Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
-------

NGUYỄN NGỌC MINH ÂN

THỰC TRẠNG TIỀN MÃ HÓA (CRYPTOCURRENCY) TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
NGÀNH QUẢN TRỊ - LUẬT

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN QUẢN TRỊ - LUẬT

THỰC TRẠNG CỦA TIỀN MÃ HÓA (CRYPTOCURRENCY)
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Th.S HỒ HOÀNG GIA BẢO
Người thực hiện: NGUYỄN NGỌC MINH ÂN
MSSV: 1551101030032
Lớp: 63 – QTL40.1

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Hồ Hồng Gia Bảo, đảm bảo tính
trung thực và tn thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

NGUYỄN NGỌC MINH ÂN


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

- Phương pháp phù hợp, giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu.
- Dữ liệu nghiên cứu đa dạng, có chất lượng, bao gồm cả dữ liệu định tính và
định lượng. Đặc biệt, các thông tin về quy định của pháp luật về tiền mã hóa ở các quốc
gia và khu vực trên thế giới đóng vai trị quan trọng trong bài nghiên cứu. Ngồi ra, khóa
luận cịn sử dụng thơng tin từ các bài báo khoa học trong và ngoài nước và từ các nguồn
khác nhau để phân tích, so sánh và giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
- Khóa luận có nội dung khoa học tốt, đóng góp vào nghiên cứu thực trạng của
tiền mã hóa trên thế giới và Việt Nam.
- Nội dung liên quan đến các vấn đề tài chính và pháp luật, đáp ứng tốt các yêu
cầu về khóa luận của cử nhân ngành Quản trị - Luật.
- Đề tài có tính thực tiễn, tính khả thi và tính cấp thiết rất cao. Tiền mã hóa gần
đây được quan tâm rộng rãi bởi nhà đầu tư, công chúng, nhà hoạch định chính sách và
nhiều thành phần khác Việc nghiên cứu thực trạng tiền mã hóa ở các mặt tài chính và
pháp luật cung cấp những kiến nghị quan trọng có thể áp dụng vào thực tiễn.

Giảng viên hướng dẫn


Hồ Hoàng Gia Bảo


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin dành cho thầy Hồ Hoàng Gia Bảo là giảng viên trực
tiếp hướng dẫn tơi trong q trình hồn thành đề tài này. Nhờ có sự tận tình chỉ bảo và
dẫn dắt của thầy mà tơi mới có thể hồn thành đề tài một cách trọn vẹn và có hàm lượng
khoa học nhất định.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ tại Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh cũng như tất cả các thầy cô không trực thuộc nhà trường nhưng đã hướng
dẫn tôi trong suốt 5 năm theo học tại trường. Các thầy cô tuy không trực tiếp hướng dẫn
tơi trong việc thực hiện khóa luận nhưng đã đặt ra những nền tảng kiến thức đầu tiên, để
tơi có cơ sở phát triển khả năng tư duy và nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã học.
Bên cạnh đó, tơi cũng gửi lời cảm ơn tới những người bạn đã đồng hành cùng tôi
trong suốt 5 năm đại học và ủng hộ tôi về mặt tinh thần trong suốt q trình thực hiện
khóa luận này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ và những người thân trong gia đình
đã ln quan tâm và ủng hộ tôi trên con đường đại học cũng như trên con đường tơi thực
hiện ước mơ của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Ngọc Minh Ân


CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh


Nghĩa tiếng Việt

BTC

Bitcoin

Bitcoin

BSA

Bank Secrecy Art

Đạo luật Bảo mật Ngân hàng
Công ty Cổ phần

CTCP
CRA

Canada Revenue Agency

Cơ quan doanh thu Canada

CSA

Canadian Securities
Administrators

Bộ quản lý Chứng khốn
Canada


ECB

European Central Bank

Ngân hàng Trung ương Châu
Âu

FinCEN

Financial Crimes
Enforcement Network

Cục Phịng chống tội phạm tài
chính Mỹ

FSA

Financial Services Agency

Cơ quan tài chính Nhật Bản

GAO

United States Government
Accountability Office

Văn phịng Trách nhiệm Chính
phủ Mỹ


ICO

Initial Coin Offering

Chào bán tiền mã hóa lần đầu

ITO

Initial Token Offering

Chào bán xu lần đầu

MAS

the Monetary Authority of
Singapore

Cơ quan tài chính Singapore


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh sự khác biệt giữa tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tiền mã hóa ......................... 10
Bảng 1.2. So sánh tiền mã hóa và tiền pháp định .................................................................. 21
Bảng 2.1. So sánh 6 loại sàn giao dịch tiền mã hóa uy tín tại Việt Nam ................................ 28
Bảng 2.2. Bảng tóm tắt độ lệch chuẩn, giá trị trung bình và hệ số biến thiên của tiền mã hóa
và một số loại tài sản khác.................................................................................................... 36
Bảng 2.3. Hệ số tương quan giữa một số loại tiền mã hóa và các loại tài sản khác ................ 37
Bảng 4.1. Độ lệch chuẩn của các danh mục khi kết hợp đầu tư Bitcoin với các tài sản khác
theo các tỷ lệ 5%, 10% và 20%. ........................................................................................... 62
Bảng 4.2. Tỷ suất sinh lời của các danh mục khi kết hợp đầu tư Bitcoin với các tài sản khác

theo tỷ lệ 5%, 10%, 20%. ..................................................................................................... 62
Bảng 4.3. Hệ số Sharpe của các danh mục khi kết hợp đầu tư Bitcoin với các tài sản khác theo
tỷ lệ 5%, 10%, 20%.............................................................................................................. 63
Bảng 4.4. Hệ số Sharpe của từng loại tài sản đầu tư ............................................................. 63


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tiền mã hóa ....................................... 7
Hình 2.1. Các loại tiền mã hóa được giao dịch nhiều nhất, hạng từ 1 – 7 .............................. 22
Hình 2.2. Các loại tiền mã hóa được giao dịch nhiều nhất, hạng từ 8 – 16 ............................ 23
Hình 2.3. Các loại tiền mã hóa được giao dịch nhiều nhất, hạng từ 17 – 20 .......................... 23
Hình 2.4. Các sàn giao dịch lớn nhất thế giới, hạng từ 1 – 8 ................................................. 25
Hình 2.5. Các sàn giao dịch lớn nhất thế giới, hạng từ 9 – 16 ............................................... 26
Hình 2.6. Các sàn giao dịch lớn nhất thế giới, hạng 17 – 20.................................................. 26
Hình 2.7. Giá trị thiệt hại của các vụ tấn công các sàn giao dịch (tính bằng USD) ................ 30
Hình 2.8. Bản đồ pháp lý Bitcoin ......................................................................................... 31
Hình 2.9. Biểu đồ tăng trưởng của Bitcoin, giai đoạn từ 2014 – 2020 ................................... 32
Hình 2.10. Đồ thị tăng trưởng của đồng Ethereum, giai đoạn 2016 – 2020 ........................... 33
Hình 2.11. Đồ thị tăng trưởng của đồng XRP, giai đoạn 2014 – 2020................................... 34
Hình 2.12. So sánh mức độ tăng trưởng của một số đồng tiền mã hóa từ năm 2016 đến năm
2018..................................................................................................................................... 35
Hình 2.13. Đồ thị tỷ suất sinh lời của tiền mã hóa và một số loại tài sản khác ....................... 36


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN MÃ HÓA ....................................................... 3
1.1. Định nghĩa tiền mã hóa ............................................................................................ 3
1.1.1. Tiền kỹ thuật số (digital money) ......................................................................... 3
1.1.2. Tiền ảo (virtual money)....................................................................................... 4

1.1.3. Tiền mã hóa (cryptocurrency) ............................................................................ 6
1.1.4. Phân biệt tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số và tiền ảo .............................................. 6
1.2. Đặc điểm và cách thức hoạt động của tiền mã hóa ............................................... 10
1.2.1. Đặc điểm của tiền mã hóa ................................................................................ 10
1.2.2. Cách thức hoạt động của tiền mã hóa .............................................................. 11
1.3. Ưu điểm và nhược điểm của tiền mã hóa .............................................................. 17
1.3.1. Ưu điểm của tiền mã hóa .................................................................................. 17
1.3.2. Nhược điểm của tiền mã hóa ............................................................................ 19
1.4. So sánh tiền mã hóa và tiền pháp định .................................................................. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH TIỀN MÃ HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM ........................................................................................................................ 22
2.1. Các loại tiền mã hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới: ............................. 22
2.1.1. Bitcoin (BTC) ................................................................................................... 23
2.1.2. Ethereum (ETH) ............................................................................................... 24
2.1.3. XRP................................................................................................................... 24
2.2. Các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới và ở Việt Nam.................... 25
2.2.1. Các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới ....................................... 25
2.2.2. Các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất tại Việt Nam ...................................... 26
2.3. Rủi ro biến động giá của các loại tiền mã hóa phổ biến ........................................ 29
2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến biến động giá ................................................................ 29
2.3.2. Sự biến động giá trên thực tế của một số loại tiền mã hóa ............................... 31
2.3.3. So sánh rủi ro biến động giá của một số loại tiền mã hóa và các loại tài sản
khác ............................................................................................................................ 35
2.4. Sự quan tâm của người dân các nước đến tiền mã hóa......................................... 37
CHƯƠNG 3: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIỀN MÃ HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM .................................................................................................................................. 39
3.1. Các quy định về tiền mã hóa ở một số nước châu Mỹ........................................... 39
3.1.1. Pháp luật về tiền mã hóa của Hoa Kỳ (Mỹ) ...................................................... 39
3.1.2. Canada.............................................................................................................. 41
3.2. Các quy định về tiền mã hóa ở một số nước châu Âu ........................................... 43

3.2.1. Liên minh châu Âu (EU) .................................................................................. 43
3.2.2. Phần Lan .......................................................................................................... 43
3.2.3. Đức ................................................................................................................... 44


3.2.4. Anh ................................................................................................................... 45
3.2.5. Pháp.................................................................................................................. 46
3.3. Các quy định về tiền mã hóa ở một số nước châu Phi .......................................... 47
3.4. Các quy định về tiền mã hóa ở một số nước châu Á ............................................. 48
3.4.1. Trung Quốc ...................................................................................................... 48
3.4.2. Singapore .......................................................................................................... 49
3.4.3. Hàn Quốc ......................................................................................................... 50
3.4.4. Nhật Bản........................................................................................................... 51
3.5. Các quy định về tiền mã hóa ở Việt Nam .............................................................. 53
3.5.1. Các quy định hiện hành có liên quan tới tiền mã hóa ...................................... 53
3.5.2. Thực trạng của tiền mã hóa tại Việt Nam và động thái của Nhà nước ............ 58
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN MÃ
HÓA Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 61
4.1. Các kiến nghị sử dụng tiền mã hóa như một kênh đầu tư và phòng vệ rủi ro ..... 61
4.2. Các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tiền mã hóa............................... 64
4.3. Nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin trong lĩnh vực tài chính .......................... 68
4.4. Xây dựng cơ quan quản lý nhà nước về tiền mã hóa ............................................ 68
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang dần đưa hơi thở của sự phát triển
vào từng ngóc ngách trong đời sống: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,... và nền tài

chính cũng khơng nằm ngồi sự phát triển tất yếu đó. Con người ngày càng sáng chế
ra được nhiều phương tiện, nhiều công cụ hơn để phục vụ tối đa nhu cầu của con
người trong việc giao dịch và thanh tốn, nhưng vẫn phải đảm bảo được tính bảo mật
và an tồn. Từ đó, các loại tiền mã hóa dần dần được ra đời. Dẫn đầu là sự ra đời của
Bitcoin vào năm 2009, đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu cùng với những lo ngại về độ
an tồn cũng như khả năng chấp nhận thanh tốn của loại tiền mới xuất hiện này.
Tuy nhiên, sự quan tâm của nhà nước đối với loại hình tiền tệ mới này vẫn còn
là một câu hỏi bỏ ngỏ, trong khi các giao dịch về tiền mã hóa tại Việt Nam và thế giới
vẫn đang diễn ra từng giây từng phút. Các giao dịch về tiền mã hóa khơng được bảo
vệ bởi hành lang pháp lý chính là “miếng mồi ngon” cho những hành vi trái pháp luật
và những loại tội phạm mới trong tương lai. Việc này có thể dẫn đến sự mất lòng tin
của người dân vào nhà nước, gây ra sự bất an trong tâm lý người dân và ảnh hưởng
xấu tới sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu về tiền mã hóa cũng như thực trạng của tiền
mã hóa trên thế giới và Việt Nam hiện nay là một công việc cần thiết và cấp bách, là
nền tảng để xây dựng những khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý các giao dịch
đối với loại tiền tệ mới này. Do vậy, đề tài “Thực trạng của tiền mã hóa
(cryptocurrency) trên thế giới và Việt Nam” ra đời nhằm góp phần cung cấp thêm
một góc nhìn về tiền mã hóa, thực trạng của tiền mã hóa trên thế giới và tại Việt Nam,
những quy định để quản lý tiền mã hóa từ các nước trên thế giới, từ đó đưa ra khuyến
nghị cho việc xây dựng khung pháp lý để kiểm soát và quản lý các giao dịch về tiền
mã hóa tại Việt Nam.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu về các đặc tính của tiền mã hóa, thực trạng lưu thơng của tiền mã
hóa trên thế giới và ở Việt Nam cùng những cách thức mà các quốc gia sử dụng để
quản lý và điều chỉnh những giao dịch liên quan tới loại tiền này, từ đó đưa ra những
kiến nghị để xây dựng những quy định pháp luật để quản lý tiền mã hóa tại Việt Nam.
1



3. Đối tượng nghiên cứu
- Các đặc tính của tiền mã hóa
- Thực trạng lưu thơng của tiền mã hóa trên thế giới và tại Việt Nam
- Quy định pháp luật của các quốc gia trong việc quản lý các giao dịch về tiền
mã hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian: Nghiên cứu thực trạng của tiền mã hóa và quy định pháp luật về
quản lý tiền mã hóa tại một số quốc gia có thị trường giao dịch tiền mã hóa lớn như:
Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu,...
Thời gian: ghi nhận và đo lường sự biến động của tiền mã hóa từ tháng 3 năm
2020 đến tháng 4 năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: thu thập và nghiên cứu thông
tin từ các nguồn tài liệu về tiền mã hóa. Sau đó tổng hợp và liên kết các bộ phận đã
nghiên cứu thành một thể thống nhất và hồn chỉnh để có cái nhìn tồn diện và logic
về thực trạng tiền mã hóa trên thế giới và tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu và rút ra kinh
nghiệm từ việc xây dựng các quy định pháp luật về tiền mã hóa tại các quốc gia, thực
tiễn áp dụng các quy định đó, kết hợp với việc phân tích tình hình kinh tế - xã hội của
các quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp cho việc quản lý tiền mã hóa tại Việt
Nam.
6. Kết cấu
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền mã hóa
Chương 2: Thực trạng giao dịch tiền mã hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Chương 3: Các quy định về tiền mã hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Chương 4: Một số kiến nghị về việc sử dụng và quản lý tiền mã hóa ở Việt
Nam


2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN MÃ HÓA
1.1. Định nghĩa tiền mã hóa
Hiện nay, khái niệm của tiền mã hóa vẫn cịn bị nhiều người nhầm lẫn và đánh
đồng với khái niệm tiền ảo hoặc tiền kỹ thuật số. Để làm rõ khái niệm này, trước tiên
ta cần tìm hiểu tiền ảo là gì, tiền kỹ thuật số là gì, và sự khác nhau giữa các loại tiền
này là như thế nào:
1.1.1. Tiền kỹ thuật số (digital money)
Theo trang Investopedia: “Tiền kỹ thuật số (digital money) là một loại tiền tệ
tồn tại ở dạng kỹ thuật số, khác với các loại tiền tệ tồn tại ở dạng vật chất như tiền
giấy và tiền xu). Tiền kỹ thuật số có thể bao gồm tiền mã hóa (cryptocurrency), nhưng
khơng chỉ bao gồm tiền mã hóa. Phần lớn tiền kỹ thuật số trên thế giới thuộc sở hữu
của các tổ chức tín dụng. Nhờ có tiền kỹ thuật số, các ngân hàng có thể tiết kiệm chi
phí kinh doanh cho những khoản như thuê mặt bằng hoặc trả lương cho nhân viên.”1
Theo trang Cointelegraph, “Tiền kỹ thuật số bao gồm tiền ảo (virtual money)
và tiền mã hóa (cryptocurrencies)”2.
Ngân hàng nước Anh định nghĩa tiền kỹ thuật số như sau: “Tiền kỹ thuật số là
một tài sản chỉ tồn tại ở dạng điện tử. Các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin được sinh
ra là để thực hiện chức năng thanh toán, nhưng hiện nay một số nhà đầu tư đang thực
hiện các hoạt động đầu cơ đối với loại tiền tệ này, với hi vọng chúng sẽ tăng giá trị
trong tương lai”.3
Mặc dù các định nghĩa trên vẫn có một số điểm khác nhau nhưng nhìn chung
vẫn nêu ra được các đặc điểm chung của tiền kỹ thuật số như sau: Tiền kỹ thuật số là
một loại tiền tệ chỉ tồn tại ở dạng kỹ thuật số, người sử dụng không thể trực tiếp nhìn
thấy cũng như khơng thể cầm nắm, chỉ có thể lưu giữ và thanh tốn thơng qua các
thiết bị điện tử, có thể được sử dụng để thanh toán các giao dịch thực tế ngay lập tức
và phi biên giới. Tiền kỹ thuật số hiện nay bao gồm tiền ảo (virtual money) và tiền
mã hóa (cryptocurrency). Tiền kỹ thuật số và phương thức thanh toán điện tử đi kèm

với nó là một trong các dịch vụ bắt buộc phải có của các ngân hàng hiện nay.4

Mitchell Grant, “Digital Money”, 8/2019, (truy cập
ngày 28/02/2020).
2
(truy cập ngày 28/02/2020)
3
Bank of England, (truy cập ngày 28/02/2020).
4
Al-Laham, Al-Tarawneh, Abdallat (2009). “Development of Electronic Money and Its Impact on the Central
Bank Role and Monetary Policy”
1

3


1.1.2. Tiền ảo (virtual money)
Năm 2012, Ngân hàng Trung ương Châu Âu – European Central Bank (ECB)
định nghĩa tiền ảo như sau: “Tiền ảo (virtual money) là một loại tiền kỹ thuật số
(digital money) được phát hành và kiểm soát bởi nhà phát triển; được sử dụng và chấp
nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định5.”
Năm 2015, ECB tiếp tục hồn thiện định nghĩa của mình về tiền ảo như sau:
“Tiền ảo có thể được định nghĩa như một đại diện kỹ thuật số có giá trị, không được
phát hành bởi ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức tài chính; và trong một số
trường hợp có thể được sử dụng để thay thế tiền thật”6.
Từ định nghĩa trên, ECB đã bổ sung khái niệm: tiền ảo khơng chỉ là tiền kỹ
thuật số mà cịn là tiền kỹ thuật số có giá trị, việc bổ sung này đã thừa nhận giá trị
của tiền ảo trong việc thanh tốn các giao dịch hàng hóa, dịch vụ thực tế. ECB cũng
đã bỏ đi đặc tính “được ban hành và kiểm soát bởi nhà phát hành”, việc thay đổi này
là phù hợp với sự phát triển chung của thực tế, hiện nay các cộng đồng sử dụng tiền

ảo có thể tự mình kiểm sốt lẫn nhau, khơng nhất thiết phải phụ thuộc vào nhà phát
hành nữa. Ngoài ra, ECB cũng đã thay khái niệm “được chấp nhận giữa các thành
viên của một cộng đồng ảo” bằng khái niệm “có thể sử dụng để thay thế tiền thật”,
do nhận thức được tiền ảo hiện nay không chỉ là một phương tiện thanh tốn trong
các cộng đồng ảo nữa mà cịn là phương tiện thanh toán trong một số cộng đồng thật.
Năm 2014, Văn phịng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (United States
Government Accountability Office – GAO) đưa ra định nghĩa về tiền ảo như sau:
Mặc dù tiền ảo vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào, nhưng thuật ngữ tiền ảo
ở đây được hiểu là một đại diện kỹ thuật số khơng do Chính phủ phát hành... Một số
loại tiền ảo chỉ có thể được sử dụng trong mơi trường kinh tế ảo (ví dụ như trong
những game online nhập vai) và không thể quy đổi thành các đồng tiền do Chính phủ
phát hành như Đơ la Mỹ, Euro hoặc đồng yên Nhật. Một số loại tiền ảo khác có thể
dùng để mua bán hàng hóa thật và có thể quy đổi thành tiền pháp định.7 Định nghĩa
về tiền ảo mà GAO có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa về tiền ảo của ECB: (1)
European
Central
Bank,
“Virtual
Currency
Schemes”,
10/2012,
(truy cập ngày 28/02/2020).
6
European Central Bank, “Virtual currency schemes – a further analysis”, 02/2015,
(truy cập ngày 28/02/2020).
7
Văn phịng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ - GAO, Virtual Currencies: Emerging Regulatory, Law Enforcement,
and Consumer Protection Challenges, Tháng 5 năm 2014, (truy
cập ngày 09/3/2020).
5


4


tiền ảo chỉ tồn tại ở dạng kỹ thuật số, hay cịn gọi là mơi trường ảo; (2) khơng do
Chính phủ phát hành; (3) có thể dùng để mua bán các hàng hóa và dịch vụ thực tế và
quy đổi thành tiền thật.
Là đất nước tiên phong trong việc đặt ra quy định pháp luật để điều chỉnh các
quan hệ pháp luật liên quan tới tiền ảo, Nhật Bản đã định nghĩa tiền ảo tại Khoản 5
Điều 2 Luật Tiền ảo Nhật Bản như sau:
“1. Tiền ảo được xem như là tài sản (được ghi lại bằng các công cụ và phương
tiện điện tử, không bao gồm tiền pháp định của Nhật, ngoại tệ hay bất kỳ các giấy tờ
có giá nào khác), có thể được sử dụng để thanh tốn giá trị mua, bán, th hàng hóa
hoặc dịch vụ cho các bên khơng xác định, có thể được chuyển đổi thông qua hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử.
2. Có giá trị như tài sản, có thể được dùng để trao đổi với các chủ thể không
xác định, với các loại tiền tệ đã được nêu ra ở đoạn trên và có thể được chuyển đổi
thơng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.”8
Như vậy, Nhật Bản cũng cơng nhận tiền ảo khơng phải là tiền do Chính phủ
ban hành, nhưng vẫn có khả năng dùng để thanh tốn cho các giao dịch thật của hàng
hóa và dịch vụ, ngồi ra tiền ảo cịn có thể được dùng để trao đổi và chuyển đổi thành
các loại tiền pháp định đã được cơng nhận.
Tóm lại, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm hồn chỉnh và thống nhất về tiền
ảo giữa hệ thống tài chính của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, dựa trên những
định nghĩa vừa đưa ra, ta có thể khái quát định nghĩa về tiền ảo như sau: Tiền ảo là
một loại tài sản chỉ tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, không phải là tiền pháp định do
Chính phủ ban hành, có thể được sử dụng cho việc thanh toán các giao dịch mua bán
hàng hóa và dịch vụ thực tế và có thể chuyển đổi thành tiền thật.

8


Virtual Currency Act of Japan
Act on Financial Transaction, Article 2, Section 5
Virtual currency as described in this Act refers to:
“1. Asset-like values (limited to those items electronically recorded by electronic or other equipment and
excluding Japanese currency, foreign currency, and currency – denominated assets; the same applies to the
item below) usable as payment to indefinite parties for the cost of purchase or rent of items or receipt of services
and which can be transferred by means of electronic data processing systems;
2. Asset-like values that can be used in exchange with indefinite parties for those items described in the
preceding item and which can be transferred by means of electronic data processing systems.”

5


1.1.3. Tiền mã hóa (cryptocurrency)
Theo định nghĩa tại trang Investopedia thì “Tiền mã hóa là một loại tiền kỹ
thuật số hoặc tiền ảo được bảo mật bằng mật mã, điều này khiến cho việc làm giả
hoặc chi tiêu khống giá trị trở nên gần như bất khả thi. Có nhiều loại tiền mã hóa hoạt
động tại các mạng lưới phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain – một “sổ ghi
chép” các giao dịch được phép thực hiện bởi một hệ thống các máy tính riêng lẻ. Đặc
điểm của tiền mã hóa là chúng khơng được ban hành bởi bất kỳ Chính phủ nào, điều
này khiến tiền mã hóa nằm ngồi sự can thiệp của Chính phủ về mặt lý thuyết.”9
Trang Bankrate đã đưa ra định nghĩa về tiền mã hóa như sau: “Tiền mã hóa là
một dạng tiền kỹ thuật số phi tập trung. Tiền mã hóa sử dụng công nghệ blockchain
để ghi lại và xác thực các giao dịch. Tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới là đồng Bitcoin,
ra đời vào năm 2009. Từ đó đến năm 2017, đã có gần 900 loại tiền mã hóa được tạo
ra, tuy nhiên rất ít người cơng nhận sự phổ biến rộng rãi của nó.”10
Hiện nay, định nghĩa chính thức về tiền mã hóa vẫn chưa có sự thống nhất,
tuy nhiên dựa trên những định nghĩa vừa đưa ra, ta có thể khái quát về tiền mã hóa
như sau: (1) là một loại tiền ảo; (2) được bảo mật bằng mật mã; (3) tồn tại trong môi

trường phi tập trung và được quản lý bởi công nghệ blockchain. Việc công nhận tiền
mã hóa là một loại tiền ảo đồng nghĩa với việc thừa nhận tiền mã hóa cũng có các đặc
điểm của tiền ảo. Tuy nhiên vấn đề này sẽ được phân tích ở phần sau.
1.1.4. Phân biệt tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số và tiền ảo
Từ những định nghĩa về tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tiền mã hóa đã nêu ra ở
trên, ta có thể khái quát sự khác biệt về tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tiền mã hóa như
sau:
- Tiền kỹ thuật số: là tiền tệ đã được kỹ thuật hóa hoặc số hóa. Về bản chất
tiền kỹ thuật số khơng phải là một loại tiền tệ mới mà chỉ là tiền pháp định ở dạng kỹ
thuật số, có thể giao dịch trực tuyến và dùng để thanh toán cho các dịch vụ, hàng hóa
thực tế. Tiền kỹ thuật số và phương thức thanh tốn điện tử đi kèm với nó là một
trong các chức năng bắt buộc phải có của các ngân hàng hiện nay. Ngoài ra các nền
tảng ứng dụng hỗ trợ cho việc liên kết và thanh toán điện tử như VNPay, ViettelPay,

Jake
Frankenfield,
“Cryptocurrency”,
(truy cập ngày 30/3/2020).
10
(truy cập ngày 30/3/2020).
9

6

03/11/2019,


Momo, AirPay,... cũng được ra đời ngày càng nhiều để tiện ích hóa việc thanh tốn
trực tuyến của người dùng.
- Tiền ảo: hiện nay có 2 cách hiểu: (1) tiền mã hóa (cryptocurrency); (2) tiền

ảo được sử dụng trong các cộng đồng ảo như trong các trò chơi trực tuyến với mục
đích chủ yếu là để mua các vật phẩm trong game, người dùng dùng tiền thật để mua
các gói thanh toán, quy đổi thành điểm và dùng số điểm đó để giao dịch trên thị
trường ảo. Việc quy đổi giữa tiền ảo loại này và tiền thật thường chỉ diễn ra một chiều:
từ tiền thật sang tiền ảo.
- Tiền mã hóa: hay cryptocurrency là khái niệm được đặt ra nhằm phân biệt
giữa tiền ảo chỉ sử dụng trong các cộng đồng ảo với tiền ảo được phát triển dựa trên
cơng nghệ blockchain, với tính bảo mật cao và cho phép giao dịch trực tiếp mà không
phải thông qua một tổ chức trung gian nào (peer-to-peer), có khả năng thanh tốn các
giao dịch của hàng hóa, dịch vụ thực tế, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian thanh
toán trên toàn cầu.11
Như vậy, định nghĩa về tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa, tiền ảo khơng phủ định,
loại trừ nhau mà bao hàm lẫn nhau. Việc làm rõ các khái niệm trên nhằm mục đích
xác định rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài, tránh sự nhầm lẫn giữa các đối tượng
trên. Có thể khái quát mối quan hệ giữa tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tiền mã hóa theo
sơ đồ dưới đây như sau:

Tiền mã hóa

Tiền ảo
Tiền ảo trong
game online

Tiền kỹ thuật số

Tiền pháp định
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tiền mã hóa
Bảng dưới đây sẽ so sánh chi tiết hơn về sự khác biệt giữa tiền kỹ thuật số,
tiền ảo và tiền mã hóa:


Lê Thúy Hạnh, “Đánh đồng tiền mã hóa với tiền ảo là tiếp tay cho tội phạm lừa đảo?”,
(truy cập ngày
01/4/2020).
11

7


Tiêu chí
Chủ thể phát hành

Tiền kỹ thuật số

Tiền ảo

Tiền mã hóa

(digital currency)

(virtual currency)

(cryptocurrency)

Ngân hàng Trung - Các tổ chức phi - Các tổ chức phi
ương hoặc các tổ tài chính.

tài chính.

chức tín dụng được - Các nhóm cá - Các nhóm cá
cấp phép


nhân, tổ chức tư nhân, tổ chức tư
nhân.

nhân.

- Các nhà phát
hành game.
Tính pháp lý

Có giá trị như tiền Thường khơng có Chỉ có một số quốc
pháp định và được tư cách pháp lý gia công nhận về
Nhà nước bảo đảm hợp pháp.

khả

năng

thanh

bằng các quy định

toán, trao đổi.

pháp luật.
Khả năng bảo

Giá trị được bảo Không được đảm Không được đảm

đảm giá trị


đảm tương đương bảo bởi tiền pháp bảo bởi tiền pháp
với đồng tiền pháp định

định

định mà nó đại
diện.
Khả năng chuyển

Có thể chuyển đổi Thường chỉ được Khả năng chuyển

đổi

từ tiền kỹ thuật số chuyển đổi một đổi hạn chế do
sang tiền thật và chiều từ tiền thật chưa được nhiều
ngược lại rất linh sang tiền ảo

quốc gia công nhận

hoạt
Đơn vị tiền tệ

Đại diện cho tiền Không đại diện Không đại diện cho
pháp

định

của cho bất kỳ đồng bất kỳ đồng pháp


quốc gia hoặc các pháp định nào, bản định nào, bản thân
đồng ngoại tệ đã thân nó là một đơn nó là một đơn vị
được cơng nhận
Biểu hiện

vị tiền tệ độc lập.

tiền tệ độc lập.

Ngoài biểu hiện ở Chỉ tồn tại ở dạng Chỉ tồn tại ở dạng
dạng kỹ thuật số kỹ thuật số, phụ kỹ thuật số, phụ
còn có thể ghi
8


nhận ra bên ngoài thuộc hoàn toàn thuộc hoàn toàn
dưới dạng vật chất vào môi trường ảo. vào môi trường ảo.
như thẻ trả trước,
thẻ thơng minh,...
Tính ẩn danh

Do mang tính chất Mang tính ẩn danh Mang tính ẩn danh
tương đương như cao, chỉ có thể xác cao, chỉ có thể xác
tiền pháp định nên định trong một số định trong một số
chủ thể giao dịch trường hợp đặc trường
luôn được xác định biệt.

hợp

đặc


biệt.

để ngân hàng hoặc
chính phủ có thể
kiểm sốt.
Khả năng thanh

Được chấp nhận Bị giới hạn trong Khả năng thanh

tốn

trên tồn lãnh thổ một cộng đồng ảo tốn hẹp, chỉ được
như tiền pháp định hoặc nền kinh tế ảo công nhận tại một
của tổ chức phát số quốc gia.
hành.

Nguồn cung tiền

Nguồn cung ổn Khơng có nguồn Khơng có nguồn
định,

tn

thủ cung cố định, phụ cung cố định, phụ

chính sách tiền tệ thuộc vào quyết thuộc vào quyết
của ngân hàng và định của tổ chức định của tổ chức
chính sách tài khóa phát hành.


phát hành.

của chính phủ
Khả năng được

Được bảo đảm bởi Khơng được bảo Chỉ có một số ít

bảo đảm, giám sát

Ngân hàng và Nhà vệ bởi các hành quốc gia có quy
nước

lang pháp lý và định pháp luật về
quy định pháp luật việc quản lý và
kiểm sốt tiền mã
hóa.

Rủi ro

Chủ yếu xuất phát Tồn tại nhiều rủi ro Tồn tại nhiều rủi ro
từ rủi ro trong hoạt ở mức độ cao như ở mức độ cao như
động

của

ngân rủi ro trong hoạt rủi ro trong hoạt
9


hàng,


khả

năng động, rủi ro tín động, rủi ro tín

bảo mật,...

dụng, rủi ro thanh dụng, rủi ro thanh
khoản và rủi ro khoản và rủi ro
pháp lý.

pháp lý.

Bảng 1.1. So sánh sự khác biệt giữa tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tiền mã hóa
1.2. Đặc điểm và cách thức hoạt động của tiền mã hóa
1.2.1. Đặc điểm của tiền mã hóa
Như đã phân tích ở trên, tiền mã hóa cũng là một dạng tiền ảo, do đó nó cũng
mang những đặc điểm của tiền ảo, kết hợp với những định nghĩa về tiền mã hóa đã
nêu ở trên, ta có thể đúc kết ra được tiển mã hóa có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, tiền mã hóa chỉ tồn tại ở môi trường kỹ thuật số. Tất cả mọi hoạt
động mua, bán, phát hành, lưu giữ tiền mã hóa đều diễn ra trong môi trường kỹ thuật
số và không thể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất. Để thực hiện việc mua, bán, phát
hành, lưu giữ tiền mã hóa, người dùng cũng phải sử dụng các công cụ kỹ thuật cao
để thao tác.
Thứ hai, tiền mã hóa là một sản phẩm kỹ thuật số có giá trị. Giá trị của tiền mã
hóa được thể hiện ở việc nó có thể được dùng để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ thực
tế và chuyển đổi thành tiền thật. Mặc dù ở Việt Nam chưa cơng nhận khả năng thanh
tốn của tiền mã hóa, tuy nhiên một số quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Canada,
Liên Minh Châu Âu, Nhật,... đã công nhận khả năng giao dịch của tiền mã hóa.12
Thứ ba, tiền mã hóa khơng được phát hành bởi Chính phủ hay Ngân hàng của

bất kỳ quốc gia nào mà do các tổ chức, cá nhân tạo ra. Việc kiểm soát giao dịch tiền
mã hóa khơng được thực hiện độc quyền bởi một tổ chức nào mà sẽ được chính cộng
đồng sử dụng tiền mã hóa đó kiểm sốt lẫn nhau với chức năng của công nghệ
blockchain – một cơ sở dữ liệu ghi nhận thông tin về các giao dịch tiền mã hóa, được
quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ thống từ các máy tính phi tập trung13.
Thứ tư, tiền mã hóa khơng đại diện cho bất kỳ đơn vị tiền tệ pháp định nào,
hay bất cứ giá trị vật chất nào. Không giống như các loại tiền pháp định khác được
bảo đảm giá trị dựa trên vàng, lúa mì, kim cương,... Giá trị của tiền mã hóa do cộng

Tris Vuong, “Tìm hiểu pháp lý Bitcoin tại Việt Nam và trên thế giới”, (truy cập ngày 04/4/2020).
13
Trường Sơn, “Blockchain - vũ khí minh bạch hóa cho nhà nước”, (truy cập ngày 04/4/2020).
12

10


đồng người sử dụng quyết định dựa trên quá trình sử dụng và phát triển của chúng,
ngồi ra cịn dựa trên lịng tin của người sử dụng. Ngày càng có nhiều người tích trữ
tiền mã hóa như một phương tiện đầu cơ cũng chính vì họ tin tưởng giá của tiền mã
hóa sẽ càng ngày càng tăng trong tương lai.
Thứ năm, một đặc điểm riêng biệt của tiền mã hóa so với các loại tiền ảo thơng
thường khác chính là tiền mã hóa được bảo mật bằng mật mã. Điều này khiến cho
các giao dịch về tiền mã hóa gần như không thể bị làm giả hoặc gian lận về giá trị.
1.2.2. Cách thức hoạt động của tiền mã hóa
1.2.2.1. Cơ chế sở hữu tiền mã hóa
Tại một số quốc gia trên thế giới, tiền mã hóa đã được cơng nhận về địa vị
pháp lý với tư cách là tiền hoặc tài sản, do đó việc xác lập cơ chế sở hữu đối với tiền
mã hóa cũng được quy định rõ ràng. Tại Việt Nam, hiện nay tiền mã hóa vẫn chưa
được xác định là một tài sản chính thức, chưa có sự cơng nhận và bảo hộ cho các

quyền liên quan tới tiền mã hóa, do đó trong phạm vi đề tài này, tác giả tạm gọi là cơ
chế sở hữu tiền mã hóa.
Trên thực tế, hiện có 3 cách thức để sở hữu tiền mã hóa như sau:
Thứ nhất, có được trực tiếp thơng qua cách “đào” (mining). Đào tiền ảo là một
thuật ngữ diễn tả quá trình xử lý và xác nhận thanh tốn nhanh chóng trên hệ thống
blockchain. Hiểu một cách đơn giản thì nó là q trình giải mã địi hỏi cơng nghệ
riêng biệt và những siêu máy tính có cấu hình cực cao, khi giải được mã thì sẽ thu
hoạch được tiền mã hóa. Xác suất đào được tiền mã hóa sẽ tỉ lệ thuận với khả năng
xử lý của máy tính được sử dụng. Hiện nay các thuật toán và mật mã của tiền mã hóa
càng ngày càng trở nên phức tạp, do đó chỉ có thể sử dụng các máy đào chuyên dụng
mới có thể đào được tiền mã hóa. Mỗi loại tiền mã hóa sẽ có từng loại máy đào tương
ứng, ví dụ muốn đào Bitcoin thì phải dùng máy đào Bitcoin, muốn đào Ethereum phải
dùng máy đào Ethereum,v..v.. 14
Thứ hai, có được thơng qua việc nhận trao đổi hàng hóa bằng tiền mã hóa. Tại
Việt Nam, tiền mã hóa hiện nay vẫn chưa được xem là phương tiện thanh toán hợp
pháp15. Do đó việc sở hữu tiền mã hóa theo phương thức này tại Việt Nam là bất khả
Blog Tiền ảo, “Đào Tiền Ảo là gì? Làm Thế Nào Để Đào Coin? Lãi hay Lỗ? – Update 2020”,
(truy cập ngày 06/4/2020).
15
Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phịng chính phủ trả lời về vấn
đề tiền ảo: “tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng khơng phải là tiền tệ và khơng phải là phương tiện
thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói
14

11


thi. Tuy nhiên tại một số quốc gia đã công nhận khả năng thanh tốn của tiền mã hóa
như Mỹ, Nhật,... thì đã có nhiều cơng ty chấp nhận việc thanh tốn bằng tiền mã hóa
như Microsoft, Subway16, Burger King17,... Như vậy, khi các công ty trên cho phép

khách hàng của mình thanh tốn giá trị các giao dịch hàng hóa, dịch vụ của mình
bằng tiền mã hóa, thì quyền sở hữu với một số lượng tiền mã hóa nhất định của khách
hàng sẽ được chuyển giao cho công ty chấp nhận thanh tốn.
Thứ ba, có được thơng qua việc trao đổi trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi gián
tiếp thơng qua các sàn giao dịch. Tuy tiền mã hóa chưa được cơng nhận khả năng
thanh tốn tại Việt Nam, nhưng Nhà nước cũng không cấm thực hiện việc trao đổi
các loại tiền mã hóa với nhau, tuy nhiên người sử dụng phải tự chịu rủi ro cho các
giao dịch này bởi Nhà nước vẫn chưa đặt ra quy định để bảo hộ quyền sở hữu đối với
tiền mã hóa. Việc trao đổi tiền mã hóa thành tiền thật hoặc ngược lại, hoặc trao đổi
các loại tiền mã hóa với nhau thường được thực hiện dựa trên cơ sở của tiền pháp
định (USD, Yên Nhật, Bảng Anh),...
Tuy nhiên, để thực hiện việc trao đổi, lưu giữ tiền mã hóa, người sử dụng cần
phải sử dụng một công cụ lưu giữ tiền mã hóa tạm gọi là “ví”. Hiện nay ví được chia
làm hai loại chính: một là ví cá nhân – dùng cho các giao dịch trực tiếp, hai là ví định
danh – dùng cho các giao dịch thơng qua sàn giao dịch. Sự khác nhau giữa hai loại ví
này dẫn đến sự khác biệt về khả năng xác định danh tính người sở hữu, từ đó căn cứ
xác lập quyền sở hữu cũng có sự khác biệt.
a. Đối với các ví cá nhân
Đặc điểm của các ví cá nhân này là mang tính ẩn danh, nghĩa là khơng thể truy
ra được chủ sở hữu của ví là ai. Ví cá nhân có thể được người sử dụng tự tạo ra dưới
dạng một tài khoản được cung cấp bởi các nhà cung cấp ví. Tương tự như các loại tài
khoản khác, ví cá nhân cũng có mật mã của riêng mình để bảo mật thơng tin và chống

chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện
thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa
đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc
đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.”
16
Kim Tuyến, “8 công ty Mỹ chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo Bitcoin”, (truy cập ngày 06/4/2020).

17
Tạp chí Bitcoin, “Burger King chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin”, (truy cập ngày 06/4/2020).

12


lại các hành vi đánh cắp và mỗi ví có một địa chỉ để thực hiện việc giao dịch. Ví cá
nhân tồn tại dưới hai dạng chính sau đây:
(1) Ví “nóng”: Là loại ví chỉ có thể giao dịch khi có kết nối internet. Ví nóng
có thể được tạo ra tại các trang web cung cấp ví online như: blockchain.com (có thể
chứa nhiều loại tiền mã hóa khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Stellar, Bitcoin
Cash,...), myetherwallet.com (chỉ chứa Ethereum),... Ngoài ra, người sử dụng cũng
có thể tải các ứng dụng và cài đặt ví trực tiếp vào máy tính, điện thoại, máy tính bảng
bằng các phần mềm như Exodus, Jaxx, Coinbase, Electrum,... Để thực hiện các giao
dịch bằng ví nóng, người dùng phải kết nối thiết bị có chứa ví với internet, sau đó
nhập số tiền và địa chỉ ví muốn gửi tiền đến và đợi hệ thống xử lý giao dịch là xong.
Thời gian xử lý giao dịch của hệ thống blockchain thường không nhanh bằng thời
gian xử lý giao dịch điện tử của các ngân hàng đối với các loại tiền pháp định. Đối
với các giao dịch tiền kỹ thuật số thông thường chỉ mất khoảng 5 phút. Đối với các
giao dịch tiền mã hóa thường phải mất từ 10 – 60 phút tùy theo khối lượng tiền giao
dịch18.
(2) Ví “lạnh”: là loại ví có thể giao dịch mà khơng cần phải kết nối với internet.
Ví lạnh có tính năng bảo mật an tồn hơn so với ví nóng, bởi lẽ khi khơng có kết nối
internet thì các hacker không thể lợi dụng lỗ hổng mạng mà đánh cắp tiền từ ví người
sử dụng. Dạng ví lạnh tiêu biểu là ví cứng có hình dạng như một chiếc USB để lưu
trữ các thông tin một cách bảo mật và ngoại tuyến. Việc sử dụng ví lạnh có phần phức
tạp hơn so với ví nóng. Ví dụ như đối với loại ví lạnh phổ biến nhất là Ledger Nano
S, muốn cài đặt ví phải thực hiện các bước sau: (1) kết nối ví với máy tính, (2) thiết
lập mã PIN, (3) xác nhận 24 từ khóa khơi phục mà ví cung cấp, (4) cài đặt phần mềm
Ledger Live, (5) kết nối ví Ledger Nano S với phần mềm Ledger Live. Để thực hiện

các giao dịch, cần kết nối ví lạnh với phần mềm được cài đặt trên máy tính, sau đó
thực hiện các thao tác thơng qua phần mềm trên máy tính để chuyển tiền. Hoặc có
thể chuyển giao trực tiếp ví lạnh sang cho người khác, do q trình cài đặt ví lạnh
khơng u cầu xác minh chủ sở hữu của ví. Một dạng ví lạnh khác là ví giấy, người
sử dụng sẽ tạo ra một ví trên máy tính của mình và in mật mã lẫn địa chỉ trên ví, mật

Remitano, “Mất bao lâu để gửi hoặc nhận Bitcoin/Ethereum/... đến ví Remitano của bạn?”,
(truy cập ngày 16/5/2020).
18

13


mã và địa chỉ ví sẽ khơng được lưu tại máy tính hay trên web tạo ví. Tuy nhiên ví
giấy không thể giao dịch trực tiếp mà phải kết nối với một ví nóng để có thể thực hiện
các giao dịch.
Dù là ví nóng hay ví lạnh thì đều rất khó để xác định chủ sở hữu của ví. Vì q
trình tạo ví khơng hề u cầu chủ sở hữu phải xác minh thân phận của mình. Do đó
khi chủ sở hữu bị thất lạc ví hoặc cần nhận lại ví đều rất khó để xác minh ví đó có
phải của họ hay không. Bởi lẽ việc biết được mật mã ví (đối với ví nóng) hay giữ ví
về mặt vật lý (đối với ví lạnh) thì đều khơng thể chứng minh họ là chủ nhân của ví,
tương tự như một người giữ chìa khóa nhà chưa chắc đã là chủ căn nhà. Việc một
người biết được hay nắm giữ được chìa khóa ví có thể là do vơ tình biết được, hoặc
lợi dụng sự sơ hở của chủ sở hữu ví để đánh cắp.
Ngồi ra, khơng thể loại trừ trường hợp gửi nhầm địa chỉ cho ví khác. Bởi lẽ
địa chỉ ví là một dãy rất nhiều ký tự, có cả chữ và số, việc nhập nhầm địa chỉ là hồn
tồn có thể xảy ra. Đặc biệt đối với loại ví có thể chứa nhiều loại tiền mã hóa khác
nhau như ví Blockchain, thì mỗi loại tiền có trong ví sẽ có một loại địa chỉ khác nhau,
nếu người sử dụng khơng cẩn thận thì có thể gửi nhầm địa chỉ của tiền mã hóa này
sang địa chỉ của tiền mã hóa khác, hoặc gửi nhầm sang cho người khác. Việc người

sử dụng yêu cầu hoàn trả đối với số tiền đã chuyển nhầm là rất khó khăn, bởi lẽ trên
hệ thống chỉ ghi nhận ví chuyển từ địa chỉ nào sang địa chỉ nào, chứ không xác định
được là ai chuyển cho ai, chính vì vậy cũng khơng thể xác định được đã chuyển nhầm
cho người nào để u cầu hồn lại.
Chính những khó khăn trong việc khơng thể xác định chủ sở hữu ví dẫn đến
việc khơng thể bảo vệ được quyền lợi của chủ sở hữu ví, xác định số lượng tiền có
trong ví. Để hạn chế tính ẩn danh của tiền mã hóa và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
người sử dụng, nhiều quốc gia đã đặt ra các biện pháp, chính sách khuyến khích cơng
dân sử dụng tiền mã hóa thơng qua các ví định danh tại các sàn giao dịch.
b. Đối với ví định danh
Ví định danh là loại ví do sàn giao dịch cung cấp khi người sử dụng muốn
tham gia giao dịch tiền mã hóa tại sàn giao dịch. Ví định danh sẽ gắn liền với tài
khoản giao dịch của người sử dụng tại sàn giao dịch. Quá trình đăng ký tài khoản
cũng như tạo lập ví tại sàn giao dịch đòi hỏi người sử dụng phải xác minh danh tính
bằng các bước sau:
14


(1) Cung cấp địa chỉ Email thường xuyên sử dụng.
(2) Cung cấp ảnh chụp hộ chiếu và ảnh chụp chứng minh nhân dân 2 mặt, ảnh
chụp bằng lái xe.
(3) Một ảnh chụp chân dung bản thân người đó đang cầm mặt trước của chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
(4) Tài khoản ngân hàng có đăng ký dịch vụ internet banking, người sử dụng
chỉ được thực hiện chuyển khoản thông qua tài khoản này để mua hoặc bán tiền mã
hóa.
Quy trình trên được gọi là quy trình định danh khách hàng (Know Your
Customer – KYC), nhờ có quy trình này mà các sàn giao dịch có thể xác định được
danh tính của từng tài khoản. Do đó, việc xác lập quyền sở hữu đối với ví hay đối với
một số lượng tiền mã hóa nhất định khi giao dịch bằng sàn giao dịch là khá rõ ràng.

Chính phủ cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý và bảo vệ quyền lợi của những người
sử dụng tiền mã hóa.
1.2.2.2. Cơ chế lưu thơng của tiền mã hóa
Dựa vào tư cách pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch tiền mã
hóa, ta có thể phân giao dịch tiền mã hóa thành 4 loại sau đây:
a) Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân
Như đã đề cập ở phần trên, các cá nhân có thể giao dịch tiền mã hóa trực tiếp
với nhau bằng các ví cá nhân ẩn danh. Việc giao dịch diễn ra khá đơn giản và hoàn
toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, các bên có thể tự ấn định tỉ giá cho việc
giao dịch bằng giá trị của một đồng tiền mã hóa khác, hoặc dựa trên tỉ giá của tiền
mã hóa muốn trao đổi với tiền pháp định như USD, Euro,... Các chủ thể có thể sử
dụng ví điện tử để chuyển tiền từ ví của mình sang địa chỉ cho ví người nhận, hoặc
có thể chuyển trực tiếp ví lạnh chứa tiền mã hóa sang cho người nhận mà khơng địi
hỏi bất cứ thông tin hay bên thứ ba nào.
Việc chuyển nhượng tiền mã hóa đơn giản và thuận tiện như vậy chính là
phương thức để rửa tiền mà các loại tội phạm đang nhắm đến: chỉ cần dùng tiền nội
tệ mua tiền mã hóa, sau đó chuyển nhượng ví chứa tiền mã hóa đó sang cho người
khác ở nước ngồi để lấy ngoại tệ. Chính vì vậy, để có thể ngăn ngừa và hạn chế việc
các loại tội phạm lợi dụng ưu điểm trong việc chuyển nhượng tiền mã hóa để rửa tiền,
thì mỗi quốc gia cần đặt ra chính sách và quy định về việc giao dịch tiền mã hóa,
15


×