Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.97 KB, 11 trang )

1


BÀI HỌC KÌ
Môn: Tố Tụng Dân Sự

Đề số 7:Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này

MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo.........................................................................11

2


A-

MỞ BÀI

Để bắt đầu một quy trình tố tụng thì trước tiên người muốn khởi kiện
phải nộp đơn khởi kiện. để đơn khởi kiện đó được tòa án chấp nhận và thụ lý
thì người nộp đơn phải thỏa mãn các điều kiện khởi kiện do pháp luật quy
định. Đó là các điều kiện về chủ thể, thẩm quyền, vụ việc chưa được giải
quyết hoặc đã được giải quyết nhưng bản án quyết định của tòa án chưa có
hiệu lực pháp luật…Với mục tiêu tìm hiểu các quy định của pháp luật về điều
kiện khởi kiện đồng thời chỉ ra những hạn chế của pháp luật về vấn đề này và
kiến nghị các hương hoàn thiện. Bài viết sau đây sẽ cố gắng phân tích làm rõ
các vấn đề trên.

B-


NỘI DUNG

I-

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

Điều 168 BLTTDS quy định các trường hợp trả lại đơn khởi kiện: “1.
Toà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: a) Thời hiệu khởi
kiện đã hết; b) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ
năng lực hành vi tố tụng dân sự; c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu
lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án
bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi
thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê,
cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều
kiện khởi kiện; d) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171
của Bộ luật này mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ
án, trừ trường hợp có lý do chính đáng; đ) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện; e)
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.” Đây cũng chính là các
điều kiện khởi kiện cơ bản đối với một vụ án dân sự. Phần dưới đây sẽ tập
trung phân tích từng điều kiện cụ thể dựa trên các quy định của pháp luật.
1.

Điều kiện về chủ thể khởi kiện.
3


Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp
luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. bao gồm cá nhân, cơ
quan, tổ chức đáp ứng được cá điều kiện do pháp luật quy định. Nhing chung

mỗi chủ thể để có thể thực hiện quyền khởi kiện phải đáp ứng được hai yêu
cầu.
Thứ nhất, chủ thể đó phải có năng lực chủ thể tố tụng dân sự.
Năng lực chủ thể tố tụng dân sự bao gồm năng lực pháp luật tố tụng dân
sự (NLPLTTDS) và năng lực hành vi tố tụng dân sự (NLHVTTDS).
NLPLTTDS là khả năng do pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự ( khoản 1 điều 51 Bộ luật tố tụng
dân sự ( BLTTDS)). NLPLTTDS được xem là điều kiện cần để một chủ thể
tham gia vào quá trình tố tụng dân sự. Một chủ thể chỉ có quyền tham gia tố
tụng dân sự khi được pháp luật thừa nhận có năng lực pháp luật dân sự.
NLPLTTDS có từ khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân chết, đối với cơ
quan tổ chức là từ khi cơ quan, tổ chức đó được thành lập đến khi chấm dứt
hoạt động. Để đảm bảo bảo cho việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự
pháp luật quy định mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật dân
sự như nhau trong việc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình ( Điều 57 BLTTDS).
Tuy nhiên, để có thể tự mình hoặc ủy quyền thực hiện hành vi khởi kiện
thì các chủ thể phải có năn lực hành vi tố tụng dân sự. NLHVTTDS là khả
năng tự mình thực hiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc
ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Đối với cá nhân, để
được coi là có NLHVTTDS khi cá nhân đó đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với cơ quan, tổ chức thì
NLHVTTDS phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng với thời điểm thành lập
và chấm dứt hoạt động của cơ quan tổ, chức đó. NLHVTTDS của hộ gia đình
cũng phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình với tư cách chủ thể.
Đối với tổ hợp tác, NLHVTTDS phát sinh đồng thời với việc hình thành và
chấm dứt tồn tại của tổ hợp tác với tu cách một chủ thể.
4



Thứ hai, bên cạnh phải đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể pháp luật
tố tụng dân sự theo quy định của BLTTDS thì các chủ thể khi khởi kiện vụ án
dân sự phải có quyền và lợi ích bị xâm phạm, tranh chấp hoặc khởi kiện để
bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng. quy định
này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự, hạn
chế các trường hợp không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng
quyền khởi kiện để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
2.

Điều kiện về thẩm quyền.

Để giải quyết các vụ án dân sự một cách nhanh chóng, hiệu quả và tránh
tồn đọng án thì một điều kiện cần phải tuyệt đối tuân thủ đó là việc khởi kiện
phải đúng với thẩm quyền xét xử của tòa án. Theo điều 1 Luật tổ chức tòa án
năm 2002, Điều 1 BLTTDS thì tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân
sự, hôn nhân – gia đinh, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự. theo đó, thẩm quyển của tòa được phân làm 3 loại là
thẩm quyền theo loại việc ( quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS),
thẩm quyền theo tòa án các cấp quy định tại các điều ( 33 và 34 BLTTDS)và
thẩm quyền theo lãnh thổ ( quy định tại Điều 35 và 36 BLTTDS).
Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn tòa án theo Điều
36 LTTDS thì phải cam kết không khởi kiện tại các tòa án khác. Nếu các bên
đương sự thỏa thuận lựa chọn tòa án để giải quyết thì thỏa thuận đó phải hợp
pháp.
Khi nhận được đơn khởi kiện tòa án căn cứ vào yêu cầu của đương sự
mà đối chiếu nội dung loại việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
mình hay không, nếu không đáp ứng thì sẽ trả lại đơn khởi kiện.
3.

Điều kiện về hòa giải tiền tố tụng.


Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật cũng đặt ra những điều
kiện tiên quyết về sự việc phải được một cơ quan hoặc một tổ chức nào đó
hòa giải trước khi khởi kiện ra tòa án như:

5


- Đối với tranh chấp về lao động thì trước khi khởi kiện ra tòa các tranh
chấp này phải được hòa giải tại hội đồng hòa giải lao động hoặc hòa giải viên
lao động trừ các trường hợp quy định tại điều 31 BLTTDS.
- Riêng đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nhà nước khuyến
khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua hòa giải cơ sở. tuy nhiên theo hướng dẫn tại công văn số
116/2004/KHXX ngày 22 tháng 7 năm 2004 của tòa án nhân dân tối cao thì
mọi tranh chấp đất đai đều phải qua hòa giải tại UBND xã, phường trước khi
khởi kiện ra tòa án. Tòa án chỉ thụ lý khi đã được hòa giải nhưng các bên
không thỏa thuận được.
- Đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do
người tiến hành tố tụng faay ra phải tiến hành tren cơ sở thương lượng nếu
không đồng ý với quyết định bồi thường thì mới có quyền khởi kiện ra tòa án.
Hay đối với các vụ án về hôn nhân – gia đình trước khi đương sự nộp đơn
khởi kiện xin ly hôn ra tòa án thì họ bắt buộc phải quy UBND cấp xã hòa giải.
4.
Điều kiện về sự việc chưa được tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực
pháp luật.
Điều kiện này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định sự ổn định
của các quan hệ xã hội. một công việc đã được giải quyết thì không giải
quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo, cùng một sự việc mà nhiều cơ

quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài khiếu kiện của đương sự, xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 168 thì nếu một vụ án đã được
tòa án giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì
đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa.
5.

Điều kiện về thời hiệu khởi kiện.

Điều 159 BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể
được quyền khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện,
6


trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, thời hiệu khởi kiện là
thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan tòa án giải quyết vụ việc
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Quy định về
thời hiệu khởi kiện buộc các đương sự phải ý thức được việc bảo vệ quyền lợi
của mình và sớm có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh tình
trạng khởi kiện tuỳ hứng.
Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi
kiện, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai
năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Như vậy, để xác định đúng
thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn
bản pháp luật nào khác quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan
trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện.
Luật sửa đổi bổ sung bộ luật tố tụng dân sự không xem thời hiệu khởi

kiện là một điều kiện khởi kiện. khi cá nhân, tổ chức nộp đơn khởi kiện tòa
án vẫn nhận đơn và thu lý vụ án. Nhưng xác định thời hiệu khởi kiện sẽ là căn
cứ để tòa án có tiếp tục giải quyết vụ án hay trả lại đơn khởi kiện.
6.

Điều kiện được quy định trong luật nội dung.

Bên cạnh các điều kiện đã phân tích, để cá nhân, tổ chức tiến hành việc
khởi kiện thì vụ việc đó không được rơi vào các trường hợp bị hạn chế khởi
kiện. theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có những vụ án tuy đương sự
có quyền khởi kiện nhưng tại một thời điểm nhất định họ chưa được thực hiện
quyền khởi kiện của mình. Đây là các quy định về hạn chế quyền khởi kiện.
Ví dụ: quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình có nêu: “
trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng
không có quyền yêu cầu ly hôn. Vì vậy nếu người chồng có đơn khởi kiện yêu
cầu ly hôn thì thuộc trường hợp bị hạn chế, yêu cầu của họ sẽ không được tòa
án chấp nhận thụ lý để giải quyết.

7


Đối với các vụ việc pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể về điều kiện
khởi kiện ( kể cả các quy định về hình thức và nội dung đơn kiện) hoặc các
đương sự có thỏa thuận về điều kiện khởi kiện thì để có thể khởi kiện, các
điều kiện đó phải xảy ra.
Qua phân tích ở trên ta đã có thể hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về
các điều kiện để một chủ thể có thể thực hiện quyền khởi kiện của mình. Tùy
theo từng vụ việc cụ thể mà tòa án xem xét các điều kiện khởi kiện đối với vụ
việc đó để quyết định có thu lý giải quyết vụ án hay không.


II-

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU

KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ.
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 168 BLTTDS.
Tuy nhiên để hiểu được nội dung của quy định này thật sự khá khó khăn đối
với người mới tìm hiểu về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. bởi phạm vi
nghiên cứu về nó tương đối rộng cả ở trong pháp luật về hình thức và pháp
luật về nội dung. Hơn nữa hướng dẫn của tòa án nhân dân tối cao tại mục 7
phần I Nghị quyết số 02 ngày 15 tháng 5 năm 2006 về điều 168 là tương đối
sơ sài.
Đối với một số điều kiện khởi kiện vụ án dân sự hiện nay đã cho thấy sự
bất cập trong thực hiện như điều kiện về hòa giải tiền tố tụng, điều kiện về
thẩm quyền hay điều kiện về thời kiệu. chính vì những hạn chế nói trên em
xin đưa ra một số kiện nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện khởi kiện
như sau:
Thứ nhất, cần có một văn bản riêng hướng dẫn về các điều kiện khởi
kiện. Bởi việc khởi kiện dân sự là bước đầu tiền để bắt đầu một quy trình tố
tụng dân sự, nếu việc quy định về điều kiện khởi kiện khá rườm rà và dàn trải
như hiện nay sẽ khó đảm bảo được quyền khởi kiện của các chủ thể.
Thứ hai, sửa đổi các quy định về hòa giải tiền tố tụng. Theo công văn số
116/TANDTC ngày 22/7/2004: “ theo tinh thần quy định tại điều 135 và 136
luật đất đai 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hòa giải tại UBND
xã phường nơi có đất tranh chấp…”. Do vậy, kể từ ngày 1/7/2004 tòa án chỉ
8


thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được giải quyết tại UBND xã, phường
mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý kết quả và khởi kiện ra tòa

án. Trong tham luận của tòa án nhân dân tối cao tổng kết công tác ngành tòa
án năm 2005 cũng có nêu tất cả cá loại tranh chấp về quyền sử dụng đất đều
phải qua hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn. có thể thấy hướng dẫn nêu
trên là bất hợp lý gây bất cập khó khăn trong thự tiễn áp dụng và gây khó
khăn cho người dân thực hiện quyền khởi kiện. Thậm chí vì quy định như vậy
mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể do thời hiệu đã hết. Do vậy ,
kiến nghị sửa đổi các quy định về điều kiện hòa giait tiền tố tụng theo hướng
hòa giải cơ sở chỉ bắt buộc đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, mốc giới
giữa các hộ liền kề. còn đối với những trường hợp đã hết thời hạn tiến hành
hòa giải theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật đất đai 2003 mà UBND
không tiến hành hòa giải hoặc không có điều kiện hòa giải thì các đương sự
có quyền khởi kiện ra tòa án.
Thứ ba, nên sửa đổi các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại của tòa án tại khoản 1 Điều 29. Theo quy định tại
khoản 1 điều 29 thì vụ án kinh doanh thương mại là vụ án mà các bên là cá
nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. tuy nhiên
quy định này không phù hợp với luật thương mại bởi: hoạt động kinh doanh
không nhằm mục đích thương mại của một bên trong giao dịch với thương
nhân thực hiện trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, trong
trường hợp bên thực hiện hoạt động thương mại không nhằm mục đích lợi
nhuận lựa chọn áp dụng luật này đều thuộc phạm vi áp dụng của Luật thương
mại ( khoản 3 Điều 1 Luật thương mại). theo quy định này thì nếu có tranh
chấp hợp đòng xảy ra giữa các chủ thể trên và được khởi kiện đến tòa án thì
đây có phải là vụ án kinh doanh thương mại. thực tiễn áp dụng quy định tại
khoản 1 Điều 29 BLTTDS còn nhiều khó khăn vướng mắc trong việc xác
định thẩm quyền thuộc tòa án dân sự hay tòa kinh tế. do đó cần sửa đổi quy

9



định này theo hướng bỏ đoạn: “ giữa các cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận” tại khoản 1 Điều 29.
Thứ tư, về trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện. việc chưa đủ điều
kiện khởi kiện phải hiểu là đương sự có quyền khởi kiện nhưng tại thời điểm
khởi kiện họ chưa thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định. Hay nói
cách khác là quyền khởi kiện bị hạn chế, khi nào điều kiện đó được thỏa mãn
thì họ lại được tiếp tục khởi kiện. Đó là các trường hợp pháp luật nội dung có
quy định chứ không phải là không thỏa mãn các quy định về hình thức, nội
dung đơn khởi kiện. Vì vậy, không nên coi việc không thỏa mãn các quy định
về hình thức và nội dung đơn khởi kiện là trường hợp chưa có đủ điều kiện
khởi kiện. Trong trường hợp này, nên chăng Tòa án vẫn thụ lý vụ án đồng
thời yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.

C-

KẾT LUẬN

Điều kiện khởi kiện là một vấn đề khá phức tạp, cả trong các quy định của
pháp luật lẫn thực tiễn áp dụng. Các chủ thể khi muốn nộp đơn khởi kiện cần
tìm hiểu rõ các điều kiện khởi kiện đối với mình để tránh các trường bị tòa án
trả lại đơn gây lãng phí thời gian công sức, đồng thời bảo vệ được tốt nhất
quyền và lợi ích của mình.

10


Ti liu tham kho
1. Trờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb.
2.


CAND, Hà Nội, 2011.
Trng i hc lut H Ni, H Th Nhn: Khi kin v th lý v ỏn
dõn s - Mt s vn lý lun v thc tin, Khoỏ lun tt nghip,

3.

Ngi hng dn: TS. Trn Anh Tun.
Trng i hc Lut H Ni, Trn Th Kim Tuyn: Quyn khi kin
v vic bo m quyn khi kin ca ng s, Khoỏ lun tt nghip,

4.
5.
6.
7.
8.

Ngi hng dn: TS. Trn Anh Tun
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
Bộ luật dân sự năm 2005
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006)
Luật đất đai năm 2003.

9. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hớng
dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất Những quy định chung
của BLTTDS
10. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hớng
dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về Thủ tục giải quyết vụ án tại
toà án cấp sơ thẩm


11



×