Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----***-----

TRẦN THỊ THÚY VÂN
MSSV: 1055040321

THỤ LÝ TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2010 – 2014
Ngƣời hƣớng dẫn:
Giảng Viên - Th.S NGUYỄN VĂN TRÍ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thông qua Luận văn này, tác giả xin chân thành bày tỏ sự biết ơn của
mình đến tất cả các Thầy, Cô giáo đã và đang công tác tại trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn các Thầy, các Cô đã dạy bảo và truyền cho
chúng em những kiến thức vô cùng cần thiết. Đặc biệt hơn nữa, tác giả xin gửi
đến Thầy giáo Nguyễn Văn Trí, Thạc sĩ - Giảng viên khoa Luật hành chính - Nhà
nước, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, là Thầy giáo đã trực tiếp
hướng dẫn, định hướng cho tác giả trong việc chọn đề tài, lập dàn ý, tìm tài liệu
và hồn thành Luận văn này lời cảm ơn chân thành nhất khi nhận được sự hướng
dẫn nhiệt tình và chu đáo của Thầy trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy, tác giả đã
hoàn thành Luận văn đúng kế hoạch và đã đóng góp những ý kiến có giá trị nhất


định. Tuy nhiên, do kiến thức và khả năng nghiên cứu cịn hạn chế cũng như
nguồn tài liệu cịn ít nên Luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây,
tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm và góp ý của q Thầy Cơ trong buổi
Bảo vệ khóa luận sắp tới và những người quan tâm tới đề tài này của tác giả.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THỤ
LÝ TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH.............................. 1
1.1

Khái niệm, đặc điểm thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ...... 1
1.1.1 Khái niệm thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ................... 1
1.1.2 Đặc điểm thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ..................... 6
1.1.3 Phân biệt thụ lý giải quyết khiếu nại với thụ lý giải quyết tố cáo, tố
tụng hành chính và tố tụng dân sự.................................................... 11

1.2 Vị trí, vai trị của thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ............ 16
1.2.1 Vị trí .................................................................................................. 16
1.2.2 Vai trò ............................................................................................... 17
1.3 Nội dung thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định
pháp luật hiện hành .................................................................................. 20
1.3.1 Tiếp nhận khiếu nại........................................................................... 20
1.3.2 Xử lý khiếu nại .................................................................................. 24
1.3.3 Thời hạn thụ lý khiếu nại .................................................................. 32
1.3.4 Thông báo kết quả thụ lý................................................................... 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤ LÝ TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

HÀNH CHÍNH .................................................................................................. 37
2.1 Thực trạng thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính ..................... 37
2.1.1 Về quy định của pháp luật ................................................................ 37
2.1.2 Thực tiễn công tác thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính .... 47
2.2 Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thụ lý trong giải quyết
khiếu nại hành chính ................................................................................ 59
2.2.1 Về quy định của pháp luật ................................................................ 59


2.2.2 Về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thụ lý giải quyết khiếu nại
hành chính ......................................................................................... 63
2.2.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các cơ
quan, ban ngành trong công tác thụ lý giải quyết khiếu nại hành
chính .................................................................................................. 66
2.2.4 Nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc tự bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình ........................................................... 67
2.2.5 Ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào cơng tác thụ lý giải
quyết khiếu nại hành chính ............................................................... 69
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1

Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11
Luật Khiếu nại (Luật)
tháng 11 năm 2011


2

Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13
ngày 25 tháng 11 năm 2013

3

Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày
11 tháng 02 năm 2014 của UBND thành
Quyết định 07/2014/QĐphố Hồ Chí Minh ban hành Quy trình giải
UBND
quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh

4

5

Thơng tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31
tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính
phủ quy định quy trình giải quyết khiếu
nại hành chính
Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10
ngày 02 tháng 12 năm 1998, Luật số
26/2004/QH11 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật số
58/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo

Luật Tiếp công dân


Thông tư 07/2013/TT-TTCP

Luật Khiếu nại, tố cáo năm
1998, được sửa đổi, bổ sung
năm 2004, 2005

6

Luật Tố cáo số 03/2011/QH13; Luật tố
tụng hành chính số 64/2010/QH12; Bộ
luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11

Luật Tố cáo; Luật tố tụng
hành chính; Bộ Luật tố tụng
dân sự

7

Ủy ban nhân dân

UBND


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại là quyền chính trị cơ bản của cơng dân được ghi nhận tại Điều 30
Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân”. Như vậy, khiếu nại chính là “quyền kép”1, là phương thức tự vệ của các

cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm từ
phía cơ quan, người được trao quyền trong cơ quan nhà nước mà trước hết và
chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước trong q trình thực hiện hoạt động
chấp hành- điều hành. Song song với quyền khiếu nại là tránh nhiệm giải quyết
khiếu nại của cơ quan, người có thẩm quyền. Q trình giải quyết khiếu nại hành
chính, đặc biệt là giai đoạn thụ lý thực chất là một dạng của quản lí nhà nước có
khả năng giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính một cách nhanh chóng và toàn
diện cả phương diện hợp pháp và hợp lý, góp phần củng cố và tăng cường mạnh
mẽ mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề nằm ở chỗ, có thể thấy giải quyết khiếu nại hành
chính là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất thuần túy hành chính,
dùng quyền hành pháp để kiểm soát quyền hành pháp nên nhược điểm lớn nhất,
vốn có là khơng đảm bảo được sự bình đẳng và khách quan giữa người khiếu nại
và người bị khiếu nại; khơng đảm bảo được tính chun trách trong q trình
giải quyết khiếu nại hành chính. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra những giải
pháp vừa mang tính lí luận và thực tiễn nhằm hạn chế và loại bỏ nhược điểm này
đồng thời phát huy những thế mạnh vốn có của phương thức giải quyết khiếu nại
hành chính mà trọng tâm là giai đoạn thụ lý - với tư cách là giai đoạn mở đầu
cho quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích
hợp pháp của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực sự là một việc làm hết sức quan
trọng và cấp thiết.

Trường Đại học Luật thành phồ Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.686.
1


Tuy nhiên, thực trạng hiện nay đã phản ánh công tác thụ lý trong giải quyết
khiếu nại hành chính chưa thực sự được coi trọng đúng mức, chất lượng thụ lý ở
các cơ quan hành chính nhà nước chưa mang lại hiệu quả cao, chưa xứng tầm

với vị trí và vai trị của chúng trong q trình giải quyết khiếu nại hành chính.
Bên cạnh đó, pháp luật khiếu nại vẫn còn những quy định thiếu rõ ràng, nhất
quán về giai đoạn thụ lý dẫn đến việc áp dụng pháp luật của cơ quan, người có
thẩm quyền mang nặng tính tùy tiện. Vì vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức vẫn chưa được đảm bảo.
Xuất phát từ tính chất, vai trị, tầm quan trọng trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn cũng như thực trạng hiện nay của giai đoạn thụ lý trong giải quyết
khiếu nại hành chính, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Thụ lý trong giải quyết
khiếu nại hành chính ở Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan tới đề tài mà tác giả nghiên cứu, trước và sau khi Luật Khiếu nại ra
đời đã có rất nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, luận văn, cơng trình nghiên cứu
khác nhau đề cập đến vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính. Trước
khi Luật Khiếu nại ra đời, có các luận văn thạc sĩ như: “Khiếu nại hành chính và
cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của cơng dân (từ thực tiễn tỉnh Đồng
Nai)” của Nguyễn Ngọc Thiên Kim năm 2006; luận văn cử nhân Luật như:
“Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh)” của
Trương Thị Ngọc Linh năm 2006, “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính
(từ thực tiễn ở tỉnh Gia Lai)” của Lương Thị Thảo năm 2010. Kể từ thời điểm
Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực pháp luật, trên các
tạp chí có bài viết như: “Để khiếu nại xứng tầm là một quyền hiến định” của
Th.S Cao Vũ Minh đăng trên Tạp chí nhà nước và pháp luật số 10(294) năm
2012, “Đa dạng hóa các phương thức giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt
Nam” của Th.S Nguyễn Mạnh Hùng trên Tạp chí Luật học số 09 (148) năm
2012, “Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Luật Khiếu nại” của


Th.S Phạm Thị Phượng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2 (263) tháng 2
năm 2014...Hay các luận văn như: “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh

vực xây dựng” của Hoàng Thị Minh Thùy năm 2012, “Khiếu nại, giải quyết
khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất” của Dương Thị Kim Quyên năm
2013…
Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các
vấn đề chung nhất về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong pháp luật khiếu nại
hoặc chỉ khai thác sâu vào một lĩnh vực cụ thể mà chưa nghiên cứu dưới góc độ
một giai đoạn cụ thể của q trình giải quyết khiếu nại hành chính điển hình như
giai đoạn thụ lý để nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trị của chúng trong cả q
trình. Như vậy, có thể nói thụ lý trong khiếu nại hành chính thực sự là một đề tài
khá mới mẻ hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các quy
định của pháp luật khiếu nại về thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính như
tiếp nhận, xử lý khiếu nại, thời hạn thụ lý, thông báo thụ lý khiếu nại. Qua đó
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của giai đoạn thụ lý, cung cấp góc
nhìn đa chiều, tồn diện về vấn đề này. Từ việc phân tích, đánh giá các quy định
pháp luật có liên quan và q trình áp dụng giúp rút ra những ưu điểm, làm rõ
những hạn chế, yếu kém và tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng
yếu kém đó. Đồng thời đưa ra những kiến nghị có giá trị về mặt pháp lý và thực
tiễn nhằm góp phần hồn thiện pháp luật khiếu nại; nâng cao chất lượng công tác
thụ lý trong giải quyết khiếu nại; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và củng cố niềm
tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước trong thời gian tới.


4. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn chỉ tập trung đi sâu
nghiên cứu các quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân và các văn bản
hướng dẫn thi hành về giai đoạn thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính của

các cơ quan hành chính nhà nước đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức - là các đối tượng khiếu nại hành
chính.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn này có đối tượng nghiên cứu bao gồm:
- Các quy định của pháp luật về thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành
chính
- Báo cáo tổng kết tình hình giải quyết khiếu nại
- Các vụ việc khiếu nại điển hình trong thời gian gần đây
Luận văn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính
sách của Đảng làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu. Bên cạnh đó, dựa
trên đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích, phương pháp thống
kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh…để tập trung làm rõ các mặt
của vấn đề một cách cụ thể, đầy đủ, chính xác và tồn diện nhất.
6. Cơ cấu đề tài
Nội dung của Luận văn được chia thành 2 chương lớn:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận, pháp lý cơ bản về thụ lý trong giải quyết
khiếu nại hành chính
Chương 2: Thực trạng và một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thụ lý
trong giải quyết khiếu nại hành chính
Ngồi ra Luận văn cịn có Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo.


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THỤ
LÝ TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm, đặc điểm thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính
1.1.1 Khái niệm thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính

Hiện nay, thuật ngữ thụ lý được sử dụng khá phổ biến trên phương diện lý
luận và thực tiễn trong quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại của cơ quan, người
có thẩm quyền. Để làm sáng tỏ khái niệm cũng như nội hàm của thuật ngữ này
trong giải quyết khiếu nại hành chính, trước hết cần phải làm rõ các vần đề liên
quan gồm khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính.
 Khiếu nại hành chính
Xét về mặt thuật ngữ, theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý
trực thuộc Bộ Tư pháp: Khiếu nại hành chính là yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức, viên chức khi có căn cứ cho rằng các quyết
định hay hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Dưới góc độ pháp lý, trong các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại
và giải quyết khiếu nại hiện hành hầu như không hoặc chỉ dừng lại ở việc sử
dụng cụm từ khiếu nại hành chính mà khơng dành một điều khoản cụ thể giải
thích rõ ràng “thế nào là khiếu nại hành chính”. Đối với Luật Khiếu nại, nhà lập
pháp cũng chỉ định nghĩa khiếu nại. Theo đó “Khiếu nại là việc cơng dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình”2.
2

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại.
1


Qua định nghĩa này, có thể nhận thấy khiếu nại trong Luật Khiếu nại về
bản chất chính là những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính

nhà nước xuất phát từ quá trình thực hiện hoạt động quản lý của cơ quan, người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động quản lý hành
chính (hay còn gọi là hoạt động chấp hành – điều hành) này có thể xảy ra giữa
chủ thể quản lý với đối tượng quản lý (cá nhân, cơ quan, tổ chức), hoặc giữa nội
bộ cơ quan, trong hệ thống cơ quan, đơn vị với nhau thông qua việc ban hành, thi
hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức. Sở dĩ như vậy là bởi lẽ tuy tên Luật cũng như khái niệm không chỉ rõ,
nhưng trong nội dung của quy định chỉ hoặc chủ yếu quy định về khiếu nại hành
chính với khách thể của quyền khiếu nại hành chính là quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Như vậy, qua quy định của Luật Khiếu nại và giới hạn phạm vi của đề tài,
có thể hiểu khiếu nại hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục
do pháp luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét
lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, cơng
chức của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. So với khiếu nại hành
chính, những khiếu nại theo thủ tục tố tụng tuy cũng góp phần quan trọng bảo
đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhưng khơng phải là khiếu
nại hành chính nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khiếu nại và đã
được pháp luật về tố tụng quy định, được thực hiện và giải quyết theo thủ tục tố
tụng.
Qua đây, khiếu nại hành chính có những đặc điểm cơ bản sau:
Chủ thể khiếu nại là cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại.
Họ phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức.
Trong đó, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế, đơn vị vũ trang.
2



Chủ thể bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức bị khiếu nại.
Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính và
quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức. Trong đó3:
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng
một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc khơng
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là quyết định bằng văn bản của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối
với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật
về cán bộ, công chức4.
Chủ thể giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại.
Căn cứ khiếu nại: chủ thể khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại khi có căn
cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp
pháp họ.
Thủ tục tiến hành: khiếu nại hành chính được tiến hành theo thủ tục hành
chính do Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định.
 Giải quyết khiếu nại hành chính
Khiếu nại hành chính bắt nguồn từ những mâu thuẫn, bất đồng giữa cá
nhân, cơ quan, tổ chức và cơ quan công quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính
Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại.

Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức về bản chất cũng là một loại quyết định hành chính để thực hiện
chức năng quản lý nội bộ trong cơ quan và trong giới hạn phạm vi của đề tài chỉ giới hạn quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.
3
4

3


nhà nước) trong q trình quản lý hành chính nhà nước, nên trước hết được giải
quyết trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Phương thức giải
quyết khiếu nại hành chính là con đường giải quyết những tranh chấp hành chính
đó. Đặc trưng của phương thức này là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước,
dùng quyền hành pháp để kiểm soát quyền hành pháp, chỉ được thực hiện bởi cơ
quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước theo trình tự,
cách thức do pháp luật khiếu nại quy định. Các cơ quan, người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước một mặt sử dụng những tài liệu, chứng cứ
tiếp nhận từ người khiếu nại; mặt khác thu thập, xác minh thêm thông tin, tài liệu
từ những nguồn khác để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại một cách chính
xác; từ đó có những phương án giải quyết hợp lý, đảm bảo, khơi phục quyền và
lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm.
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại: Giải quyết khiếu nại là
việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Qua đó, giải
quyết khiếu nại hành chính là một quá trình trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,
gồm thụ lý khiếu nại, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Mỗi giai đoạn trong q trình giải quyết khơng tồn tại tách rời, độc lập mà có
mối liên hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau theo quy tắc “giai đoạn trước làm
tiền đề phát sinh giai đoạn kế tiếp của quá trình”. Tuy nhiên, trong một vụ khiếu
nại hành chính có thể không trải qua tất cả các giai đoạn nêu trên tùy thuộc vào
tính chất của từng vụ việc. Tính ràng buộc và phụ thuộc giữa các khâu trong một

quy trình giải quyết khiếu nại hành chính cũng có tính tương tự như trong q
trình giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự hay vụ án hình sự.
Như vậy, giải quyết khiếu nại hành chính là phương thức giải quyết tranh
chấp các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
cán bộ, cơng chức do cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước tiến hành theo thủ tục do pháp luật khiếu nại quy định, bao gồm việc
thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu
nại nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật góp phần phát hiện, ngăn ngừa các
hành vi vi phạm; nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước; tăng
4


cường trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước đồng thời bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
 Khái niệm thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính
Theo cách hiểu thơng thường, “thụ lý” là cụm từ dùng để chỉ hoạt động có
mục đích của con người, nhằm hướng tới những kết quả, lợi ích nhất định.
Dưới góc độ thuật ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học,
“Thụ lý” là “Tiếp nhận giải quyết vụ kiện”.
Xét về mặt pháp lý, trong các văn bản quy phạm pháp luật khiếu nại từ
Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và đến nay là
Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ đưa ra thuật ngữ thụ lý mà
khơng có quy định giải thích cụ thể thuật ngữ này5.
Xuất phát từ quy định “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết
luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại” cùng các quy định khác của Luật về
nội dung vấn đề thì thụ lý chính là một khâu, một giai đoạn trong quá trình giải
quyết khiếu nại hành chính. Vì vậy, thụ lý khiếu nại là thủ tục hành chính được
tiến hành theo quy định của pháp luật khiếu nại, xem xét vụ việc để chấp nhận
giải quyết. Đó là một trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể để

hướng đến một kết quả thụ lý chính xác, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại. Chủ thể tiến hành thụ lý là các cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Những chủ thể này
được Nhà nước trao quyền, nhân danh quyền lực để tiến hành những hoạt động
cụ thể theo một trình tự thời gian và khơng gian kế tiếp nhau. Họ là bên bắt buộc
để thực hiện các hoạt động tiếp nhận, xem xét khiếu nại từ người khiếu nại hoặc
từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến để quyết định có hay
khơng việc chấp nhận giải quyết. Ngồi tư cách chủ thể đại diện cho quyền lực
nhà nước thực hiện thủ tục thụ lý, trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại hành
Thuật ngữ “thụ lý” cũng được sử dụng phổ biến trong Luật tố cáo, Luật tố tụng hành chính và Bộ luật
Tố tụng dân sự nhưng cũng không được định nghĩa.
5

5


chính, họ cũng có thể là một bên tham gia thủ tục với tư cách là người bị khiếu
nại khi có các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán
bộ, cơng chức của mình bị khiếu nại.
Việc giải quyết khiếu nại chỉ được phát sinh khi có hành vi khiếu nại của
cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng quyền một cách
bừa bãi, thiếu căn cứ, chủ yếu dựa vào cảm tính của người khiếu nại, người giải
quyết khiếu nại có quyền xem xét tính hợp pháp của các khiếu nại hành chính. Ở
giai đoạn thụ lý, bản chất khơng phải xem xét tính hợp pháp về mặt nội dung của
vụ việc mà chỉ xem xét các điều kiện về mặt thẩm quyền và điều kiện thụ lý khác.
Những điều kiện này được pháp luật khiếu nại quy định rõ làm căn cứ thụ lý.
Trường hợp khiếu nại thỏa mãn các căn cứ luật định, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại phải tiến hành những thủ tục cần thiết để khẳng định vụ việc đã
được chấp nhận giải quyết tại cơ quan tiếp nhận.
Từ những nhận định trên, tác giả đưa ra khái niệm thụ lý như sau: thụ lý

khiếu nại hành chính là giai đoạn mở đầu của q trình giải quyết khiếu nại
hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước tiến hành theo những trình tự, cách thức, căn cứ
được pháp luật khiếu nại quy định nhằm tiếp nhận, xem xét và chấp nhận giải
quyết khiếu nại hành chính.
Qua đây, chúng ta có thể nhìn nhận thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành
chính dưới góc độ là một giai đoạn (trong mối tương quan với các giai đoạn xác
minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại của quá trình giải quyết
khiếu nại hành chính); một thủ tục hành chính hay hoạt động thụ lý.
1.1.2 Đặc điểm thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính
Thụ lý là một khâu trong q trình giải quyết khiếu nại hành chính với
những đặc điểm cơ bản sau:

6


Thứ nhất, thụ lý khiếu nại hành chính là quyền, nghĩa vụ của cơ quan,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Khác với thụ lý, khiếu nại là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức, là khả
năng lựa chọn cách thức xử sự có hoặc khơng thực hiện quyền tùy thuộc vào ý
chí chủ quan của họ. Cịn thụ lý chính là quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
giải quyết khiếu nại. Điều này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
chính cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Trước hết, thụ lý là nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại, là cách thức
xử sự bắt buộc để đáp ứng quyền hợp pháp của người khiếu nại. Có thể nói,
trong q trình quản lý nhà nước, kể cả việc ban hành văn bản pháp luật đến việc
tổ chức thực hiện trên thực tế không thể tránh khỏi những sai sót, xâm phạm đến
khơng những quyền và lợi ích hợp pháp của từng cá nhân, cơ quan, tổ chức mà
còn tác động lớn đến trật tự của toàn xã hội. Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của
người dân, ngăn chặn những sai sót và tích cực sửa chữa sai sót, hướng tới xây

dựng một nền hành chính vững mạnh thơng qua cơng tác thụ lý cũng như q
trình giải quyết khiếu nại phải là nghĩa vụ của cơ quan, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại. Hành vi khiếu nại làm phát sinh nghĩa vụ của cơ quan, người có
thẩm quyền trong việc tiếp nhận, thụ lý và trả lời cơng khai, chính thức kết quả
thụ lý. Theo đó, người giải quyết khiếu nại có nghĩa vụ “tiếp nhận khiếu nại và
thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp về việc thụ
lý giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại”6 hay “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc
thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều
11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý
giải quyết…”7. Như vậy, việc quy định thụ lý khiếu nại hành chính là nghĩa vụ
pháp lý của cơ quan, người có thẩm quyền nhằm đảm bảo cơ chế pháp lý để thực
hiện quyền khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức một cách hiệu quả, nhanh
6
7

Điểm a Khoản 2 Điều 14 Luật Khiếu nại.
Điều 27 Luật Khiếu nại.
7


chóng, tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc giải quyết
khiếu nại cũng như tính tự chịu trách nhiệm của họ đối với hoạt động lãnh đạo,
chỉ đạo và điều hành thông qua việc ban hành, tổ chức thi hành quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức của mình hay
của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
Tuy nhiên không phải mọi vụ việc khiếu nại được tiếp nhận, xem xét,
người giải quyết khiếu nại bắt buộc phải tiến hành thụ lý. Quyền thụ lý khiếu nại
hành chính thuộc về người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng đó khơng

phải là đặc quyền tuyệt đối, tùy tiện. Người có thẩm quyền có quyền thụ lý hoặc
từ chối thụ lý dựa trên căn cứ cụ thể, được pháp luật quy định làm “khuôn mẫu”
cho việc thụ lý.
Thứ hai, nội dung của thụ lý là tiếp nhận, xem xét và chấp nhận giải
quyết khiếu nại hành chính
Người khiếu nại thực hiện quyền hiến định của mình, nghĩa vụ tiếp nhận
khiếu nại của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phát sinh. Một
quy trình thụ lý khiếu nại được khởi động trên thực tế. Trong đó khâu đầu tiên
của giai đoạn là hoạt động tiếp nhận khiếu nại. Tùy thuộc vào từng nguồn tiếp
nhận mà pháp luật định ra thủ tục tiếp nhận tương đương. Sau quá trình tiếp nhận,
người tiếp nhận tiến hành phân loại, xem xét, xử lý theo những tiêu chí thống
nhất. Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của
pháp luật, khiếu nại được thụ lý. Việc trả lời thụ lý được thông báo bằng văn bản.
Những hoạt động cụ thể này diễn ra theo một quy trình, trình tự kế tiếp về mặt
không gian và thời gian. Bản chất của thụ lý khiếu nại hành chính khơng phải là
việc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, mà đây chỉ là bước khẳng định rõ
ràng và công khai khiếu nại đó có được người có thẩm quyền chấp nhận giải
quyết hay không. Như vậy, nội dung của thụ lý là một quá trình tiếp nhận, phân
loại và xử lý khiếu nại để có được một kết quả chấp nhận giải quyết khiếu nại
đúng luật.
8


Thứ ba, thụ lý là thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
Giải quyết khiếu nại hành chính là phương thức giải quyết tranh chấp giữa
đối tượng quản lý và chủ thể quản lý trong quá trình chủ thể quản lý thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình bằng cách ban hành, thi hành quyết định, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức. Giai đoạn thụ lý thuộc q

trình giải quyết khiếu nại hành chính nên vẫn mang những đặc điểm đặc trưng
của phương thức giải quyết khiếu nại hành chính. Đó là thẩm quyền thuộc về cơ
quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước và được tiến
hành theo thủ tục hành chính do pháp luật khiếu nại quy định. Tuy nhiên, đặc thù
của giai đoạn này chính là những hoạt động cụ thể mà các giai đoạn sau đều
khơng có. Thụ lý khiếu nại hành chính bao gồm các hoạt động tiếp nhận, xử lý,
thụ lý và thông báo kết quả thụ lý. Với mỗi hoạt động này do nhiều bộ phận khác
nhau trong cơ quan hành chính nhà nước tiến hành trong đó bộ phận tiếp nhận
khiếu nại có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành phân loại, xử lý khiếu nại, chuyển
vụ việc tới người có thẩm quyền giải quyết, trả lời kết quả thụ lý cho người
khiếu nại. Theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại hành chính là trách
nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng của cơ quan giải quyết khiếu nại. Vì vậy,
việc quyết định có hay khơng thụ lý giải quyết vụ việc khiếu nại và ban hành
thông báo thụ lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan tiếp nhận dựa
trên đề nghị của cán bộ xử lý khiếu nại và một bộ phận tham mưu của người có
thẩm quyền. Quy trình này được thực hiện liên tục theo một trình tự thống nhất
nhằm đảm bảo đúng tiến độ của giai đoạn thụ lý trong thời hạn luật định.
Thứ tư, căn cứ làm phát sinh thủ tục thụ lý khiếu nại hành chính là
hành vi khiếu nại
Tương tự như phương thức xét xử vụ án hành chính hay vụ việc dân sự tại
Tòa án theo nguyên tắc “Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi
9


kiện, đơn yêu cầu đó”, thủ tục thụ lý khiếu nại hành chính cũng chỉ được phát
sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại, tức là việc “dân có
kiện” thì “quan mới xử”. Khiếu nại là một quyền hiến định, vì vậy pháp luật ln
thừa nhận cho người khiếu nại quyền chủ động quyết định trong việc tự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình thơng qua việc kiến nghị cơ quan, người có

thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật cán bộ, cơng chức. Nhằm đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại trên
thực tế, pháp luật khiếu nại cũng đã xây dựng các cơ chế thuận lợi nhất bằng
những quy phạm cụ thể. Điển hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của mình phải có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét vụ việc theo đúng thẩm quyền,
trình tự, thời hạn để bảo vệ các lợi ích hợp pháp bị xâm phạm do quá trình hoạt
động quản lý hành chính nhà nước gây ra mà trước hết là thủ tục thụ lý khiếu nại
hành chính.
Thứ năm, kết quả của thụ lý là khiếu nại được chấp nhận giải quyết
Như đã đề cập, “thụ lý” dùng để chỉ một hoạt động có mục đích, nhằm
hướng đến kết quả, lợi ích nhất định của con người. Thụ lý trong giải quyết
khiếu nại hành chính dưới góc độ một hoạt động chính là hoạt động tiếp nhận,
xem xét khiếu nại. Thông qua hoạt động này, kết quả cuối cùng hướng tới là
khiếu nại đang xem xét có được chấp nhận giải quyết hay khơng. Khi vụ việc
được chính thức chấp nhận giải quyết bởi người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại trong cơ quan hành chính nhà nước bằng thơng báo thụ lý thì khiếu nại đó
đương nhiên được giải quyết. Thơng báo chính thức này có thể được ví như “vé
thông hành” để khiếu nại được tiến hành giải quyết trong những khâu kế tiếp
của quá trình. Từ đây, vụ việc khiếu nại không thuần túy dừng lại ở việc kiểm tra
các điều kiện thụ lý mà chính thức kiểm tra nội dung, tính đúng sai của khiếu nại
so với quy định của pháp luật nội dung và hình thức trong các lĩnh vực cụ thể
thông qua giai đoạn xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

10


1.1.3 Phân biệt thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính với thụ lý
trong giải quyết tố cáo, tố tụng hành chính và tố tụng dân sự.
Giai đoạn thụ lý cũng được quy định trong việc giải quyết tố cáo trong

pháp luật tố cáo, giải quyết vụ án hành chính trong pháp luật tố tụng hành chính
hay giải quyết vụ việc dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự và giữa chúng cũng
có nét tương đồng nhất định. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh thêm rằng,
mặc dù có nét tương đồng nhưng thụ lý giải quyết khiếu nại có một số điểm khác
biệt so với thụ lý giải quyết tố cáo, thụ lý vụ án hành chính và thụ lý vụ việc dân
sự, tạo nên bản sắc riêng của giai đoạn thụ lý khiếu nại hành chính. Thụ lý giải
quyết khiếu nại hành chính với các thụ lý khác được so sánh, phân biệt theo các
tiêu chí cơ bản về đối tượng xem xét thụ lý, thủ tục tiến hành, chủ thể có thẩm
quyền thụ lý, căn cứ phát sinh thủ tục.
 Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính với thụ lý trong giải
quyết tố cáo
- Thụ lý giải quyết tố cáo là thủ tục hành chính của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền chấp nhận giải quyết tố cáo sau khi xem xét các điều kiện
luật định 8.
Như vậy, thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính và thụ lý trong giải
quyết tố cáo đều là thủ tục hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành và bản chất là việc xem xét để chấp nhận giải quyết vụ việc sau khi xem xét
các điều kiện thụ lý. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa hai thủ tục là:
- Đối tượng thụ lý: thụ lý khiếu nại hành chính có đối tượng thụ lý là các
khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ,
cơng chức trong khi đó đối tượng thụ lý giải quyết tố cáo là các tố cáo về hành vi
vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ; hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý
nhà nước trong các lĩnh vực. So với đối tượng thụ lý khiếu nại hành chính, đối
tượng thụ lý giải quyết tố cáo có phạm vi rộng hơn.
8

Khái niệm này được tác giả rút ra dựa trên các quy định của pháp luật tố cáo.
11



- Chủ thể có thẩm quyền tiến hành: thụ lý khiếu nại hành chính do cơ quan
hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.
Đối với thụ lý giải quyết tố cáo, chủ thể có thẩm quyền giải quyết rộng hơn,
khơng chỉ cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước mà
có cơ quan nhà nước khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và việc
quyết định có hay khơng thụ lý giải quyết tố cáo thuộc về người đứng đầu cơ
quan, đơn vị, tổ chức tiếp nhận tố cáo đó. Điều này là hồn tồn phù hợp với
thẩm quyền được quy định từ Điều 13 đến Điều 17 và Điều 31 Luật Tố cáo.
- Căn cứ phát sinh thủ tục: thụ lý khiếu nại hành chính phát sinh dựa trên
hành vi khiếu nại của người khiếu nại, đối với thụ lý giải quyết tố cáo được tiến
hành khi có tố cáo (bằng đơn hoặc trực tiếp) của công dân.
 Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính và thụ lý vụ án
hành chính trong tố tụng hành chính
- Thụ lý vụ án hành chính trong tố tụng hành chính là hành vi tố tụng của
Tịa án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết khiếu kiện, được xác định bằng hành
vi ghi vào sổ thụ lý vụ án và thông báo bằng văn bản cho đương sự biết Tòa án
đã thụ lý vụ án sau khi xem xét điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý vụ án 9.
Như vậy, thụ lý vụ án hành chính là hành vi tố tụng của Tịa án có thẩm quyền
chấp nhận đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức sau khi xem xét các điều
kiện khởi kiện và thụ lý dựa trên căn cứ do pháp luật tố tụng hành chính quy
định.
Tương tự thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính, thụ lý vụ án hành
chính là giai đoạn đầu tiên của q trình giải quyết vụ án hành chính, là trách
nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền chấp nhận giải quyết vụ việc theo yêu
cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau khi xem xét các điều kiện thụ lý vụ
việc. Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác biệt cơ bản:

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam,
NXB Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr.259.

9

12


- Đối tượng thụ lý: thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính có đối
tượng thụ lý là các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức. Đối với thụ lý vụ án hành chính trong tố tụng
hành chính, đối tượng thụ lý là đơn khởi kiện đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không
đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của
pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải
quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi
đó; đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó; danh sách cử tri bầu cử
đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong
trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng
hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải
quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu
nại. Như vậy, một điều có thể thấy là đối tượng của thụ lý vụ án hành chính có
phạm vi rộng hơn.
- Thủ tục tiến hành: thụ lý trong tố tụng hành chính được tiến hành theo thủ
tục hành chính do pháp luật khiếu nại quy định. Trong khi đó, thụ lý vụ án hành
chính là hành vi tố tụng của Tòa án nên chúng được tiến hành theo thủ tục tố
tụng, được pháp luật tố tụng hành chính (Luật tố tụng hành chính và các văn bản
hướng dẫn thi hành) quy định và bắt buộc các chủ thể phải tn thủ trong q
trình giải quyết vụ án hành chính.
- Chủ thể có thẩm quyền tiến hành: thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành
chính do cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực

hiện. Đối với thụ lý vụ án hành chính được thực hiện bởi Tịa án có thẩm quyền
theo loại vụ việc, theo cấp Tòa án và theo lãnh thổ.
- Căn cứ phát sinh thủ tục: thụ lý khiếu nại hành chính phát sinh dựa trên
hành vi khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng đối tượng
khiếu nại là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong khi

13


đó thụ lý vụ án hành chính được tiến hành khi có đơn khởi kiện của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
 Thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính và thụ lý vụ việc
dân sự trong tố tụng dân sự
- Thụ lý vụ án trong tố tụng dân sự là hành vi tố tụng của Tịa án có thẩm
quyền làm phát sinh một vụ án dân sự và xác định trách nhiệm giải quyết vụ án
đó10. Khác với vụ án dân sự phát sinh từ các tranh chấp dân sự, lao động, kinh
doanh…, việc dân sự chỉ phát sinh dựa trên đơn yêu cầu của người yêu cầu mà
không xuất phát từ các tranh chấp. Tuy nhiên, để xem xét thụ lý vụ án dân sự
hay vụ việc dân sự, Tịa án có thẩm quyền cũng phải tiến hành xem xét các điều
kiện thụ lý. Như vậy, thụ lý vụ việc dân sự là hành vi tố tụng của Tịa án có thẩm
quyền chấp nhận giải quyết vụ việc sau khi xem xét các điều kiện thụ lý.
Giữa thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính và thụ lý vụ việc dân sự
bản chất đều là việc cơ quan, người có thẩm quyền xem xét và chấp nhận giải
quyết vụ việc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong thời hạn quy định,
đều là giai đoạn đầu tiên trong thủ tục giải quyết vụ việc. Dựa trên quá trình xem
xét về thẩm quyền giải quyết và các điều kiện thụ lý để chủ thể có thẩm quyền có
chấp nhận giải quyết vụ việc hay khơng. Khi vụ việc được chấp nhận giải quyết,
tại thời điểm thụ lý này đã làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có
liên quan cũng như trách nhiệm giải quyết vụ việc đó đối với cơ quan, người có
thẩm quyền trong thời hạn luật định.

Tuy nhiên, giữa hai thủ tục này có những điểm khác biệt cơ bản:
- Đối tượng thụ lý: thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính có đối
tượng thụ lý là khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức cịn thụ lý vụ việc dân sự trong tố tụng dân
sự có đối tượng thụ lý là đơn khởi kiện hay đơn yêu cầu đối với các tranh chấp,
yêu cầu phát sinh từ các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân- gia đình, kinh
doanh, thương mại.
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,
NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.279.
10

14


- Thủ tục tiến hành: thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính được tiến
hành theo thủ tục hành chính, tức là theo một trình tự, cách thức do pháp luật
khiếu nại quy định mà các các chủ thể phải tuân thủ trong quá trình giải quyết
khiếu nại hành chính. Trong khi đó, thụ lý vụ việc dân sự lại được tiến hành theo
thủ tục tố tụng do pháp luật tố tụng, cụ thể là Bộ Luật tố tụng dân sự và các văn
bản hướng dẫn thi hành quy định.
- Chủ thể có thẩm quyền tiến hành: thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành
chính do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện. Xuất phát từ đối tượng khiếu nại và mục đích của việc
khiếu nại nên bản chất của phương thức giải quyết khiếu nại hành chính là dùng
quyền hành pháp nhằm kiểm soát quyền hành pháp, do đó thẩm quyền giải quyết
này thuộc về cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Đối với thụ lý vụ việc dân sự trong tố tụng dân sự, thẩm quyền này thuộc về Tịa
án có thẩm quyền.
- Căn cứ phát sinh thủ tục: thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính
được tiến hành khi có khiếu nại của người khiếu nại trong khi thụ lý vụ án dân sự

dựa trên đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến điểm tương đồng và khác biệt, mặc dù bản
chất của thụ lý theo pháp luật nào cũng giống nhau, tuy nhiên căn cứ làm phát
sinh giai đoạn này là khác nhau nên chúng có những sự khác biệt là điều tất yếu.
Thụ lý khiếu nại hành chính phát sinh từ hành vi khiếu nại của người khiếu nại.
Các khiếu nại này xuất phát từ những tranh chấp hành chính về quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức do chính cơ
quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước gây ra trong q
trình quản lý nhà nước nên phương thức giải quyết tranh chấp hành chính trước
hết cần phải được giải quyết bởi chính cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước theo thủ tục hành chính. Trường hợp giải quyết tranh
chấp bằng phương thức này không đạt hiệu quả như mong muốn hoặc người có
u cầu khơng muốn giải quyết tranh chấp hành chính bằng phương thức này thì
tranh chấp đó được chuyển đến Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng. Vì vậy,
15


thụ lý vụ án hành chính trong tố tụng hành chính phát sinh dựa trên đơn khởi
kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thơi việc… thuộc thẩm quyền của Tòa án, được tiến
hành theo thủ tục tố tụng. Trong khi đó, thụ lý vụ việc dân sự phát sinh khi có
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của các đương sự xuất phát từ các tranh chấp, u
cầu dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động chứ không
phải xuất phát từ các tranh chấp hành chính nên thẩm quyền này thuộc về Tòa án
theo yêu cầu của đương sự. Đối với thụ lý giải quyết tố cáo, đây là thủ tục phát
sinh từ các tố cáo của công dân về các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ hay hành vi vi
phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực với mục đích hướng đến là truy cứu trách nhiệm của các chủ thể vi phạm,
nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ

chức bất kì bị hành vi vi phạm pháp luật đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại chứ không nhất thiết phải xuất phát từ những tranh chấp nên việc mở rộng
các chủ thể có thẩm quyền giải quyết, mở rộng đối tượng thụ lý hồn tồn hợp lý.
1.2 Vị trí, vai trị của thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính
1.2.1 Vị trí
Thụ lý khiếu nại hành chính là giai đoạn đầu tiên, khởi động cho tồn bộ
q trình giải quyết khiếu nại hành chính. Đây là một trong những điểm mới của
Luật Khiếu nại so với Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm
2004, 2005. Bởi theo Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm
2004, 2005, q trình giải quyết khiếu nại hành chính gồm việc xác minh, kết
luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại mà không bao hàm giai đoạn thụ lý11.
Giai đoạn thụ lý trong giải quyết khiếu nại hành chính được bắt đầu kể từ
thời điểm bộ phận tiếp nhận nhận được khiếu nại và kết thúc bằng việc người có
thẩm quyền ban hành thơng báo thụ lý hoặc thông báo từ chối thụ lý. Khi khiếu
Khoản 13 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: "Giải quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận
và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.
11

16


×