Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.88 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

KHÚC THỊ TRANG NHUNG

Nh÷ng vÊn ®Ò vÒ MIÔN TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG
THIÖT H¹I DO VI PH¹M HîP §åNG theo ph¸p luËt viÖt nam

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ HUY CƢƠNG

HÀ NỘI - 2014

Ay


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN

Khúc Thị Trang Nhung


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG .................................................7

1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm vị trí, vai trò của chế tài bồi thƣờng thiệt hại
do vi phạm hợp đồng ...................................................................................7
Khái niệm, đặc điểm của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng ......7

1.1.2.

Vị trí, vai trò của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồngError! Bookmark n

1.2.
1.2.1.

Điều kiện áp dụng chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồngError! Bookmark
Các điều kiện tổng quát về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng ................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.2.

Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng ...... Error! Bookmark not defined.

1.2.3.
1.2.4.

Yếu tố thiệt hại trong trách nhiệm bồi thườngError! Bookmark not defined.
Yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt
hại do hành vi đó gây ra .............................. Error! Bookmark not defined.
Yếu tố lỗi của người vi phạm nghĩa vụ ....... Error! Bookmark not defined.

1.1.

1.2.5.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.

Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của miễn trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại do vi phạm hợp đồng.................. Error! Bookmark not defined.
Khái niệm và bản chất của miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng ........................................ Error! Bookmark not defined.
Ý nghĩa của quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng ............................................ Error! Bookmark not defined.
Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng ...................................................... Error! Bookmark not defined.


Kết luận chƣơng 1 ................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGError! Bookmark not de


2.1.

Lịch sử của chế định pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại do vi phạm hợp đồng ở Việt NamError! Bookmark not defined.

2.2.1.
2.2.2.

Các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại do vi phạm hợp đồng .......................... Error! Bookmark not defined.
Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà các bên đã thỏa thuậnError! Bookmar
Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng ... Error! Bookmark not defined.

2.2.3.
2.2.4.

Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kiaError! Bookmark n
Trường hợp vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan

2.2.

quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào
thời điểm giao kết hợp đồng ........................ Error! Bookmark not defined.

2.3.

Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về miễn trách

nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồngError! Bookmark not defined.
2.4.
Các bất cập của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại do vi phạm hợp đồng .......................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI
3.1.
3.2.

3.3.

THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGError! Bookmark not defined
Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do sự kiện bất khả khángError! Bookmark not defined.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do sự vi phạm nghĩa vụ của một bên hoàn toàn
do lỗi của bên kia ....................................... Error! Bookmark not defined.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà

nƣớc có thẩm quyền .................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc miễn trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng khi có sự thỏa thuận của
các bên ........................................................ Error! Bookmark not defined.

3.5.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc giảm mức bồi thƣờng
do bên có quyền không hạn chế tổn thất . Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 3 ................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................12


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS:

Bộ luật dân sự

BTTH:

Bồi thường thiệt hại

CHLB:

Cộng hòa liên bang

DSPT:

Dân sự phúc thẩm

DSST:

Dân sự sơ thẩm


GĐT:

Giám đốc thẩm

HĐTS:

Hợp đồng thuê sạp

HĐXX:

Hội đồng xét xử

KDTM:

Kinh doanh thương mại

NXB:

Nhà xuất bản

UBND:

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Pháp luật về hợp đồng ở nước ta có quá trình phát triển qua từng giai đoạn,
phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó một trong những mốc

lịch sử quan trọng là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, đại
hội đã thành công và thổi một làn gió mới vào tư duy kinh tế của chúng ta bằng
việc đề ra công cuộc đổi mới nền kinh tế. Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí
kinh tế quan liêu bao cấp cũ, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường với sự quản lí của nhà nước, định hướng xã hội chủ
nghĩa. Từ đó hàng loạt các văn bản pháp luật mới được ra đời điều chỉnh lĩnh vực
hợp đồng.
Hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau
khi gia nhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng pháp triển mạnh mẽ. Những
giao dịch, hợp tác mà chúng ta tham gia ký kết ngày càng nhiều. Những hợp
đồng trong và ngoài nước ngày càng được ký kết một cách đa dạng hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu về hợp đồng nói chung, và nghiên cứu về vấn đề
miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cần được nghiên cứu tổng thể
trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại đang còn nhiều vướng mắc, bất cập như chưa có
quy định về hình thức lỗi trong trường hợp miễn trách nhiệm do lỗi của bên có
quyền, lỗi vô ý, lỗi cố ý trong việc dẫn đến miễn trách nhiệm có một vai trò quan
trọng xác định trách nhiệm của các bên; quy định về miễn trách nhiệm bồi thường
chưa phù hợp các quy định của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, do đó, khi hội nhập gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế áp dụng cũng còn
nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến các căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường do
vi phạm hợp đồng. Những quy định về căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
2


hại do vi phạm hợp đồng còn mang tính chất sơ sài, chung chung và thiếu tính chi
tiết. Bên cạnh đó, những quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 còn nhiều những vấn đề chưa thống
nhất và cụ thể. Do đó đã dẫn đến có nhiều vụ tranh chấp xảy ra kéo dài, giải quyết
qua nhiều cấp nhưng không thành bởi lẽ có nhiều nhận thức khác nhau về vấn đề

này.
Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề “Những quy định về miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài tốt
nghiệp luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về chế định hợp đồng nói chung và về miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu
tập trung tìm hiểu ở các khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến các công trình nghiên
cứu sau:
- Nghiên cứu về hợp đồng nói chung có các tác giả như:
+ Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh với cuốn sách “Chế định hợp đồng trong Bộ
luật dân sự Việt Nam”, Nxb Tư pháp, năm 2007;
+ Tác giả Ngô Huy Cương với cuốn sách “Giáo trình luật hợp đồng Việt
Nam - Phần chung” Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013;
+ Tác giả Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy với cuốn sách “Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Công an
nhân dân, năm 2003.
Những công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung nghiên cứu về vấn
đề hợp đồng nói chung, về vấn đề nghiên cứu về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng các công trình trên mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nghiên
cứu tổng thể, chỉ ra được những vấn đề chung nhất.
- Nghiên cứu về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
3


đồng, về vấn đề này hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chất
tổng thể về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng ở
cấp độ luận văn thạc sĩ hay sách chuyên khảo mà mới chỉ dừng lại ở khía cạnh các
bài báo khoa học, có thể kể đến các tác phẩm như:
+ Bùi Hưng Nguyên với bài viết “Bình luận về miễn trách nhiệm do vi phạm

hợp đồng theo điều 294 Luật thương mại” Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
7/2006
+ Trần Văn Duy với bài viết “Suy nghĩ về miễn trách nhiệm do bất khả
kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát số
12/2013.
+ Phạm Thanh Bình với bài viết “Về chế định miễn trừ trách nhiệm trong
hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu luật pháp, số 2/2009...
Tất cả các bài viết nêu trên đều đã nghiên cứu một góc độ nào đó về vấn đề
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Hiện nay chưa có
công trình nghiên cứu nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về vấn đề miễn trách
nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài càng có ý
nghĩa quan trọng hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vấn đề miễn
trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, các quy định của pháp luật về miễn
trách nhiệm bồi thương do vi phạm hợp đồng, cũng như thực tiễn thực hiện trong
những năm vừa qua. Luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu trong phạm vi những
quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 và Luật Thương mại 2005. Đặc biệt,
luận văn tập trung chủ yếu ở việc nghiên cứu những quy định của pháp luật liên
quan đến vấn đề hợp đồng nói chung và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói
riêng về những vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại được quy định trong Bộ
luật dân sự và luật thương mại 2005. Qua việc phân tích đối chiếu giữa qui định
4


của pháp luật Việt Nam với quy định của các nước khác trên thế giới cũng luận văn
đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện

chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; các chính sách pháp luật,
chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong những năm qua.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả cũng kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: so sánh, tác giả đã tiến hành so sánh những quy định về
căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật
các nước trên thế giới với quy định của pháp luật Việt Nam, so sánh những quy
định trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005. Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng những phương pháp phân tích và bình luận các bản án, những quy định của
pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh
chấp phát sinh đối với những trường hợp vi phạm hợp đồng và đặc biệt là các quy
định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
thương mại, trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để làm rõ
hơn các nội dung được nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và khoa học của đề tài
- Cơ sở lý luận: Với phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính
sách pháp luật, chính sách kinh tế giúp cho tư duy và góc độ nghiên cứu luôn đi
đúng hướng và có hiệu quả.
- Cơ sở khoa học: Đề tài được nghiên cứu dựa trên các cơ sở các ngành khoa
học chuyên ngành luật đặc biệt là chuyên ngành luật thương mại và những học
5


thuyết về hợp đồng nói chung và miễn trách nhiệm hợp đồng nói riêng. Từ đó, sử
dụng những phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá những quy định của pháp
luật một cách khách quan và chính xác nhất.
6. Điểm mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi

phạm hợp đồng một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn
thực hiện các quy định của pháp luật kinh doanh, hợp đồng kinh doanh và thương
mại, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong giai đoạn
vừa qua.
So sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của Việt Nam so với các quy định của các nước khác trên thế giới
cũng như Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Phân tích, luận giải các quy định về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng đồng thời phân tích các điểm bất cập của các quy
định này trong tình hình hiện nay.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, cụ thể cần sửa đổi
những điều khoản nào của các văn bản pháp luật có liên quan.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được
kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Lý luận về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
6


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm vị trí, vai trò của chế tài bồi thƣờng thiệt hại
do vi phạm hợp đồng

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng
Khi hợp đồng bị vi phạm dưới hình thức không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực
hiện nghĩa vụ không đúng cam kết, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hợp đồng
(hay còn gọi là trách nhiệm dân sự theo hợp đồng) với bên có quyền. Theo quy
định của phần lớn các hệ thống pháp luật trên thế giới, các hình thức trách nhiệm
theo hợp đồng bao gồm: Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên
hiện nay chiếu theo pháp luật Việt Nam có sự khác biệt giữa quy định về trách
nhiệm hợp đồng trong Bộ luật dân sự (BLDS) và Luật thương mại. Theo đó, Bộ
luật dân sự quy định hai hình thức trách nhiệm theo hợp đồng là: Bồi thường thiệt
hại và phạt vi phạm; còn Luật thương mại thì quy định sáu hình thức chế tài
thương mại (về bản chất cũng là trách nhiệm hợp đồng) gồm: Buộc thực hiện đúng
hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng,
hủy bỏ hợp đồng.
Trong các chế tài đối với vi phạm hợp đồng thì bồi thường thiệt hại là một
trong những chế tài phức tạp nhất về các điều kiện áp dụng [1, tr.398]. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là một dạng của trách nhiệm pháp lý. Và việc xem xét
trách nhiệm pháp lý phải dựa trên các cơ sở và căn cứ nhất định. Trước hết khi
nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại chúng ta cần phải tìm hiểu về khái
niệm chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Chế tài là một đặc trưng cơ bản của pháp luật. Nó là một phương tiện để thi
7


hành quyền hoặc ngăn cản việc vi phạm quyền hay khắc phục hậu quả của sự vi
phạm quyền. Trong quan hệ hợp đồng, chế tài được hiểu là các quyền trao cho một
bên bởi pháp luật hoặc bởi hợp đồng mà bên được trao quyền có thể thi hành đối
với sự vi phạm bởi bên đối ước kia [1, tr.391]. Sự vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại
của một bên trong quan hệ hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật
chất của bên kia. Do đó, bên vi phạm gây thiệt hại phải có trách nhiệm bù đắp

những lợi ích vật chất đủ để cho phép khôi phục lại tình trạng trước khi vi phạm
gây thiệt hại và thỏa mãn những quyền lợi chính đáng mà bên kia đáng lẽ phải
được hưởng. Trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm chung và được áp dụng rộng rãi, phổ biến
trong mọi trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp
đồng mà gây thiệt hại. Thậm chí cả trong trường hợp bên có quyền bị vi phạm đã
áp dụng các hình thức trách nhiệm khác thì họ vẫn không đương nhiên mất quyền
đòi bồi thường thiệt hại. Vì thế có thể coi bồi thường thiệt hại là một giải pháp vạn
năng cho mọi trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tất nhiên hình thức trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không phải là hình thức
riêng có ở Việt Nam mà còn có ở hệ thống pháp luật khác. Trong Bộ luật dân sự
Pháp, tại Điều 1147 quy định người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do không thực
hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ. Trong Bộ luật dân sự Nhật Bản, tại Điều 415
quy định người có quyền có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người có nghĩa
vụ không thực hiện nghĩa vụ phù hợp với tinh thần và mục đích của nó. Trong
Công ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế
năm 2004 tương ứng tại Điều 74 và Điều 7.4.1. quy định quyền bồi thường thiệt
hại phát sinh ngay cả khi xảy ra vi phạm bất kỳ một nghĩa vụ nào của hợp đồng.
Và cuối cùng, trong hệ thống pháp luật hợp đồng Common law, mọi vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng đều là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại [5, tr.298].
Trong quan hệ giữa các thương nhân, pháp luật thương mại ra đời là cần
8


thiết để duy trì và bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng. Khi một hợp đồng thương mại đã được giao kết hợp pháp và phát sinh hiệu
lực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả bên vi phạm
phải chịu các hình thức trách nhiệm - chế tài. Đây là khái niệm chế tài hiểu theo
nghĩa hẹp, chế tài chỉ bao gồm các chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại

mà bên bị vi phạm có quyền được lựa chọn áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng chế tài.
Đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm đối
với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thương mại. Nếu một bên
có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lí (bất lợi)
nhất định do hành vi vi phạm đó gây ra. Luật thương mại 2005 quy định các loại
chế tài tại Điều 292 theo đó có các chế tài sau: “(a) Buộc thực hiện đúng hợp
đồng; (b) Phạt vi phạm; (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp
đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các
bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật” [11].
Về bản chất chế tài trong thương mại chính là các chế tài hợp đồng, được
quy định trong các quy phạm pháp luật thương mại bao gồm những hình thức xử lí
và hậu quả pháp lí áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm trong quá trình kí kết,
thực hiện hợp đồng trong thương mại.
Theo quy định của Bộ luật dân sự bồi thường thiệt hại được khai thác theo
hướng bồi thường do vi phạm nghĩa vụ, bởi lẽ, hợp đồng là một căn cứ chủ yếu để
phát sinh nghĩa vụ. Với tư các là văn bản luật gốc điều chỉnh các quan hệ tư, do đó,
quy định của Bộ luật dân sự là cơ sở để các văn bản luật khác quy định về chế độ
bồi thường thiệt hại. Theo Điều 229, Khoản 1 Luật thương mại: “Bồi thường thiệt
hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra” [11].
Như vậy có thể hiểu, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một chế
9


tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm đã
gây ra cho bên bị vi phạm. Bản chất của bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền
yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ trả một khoản tiền do vi phạm hợp đồng gây ra.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các văn bản có liên
quan khác, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có những đặc điểm
sau:

- Chế tài bồi thường thiệt hại là các chế tài hợp đồng phát sinh khi có hành
vi vi phạm hợp đồng trong thương mại
Trong quan hệ hợp đồng, nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng
hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi
mang tính chất tài sản, căn cứ áp dụng là theo sự cam kết giữa các bên hoặc theo quy
định của pháp luật. Luật thương mại quy định 6 hình thức chế tài áp dụng đối với
bên vi phạm hợp đồng cụ thể là: “(a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi
phạm; (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp
đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng” [11].
- Chế tài bồi thường thiệt hại là chế tài mang tính chất tài sản
Khi thương nhân thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại, có
thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất trong đó có hình thức
chế tài bồi thường thiệt hại. Bản chất của các giao dịch dân sự và thương mại là các
quan hệ về tài sản, có tính chất đền bù ngang giá, trong đó hợp đồng trong thương
mại được các bên kí kết chủ yếu là những hợp đồng mang tính chất đền bù ngang
giá, phản ánh mối quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ, nên việc áp dụng các
chế tài mang tính tài sản là tất yếu, trừ khi chính bản thân người bị vi phạm trong
cùng quan hệ hợp đồng không muốn áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên vi
phạm. Hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản thể hiện ở việc bên có hành vi vi
phạm phải nộp một khoản tiền phạt hợp đồng, nộp tiền bồi thường hợp đồng hay
10


những chi phí cần thiết để thực hiện đúng hợp đồng… Chính vì vậy, theo quy định
của Điều 229, khoản 1 Luật thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việc bên có
quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng gây ra” [11]. Như vậy, Điều 229 đã xác định rõ tính chất của việc bồi
thường thiệt hại đó là việc bên vi phạm phải trả tiền bồi thường thiệt hại, đây chính
là việc bù đắp một lợi ích vật chất do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Chủ thể lựa chọn và quyết định hình thức chế tài buộc bồi thường thiệt hại

chính là bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng
Những điều khoản các bên đã cam kết trong hợp đồng là điều khoản bắt
buộc phải được tuân thủ thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng theo các cam kết được thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ thể đó bị coi là có
hành vi vi phạm hợp đồng. Lúc này bên bị vi phạm có thể áp dụng một hoặc một
số chế tài theo cam kết trong hợp đồng hay theo quy định của pháp luật. Khi bên bị
vi phạm áp dụng các chế tài trong thương mại trong đó có chế tài buộc bồi thường
thiệt hại, nhưng bên vi phạm không thừa nhận hành vi vi phạm hay không tuân thủ
các biện pháp chế tài đưa ra thì bên bị vi phạm có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong khuôn
khổ quy định pháp luật, bên bị vi phạm được toàn quyền quyết định việc yêu cầu
bên vi phạm thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với mình. Ví
dụ, trong hợp đồng thỏa thuận sẽ áp dụng đồng thời hai chế tài là phạt vi phạm và
bồi thường thiệt hại, nhưng bên bị vi phạm có thể chỉ áp dụng biện pháp bồi
thường thiệt hại mà không áp dụng phạt vi phạm. Tòa án và Trọng tài được bên bị
vi phạm yêu cầu giải quyết tranh chấp, phải tôn trong quyền tự định đoạt của bị
đơn.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.
10.
11.
12.

13.
14.

15.
16.

Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng - Phần chung, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án,
tập 2, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội;
G. Rouhette (Chủ biên) (2008), Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng - Societe
de lesgislation compraree, Alexa Publishsing, Paris.
Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Liên Hợp quốc (1980), Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế.
Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
Quốc hội (1997), Luật Thương mại, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
Quách Thúy Quỳnh (2007),“Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp

đồng trong kinh doanh – thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn
thạc sỹ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội.
Dương Anh Sơn (2005), “Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (4).
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2006), Bản án số 1090/DS – PT
ngày 30/10/2006, về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H làm hư hại tài
sản của người thứ ba, TP. Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2009), Bản án số 735/2009/KDTM – PT
ngày 28/4/2009, về việc kiện đòi bồi thường giá trị tài sản, TP. Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2006), Bản án số 110/2006/DSPT ngày
12


17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.

5/5/2006 về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H làm hư hại tài sản của
người thứ ba, Trà Vinh.
Tòa án nhân dân tối cao (2007), Bản án số 214/2007/KTPT ngày 5/11/2007 về
việc thuê đầu máy, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2008), Bản án sơ thẩm số 13/2008/KDTM – ST ngày
07/5/2008, về việc mua bán tàu hỏng, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2009), Bản án phúc thẩm số 12/2009/KDTM – PT
ngày 19/1/2009,về việc mua bán tàu hỏng, Hà Nội.

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) (2008), Các phán quyết trọng
tài chọn lọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Hà Nội.
Viện khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (Biên dịch) (2003), Bộ luật thương mại
thống nhất của Hoa Kỳ, Hà Nội.
Viện quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư (1989), Bộ nguyên tắc của Unidroit.
Viện Sử học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Các bộ cổ luật Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;

Tài liệu nƣớc ngoài
25. D Saidov (2008), The Law of Damages in the International Sale of Goods
2008, Hart Publishsing, New York.
26. Michael G.Bridge (1989), Mitigation of Damages and the Meaning of
Avoidable Loss, Law Quarter Review 1989, 105 (Jul).
27. Nicolas B. French (1982), Law of Contract, London.
28. Y – M Laithier (2004), Etude comparative des sanctions de l’inexe’ cution du
contrat, Pre’f. H. Muir wat, LGDJ.

13



×