Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

TRẦN THỊ THÙY NGÂN

VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI
VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI
VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ THÙY NGÂN
Khóa: K38

MSSV: 1353801012176

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: THS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

CISG

Công ƣớc Viên 1980 của Liên Hợp Quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

LTM

Luật Thƣơng mại

Nxb

Nhà xuất bản


PICC

Bộ nguyên tắc trong hợp đồng thƣơng mại
quốc tế

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

Contents
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG .............5
1.1.

Khái niệm miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng .........5

1.2.

Điều kiện để đƣợc miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng ................7

1.2.1. Xảy ra những trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật ...............................................................................................................7
1.2.2. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại ........................................................................8
1.2.3. Nghĩa vụ chứng minh các trƣờng hợp miễn trách nhiệm ........................9
1.2.4. Nghĩa vụ thông báo cho bên bị vi phạm về trƣờng hợp miễn trách

nhiệm ...................................................................................................................9
1.3.

Ý nghĩa của chế định miễn trách nhiệm trong hoạt động thƣơng mại ..
....................................................................................................................11

1.4. Hậu quả pháp lý của miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp
đồng ....................................................................................................................13
KẾT LUẬN CHƢƠNG I .........................................................................................17
CHƢƠNG 2. CÁC TRƢỜNG HỢP ĐƢỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI
HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG .........................................................................18
2.1.

Trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận..................18

2.1.1. Điều khoản miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm trong hợp đồng ...
.................................................................................................................18
2.1.2. Điều kiện để thỏa thuận miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp luật ...........21
2.1.3. Đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp các
bên đã thỏa thuận................................................................................................24
2.2.

Trƣờng hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng ...........................................28

2.2.1. Khái niệm sự kiện bất khả kháng.............................................................28
2.2.2. Phân biệt một số khái niệm tƣơng tự sự kiện bất khả kháng ..................30
2.2.3. Đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả
kháng .................................................................................................................33



2.3.
kia

Trƣờng hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên
....................................................................................................................36

2.3.1. Yếu tố lỗi trong quy định của pháp luật hợp đồng ..................................36
2.3.2. Trƣờng hợp miễn trách nhiệm cho bên vi phạm do lỗi của bên thứ ba và
bên thứ ba đƣợc miễn trách nhiệm do bất khả kháng ........................................37
2.3.3. Đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm
của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia ..........................................................38
2.4. Trƣờng hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định
của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ..................................................40
2.4.1. Cơ sở để miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp vi phạm hợp đồng do thực
hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền.........................40
2.4.2. Đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm
của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm
quyền .................................................................................................................41
KẾT LUẬN CHƢƠNG II ........................................................................................44
KẾT LUẬN ...............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Hoạt động thƣơng mại ln là một trong những tiềm lực hàng đầu đóng góp
vào ngân sách nhà nƣớc, thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Sau hơn 40 năm
thoát khỏi chiến tranh, đất nƣớc đang đổi thay từng ngày và hơn hết là có những sự
chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và phải

đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trên con đƣờng phát triển kinh tế nói riêng và
phát triển đất nƣớc nói chung, việc xây dựng một hành lang pháp lý hồn chỉnh,
tồn diện để có thể điều chỉnh các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng và
phức tạp là điều hết sức cần thiết.
Từ khi đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, Việt Nam đã tích cực
tham gia nhiều diễn đàn kinh tế lớn trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới.Việt
Nam hiện là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dƣơng, ASEAN... đồng thời cũng tham gia ký kết nhiều điều ƣớc quốc tế, các hiệp
định song phƣơng, đa phƣơng. Với năng lực hội nhập ngày một nhanh chóng và là
một thị trƣờng đầy tiềm năng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi, các thƣơng nhân Việt
Nam có cơ hội giao thƣơng với thƣơng nhân từ khắp nơi trên thế giới, tham gia vào
nhiều giao dịch thƣơng mại quốc tế. Bên cạnh đó, các hoạt động thƣơng mại trong
nƣớc cũng vì thế mà trở nên đa dạng và sơi động hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trƣớc mắt có thể thấy đƣợc thì việc hội
nhập kinh tế quốc tế cũng làm chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức không hề
nhỏ. Khi những giao dịch thƣơng mại ngày một phát sinh đa dạng thì những tranh
chấp cũng theo đó diễn ra phức tạp hơn. Với một nền kinh tế còn đang trên đà phát
triển, khả năng lập pháp cịn nhiều hạn chế, tình hình diễn biến phức tạp của các
quan hệ thƣơng mại khiến cho các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị
trƣờng gặp phải nhiều khó khăn. Luật thƣơng mại Việt Nam (LTM) cũng đƣợc đánh
giá là còn nhiều nhƣợc điểm, chƣa bao quát, dự trù đƣợc hết những vấn đề phát sinh
trong hoạt động thƣơng mại, đặc biệt là những quy định liên quan đến trách nhiệm
của các bên trong hợp đồng.
Khi các bên xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì bên bị vi phạm
ln cố gắng chứng minh những thiệt hại xảy ra và yêu cầu đƣợc bồi thƣờng để bù
đắp những tổn thất do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra. Ngƣợc lại, bên vi
phạm cũng muốn bảo vệ bản thân và đƣa ra những lý lẽ để giải thích cho hành vi vi
phạm của mình nhằm mục đích hạn chế hoặc đƣợc miễn trừ trách nhiệm. Vì vậy,
các chế định về trách nhiệm và miễn trách nhiệm luôn song hành, tuy về bản chất là

1


đối lập nhƣng lại bổ sung cho nhau giúp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
hợp đồng.
Sau hơn 10 năm áp dụng LTM 2005 đã bộc lộ một số nhƣợc điểm liên quan
đến chế định miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng nhƣ các điều luật
về chế định miễn trách nhiệm cịn thiếu tính cụ thể, chƣa có đầy đủ những quy định
pháp luật để giải quyết hết đƣợc các trƣờng hợp tranh chấp về miễn trách nhiệm xảy
ra trên thực tế. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền lợi của các bên khi
tham gia vào quan hệ hợp đồng, đồng thời làm cho các thƣơng nhân e ngại trong
việc tham gia vào các hợp đồng thƣơng mại có tính chất phức tạp, các cơ quan giải
quyết tranh chấp cũng gặp phải những khó khăn trong cơng tác áp dụng pháp luật.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn "Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam" là đề tài cho khóa luận tốt nghiệp với hy
vọng phần nào nghiên cứu của mình sẽ đóng góp vào việc hồn thiện các quy phạm
pháp luật về hợp đồng.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề liên quan đến hợp đồng thƣờng đƣợc rất nhiều tác giả nghiên
cứu, trong đó bao gồm chế định miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp
đồng. Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng đƣợc đề cập
trong một số cơng trình nghiên cứu sau:
- Các bài báo khoa học:


Vận dụng bất khả kháng để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế, tác giả Hồng Ngọc Thiết, đăng trên tạp chí Luật học số
6 năm 1998.



Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,

tác giả Dƣơng Anh Sơn, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3(50) năm 2005.


Bình luận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tại Điều 294

Luật Thƣơng mại 2005, tác giả Bùi Hƣng Nguyên, đăng trên tạp chí Nhà nƣớc và
pháp luật số 7 năm 2006.


Một số vấn đề lí luận và thực tiễn đối với vấn đề bất khả kháng trong

hợp đồng, tác giả Nông Quốc Bình, đăng trên tạp chí Luật học số 5 năm 2012.
Các bài viết trên đây đều là các bài báo khoa học nên chỉ có thể đề cập đến
một khía cạnh nhỏ chƣa thể nghiên cứu sâu tất cả các mặt của vấn đề miễn trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng.
- Các luận văn, khóa luận liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm đối với
hành vi vi phạm hợp đồng:

2




Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm

hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (2014), tác giả Khúc Thị Trang Nhung, luận văn

thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội.

Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng (2011), tác giả
Nguyễn Thị Ngân, khóa luận cử nhân luật học, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Những luận văn, khóa luận nêu trên có phạm vi nghiên cứu khác với phạm
vi nghiên cứu của khóa luận này. Đối với luận văn của tác giả Khúc Trị Trang
Nhung thì phạm vi nghiên cứu tập trung về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại nói riêng chứ khơng phân tích tất cả các vấn đề pháp lý của những trƣờng
hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng nói chung. Khóa luận tốt
nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Ngân có phạm vi nghiên cứu, tên đề tài tƣơng đối
giống với khóa luận này tuy nhiên, khóa luận này tập trung chủ yếu phân tích, đánh
giá các quy định của pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm hợp đồng.
Những tài liệu trên đây đều có giá trị tham khảo cao và đã nghiên cứu cụ
thể về các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp
đồng. Tuy nhiên, bối cảnh xã hội và nền kinh tế luôn có nhiều biến chuyển mạnh
mẽ, đổi thay hằng ngày, đáng chú ý đến là những sự kiện quan trọng nhƣ Việt Nam
gia nhập CISG vào năm 2015 và Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) chính thức thay thế
cho BLDS 2005, vì vậy cần có những nghiên cứu mới, thức thời về các quy định
pháp luật về miễn trách nhiệm để đánh giá tình hình áp dụng cũng nhƣ những vấn
đề mới phát sinh trên thực tế về chế định này .
3.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Để xây dựng đƣợc một nền kinh tế năng động, là "sân chơi" công bằng cho
các thƣơng nhân thì việc xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ về chế định hợp
đồng là điều hết sức cần thiết. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia
giao kết hợp đồng quan tâm đến những lợi ích mà họ đạt đƣợc từ hợp đồng, và để
quyền lợi của các bên đƣợc đảm bảo thì bên cạnh việc soạn thảo hợp đồng đảm bảo
tính chặt chẽ, phù hợp với quy định của pháp luật thì bản thân các văn bản quy
phạm pháp luật về hợp đồng cũng phải có tính hồn thiện cao vì trong trƣờng hợp

xảy ra tranh chấp thì những quy định của pháp luật và những điều khoản trong hợp
đồng sẽ trở thành "luật" để phân xử cho các bên.
Các quy định pháp luật về miễn trách nhiệm đóng vai trị rất quan trọng
trong các quan hệ hợp đồng bởi lẽ nó tác động trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng
cũng nhƣ xác định phạm vi trách nhiệm của các bên trong hợp đồng. Điều khoản
miễn trách nhiệm đƣợc xây dựng nhằm mục đích cân bằng rủi ro cho các bên trong
3


hợp đồng nhƣng việc quy định thiếu chặt chẽ về các điều kiện để đƣợc miễn trách
nhiệm lại có thể biến nó trở thành cơng cụ cho bên vi phạm hợp đồng trốn tránh
nghĩa vụ của họ.
Vì vậy, thơng qua đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn tổng hợp, phân
tích, nhận định và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn
đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng để nhìn nhận những bất cập
cịn tồn tại trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật, từ đó có phƣơng hƣớng
để hồn thiện pháp luật về chế định miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp
đồng trong tƣơng lai.
4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu là các quy định của pháp luật Việt Nam về miễn
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên
cứu một số các quy định của điều ƣớc quốc tế và tập quán thƣơng mại quốc tế có
liên quan trực tiếp đến chế định miễn trách nhiệm.
Phạm vi nghiên cứu là LTM 2005, BLDS 2015 và các văn bản quy phạm
pháp luật trong nƣớc có liên quan, một số điều ƣớc quốc tế, tập quán quốc tế mà các
thƣơng nhân Việt Nam thƣờng sử dụng trong các hợp đồng thƣơng mại quốc tế.
5.
Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu của khóa luận dựa trên nền tảng của chủ nghĩa

duy vật biện chứng. Trong quá trình nghiên cứu tác giả có kết hợp sử dụng các biện
pháp nghiên cứu: tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích, bình luận, diễn giải, so sánh để
làm sáng tỏ các vấn đề đƣợc nghiên cứu trong khóa luận.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa lại các quy định của
pháp luật, các bản án thực tiễn từ đó có căn cứ để phân tích, bình luận, diễn giải nội
dung của các quy định pháp luật, đánh giá thực tiễn áp dụng. Đồng thời, so sánh các
quy định của LTM 2005 với BLDS 2015 về chế định miễn trách nhiệm và những
quy định tƣơng tự có liên quan trong các điều ƣớc quốc tế, tập quán quốc tế mà
thƣơng nhân Việt Nam thƣờng xuyên phải áp dụng.
6.
Bố cục tổng quát của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa
luận "Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam" đƣợc kết cấu thành 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm hợp đồng.
Chƣơng 2: Các trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
hợp đồng.
4


CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1.1.
Khái niệm miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng
Các quy định về pháp luật hợp đồng đƣợc quy định chủ yếu tại BLDS 2015
và LTM 2005. BLDS chứa đựng những quy định nền tảng để cấu thành hợp đồng
có hiệu lực pháp luật, cũng nhƣ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng. LTM đi sâu vào chi tiết các quy định đặc thù áp dụng chuyên biệt
với hợp đồng thƣơng mại. Theo nguyên tắc thì BLDS là luật chung còn LTM là luật

riêng, những quy định nền mà BLDS đã đề cập thì thơng thƣờng LTM sẽ đƣơng
nhiên sử dụng chúng chứ không quy định trùng lặp lại, cịn đối với những quy định
có sự khác biệt giữa BLDS và LTM thì ta áp dụng nguyên tắc ƣu tiên áp dụng luật
chuyên ngành là LTM.
Điều 385 BLDS 2015 khái quát: "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". Theo đó, yếu tố
quan trọng để cấu thành hợp đồng là sự gặp gỡ ý chí giữa các bên và nội dung chính
của hợp đồng là về các quyền, nghĩa vụ dân sự. Đối với hợp đồng dân sự nói chung
và hợp đồng thƣơng mại nói riêng, các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng điều
mà họ lƣu tâm nhất là những lợi ích mà họ đạt đƣợc từ chính hợp đồng đó. Có thể
thấy dù các bên phải thống nhất ý chí để ký kết hợp đồng nhƣng trên thực tế có
nhiều quy định của hợp đồng mang đến lợi ích cho một bên và ngƣợc lại tạo thành
trách nhiệm cho bên còn lại. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi bản thân lợi ích
khơng tự sinh ra mà nó phát sinh từ hành động của các bên trong hợp đồng.
Sẽ thực sự "lý tƣởng" nếu các bên trong hợp đồng luôn thực hiện đúng hợp
đồng, nhận đƣợc những lợi ích mà họ mong muốn và khơng xảy ra tranh chấp gì về
hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế khơng ít các trƣờng hợp một trong các bên không
hành xử theo đúng những gì họ cam kết trong hợp đồng. Lợi ích phát sinh trong hợp
đồng luôn đi kèm với trách nhiệm, khi trách nhiệm khơng đƣợc thực hiện đúng thì
bên vi phạm khơng chỉ khơng nhận đƣợc khoản lợi ích nào mà còn chịu trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Theo đó, "trách nhiệm dân sự là các
biện pháp có tính chất cƣỡng chế để áp dụng đối với ngƣời có hành vi vi phạm pháp
luật gây ra thiệt hại cho ngƣời khác, ngƣời gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc
phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình1". Hình thức thể hiện của
trách nhiệm chính là việc bên bị vi phạm đƣợc trao quyền để áp dụng các chế tài đối
với bên vi phạm. Các chế tài này đƣợc đặt ra là để đảm bảo các bên khi tham gia ký
1

Nguyễn Ngọc Điệp (2009), 3450 thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nhà xuất bản (Nxb) Giao thông vận tải, tr.
289.


5


kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm cao nhất, giúp đảm bảo cho việc thực hiện
hợp đồng đƣợc diễn ra đúng đắn, bảo vệ đƣợc lợi ích của các bên trong hợp đồng.
BLDS quy định hai hình thức chịu trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng là bồi
thƣờng thiệt hại2 và phạt vi phạm (nếu có thỏa thuận)3. Cịn LTM lại quy định khá
đa dạng các hình thức chế tài có thể áp dụng khi xảy ra vi phạm hợp đồng nhƣ buộc
thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thƣờng thiệt hại, tạm ngừng thực hiện
hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp chế tài
khác do các bên thỏa thuận mà không trái với quy định của pháp luật4.
Tuy nhiên, nếu bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm trong mọi
trƣờng hợp thì sẽ khơng đảm bảo ngun tắc cơng bằng5 trong thƣơng mại. Vì trong
một số hoàn cảnh bên vi phạm mặc dù đã tận tâm trong việc thực hiện các trách
nhiệm của mình theo hợp đồng nhƣng họ vẫn buộc phải vi phạm hợp đồng vì khơng
cịn cách ứng xử nào khác. Đối với những tình huống này, pháp luật đã quy định
một chế định "đặc biệt" để bên vi phạm không phải chịu các chế tài bất lợi, đó là
chế định miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng.
"Miễn" có nghĩa là khơng phải chịu, khơng phải làm một việc gì đó. Miễn
trách nhiệm theo quy định của pháp luật là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp
đồng mua bán khơng phải chịu các hình thức chế tài6. Trong những tình huống đặc
biệt này, thực chất bên vi phạm đã có hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật khơng
hề phủ nhận việc đã có hành vi vi phạm xảy ra. Tuy nhiên, nếu bên vi phạm rơi vào
các trƣờng hợp luật định thì họ đƣợc miễn các loại "trách nhiệm" nhất định.
BLDS quy định ba trƣờng hợp "không phải chịu trách nhiệm" là sự kiện bất
khả kháng7, vi phạm xảy ra hoàn toàn là do lỗi của bên bị vi phạm8 và các bên chủ
thể trong hợp đồng thỏa thuận về miễn trách nhiệm9.
Còn Điều 294 LTM 2005 quy định đến bốn trƣờng hợp "miễn trách nhiệm"
là: Miễn trách nhiệm theo các bên đã thoả thuận; Sự kiện bất khả kháng;Hành vi vi

phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do
thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền.

2

Điều 360 BLDS 2015.
Điều 418 BLDS 2015.
4
Điều 292 LTM 2005.
5
Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ,
Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 405.
6
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thương mại, tập II, Nxb. Cơng an nhân dân, tr. 60.
3

7

khoản 2 Điều 351 BLDS 2015.
khoản 3 Điều 351 BLDS 2015.
9
điểm e khoản 2 Điều 398 BLDS 2015.
8

6


Đối với các quy định về miễn trách nhiệm hiện nay vẫn tồn tại những sự
khác biệt trong quy định của BLDS 2015 và LTM 2005. Những khác biệt này đã
tồn tại từ BLDS 2005 nhƣng đến nay khi đã sửa đổi BLDS thì những sự khác biệt

này vẫn chƣa đƣợc điều chỉnh. Dựa trên mối quan hệ trong hệ thống luật tƣ thì
BLDS đƣợc xem là luật chung, cịn LTM là luật chuyên ngành, nên đƣợc áp dụng
để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thƣơng mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
này.
Những điều kiện cụ thể nào bên vi phạm phải đáp ứng để đƣợc miễn trách
nhiệm hay loại trách nhiệm nào thì đƣợc miễn, phạm vi miễn ra sao sẽ đƣợc làm rõ
ở phần sau của khóa luận.
1.2.
Điều kiện để đƣợc miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
Miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm đồng nghĩa với việc bên bị vi phạm
phải gánh chịu những bất lợi từ hành vi vi phạm gây ra cho nên có thể dẫn đến sự
thiếu cơng bằng cho bên bị vi phạm. Chính vì vậy, chế định miễn trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm phải đặt ra những điều kiện rất chặt chẽ để đảm bảo việc bên vi
phạm đƣợc miễn trách nhiệm trong những trƣờng hợp này là chính đáng và vẫn đảm
bảo đƣợc nguyên tắc công bằng của pháp luật hợp đồng.
1.2.1. Xảy ra những trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định
của pháp luật
Các trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng
đƣợc quy định tại Điều 294 LTM 2005:
- Xảy ra trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nƣớc có thẩm quyền mà các bên khơng thể biết đƣợc vào thời
điểm giao kết hợp đồng.
Có thể phân các trƣờng hợp miễn trách nhiệm tại Điều 294 LTM 2005
thành 2 loại: miễn trách nhiệm theo thỏa thuận và miễn trách nhiệm theo pháp luật.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng thỏa thuận đƣợc xem là cơ sở để miễn trách nhiệm
-


cũng phụ thuộc vào việc pháp luật thừa nhận những thỏa thuận đó là có hiệu lực
pháp luật.
Đối với trƣờng hợp miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên trong hợp
đồng thì căn cứ để miễn trách nhiệm đƣợc xác định dựa trên những quy định của
điều khoản hợp đồng. Trong pháp luật hợp đồng thì hợp đồng đƣợc xem nhƣ là luật
của các bên và pháp luật sẽ không can thiệp quá sâu vào những thỏa thuận này. Tuy
7


nhiên, trong nhiều trƣờng hợp các bên quy định căn cứ để miễn trách nhiệm không
rõ ràng, không hợp lý hoặc những thỏa thuận này trái với quy định của pháp luật thì
vấn đề hiệu lực của điều khoản miễn trách nhiệm sẽ đƣợc xem xét lại. Những khuôn
khổ pháp luật quy định về vấn điều khoản miễn trách nhiệm sẽ đƣợc phân tích chi
tiết tại mục 2.1 của khóa luận.
Đối với ba trƣờng hợp cịn lại thì đối với mỗi trƣờng hợp sẽ có những điều
kiện cấu thành khác nhau nhƣng nhìn chung tất cả các trƣờng hợp miễn trách nhiệm
trên đều có căn cứ xuất phát là việc xảy ra những sự kiện khách quan mà bên vi
phạm hợp đồng không thể dự liệu đƣợc kể từ thời điểm giao kết hợp đồng và dù bên
vi phạm đã nỗ lực tuân thủ hợp đồng nhƣng không thể đảm bảo đƣợc việc thực hiện
đúng hợp đồng vì những sự kiện khách quan "bất ngờ" đó. Yếu tố "chủ quan" của
của chủ thể vi phạm không thể tác động đến làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
những sự kiện khách quan này và những sự kiện này "bắt buộc" họ phải vi phạm
hợp đồng. Sẽ là "bất công" cho bên vi phạm nếu họ phải chịu trách nhiệm cho
những thiệt hại mà họ khơng có lỗi trong việc gây nên chúng vì vậy pháp luật đã
miễn trách nhiệm cho họ trong những trƣờng hợp nhƣ vậy.
1.2.2.Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại
Trong những hoàn cảnh mà bên vi phạm đƣợc miễn trách nhiệm theo luật
định thì họ khơng đƣơng nhiên đƣợc miễn trách nhiệm khi lâm vào hồn cảnh đó,
bên vi phạm phải thể hiện sự nỗ lực của bản thân trong việc khắc phục hậu quả, hạn
chế thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra. Cả BLDS 2015 và LTM

2005 đều không quy định đây là một nghĩa vụ chung cho tất cả các trƣờng hợp miễn
trách nhiệm. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại cũng không đƣợc quy định minh thị mà chỉ
đƣợc nhắc đến trong sự kiện bất khả kháng thông qua cụm từ "không thể khắc
phục". Nghĩa là trong những trƣờng hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng bên vi phạm
có trách nhiệm khắc phục mức độ vi phạm cũng nhƣ hạn chế hậu quả, thiệt hại do
hành vi vi phạm gây nên.
Quy định này xuất phát từ một trong những nguyên tắc của pháp luật
thƣơng mại là cá nhân, tổ chức phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình một cách thiện chí10. Bên vi phạm khơng thể dựa vào việc bản thân
lâm vào tình thế bất khả kháng và sẽ đƣợc miễn trách nhiệm mà "rũ bỏ" nghĩa vụ
hạn chế thiệt hại. Cách xử sự nhƣ vậy cho thấy bên vi phạm không tận tâm trong
việc thực hiện hợp đồng, vì vậy những thiệt hại phát sinh cũng nhƣ phái sinh từ
hành vi không hạn chế thiệt hại của bên vi phạm thì sẽ khơng đƣợc miễn trách

10

khoản 3 Điều 3 BLDS 2015.

8


nhiệm. Bởi lẽ, những thiệt hại này xảy ra không có mối quan hệ nhân quả đối với
hồn cảnh bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng về nghĩa vụ hạn chế
thiệt hại của bên vi phạm trong những trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà chỉ quy
định đây là một nghĩa vụ đối với bên bị vi phạm trong hợp đồng. Điều 362 BLDS
2015 chỉ quy định nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại của bên có quyền nhƣng
các quy định khác của BLDS cũng chƣa tạo ra cơ chế để buộc bên bị vi phạm phải
chịu trách nhiệm về những thiệt hại lẽ ra đã có thể phịng tránh đƣợc11. Đồng thời,
pháp luật cũng khơng quy định rõ ràng về trách nhiệm của bên vi phạm trong

trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm nhƣng đã để xảy ra những thiệt hại do hành vi
không hạn chế, khắc phục của chính họ chứ khơng phải do điều kiện hồn cảnh
khách quan nào khác. Đây là một trong những thiếu sót của pháp luật, bởi lẽ, bên vi
phạm hợp đồng trong những trƣờng hợp bất khả kháng nên đƣợc miễn trách nhiệm
đối với những hậu quả xuất phát từ sự kiện bất khả kháng còn đối với những hậu
quả khác phát sinh do bên vi phạm "tắc trách, không nỗ lực ngăn ngừa, hạn chế thiệt
hại" thì phải chịu phần trách nhiệm này.
Pháp luật Việt Nam nên quy định nghĩa vụ hạn chế thiệt hại nhƣ một nghĩa
vụ bắt buộc chung đối với tất cả các trƣờng hợp miễn trách nhiệm thì mới đảm bảo
tính cơng bằng, tránh gây thiệt hại cho quyền lợi của bên bị vi phạm.
1.2.3.Nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm
Khoản 2 Điều 294 LTM quy định: "Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ
chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm". Vì vậy, nghĩa vụ chứng minh là
một nghĩa vụ bắt buộc đối với bên vi phạm.
Khi bên vi phạm có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm của mình thuộc
trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm thì bên vi phạm có nghĩa vụ đƣa ra những chứng
cứ để chứng minh cho việc đó. Đây đƣợc quy định là nghĩa vụ của bên vi phạm bởi
lẽ bên vi phạm là bên phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi tuy nhiên nhờ vào việc
đƣợc pháp luật áp dụng miễn trách nhiệm mà họ đạt đƣợc những lợi ích nhất định.
Vì vậy, chính bên vi phạm phải là bên đƣa ra những luận chứng, luận cứ để bên bị
vi phạm, cơ quan chức năng có thể xem xét thấu đáo rằng bên vi phạm có đúng là
thuộc trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo
quy định của pháp luật hay không.
1.2.4. Nghĩa vụ thông báo cho bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách
nhiệm
11

Đỗ Thành Công (2010), "Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng", Tạp chí Khoa học pháp lý, số
4/2010, tr. 26-27.


9


Khi xảy ra hành vi vi phạm, pháp luật luôn quy định nghĩa vụ thông báo
nhƣ một trách nhiệm không thể chậm trễ đối với bên vi phạm hợp đồng. Bản thân
bên vi phạm là bên nhận biết trƣớc việc có vi phạm xảy ra và hành vi vi phạm hợp
đồng chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến bên còn lại trong hợp đồng. Những ảnh hƣởng
này đa phần sẽ dẫn đến những thiệt hại, những hậu quả bất lợi cho bên bị vi phạm.
Vì thế pháp luật thƣơng mại quy định: "Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay
bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả
có thể xảy ra12".
Về hình thức, bên vi phạm phải thông báo bằng văn bản vì đây là cách thức
thể hiện rõ ràng nhất, có giá trị chứng cứ cao. Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì
văn bản thơng báo về trƣờng hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra
này là một trong những chứng cứ quan trọng để xác định bên vi phạm đã "nghiêm
cẩn" thực hiện các trách nhiệm của bản thân khi có hành vi vi phạm xảy ra và "xứng
đáng" đƣợc miễn trách nhiệm trong vụ việc này.
Về thời hạn, LTM quy định bên vi phạm phải "thông báo ngay" cho bên bị
vi phạm biết về trƣờng hợp miễn trách nhiệm. Thế nào là thông báo ngay hay thơng
báo nhanh chóng, kịp thời thì trên thực tế khơng có một quy chuẩn chung áp dung
trong tất cả các vụ việc mà dựa trên từng trƣờng hợp cụ thể mới xem xét thời gian
thông báo nhƣ thế nào là hợp lý. Trên thực tế, bên vi phạm thuộc các trƣờng hợp
miễn trách nhiệm có thể lâm vào tình huống "khó khăn" ngay cả trong việc thơng
báo chứ khơng riêng gì việc thực hiện hợp đồng. Ví dụ nhƣ Bên A là bên vận
chuyển hàng hóa cho Bên B bằng đƣờng biển nhƣng trên đƣờng vận chuyển hàng
hóa thì tàu của Bên A gặp nạn do cơn bão bất thƣờng đổ bộ và trong tình huống này
đây đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng. Ngay khi xảy ra bão lớn, tàu của Bên A bị
mất liên lạc với đất liền và phải ghé vào một đảo hoang để trú ngụ qua cơn bão mới
có thể tiếp tục hành trình. Lúc này, Bên A đã vi phạm hợp đồng vì khơng đảm bảo
giao hàng đúng hạn cho Bên B, tuy nhiên với tình thế lâm vào khó khăn vì gặp nạn

trên biển Bên A khơng có phƣơng tiện truyền tin nào hữu hiệu trong khoảng thời
gian đó để có thể báo cho Bên B biết về tình trạng của mình. Trong trƣờng hợp này,
ngay khi Bên A về đất liền hoặc có đƣợc phƣơng tiện liên lạc đã thông báo cho Bên
B bằng văn bản về sự cố thì đây có thể đƣợc xem là thời gian thơng báo ngay mặc
dù tính từ thời điểm tàu gặp nạn đến khi thông báo cho Bên B là một khoảng thời
gian khá dài.
Vì vậy, để xem xét bên vi phạm đã thực hiện đúng tinh thần của điều luật
hay chƣa phải xét đến những khía cạnh khách quan, trong từng tình huống cụ thể
12

khoản 1 Điều 295 LTM 2005.

10


mới có thể đƣa ra đánh giá chính xác đƣợc. Tuy nhiên, vì pháp luật khơng có một
hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc xác định thời hạn nên chắc chắn rằng khi đƣợc
xem xét thì vấn đề này sẽ chịu ảnh hƣởng bởi suy nghĩ chủ quan của các bên hay
các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp.
Ý nghĩa của chế định miễn trách nhiệm trong hoạt động thƣơng
mại
Thứ nhất, chế định miễn trách nhiệm giúp đảm bảo tính cơng bằng trong
các quan hệ thương mại.
Các chế tài trong thƣơng mại đƣợc đặt ra theo nguyên tắc bên có hành vi vi
phạm phải chịu trách nhiệm bất lợi theo quy định của pháp luật. Vì vậy, chế định
miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng đƣợc đặt ra là để "loại trừ" một
số trƣờng hợp mà theo đó sẽ là không hợp lý nếu bên vi phạm chịu trách nhiệm đối
1.3.

với những hành vi mà họ khơng có lỗi. Sẽ là cơng bằng khi bên có lỗi phải chịu

trách nhiệm cịn bên khơng có lỗi thì khơng phải chịu trách nhiệm. Chế định miễn
trách nhiệm tạo nên cán cân thăng bằng giữa nó với các quy định về chế tài.
Thứ hai là bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên vi phạm hợp đồng.
Chế định miễn trách nhiệm đƣợc đặt ra bảo vệ quyền của bên khơng có lỗi
trong việc không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng13. Ý nghĩa này cũng xuất phát
từ việc đảm bảo tính cơng bằng trong các quan hệ thƣơng mại. Bên bị vi phạm đƣợc
pháp luật "bảo vệ" bằng cách trao cho họ quyền áp dụng các chế tài thƣơng mại đối
với bên vi phạm hợp đồng. Thơng thƣờng bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải
chịu áp dụng chế tài để "bù đắp" những tổn thất của bên có quyền. Tuy nhiên, đối
với trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm thì đây là những trƣờng hợp "ngoại lệ" bởi lẽ
theo pháp luật thì khi áp dụng chế tài đối với bên vi phạm trong những trƣờng hợp
này sẽ không đạt đƣợc ý nghĩa cơ bản của chế tài. Tính "răn đe" của chế tài không
đƣợc thực thi một cách phù hợp khi một bên vi phạm là do "tình thế ép buộc" chứ
không phải do yếu tố chủ quan của chủ thể vi phạm.
Thứ ba, chế định miễn trách nhiệm thể hiện việc pháp luật tôn trọng quyền
tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Pháp luật về hợp đồng thừa nhận trƣờng hợp miễn trách nhiệm do thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng (nếu thỏa thuận này có hiệu lực pháp luật).
Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thƣơng mại đƣợc quy định
tại Điều 11 LTM 2005 và khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 và đây cũng là nguyên tắc cơ
bản, nền tảng của pháp luật hợp đồng. Việc các bên thỏa thuận điều khoản miễn
13

Khúc Thị Trang Nhung (2014), Những vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 23.

11


trách nhiệm cho thấy các bên đã nhìn nhận đƣợc những vấn đề có thể phát sinh

trong tƣơng lai mà theo đó các bên cho rằng bên vi phạm trong những trƣờng hợp
này nên đƣợc miễn trách nhiệm. Điều này cũng thể hiện tính "văn minh" trong việc
xây dựng hợp đồng giữa các bên. Pháp luật công nhận những thỏa thuận miễn trách
nhiệm của các bên cho thấy nhà nƣớc đã tạo cơ hội cho các chủ thể thực hiện quyền
tự do trong kinh doanh, thúc đẩy phát triển các mối quan hệ thƣơng mại, góp phần
mở rộng thị trƣờng trong nƣớc.
Thứ tư, mục đích của chế định này là khuyến khích các thương nhân tham
gia vào quan hệ hợp đồng, hạn chế những rủi ro trong hoạt động thương mại.
Khi các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng họ phải đàm phán để đạt đƣợc
những thỏa thuận mà theo đó các bên có thể chấp nhận thực hiện để đạt đƣợc lợi ích
từ hợp đồng. Nếu quy định của hợp đồng quá "ngặt nghèo", "khắt khe" thì các bên
sẽ phải "cân đo đong đếm" giữa lợi ích và trách nhiệm đặt ra khi tham gia vào hợp
đồng. Trong trƣờng hợp trách nhiệm quá lớn hoặc phạm vi trách nhiệm q rộng so
với giá trị lợi ích có thể đạt đƣợc thì dĩ nhiên các bên sẽ e ngại, thậm chí từ chối
giao kết hợp đồng. Vì vậy, một hợp đồng chứa đựng những điều khoản "ƣu đãi"
luôn làm cho các bên thoải mái hơn trong việc giao kết.
Trong khi các quy định về trách nhiệm dân sự và chế tài đặt ra những khuôn
khổ nghiêm ngặt buộc các bên phải tuân thủ thì quy định về miễn trách nhiệm lại
giúp các bên phòng ngừa những rủi ro khách quan, xác định lại phạm vi trách nhiệm
của mình trong việc thực hiện hợp đồng. Điều này cũng có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc giúp các bên có những chuẩn bị, dự liệu phù hợp, tránh lãng phí tiềm lực
của các bên trong việc thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, việc nắm đƣợc những
nguy cơ và có phƣơng án dự phịng thích hợp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp
mạnh dạn hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ có rủi ro cao.
Thứ năm, việc xây dựng và phát triển các quy định về miễn trách nhiệm góp
phần hồn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực hợp đồng.
Hầu hết các nền pháp luật trên thế giới đều có quy định về chế định miễn
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Pháp luật thƣơng mại Việt Nam
cũng học hỏi và sớm ghi nhận về chế định này trong những văn bản quy phạm pháp
luật về lĩnh vực thƣơng mại nhƣ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, LTM 1997. Sau

đó, LTM 2005 ra đời và có một số thay đổi về chế định miễn trách nhiệm đối với
hành vi vi phạm hợp đồng. Những thay đổi này dựa trên kinh nghiệm áp dụng pháp
luật để hoàn thiện cơ chế miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Có
thể nói quy định về miễn trách nhiệm khơng chỉ góp phần giúp bảo vệ quyền lợi của

12


các bên trong hợp đồng mà cịn giúp hồn thiện các quy định pháp luật về hợp
đồng, tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho các hoạt động thƣơng mại.
Hậu quả pháp lý của miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
hợp đồng
Hậu quả thứ nhất là bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối
với hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
1.4.

Khi áp dụng miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thì bên vi
phạm khơng phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi theo quy định của pháp luật và
hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định của LTM chƣa làm sáng tỏ phạm vi đƣợc miễn
trách nhiệm là đến đâu. Khi bên vi phạm đƣợc miễn trách nhiệm thì đƣơng nhiên
đƣợc miễn toàn bộ trách nhiệm hay chỉ một phần trách nhiệm đồng nghĩa với việc
bên bị vi phạm có còn những quyền áp dụng chế tài nào đối với bên vi phạm hay
khơng?
Theo quy định của BLDS thì bên vi phạm sẽ đƣợc miễn 2 loại trách nhiệm
là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại và phạt vi phạm. Còn đối với LTM thì các loại
chế tài đƣợc đặt ra rất đa dạng tại Điều 292 và không phải trong bất kỳ trƣờng hợp
nào bên bị vi phạm cũng đƣợc miễn tất cả các loại trách nhiệm này.
Cụ thể trong trƣờng hợp bất khả kháng thì theo Điều 296 LTM 2005:
"Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên khơng có thoả thuận hoặc

khơng thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính
thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng
với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá
các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng
dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp
đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng
dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng".
Nhƣ vậy có thể hiểu quy định của pháp luật không đƣơng nhiên công nhận
việc chấm dứt hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, về mặt logic
nghĩa vụ không đƣợc thực hiện do sự kiện bất khả kháng thì khơng thể buộc ngƣời
có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện đƣợc. Nhƣng nếu sự cản trở chỉ mang tính chất tạm

13


thời thì khi cản trở chấm dứt bên có nghĩa vụ vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp
đồng14.
Những nhận định trên đây chỉ là những suy luận dựa trên từ ngữ của pháp
luật hiện hành, còn trong trƣờng hợp miễn trách nhiệm thì các bên có phải tiếp tục
thực hiện hợp đồng hay không vẫn chƣa đƣợc quy định BLDS 2015 hay LTM 2005
đề cập rõ ràng, ngoại trừ sự kiện bất khả kháng đã có quy định về tiếp tục thực hiện
hợp đồng khi sự kiện bất khả kháng qua đi15.
Có thể kết luận rằng, trong giai đoạn xảy ra tình thế khó khăn thuộc những
trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật thì bên vi phạm
đƣợc miễn toàn bộ trách nhiệm phát sinh do nguyên nhân bất khả kháng. Một khi
giai đoạn bất khả kháng qua đi thì những trách nhiệm phát sinh sau đó cũng nhƣ
những trách nhiệm phát sinh khơng phải từ ngun nhân bất khả kháng thì bên vi
phạm sẽ khơng đƣợc miễn trách nhiệm hoặc đƣợc miễn một phần tùy theo sự thỏa

thuận của các bên.
Hậu quả thứ hai là bên bị vi phạm khơng cịn quyền áp dụng các chế tài
thương mại đối với bên vi phạm.
Đây là hậu quả pháp lý song hành khi một bên đƣợc miễn trách nhiệm thì
bên cịn lại sẽ khơng cịn quyền đƣợc áp đặt các chế tài. Nếu nhìn nhận từ góc độ
của bên vi phạm thì việc vi phạm xảy ra là do điều kiện khách quan tác động vì vậy
họ không phải chịu trách nhiệm là điều hợp lý. Đồng thời, trong những trƣờng hợp
này bên bị vi phạm cũng khơng có trách nhiệm trong việc để xảy ra vi phạm (trừ
trƣờng hợp hành vi vi phạm của một bên hồn tồn do lỗi của bên kia) nên họ cũng
khơng đáng phải chịu những tổn thất này. Vậy trong những trƣờng hợp miễn trách
nhiệm thì bên nào là bên phải chịu thiệt hại thì mới xem là phù hợp?
Trên thực tế, đối với những thiệt hại xảy ra trong trƣờng hợp xảy ra bất khả
kháng và bên bị vi phạm có mua bảo hiểm thì cơng ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm
chi trả cho những tổn thất này. Trong trƣờng hợp khơng có bảo hiểm thì thiệt hại
xuất phát từ nguyên nhân bất khả kháng đƣợc phân chia chủ yếu dựa trên sự thỏa
thuận của các bên. Theo tác giả, pháp luật hiện hành chỉ quy định về việc miễn trách
nhiệm và khuyến khích các bên trong hợp đồng "san sẻ" gánh nặng thiệt hại trong
những trƣờng hợp này. Nếu khơng đạt đƣợc thỏa thuận thì bên bị vi phạm lại là bên
phải gánh chịu rủi ro. Pháp luật nên quy định việc chia sẻ phần trăm trách nhiệm
cho mỗi bên, tùy theo những lợi ích mà các bên đạt đƣợc trong hợp đồng.

14

Khúc Thị Trang Nhung (2016), "Về miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Bộ
luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 01-2016, tr. 46.
15
Điều 296 LTM 2005.

14



Ngoại trừ Điều 296 LTM 2005 quy định về trƣờng hợp kéo dài thời hạn, từ
chối thực hiện hợp đồng trong trƣờng hợp bất khả kháng thì đối với những trƣờng
hợp miễn trách nhiệm cịn lại pháp luật khơng quy định khi các trƣờng hợp miễn
trách nhiệm qua đi, không cịn tồn tại nữa thì liệu các bên có phải tiếp tục thực hiện
khơng? Về mặt logic thì khi một bên đƣợc miễn trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm thì thơng thƣờng những hành vi đó đã vi phạm đến những điều khoản quan
trọng của hợp đồng, vì vậy, rất khó để bên bị vi phạm buộc tiếp tục thực hiện hợp
đồng vì nếu nhƣ vậy thì rõ ràng bên vi phạm khơng đƣợc giải phóng hồn tồn khỏi
các trách nhiệm, không đúng với tinh thần của tên gọi "miễn trách nhiệm".
Hậu quả thứ ba là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu không
thực hiện đúng nghĩa vụ thơng báo.
Khi bên vi phạm có khả năng thơng báo ngay cho bên bị vi phạm về việc
hành vi vi phạm thuộc trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà không thực hiện thì phải
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi đối với hành vi của mình. Các tác giả nghiên
cứu về vấn đề này cũng có những quan điểm khác nhau về hậu quả pháp lý đối với
bên vi phạm khi không thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo. Có quan điểm cho rằng
khi bên vi phạm khơng tn thủ nghĩa vụ thơng báo thì sẽ bị tƣớc quyền đƣợc miễn
trách nhiệm. Cịn có nhà nghiên cứu lại cho rằng bên vi phạm chỉ phải chịu những
thiệt hại xảy ra vì lý do thơng báo chậm trễ, cịn họ vẫn đƣợc miễn trách nhiệm đối
với những sự kiện liên quan đến bất khả kháng16. Điều 295 LTM 2005 chỉ quy định
về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại khi không thơng báo hoặc thơng báo khơng kịp
thời, cịn những quy định khác của pháp luật thƣơng mại chƣa làm rõ đƣợc vấn đề
bên vi phạm có cịn đƣợc miễn trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ thông báo hay
không.
Theo tác giả, LTM 2005 đã phần nào quy định những điều kiện cấu thành
các trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm vì vậy bên vi phạm khi chứng minh mình có
đủ điều kiện để đƣợc miễn trách nhiệm theo pháp luật thì sẽ đƣợc miễn trách nhiệm.
Cịn đối với nghĩa vụ thơng báo thì đây khơng phải là điều kiện cấu thành các
trƣờng hợp miễn trách nhiệm, mà là nghĩa vụ phát sinh từ sự kiện miễn trách nhiệm.

Bên cạnh đó, dù bên vi phạm thuộc trƣờng hợp miễn trách nhiệm theo luật định mà
không thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo thì cũng khơng có cơ sở khi cho rằng họ
khơng lâm vào những trƣờng hợp khách quan để đƣợc miễn trách nhiệm. Vì vậy, sẽ
là phù hợp khi bên vi phạm khơng thực hiện nghĩa vụ thơng báo thì phải chịu những

16

Hoàng Ngọc Thiết (1998), "Vận dụng bất khả kháng để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế", Tạp chí Luật học, số 6/1998, tr. 28.

15


thiệt hại phát sinh từ cách xử sự đó chứ không đƣơng nhiên loại trừ việc đƣợc miễn
trách nhiệm.

16


KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trong tình hình nền kinh tế đang phát triển từng ngày, các quan hệ xã hội
ngày một đa dạng và đặc biệt là các quan hệ thƣơng mại ngày càng mở rộng. Việc
các thƣơng nhân phải đối mặt với nhiều thách thức để hội nhập là điều khó tránh
khỏi. Vì vậy, các quy định pháp luật thƣơng mại bên cạnh việc đảm bảo tính
nghiêm ngặt của việc thực hiện hợp đồng thì cũng cần phải có những cơ chế cân
bằng giữa trách nhiệm và lợi ích của các bên trong hợp đồng. Cơ chế miễn trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng là một trong những phƣơng thức cân bằng
hữu hiệu nhất.
Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng là một chế định dân sự
quan trọng trong pháp luật hợp đồng. Nó khơng chỉ giúp hồn thiện hệ thống luật tƣ

mà cịn khuyến khích các bên "mạnh dạn" tham gia vào các quan hệ hợp đồng. Cơ
chế miễn trách nhiệm đƣợc đặt ra theo nguyên tắc đảm bảo công bằng trong thƣơng
mại. Trong những hồn cảnh khó khăn mang tính chất "tuyệt đối", một bên trong
hợp đồng có hành vi vi phạm nhƣng khơng phải do yếu tố chủ quan mà hồn toàn bị
tác động bởi những nguyên nhân khách quan nằm ngồi dự liệu cũng nhƣ khả năng
kiểm sốt của họ. Pháp luật cho rằng trong những tình huống "đặc thù" nhƣ vậy,
bên vi phạm nên đƣợc miễn trách nhiệm bởi việc áp dụng các chế tài trong trƣờng
hợp này không thực sự đảm bảo tính chất cơng bằng trong các quan hệ thƣơng mại.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp cũng nhìn nhận đƣợc chế định miễn trách
nhiệm bên cạnh việc tạo thuận lợi cho một bên thì cũng đồng thời có thể đẩy bên
cịn lại vào tình thế rủi ro. Vì vậy, các căn cứ, điều kiện để đƣợc miễn trách nhiệm
phải đƣợc pháp luật quy định một cách rõ ràng, chặt chẽ, tránh trƣờng hợp bên vi
phạm hợp đồng lợi dụng quy định này để "trục lợi". Những quy định về miễn trách
nhiệm của pháp luật Việt Nam vẫn cịn mang tính chung chung, thiếu cụ thể. Vì
vậy, các quy định về miễn trách nhiệm cần đƣợc xây dựng hồn thiện hơn để các
bên trong hợp đồng có thể sử dụng chế định này bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp
pháp chính đáng của họ trong q trình kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ giúp cho
việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến miễn trách nhiệm đƣợc tiến hành thuận
lợi, đúng đắn.

17


CHƢƠNG 2. CÁC TRƢỜNG HỢP ĐƢỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI
HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Điều 294 LTM 2005 đã ghi nhận 4 trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm hợp đồng, bên cạnh những điều kiện chung đã đƣợc phân tích ở
Chƣơng I thì mỗi trƣờng hợp miễn trách nhiệm lại có những quy định riêng biệt.
Bên cạnh việc phân tích những quy định của pháp luật thì Chƣơng II sẽ đi vào đánh
giá việc áp dụng những điều luật này trên thực tiễn.

2.1. Trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
2.1.1. Điều khoản miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm trong hợp
đồng
Bản chất của hợp đồng là sự tự do thỏa thuận của các bên, pháp luật công
nhận và khuyến khích sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, trong trƣờng hợp
này là thỏa thuận của các bên về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp
đồng.
Về hình thức, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng có thể đƣợc ghi nhận
bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi. Tuy nhiên, chỉ có hình thức văn bản là có giá trị
pháp lý vững chắc nhất, cịn đối với những thỏa thuận bằng lời nói hay hành vi thì
việc chứng minh sự tồn tại của chúng là rất khó khăn và thiếu tính khả thi. Vì vậy,
đối với những thỏa thuận về miễn trách nhiệm thì các bên nên ghi nhận trực tiếp
trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng để xác định minh thị những trƣờng hợp mà
theo đó bên vi phạm sẽ đƣợc miễn trách nhiệm.
Đối với những hợp đồng thơng thƣờng thì khi các bên ký vào hợp đồng
nghĩa là họ đã hiểu rõ ràng và đồng ý tuân thủ mọi điều khoản của hợp đồng. Tuy
nhiên, pháp luật quy định về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung trong giao
kết hợp đồng lại đặt ra những yêu cầu khác nhằm bảo vệ cho bên yếu thế hơn trong
hợp đồng. Cụ thể tại khoản 3 Điều 405 và khoản 3 Điều 406 BLDS 2015 (quy định
tƣơng tự khoản 3 Điều 407 BLDS 2005 nhƣng BLDS 2005 chƣa đề cập đến điều
khoản miễn trách nhiệm trong điều kiện giao dịch chung của Điều 406 BLDS 2015)
thì trong trƣờng hợp hợp đồng tồn tại những điều khoản miễn trách nhiệm cho bên
lập hợp đồng, làm tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia
thì điều khoản này khơng có hiệu lực, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Vậy pháp
luật đã quy định rằng dù cho hợp đồng mẫu hay các điều kiện giao dịch chung có
chứa đựng những điều khoản miễn trách nhiệm mà các bên đã ký vào thì những
điều khoản này vẫn khơng đƣợc xem là có hiệu lực.
18



Quy định trên xuất phát từ việc bảo đảm tính tự do của hợp đồng. Tuy
nhiên, BLDS lại khơng có những quy định khác giải thích cho chúng ta hiểu rõ
đƣợc "thỏa thuận khác" ở đây là gì. Phải chăng bên cạnh hợp đồng chính (có chứa
đựng điều khoản miễn trách nhiệm) thì các bên phải lập thêm hợp đồng phụ để ghi
nhận việc thỏa thuận hiệu lực của điều khoản miễn trách nhiệm trong những tình
huống nhƣ thế này? Các nhà bình luận BLDS 2005 đã lý giải rằng thỏa thuận khác
tức là bên chấp nhận ký kết hợp đồng theo mẫu đồng ý với nội dung của những điều
khoản miễn trách nhiệm, sự đồng ý phải đƣợc bên chấp nhận ký hợp đồng theo mẫu
viết vào hợp đồng17. Chính vì ngun nhân này, đối với những giao dịch mà những
điều khoản cam kết đã đƣợc thiết lập sẵn, bên cịn lại chỉ có lựa chọn chấp nhận
tồn bộ điều kiện của hợp đồng hoặc từ chối giao dịch thì bên đƣợc đề nghị giao kết
phải ghi rõ họ đồng ý với những điều khoản miễn trách nhiệm của hợp đồng thì mới
có giá trị pháp lý. Điều này có thể đảm bảo thực hiện đối với những hợp đồng đƣợc
ký kết bằng văn bản giấy, còn đối với những giao dịch trên internet thì ngay cả lời
cam kết hiểu rõ và chấp nhận điều khoản của hợp đồng cũng đƣợc soạn sẵn và bên
đƣợc đề nghị chỉ cần một cú nhấp chuột để thể hiện việc mình đã chấp nhận tất cả
những điều khoản của hợp đồng mẫu. Tuy nhiên, liệu việc đặt ra một "thỏa thuận
khác" nhƣ vậy có thực sự giúp cho việc đảm bảo các trƣờng hợp miễn trách nhiệm
theo thỏa thuận của các bên là hồn tồn đúng đắn và phù hợp hay khơng thì câu trả
lời là khơng.
Bản chất hợp đồng mẫu hay những điều kiện giao kết chung cũng là những
hợp đồng chứa đựng những điều khoản, chỉ khác biệt là những điều khoản này do
một bên đặt ra và bên còn lại khơng có sự lựa chọn thay đổi những điều khoản này,
họ chỉ có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận giao dịch. Một khi bên đƣợc đề nghị
đồng ý giao kết hợp đồng là họ đã phải ngầm hiểu rằng bản thân họ đã xem nhƣ là
đã hiểu một cách rõ ràng những điều khoản của hợp đồng và đồng ý giao kết hợp
đồng. Nếu pháp luật đặt ra một "thỏa thuận khác" yêu cầu bên chấp nhận ký kết
phải ghi rõ rằng họ chấp nhận ký hợp đồng hay chấp nhận điều khoản miễn trách
nhiệm thực chất không thay đổi đƣợc bất cứ thơng tin gì của hợp đồng mẫu hay
điều kiện giao kết chung. Khi đặt ra yêu cầu nhƣ vậy, bên chấp nhận đề nghị chỉ

khác là phải chấp nhận cùng một hợp đồng 2 lần thay cho việc chỉ phải chấp nhận 1
lần duy nhất bằng cách ký hợp đồng. Điều này không giúp bên đƣợc đề nghị giao
kết có thêm bất cứ lợi thế nào trong hợp đồng, bởi nếu họ không đồng ý với điều
khoản miễn trách nhiệm của hợp đồng mẫu hay điều kiện giao kết chung mà chỉ
17

Hoàng Thế Liên (Chủ biên), 2009, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 (tập II) - phần thứ ba: Nghĩa
vụ dân sự và Hợp đồng dân sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 240.

19


×