nhiên và không thể nào tránh né được. Trường hợp bên có
quyền khơng thực hiện các biện pháp cần thiết, nhưng chứng minh được rằng dù có
hành động vẫn khơng thể khắc phục được hậu quả, thì cũng xem như là thỏa mãn
đồng mua bán điện: “Sự kiện bất khả kháng bao gồm mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán,
động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
55
Điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
56
Đỗ Văn Đại (2007), “Sự kiện bất khả kháng”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05/2007 (42),
tr.59.
57
Đỗ Minh Tuấn, “Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn áp dụng”.
[ truy cập ngày 10/5/2020.
58
Lê Văn Sua, “Quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm”, [ />NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495439f-98e6-4bd81e36adc9&ItemID=2149&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3],

truy cập ngày 10/5/2020.

18


điều kiện này59. Vì vậy, có ý kiến cho rằng, điều kiện này là “không phù hợp trong
một số trường hợp” và “chỉ nên quy định sự kiện bất khả kháng là các sự kiện khách
quan đã xảy ra và con người khơng thể kiểm sốt được sự kiện đó”60. Ngồi ra, việc
xác định thế nào là tính “cần thiết” trong biện pháp mà họ đã áp dụng và mức độ “khả
năng cho phép” đến đâu là không hề dễ dàng và phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Thứ tư, sự kiện bất khả kháng có mối quan hệ nhân quả với thời hiệu khởi kiện
vụ án dân sự. Định nghĩa của khái niệm sự kiện bất khả kháng tại khoản 1 Điều 156
BLDS 2015 không đề cập đến mối quan hệ nhân quả với thời hiệu khởi kiện và khả
năng làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiện. Vì nhà làm luật xây dựng định nghĩa này
không chỉ áp dụng cho chế định thời hiệu, mà còn áp dụng cho nhiều quy định khác
trong BLDS như: miễn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự61, hay miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng62… và cả quy định trong luật chuyên ngành khác
như: miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại trong Luật
Thương mại63… Về bản chất, để có thể khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự, sự kiện bất khả kháng phải là nguyên nhân làm cho chủ thể bị tác động không thể
thực hiện được quyền khởi kiện của mình trong phạm vi thời hiệu. Các nhà làm luật
khái quát điều kiện này ở đoạn đầu của khoản 1 Điều 156, nhằm làm rõ mối quan hệ
nhân quả với chủ thể bị tác động. Và đây là lý do mà pháp luật quy định khoảng thời
gian này không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ: Ngày 10/3/2020, Tịa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số
02/2020/CT-CA về phòng, chống dịch Covid-19 trong hệ thống Tòa án nhân dân. Tại
Tiểu mục 2.1 Mục 2, Chỉ thị yêu cầu:
Từ nay đến hết tháng 3 năm 2020, các Tòa án tập trung thực hiện tốt các yêu
cầu sau đây: Tạm dừng việc nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, tài liệu, chứng
cứ và tiếp công dân trực tiếp tại trụ sở Tịa án. Tịa án thơng báo, hướng dẫn

cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình thơng qua các

Lê Văn Sua (2017), tlđd (51), tr.8.
Trần Việt Đức (2014), Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam
hiện hành, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.58.
61
Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015.
62
Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015.
63
Điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005.
59
60

19


phương thức khác như: Gửi đến Tịa án thơng qua dịch vụ bưu chính; gửi trực
tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án.
Từ ngày 10/3/2020 đến hết ngày 31/3/2020, các Tòa án trên cả nước thực hiện
tạm dừng việc trực tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ và tiếp
cơng dân, nhằm thực hiện các biện pháp phịng, chống dịch Covid-19. Đây là quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên hồn tồn thỏa mãn ba điều kiện đầu
tiên của sự kiện bất khả kháng. Đó là: (i) sự kiện xảy ra một cách khách quan, (ii)
không thể lường trước được và (iii) không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Tuy nhiên, biện pháp này không làm cho chủ thể có quyền khởi kiện khơng thể
khởi kiện trong phạm vi thời hiệu, tức không đáp ứng điều kiện thứ tư. Người khởi
kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tịa án có
thẩm quyền giải quyết vụ án bằng ba phương thức sau đây: (i) nộp trực tiếp tại Tòa

án; (ii) gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; (iii) gửi trực tuyến bằng hình
thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có) 64. Chỉ thị trên chỉ tạm
dừng thực hiện theo phương thức trực tiếp, hai phương thức gián tiếp còn lại hồn
tồn có thể thực hiện được. Do đó, việc khởi kiện vẫn có thể được tiến hành và thời
hiệu khởi kiện không hề bị ảnh hưởng khi Chỉ thị này được áp dụng. Chính vì vậy,
sự kiện này khơng được xem là sự kiện bất khả kháng làm phát sinh thời gian khơng
tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.
1.2.2. Trở ngại khách quan
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015, “trở ngại khách quan là
những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ
dân sự khơng thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc
không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”. Trong chế định thời
hiệu, trở ngại khách quan được hiểu là những trở ngại do hồn cảnh khách quan tác
động, làm cho người có quyền khởi kiện không thể biết về việc quyền khởi kiện của
mình bị xâm phạm hoặc khơng thể thực hiện được quyền khởi kiện của mình. Để
được coi là trở ngại khách quan, một trở ngại phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau đây:

64

Khoản 1 Điều 190 BLTTDS 2015.

20


×