Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện phápluật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.96 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự,
hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động sẽ được tiến hành theo thủ tục
TTDS và phải tuân theo pháp luật TTDS. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, BLTTDS đã quy định các chủ thể có
quyền, và lợi ích bị xâm phạm có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết. Tuy
nhiên, trước hết các chủ thể này phải đáp ứng các điều kiện nhất định hay nói cách
khác là điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Để làm rõ nhận định trên, em xin được đi
tìm hiểu về đề tài: “Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về vấn đề này”.
NỘI DUNG
I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
1. Một số khái niệm
1.1. Vụ án dân sự
Vụ án dân sự là những tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn
nhân và gia định, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là các tranh chấp dân

1


sự) do các nhân, tổ chức, cơ quan yêu cầu Tòa án giải quyết và đã được Tòa án thụ
lý.
1.2. Khởi kiện vụ án dân sự
Ngoài việc được Hiến pháp nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã công nhận về các quyền con người cũng như quyền dân sự của công dân.
Điều 161/ BLTTDS cũng ghi nhận như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự
mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi
chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi


ích hợp pháp của mình”.
Nhà nước đã chính thức xác nhận quyền khởi kiện VADS là một quyền tố tụng
hợp pháp. Quyền khởi kiện VADS được hiểu là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
dân sự của chủ thể. Đây là một phương thức huux hiệu giúp Nhà nước quản lý xã
hội, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quá trình thực hiện quyền này của các chủ
thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự.
Từ đó, Khởi kiện VADS là việc các nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể
khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, bảo vệ lợi ích
công cộng và lợi ích Nhà nước. (1)
2. Ý nghĩa
Khởi kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết các VADS.
Đây được coi là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác khi
tham gia vào quan hệ PLTTDS, là cơ sở pháp lý làm phát sịnh quan hệ PLTTDS.
Tòa án chỉ thụ lý giải quyết VADS khi có đơn khởi kiện đáp ứng được đầy đủ các
điều kiện do pháp luật TTDS quy định. Khởi kiện là phương thức hữu hiệu để các
chủ thể có thể chủ động bảo vệ các quyền dân sự của mình, tránh vị xâm phạm. Với
hành vi khởi kiện của đương sự, Tòa án – cơ quan tố tụng sẽ can thiệp kịp thời thông
qua hoạt động xét xử, từ đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, sớm
khắc phục được các thiệt hại, ngăn chặn các chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm
khắc phục lại các quyền dân sự của các chủ thể.
II.
ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

(1)

Nguyễn Phương Thảo, Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Khóa luận tốt
nghiệp – Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011, trang 5.

2



Ngay ở trong các Điều 161, 168 BLTTDS năm 2004 đã quy định tương đối cụ
thể về quyền khởi kiện VADS, cũng như các điều kiện về thủ tục khởi kiện. Theo
đó, có những điều kiện cơ bản sau:
1. Điều kiện về chủ thể khởi kiện
Chủ thể khởi kiện VADS là các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân
sự mà pháp luật quy định, theo đó: cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện
như sau:
Thứ nhất, chủ thể đó phải có năng lực chủ thể tố tụng dân sự. Năng lực chủ thể
TTDS gồm: NLPLTTDS và NLHVTTDS. Trong đó, NLPLTTDSlà khả năng pháp
luật quy định cho cá nhân, cơ quan , tổ chức có những quyền và nghĩa vụ trong tố
tụng dân sự (Khoản 1/Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). NLPLTTDS được
coi là điều kiện đầu tiên (điều kiện cần) để một chủ thể tham gia vào quá trình
TTDS. Một chủ thể chỉ có quyền tham gia TTDS khi được pháp luật thừa nhận có
NLPLTTDS (2)
Theo đó, NLPLTTDS của một cá nhân xuất hiện khi cá nhân sinh ra và chấm
dứt khi chết đi. Còn NLPLTTDS cảu tổ chức xuất hiện khi tổ chức được thành lập
và mấy đi khi tổ chức chấm dứt hoạt động. NLPLTTDS của hộ gia đình và tổ hợp
rác phát sinh đồng thời với việc thành lập và chấm dứt khi không còn sự tồn tại của
tổ hợp tác với tư cách là một chủ thể. Khoản 1/Điều 57 BLTTDS quy định và đảm
bảo sự bình đẳng cho các chủ thể có NLPLTTDS khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh NLPLTTDS, để có thể tự mình hay ủy quyền cho người khác thực
hiện việc khởi kiện vụ án dân sự thì các chủ thể phải có NLHVTTDS. Theo đó,
NLHVTTDS được hiểu là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và
nghĩa vụ TTDS.
Đối với cá nhân, để được coi là có NLHVTTDS thì các nhân đó phải từ đủ 18
tuổi trở lên và có khẳng năng nhận thức và điểu kiển được hành vi của mình. Trường
hợp người chưa đủ 18 tuổi, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì không

có NLHVTTDS. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại
Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác (các trường hợp quy định tại Khoản 4,5,6 Điều 57 BLTTDS).

(2)

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
trang 110).

3


Đối với cơ quan, tổ chức, NLHVTTDS phát sinh, tồn tại và chấm dứt tương
ứng với thời điểm thành lập và chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức đó.
NLHVTTDS của hộ gia định, tổ hợp tác phát sịnh đônà thời với việc thành lập và
chấm dứt khi không có sự tồn tại với tư cách là một chủ thể. Tuy nhiên, năng lực chủ
thể của hộ gia đình do pháp luật quy định có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực
nhất định quy định tại Điều 106 Bộ luật dân sự.
Thứ hai, các chủ thể khi khởi kiện VADS phải có quyền, lợi ích bị xâm phạm
hoặc khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích Nhà nước, lợi ích công
cộng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS,
không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền
khởi kiện để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Đối với cá nhân, khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, có quyền tự
mình thực hiện hành vi khởi kiện hoặc ủy quyền cho người khác có NLHVTTDS
thay mặt mình khởi kiện (trừ việc ly hôn gắn liền với quyền nhân thân không thể
chuyển giao cho người khác được);
- Đối với cơ quan, tổ chức: Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa
án bảo vệ lợi ích cho mình khi có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Việc khởi kiện của cơ
quan, tổ chức sẽ do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc có thể ủy quyền

cho người khác có đủ NLHVTTDS thực hiện việc khởi kiện. Ngoài ra, cơ quan, tổ
chức còn khởi kiện VADS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác
theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: như những trường hợp: cơ quan, tổ chức khởi kiện những vụ án về hôn
nhân và gia đình theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các cơ
quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực
mình phụ trách;
Đối với hộ gia đình và tổ hợp tác, khi có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm hoặc tranh chấp thì hộ gia đình và tổ hợp tác có quyền khởi kiện VADS. Căn
cứ vào các quy định trong BLDS, hộ gia đình hoạt động với tư cách là chủ thể trong
quan hệ dân sự thông qua đại diện của hộ gia đình là chủ hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền
cho thành viên khác đã thành nên làm đại diện cho hộ gia đình trong các quan hệ dân
sự (Điều 107 BLDS). Cũng tương tự như hộ gia đình, tổ hợp tác hoạt động thông
qua người đại diện của tổ. Đại diện của tổ là tổ trưởng do các tổ viên bầu ra. Tổ
trưởng tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định

4


cần thiết cho tổ (Điều 113 BLDS). Quyền khởi kiện của tổ hợp tác sẽ được thực hiện
thông qua tổ trưởng tổ hợp tác hoặc tổ viên được tổ trưởng tổ hợp tác ủy quyền.
2. Điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tóa án
Để giải quyết các VADS một cách nhanh chóng, hiệu quả và tránh tồn đọng thì
một điều kiện cần phải tuyệt đối tuân thủ đó là việc khởi kiện phải đúng với thẩm
quyền xét xử của Tòa án. Cụ thể, là:
- Vụ án được khởi kiện phải thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
quy định tại các Điều 25, 27,29 và 31 BLTTDS;
- Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết
theo quy định tại Điều 33, 34 BLTTDS;
- Vụ án được khởi kiện phải đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh

thổ quy định tại Điều 35 BLTTDS;
Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36
BLTTDS thì đương sự phải cam kết không khởi kiện tại các Tòa án khác. Nếu các
bên đương sự thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì thỏa thuận đó phải hợp pháp.
Đối với những việc pháp luật quy định cụ thể về điều kiện khởi kiện hoặc
đương sự có thảo thuận về điều kiện lợi kiện thì để có thể khởi kiện, điều kiện đó
phải xảy ra. Chẳng hạn, đối với việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác
giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu
quan đã giải quyết mà họ không đồng ý việc giải quyết của cơ quan đó hoặc cơ
quan, tổ chức đó không giải quyết trong thời hạn luật quy định.
Ví dụ: Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Theo Điều 136 Luật đất đai năm
2003, những tranh chấp mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 59 Luật này và tranh
chấp về tài sản gắn liền với đất, đã được UBND cấp xã giải quyết, mà một hoặc các
bên đương sự không đồng ý thì TAND sẽ giải quyết. Vì vậy, những tranh chấp đất
đai này, nếu đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các đương sự
không nhất trí thì được khởi kiện đến Tòa án. Đây được coi là điều kiện bắt buộc mà
các chủ thể phải tuân thủ trước khi khởi kiện.
Khi tiến hành nhận đơn khởi kiện, Tòa án phải tiến hành sàng lọc, đối chiếu,
xem xét kỹ lưỡng xem vụ việc có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không? Có
thuộc thẩm quyền của Tòa án mình hay không? … Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều
kiện về khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án mới có thể
nhận đơn kiện và tiến hành các thủ tục thụ lý vụ án.
5


3. Điều kiện về sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định của
Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu
lực pháp luật
Trên nguyên tắc chung về một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa

án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết, thì đương sự
không có quyền khởi kiện lại vụ án đó nữa. Nhằm mục đích đảm bảo hiệu lực và
tính ổn định của bản án, quyết định; tránh tình trạng chồng chéo khi cùng một vụ
việc mà nhiểu cơ quan Tòa án tiến hành giải quyết hay tránh việc cố tình kéo dài
khiếu kiện của đương sự. Trừ một số trường hợp đặc biệt, đương sự vẫn có quyền
khởi kiện lại vụ án đã có hiệu lực pháp luật, đó là:
- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc hòa giải đoàn
tụ thành;
- Bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn do không có căn cứ;
- Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức độ cấp dưỡng, mức độ bồi
thường thiệt hại;
- Yêu cầu xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản;
- Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở
nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
Các trường hợp khác do pháp luật quy định. VD: trường hợp Tòa án quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c,e,g Khoản 1 Điều 192 BLTTDS
năm 2004 bao gồm: người khởi kiện rút đơn khởi kiện; nguyên đơn được triệu tập
hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết
vụ án có liên quan đến quyền, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó thì
đương sự có quyền khởi kiện lại (Khoản 1 Điều 193 BLTTDS năm 2004).
4. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là gì? “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được
quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.”(3)
Đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu Nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền
nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều 160 BLDS 2005).
Thông thường trong các ngành luật nội dung sẽ quy định thời hạn giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ quan hệ mà ngành luật đó điều chỉnh. Ví dụ: Trong BLDS

(3)

Khoản 1 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

6


thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế là mười năm, kể từ thời
điểm mở thừa kế (Điều 645 BLDS). Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế
thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế (Điều 645 BLDS) ... (4)
Nếu trường hợp luật nội dung không quy định về thời hiệu khởi kiện thì sẽ áp
dụng theo thời hiệu khởi kiện được quy định tại khoản 3 Điều 159 BLTTDS : “Thời
hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích
của Nhà nước bị xâm phạm.” và được hướng dẫn tại phần 2 Mục IV Nghị quyết số
01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ nhất “những quy định chung” của BLTTDS năm 2004.
5. Các điều kiện khác
Bên cạnh các điều kiện về chủ thể, thẩm quyền, thời hiệu...để các cá nhân, tổ
chức cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm có thể ngay lập tức tiến hành
khởi kiện thì vụ việc đó không được rơi vào trường hợp bị hạn chế khởi kiện. Theo
quy định của pháp luật TTDS, có những vụ án tuy đương sự có quyền khởi kiện,
nhưng tại thời điểm nhất định, họ chưa được thực hiện quyền khởi kiện (Ví dụ:
Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hạn chế quyền yêu cầu ly
hôn của người chồng) hoặc không được thực hiện quyền khởi kiện của mình nữa (Ví
dụ: Khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai năm 2003 hạn chế quyền khởi kiện của người
khiếu nại). Đây là các quy định về hạn chế quyền khởi kiện.
III. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN
DÂN SỰ

1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án dân
sự
Đất nước ta đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện.
Sự phát triển này cũng đồng thời kéo theo tình hình trật tự trị an có nhiều diễn biến
phức tạp và số lượng vụ, việc mà Tòa án phải quyết hàng năm ngày càng tăng. Theo
báo cáo tổng kết hằng năm của Tòa án (2003 – 2009) Tòa án nhân dân tối cao, các
vụ án dân sự Ví dụ: Năm 2008, Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân các cấp đã th lý
192.336 vụ việc dân sự (bao gồm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân
gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động) đã giải quyết xét xử được 174.732 vụ
(4)

Nguyễn Phương Thảo, “Khởi kiện Vụ án dân ự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004”, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2011.

7


việc, đạt 90,8% (vượt 3,8% so với chỉ tiêu đề ra). Trong quá trình giải quyết các tòa
án luôn đảm bảo, tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, coi trọng và làm tốt
công tác hòa giải giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, qua đó góp
phần hàn gắn, củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Năm 2009, Tòa án nhân
dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc, đã giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc,
đạt 90,7%. Trong đó giải quyêt, xét xử theo thủ tục sơ thẩm là 177.417 vụ việc, theo
thủ tục phúc thẩm là 15.839 vụ việc, theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1048 vụ
việc(5) . Có thể thấy, số vụ án dân sự theo các năm có chiều hướng gia tăng, điều đó
đồng nghĩa với việc khởi kiện vụ án dân sự của các đương sự cũng tăng và đáp ứng
yêu cầu về điều kiện khởi kiện.
Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng dân sự Việt Nam, để đáp ứng được điều kiện
khởi kiện và từ đó được Tòa án chấp nhận thụ lý, không trả lại đơn khởi kiện thì
cũng gặp không ít khó khăn. Đôi khi do trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế

nên người đi kiện đã xác định và khởi kiện không đúng người mà mình có quyền
khởi kiện theo quy định của pháp luật. Trong những trường hợp đặc biệt này, với tư
cách là cơ quan bảo vệ công lý và cầm cân nảy mực thì vai trò đôn đốc và hướng
dẫn thủ tục tố tụng của Toà án là hết sức cần thiết.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án
dân sự
Thứ nhất, về thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định
mà kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa
vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự. Tùy theo theo vụ án dân sự mà
thời hiệu khởi kiện khác nhau. Tuy nhiên, về thời hiệu của được quy định trong
BLDS và thời hiệu được quy định trong BLTTDS là chưa phù hợp với thực tiễn giao
dịch và giải quyết tranh chấp...
Có ý kiến cho rằng, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự 2 năm như hiện nay là
ngắn bởi lẽ hiện nay những giao dịch dân sự diễn ra rất phổ biến và diễn ra trong
một thời gian dài. Việc xác định thời điểm nào lợi ích của đương sự bị xâm phạm
không phải đơn giản. Trong một số trường hợp khi đương sự phát hiện quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải
quyết đã hết. Mặt khác, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự 2 năm và đối với việc dân
sự 1 năm mà không tách ra theo từng loại tranh chấp là không hợp lý.
(5)

Báo cáo số 09/BC – TANDTC ngày 9/8/2010 của Tòa án nhân dân tối cao tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật tố tụng
dân sự.

8


Nhằm giải quyết bất cập trên, hiện nay, theo quy định tại khoản 3 Điều 155
BLDS và khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm
2011: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp

luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
thì thực hiện như sau:
a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người
khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;
b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời
hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết
được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Thứ hai, những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
(Điều 25 BLTTDS). Điều 25 BLTTDS quy định theo hướng liệt kê các tranh chấp về
dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tuy nhiên thực tiễn áp dụng các Tòa
án cho rằng quy định tại khoản 3 Điều 25 BLTTDS quy định “tranh chấp về hợp
đồng dân sự” là chưa phù hợp, vì khái niệm “hợp đồng dân sự” chưa bao hàm hết
được các tranh chấp trong dân sự mà phải dùng khái niệm “giao dịch dân sự” mới
bao hàm hết được; do đó, đề nghị sửa “hợp đồng dân sự” thành “giao dịch dân sự”.
Các Tòa án cũng cho rằng nếu sửa khoản 3 như nêu trên thì phải sửa khoản 4 thành
“Tranh chấp về thừa kế tài sản theo pháp luật” mới thống nhất phù hợp với việc sửa
khoản 3. Ngoài ra, trong thực tế giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy
định tại khoản 6 còn phát sinh nhiều trường hợp các bên đương sự tranh chấp tài sản
gắn liền với đất, do đó đề nghị bổ sung tranh chấp loại này vào khoản 6.(6)
Thứ ba, về việc xác định những tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự . Hiện nay, Khoản 1 Điều
136 Luật Đất đai năm 2003 quy định: tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban
nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không
nhất trí thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo hướng “Tranh chấp về quyền
sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp
về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết...”. Mà theo BLTTDS
tại khoản 7 Điều 25 nêu “tranh chấp về quyền sử dụng đất” thuộc thẩm quyền giải
(6)


Báo cáo số 09/BC- TANDTC ngày 9/8/2010 của Tòa án nhân dân tối cao tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật tố tụng
dân sự.

9


quyết của Tòa án. Vấn đề đặt ra là: cần phải hiểu thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử
dụng đất” thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án trong Điều luật này như thế nào cho
đúng. Cần có những văn bản hướng dẫn về vấn đề này, để từ đó có sự thống nhất
giữa các văn bản pháp luật cụ thể là BLTTDS và Luật đất đai. Bởi, điều này không
chỉ quan trọng khi xác định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà cơ sở để giải
quyết vấn đề hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai.
Thứ tư, khi nhận đơn khởi kiện thì bên cạnh việc kiểm tra các điều kiện thụ lý,
Toà án có thể định hướng cho nguyên đơn xác định lại chủ thể mà họ có quyền khởi
kiện. Việc định hướng của Tòa án sẽ tránh được thời gian giải quyết vụ kiện bị kéo
dài và các tổn phí tố tụng không đáng có mà nguyên đơn phải gánh chịu do hậu quả
của việc xác định không đúng bị đơn trong vụ kiện.
KẾT LUẬN
Thực tế trong quá trình áp dụng pháp luật đã sinh nhiều vướng mắc, để đảm bảo
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp luật nói chung, cũng như pháp
luật TTDS nói riêng cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn, xây dựng, nâng
cao và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

1.
2.
3.

4.
5.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. Tư pháp;
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; sửa đổi, bổ sung năm 2011;
Nguyễn Phương Thảo, Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Luật
Hà Nội, 2011;
Hà Thị Nhàn, Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012;
Một số website:
- Báo người Đại biểu nhân dân, 9:59’ 2/12/2007, Luật Đất đai hạn chế
quyền khởi kiện của người khiếu nại, trích từ nguồn:
/>
-

thongtinphapluatdansu.worlpress.com;
….

10



×