Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

HỒ THỊ THÚY

VAI TRỊ CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT
XỨ HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 29

Niên khóa
: 2004 – 2008
Ngƣời hƣớng dẫn: Vũ Duy Cƣơng
Thạc sĩ Luật học

TP.HCM – NĂM 2008


MỤC LỤC

Lời nói đầu ....................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: Vai trị của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ........................................ 5
1.1. Khái quát chung về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ...................................... 6
1.1.1 Một số khái niệm .............................................................................................. 6
1.1.1.1. Xuất xứ hàng hóa ...................................................................................... 6
1.1.1.2. Quy tắc xuất xứ ......................................................................................... 6
1.1.1.3. Quy tắc xuất xứ ưu đãi ............................................................................. 6
1.1.1.4. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi .................................................................. 6
1.1.1.5. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa .......................................................... 6
1.1.1.6. Hệ thống ưu đãi phổ cập .......................................................................... 6


1.1.2 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ................................................... 8
1.1.2.1. Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi ............................................................... 8
a. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AK ............................................................... 8
b. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D .................................................................. 8
c. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E .................................................................. 9
d. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A .................................................................. 9
e. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S ................................................................... 9
1.1.2.2. Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi .................................................. 10
a. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B ................................................................ 10
b. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu hàng dệt di EU .......................................... 10
c. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu ICO ............................................................ 10
d. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ khác ...................................................... 11
1.1.2.3. Giấy chứng nhận xuất xứ tái xuất ........................................................... 11
1.2 Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa ........................................................................................................... 11
1.2.1. Quy định về xuất xứ hàng hóa của Tổ chức thương mại thế giới WTO ..... 11


1.2.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh việc áp dụng quy tắc xuất xứ theo quy
định của Hiệp đinh về quy tắc xuất xứ hàng hóa ROO ................................................... 12
1.2.1.2 . Các nguyên tắc trong thời kỳ quá độ ..................................................... 14
1.2.1.3. Các nguyên tắc sau thời kỳ quá độ ......................................................... 15
1.2.1.4. Các quy tắc hài hòa quy tắc xuất xứ ....................................................... 15
1.2.2. Quy định của pháp luật Liên minh châu Âu (EU) về xuất xứ hàng hóa .... 16
1.2.2.1. Hệ thống thuế của các nước EU ............................................................. 16
1.2.2.2. Các quy định của pháp luật EU về xuất xứ hàng hóa ............................. 17
1.2.2.3. Quy định của EU về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ........................ 18
1.2.3. Quy định của ASEAN về xuất xứ hàng hóa.................................................. 19
1.2.3.1. Quy tắc xuất xứ quy định trong Hiệp định về Chương trình ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực thương mại tự do ASEAN

(AFTA) ............................................................................................................................ 20
1.2.3.2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa áp dụng cho Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc ..................................................................................................... 20
1.2.3.3. Quy tắc xuất xứ hàng hóa áp dụng cho khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Hàn Quốc ...................................................................................................... 24
1.2.4.Quy định của pháp luật Việt Nam về xuất xứ hàng hóa ............................... 27
1.2.4.1. Các cam kết của Việt Nam với WTO về xuất xứ hàng hóa .................... 28
1.2.4.2. Các quy tắc xuất xứ theo pháp luật Việt Nam ........................................ 29
a. Quy tắc xuất xứ ưu đãi ................................................................................ 29
b. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi .................................................................... 30
c. Quy tắc xuất xứ cộng gộp ........................................................................... 32
1.2.4.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa .......................................................................................................................... 33
1.3 Vai trị của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa .................................................. 35
1.3.1 Vai trị của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới góc độ chính trị xã hội............................................................................................................................... 35
1.3.2 Vai trị của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới góc độ kinh tế ........... 36


1.3.3 Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất
nhập khẩu ....................................................................................................................... 39
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam hiện nay ................................ 41
2.1. Thực trạng cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ........................................... 42
2.1.1.Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam VCCI .............................................................. 42
2.1.2.Thực trạng cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Phịng Thương
mại và Cơng nghiệp Việt Nam VCCI ............................................................................ 46
2.1.3.Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hình thức điện tử .................. 46
2.2. Thực trạng sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ........................................................................ 52

2.2.1. Thực trạng sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hoạt
động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ................................................................ 52
2.2.2.Thực trạng sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi trong
khuôn khổ thực hiện các Hiệp định khu vực thương mại tự do FTA ......................... 54
2.2.2.1.Thực trạng sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D theo
Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA)................................................................................. 55
2.2.2.2.Thực trạng sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E theo
Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) ............................ 60
2.2.2.3. Thực trạng sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AK theo
Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc AKFTA ................................. 61
2.2.3. Tình trạng gian lận trong việc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa ................................................................................................................................... 63
2.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa hiện nay .................................................................................................... 69
2.3.1. Những giải pháp mang tính vĩ mơ ................................................................. 69
2.3.2. Những giải pháp mang tính vi mơ ................................................................. 73


Kết luận .......................................................................................................................... 76
Phụ lục: Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Danh mục tài liệu tham khảo


LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động giao lưu thương mại đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ với quy mô ngày càng rộng lớn. Các khối kinh tế quốc tế khu vực
cũng như các quốc gia đã và đang tích cực xây dựng các Hiệp định khu vực thương
mại tự do để dành cho nhau những ưu đãi thuế quan trong hoạt động xuất nhập
khẩu. Trong khu vực ASEAN, các quốc gia thành viên đã thỏa thuận xây dựng ba

hiệp định Khu vực thương mại tự do (FTA) bao gồm: Hiệp định khu vực thương
mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung
Quốc, Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc. Trong các Hiệp
định được ký kết thì Quy tắc về xuất xứ hàng hóa là vấn đề được các thành viên ký
kết đặc biệt chú trọng. Để được hưởng thuế suất ưu đãi, hàng hóa nhập khẩu phải có
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một
trong những chứng từ hải quan làm căn cứ cho việc hưởng thuế suất ưu đãi.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong
họat động xuất nhập khẩu. Dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu có thể xác định được xuất xứ của hàng hóa để
áp dụng mức thuế suất ưu đãi phù hợp với các thỏa thuận đã được ký kết. Bên cạnh
đó, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là căn cứ để áp dụng thuế chống bán phá giá
và trợ giá khi hàng hóa của một quốc gia được bán phá giá tại thị trường nước khác.
Giấy chứng nhận xuất xứ còn là chứng từ quan trọng phục vụ cho hoạt động thống
kê thương mại, duy trì hệ thống hạn ngạch và họat động xúc tiến thương mại.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngày càng trở nên quan trọng hơn trong
hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên hiện nay việc nhận thức rõ vai trò của
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cịn rất hạn chế. Các doanh nghiệp chưa hiểu biết
đầy đủ về tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng như các quy định
pháp luật liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Số lượng doanh nghiệp
sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi chiếm tỷ lệ rất thấp,
chưa tận dụng triệt để những lợi ích mà các Hiệp định khu vực thương mại tự do


mang lại. Mặt khác, một số doanh nghiệp lợi dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa để thực hiện hành vi gian lận thương mại để hưởng ưu đãi thuế quan, làm ảnh
hưởng lớn đến sự công bằng và lành mạnh trong trao đổi thương mại. Qua đó, tác
động tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Chính vì vậy nghiên cứu về vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trở
thành một vấn đề cấp thiết. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Vai trò của giấy chứng

nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay” làm khóa luận
tốt nghiệp.
1. Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
 Tìm hiểu một số quy định pháp luật của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, Liên minh châu Âu EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN và
pháp luật Việt Nam về quy tắc xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa.
 Chỉ ra và phân tích vai trị của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối
với thực tiễn họat động thương mại quốc tế hiện nay.
 Nêu lên thực trạng cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tình hình
sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp trong hoạt động
xuất nhập khẩu. Tác giả chủ yếu tập trung đề cập đến tình hình sử dụng giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào ASEAN
và các nước trong các Hiệp định FTA.
 Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Tình hình nghiên cứu:
Xuất xứ hàng hóa là một đề tài đang được quan tâm và chú trọng, nhất là
trong điều kiện thương mại quốc tế hiện nay khi tốc độ tồn cầu hóa diễn ra mạnh
mẽ, các quốc gia cũng như các khối kinh tế quốc tế và khu vực dần dần xích lại gần
nhau hơn. Vấn đề này cũng đã được một số tác giả nghiên cứu như: luận văn thạc sĩ
Luật học của tác giả Huỳnh Thị Ngọc Vy – “xuất xứ hàng hóa – pháp luật và thực


tiễn”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một vấn đề nhỏ trong các quy tắc xuất
xứ hàng hóa, mới được nghiên cứu ở phạm vi khái quát trong một số cuốn sách về
lĩnh vực thanh toán quốc tế, ví dụ như: Luật Thương mại quốc tế của tác giả Phạm
Minh; Thanh toán quốc tế của hai tác giả PGS.TS Trần Hồng Ngân, TS Nguyễn
Minh Kiều; Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch ngoại thương của PGS Vũ Hữu

Tửu…Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả này chỉ mới dừng lại ở việc giới
thiệu về khái niệm và nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chứ chưa
nghiên cứu về vai trị của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, theo thơng
tin mà tác giả được biết cũng chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về “Vai trò
của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay”.
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề đã được nghiên cứu có liên quan đến giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa cũng như các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa, tác
giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và
thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay”. Với thời gian nghiên cứu ngắn, chưa có
kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học cho nên khóa luận này khơng tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong muốn sự đóng góp ý kiến của quý
Thầy Cô và những ai quan tâm đến vấn đề này để khóa luận được hồn thiện hơn.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, các
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta về kinh tế đối ngoại
trong thời kỳ mới.
Khóa luận cịn được nghiên cứu bằng các phương pháp cụ thể như: thống kê,
phân tích, bình luận, tổng hợp.
4. Kết cấu của khóa luận:
Ngồi lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, nội
dung chính của khóa luận bao gồm hai chươmg:
Chương 1: Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.


Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam hiện nay.
Hồn thành khóa luận này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy Vũ Duy Cương. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ
trợ tác giả trong thời gian tìm hiểu và hồn thành khóa luận này.
Tác giả

HỒ THỊ THÚY


CHƢƠNG 1
VAI TRỊ CỦA GIẤY CHỨNG
NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HĨA


1.1. Khái quát chung về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
1.1.1. Một số khái niệm:
1.1.1.1. “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra tồn
bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng
hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào q trình sản
xuất ra hàng hóa đó”.(1)
1.1.1.2. “Quy tắc xuất xứ là những luật, quy định, quyết định hành chính
chung do quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là quy
tắc xuất xứ này không liên quan đến thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương
mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan ngoài phạm vi điều chỉnh của khoản 1 Điều
I của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch” (General Agreement Trade and
Tariff - GATT 1994).(2)
1.1.1.3. “Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho
hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan”.(3)
1.1.1.4. “Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng
cho hàng hóa khơng có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi phi thuế quan và
trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối
huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch
thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại”.(4)
1.1.1.5. “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin - C/O)
là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu
hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ

nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa”.(5)
1.1.1.6. Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences GSP) là “kết quả của quá trình đàm phán thương mại giữa các nước phát triển và
đang phát triển, đại diện là nhóm 77 nước trong khn khổ của Tổ chức của Liên
Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) kể từ năm 1946 và chính thức
được đưa ra áp dụng từ tháng 6 năm 1971 tới nay”(6). Chế độ ưu đãi phổ cập là một
biện pháp cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bởi
(1). Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
(2).Khoản 1 Điều 1 Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO.
(3),(4)). Nguyễn Viết Hùng, Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, NXB Văn hóa Sài Gịn, 2008, trang 16.
(5) Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005
về xuất xứ hàng hóa.


“GSP là một chính sách đa phương của thương mại tồn cầu trong đó các nước
phát triển đơn phương dành cho hàng hóa các nước đang phát triển và kém phát
triển những khoản ưu đãi về thuế quan (gồm miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu) khi
hàng hóa này nhập khẩu vào các nước dành ưu đãi mà không dựa trên nguyên tắc
có đi có lại và bất cứ cam kết nào giữa nước xuất khẩu và nước dành ưu đãi” (7).
Tác dụng của GSP là tạo ra một lợi thế cho các nước đang phát triển và kém phát
triển trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa do các nước này xuất khẩu
vào các nước dành ưu đãi nhờ biện pháp giảm hay miễn thuế nhập khẩu cho các
hàng hóa đó. Trong hệ thống GSP có hai loại đối tượng được hưởng ưu đãi là các
nước đang phát triển và các nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên Hợp
Quốc. Ngoài ra, một số nước dành ưu đãi mở rộng phạm vi ưu đãi ngoài hai đối
tượng trên. Thông thường khi ban hành chế độ ưu đãi thì các nước dành ưu đãi cơng
bố danh sách các nước được hưởng GSP, và tùy thời kỳ có cơng bố lại hoặc bổ sung
các nước mới vào danh sách ưu đãi hoặc loại bỏ một số nước ra khỏi danh sách. Để
được hưởng chế độ GSP, hàng nhập khẩu vào các nước dành ưu đãi phải tuân theo
ba quy tắc sau:
 Quy tắc xuất xứ được ban hành cùng với chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của

mỗi nước dành ưu đãi trong đó quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ phải tuân thủ để
được hưởng thuế quan ưu đãi gồm có các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn về xuất xứ
tồn bộ, tiêu chuẩn gia cơng, tiêu chuẩn phần trăm.
 Quy tắc vận tải: quy định hàng hóa ưu đãi được vận chuyển khơng qua lãnh
thổ của một nước nào khác hoặc hàng hóa có thể được vận chuyển qua lãnh thổ của
nước khác nhưng hàng hóa phải nằm dưới sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh
hoặc lưu kho, không được lưu thông mua bán hay sử dụng cũng như gia công chế
biến trừ việc xếp dỡ hay hoạt động cần thiết cho bảo quản hàng hóa được tốt.
 Quy tắc về chứng từ: nhìn chung các nước dành ưu đãi đều yêu cầu C/O mẫu
A cho sản phẩm được hưởng ưu đãi do một tổ chức phi chính phủ cấp hay một tổ
chức có quyền được chỉ định cấp tại nước xuất khẩu. Các điều kiện để cấp chứng
nhận xuất xứ hàng hóa là những điều kiện về quy tắc xuất xứ. Ngoài ra phải xuất
(6). Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, “GSP – Những điều cần biết”, 1997, trang 1.
(7). Nguyễn Minh Khánh, Hoàn thiện quy chế pháp lý và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, Luận văn cử nhân
Luật, 2001.


trình cho hải quan nước nhập khẩu các chứng từ vận tải chứng minh hàng hóa vận
chuyển đúng như quá trình vận tải quy định trong GSP.
1.1.2. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Tùy theo yêu cầu của việc thực hiện chế độ ưu đãi mậu dịch và thuế quan,
các quốc gia đề ra các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp. Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm các loại sau:
1.1.2.1. Giấy chứng nhận xuất xứ ƣu đãi:
Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi bao gồm: giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AK,
giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, giấy chứng nhận
xuất xứ mẫu A.
a. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AK (C/O form AK):
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AK là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
hưởng các ưu đãi theo Hiệp định khu vực thương mại tự do thuộc Hiệp định khung

về hợp tác kinh tế tồn diện giữa các Chính phủ các nước thành viên thuộc Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn dân quốc (gọi tắt là
Hiệp định AKFTA -ASEAN Korea Free Trade Area), được ký chính thức tại
Kualalumpur - Malaysia ngày 24 tháng 8 năm 2006.
b. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O form D):
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo
Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective
Preferential Tariffs Scheme – CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do
ASEAN ( ASEAN Free Trade Area – AFTA). Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D chỉ
cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước
thành viên ASEAN khác.
c. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E (C/O form E)
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E là loại giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu
đãi theo Hiệp định khu vực thương mại tự do thuộc Hiệp định khung về hợp tác
kinh tế tồn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á và nước Cộng hòa nhân


dân Trung Hoa (ASEAN China Free Trade Area - gọi tắt là Hiệp định ACFTA),
được ký kết tại Lào ngày 29 tháng 11 năm 2004.
d. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A ( C/O form A):
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of
Preferences-GSP) của các nước có tên ở mặt sau mẫu A, gọi tắt là C/O form A hay
GSP form A. Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế với
các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương mại
(Commercial Invoice), hối phiếu (Bill of Exchange), vận đơn (Bill of Lading) và các
chứng từ khác có liên quan (nếu có). C/O form A được một số quốc gia phát triển
chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đang phát
triển, có C/O form A này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi GSP
của nước nhập khẩu. C/O form A chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang

một trong những nước được ghi ở mặt sau form A và nước này đã cho Việt Nam
được hưởng ưu đãi từ GSP, và khi hàng hóa đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất xứ
do nước này quy định.
e. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S (C/O form S):
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S của Việt Nam là giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại ủy quyền cấp
cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã ký tại Viên Chăn ngày 16
tháng 01 năm 2004.
1.1.2.2. Giấy chứng nhận xuất xứ không ƣu đãi:
Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi bao gồm giấy chứng nhận xuất xứ
mẫu B, giấy chứng nhận xuất xứ mẫu hàng dệt đi EU, giấy chứng nhận xuất xứ mẫu
ICO và các loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ khác.
a. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B (C/O form B):


Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới
trong các trường hợp sau:
 Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng khơng cho Việt Nam hưởng.
 Nước nhập khẩu có chế độ GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này
nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.
 Nước nhập khẩu khơng có chế độ ưu đãi GSP.
b. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu hàng dệt xuất khẩu sang các nƣớc thuộc
Liên minh Châu Âu (EU):
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu hàng dệt đi EU là loại giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định dệt may giữa Việt Nam và Liên minh
Châu Âu (Multi-Fiber Agrrangement - MFA). Loại C/O mẫu hàng dệt đi EU chỉ cấp
cho mặt hàng dệt may xuất xứ Việt Nam và khi hàng hóa này được xuất khẩu sang

các nước thành viên của EU.
c.Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu ICO (International Coffee Organization):
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu ICO là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (International Coffee Organization ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước thành viên ICO. Loại
mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc C/O form A hoặc C/O form B.
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu ICO bao gồm: mẫu O cấp cho hàng cà phê
xuất khẩu sang các nước là thành viên của Tổ chức cà phê thế giới, mẫu X cấp cho
hàng cà phê xuất khẩu sang các nước không phải là thành viên của ICO.
d. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ khác:
Ngoài các loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên cịn có một số mẫu
giấy chứng nhận xuất xứ khác như: giấy chứng nhận xuất xứ form Venezuela, giấy
chứng nhận xuất xứ form Mexico. Đây là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
theo quy định của nước nhập khẩu hoặc các quy định của hiệp định quốc tế.
1.1.2.3. Giấy chứng nhận xuất xứ tái xuất:


Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ tái xuất là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ do
nước thứ ba cấp (nước lai xứ): trong trường hợp hàng hóa có đi qua nước thứ ba để
tập kết, chuyển tải, chuyển khẩu (kể cả trường hợp hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu
vào nước thứ ba sau đó tái xuất khẩu) nhưng khơng làm thay đổi xuất xứ hàng hóa,
vẫn đảm bảo tính nguyên trạng, hoặc chỉ thực hiện một số hoạt động đơn giản để
bảo quản hay đóng gói lại hàng hóa nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, khơng làm
thay đổi giá trị thương mại của hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa đi qua nhiều
nước thì nước thứ ba được xác định là nước cuối cùng mà từ đó hàng hóa được xuất
khẩu đến nước nhập khẩu.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nước lai xứ cấp được chấp nhận tính
pháp lý trong hai trường hợp sau: nếu nước lai xứ cũng là nước được hưởng chế độ
ưu đãi thuế quan thì chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ do nước lai xứ cấp. Hoặc
nếu nước lai xứ không là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận
giấy chứng nhận xuất xứ do nước lai xứ cấp kèm bản sao giấy chứng nhận xuất xứ

của nước xuất xứ (là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của Việt Nam).
1.2 . Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa:
1.2.1. Quy định về xuất xứ hàng hóa của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO:
Trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới WTO, các quốc gia thành
viên đã thỏa thuận và đi đến ký kết, tham gia vào Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng
hóa (gọi tắt là Hiệp định ROO – Rules Of Origin) nhằm mục đích thúc đẩy dịng
chảy thương mại quốc tế, mong muốn bảo đảm các quy tắc xuất xứ phải được chuẩn
bị và áp dụng một cách vơ tư, cơng khai, có thể dự đốn trước được và mong muốn
làm hài hòa các quy tắc xuất xứ. Nội dung của Hiệp định ROO không đề cập đến
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà chỉ đưa ra quy tắc áp dụng cho các quốc gia
thành viên khi các quốc gia ban hành luật, quy định, quyết định hành chính để xác
định xuất xứ hàng hóa, hài hịa các quy tắc xuất xứ, quy tắc xuất xứ ưu đãi. Bên
cạnh đó, Hiệp định ROO cũng quy định tại phần III về thủ tục thơng báo, rà sốt,
tham vấn và giải quyết tranh chấp. Đặc biệt Hiệp định này đã đưa ra hai phụ lục


quan trọng, hình thành cơ chế cho việc thực thi Hiệp định ROO. Phụ lục I quy định
về việc thành lập và chức năng của Ủy ban kỹ thuật về quy tắc xuất xứ. Ủy ban kỹ
thuật về Quy tắc xuất xứ trực thuộc Hội đồng hợp tác hải quan với những chức
năng: kiểm tra những vấn đề kỹ thuật cụ thể phát sinh trong công việc quản lý quy
tắc xuất xứ của các quốc gia thành viên theo yêu cầu của bất kỳ thành viên nào
thưộc Ủy ban về Quy tắc xuất xứ (sau đây gọi tắt là Ủy ban) và đưa ra giải pháp
thích hợp; cung cấp thơng tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xác định xuất
xứ hàng hóa theo yêu cầu của bất kỳ quốc gia thành viên hay của Ủy ban; chuẩn bị
và gửi báo cáo định kỳ về các khía cạnh kỹ thuật trong hoạt động và thực thi Hiệp
định ROO; hàng năm xem xét lại các khía cạnh kỹ thuật của việc triển khai và hoạt
động thực thi các Quy tắc của Hiệp định ROO. Tuyên bố chung về quy tắc xuất xứ
ưu đãi được thể hiện trong phụ lục II của Hiệp định ROO công nhận việc một số các
quốc gia thành viên áp dụng các quy tắc xuất xứ ưu đãi và ghi nhận sự thỏa thuận

của các thành viên đưa ra quy tắc xuất xứ ưu đãi, phân biệt với quy tắc xuất xứ
không ưu đãi.
1.2.1.1. Các nguyên tắc điều chỉnh việc áp dụng quy tắc xuất xứ theo quy định
của Hiệp định ROO:
Quy tắc xuất xứ được áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu không được quy
định chặt chẽ hơn quy tắc xuất xứ áp dụng để xác định xem một hàng hóa có phải là
hàng hóa nội địa khơng và khơng được phân biệt đối xử giữa các thành viên khác,
bất kể mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con hay chi nhánh giữa các nhà sản
xuất có liên quan. Quy tắc này nhằm đạt đến mục đích bảo đảm cho hoạt động
thương mại quốc tế diễn ra bình thường, bình đẳng trên cơ sở nguyên tắc không
phân biệt đối xử.
Quy tắc xuất xứ phải được quản lý nhất quán, thống nhất, vơ tư, hợp lý. Điều
này có nghĩa là các quốc gia thành viên khi ban hành pháp luật về quy tắc xuất xứ
cần phải đảm bảo sự thống nhất trong việc quản lý và thực thi các quy tắc xuất xứ,
tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo.


Quy tắc xuất xứ trong đó nêu các tiêu chuẩn phủ định (những tiêu chuẩn
không tạo nên xuất xứ hàng hóa) cũng được phép coi như một phần của phân loại
tiêu chuẩn khẳng định, hoặc trong một số trường hợp cá biệt khi xác định các tiêu
chuẩn khẳng định của xuất xứ là không cần thiết.
Tất cả các luật, quy định dưới luật, quyết định tư pháp và hành chính được áp
dụng chung liên quan đến quy tắc xuất xứ sẽ phải được cơng bố khẩn trương để các
chính phủ hay các doanh nhân biết. Các quốc gia thành viên khơng tiết lộ thơng tin
mật có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền lợi công
cộng hoặc gây tổn hại quyền lợi thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào
đó dù là quốc doanh hay tư nhân. Tất cả các thơng tin bí mật, hoặc được cung cấp
trên cơ sở bí mật nhằm thực thi các quy tắc xuất xứ phải được các cơ quan có liên
quan bảo đảm tuyệt mật, khơng tiết lộ những thơng tin đó nếu như khơng được sự
cho phép của người hoặc chính phủ cung cấp thơng tin, trừ trường hợp phải tiết lộ

thông tin ở mức độ nhất định theo yêu cầu của thủ tục tư pháp.
Bất kỳ nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoăc người nào có lý do chính đáng khi
đã nộp đủ các loại hồ sơ cần thiết đều có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
đánh giá xuất xứ hàng hóa. Yêu cầu đánh giá xuất xứ hàng hóa phải được chấp nhận
trước khi hoạt động thương mại đối với hàng hóa đó bắt đầu và có thể được chấp
nhận bất kỳ lúc nào sau đó. Kết quả đánh giá xuất xứ hàng hóa có giá trị trong thời
hạn ba năm nếu như các yếu tố và điều kiện liên quan đến hàng hóa kể cả quy tắc
xuất xứ dẫn đến kết quả đó vẫn tương đồng. Trong q trình rà sốt quy tắc xuất xứ
nếu có một quyết định mới trái với kết quả đánh giá xuất xứ hàng hóa thì kết quả
đánh giá xuất xứ hàng hóa đó sẽ khơng cịn giá trị nhưng các bên liên quan phải
được thơng báo trước, kết quả đánh giá phải được công khai.
Khi có sự thay đổi trong quy tắc xuất xứ hoặc ban hành các quy tắc xuất xứ
mới, các quốc gia không được áp dụng hồi tố những thay đổi này.
Bất kỳ một quyết định hành chính nào liên quan đến việc xác định xuất xứ
của cơ quan đã ra quyết định cũng có thể bị các cơ quan độc lập với cơ quan đã ra


quyết định như Tòa án, trọng tài hoặc tòa án hành chính sửa đổi, hủy bỏ, xem xét
lại một cách nhanh chóng.
1.2.1.2. Các ngun tắc trong thời kỳ q độ:
Ngồi những nguyên tắc chung điều chỉnh việc áp dụng quy tắc xuất xứ nêu
trên, Hiệp định ROO đã đưa ra những nguyên tắc cụ thể cho mỗi thời kỳ. Trong thời
kỳ q độ, cho đến khi hồn thành chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ, các thành
viên Hiệp định phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nêu trên và các nguyên tắc sau:
Quy tắc xuất xứ bản thân nó khơng được tạo ra các tác động hạn chế, bóp
méo hay làm rối loạn thương mại quốc tế. Quy tắc xuất xứ không được đưa ra yêu
cầu chặt chẽ trái với những lệ thường hoặc các điều kiện không liên quan đến sản
xuất hoặc chế biến như là điều kiện tiên quyết để xác định nước xuất xứ. Tuy nhiên,
các yếu tố chi phí khơng liên quan đến sản xuất hoặc chế biến có thể tính gộp vào
để áp dụng tiêu chí tỷ lệ phần trăm (%) theo giá trị.

Trong các văn bản pháp luật về quy tắc xuất xứ được ban hành phải định
nghĩa rõ ràng các khái niệm, các yêu cầu. Cụ thể như sau: khi áp dụng tiêu chí theo
tỷ lệ phần trăm theo giá trị cần phải quy định phương pháp tính phần trăm này trong
quy tắc xuất xứ. Các tiêu chí về cơng đoạn chế biến hay gia công được áp dụng,
công đoạn nào tạo nên xuất xứ của hàng hóa liên quan cần phải được quy định
chính xác. Bất kể biện pháp hay cơng cụ chính sách thương mại nào có liên hệ với
chính sách đó, các quy tắc xuất xứ của chúng không được sử dụng để trực tiếp hay
gián tiếp theo đuổi mục tiêu chính sách đó. Khơng được sử dụng quy tắc xuất xứ
trực tiếp hoặc gián tiếp làm công cụ thực hiện mục tiêu thương mại cho dù chúng
được gắn với những biện pháp hay cơng cụ đó.
1.2.1.3. Các nguyên tắc sau thời kỳ quá độ:
Sau thời kỳ quá độ, các quốc gia thành viên đều hướng tới việc lập ra các
quy tắc xuất xứ hài hòa, ngay khi triển khai kết quả của chương trình hài hịa quy
tắc xuất xứ, các quốc gia thành viên ngoài việc phải thực hiện các nguyên tắc chung
còn phải bảo đảm việc áp dụng quy tắc xuất xứ như nhau cho tất cả các mục tiêu
của Hiệp định ROO. Các quốc gia phải đảm bảo rằng: theo quy tắc xuất xứ của


mình: “một quốc gia được xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu
như hàng hóa được hồn tồn sản xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng
tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó thì nước xuất xứ hàng hóa là nước
thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng”(8).
1.2.1.4. Các quy tắc hài hòa quy tắc xuất xứ:
Quy tắc xuất xứ phải thể hiện rõ nước xuất xứ của một hàng hóa là nước sản
xuất ra tồn bộ hàng hóa đó hoặc nước thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối
cùng hàng hóa đó nếu có nhiều nước tham gia vào q trình sản xuất hàng hóa.
Khơng được sử dụng quy tắc xuất xứ trực tiếp hoặc gián tiếp làm công cụ
thực hiện mục tiêu thương mại cho dù chúng được gắn với những biện pháp hoặc
công cụ đó. Bản thân các quy tắc xuất xứ khơng được hạn chế, bóp méo, hoặc làm
rối loạn thương mại quốc tế. Quy tắc xuất xứ không được đặt ra yêu cầu quá chặt

chẽ một cách không hợp lệ hoặc điều kiện khơng liên quan đến q trình sản xuất,
chế biến để xác định xuất xứ. Tuy nhiên có thể sử dụng yếu tố chi phí khơng liên
quan trực tiếp đến sản xuất và gia công để xác định nước xuất xứ trong trường hợp
áp dụng tiêu chí tỷ lệ phần trăm theo giá trị.
Quy tắc xuất xứ phải được thực hiện một cách nhất quán, thống nhất, khách
quan và hợp lý.
Quy tắc xuất xứ phải dựa trên tiêu chuẩn khẳng định. Tiêu chuẩn khẳng định
có thể sử dụng để giải thích thêm tiêu chuẩn phủ định.
1.2.2. Quy định của pháp luật Liên minh châu Âu (EU) về xuất xứ hàng hóa:
1.2.2.1. Hệ thống thuế của các nƣớc EU:
Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hệ thống thuế quan chung của
EU. Biểu thuế quan được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa (Harmonized
Commodity Description and Coding System – HS – Hệ thống hài hịa trong mơ tả và
mã hàng hóa).
Chế độ thuế quan chung (CCT) được áp dụng cho tất cả các nước thành viên
EU. Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng hóa và xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu,
được xây dựng trên nguyên tắc những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được,

(8). Điểm b Điều 3 Hiệp định về Quy tắc xuất xứ của WTO.


hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong
nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp; ngược lại, những mặt hàng
trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ phải
chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết các nguyên liệu nhập vào EU được
miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất thấp, cịn các mặt hàng nơng sản, thực
phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt. Cụ thể các mặt hàng thịt, sản
phẩm sữa, ngũ cốc, rau, hoa quả chế biến và không chế biến chịu mức thuế cao nhất
từ 0% đến 470,8%. Đối với hàng không phải là hàng nơng sản, có mức thuế từ 0%
đến 36,6%. Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh

việc miễn thuế hoặc đánh thuế thấp đối với các nguyên, phụ liệu, bán thành phẩm
nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, EU còn cho phép được “treo thuế”, nghĩa là
khi nhập nguyên liệu chỉ tính thuế chứ chưa phải đóng thuế, khi xuất hàng trở ra sẽ
tính tốn bù trừ và doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế phần ngun liệu khơng dùng
để làm hàng xuất khẩu. Ngồi chính sách thuế để phát triển các mặt hàng, EU cịn
có chính sách thuế ưu đãi để phát triển một số ngành, hiện nay là ngành công nghệ
thông tin và ngành dược là những ngành được quan tâm. Về hàng hóa: biểu thuế
quan của EU có các mức thuế khác nhau: nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu
từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN); nhóm thứ hai là thuế quan ưu
đãi áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, được hưởng ưu đãi
đơn thuần ưu đãi GSP của EU; nhóm thứ ba được gọi là thuế quan đặc biệt, thực
hiện đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP
kèm với những ưu đãi theo các Hiệp định song phương.
Hệ thống thuế của EU bao gồm:
Thuế nhập khẩu: được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU. Nhìn
một cách tổng thể, thuế nhập khẩu được áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp và
sản phẩm nhạy cảm (như hàng dệt may) cịn cao. Nhờ có hệ thống ưu đãi thuế quan
phổ cập GSP hay các Hiệp định thương mại khác mà hàng xuất khẩu từ các nước
đang phát triển có thể được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu.


Mức thuế áp dụng chung cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm: chính
sách nơng nghiệp chung (CAP – Common Agriculture Policy) đựơc áp dụng ở EU
nhằm bảo hộ sản xuất trong nội bộ nhóm các nước thuộc EU. Một đặc điểm quan
trọng của CAP là hệ thống các mức thuế được gắn với hệ thống giá nhập quan. Nếu
mức giá nhập khẩu thấp hơn mức giá tối thiểu thì sẽ bị đánh thêm mức bổ sung.
Thuế môn bài: là thuế đánh vào một số mặt hàng dựa vào thành phần của sản
phẩm và được áp dụng cho cả sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Thuế
môn bài khơng được quy định đồng nhất ở EU, do đó mức thuế này đối với sản
phẩm nhất định có thể rất khác nhau giữa các nước EU.

Thuế giá trị gia tăng – VAT: tất cả các sản phẩm được bán tại thị trường EU
đều phải chịu thuế VAT.
1.2.2.2. Các quy định của pháp luật EU về xuất xứ hàng hóa:
Theo quy định của EU, đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ
nước được hưởng ưu đãi như: khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong
lãnh hải và hàng hóa sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được
hưởng ưu đãi GSP.
Đối với các sản phẩm có chứa nguyên liệu nhập khẩu, EU quy định hàm
lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải
đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm mặt hàng thì
hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối
với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần giá trị sáng tạo thấp hơn 60% (chẳng hạn
như: điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, phần giá trị sáng tạo không dưới 40%; đồ trang trí
làm từ kim loại phần giá trị sáng tạo không dưới 30%; giày dép chỉ được hưởng
GSP nếu các bộ phận như mũi giày, đế giày ở dạng rời có xuất xứ từ một nước thứ
ba cũng được hưởng GSP hoặc nhập khẩu. EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp,
theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một
tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có
xuất xứ từ nước có liên quan.
1.2.2.3. Quy định của EU vế giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:


EU u cầu hàng hóa muốn được hưởng GSP thì cần có giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa form A.
Theo quy định của EU về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì xuất xứ của
một sản phẩm phải được thể hiện bởi một giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này phải đáp ứng các điều kiện sau đây: phải do
cá nhân hoặc cơ quan được cấp phép tạo ra; phải chứa đựng tất cả những chi tiết
liên quan cần thiết cho việc nhận diện sản phẩm như số lượng kiện hàng, bản chất
của hàng hóa, dấu hiệu của hàng hóa, loại sản phẩm, trọng lượng sản phẩm, tên

người ký gửi hàng; và giấy chứng nhận xuất xứ phải chứng nhận một cách rõ ràng
rằng sản phẩm liên quan đến nó bắt nguồn từ một quốc gia nào đó. Cơ quan hoặc cá
nhân có thẩm quyền cấp C/O của quốc gia thành viên phải cấp C/O phù hợp với
những điều kiện đã nêu trên. C/O được cấp theo đúng các quy định như trên sẽ xác
nhận rằng hàng hóa có xuất xứ từ cộng đồng châu Âu. Tuy nhiên khi có địi hỏi cấp
bách của hoạt động xuất khẩu C/O đó có thể xác nhận rằng hàng hóa có nguồn gốc
từ một quốc gia thành viên riêng biệt. C/O được cấp dựa trên yêu cầu bằng văn bản
của người có liện quan. Khi cần thiết, theo yêu cầu của hoạt động thương mại cơ
quan có thẩm quyền sẽ cấp thêm bản sao C/O. (9).
Quy tắc xuất xứ của EU cũng đưa ra quy định chặt chẽ về kích thước của
mẫu C/O, theo đó C/O có kích cỡ 210mm x 297mm, được in trên giấy trắng. Mẫu
C/O được in bằng một hoặc nhiều ngơn ngữ chính thức của Cộng đồng hoặc bất kỳ
một ngôn ngữ nào khác tùy thuộc vào thực tiễn và yêu cầu của hoạt động thương
mại. Quốc gia thành viên có thể hạn chế quyền in ấn mẫu C/O hoặc có thể cho phép
những người in được quyền in ấn chúng. Mỗi một C/O phải chứa đựng một sự chỉ
dẫn về sản phẩm, tên và địa chỉ của người in hoặc một dấu hiệu mà người in có thể
nhận diện. (10)
Đơn yêu cầu cấp C/O và mẫu C/O sẽ được hoàn tất bằng việc đánh máy hoặc
viết tay theo một cách thức giống nhau, bằng một trong những ngôn ngữ chính thức
của cộng đồng châu Âu hoặc bất kỳ một ngôn ngữ nào khác tùy thuộc vào thực tiễn
và yêu cầu của hoạt động thương mại. Mỗi C/O sẽ chứa đựng một dãy số xác định


và bản chính cũng như bản sao sẽ có cùng một số như nhau. Cá nhân hoặc cơ quan
được ủy quyền của quốc gia thành viên đã cấp C/O trong thời hạn ít nhất là hai
năm. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì những hồ sơ này có thể được giữ lại dưới dạng
bản sao và chúng có giá trị chứng minh theo luật của quốc gia thành viên có liên
quan.(11)
1.2..3. Quy định của ASEAN về xuất xứ hàng hóa:
Trong thời gian qua, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tích cực tham gia

đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định khu vực thương mại tự do (Free Trade Area FTA) với một số đối tác thương mại chính. Mục đích chủ yếu của các Hiệp định
FTA là tạo ra một khu vực thương mại với việc loại bỏ các rào cản thuế quan và phi
thuế quan (hoặc giảm tới một mức rất thấp) để thúc đẩy thương mại và phát triển
kinh tế của các nước thành viên.
(9).Articles
Articles
Articles
49 Chapter
1, Appendix
3- Commission
(IPC).
Tính47,đến
nay,48,Việt
Nam
đã cùng
ASEAN
ký kết và Regulation
triển khaiNo.2454/93
thực hiện
ba
(10). Articles 50, Chapter 1, Appendix 3- Commission Regulation No.2454/93 (IPC).
(11). Articles
51, Articles
Articles
53, khu
Articles
54 thương
Chapter 1,mại
Appendix
Commission(AFTA),

RegulationHiệp
Hiệp
định FTA
lớn là52,HIệp
định
vực
tự do3-ASEAN
No.2454/93 (IPC).

định khu vực thương mại tư do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định khu
vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA). Công cụ thương mại để thực
hiện các Hiệp định thương mại về hàng hóa trong khn khổ các khu vực thương
mại tự do này là các quy tắc xuất xứ.
1.2.3.1 Quy tắc xuất xứ quy định trong Hiệp định về Chƣơng trình ƣu đãi thuế
quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực thƣơng mại tự do ASEAN
(AFTA):
Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung do Chính phủ
các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thỏa thuận
và ký kết. Hiệp định này đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị định thư sửa đổi
ngày 15 tháng 12 năm 1995. Quy tắc xuất xứ được quy định trong Hiệp định này là
quy tắc xác định xuất xứ của hàng hóa dựa vào việc xác định hàm lượng ASEAN.
Theo đó, “một sản phẩm được coi là có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN
nếu trong thành phần của sản phẩm đó có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ
từ bất cứ một quốc gia thành viên ASEAN nào”(12). Khi một hàng hóa có xuất xứ từ

(12). Khoản 4 Điều 2 Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT


các quốc gia thành viên ASEAN và được vận tải trực tiếp từ một nước thành viên
này đến một nước thành viên khác thì hàng hóa đó được cấp giấy chứng nhận xuất

xứ mẫu D.
1.2.3.2. Quy tắc xuất xứ áp dụng cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung
Quốc:
Các quy tắc được sử dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa được hưởng các
ưu đãi thuế quan theo Hiệp đinh khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( gọi tắt là Hiệp định ACFTA) được quy định tại
phụ lục 3 Hiệp định về thương mại hàng hóa khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc. Các quy tắc xuất xứ bao gồm: quy tắc xác định tiêu chuẩn xuất xứ, các
sản phẩm xuất xứ thuần túy, các sản phẩm xuất xứ khơng thuần túy, quy chế đóng
gói, quy tắc xác định các yếu tố có liên quan đến xuất xứ hàng hóa (như phụ kiện,
linh kiện, phụ tùng, vận chuyển hàng hóa, các yếu tố trung gian), đặc biệt là quy tắc
về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Quy tắc số 12 của Phụ lục 3 Hiệp định
ACFTA quy định: “việc khiếu nại các sản phẩm đã được chấp nhận được hưởng
ưu đãi sẽ được bảo đảm bằng Giấy chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm
quyền cấp được ủy quyền của Chính phủ của Bên xuất khẩu và thông báo tới các
bên khác trong Hiệp định phù hợp với các thủ tục chứng nhận được quy định tại
phụ kiện A”.
Theo phụ kiện A, các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ quốc gia xuất
khẩu sẽ cấp C/O (mẫu E). Các quốc gia thành viên của Hiệp định sẽ thông báo cho
nhau biết tên và địa chỉ, chữ ký mẫu, con dấu chính thức của các cơ quan có thẩm
quyền cấp C/O của nước mình, nếu có sự thay đổi phải ngay lập tức thông báo cho
các quốc gia thành viên biết. Việc cấp C/O được thực hiện khi có đơn yêu cầu của
nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Đơn xin cấp C/O phải được cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra, bảo đảm: đơn xin cấp C/O và C/O được hoàn thành kịp thời, được
người có thẩm quyền ký; xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định của Quy tắc xuất xứ
hàng hóa ASEAN – Trung Quốc; các lời khai khác trong C/O phù hợp với các bằng
chứng bằng văn bản hỗ trợ; mơ tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng của hàng hóa,


×