Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.3 KB, 84 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan khóa
tốt DỤC
nghiệpVÀ
nàyĐÀO
là kếtTẠO
quả tìm hiểu, nghiên cứu
BỘ luận
GIÁO
của riêng
tơi, đượcĐẠI
thựcHỌC
hiện LUẬT
dưới sựTHÀNH
hướng dẫn
khoaHỒ
họcCHÍ
của MINH
Tiến Sỹ Cao
TRƯỜNG
PHỐ
Vũ Minh. Khóa
luận LUẬT
đảm bảo
tính trung
thực–và
tnNƯỚC
thủ các quy định về
KHOA
HÀNH
CHÍNH


NHÀ

trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.

HỒ NGỌC LIÊM

Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

MSSV: 1353801014089

Sinh viên thực hiện
Ngọc Liêm
TỐ CÁO NẶC DANH,Hồ
MẠO
DANH

VÀ KHUYẾT DANH: MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn: TS. CAO VŨ MINH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả tìm hiểu, nghiên cứu
của riêng tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến Sỹ Cao
Vũ Minh. Khóa luận đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về
trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên thực hiện
Hồ Ngọc Liêm


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy, cô trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
kiến thức trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường. Đặc biệt, tác giả gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến Tiến sỹ Cao Vũ Minh, mặc dù bận rất nhiều công việc
nhưng vẫn dành thời gian, cơng sức để tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa những khiếm
khuyết trong bài làm để tác giả có thể hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Đồng thời tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn trong lớp
HC38A2 cũng như các anh, chị, em, bạn bè trong đội Mùa hè xanh đã luôn bên
cạnh động viên để ủng hộ tinh thần nhằm giúp tác giả có thêm động lực hồn thành
tốt nhất khóa luận.
Nếu khơng có những sự giúp đỡ, ủng hộ này thì có lẽ sẽ khơng có khóa luận
như ngày hơm nay. Do đó, tác giả một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành cũng như
những lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy cô, bạn bè.

Sinh viên thực hiện
Hồ Ngọc Liêm


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐNNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ TỐ CÁO NẶC DANH, MẠO DANH VÀ KHUYẾT DANH .............5 
1.1. Khái niệm và đặc điểm của tố cáo, tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết
danh ............................................................................................................................5 

1.1.1. Khái niệm tố cáo, tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh .....................5 
1.1.2. Đặc điểm chung của tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh ..............10 
1.1.2.1. Chủ thể tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh ...................................10 
1.1.2.2. Đối tượng của tố cáo nặc danh mạo danh và khuyết danh..........................11 
1.1.2.3. Mục đích tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh .................................12 
1.1.2.4. Mối quan hệ giữa chủ thể tố cáo và đối tượng tố cáo trong tố cáo nặc danh,
mạo danh và khuyết danh ..........................................................................................13 
1.1.2.5. Trách nhiệm của chủ thể tố cáo trong tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết
danh ...........................................................................................................................14 
1.1.2.6. Hình thức tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh ................................15 
1.1.3. Sự khác biệt cơ bản giữa tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh .......16 
1.2. Nguyên nhân và hệ quả của tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh ..18 
1.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết
danh ..........................................................................................................................18 
1.2.1.1. Nguyên nhân trực tiếp ..................................................................................19 
1.2.1.2. Nguyên nhân gián tiếp .................................................................................20 
1.2.3. Hệ quả của tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh .............................22 
1.3. Quy định của pháp luật về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh ....23 
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2012 ..........................................................24 
1.2.1.1. Giai đoạn 1945 đến 1980 .............................................................................24 
1.2.1.2. Giai đoạn 1981 đến 2012 .............................................................................26 
1.2.2. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay ....................................................................31 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHN HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TỐ CÁO NẶC DANH, MẠO DANH VÀ
KHUYẾT DANH .....................................................................................................35 


2.1. Tình hình thực tế đối với tình trạng tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết
danh ..........................................................................................................................35 
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và

khuyết danh .............................................................................................................36 
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tố cáo nặc danh, mạo danh và
khuyết danh .............................................................................................................53 
2.2.1. Kiến nghị về mặt pháp lý................................................................................54 
2.2.2. Kiến nghị về mặt thực tiễn .............................................................................67 
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................73 


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. CQNN: Cơ quan nhà nước
2. TC và GQTC: Tố cáo và giải quyết tố cáo
3. UBND: Ủy ban nhân dân
4. VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tố cáo là một quyền hiến định của công dân và giải quyết tố cáo là một hoạt
động quan trọng của các CQNN. Tố cáo là một kênh thơng tin hữu ích, góp phần
giúp các CQNN phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó có thể bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Nhận thức được vị trí, vai
trị quan trọng của tố cáo trong hoạt động quản lý nhà nước, quyền tố cáo cũng như
các quy định pháp luật về tố cáo đã sớm được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn
bản quy pháp pháp luật khác nhau.
Hiện nay, hoạt động tố cáo của công dân tiếp tục nhận được sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước cũng như sự quan tâm của nhân dân. Hàng loạt những hành vi vi
phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức, CQNN đã được phát hiện, xử lý từ những đơn
thư tố cáo. Qua thực tiễn tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo của các cơ quan hành

chính cho thấy, ngoài việc phải tiếp nhận đối với các đơn thư tố cáo chính danh thì
số lượng đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh vẫn còn chiếm số
lượng lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo
nặc danh, mạo danh và khuyết danh cũng như các nghiên cứu của nhiều tác giả về
vấn đề này còn khá hạn chế.
Ngày 26/5/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-BCT đưa ra các
yêu cầu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chỉ thị số
35/CT-BCT đặt ra yêu cầu: “tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng nâng cao thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan
thanh tra; của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của hội đồng nhân dân, đại biểu hội
đồng nhân dân trong việc thực hiện chức năng giám sát; của người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định rõ trách nhiệm, chế tài
xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có quy chế
đối thoại với cơng dân, cơng khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Đồng thời,
vừa qua Chính phủ đã có tờ trình về Dự án luật Tố cáo sửa đổi. Tại kỳ họp thứ 3,
Quốc hội khóa 14 đã có rất nhiều ý kiến về Dự thảo luật sửa đổi Luật tố cáo. Một
1


trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, đó là có nên thừa nhận tố cáo nặc
danh hay khơng?
Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác giải quyết tố cáo cũng như có những đề
xuất góp ý đối với dự thảo luật sửa đổi Luật tố cáo không thể không quan tâm đến
tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Với những lý do đó, tác giả quyết định
chọn đề tài “Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” để tiến hành nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận đưa ra
những khái niệm về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh, tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh cũng như đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và

khuyết danh.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu về tố cáo nặc
danh, mạo danh và khuyết danh. Một số công trình, bài viết chỉ dừng lại ở việc đánh
giá chung về các quy định của pháp luật về tố cáo. Giáo trình Thanh tra và giải
quyết khiếu nại, tố cáo của Trường Đại Học Luật Hà Nội (Nxb. Công an nhân dân
xuất bản các năm 2001, 2005, 2007) và Tập bài giảng pháp luật về Thanh tra, khiếu
nại tố cáo của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2010 đã có
một số nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tố cáo nặc danh cũng như định nghĩa
các thuật ngữ nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Đây là hai tài liệu cơ bản phục
vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu về pháp luật tố cáo. Tuy nhiên, hai tài liệu này
vẫn chưa có những phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về tố cáo nặc danh, mạo danh
và khuyết danh.
Bên cạnh đó, có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu của nhiều nhà nghiên
cứu trong các sách chuyên khảo, báo, tạp chí liên quan đến tố cáo và giải quyết tố
cáo. Tuy nhiên hầu hết đều chỉ là những nghiên cứu chung về tố cáo hoặc cụ thể
hơn thì có đề cập đến tố cáo nặc danh mà hồn tồn khơng đề cập đến tố cáo mạo
danh và khuyết danh. Hầu như trong các tài liệu này không đề cập đến thuật ngữ tố
cáo mạo danh và tố cáo khuyết danh. Cò tài liệu hầu gọi chung cả ba thuật ngữ tố
cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh là tố cáo nặc danh mặc dù giữa chúng có
những điểm khác biệt tương đối. Cụ thể, sách chuyên khảo “Hỏi và đáp Luật khiếu
2


nại, tố cáo” của tác giả Đinh Văn Minh, Nxb. Chính trị quốc gia năm 1999, trong số
48 câu hỏi thì chỉ có 01 câu hỏi liên quan đến tố cáo nặc danh. Bài viết “Một số bất
cập trong các quy định của luật tố cáo năm 2011 và hướng hoàn thiên” của tác giả
Cao Vũ Minh đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 04 năm 2016 thì có đề
xuất chấp nhận tố cáo nặc danh. Bài viết “Một số vấn đề về xử lý tố cáo nặc danh
giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Thị Huệ đăng trên cổng thông tin điện tử của

Học viện Hành chính Quốc gia có đưa ra sự phân tích về hai luống ý kiến giữa một
bên là nên thừa nhận tố cáo nặc danh và một bên là không thừa nhận tố cáo nặc.
Đồng thời tác giả này cũng đưa ra các luận điểm để bảo vệ cho quan điểm là nên
chấp nhận tố cáo nặc danh.
Dựa trên tình hình nghiên cứu hiện tại đối với tố cáo nặc danh, mạo danh và
khuyết danh, việc cần có một nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này là hết sức cần
thiết. Do đó, đề tài này sẽ nghiên cứu dựa trên các vấn đề lý luận và các quy định
của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật để đưa ra kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật đối với tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý
luận liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh như: khái niệm, đặc
điểm, nguyên nhân, kết quả… Trên cơ sở đó, khóa luận tiến hành phân tích các quy
định của pháp luật về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh theo quy định của
pháp luật về tố cáo để đưa ra một số hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật
liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Từ đó, khóa luận mạnh
dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tố cáo nặc danh, mạo
danh và khuyết danh đồng thời phân tích, đánh giá các quy định về tố cáo trong hệ
thống pháp luật Việt Nam có liên quan. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật cũng như kiến nghị về mặt thực tiễn để nâng cao hiệu quả giải quyết
tố cáo đối với tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh.

3


5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí

Minh, các quan điểm chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, pháp luật về TC
và GQTC.
Bên cạnh đó, tác giả cịn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu logic,… và tổng hợp thực tiễn
để xem xét nhằm làm rõ các vấn đề từ lý luận cho đến thực tiễn.
6. Cấu trúc đề tài
Khóa luận “Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” có bố cục gồm danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, phần nội
dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Trong đó, phần nội dung là phần chính của khóa luận, gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về tố cáo nặc
danh, mạo danh và khuyết danh.
Chương 2: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến
tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh.

4


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐNNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ TỐ CÁO NẶC DANH, MẠO DANH VÀ KHUYẾT DANH
1.1. Khái niệm và đặc điểm của tố cáo, tố cáo nặc danh, mạo danh và
khuyết danh
1.1.1. Khái niệm tố cáo, tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh
Quyền tố cáo được quy định lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 1959 và liên
tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp sau đó. Do đó, có thể kết luận quyền tố
cáo là một quyền cơ bản của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực
hiện. Hiện nay, quyền tố cáo được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể Hiến
pháp năm 2013 quy định:
“1. Mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết tố
cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi
danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người tố cáo hoặc lợi dụng quyền tố cáo để vu
khống, vu cáo làm hại người khác”1.
Trên cơ sở thực hiện quyền tố cáo, công dân trực tiếp tham gia vào công việc
quản lý nhà nước. Đồng thời thông qua việc thực hiện quyền tố cáo, cơng dân cũng
góp phần đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước diễn ra theo đúng các quy định
của pháp luật, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật từ đó đảm bảo
lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của chính cơng dân đó và những
cá nhân, tổ chức khác.
Trên thực tế, quyền tố cáo cũng như hoạt động TC và GQTC là những hoạt
động quan trọng nhận được nhiều sự quan tâm của nhân dân. Tuy nhiên, trên thực
tế, các hoạt động này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Mặc dù các vấn đề liên
quan đến tố cáo ngày càng được chú trọng nghiên cứu nhưng trong một số vấn đề
chun sâu thì vẫn cịn khá hạn chế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tố cáo nặc
danh, mạo danh và khuyết danh. Do đó, trên thực tế, chưa có một khái niệm cụ thể
1

Điều 30 Hiến pháp năm 2013.

5


được đưa ra đối với tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Vì vậy, để có được
khái niệm tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh, trước tiên cần phải hiểu được
khái niệm tố cáo. Dựa trên nên tảng là khái niệm tố cáo, tiến hành phân tích, tìm ra
sự tương đồng và khác biệt cơ bản để có thể kết luận được các khái niệm cụ thể về
tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh.
Theo Từ điển Tiếng Việt “tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan có

thẩm quyền về người hoặc hành động phạm pháp nào đó… vạch trần hành động
xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn”2. Theo khái niệm
trên thì tố cáo được thực hiện không chỉ đối với hành vi vi phạm pháp luật khác
nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn được thực hiện đối với những
hành vi xấu xa, vi phạm đạo đức xã hội3. Như vậy, theo khái niệm này, đối tượng tố
cáo khá rộng, bởi vì khơng phải mọi hành vi xấu xa, vi phạm đạo đức xã hội đều
được pháp luật điều chỉnh. Do đó, khơng thể tiếp cận tố cáo theo hướng rộng như
vậy mà cần phải tiếp cận theo hướng tố cáo dưới góc độ đó là một lĩnh vực pháp
luật với đối tượng là các hành vi trái pháp luật.
Theo Luật Tố cáo năm 2011 thì: “tố cáo là việc cơng dân theo thủ tục do
Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi
vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ
quan tổ chức”4.
Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt thì tố cáo là quyền của cơng
dân phát hiện với CQNN có thẩm quyền các quyết định, hành vi trái pháp luật của
cơ quan, tổ chức và cá nhân đã gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi
ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích của cơng dân nói chung, mà khơng
gây thiệt hại trực tiếp cho công dân thực hiện việc tố cáo5.
Theo quan điểm của TS. Cao Vũ Minh thì tố cáo là việc công dân theo thủ
tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về
2

Viện ngôn ngữ (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1008.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2010), Tập bài giảng pháp luật thanh tra, khiếu nại, tố cáo, Nxb.
Hồng Đức, tr. 135.
4
Khoản 1 Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011.
5
Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 670.

3

6


hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức”6.
Theo PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt và TS. Cao Vũ Minh, đối tượng tố cáo
trong hai khái niệm mà hai tác giả đưa ra có sự khác biệt so với đối tượng tố cáo
được quy định trong Luật Tố cáo năm 2011. Theo đó, đối tượng tố cáo được quy
định trong Luật Tố cáo năm 2011 là “hành vi vi phạm pháp luật”, còn theo
PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt và TS. Cao Vũ Minh thì đối tượng tố cáo chính là
“hành vi trái pháp luật”.
Tác giả đồng ý với quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt và TS. Cao Vũ
Minh bởi đối tượng tố cáo là hành vi trái pháp luật chứ không phải là hành vi vi
phạm pháp luật. Cụ thể:
Một là, căn cứ vào Điều 30 Hiến pháp năm 2013 thì: “mọi người có quyền tố
cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật
của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 quy định đối tượng
tố cáo chỉ cần là “việc làm trái pháp luật”. Do đó, để phù hợp với quy định của
Hiến pháp năm 2013 thì đối tượng của tố cáo chỉ cần là “hành vi trái pháp luật” mà
không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Hai là, việc xác định một hành vi trái pháp luật có phải là hành vi vi phạm
pháp luật hay khơng cịn phải căn cứ vào nhiều điều kiện khác mà khi thỏa mãn tất
cả các điều kiện đó thì một hành vi trái pháp luật mới được xem là hành vi vi phạm
pháp luật. Đứng dưới góc độ là người dân, việc xác định một hành vi trái pháp luật
có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay khơng là rất khó. Vì vậy, để xác định một
hành vi trái pháp luật nào đó có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay khơng phải
do chính các CQNN có thẩm quyền xác định. Như vậy, người dân chỉ cần xác định

được một hành vi trái pháp luật là đã có thể tiến hành thực hiện việc tố cáo.
Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt, đối tượng của tố cáo là
hành vi trái pháp luật đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà
nước, của tập thể, quyền và lợi ích của cơng dân nói chung, mà khơng gây thiệt hại
6

Cao Vũ Minh (2016), “Một số bất cập trong các quy định của Luật Tố cáo năm 2011 và hướng hoàn thiện”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 4).

7


trực tiếp cho công dân thực hiện quyền tố cáo. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả cho
rằng, hành vi trái pháp luật dù xâm phạm đến quyền lợi ích của chủ thể khác hoặc
chính cơng dân tố cáo đều có thể bị tố cáo mà khơng loại trừ trường hợp hành vi trái
pháp luật đó gây thiệt hại trực tiếp đến công dân thực hiện quyền tố cáo.
Dựa trên những phân tích đó, có thể kết luận: “Tố cáo là việc công dân báo
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành tố cáo, người tố cáo phải cung
cấp họ tên, địa chỉ của chính người tố cáo. Nói cách khác, các thông tin cá nhân của
người tố cáo phải được cung cấp cho các chủ thể giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, người tố cáo vì muốn che giấu thơng tin cá nhân nên thông tin
cá nhân của người tố cáo sẽ không được cung cấp thông qua việc tố cáo. Các chủ
thể thực hiện việc tố cáo có thể thực hiện việc che giấu thơng tin cá nhân thơng qua
các hình thức tố cáo nặc danh, mạo danh hoặc khuyết danh.
Có thể thấy rằng, tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh cũng chính là tố
cáo. Tuy nhiên, để có thể đưa ra được khái niệm chính xác đối với tố cáo nặc danh,
mạo danh và khuyết danh trước hết cần phải làm rõ các thuật ngữ nặc danh, mạo

danh và khuyết danh đồng thời so sánh, đối chiếu để tìm ra sự tương đồng và khác
biệt cơ bản từ đó mới có thể đưa ra khái niệm tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết
danh một cách chính xác, cụ thể nhất.
Theo từ điển tiếng Việt “nặc danh” là giấu tên7, “mạo danh” là mạo tên8,
“khuyết danh” là không nêu tên9. Theo tập bài giảng Pháp luật về thanh tra, khiếu
nại, tố cáo của Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thì khuyết danh là
giấu tên, mạo danh là nhân danh cơ quan tổ chức cá nhân nào đó thường thì thể hiện
dưới dạng đại diện cho tập thể nào đó, nặc danh là viết tắt họ tên, ghi tên họ khơng
có thực, địa chỉ khơng đúng hoặc khơng có thực10. Theo cách định nghĩa như trong
7

Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1219.
Viện Ngơn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 612.
9
Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 973.
10
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2010), Tập bài giảng pháp luật thanh tra, khiếu nại, tố cáo, Nxb.
Hồng Đức, tr. 139.
8

8


Từ điển tiếng Việt thì nặc danh là giấu tên nên dẫn đến việc nhiều người không
phân biệt cụ thể giữa nặc danh và khuyết danh bởi vì đa số đều cho rằng nặc danh
cũng là khơng có tên. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một cách khách quan giữa nặc
danh và khuyết danh rằng cả hai hình thức này, tên của người tố cáo đều sẽ không
được đưa ra. Do đó, cần phải nhìn nhận một cách chính xác đối với hai khái niệm
này. Theo đó, đối với tố cáo nặc danh mặc dù tên của chính người tố cáo khơng
được đưa ra nhưng sẽ có tên của một chủ thể khác là một chủ thể khơng có thực trên

thực tế cịn đối với tố cáo khuyết danh thì hồn tồn khơng có một tên chủ thể nào
được đưa ra.
Tóm lại, tố cáo nặc danh tức là người thực hiện việc tố cáo giấu đi tên, tuổi
cũng như các thông tin cá nhân khác của mình bằng việc đưa ra những thơng tin
khơng có thực. Tố cáo mạo danh là việc người thực hiện tố cáo không dùng tên,
tuổi, thông tin của mình khi điền vào trong đơn tố cáo mà dùng danh nghĩa của một
chủ thể khác. Còn tố cáo khuyết danh là việc người tố cáo không ghi bất kỳ một
thơng tin gì về người tố cáo mà ở phần đó, người tố cáo đã chừa trống.
Từ những nhận định, phân tích nêu trên, có thể hiểu các khái niệm về tố cáo
nặc danh, mạo danh và khuyết danh như sau:
Tố cáo nặc danh là việc công dân sử dụng thơng tin cá nhân khơng có thực
để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo mạo danh là việc một công dân nhân danh của một cá nhân khác để
báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo khuyết danh là việc công dân báo cho, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của cơng dân, cơ quan, tổ chức nhưng các thông tin cá nhân của người tố cáo bị
giấu đi.
9


Việc xác định các khái niệm tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh đóng
vai trị quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về tố cáo nặc
danh, mạo danh và khuyết danh.
1.1.2. Đặc điểm chung của tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh

Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh đều được xem là những hình
thức tố cáo. Mặc dù có một số điểm khác biệt nhưng giữa tố cáo nặc danh, mạo
danh và khuyết danh đều có những đặc điểm chung nhất định. Làm rõ các đặc điểm
chung của các hình thức tố cáo trên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất cũng
như tìm ra được điểm giống nhau giữa các hình thức tố cáo đó. Các đặc điểm của tố
cáo nặc danh, mạo danh, và khuyết danh được thể hiện qua chủ thể tố cáo, đối
tượng tố cáo, mục đích tố cáo, mối quan hệ giữa chủ thể tố cáo và chủ thể bị tố cáo,
trách nhiệm pháp lý của người tố cáo và hình thức tố cáo.
1.1.2.1. Chủ thể tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh
Trước hết, có thể hiểu chủ thể tố cáo là những cá nhân thực hiện việc tố cáo,
tức là những chủ thể thực hiện việc chuyển tải thông tin về hành vi trái pháp luật
đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011, chủ thể có quyền
tố cáo chỉ bao gồm cơng dân. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, Đều 3 Luật Tố
cáo năm 2011, chủ thể tố cáo cịn có thêm người nước ngoài đang cư trú tại Việt
Nam. Kết hợp cả hai quy định trên thì theo quy định của Luật Tố cáo chủ thể có
quyền tố cáo bao gồm cả cơng dân Việt Nam và người nước ngồi đang cư trú tại
Việt Nam. Pháp luật hiện hành quy định điều kiện để trở thành chủ thể tố cáo chỉ
cần là cơng dân Việt Nam hoặc người nước ngồi đang cư trú tại Việt Nam mà
không đưa ra các tiêu chí khác như về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, năng lực
chủ thể. Như vậy, bất kỳ cơng dân Việt Nam hay người nước ngồi đang cư trú tại
Việt Nam khơng phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, năng lực chủ thể đều
có thể trở thành chủ thể của tố cáo. Bởi lẽ, theo quy định của Luật Quốc tịch năm
2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), điều kiện để được xem là công dân Việt Nam chỉ
cần là người có quốc tịch Việt Nam (khoản 1, Điều 5). Ngoài ra, Luật Quốc tịch
năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), đưa ra điều kiện để một người được xem là
người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam là cơng dân nước ngồi và người không
10



có quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam11. Với cách quy định như vậy, có
thể thấy được những chủ thể trở thành chủ thể của tố cáo là tương đối rộng. Quy
định này có ưu điểm là có thể mở rộng được chủ thể tố cáo nhưng bên cạnh đó lại
có khuyết điểm là khơng loại trừ được những hành vi tố cáo của các chủ thể chưa đủ
nhận thức hoặc bị mất năng lực hành vi. Tuy nhiên, việc tố cáo của những chủ thể
chưa đủ nhận thức hoặc mất năng lực hành vi không phải là vấn đề đáng lo ngại, bởi
một hành vi tố cáo có được xem xét, xử lý hay khơng, khơng chỉ phụ thuộc vào yếu
tố chủ thể mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác. Do đó, cách quy định như trên
sẽ bảo đảm quyền tố cáo của công dân đồng thời khuyến khích được người dân tích
tham gia vào hoạt động tố cáo.
Xét về mặt bản chất các chủ thể thực hiện việc tố cáo bằng hình thức nặc
danh, mạo danh, khuyết danh cũng chính là các chủ thể đã thực hiện việc tố cáo đối
hành vi trái pháp luật của một chủ thể khác. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn việc tố cáo
theo hình thức tố cáo chính danh thì các chủ thể này lại lựa chọn việc tố cáo bằng
hình thức nặc danh, mạo danh hoặc khuyết danh. Do đó, chủ thể tố cáo nặc danh,
mạo danh và khuyết danh cũng bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài
đang cư trú tại Việt Nam.
1.1.2.2. Đối tượng của tố cáo nặc danh mạo danh và khuyết danh
Như đã phân tích, đối tượng tố cáo chính là hành vi trái pháp luật của cá
nhân cơ quan, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
của Nhà nước, cá nhân, tổ chức. Hành vi trái pháp luật có thể được thể hiện dưới
dạng hành động hoặc không hành động và hồn tồn có thể trở thành hành vi vi
phạm pháp luật khi đáp ứng các điều kiện luật định. Khi thực hiện hành vi tố cáo,
các chủ thể tố cáo ln phải xác định xem hành vi đó có phải là hành vi trái pháp
luật hay không trước khi thực hiện việc tố cáo đến các chủ thể có thẩm quyền giải
quyết tố cáo. Việc xác định đúng đối tượng tố cáo rất quan trọng, bởi vì đối tượng
đó chính là cơ sở quan trọng để các chủ thể có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Nếu
khơng có đối tượng tố cáo chắc chắn việc tố cáo sẽ không được thực hiện bởi việc

11


Khoản 5 Điều 3, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

11


thực hiện tố cáo là việc đưa ra đối tượng tố cáo ra trước các cơ quan, chủ thể có
thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Khi các chủ thể tiến hành tố cáo bằng hình thức tố cáo nặc danh, mạo danh
hoặc khuyết danh, đối tượng tố cáo cũng là các hành vi mà các chủ thể tố cáo cho
rằng đó là trái pháp luật của các chủ thể khác.
1.1.2.3. Mục đích tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh
Mục đích của tố cáo hướng đến việc truy cứu trách nhiệm của các chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của các
cá nhân, cơ quan, tổ chức bất kỳ bị hành vi trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại. Như vậy, mục đích của tố cáo không chỉ xuất phát từ việc quyền và lợi
ích của cá nhân bị xâm phạm mà đó cịn có thể xuất phát từ việc quyền và lợi ích
của một cá nhân, tổ chức khác hay đó có thể là các lợi ích chung của xã hội. Ngồi
ra, tố cáo cịn hướng đến mục đích ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật,
buộc những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài
theo quy định của pháp luật tương ứng với tính chất, mức độ do hành vi vi phạm
pháp luật gây ra. Đây là mục đích mà pháp luật hướng đến cũng chính là một trong
những tiền đề cho sự xuất hiện của pháp luật tố cáo. Tuy nhiên, trên thực tế, không
phải mọi hành vi tố cáo của các chủ thể cũng hướng đến việc truy cứu trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm pháp luật mà một số chủ thể dùng việc tố cáo với mục đích
xấu nhằm đưa ra thơng tin thiếu chính xác, sai sự thật nhằm xuyên tạc, vu khống,
gây rối an ninh, trật tự cơng cộng, làm ảnh hướng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm
của người khác. Tương tự như những vấn đề khác trong xã hội, mục đích của tố cáo
cũng tồn tại dưới dạng bản chất hai mặt của một vấn đề, một mặt đó là những mục
đích tốt đẹp mà pháp luật và xã hội ln hướng đến, cịn một mặt là những mục

đích xấu mà pháp luật và tồn xã hội ln tìm cách để ngăn cản, kìm hãm sự phát
triển của nó.
Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh cũng bao hàm cả hai mục đích
trên và xét cho cùng tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh cũng chỉ là một trong
những cách thức tố cáo mà chủ thể tố cáo muốn thực hiện. Do đặc trưng tố cáo nặc
danh, mạo danh và khuyết danh là chủ thể tố cáo không cung cấp những thông tin
cá nhân nên nhiều chủ thể đã lợi dụng các hình thức tố cáo này để tố cáo với mục
12


đích xấu. Nhưng cho dù thế nào đi nữa cũng không thể phủ nhận được trong số
những đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh vẫn có những đơn thư với
mục đích nhằm tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
1.1.2.4. Mối quan hệ giữa chủ thể tố cáo và đối tượng tố cáo trong tố cáo nặc
danh, mạo danh và khuyết danh
Giữa chủ thể tố cáo và chủ thể bị tố cáo có thể tồn tại rất nhiều mối quan hệ
khác nhau như quan hệ nhân thân, quan hệ công tác hoặc các quan hệ xã hội khác.
Tuy nhiên, mối quan hệ trong pháp luật tố cáo không phải là các quan hệ về nhân
thân hay công tác mà quan hệ theo pháp luật tố cáo là quan hệ giữa sự xung đột và
ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau giữa chủ thể tố cáo và chủ thể bị tố cáo về hành vi do
chủ thể bị tố cáo thực hiện. Tức là mối quan hệ trong việc chủ thể này khi thực hiện
hành vi này có gây ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể kia hay không. Thông thường
một chủ thể thực hiện một hành vi nào đó đều hướng đến lợi ích của bản thân mình,
tức là nhằm muốn bảo vệ lợi ích của cá nhân mình. Tuy nhiên, đối với quan hệ pháp
luật tố cáo, đối tượng tố cáo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chủ thể tố cáo, hoặc
cũng có thể đối tượng tố cáo khơng ảnh hưởng, khơng có mối liên hệ đối với người
tố cáo, nhưng vì muốn bảo vệ các lợi ích chung của Nhà nước, xã hội hoặc quyền và
lợi ích của một cá nhân khác, người tố cáo đã thực hiện việc tố cáo đối với hành vi
trái pháp luật đó. Đặc điểm này cho thấy sự khác biệt giữa quan hệ pháp luật trong
pháp luật khiếu nại và quan hệ pháp luật tố cáo. Theo đó, trong quan hệ pháp luật

khiếu nại, khi một chủ thể tiến hành khiếu nại một quyết định hành chính, hành vi
hành chính nào đó tức có nghĩa là chủ thể đó cho rằng quyết định hành chính, hành
vi hành chính đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể thực hiện việc
khiếu nại. Trong khi đó, đối với quan hệ pháp luật tố cáo, mối quan hệ giữa chủ thể
tố cáo và chủ thể bị tố cáo khơng bắt buộc phải có sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp
với nhau. Các chủ thể thực hiện việc tố cáo khi cho rằng có một hành vi trái pháp
luật xảy ra trên thực tế, mà không cần quan tâm đến hành vi trái pháp luật đó xâm
phạm đến quyền lợi lợi ích của ai, tức là hành vi đó có thể xâm phạm hoặc khơng
xâm phạm trực tiếp đến lợi ích của chủ thể thực hiện việc tố cáo. Cách quy định của
Luật tố cáo thể hiện được tinh thần của pháp luật tố cáo trong việc mọi hành vi vi
phạm pháp luật cần được nhanh chóng bị lên án, phát hiện và xử lý một cách kịp
13


thời, nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật cũng như thể hiện được quyền
quản lý của người dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối với tố cáo nặc danh, mạo danh hay khuyết danh, mối quan hệ giữa chủ
thể tố cáo và chủ thể bị tố cáo cũng tương tự như vậy. Khi chủ thể tố cáo cho rằng
một hành vi trái pháp luật của một chủ thể khác nào đó, bất kể có xâm phạm trực
tiếp đến quyền và lợi ích của mình hay khơng thì vẫn đều có thể thực hiện việc tố
cáo đến các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền.
1.1.2.5. Trách nhiệm của chủ thể tố cáo trong tố cáo nặc danh, mạo danh và
khuyết danh
Pháp luật cho phép việc mở rộng phạm vi tố cáo cũng như có nhiều cách
thức khác nhau để khuyến khích việc tố cáo nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân
dân một cách cao độ. Để tăng cường cũng như khuyến khích người dân tích cực
tham gia việc tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, pháp luật cũng quy định về
những hình thức khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích trong việc tố cáo.
Tuy nhiên khơng vì thế mà pháp luật cho phép các chủ thể lợi dụng quyền tố cáo để
tố cáo những nội dung sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người khác. Nếu việc tố cáo

đúng sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc thực hiện quản lý nhà nước
nhưng nếu việc tố cáo nhằm mục đích xấu thì những hệ quả từ việc tố cáo gây ra
cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng khơng những đến chủ thể bị tố cáo mà cịn ảnh
hưởng đến hoạt động của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo cũng
như tiền bạc của Nhà nước. Do đó, pháp luật buộc người tố cáo phải chịu trách
nhiệm đối với hành vi tố cáo của mình. Nếu người tố cáo cố tình lợi dụng việc tố
cáo để tố cáo sai sự thật nhằm xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công
cộng, xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của người khác thì người tố cáo phải
chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ do hành vi tố cáo sai sự thật gây ra. Trách
nhiệm pháp lý mà người tố cáo có thể phải chịu bao gồm trách nhiệm kỷ luật, trách
nhiệm hành chính hoặc nặng nhất đó là trách nhiệm hình sự, ngồi ra nếu hành vi tố
cáo gây thiệt hại thì người tố cáo cịn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy
định của pháp luật dân sự.
Khi tố cáo bằng một trong các hình thức tố cáo nặc danh, mạo danh hoặc
khuyết danh mà người tố cáo tố cáo sai sự thật xâm phạm đến lợi ích nhà nước,
14


xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác thì vẫn phải chịu những trách nhiệm pháp lý tương ứng do
hành vi của mình gây ra. Trên thực tế, mặc dù việc xác định được danh tính của
những chủ thể tiến hành tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh khá khó khăn
nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với việc các chủ thể tố cáo nặc danh, mạo danh và
khuyết danh mà cố ý tố cáo sai sự thật sẽ khơng bị xử lý.
1.1.2.6. Hình thức tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh
Hình thức tố cáo là cách thức mà chủ thể tố cáo dùng để truyền tải nội dung tố
cáo đến các chủ thể giải quyết tố cáo. Mỗi hình thức tố cáo là mỗi cách mà người tố
cáo có thể dùng để gửi tới những chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo về đối
tượng tố cáo cũng như chủ thể bị tố cáo. Nếu có nhiều hình thức tố cáo khác nhau
sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể tố cáo có thể dễ dàng thực hiện việc tố cáo. Đó

cũng là cách thức khuyến khích người dân tích cực tham gia hoạt động tố cáo. Tuy
nhiên, mỗi hình thức tố cáo đều sẽ chứa đựng những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Do đó, khơng phải mọi hình thức tố cáo đều được pháp luật cho phép áp dụng để
thực hiện việc tố cáo mà việc quy định những hình thức tố cáo nào còn phụ thuộc
vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, ý chí của nhà làm luật cũng như sự hiệu quả
trong hoạt động công vụ của các CQNN.
Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011, việc tố cáo có thể thực hiện bằng
việc gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp. Như vậy, theo quy định của Luật Tố cáo
năm 2011, người tố cáo có thể lựa chọn việc thực hiến tố cáo bằng một trong hai
hình thức này. Đối với việc tố cáo bằng gửi đơn, người tố cáo cần ghi rõ nội dung tố
cáo kèm theo họ tên, địa chỉ của người tố cáo kèm theo việc ký tên hoặc điểm chỉ
của người tố cáo. Đối với tố cáo trực tiếp, người tố cáo phải đến trực tiếp CQNN để
trình bày nội dung tố cáo hoặc để được hướng dẫn viết đơn tố cáo. Mặc dù Luật
Luật Tố cáo năm 2011 chỉ quy định hai hình thức tố cáo là gửi thư và tố cáo trực
tiếp nhưng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ
sung năm 2007, 2012), ngồi hai hình thức tố cáo trên, người tố cáo cịn có thể thực
hiện việc tố cáo bằng các hình thức tố cáo khác như tố cáo qua điện thoại, tố cáo
qua mạng thông tin điện tử như email, fax, hòm thư điện tử… Như vậy, Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) quy định
15


theo hướng cho phép nhiều hình thức tố cáo hơn so với Luật Tố cáo năm 201112.
Điều này thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với cơng cuộc
phịng chống tham nhũng.
Tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh cũng có thể thực hiện thơng qua các
hình thức trên từ việc tố cáo bằng hình thức gửi thư, tố cáo trực tiếp hoặc tố cáo qua
điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử như email, fax, hòm thư điện tử. Thực
tế cho thấy, việc tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh hầu như khó có thể
được thực hiện bằng hình thức tố cáo trực tiếp bởi lẽ khi thực hiện việc tố cáo theo

các hình thức này, chủ thể tố cáo khó có thể giấu đi thơng tin cá nhân của mình.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật người tố cáo phải cung cấp họ tên, địa chỉ
đối với người tiếp nhận tố cáo trong trường hợp tố cáo trực tiếp. Như vậy, nếu tiến
hành tố cáo trực tiếp, việc che giấu thơng tin cá nhân sẽ rất khó thực hiện. Tuy
nhiên về mặt lý thuyết người tố cáo nặc và mạo danh vẫn có thể được thực hiện
bằng hình thức tố cáo trực tiếp, cụ thể người tố cáo sẽ cung cấp những thơng tin
khơng chính xác đối với người tiếp nhận tố cáo bằng cách đưa ra những thơng tin
khơng chính xác hoặc sử dụng thơng tin cá nhân của một người khác. Do đó, việc tố
cáo nặc danh, mạo danh, hay khuyết danh nhìn chung vẫn có thể được thực hiện
bằng tất cả các hình thức khác nhau từ gửi đơn tố cáo, tố cáo trực tiếp hoặc tố cáo
thơng qua điện thoại hoặc bằng hình thức mạng thông tin điện tử.
1.1.3. Sự khác biệt cơ bản giữa tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh
Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh ngoài các đặc điểm chung như đã
phân tích ở trên thì giữa chúng cịn có điểm chung là thơng tin cá nhân của chủ thể
tố cáo đều bị giấu trước các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Mặc dù có
nhiều điểm chung nhưng giữa chúng cũng có một số điểm khác biệt cơ bản. Việc
tìm ra được sự khác biệt giữa chúng để có thể xác định, phân biệt được đâu là tố cáo
nặc danh, đâu là tố cáo mạo danh và đâu là tố cáo khuyết danh. Việc xác định đúng
loại tố cáo sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận chính xác hơn. Ngồi ra, đối với mỗi
loại tố cáo thì các quy định của pháp luật cũng sẽ có những quy định khác nhau. Do
đó, việc tìm ra được sự khác biệt giữa chúng là một việc làm hết sức cần thiết và
12

Cao Vũ Minh (2016), “Tố cáo hành vi tham nhũng - Nhìn từ mối tương quan giữa Luật Tố cáo với Luật
Phòng, chống tham nhũng”, Tạp chí Nội Chính, (số 31).

16


quan trọng. Điểm khác biệt cơ bản giữa tố cáo nặc danh, tố cáo mạo danh và tố cáo

khuyết danh là ở cách người tố cáo che giấu thông tin cá nhân của mình. Sự khác
biết đó cũng được thể hiện qua chính tên gọi nặc danh, mạo danh và khuyết danh.
Có thể thấy được ngay rằng giữa tố cáo nặc danh và mạo danh có điểm giống
với tố cáo khuyết danh là các thơng tin chính xác của chủ thể thực hiện việc tố cáo
đều không được cho biết. Do đó, chủ thể tiến hành giải quyết tố cáo sẽ khơng xác
định được chính xác chủ thể nào là chủ thể đã thực hiện việc tố cáo. Tuy nhiên,
không vì thế mà có sự nhầm lẫn giữa chúng.
Trước hết đó là sự khác biệt giữa tố cáo khuyết danh so với tố cáo nặc danh và
mạo danh: trong đơn tố cáo khuyết danh người tố cáo hồn tồn khơng ghi bất cứ
một thông tin nào của người tố cáo từ tên tuổi, địa chỉ nơi công tác, sinh sống và các
thơng tin khác. Do đó, khi tiếp nhận đơn thư tố cáo khuyết danh, các chủ thể tiến
hành tố cáo sẽ khơng có một thơng tin gì về người tố cáo dù đó là thơng tin khơng
chính xác. Trong đơn thư tố cáo chỉ có nội dung tố cáo mà người tố cáo muốn tố
cáo. Như vậy, đối với những đơn thư tố cáo khuyết danh, các chủ thể có thẩm quyền
giải quyết tố cáo khơng cần phải thực hiện việc liên lạc đối với người tố cáo do
không xác định được thơng tin gì từ phía người tố cáo. Đối với tố cáo nặc danh và
mạo danh thì ngồi nội dung tố cáo, trong phần thơng tin cá nhân của người tố cáo
vẫn có thơng tin. Các thơng tin đó có thể là họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nơi công
tác. Mặc dù các thông tin cá nhân được đưa ra khơng phải của chính người tố cáo
nhưng để biết được đó là những thơng tin khơng chính xác thì các chủ thể giải quyết
tố cáo phải thực hiện việc xác minh theo những thông tin được ghi trong đơn tố cáo.
Điểm khác biệt trên sẽ giúp chúng ta xác định được đâu là đơn thư tố cáo khuyết
danh và đặc biệt là khơng có sự nhầm lần giữa tố cáo nặc danh và tố cáo khuyết
danh, bởi từ trước đến nay, có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hai loại tố cáo
này.
Dựa trên những phân tích ở trên, có thể phân biệt được một bên là tố cáo
khuyết danh, một bên là tố cáo nặc danh và mạo danh. Mặc dù, giữa tố cáo nặc danh
và tố cáo mạo danh có cũng những điểm giống nhau nhưng giữa chúng cũng có
những điểm khác biệt cụ thể. Tuy khơng phải lúc nào cũng có thể nhận ra ngay đâu
17



là tố cáo nặc danh, đâu là tố cáo mạo danh nhưng khơng phải là khơng có cơ sở để
phân biệt giữa tố cáo nặc danh và tố cáo mạo danh.
Đối với tố cáo nặc danh, trong đơn tố cáo, ngồi nội dung tố cáo cũng sẽ có
thơng tin cá nhân của người tố cáo nhưng những thơng tin đó là khơng có thực,
khơng hệ tồn tại, từ những thơng tin được cung cấp đó, các chủ thể giải quyết tố cáo
khơng thể tìm ra được một chủ thể nào. Đối với tố cáo mạo danh, tương tự, trong
đơn tố cáo cũng sẽ có nội dung tố cáo và thơng tin của chủ thể tố cáo. Điểm khác
nhau ở chỗ, từ những thông tin cá nhân được cung cấp trong đơn thư tố cáo, các chủ
thể giải quyết tố cáo sẽ biết được danh tính của một chủ thể nào đó. Tuy nhiên, chủ
thể mà các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác định được không phải là
chủ thể đã thực hiện hành vi tố cáo. Người thực hiện hành vi tố cáo chỉ lấy thông tin
của chủ thể bị mạo danh để lấy đó làm thơng tin của mình nên khi các chủ thể có
thẩm quyền giải quyết tố cáo liên hệ với chủ thể bị mạo danh thì sẽ khơng có được
sự cung cấp các thông tin cũng như tài liệu chứng cứ liên quan đến việc tố cáo.
Dựa trên những phân tích ở trên, chúng ta hồn tồn có thể xác định được đâu
là tố cáo nặc danh, đâu là tố cáo mạo danh và đâu là tố cáo khuyết danh. Việc xác
định được chính xác loại tố cáo khơng những giúp cho chúng ta hiểu được bản chất
của từng loại tố cáo mà nó cịn góp phần xác định những quy tắc pháp lý điều chỉnh
đối với mỗi loại tố cáo. Do đó, để có thể đảm bảo quyền tố cáo cũng như thực hiện
tốt hoạt động tố cáo thì việc xác định được chính xác các loại tố cáo là một việc làm
khơng chỉ mang ý nghĩa lý luận mà nó cịn mang cả ý nghĩa thực tiễn trong việc vận
dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động tố cáo của người dân và hoạt động
giải quyết tố cáo của các chủ thể có thẩm quyền.
1.2. Nguyên nhân và hệ quả của tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết
danh
1.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tố cáo nặc danh, mạo danh và
khuyết danh
Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh là những hình thức tố cáo mà

theo đó người tố cáo đã che giấu đi thông tin cá nhân của mình trước cá nhân, cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo như đã phân tích ở mục 1.1. Tuy nhiên, để
hiểu rõ hơn về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh thì ngồi các vấn đề đã
18


phân tích ở trên, chúng ta cần phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Biết
được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tố cáo cũng chính là tìm được cơ sở lý luận để
giải quyết tình trạng đó. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, có thể thấy rằng
nguyên dẫn đến tình trạng tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh được chia
thành hai nhóm nguyên nhân là: nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ chính ý chí của
người tố cáo và nguyên nhân gián tiếp do sự ảnh hưởng từ nhưng yếu tố bên ngoài
tác động đến người tố cáo.
1.2.1.1. Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tố cáo nặc danh, mạo danh và
khuyết danh là những nguyên nhân xuất phát từ chính ý chí chủ quan của các chủ
thể tố cáo. Nhóm nguyên nhân trực tiếp này bao gồm hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, người tố cáo sợ bị đe dọa, trù dập, trả thù từ người bị tố cáo
Tuy hành vi mà chủ thể bị tố cáo thực hiện chưa bị các CQNN kết luận là
hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó trên thực tế vẫn có thể là hành vi vi
phạm pháp luật. Do đó, các chủ thể này luôn mong muốn che giấu hành vi mà mình
đã thực hiện đối với người khác mà đặc biệt là các chủ thể có thẩm quyền xử lý
hành vi đó. Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật luôn mong muốn che
giấu để không ai phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật của mình nhằm tránh
phải chịu những trách nhiệm pháp lý do chính hành vi vi phạm pháp luật của mình
gây ra. Do đó, một khi bị ai đó phát hiện và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của
mình thì những chủ thể đó sẽ cố gắng tìm cách để che giấu hoặc thậm chí là tìm
cách để đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo nhằm khiến cho người tố cáo phải rút
lại đơn tố cáo hoặc không tiếp tục cung cấp các tài liệu, chứng cứ nhằm chứng minh
hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo. Xuất phát từ thực tiễn như vậy,

người tố cáo vì khơng muốn bị đe dọa, trù dập, trả thù từ người bị tố cáo nên họ
phải giấu đi thông tin cá nhân để người bị tố cáo không biết được thông tin của
người tố cáo. Người tố cáo cho rằng, nếu người bị tố cáo không biết được thơng tin
của người tố cáo thì dù muốn thực hiện đe dọa, tù dập, trả thù các chủ thể đó cũng
không thể thực hiện. Nguyên nhân này cho thấy, những người muốn tố cáo là những
người bất bình trước những hành vi trái pháp luật của các chủ thể khác nhưng vì
muốn bảo vệ vị trí cơng tác, sức khỏe, tính mạng của mình và người thân nên họ
19


×