Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.03 KB, 12 trang )

Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

LỜI MỞ ĐẦU
Với chính sách “hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả
các nước trên thế giới”, ở nước ta các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp. Việc điều chỉnh
các quan hệ hôn nhân va gia đình co yếu tố nước ngoài trở thành một yêu cầu hết
sức cần thiết nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu quốc tế, đồng thời bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan. Trong phạm
vi đề tài này, em xin trình bày một số hiểu biết và quan điểm cá nhân về chủ đề:
Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

NỘI DUNG
I. VẤN ĐỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO LUẬT ĐỊNH
1. Một số khái niệm:
Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2000:
Khoản 2. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Khoản 14. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ
hôn nhân và gia đình:
a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài.
Tuy vậy, quy định tại điểm c khoản 4 Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 là chưa hoàn toàn chính xác và hợp lý. Bởi vì, quan hệ giữa công dân
Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt qua hệ đó theo pháp
luật nước ngoài phải gắn liền với việc sự kiện pháp lý đó phát sinh ở nước ngoài.
Điều này được thể hiện rõ ràng qua các quy định tại Điều 758 Bộ luật Dân sự năm
2005 và Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự.


Như vậy, khái niệm “yếu tố nước ngoài” được xác định bởi ba yếu tố:
Thứ nhất, có người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài than gia vào
quan hệ đó.
Thứ hai, sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó xảy ra ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài.
Thứ ba, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài.
1


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
2. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 103. Kết hôn có yếu tố nước ngoài (Luật HN&GĐ năm 2000),
trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải
tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Công dân Việt Nam kết
hôn với người nước ngoài, dù việc kết hôn được tiến hành ở Việt Nam hoặc ở nước
ngoài cũng luôn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm
kết hôn (Điều 9, 10 Luật HN&GĐ năm 2000).
Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam thì người nước ngoài, ngoài việc họ phải tuân theo pháp luật của nước
mà người nước ngoài là công dân, họ còn phải tuân theo các quy định về điều kiện
kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000 của Việt Nam.
Ví dụ: Theo pháp luật Thụy Điển thì nam từ 17 tuổi và nữ từ 16 thì được
phép kết hôn. Tuy nhiên, nếu nam công dân Thụy Điển và nữ công dân Việt Nam
đều 18 tuổi muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam sẽ không được chấp
thuận vì theo pháp luật Việt Nam, nam phải từ 20 tuổi trở lên mới được phép kết
hôn.
3. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Thông tư số 07/2002/TT-BTP Về việc hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và

gia đình có yếu tố nước ngoài có những quy định cụ thể về việc đăng kí kết hôn có
yếu tố nước ngoài như sau:
 Về một số giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn.
Mỗi bên phải làm Tờ khai đăng ký kết hôn có dán ảnh (theo mẫu quy định)
có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sau đây về việc hiện tại đương sự là người
không có vợ hoặc không có chồng:
- Đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, thì do cơ quan có
thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
- Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì do cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi người đó định cư hoặc do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ
quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó xác nhận.
- Đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, thì do cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi người đó có quốc tịch và thường trú xác nhận. Nếu pháp luật
nước ngoài không quy định việc xác nhận vào tờ khai dăng ký kết hôn hoặc không
2


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp giấy tờ xác nhận về tình trạng hôn nhân, thì thay thế bằng văn bản tuyên thệ
của người đó về việc hiện tại không có vợ hoặc không có chồng; hình thức của
việc tuyên thệ phải phù hợp với pháp luật của nước đó.
- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, thì do Uỷ ban nhân dân
cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận.
Giấy tờ xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi
của mình do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên
hoặc do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của nước ngoài, nơi người đó
thường trú xác nhận.
Trong trường hợp công dân Việt Nam đã có bản án, quyết định ly hôn (với
nhau hoặc với người nước ngoài) do Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của

nước ngoài xét xử, quyết định thì phải làm thủ tục ghi chú vào sổ tại Sở tư pháp và
nộp giấy xác nhận của Sở tư pháp về việc đã ghi chú bản án, quyết định ly hôn đó
(nếu ghi chú tại nơi khác); nếu ly hôn tại Toà án Việt Nam thì nộp bản sao bản án
hoặc trích lục án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Người nước ngoài kết hôn và ly
hôn với nhau ở nước ngoài thì không cần ghi chú việc ly hôn, chỉ cần nộp bản sao
bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật; nếu kết hôn với nhau tại Việt
Nam hoặc kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam và ly hôn ở nước ngoài, thì
phải làm thủ tục ghi chú. Thủ tục ghi chú bản án, quyết định ly hôn nói tại điểm
này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Trong trường hợp đương sự có vợ hoặc chồng đã chết, thì phải nộp bản sao
giấy chứng tử.
 Về thủ tục nộp hồ sơ kết hôn:
Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định, về nguyên tắc, khi nộp hồ sơ
đăng ký kết hôn, cả hai bên nam nữ đều phải có mặt. Trong trường hợp một bên do
ốm đau, bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể có mặt
để trực tiếp nộp hồ sơ, thì phải có giấy uỷ quyền cho người kia nộp thay hồ sơ,
trong đó nêu rõ lý do vắng mặt; giấy uỷ quyền phải được chứng thực hợp lệ.
 Về trình tự giải quyết hồ sơ kết hôn:
Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định, Sở tư pháp có trách nhiệm giúp
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiếp nhận, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, đề xuất
việc đăng ký hoặc từ chối đăng ký kết hôn và chịu trách nhiệm về hồ sơ kết hôn.
Về trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
3


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Về thủ tục niêm yết việc kết hôn: Việc niêm yết kết hôn được tiến hành
trong 07 ngày liên tục tại trụ sở của Sở tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi
thường trú hoặc tạm trú của công dân Việt Nam hoặc nơi thường trú của người
nước ngoài. Văn bản niêm yết việc kết hôn phải gồm các thông tin về hai bên nam

nữ như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi trường trú, tạm trú, tình trạng
hôn nhân (không có vợ/ chồng, có vợ/chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã
chết), dự kiến thời gian đăng ký kết hôn (nếu không có khiếu nại, tố cáo việc kết
hôn trái pháp luật).
Trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã
có trách nhiệm báo cáo ngay bằng văn bản cho Sở tư pháp. Nếu không có khiếu
nại, tố cáo việc kết hôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã không phải báo cáo Sở tư pháp về
kết quả niêm yết.
Trong quá trình thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu có khiếu nại, tố cáo
việc kết hôn trái pháp luật, việc kết hôn là giả tạo (kết hôn không nhằm mục đích
xây dựng gia đình, chỉ kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh ra nước ngoài), Sở tư
pháp tiến hành xác minh hoặc yêu cầu đương sự đến trụ sở của Sở để phỏng vấn,
làm rõ.
Trong trường hợp nghi ngờ hồ sơ kết hôn có giấy tờ giả mạo hoặc có vấn đề
cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an, Sở tư pháp có công văn gửi
cơ quan Công an cùng cấp yêu cầu xác minh, kèm theo 01 bộ hồ sơ kết hôn. Theo
quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định, Cơ quan Công an tiến hành xác minh
và trả lời cho Sở tư pháp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn
yêu cầu của Sở tư pháp. Nếu hết thời hạn này mà cơ quan Công an chưa có công
văn trả lời, Sở tư pháp vẫn đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu Cơ quan Công an xác minh.
Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ chối đăng ký kết hôn thì Uỷ
ban có văn bản thông báo cho đương sự, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Đương sự
không được hoàn trả lệ phí đăng ký kết hôn.
 Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Lễ đăng ký kết hôn được tiến hành theo quy định tại Điều 17 của Nghị định.
Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ đều phải có mặt, xuất trình chứng
minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (như giấy thông hành hoặc
giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh) và tự thể hiện ý chí tự nguyện kết hôn, ký tên vào sổ
đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.

4


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Trong trường hợp vì ốm đau, bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính
đáng khác mà không thể có mặt vào thời điểm đã định, đương sự phải có đơn đề
nghị Sở tư pháp cho hoãn việc đăng ký kết hôn; đơn không cần chứng thực. Thời
hạn tạm hoãn việc kết hôn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu quá thời hạn này mà vẫn
không tổ chức đăng ký kết hôn được do vắng mặt đương sự, Sở tư pháp báo cáo
bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc này. Nếu sau đó đương sự mới
yêu cầu tổ chức đăng ký kết hôn, thì phải làm lại các giấy tờ theo thủ tục đăng ký
kết hôn từ đầu.
 Trong khi giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu
vực biên giới, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Về phạm vi, đối tượng áp dụng:
Các quy định tại Chương V của Nghị định chỉ áp dụng đối với việc đăng ký
kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú tại
các xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới Việt Nam với công dân của nước láng
giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam (Danh sách các xã, phường, thị
trấn thuộc khu vực biên giới được ban hành kèm theo Thông tư số 179/2002/TTBQP ngày 22 tháng 1 năm 2001 của Bộ Quốc phòng, được đính kèm Thông tư
này).
Về trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi:
- Tờ khai đăng ký kết hôn được áp dụng chung theo mẫu dành cho công dân
Việt Nam ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
- Thủ tục, nội dung niêm yết việc kết hôn được thực hiện như việc niêm yết
đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của
pháp luật về đăng ký hộ tịch.
- Giấy chứng nhận kết hôn được áp dụng chung theo mẫu dành cho công dân
Việt Nam ở trong nước, theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.


II. THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở
NƯỚC TA
1. Xu hướng kết hôn với người nước ngoài ngày càng tăng
Hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn
cầu hoá. Tuy nhiên, việc kết hôn với người nước ngoài cần được cân nhắc kĩ, đã có
5


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
rất nhiểu trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài gặp rủi ro
(đặc biệt là phụ nữ).
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2008 cả nước có 22.745 trường hợp,
năm 2009 có 20.099 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. Từ tháng 1-2005
đến hết năm 2009, Hà Nội (bao gồm cả tỉnh Hà Tây trước đây) đã tiếp nhận và giải
quyết 2402 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, riêng năm 2010
cũng có đến 448 trường hợp, hầu hết các trường hợp kết hôn này đều thông qua
môi giới. Hình thức kết hôn thông qua môi giới dù đã bị cấm nhưng vẫn được lén
lút hoạt động. Trong những năm qua có nhiều vụ tổ chức cho người nước ngoài
“xem mặt” hàng trăm người có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài rồi lựa chọn.
Điều này không chỉ hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ, mà còn xâm
phạm nghiêm trọng thuần phong, mỹ tục.
Đã có rất nhiều điều đáng tiếc xảy đến với số phận của các cô gái lấy chồng
là công dân nước ngoài. Các chú rể “ngoại” này không có cơ hội lấy vợ cùng quốc
tịch do nghèo, khiếm khuyết thể chất... nên đã bỏ ra một khoản tiền lớn nhờ môi
giới để tìm vợ và vì lợi nhuận, phía môi giới sẵn sàng giấu những vấn đề này. Đặc
biệt đã có những trường hợp phụ nữ Việt Nam bi ngược đãi và nguy hiểm đến tính
mạng: việc cô dâu Huỳnh Mai bị chồng người Hàn Quốc hành hạ cho đến chết rồi
giấu xác, nỗi đau chưa nguôi thì dư luận trong nước lại nhận được tin thêm một cô
dâu Việt bị chết ở Hàn Quốc. Cô gái có tên là Lê Thị Kim Đồng (quê ở xã Thới

Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), cô đã cố gắng thoát khỏi gia đình chồng (do bị
hành hạ), nhưng sợ cầu thang máy có camera theo dõi nên đã buộc rèm cửa vào
người và nhảy xuống từ ban công tầng 9, nhưng rèm cửa đứt. Cô đã bị thiệt mạng.
Hai vụ án cho thấy cần nhanh chóng có biện pháp bảo vệ các cô dâu Việt ở nước
ngoài, nhất là khi các cuộc hôn nhân với người nước ngoài ngày nay đều diễn ra rất
nhanh chóng, dễ dàng, và nhất là mục đích không hẳn lúc nào cũng vì tình yêu...
2. Vấn đề đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trường hợp kết hôn với người nước ngoài không xuất phát từ tình yêu
không phải hiếm. Nhưng bên cạnh đó, có rất nhiều người vượt qua được các rào
cản về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán…để đến với nhau vì tình yêu chân
thành. Và rắc rối của họ khi kết hôn, đôi lúc xuất phát từ chính các cán bộ hộ tịch.
Theo tổng kết của Vụ Hành chính tư pháp, khi giải quyết việc kết hôn có
yếu tố nước ngoài, cán bộ hộ tịch của các Sở Tư pháp có rất nhiều cách hiểu khác
nhau, dẫn đến việc áp dụng các quy định về thủ tục không thống nhất. Cùng một
việc, nhưng địa phương này giải quyết dễ dàng, địa phương khác lại gây khó khăn,
6


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
thậm chí không giải quyết, dẫn đến bức xúc trong dư luận. Chính vì vậy, đã có
trường hợp, đương sự phải làm động tác chuyển hộ khẩu từ địa phương này sang
địa phương khác mới được công nhận việc kết hôn.
Một số cán bộ hộ tịch lại không cập nhật kịp thời những quy định mới, thậm
chí không nghiên cứu kỹ những quy định hiện hành nên đã dẫn đến việc gây phiền
hà cho các bên kết hôn. Nhiều khi, chính người đi làm thủ tục đăng ký kết hôn lại
hiểu luật hơn cán bộ giải quyết việc kết hôn. Nhưng vì tâm lý “tránh voi chẳng xấu
mặt nào”, nên họ vẫn phải đáp ứng đủ các giấy tờ mà cán bộ yêu cầu, dù biết rõ
mười mươi rằng pháp luật không có quy định nào yêu cầu như vậy. Không chỉ làm
khổ dân, những cán bộ lười nghiên cứu, thụ động này còn làm phiền cả đến Bộ Tư
pháp. Nhiều vụ việc, dù đã được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật, nhưng

do không nghiên cứu kỹ, nên từ đề xuất của cán bộ, các Sở Tư pháp lại chuyển
công văn đề nghị Bộ hướng dẫn…
Bên cạnh sự thụ động, máy móc, thì số cán bộ làm công tác thụ lý việc kết
hôn có yếu tố nước ngoài có hành vi tiêu cực cũng không phải ít. Mặc dù, Nghị
định 69 đã bỏ bớt một số loại giấy tờ như lý lịch cá nhân, bản án, quyết định toà án
về việc ly hôn… nhưng hiện tại, nhiều địa phương, cán bộ thụ lý vẫn cố tình yêu
cầu hai bên kết hôn phải có giấy tờ theo quy định cũ của Nghị định 68, để qua đó
sách nhiễu người dân.
Dựa vào bối cảnh hiện nay, Sở Tư pháp nhiều địa phương không mấy quan
tâm tới việc phỏng vấn hai bên kết hôn nhằm ngăn chặn kết hôn qua môi giới, mà
thực hiện một cách hình thức, chiếu lệ, các cán bộ hộ tịch đã lợi dụng để gây khó
khăn. Muốn được xếp lịch phỏng vấn, hai bên kết hôn cần phải “gặp gỡ” cán bộ hộ
tịch. Nếu không biết “quy định” này, cán bộ sẽ cố tình không xếp lịch phỏng vấn,
để hai bên kết hôn phải chờ đợi, đặc biệt là người nước ngoài phải kéo dài thời
gian ở Việt Nam để chờ đợi. Thậm chí, có nơi, cán bộ phỏng vấn còn móc nối với
“cò” môi giới để đưa ra một kịch bản phỏng vấn cho suôn sẻ.
Trái với sự thờ ơ ở khâu phỏng vấn, tại nhiều Sở Tư pháp, việc yêu cầu xác
minh của cơ quan công an lại sự quá ư cẩn thận. Mặc dù, theo quy định tại Nghị
định 68, việc xác minh của cơ quan công an chỉ đặt ra khi xét thấy vấn đề xác minh
thuộc cơ quan công an. Nhưng, nhiều địa phương, Sở Tư pháp đã đưa ra quy định
yêu cầu tất cả các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài đều phải gửi hồ sơ yêu
cầu công an xác minh. Sự cẩn thận thái quá này cũng đã góp phần kéo dài thời gian
giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn của hai bên nam nữ.

7


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
3. Một số mặt hạn chế của các quy định về vấn đề kết hôn có yếu tố
nước ngoài

Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP là hai văn
bản hướng dẫn giải quyết vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài song thực tiễn
triển khai áp dụng lại gặp rất nhiều khó khăn.
Ví dụ, theo đúng quy định thì Sở Tư pháp phải tiến hành phỏng vấn để làm
rõ sự tự nguyện kết hôn của các bên, mà không yêu cầu làm rõ khả năng giao tiếp
bằng ngôn ngữ chung, mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau...Trong khi đó, qua
phỏng vấn, cán bộ tư pháp nhận thấy hai bên không giao tiếp được với nhau do bất
đồng ngôn ngữ, không biết gì về hoàn cảnh của nhau, thậm chí mới gặp gỡ một
lần... Đó là chưa kể việc bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ phỏng vấn và người đăng
ký, tất cả chỉ dựa vào lời nói của phiên dịch.
Rõ ràng, thấy việc kết hôn còn gượng ép, nhưng Sở Tư pháp chỉ có thể
khuyến cáo các bên nên dành thêm một khoảng thời gian cần thiết để về tìm hiểu
thêm về nhau, mà chưa có căn cứ pháp lý để từ chối đăng ký kết hôn. Hay một số
trường hợp tuy không vi phạm pháp luật nhưng về mặt đạo đức xã hội, thuần
phong mỹ tục của người Việt Nam lại không phù hợp như trường hợp xin kết hôn
mà người nữ hơn người nam đến 40 tuổi...
Hay như quy định người nước ngoài đã ly hôn và muốn kết hôn với người
Việt Nam thì phải ghi chú ly hôn để chứng minh mình độc thân. Thực tế, ở nước
ngoài người ta đã ly hôn, có bản án, quyết định của tòa án thật và đã kết hôn với
người khác. Nhưng đến Việt Nam họ lại mang bản án cũ ra để làm bằng chứng.
Tình trạng trên xuất phát phần lớn từ các trung tâm môi giới kết hôn. Tuy
việc nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn hoặc lợi dụng
việc môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được các Nghị định 68 và Nghị định
125/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đề cập tới. Tuy nhiên,
trên thực tế, các doanh nghiệp dịch vụ môi giới hôn nhân vẫn tiếp tục hoạt động
dưới nhiều hình thức trá hình, tinh vi để lẩn tránh pháp luật và có sự móc nối với
các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động môi giới hôn nhân (vì luật pháp Hàn
Quốc, Đài Loan cho phép cá nhân, tổ chức được hoạt động môi giới hôn nhân hợp
pháp). Xử lý vấn đề này, hiện nay mới chỉ có thể áp dụng quy định của Nghị định
150/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an

toàn xã hội với mức phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Biện pháp xử phạt như vậy là quá
nhẹ, không đủ sức răn đe, ngăn chặn.

8


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có được quy định hạn chế, ngăn cấm, hay
biện pháp chế tài để xử lý những biến tướng của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
như tình trạng phụ nữ tại các tỉnh phía Nam kết hôn với người nước ngoài vì lý do
kinh tế một cách vội vã, thiếu suy nghĩ; ở các tỉnh biên giới phía bắc, phụ nữ vượt
biên trái phép sang biên giới làm ăn, rồi chung sống như vợ chồng với công dân
nước đó mà không đăng ký kết hôn; lợi dụng việc kết hôn để hợp lý hoá việc xuất
cảnh ra nước ngoài.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ VẤN
ĐỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
 Về vấn đề kết hôn giả tạo
Phải quy định lúc nộp hồ sơ để làm đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải
có mặt tại Sở Tư pháp, chứ không thể ủy quyền cho người khác.
Trong quy trình kết hôn có một thủ tục phỏng vấn đôi bên và phải có nội
dụng cụ thể, bao gồm: mục đích hôn nhân có đúng không; mức độ hiểu biết nhau
như thế nào, đặc biệt nhấn mạnh đôi bên phải hiểu nhau qua một ngôn ngữ chung.
Quy định này nhằm tránh tình trạng hiện nay các công dân Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài mà chẳng biết ngoại ngữ dẫn đến bất đồng về ngôn ngữ. Sau quá
trình phỏng vấn người phỏng vấn phải lập biên bản, ký xác nhận vào đó, đề xuất ý
kiến có nên cho kết hôn hay không và chịu trách nhiệm cá nhân về việc này.
"Lỗ hổng" ghi chú ly hôn cũng phải được thay bằng quy định mới là trong
hồ sơ để làm thủ tục kết hôn phải có giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền
nước sở tại rằng anh đang ở tình trạng độc thân (giấy có giá trị trong 6 tháng).
Thêm vào đó, để chống môi giới kết hôn bất hợp pháp, dự thảo quy định nếu

cán bộ làm thủ tục phát hiện việc kết hôn thông qua môi giới thì phải từ chối cho
họ kết hôn.
 Thành lập những trung tâm bảo trợ hỗ trợ phụ nữ Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài. Ngoài ra, chúng ta có thể mở lớp bồi dưỡng dạy văn hoá của
một số nước, cách cư xử trong gia đình, giống như một số nước có lớp dạy cách
làm dâu và cung cấp những thông tin cần thiết về:
- Về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài
- Về Luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền nơi mà công dân
Việt Nam sẽ đến làm dâu.

 Về phía cán bộ hộ tịch

9


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Bên cạnh việc ưu tiên lựa chọn cán bộ chuẩn mực đạo đức, chuyên sâu
nghiệp vụ, kiên quyết thuyên chuyển những cán bộ kém phẩm chất, thì các Sở Tư
pháp phải thực hiện triệt để việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ
giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định
158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 quy định danh mục các vị trí công tác và thời
hạn định kỳ chuyển đổi đối với cán bộ công chức viên chức. Mặt khác, thực tế giải
quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng cho thấy nhiều cán bộ lãnh đạo có
biểu hiện tiêu cực. Vì vậy, Nghị định 158 cũng cần phải sửa đổi, bổ sung theo
hướng cán bộ lãnh đạo (trưởng, phó phòng hộ tịch) cũng phải được định kỳ chuyển
đổi vị trí công tác.
Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ quan tư pháp cũng không được xem nhẹ việc
nghiêm khắc yêu cầu cán bộ tự trau dồi, nâng cao trình độ và phải có biện pháp đối
với những cán bộ thụ động, máy móc trong xử lý công việc.


KẾT LUẬN
Qua những vấn đề lý luận và thực tiễn như đã nêu ở trên, có thể thấy Pháp
luật nước ta vẫn còn những quy định chưa chặt chẽ về kết hôn có yếu tố nước
ngoài. Cũng cần phải nói thêm, chúng ta chưa có sự hỗ trợ cần thiết từ các nước để
có thể bảo vệ được công dân Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài. Bên
cạnh đó, một bộ phận lớn người dân, đặc biệt là các cô gái ở những làng quê
nghèo, không có sự hiểu biết cần thiết về pháp luật Việt Nam, cụ thể là vấn đề kết
hôn với người nước ngoài cũng như những rủi ro mà mình có thể sẽ gặp phải…Do
vậy, trước hết chúng ta phải từng bước hoàn thiện các quy định của Pháp luật về
vấn đề này, đồng thời cũng phải có các biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích cho công
dân Việt Nam trước những rủi ro trong hôn nhân với người nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000.
10


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
3.

Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (chuyên ngành luật dân sự, luật tố tụng
dân sự và luật HN&GĐ), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999.

4. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài..
5. Thông tư số 07/2002/TT-BTP Về việc hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 68/2002/NĐ-CP.

6. Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
68/2002/NĐ-CP.
7.

Nghị định 125/2004/NĐ-CP

hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp

8.

Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007

quy định danh mục các vị trí công tác

và thời hạn định kỳ chuyển đổi đối với cán bộ công chức viên chức.
9. />10. .
Và một số tài liệu tham khảo khác.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
NỘI DUNG
I. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Luật định............................1
11


Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
1. Một số khái niệm.............................................................................................1
2. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài..........................................................2
II. Thực trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nước ta.........................6
1. Xu hướng kết hôn với người nước ngoài ngày càng tăng...............................6

2. Vấn đề đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài................................................6
3. Một số mặt hạn chế của các quy định về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài
.............................................................................................................................8
III. Một số biện pháp hoàn thiện các quy định về vấn đề kết hôn có yếu tố
nước ngoài.....................................................................................................9
KẾT LUẬN......................................................................................................15

12



×