Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kết hôn có yếu tố nước ngoài – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.9 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình - hạt nhân cốt lõi của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người,
là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào
việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì
gia đình lại càng tốt hơn. Sự tác động và chi phối lẫn nhau giữa gia đình và xã
hội được khẳng định rõ nét trong hôn nhân. Bởi lẽ, nền tảng vững chắc để xây
dựng gia đình chủ yếu là xuất phát từ quan hệ hôn nhân.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập - quốc tế hoá ngày càng được mở rộng
thì hòa vào sự phát triển của nền kinh tế, quan hệ hôn nhân cũng được hình
thành dưới nhiều góc độ khác nhau của xã hội, dựa trên những nguyên tắc
nhất định. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc tôn giáo, giữa
người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và
người nước ngoài, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ trên cơ sở nguyên
tắc tiến bộ, một vợ , một chồng bình đẳng.
Cơ sở thiết lập quan hệ hôn nhân hiện nay đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh
thổ quốc gia, chịu tác động và chi phối bởi các yếu tố nước ngoài. Do tính
chất phức tạp vốn có của quan hệ này, nhà nước đã kịp thời thừa nhận và bảo
vệ bằng cách thông qua hình thức ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
để điều chỉnh và có những sửa đổi bổ sung để hoàn thiện nội dung của chế
định trên thực tế. Nhận thức được tầm quan trọng này, em chọn đề tài “Kết
hôn có yếu tố nước ngoài – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm bài tập
lớn học kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình của mình

1


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI:
I.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2000:


“Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Tiếp đó, khoản 14 Điều 8 Luật
hôn nhân gia đình năm 2000 thì ta có thể hiểu kết hôn có yếu tố nước ngoài là
việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
giữa những người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hoặc giữa
những người công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan
đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Theo Điều 103 Luật hôn nhân gia đình 2000: “Trong việc kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật
của nước mình về điều kiện kết hôn”. Như vậy, việc đăng ký kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài dù việc đăng ký kết hôn được tiến
hành ở Việt Nam hay ở nước ngoài cũng phải tuân theo pháp luật Việt Nam về
điều kiện kết hôn. Cũng theo Điều 103, thì việc kết hôn giữa những người
nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam
cũng phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết
hôn.
I.2. Nguyên tắc áp dụng Luật và thẩm quyền giải quyết kết hôn có yếu tố
nước ngoài
I.2.1. Nguyên tắc áp dụng Luật
Theo pháp luật Việt Nam, nguyên tắc áp dụng cơ bản để giải quyết
xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài là nguyên tắc
luật quốc tịch của các bên đương sự, cụ thể là:
2


- Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, người
nước ngoài còn tuân theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Luật hôn nhân gia
đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn tiến hành trước cơ

quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam.
- Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, mỗi
bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối
với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn, ngoài ra còn phải tuân theo
quy định tại Điêu 9, Điều 10 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam về điều kiện
kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
Điều 103 Luật hôn nhân gia đình không quy định giải quyết xung đột
pháp luật về nghi thức kết hôn. Vấn đề này được quy định trong Nghị định số
68/NĐ-CP năm 2002 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân gia
đình 2000 về quan hê hôn nhân có yếu tố nước ngoài, theo đó vấn đề xung đột
pháp luật về nghi thức kết hôn được áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn để
giải quyết. Cụ thể là : “việc kết hôn được tiến hành ở Việt Nam hoặc tại cơ
quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thì phải được đăng ký
và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức nhà nước”.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước
ngoài, phù hợp với pháp luật nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu
vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp
luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
I.2.2. Thẩm quyền giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong các văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành quy định
về thẩm quyền giải quyết việc hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài thì
thẩm quyền giải quyết việc kết hôn được xác định tại khoản 1 Điều 102 Luật
hôn nhân gia đình 2000 cùng với khoản 1 Điều 3 và điều 12 Nghị định
68/2002/NĐ-CP. Ngoài ra, thẩm quyền đăng ký kết hôn còn được quy định tại
3


các văn bản khác như Nghị định 69/2006/NĐ-CP, Nghị định 158/2005/NĐCP về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Theo các văn bản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc kết
hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

-Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì
UBND tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền đăng ký kết
hôn
-Trường hợp kết hôn người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì cơ
quan có thẩm quyền là UBND tỉnh nơi cư trú của người nước ngoài.
-Đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên
giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt
Nam thì sẽ do Chính phủ quy định.
-Trường hợp công dân Việt Nam với nhau kết hôn ở nước ngoài hoặc
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở nước đó thì cơ quan có thẩm
quyền giải quyết là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt
Nam ở nước sơ tại.
I.3. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Để điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài thì nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn
như Luật hôn nhân gia đình 2000, Nghị định 68/2000/NĐ-CP, Nghị định
69/2006/NĐ-CP, ngoài ra vấn đề kết hôn còn được giải quyết trên cơ sở các
hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân gia đình 2000 thì
điều kiện kết hôn được xác định như sau:

4


“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu
việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam thì người nước ngoài vẫn phải tuân theo các quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại
Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”

Như vậy, pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thống luật quốc tịch của các
bên đương sự để xác định điều kiện kết hôn, cụ thể được phân làm hai trường
hợp:
-Thứ nhất, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài thì công dân Việt Nam sẽ phải tuân thủ pháp luật Việt
Nam về điều kiện kết hôn và người nước ngoài sẽ tuân thủ các quy định pháp
luật của nước mà họ mạng quốc tịch.
-Thứ hai, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ở Việt Nam thì các bên sẽ phải tuân theo pháp luật nước mình về
điều kiện kết hôn. Đồng thời còn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều
kiện kết hôn.
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2000,
tại điều 10 Nghị định 68/2002/NĐ-CP đã cụ thể hóa điều kiện đăng ký kết
hôn có yếu tố nước ngoài(Khoản 1, Khoản 2)
Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước đã
đăng ký hiệp định tương trợ Tư pháp với Việt Nam khi xác định điều kiện kết
hôn sẽ căn cứ vào luật định.
I.4. Nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài
Xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước, từ phong tục tập quán mà
pháp luật các nước có quy định nghi thức kết hôn khác nhau. Ở Việt Nam
5


theo quy định tại Điều 11 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và điều 57 Bộ luật dân
sự 2005 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện theo nghi thức pháp luật quy định. Mọi nghi thức kết hôn
không theo các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn đều không có giá
trị pháp lý.
Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP về hôn nhân có

yếu tố nước ngoài quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc kết hôn có yếu
tố nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1, Các bên đương sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật. Hồ sơ gồm: giấy đăng ký kết hôn theo quy định, giấy xác nhận tinh
trạng hôn nhân của mỗi bên, giấy xác nhận của tổ chức y tế, bản sao có công
chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu hay
giấy tờ thay thế), bản sao có công chứng, hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc
giấy tờ chứng nhận nhân khẩu hay thẻ thường trú. Ngoài ra còn một số giấy tờ
khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2, hồ sơ lập thành bộ, nộp tại sở tư pháp (nếu đăng ký kết hôn tại
Việt Nam), nộp tại cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài (nếu đăng ký
tại các cơ quan này)
Bước 3, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, sở tư
pháp tiến hành phỏng vấn trực tiếp hai bên nam nữ tại trụ sở tư pháp.
Bước 4, niêm yết hồ sơ kết hôn tại trụ sở Tư pháp và UBND xã nơi
thường trú hoặc nơi tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt
Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn 7
ngày.
Bước 5, Sở tư pháp nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn

6


Bước 6, Gửi chủ tịch UBND tỉnh ký giấy chứng nhận kết hôn
I.5. Ý nghĩa việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong những năm gần đây, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài có chiều
hướng gia tăng, đây là hệ quả tất yếu của quá trình giao lưu hợp tác quốc tế
giữa Việt Nam với các nước. Công dân Việt Nam khi tham gia quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài bên cạnh việc tiếp thu một nền văn hóa mới, được
hiểu biết thêm về con người, về ngôn ngữ, phong tục tập quán và lối sống của

các nước mà họ làm vợ hoặc chồng thì họ có thể sống trong một điều kiện
kinh tế đầy đủ, hiện đại.
Việc nhà nước ta thừa nhận kết hôn có yếu tố nước ngoài đã thể hiện
chính sách ngoại giao nhất quán với các nước trong khu vực và trên thế giới,
điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế,
văn hóa của Việt Nam.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI:
II.1 Thực tiễn việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay:


Thực trạng:
Trong giai đoạn hiện nay, số lượng công dân Việt Nam(chủ yếu là phụ

nữ) kết hôn với người nước ngoài có xu hướng tăng mạnh, xu thế này phù
hợp với xu hướng khách quan của thế giới là sự hợp tác kinh tế, giao lưu văn
hóa quốc tế giữa các nước.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư Pháp thì cả nước tính đến ngày
12/10/2005 có 180.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài
hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trong đó có tới 80%
là phụ nữ; riêng 3 năm từ 2003 đến quý 1- 2005 đã có hơn 31.872 trường hợp
7


phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, chủ yếu là công dân Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,….
Ở nước ta, Việc kết hôn với người nước ngoài trong giai đoạn hiện nay
đã trở thành một trào lưu ,”mốt” của giới trẻ, đặc biệt là đối với phụ nữ; các
trường hợp kết hôn với người nước ngoài ở nước ta tập trung ở miền Nam,

một số tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương,…. Thành phố Hồ Chí Minh
là địa phương có số người kết hôn với người nước ngoài nhiều nhất nước với
hơn 15.000 trường hợp; trong đó có 9.426 phụ nữ Tp kết hôn với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài chiếm tỉ lệ cao nhất(51.5%) và 5.427 phụ nữ Tp
kết hôn với người nước ngoài(chiếm 30%). Số lượng đàn ông lấy phụ nữ
nước ngoài tuy ít hơn nhưng có cũng đáng kể và tăng nhanh trong những năm
gần đây.


Nguyên nhân:
- Hoạt động môi giới hôn nhân: hoạt động môi giới kết hôn có yếu tố

nước ngoài là một nhu cầu khách quan tất yếu, có cầu ắt sẽ có cung.
- Quản lý của Nhà nước nhất là việc quản lý các cá nhân, tổ chức làm
dịch vụ môi giới kết hôn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ,…nên đã bị hoạt động
này lợi dụng.
- Các chính sách xuất cảnh thông thoáng, dưới tác động của nền kinh tế
thị trường, Nhà nước ta khuyến khích người nước ngoài đến tham quan du
lịch, đầu tư,…tại nước ta; ngược lại người Việt Nam được tự do đi ra nước
ngoài học tập, đặc biệt cho phép lấy người nước ngoài với các thủ tục ngày
càng thông thoáng.
- Nguyên nhân kinh tế: một thực tế không thể phủ nhận đó là nền kinh
tế của các nước trong khu vực đều phát triển hơn so với Việt Nam, cho nên
cuộc sống vật chất, tinh thần của họ hơn chúng ta rất nhiều.

8


- Ưu điểm của người Việt Nam: con người Việt Nam có khá nhiều ưu
điểm, đặc biệt là phụ nữ.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa như ảnh hưởng của thông
tin, tuyên truyền; phong tục tập quán;….
II.2.Thực tiễn áp dụng pháp luật về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài:


Ưu điểm:
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật này được ban hành trong thời điểm

khá dài và đến nay đã khá toàn diện, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của việc
điều chỉnh pháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố
nước ngoài về cơ bản đã có sự thống nhất, khắc phục được tình trạng tản mản,
chồng chéo giữa các quy pháp pháp luật trong các giai đoạn trước.
Tóm lại, pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài đã
phát triển, đáp ứng đòi hỏi cơ bản của quá trình mở rộng việc kết hôn có yếu
tố nước ngoài trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.


Nhược điểm:

a) Một số vướng mắc liên quan đến việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài
Sau hơn 11 năm thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và 8 năm
thực hiện Nghị định 68/200
2/NĐ-CP cho thấy trong thực tiễn thường xuất hiện một số vướng mắc trong
việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như: chưa được ra khái niệm về
việc kết hôn có yếu tố nước ngoài rõ ràng, Về hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố
nước ngoài còn thiếu, thời hạn giải quyết dài dòng…
9



c) Vướng mắc trong việc hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Việc quy định vấn đề này ở một văn bản là Nghị định chưa thể hiện
được hết ý nghĩa, vai trò của hoạt động này. Việc thành lập và cơ cấu tổ chức
bộ máy của Trung tâm hỗ trợ kết hôn, nội dung của hỗ trợ kết hôn còn mang
tính nguyên tắc, không có quy định củ thể nào nên chưa đủ cơ sở pháp lý
- Việc tuy đã thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn nhưng lại thiếu khách
hàng để giới thiệu cho những người có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài,
còn lúng túng trong việc đề ra các giải pháp tiếp cận và thu hút khách hàng.
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả điều chỉnh việc kết hôn có
yếu tố nước ngoài
1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về kết hôn có
yếu tố nước ngoài:
-Về vấn đề đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, trước hết chúng ta
cần làm rõ thế nào là đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Về hồ sơ đăng ký
kết hôn, việc yêu cầu nộp hai bộ hồ sơ là không cần thiết , nhằm tạo ra tâm lý
thoải mái, tiết kiệm chi phí cho công dân, phù hợp với tinh thần cải cách hành
chính.Về thời hạn giải quyết, pháp luật nước ta cần giảm thời hạn giải quyết
việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
- Về vấn đề ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài , đầu tiên chúng ta
cần làm rõ thế nào là ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài, việc này giúp
chúng ta phân biệt được với việc đăng ký kết hôn, tạo điều kiện dễ dàng làm
việc đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Về thời hạn giải quyết,
pháp luật phải quy định củ thể thời hạn giải quyết việc ghi chú kết hôn; việc
quy định thời hạn giải quyết việc kết hôn sẽ tránh được tình trạng dây dưa,
không chịu giải quyết của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

10



- Về vấn đề hoạt động hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài, chúng ta
cần quy định việc hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài trong các văn bản luật
chính thức( Luật hôn nhân và gia đình,…)
- Ngoài ra, chúng ta cần thực hiện và tăng cường ký kết các điều ước
quốc tế về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài với các nước trên thế giới; xây
dựng một số quy định phù hợp với thực tế của đời sống trong lĩnh vực kết hôn
có yếu tố nước ngoài,….
2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
- Chúng ta cần xem xét lại các chính sách của Nhà nước về vấn đề hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và kết hôn có yếu tố nước
ngoài nói riêng.
-Cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội
trên cả nước như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,….
- Để đối phó với tình trạng hoạt động môi giới kết hôn bất hợp pháp ở
Việt Nam, chúng ta cần tạo điều kiện phát triển các Trung tâm hỗ trợ kết hôn
của Nhà nước
- Nhà nước ta cần tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ
thất nghiệp, nhằm hạn chế tình trạng người lao động thiếu việc làm, dẫn đến
họ muốn có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài nhằm thoát khỏi cuộc sống
nghèo nàn, túng thiếu.
- Tăng cường các chính sách giáo dục, tuyên truyền pháp luật , giúp
người dân hiểu biết các quyền lợi của mình khi kết hôn với người nước ngoài;
đẩy mạnh các biện pháp nhằm giải thích rõ pháp luật Việt Nam điều chỉnh
việc kết hôn có yếu tố nước ngoài đến với người nước ngoài kết hôn tại Việt
Nam.
11



KẾT LUẬN
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các vấn đề
xã hội mới nảy sinh ảnh hưởng đến xu hướng phát triển chung của cả đất
nước. Quy luật của Thị trường và sự vận động không ngừng của xã hội đòi
hỏi bất kỳ một Quốc gia nào cũng cần có một chính sách cụ thể để điều tiết
cho phù hợp. Chúng ta có thể đánh giá một nước phát triển dựa vào trình độ
văn hóa nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của xã hội mà trọng tâm là
vấn đề con người.
Gia đình là một tập hợp những con người có liên kết gắn bó với nhau
về vật chất lẫn tình cảm. Do đó, khi thiết lập quan hệ hôn nhân đặc biệt là
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; một trong những mục tiêu quan trọng
được xác định là phải xây dựng một gia đình no ấm, trên cơ sở tình yêu chân
chính. Các hoạt động kết hôn có yếu tố nước ngoài đã và đang làm biến đổi
những giá trị truyền thống trong hôn nhân, làm ảnh hưởng đến lối sống và suy
nghĩ của con người về gia đình.
Tình trạng kết hôn giữa công dân trong nước với người nước ngoài
thường không dựa trên cơ sở tình yêu mà thay vào đó là những mục đích kinh
tế để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. hôn nhân không còn giữ được những giá trị
như ban đầu mà được thương mại hóa, quốc tế hóa từ nhiều đối tượng khác
nhau trong xã hội một phần cũng do những nguyên nhân khách quan từ thực
tế, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhận thức của con người.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Hội- Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam- Nhà xuất bản Công An nhân dân- 2009;
2.


Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000- Nhà xuất bản Lao Động

3. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam- khoá luận tốt

ngiệp;
4.

Nguyễn Văn Thắng- Thử tìm hiểu nguyên nhân vấn đề phụ nữ VIệt

5.

Nam kết hôn với người nước ngoài- Tạp chí luật học số 6/2008
Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số

6.

điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
www.phunu.net
www.dantri.com

13


14



×