Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH TUẤN

TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT
TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT
TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Nguyễn Minh Tuấn
Lớp: Cao học Luật, khóa 2 Sóc Trăng


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Luật học “Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra theo
Luật tố tụng hình sự Việt Nam” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với các
đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn được
ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Võ Thị Kim Oanh.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Tuấn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TIẾP NHẬN TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU
TRA ............................................................................................................................ 6
1.1. Quy định của pháp luật về tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan
điều tra ...................................................................................................................6
1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tiếp nhận tin báo về tội
phạm của Cơ quan điều tra ...............................................................................12
1.2.1. Kết quả đạt được .................................................................................... 12
1.2.2. Những hạn chế, vướng mắc ....................................................................13
1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận tin báo về tội phạm của
Cơ quan điều tra .................................................................................................19
1.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật .............................................................. 19
1.3.2. Giải pháp khác ....................................................................................... 25

Kết luận Chương 1 ..................................................................................................27
CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TIN BÁO VỀ
TỘI PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA ............................................................ 28
2.1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về
tội phạm của Cơ quan điều tra ..........................................................................28
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thẩm quyền và thời hạn
giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra ......................................34
2.2.1. Kết quả đạt được .................................................................................... 34
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc ....................................................................35
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thẩm quyền và
thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra ....................... 41
2.3.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm
quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra .........41
2.3.2. Một số giải pháp khác ............................................................................44


Kết luận Chương 2 ..................................................................................................46
KẾT LUẬN ..............................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, việc tiếp nhận, giải quyết tin báo về
tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hành vi
phạm tội. Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm là hoạt động mở đầu của quá
trình tố tụng hình sự. Trên cơ sở tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm, Cơ quan
có thẩm quyền xem xét, xác định có dấu hiệu tội phạm hay khơng để quyết định
việc khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm,

không làm oan người vơ tội. Trong phạm vi hoạt động của mình, Cơ quan điều tra
khơng thể có mặt ở mọi lúc, mọi nơi nên khơng thể tự mình phát hiện tất cả những
vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã xảy ra trên thực tế. Việc phát hiện và xử lý tội
phạm sẽ khơng thể đạt hiệu quả nếu khơng có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong việc cung cấp nguồn thông tin về sự việc có dấu hiệu tội phạm.
Cơ quan điều tra là một trong các chủ thể có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết và trả
lời kết quả cho những người đã báo tin về tội phạm. Xác định vị trí, vai trò quan
trọng của việc tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm nói riêng và nguồn thơng tin
về tội phạm nói chung, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ tầm
quan trọng của việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố đó là: “Thực hiện tốt cơng tác tiếp nhận, xử lý tố giác tin báo về tội phạm”.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm
có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, đặc biệt
là đối với hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, vì đây là
chủ thể có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác này.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định về việc tiếp nhận, giải quyết
tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra. Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều
tra trên thực tế. Trong những năm qua, Cơ quan điều tra đã tiếp nhận, giải quyết các
tin báo về tội phạm đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, góp phần đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quyền con người trong tố tụng
hình sự. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm vẫn còn một
số hạn chế, bất cập nhất định. Những hạn chế, bất cập này sẽ dẫn đến những khó


2
khăn, vướng mắc và vi phạm trong thực tiễn tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội
phạm của Cơ quan điều tra như: Việc phân loại tin báo với tố giác và kiến nghị khởi

tố gặp lúng túng, một số trường hợp tin báo về tội phạm chưa được tiếp nhận, xử lý
đầy đủ và kịp thời, vi phạm thời hạn giải quyết tin báo, việc giải quyết tin báo của
Cơ quan điều tra trong một số trường hợp còn chưa đảm bảo chất lượng. Điều này
đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, dẫn đến
tình trạng oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan
điều tra và thực tiễn áp dụng để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt
động này là một nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Tiếp nhận, giải
quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý các cơng trình nghiên cứu về hoạt động tiếp nhận,
giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra hiện nay rất ít và chưa có cơng
trình nào nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể. Tác giả đã tiến hành khảo sát và nhận thấy
trong khoa học pháp lý có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động
tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm như sau:
- Về luận văn:
Trần Thị Thu Thủy (2014), Tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của
lực lượng cảnh sát 113 Cơng an TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Luật Học,
Trường Đại học cảnh sát nhân dân.
Phùng Quang Tuấn (2014), Tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của
lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Gia Lai, luận văn
Thạc sĩ Luật học, trường Đại học cảnh sát nhân dân.
Lê Thị Thoa (2017), Nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm của Công an cấp xã theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các luận văn ở trên chủ yếu nghiên cứu một số vấn đề lý luận,
thực tiễn về việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mang tính đặc thù chuyên
biệt của một số cơ quan hoặc nghiên cứu về hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo của



3
Cơng an xã mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu về hoạt động tiếp nhận, giải
quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra một cách cụ thể và chuyên sâu.
- Về bài viết tạp chí:
Vũ Văn Tuấn (2013), Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan cảnh sát điều tra Cơng an
quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội, Tạp chí cảnh sát phịng chống tội phạm, Cục
cảnh sát phịng chống tội phạm.
Phạm Thị Thoa (2015), Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý tố
giác, tin báo về tội phạm cướp giật tài sản, Tạp chí Cảnh sát phòng chống tội phạm,
cục Cảnh sát phòng chống tội phạm.
Nguyễn Huy Thái (2014), Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ Luật
tố tụng hình sự về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố
vụ án, Tạp chí Kiểm sát.
Trương Văn Chung (2015), Thực tiễn và những khó khăn, vướng mắc trong
việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Tạp chí Kiểm sát, (10).
Nguyễn Việt Hùng (2017), Quan hệ phối hợp trong công tác tiếp nhận, quản
lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra, truy tố các
vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát (8).
Các bài viết tạp chí nêu trên mới chỉ nghiên cứu một hoặc một số khía cạnh
liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra
hoặc kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể về hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội
phạm của Cơ quan điều tra, đặc biệt ở góc độ của luận văn Thạc sĩ ứng dụng. Vì
vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về việc tiếp nhận, giải quyết tin báo
về tội phạm của Cơ quan điều tra là một khía cạnh nghiên cứu mới.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ quy định của Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra,
đồng thời luận văn chỉ ra những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng về hoạt động tiếp nhận, giải
quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp


4
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận,
giải quyết tin báo tội phạm của Cơ quan điều tra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra và thực
tiễn thực hiện công tác này. Từ đó, tìm ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc;
đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả hơn việc tiếp
nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra. Đề tài không nghiên cứu
việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan có thẩm
quyền khác như Cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra, Viện kiểm sát.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm của Cơ quan điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, có so sánh, đối
chiếu giữa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Đối với vấn đề giải quyết tin báo về tội phạm, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hai
nội dung là thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều
tra. Thực tiễn của đề tài nghiên cứu được khảo sát, đánh giá qua số liệu 03 tỉnh Sóc
Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử làm thế giới quan, phương pháp luận và quan điểm của Đảng và Nhà
nước về cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Ngồi ra,

các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để nghiên cứu vấn đề
pháp lý liên quan đến tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều
tra; phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình được sử dụng
để nghiên cứu thực tiễn công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
của Cơ quan điều tra.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Trong nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ làm rõ những vướng mắc, hạn chế còn
tồn tại trong quy định của pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của


5
Cơ quan điều tra và thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế. Vì vậy, đề tài có thể được tham
khảo trong hoạt động lập pháp nhằm góp phần vào việc hồn thiện quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ
quan điều tra cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật trong
thực tiễn.
Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành đề tài cũng sẽ cung cấp cho khoa học pháp
lý các nội dung về hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan
điều tra. Đề tài cũng sẽ cung cấp thông tin để làm tài liệu tham khảo cho giảng viên,
học viên, sinh viên và những người khác có quan tâm đến hoạt động này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm hai chương:
Chương 1. Tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra.
Chương 2. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ
quan điều tra.


6

CHƯƠNG 1
TIẾP NHẬN TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
1.1. Quy định của pháp luật về tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ
quan điều tra
Khái niệm tin báo về tội phạm
Tin báo về tội phạm là một trong những cơ sở để khởi tố vụ án hình sự. Cơ
sở khởi tố vụ án hình sự là những nguồn thơng tin mà dựa vào đó các cơ quan có
thẩm quyền khởi tố xác định dấu hiệu tội phạm1 để ra quyết định khởi tố hoặc quyết
định khơng khởi tố vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015 thì Cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có
dấu hiệu tội phạm. Việc xác định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết
định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án dựa trên những căn cứ: Tố giác
của cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên phương tiện thông
tin đại chúng; kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; người phạm tội
tự thú. Như vậy, tin báo về tội phạm là một trong những nguồn thông tin về tội
phạm do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015 mỗi nguồn tin về tội phạm2 sẽ được tiếp nhận và giải quyết bởi các
chủ thể khác nhau, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng. Việc phân biệt trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết các nguồn
tin về tội phạm của các chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả
của hoạt động này. Khi phân loại, xử lý các nguồn thơng tin về tội phạm, ngồi việc
phải xác định nội dung các nguồn thơng tin đó có dấu hiệu của tội phạm hay khơng
thì cịn cần phải xác định hình thức của nó thuộc loại nguồn tin nào để có phương
pháp xác minh, kiểm tra và kiểm sát một cách hiệu quả3. Bên cạnh đó, việc xác
định chính xác nguồn tin về tội phạm (đó là tin báo về tội phạm hay tố giác hay kiến
nghị khởi tố) cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác tư cách
tham gia tố tụng của các chủ thể liên quan cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp
1


Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự, Nxb Cơng an nhân dân, tr. 241.
Điểm d khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông
tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
3
Lê Ra, cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và các nguồn
thông tin về tội phạm, nguồn: , cập nhật 20/8/2018.
2


7
pháp cho họ trong quá trình giải quyết vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
khơng xây dựng khái niệm về tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố dẫn
đến việc các chủ thể có thẩm quyền gặp phải những khó khăn trong việc tiếp nhận,
phân loại và giải quyết các nguồn tin về tội phạm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm, Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 đã đưa ra khái niệm niệm tin báo về tội phạm tại Điều 144 để phân biệt với tố
giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:
Tin báo về tội phạm là thơng tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan,
tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thơng tin về tội phạm
trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu
tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng
văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Như vậy, chủ thể của tin báo về tội phạm là cơ quan, tổ chức, cá nhân còn
chủ thể của tố giác về tội phạm thì chỉ có thể là cá nhân, cịn chủ thể của kiến nghị
khởi tố là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù, Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 đã đưa ra khái niệm để phân biệt giữa các nguồn thông tin trên nhưng tác giả

nhận thấy nếu chủ thể đã cung cấp thông tin về tội phạm là cá nhân thì rất khó để
phân biệt thơng tin đó là tố giác hay là tin báo vì khơng thể xác định được sự khác
nhau giữa“hành vi có dấu hiệu tội phạm”của tố giác về tội phạm với “thơng tin về
vụ việc có dấu hiệu tội phạm” của tin báo về tội phạm. Theo quy định trên thì tin
báo về tội phạm có thể là tin báo do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến cho Cơ quan
điều tra hoặc tin báo có thể được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng
mà Cơ quan điều tra phải ghi nhận và tiến hành kiểm tra, xác minh để xác định có
hay khơng có dấu hiệu tội phạm.
Khái niệm về tiếp nhận tin báo về tội phạm
Về phương diện khoa học thì tiếp nhận tin báo về tội phạm chính là việc cơ
quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự tiếp nhận thơng
tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thơng báo với cơ
quan có thẩm quyền hoặc thơng tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.


8
Đặc điểm của việc tiếp nhận tin báo về tội phạm
Tin báo về tội phạm là cơ sở pháp luật khởi tố vụ án hình sự. Do đó tin báo
về tội phạm phải thỏa mãn những điều kiện nhất định và phải được thể hiện bằng
những hình thức do pháp luật quy định.
Chủ thể tiếp nhận tin báo về tội phạm chỉ có thể là những cơ quan theo luật
định, như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, các cơ quan được giao tiến hành một số
hoạt động điều tra,… Chủ thể của tin báo về tội phạm có những quyền và nghĩa vụ
pháp lý theo quy định của pháp luật. Đối tượng mà tin báo phản ánh là những vụ
việc có dấu hiệu tội phạm.
Q trình tiếp nhận tin báo về tội phạm được tiến hành theo trình tự, thủ tục
quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong quá trình tiếp nhận tin báo về tội
phạm, các cơ quan theo luật định chỉ được áp dụng những biện pháp phù hợp với
pháp luật để kiểm tra, xác minh về nguồn tin và phải bảo vệ quyền và nghĩa vụ của
chủ thể tin báo.

Tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận và kiểm tra theo trình tự tố tụng hình
sự thì phải có quyết định giải quyết theo quy định pháp luật.
Do đó, tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra là hoạt động được
tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự nhằm ghi nhận, kiểm tra tin báo về tội phạm
và những vụ việc có dấu hiệu hình sự do cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội
chuyển đến hoặc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên cơ sở
đó, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiếp tục điều tra,
truy tố, xét xử hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Ý nghĩa của việc tiếp nhận tin báo về tội phạm
Tiếp nhận tin báo về tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác đấu
tranh phòng chống tội phạm. Việc tiếp nhận đầy đủ, kịp thời tin báo về tội phạm
đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Bởi vì nếu thơng tin
về vụ việc có dấu hiệu tội phạm được các cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo đến
Cơ quan điều tra nhưng cơ quan này không tiếp nhận sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm
hoặc tiếp nhận nhưng không đầy đủ, kịp thời sẽ dẫn đến việc tiến hành các hoạt
động tố tụng để xác minh, kiểm tra tin báo về tội phạm gặp nhiều khó khăn, điều
này sẽ ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia tố tụng. Để tiếp nhận tin báo về tội phạm


9
thuận lợi, các cơ quan dù khơng có thẩm quyền khởi tố vụ án vẫn phải tiếp nhận tin
tức về tội phạm sau đó chuyển cho cơ quan có thẩm quyền4. Với ý nghĩa quan trọng
của hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã
có những quy định cụ thể về hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm của các cơ
quan có thẩm quyền trong đó có Cơ quan điều tra như sau:
Quy định về thẩm quyền tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan
điều tra
Theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Cơ quan
điều tra được tổ chức theo ba hệ thống là: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân,

Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì
Cơ quan điều tra là một trong số các chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về
tội phạm trong đó có tin báo về tội phạm. Tiếp nhận tin báo về tội phạm là hoạt
động tố tụng mang tính quyền lực Nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ
quan, tổ chức báo tin về tội phạm thì Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhiều chủ thể
khác nhau có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tội phạm. Cơ quan điều tra là một cơ
quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết
vụ án hình sự. Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm tiếp nhận tin
báo về tội phạm cho Cơ quan điều tra là hoàn toàn hợp lý.
Quy định về thủ tục tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa có điều luật riêng quy định về thủ
tục tiếp nhận các nguồn tin về tội phạm nói chung và tin báo về tội phạm nói
riêng. Tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nhưng trong nội dung của điều luật
này cũng điều chỉnh hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố. Như vậy, việc tiếp nhận tin báo về tội phạm được quy định rất chung
chung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tại Thơng tư liên tịch số
06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 của
Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố
4

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, (2012), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự, NXb. Hồng Đức, tr. 349.


10
tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố thì thủ tục tiếp nhận tin báo về tội phạm đã được hướng dẫn như sau: Sau khi

tiếp nhận tin báo về tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền trong đó có Cơ quan
điều tra phải phân loại tin báo để giải quyết. Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận
tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình phải tiến hành
kiểm tra, xác minh. Đối với những tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan mình thì ngay sau khi tiếp nhận phải chuyển tin báo đó
kèm theo các tài liệu có liên quan đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Tiếp nhận tin báo về tội phạm là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong tố
tụng hình sự nhưng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa có quy định chi tiết, cụ
thể về thủ tục tiếp nhận tin báo về tội phạm.
Để khắc phục thiếu sót trên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định
trình tự, thủ tục tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra nói riêng và các
cơ quan có thẩm quyền nói chung tại Điều 146 như sau: Khi cơ quan, tổ chức, cá
nhân trực tiếp báo tin về tội phạm thì Cơ quan điều tra phải tiến hành lập biên bản
tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận (có thể ghi âm, ghi hình việc tiếp nhận); nếu tin
báo về tội phạm được gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện
thơng tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Như vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức báo tin
về tội phạm Bộ luật tố tụng hình sự quy định hình thức báo tin về tội phạm rất đa
dạng có thể báo trực tiếp nhưng cũng có thể qua các hình thức khác như bưu điện,
điện thoại, các phương tiện thông tin khác. Cơ quan điều tra nói riêng và các cơ
quan có thẩm quyền tiếp nhận tin báo về tội phạm nói chung có trách nhiệm tổ chức
trực ban hình sự 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tin báo về tội phạm, không được
từ chối tiếp nhận tin báo về tội phạm. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện,
có biển ghi tên cơ quan và thơng báo rộng rãi để mọi người biết.
Sau khi tiếp nhận tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra phải tiến hành phân
loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp tin báo về tội
phạm thuộc thẩm quyền thì giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu có căn cứ
xác định tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình
thì chuyển ngay tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết
trong thời hạn khơng q 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định. Trong trường hợp

không thể chuyển ngay thì phải thơng báo bằng các hình thức liên lạc nhanh nhất


11
cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết5. Tiêu chí để phân loại tin báo về tội phạm
là tin báo đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra hay không, thời
hạn để phân loại tin báo về tội phạm tối đa không quá 24 giờ kể từ khi Cơ quan điều
tra tiếp nhận tin báo. Nếu xác định được tin báo về tội phạm không thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình thì phải chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp này đòi hỏi nội dung tin báo về tội phạm phải tương đối
rõ ràng để Cơ quan điều tra có thể xác định được vụ án có thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình hay khơng, nếu khơng thuộc thẩm quyền của mình thì phải chuyển
đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Bên cạnh đó, cán bộ tiếp nhận tin báo về tội
phạm phải có trình độ, kiến thức chun mơn chun sâu để đảm bảo phân loại
chính xác tin báo về tội phạm.
Sau khi tiếp nhận tin báo về tội phạm, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp
nhận tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản
về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp6. Việc thơng báo này có ý nghĩa
quan trọng nhằm đảm bảo cho Viện kiểm sát có thể kiểm sát hoạt động tiếp nhận tin
báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, đảm bảo việc tiếp nhận được thực hiện đầy
đủ và tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại
chúng đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan,
đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết. Trường hợp chưa xác định
được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan điều tra Cơng an cấp huyện nơi
có trụ sở chính của phương tiện thơng tin đại chúng (nơi có địa chỉ rõ ràng) có trách
nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu7.
Việc tiếp nhận tin báo về tội phạm phải tuân theo quy định của pháp luật.
Khi tiếp nhận tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra phải giải quyết các yêu cầu, đề

nghị của người đã báo tin về tội phạm như: Yêu cầu giữ bí mật nội dung tin báo về
tội phạm, yêu cầu Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức
5

Điều 8 Thơng tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối
hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
6
Khoản 5, Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
7
Khoản 7 Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định
việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.


12
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như
người thân thích của họ. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan
điều tra phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp không đồng ý với kết
quả giải quyết của Cơ quan điều tra thì người báo tin về tội phạm có quyền khiếu
nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương
XXXIII của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tiếp nhận tin báo về tội
phạm của Cơ quan điều tra
1.2.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian từ năm 2014 đến tháng 6/2018, việc áp dụng quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về tiếp nhận tin báo của Cơ quan điều tra trên địa bàn 03
tỉnh là Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đã đạt được những kết quả tích cực nhưng
bên cạnh đó vẫn cịn những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của
hoạt động này, ảnh hưởng đến cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm8, cụ thể:

Số lượng tin báo về tội phạm được Cơ quan điều tra ở 03 tỉnh Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau thụ lý trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 được thể hiện
qua bảng số liệu sau9:
Tên đơn vị

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Sóc Trăng

770

669

712

942

1.125

Bạc Liêu

1.292


1.390

1.077

1.134

1.356

Cà Mau

1.540

1.448

1.335

1.479

1.467

3.602

3.507

3.124

3.537

3.948


Tổng

Qua bảng số liệu trên cho thấy hàng năm Cơ quan điều tra ở 03 tỉnh trên đã
thụ lý trên 3.000 tin báo về tội phạm. Số lượng tin báo về tội phạm có xu hướng
ngày càng tăng lên, điều này phản ánh tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp, địi
hỏi Cơ quan điều tra phải nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ tiếp nhận
nguồn tin về tội phạm nói chung và tin báo về tội phạm nói riêng.
8

Luận văn tham khảo báo cáo tổng kết công tác kiểm sát và Kết luận trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát
đối với Cơ quan điều tra 03 tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) từ năm 2014 đến năm 2018.
9
Nguồn số liệu: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Bạc Liêu, VKSND tỉnh Sóc Trăng, VKSND tỉnh
Cà Mau.


13
Nhìn chung, Cơ quan điều tra đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận và thụ lý tin
báo về tội phạm nói riêng và nguồn thơng tin về tội phạm nói chung. Cơng tác tiếp
nhận và thụ lý được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Các tin báo về tội phạm đều
được xác minh, làm rõ để khởi tố hoặc chuyển xử lý đúng theo quy định của pháp
luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Chất lượng hoạt động thụ lý, phân loại xử lý tin báo về tội phạm của Cơ quan
điều tra đã được nâng lên. Một số kết quả phân loại xử lý tin báo tốt, một số nơi
100% quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra là
có căn cứ, không bị Viện kiểm sát hủy bỏ.
Cơ quan điều tra tiếp nhận tin báo và vào sổ theo dõi đầy đủ, trên cơ sở nội
dung tin báo về tội phạm để phân loại, xử lý theo thẩm quyền giải quyết. Một số tin

báo về tội phạm được Cơ quan điều tra tiến hành xác minh ban đầu để xác định
thẩm quyền, sau đó mới quyết định phân cơng Điều tra viên thụ lý giải quyết. Phần
lớn tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận đều có quyết định phân cơng Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên để tiến hành kiểm tra, xác minh tin báo. Cơ
quan điều tra đều có phân cơng một Phó Thủ trưởng phụ trách theo dõi, kiểm tra
việc tiếp nhận tin báo về tội phạm. Các Cơ quan điều tra đều đảm bảo việc phân
cơng trực 24/24 tại phịng trực ban - tiếp công dân để tiếp nhận đầy đủ các tin báo
về tội phạm. Công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát trong việc
tiếp nhận tin báo về tội phạm được thực hiện thường xuyên, đúng theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
1.2.2. Những hạn chế, vướng mắc
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì việc tiếp nhận tin báo về tội phạm
của Cơ quan điều tra ở các địa phương cũng còn một số hạn chế, vướng mắc nhất
định. Những hạn chế, vi phạm trong hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ
quan điều tra thường gặp thực tiễn là:
Một số trường hợp Cơ quan điều tra không thụ lý đầy đủ tin báo về tội phạm,
cịn để ngồi sổ thụ lý những tin báo về tội phạm không rõ đối tượng gây án, nhất là
các hành vi trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham nhũng,… Việc phân loại
nguồn tin về tội phạm vẫn còn nhầm lẫn giữa tố giác với tin báo, nhầm lẫn giữa nguồn
tin về tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, lao động, hơn
nhân gia đình,… dẫn đến việc tiếp nhận và thụ lý tin báo không đầy đủ, kịp thời và


14
thống kê số liệu để báo cáo khơng chính xác10. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những
khó khăn trong việc tiếp nhận và phân loại nguồn tin về tội phạm, dẫn đến thụ lý khơng
chính xác là do Bộ luật tố tụng hình sự 2003 khơng quy định chặt chẽ và đầy đủ về thủ
tục tiếp nhận và thụ lý tin báo về tội phạm. Theo quy định của luật hiện nay khi cá
nhân, cơ quan tổ chức đến báo tin về tội phạm thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm phải
tiếp nhận tin báo (đồng thời là thụ lý) đầy đủ mà không quy định thời gian hợp lý để

Cơ quan điều tra kiểm tra, xác minh phân loại nguồn tin. Đây là nguyên nhân chính
làm cho Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tin báo về tội phạm nói riêng và nguồn tin
về tội phạm nói chung phải ra quyết định không khởi tố vụ án, chuyển hướng xử lý
khác chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số tin báo đã tiếp nhận gây tốn kém thời gian, cơng
sức, tiền bạc. Ví dụ: Theo thống kê từ năm 2014 - 2016 Cơ quan điều tra Công an tỉnh
Sóc Trăng thụ lý, giải quyết 2.047 nguồn tin trong đó ra quyết định khơng khởi tố vụ án
689 nguồn tin chiếm tỷ lệ 33,65 % số tin đã giải quyết11.
Một số trường hợp Cơ quan điều tra vi phạm việc tiếp nhận tin báo của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, cụ thể khi cá nhân, cơ quan tổ chức đến báo tin nhưng Cơ
quan điều tra không lập biên bản tiếp nhận và vào sổ thụ lý theo quy định của pháp
luật. Một số trường hợp Cơ quan điều tra không lập hồ sơ hoặc lập hồ sơ không kịp
thời đầy đủ đối với các tin báo về tội phạm đã được tiếp nhận mà chỉ quản lý trên sổ
thụ lý dẫn đến việc tổ chức xác minh bị kéo dài, quá thời hạn luật định 12.
Điển hình như vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tháng 6 năm 2015
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu
(PC45) khởi tố vụ án hình sự số: 15/QĐ-PC45 ngày 26 tháng 4 năm 2018 13: Vào
tháng 3/2015, Đặng Chí Tâm có hành vi chiếm đoạt tài sản của ơng Đỗ Văn Đá
bằng thủ đoạn giả danh nhân viên Công ty xổ số kiến thiết miền Bắc mời đánh số lơ
đề và góp vốn làm ăn. Tổng cộng ơng Đá đã chuyển tiền cho Đặng Văn Em 04 lần
với số tiền là 264.500.000 đồng. Ngày 22/3/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Bạc Liêu (PC45) tiếp nhận tố giác về tội phạm của ông Đỗ Văn Đá. Sau khi

10

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau (2015), Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện TTLT 06/2013, tr. 5.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2017), Báo cáo chuyên đề: Nâng cao chất lượng của Điều tra viên,
Kiểm sát viên trong việc phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhằm chống
oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tr. 5.
12
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2014), Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện TTLT 06/2013 và sơ kết,

đánh giá việc thực hiện chỉ thị 06, tr. 6.
13
Hồ sơ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu (PC45) khởi tố
vụ án hình sự số: 15/QĐ-PC45 ngày 26 tháng 4 năm 2018.
11


15
tiếp nhận tố giác về tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu
không ra quyết định phân công Điều tra viên, cán bộ điều tra thụ lý, giải quyết và
cũng không thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát về việc tiếp nhận tố giác của
ông Đỗ Văn Đá. Đến ngày 26/4/2018 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc
Liêu ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc nêu trên là vi phạm khoản
5 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch số:
01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSTC ngày 29/12/2017 của Bộ
Công an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm
quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.
Hiện nay, lãnh đạo Cơ quan điều tra ở các địa phương trên tuy vẫn thường
xuyên quan tâm đến việc tiếp nhận, phân loại nguồn tin về tội phạm nhưng việc tiếp
nhận tin báo về tội phạm vẫn chưa tập trung về một đầu mối, do đó cịn để một số
tin báo về tội phạm nói riêng và nguồn tin về tội phạm nói chung khơng được thể
hiện trong sổ quản lý làm cho công tác phối hợp với Viện kiểm sát trong việc phân
loại và giải quyết gặp nhiều khó khăn14.
Một số trường hợp việc phân cơng Điều tra viên tiếp nhận tin báo về tội
phạm của lãnh đạo Cơ quan điều tra còn trễ hạn so với quy định của pháp luật.
Điển hình như vụ Ngơ Thị Thến sinh năm 1978 ngụ tỉnh Sóc Trăng, Cơ quan
điều tra thụ lý tin báo ngày 11/11/2014 đến ngày 18/11/2015 mới tiến hành phân
công Điều tra viên để giải quyết tin báo; vụ Cao Phước Lộc sinh năm 1965, Cơ

quan điều tra tiếp nhận tin báo ngày 23/5/2015 đến ngày 28/5/2015 mới phân công
Điều tra viên để giải quyết tin báo; vụ Nguyễn Văn Thành sinh năm 1974 ngụ thành
phố Sóc Trăng chết chưa rõ nguyên nhân tiếp nhận ngày 27/7/2016 đến ngày
04/5/2016 mới phân công Điều tra viên; vụ Trà Văn Quân sinh năm 1969 ngụ
huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng chết chưa rõ nguyên nhân, tiếp nhận tin báo
ngày 13/4/2016 đến ngày 26/4/2016 mới phân công Điều tra viên15…

14

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2014), Kết luận kiểm sát trực tiếp đối với Cơ quan điều tra Cơng
an tỉnh Sóc Trăng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và giải quyết kiếu nại, tố cáo
về tư pháp, tr. 5.
15
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2015, 2016), Kết luận kiểm sát trực tiếp đối với Cơ quan điều tra
Cơng an tỉnh Sóc Trăng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và giải quyết kiếu nại, tố
cáo về tư pháp.


16
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định về hoạt động tiếp nhận tin báo
về tội phạm của Cơ quan điều tra tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Những quy định
này đã khắc phục được những hạn chế, bất cập trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, đồng thời tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ cho hoạt động tiếp nhận tin báo về tội
phạm của Cơ quan điều tra trên thực tế, đảm bảo việc tiếp nhận đầy đủ, kịp thời mọi
tin báo về tội phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, tác giả cho rằng
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận tin báo về tội phạm của
Cơ quan điều tra vẫn còn một số hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tuy đã đưa ra khái niệm về các
nguồn tin về tội phạm, trong đó có tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, nội hàm của các
khái niệm này chưa rõ ràng, cụ thể để phân biệt giữa tố giác về tội phạm với tin báo

về tội phạm trong trường hợp cá nhân là người cung cấp thông tin về tội phạm đến
cơ quan có thẩm quyền nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng. Vì vậy, cần phải
xây dựng khái niệm hoàn thiện về các loại nguồn tin báo về tội phạm sẽ giúp cho
việc tiếp nhận và giải quyết hiệu quả các loại nguồn tin này, đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của các chủ thể tham gia tố tụng.
Thứ hai, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa có quy định rõ ràng về việc
tiếp nhận tin báo về tội phạm với việc thụ lý tin báo về tội phạm của Cơ quan điều
tra. Tác giả cho rằng việc tiếp nhận và thụ lý tin báo về tội phạm là hai hoạt động
hoàn toàn khác nhau. Đối với các giai đoạn truy tố và xét xử Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 đã quy định rất rõ về thủ tục tiếp nhận và thụ lý hồ sơ vụ án của Viện
kiểm sát và Tòa án. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa quy định
hồn chỉnh về việc tiếp nhận và việc thụ lý tin báo về tội phạm. Bởi vì, khi có một
tin báo được gửi đến cho Cơ quan điều tra thì cơ quan này phải tiếp nhận và tiến
hành việc kiểm tra, xác minh ban đầu đối với tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức
xem có phải là tin báo về tội phạm hay không để thụ lý hoặc không thụ lý giải
quyết. Trên thực tế với trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân còn
hạn chế nên việc họ báo tin về các vụ việc xảy ra trong đời sống xã hội đến cơ quan
có thẩm quyền rất phong phú, đa dạng về mặt nội dung, đủ mức độ, cấp độ, đủ các
lĩnh vực khác nhau và có thể cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng vụ việc họ biết
được là tội phạm nên họ trình báo với tính chất là tin báo về tội phạm đến Cơ quan
điều tra. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hiện nay dẫn đến việc Cơ
quan điều tra sẽ phải tiếp nhận mọi tin báo được chuyển đến mà khơng có thời gian


17
hợp lý để kiểm tra, xác minh xem đó có phải tin báo về tội phạm hay không. Đồng
thời, quy định việc tiếp nhận tin báo cũng chính là thụ lý tin báo về tội phạm. Tác
giả cho rằng quy định như vậy là chưa hợp lý, Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tin
báo cần có một khoảng thời gian hợp lý để kiểm tra, xác minh nguồn tin để xác định
có phải tin báo về tội phạm hay không để quyết định thụ lý hoặc không thụ lý. Vì

vậy, đây là một vấn đề cần phải quy định chặt chẽ trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Thứ ba, tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm
tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm về kiến nghị khởi tố
nhưng trong nội dung của điều luật này có cả nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Việc xây dựng nguyên tắc định hướng cho hoạt
động tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm nói riêng và nguồn tin về tội phạm nói
chung có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho các chủ thể có thẩm quyền
trong hoạt động này và là cơ sở để xây dựng, áp dụng thống nhất các quy định điều
chỉnh về hoạt động đó. Tại Điều 4 Thơng tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQPBTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm
quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã xây dựng
nguyên tắc chi phối hoạt động này. Tuy nhiên, theo tác giả vấn đề này có ý nghĩa quan
trọng nên phải xây dựng trong Bộ luật tố tụng hình sự. Việc quy định nguyên tắc tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm trong Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự với tên
gọi là trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm về
kiến nghị khởi tố là chưa chính xác về kỹ thuật lập pháp. Mặt khác một số nội dung
trong Điều 4 Thông tư 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC về
nguyên tắc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm là chưa phù hợp vì một số nội
dung được quy định trong nguyên tắc đã thuộc nội hàm của nguyên tắc cơ bản nên
không cần tách ra để xây dựng thành nguyên tắc riêng nữa. Vì vậy, tác giả cho rằng cần
phải xây dựng một điều luật riêng quy định đầy đủ và toàn diện về nguyên tắc tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự, đảm bảo sự hoàn
thiện trong quy định của luật.
Thứ tư, tại khoản 5 Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định
“trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm


18

sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền nhưng điều luật này lại chưa có quy
định trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận tin báo về tội phạm bằng văn bản cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin về tội phạm biết”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người đã báo tin về tội phạm. Với tư cách là người đã
báo tin về tội phạm họ phải được nhận thông báo chính thức bằng văn bản của Cơ
quan điều tra nói riêng và cơ quan có thẩm quyền nói chung về việc đã tiếp nhận tin
báo của họ. Việc cá nhân, cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm biết được cơ quan
có thẩm quyền đã tiếp nhận tin báo về tội phạm của mình hay chưa, tiếp nhận có
đúng và đầy đủ hay khơng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc tham gia vào
các hoạt động tố tụng cũng như thực hiện quyền khiếu nại quyết định, hành vi của
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận tin báo về tội phạm16.
Mặc dù tại khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTCBNN&PTNT-VKSNDTC, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền
trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã bổ sung vấn đề
này nhưng tác giả cho rằng đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời cịn về lâu dài
thì vấn đề này cần được quy định rõ trong luật.
Thứ năm, đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thơng
tin đại chúng có tính chất khác biệt so với tin báo về tội phạm do các cá nhân, cơ
quan, tổ chức cung cấp cho Cơ quan điều tra. Sự khác biệt này ở chỗ những tin báo
này được Cơ quan điều tra chủ động xem xét, tiếp nhận. Với sự đa dạng, phong phú
của các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay thì việc bỏ lọt các tin báo về tội
phạm của Cơ quan điều tra là rất cao. Tác giả cho rằng Bộ luật tố tụng hình sự
khơng có quy định riêng về trình tự, thủ tục và cách thức tiếp nhận tin báo về tội
phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng của Cơ quan điều tra là
chưa hợp lý. Mặc dù, khoản 7 Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQPBTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm
quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố quy định
việc tiếp nhận tin báo này như sau: Đối với tin báo về tội phạm được nêu trên các
phương tiện thông tin đại chúng đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải

16

Điểm c khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.


19
quyết. Trường hợp chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan
điều tra Cơng an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thơng tin đại chúng
(nơi có địa chỉ rõ ràng) có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu. Tác giả cho rằng
quy định này rất chung chung và không tránh khỏi những cách hiểu khác nhau và
dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự chưa có quy định về trách nhiệm
của Cơ quan có thẩm quyền nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng trong việc tổ
chức tiếp nhận đầy đủ tin báo về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin
đại chúng, cũng như chưa có quy định về trình tự, thủ tục, cách thức cụ thể để tiếp
nhận và xử lý ban đầu đối với nguồn tin này.
Bên cạnh nguyên nhân từ sự chưa hồn thiện trong quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự về tiếp nhận tin báo về tội phạm thì những vi phạm, thiếu sót trong
thực tiễn áp dụng cịn xuất phát từ ý thức trách nhiệm của Điều tra viên, cán bộ điều
tra cịn chưa cao. Trình độ năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, thiếu kỹ năng,
kinh nghiệm trong hoạt động tiếp nhận tin báo. Một số lãnh đạo Cơ quan điều tra
còn xem nhẹ công tác tiếp nhận, chỉ đạo, giám sát, phân công còn hạn chế.
1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận tin báo về tội phạm
của Cơ quan điều tra
1.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra cũng
như thực tiễn áp dụng, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp
nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan cảnh sát điều tra như sau:
Hoàn thiện khái niệm về tố giác, tin báo về tội phạm

Việc hoàn thiện khái niệm về tố giác, tin báo về tội phạm để giúp phân định
rõ các nguồn tin về tội phạm, đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết các nguồn tin về
tội phạm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích của những
người tham gia tố tụng trong quá trình tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội
phạm. Theo tác giả tố giác tội phạm và tin báo có điểm chung đều là những thông
tin về vụ việc, hành vi có dấu hiệu tội phạm do các chủ thể thơng báo đến cơ quan
có thẩm quyền. Đối với chủ thể đã báo tin về tội phạm là cơ quan, tổ chức thì khơng
có gì vướng mắc trong việc phân định giữa tố giác về tội phạm với tin báo về tội
phạm vì chủ thể của tố giác chỉ có thể là cá nhân, cịn cơ quan, tổ chức khơng phải


20
là chủ thể của tố giác về tội phạm. Tuy nhiên, đối với trường hợp cá nhân đã tố giác,
báo tin đến cơ quan có thẩm quyền thì khó phân biệt đó là tố giác về tội phạm hay là
tin báo về tội phạm. Với quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
chúng ta khơng thể phân biệt được giữa tố giác và tin báo vì “tố cáo hành vi có dấu
hiệu tội phạm” đối với tố giác về tội phạm và “thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội
phạm” đối với tin báo về tội phạm là không thể xác định được sự khác nhau. Tác
giả cho rằng mấu chốt để phân định giữa tố giác về tội phạm với tin báo về tội phạm
chính là việc thơng tin về tội phạm do cá nhân cung cấp có xác định cụ thể, chính
xác, rõ ràng chủ thể đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm là ai hay không? Nếu
trường hợp cá nhân cung cấp nguồn thông tin về tội phạm mà thông tin họ cung cấp
chỉ rõ người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm là ai thì đó là tố giác về tội
phạm, cịn nếu thơng tin chung chung về hành vi, vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà
không chỉ rõ người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm là ai thì đó là tin báo về
tội phạm. Tiêu chí xác định này cũng rất phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 về tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể. Theo quy định tại
Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì có tư cách “người bị tố giác, người bị
kiến nghị khởi tố” chứ không tồn tại tư cách “người bị báo tin về tội phạm”. Với
quy định này, rõ ràng trong tố giác về tội phạm người tố giác phải chỉ rõ người đã

thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm là ai thì mới có người bị tố giác, cịn tin báo
là thơng tin chung chung về hành vi, vụ việc có dấu hiệu tội phạm nhưng người báo
tin khơng xác định hoặc khơng biết chính xác được người đã thực hiện hành vi đó là
ai. Từ những lập luận trên, theo tác giả cần xây dựng lại khái niệm về tố giác, tin
báo về tội phạm tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo người thực hiện
hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thơng tin về hành vi, vụ việc có dấu hiệu tội phạm
do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thơng tin
về tội phạm trên phương tiện thơng tin đại chúng.
Hồn thiện về ngun tắc tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm
Hoàn thiện về nguyên tắc tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm nói
riêng và nguồn tin về tội phạm nói chung. Theo đó, cần bổ sung điều luật quy định
về nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố


×